Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá năng lực thích ứng của ngành nông nghiệp đối với những tác động biến đổi khí hậu tại tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 84 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MƠI TRƢỜNG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG CỦA
NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHỮNG TÁC ĐỘNG
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Thanh Lam
Chuyên ngành

: Quản lý Tài nguyên Môi Trường

Tp.HCM, tháng 10 năm 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MƠI TRƢỜNG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG CỦA
NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHỮNG TÁC ĐỘNG
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Thanh Lam
Mã số sinh viên


: 1511538360

Lớp

: 15DTNMT1A

Chuyên ngành

: Quản lý Tài nguyên Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Hồng Nhung

Tp.HCM, tháng 10 năm 2019


TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM & MƠI TRƢỜNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 10 năm 2019.

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Thanh Lam

Mã số sinh viên: 1511538360

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường


Lớp: 15DTNMT1A

1. Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG CỦA NGÀNH
NƠNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHỮNG TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TẠI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
2. Nhiệm vụ luận văn
 Điều tra các yếu tố phục vụ cho việc đánh giá năng lực thích ứng của ngành
nơng nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
 Đánh giá năng lực thích ứng của biến đổi khí hậu theo các lĩnh vực đã được
điều tra là trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và tài nguyên đất.
 Xây dựng các đề xuất để thích ứng để giảm thiểu các tác động của BĐKH
đến ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 01/04/2019
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ luận văn: 04/10/2109
5. Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Hồng Nhung
Họ và tên

Học hàm, học vị

Đơn vị

Phần hướng dẫn

Nguyễn Thị Hồng Nhung ............ Thạc sĩ ................... NTT ....................... 100%
Nội dung và yêu cầu của luận văn đã được thông qua bộ môn.
Trưởng Bộ môn

Người hướng dẫn


(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Nguyễn Thành Nho

ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung


LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy, cô hiện đang công tác và giảng
dạy tại Khoa Kỹ thuật Thực Phẩm và Môi Trường trường Đại học Nguyễn Tất Thành
đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình
học tập.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Th.S Nguyễn Thị Hồng Nhung hiện đang
công tác tại khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi Trường trường Đại học Nguyễn Tất
Thành đã tận tình hướng dẫn cho em. Em xin cảm ơn Cơ vì đã giành nhiều thời gian
quý báu để truyền đạt, hướng dẫn cho em trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nguyễn Tất Thành và các thầy cô
trong Khoa Kỹ thuật Thực Phẩm và Môi Trường đã tạo điều kiện cho em thực hiện tốt
luận văn tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã luôn
bên cạnh động viên và giúp đỡ em để em có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn bạn Phạm Thị Mỹ Hương và bạn Đặng Minh Chiến đã đồng hành
cùng em, giúp đỡ em trong quá trình thu thập phỏng vấn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Thanh Lam


iv


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài “Đánh giá năng lực thích ứng của ngành
nơng nghiệp đối với những tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi đã được thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Th.S Nguyễn Thị Hồng Nhung. Các số liệu và kết quả được trình bày trong luận
văn là hồn tồn trung thực, khơng sao chép của bất cứ ai, và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình khoa học của nhóm nghiên cứu nào khác cho đến thời điểm
hiện tại.
Nếu không đúng như đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài của
mình và chấp nhận những hình thức xử lý theo đúng quy trình.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Thanh Lam

v


TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Luận văn “Đánh giá năng lực thích ứng của ngành nơng nghiệp đối với những tác
động của biến đổi khí hậu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” đánh giá tác động của biến đổi
khí hậu đến năng lực thích ứng của trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và tài nguyên đất
của người dân từ q trình khảo sát thu thập thơng tin của 632 hộ gia đình ở 5 huyện
và 2 thành phố của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đề tài thực hiện theo các phương pháp điều tra thực địa thu thập thông tin về nông
nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản và tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dựa

trên danh mục câu hỏi trong phiếu điều tra khảo sát. Sau đó tổng hợp và xử lý số liệu
trên phần mềm Excel để cho ra các thơng số, hình thể hiện các sản lượng, thu nhập và
cơ cấu. Tiếp đến là phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu và thừa kế các số
liệu để đánh giá khả năng thích ứng của BĐKH trên địa bàn tỉnh và đưa ra các đề xuất
thích ứng cho nơng nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Luận văn cung cấp các thông tin về sản lượng và thu nhập của các hộ gia đình dựa
trên phiếu điều tra nơng hộ. Đối với trồng trọt, sản lựợng giảm đi nhiều qua mỗi năm.
Chăn nuôi trong thời gian gần đây các dịch bệnh bùng phát dữ dội nhưng người dân
cũng có những biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn nên thu nhập cũng tương đối ổn
định. Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản bị ảnh hưởng nhiều nhất,do phụ thuộc vào điều
kiện thời tiết, các tàu bè đánh bắt xa bờ bỏ ra chi phí đầu tư nhiều nhưng buộc phải
quay vào bờ để tránh giơng bão gây thất thốt chi phí. Với tài ngun đất, diện tích đất
nơng nghệp đang có dấu hiệu giảm dần do bị xâm nhập mặn, do giá cả bấp bênh nên
người dân đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sạt lở đất ở các khu vực gần biển.

vi


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. .iv
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... ..v
TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ................................................................... .vi
MỤC LỤC ................................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... .ix
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... ..x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... .xi
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. ..1
1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài .........................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN ...................................................................................... ..3

2.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu ...............................................................................3
2.1.1 Định nghĩa ..............................................................................................................3
2.1.2 Tác động của biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng đến lĩnh vực nơng nghiệp ở
Việt Nam..........................................................................................................................6
2.2 Nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên Thế giới và ở Việt Nam .............................8
2.2.1

Nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí hậu trên Thế giới .........................................8

2.2.2

Nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí hậu tại Việt Nam .........................................9

2.3 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu.......................................................................11
2.3.1

Vị trí địa lý .........................................................................................................11

2.3.2

Điều kiện tự nhiên .............................................................................................12

2.3.3 Kinh tế - xã hội .....................................................................................................18
2.4.2 Tài nguyên thiên nhiên. ........................................................................................22
CHƢƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 26
3.1 Thời gian và đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................26
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ............................................................................................26

vii



3.1.2 Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................26
3.2 Nội dung nghiên cứu..............................................................................................26
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................27
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN .................................... 31
4.1 Diễn biến của các tham số khí hậu, thuỷ văn tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu .........31
4.1.1 Diễn biến Nhiệt Độ ...............................................................................................31
4.1.2 Diễn biến Lượng mưa ...........................................................................................32
4.1.3 Diễn biến mực nước biển .....................................................................................33
4.2. Đánh giá các yếu tố phục vụ cho việc đánh giá năng lực thích ứng của nơng
nghiệp ........................................................................................................................... 35
4.2.1 Hiện trạng thích ứng đối với khả năng trồng trọt .................................................38
4.2.2 Hiện trạng thích ứng đối với khả năng chăn nuôi ................................................46
4.2.3 Hiện trạng thích ứng đối với thuỷ sản ..................................................................48
4.2.4 Hiện trạng thích ứng đối với tài nguyên đất .........................................................50
4.3 Đánh giá năng lực thích ứng của biến đổi khí hậu theo các lĩnh vực đã đƣợc
điều tra ..........................................................................................................................53
4.3.1 Năng lực thích ứng đối với khả năng trồng trọt ...................................................53
4.3.2 Năng lực thích ứng đối với khả năng chăn ni...................................................54
4.3.3 Năng lực thích ứng đối với khả năng nuôi trồng thuỷ sản ...................................55
4.3.4 Năng lực thích ứng đối với tài nguyên đất ...........................................................56
4.4 Các đề xuất để thích ứng.......................................................................................59
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 61
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 63
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH NƠI THU THẬP PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ DÂN ..... 66
PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH KHẢO SÁT THỰC ĐỊA ............................................... 68
PHỤ LỤC 3: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA ................................................................... 71
PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH PHIẾU ĐIỀU TRA ..................................................... 72


viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp phân loại đất .................................................................................13
Bảng 2.2: Nhiệt độ tại các trạm Vũng Tàu, Xuân Lộc (đơn vị: oC) ..............................16
Bảng 4.1: Nguy cơ ngập đối với tỉnh BR - VT .............................................................35
Bảng 4.2: Biến động diện tích đất tính đến 31/12 qua các năm phân theo loại đất và
phân theo cấp huyện ..............................................................................................57

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ................................................12
Hình 3.1: Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................27
Hình 4.1: Nhiệt độ trung bình năm ................................................................................31
Hình 4.2: Lượng mưa bình quân từng năm ...................................................................32
Hình 4.3: Mực nước biển trung bình qua các năm ........................................................33
Hình 4.4: Bảng đồ nguy cơ ngập úng với mực nước biển dâng 100cm ........................34
Hình 4.5: Nguồn gốc dân cư ..........................................................................................36
Hình 4.6: Nghề nghiệp của người dân ...........................................................................37
Hình 4.7: Cơ cấu các loại cây trồng chính ....................................................................38
Hình 4.8: Sản lượng của cà phê .....................................................................................39
Hình 4.9: Thu nhập của cà phê ......................................................................................40
Hình 4.10 : Sản lượng rau màu ......................................................................................41
Hình 4.11 : Thu nhập rau màu .......................................................................................42
Hình 4.12: Sản lượng lúa nước ......................................................................................43
Hình 4.13: Thu nhập về lúa nước ..................................................................................44
Hình 4.14: Sản lượng về cây ăn quả ..............................................................................45

Hình 4.15: Thu nhập cây ăn quả ....................................................................................45
Hình 4.16: Cơ cấu chăn ni tại địa bàn nghiên cứu ....................................................46
Hình 4.17: Thu nhập bình qn chăn ni của các hộ dân ...........................................47
Hình 4.18: Thu nhập bình qn chăn ni của gia cầm ................................................48
Hình 4.19 : Thu nhập thủy sản ......................................................................................49
Hình 4.20: Diện tích đất vườn .......................................................................................50
Hình 4.21: Diện tích trồng lúa nước ..............................................................................51
Hình 4.22 : Diện tích sử dụng........................................................................................52
Hình 4.23: Diện tích đất cây cơng nghiệp .....................................................................52

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AWD

: Alternate Wetting and Drying Irrigation
Kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ

BAU

: Business As Usual
Kịch bản phát thải thơng thường

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

CBA


: Community-based adaptation
Bộ cơng cụ phân tích sự thích ứng dựa vào cộng đồng

CCN

: Cụm Công nghiệp

CPI

: Consumer Price Index
Chỉ số tiêu dùng

CRES

: Center For Research Resources And The Environment Trung tâm
Nguyên cứu Tài ngun và Mơi trường

CSA

: Climate Smart Agriculture
Mơ hình nơng nghiệp cộng đồng

CSRD

: Centre for Social Research and Development
Trung tâm nghiên cứu và phát triển xã hội

DFID


: Department for International Development
Bộ Phát triển Quốc tế

GDP

: Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa

HTX

: Hợp tác xã

IPCC

: The Intergovernmental Panel on Climate Change
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

KHK

: Khí nhà kính

MNBD

: Mực nước biển dâng

NN – PTNT : Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn
NN

: Nông nghiệp


NTTS

: Nuôi trồng thuỷ sản

QLĐĐ

: Quản lý đất đai
xi


SLF

: Sustainable Livelihood Framework
Khung sinh kế bền vững

SRI

: System of Rice Intensification
Hệ thống canh tác lúa cải tiến

SRTM3

: Shuttle Radar Topography Mission
Mơ hình số độ cao

TN-MT

: Tài ngun mơi trường

UBND


: Uỷ ban Nhân dân

UNDP

: United Nations Development Programme
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

UNFCCC

: United Nations Framework Convention on Climate Change
Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH

USAID

: United States Agency for International Development
Cơ quan Phát triển Quốc tề Hoa Kỳ

WMO

: World Meteorological Organization
Tổ chức Khí tượng Thế giới

xii


Chƣơng 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một hiện tượng mang tính tồn cầu, hơn 20 năm trở
lại đây, hiện tượng toàn cầu này đã và đang gây ra các thiệt hại có tính diệt vong, ảnh

hưởng đến hầu hết các khía cạnh liên quan tới con người. Nguyên nhân chính là do sự
phát triển cơng nghiệp một cách thần tốc, khí phát thải từ hoạt động cơng nghiệp hay
cịn gọi khí nhà kính có lượng phát thải tăng cao kèm theo các bể chứa và hấp thụ khí
nhà kính (rừng, hệ sinh thái biển, ven bờ…) bị con người phá hoại và khai thác.
BĐKH là một trong những thách thức lớn đối với nhân loại và cũng là vấn đề được
quan tâm hàng đầu.
Nhiều kết quả nghiêm cứu cho thấy, những dấu hiệu của BĐKH thể hiện trong
những năm gần đây có thể kể đến hiện tượng băng tan ở hai cực, mực nước biển dâng,
thời tiết thay đổi khắc nghiệt hơn, trái mùa... Các hiện tượng thời tiết cực đoan này
làm ảnh hưởng tới các mặt kinh tế, xã hội, sức khoẻ, mất cân bằng sinh thái, thu hẹp
môi trường sống của con người cũng như các sinh vật.
Ở Việt Nam, lãnh thổ gắn với đường bờ biển kèo dài 3260 km từ Bắc đến Nam là
một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất đối với việc biến đổi khí hậu.
Theo chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, Bộ tài ngun mơi trường đề
cập Việt Nam nằm trong nhóm các nước đang phát triển dễ bị tổn thương nhất trước
các biểu hiện của BĐKH như mực nước biển tăng, sa mạc hố, xâm nhập mặn. Cịn
theo kịch bản BĐKH, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng từ 2 - 3 . Số ngày có
nhiệt độ cao nhất trên 35

tăng từ 15 – 30 ngày trên phần lớn diện tích cả nước.

Lượng mưa trung bình năm tăng trên hầu khắp lãnh thổ với mức tăng phổ biến là
2 -7%. Thiệt hại lũ lụt dự kiến sẽ trầm trọng hơn do lượng mưa sẽ tăng khoảng
12 – 19% vào năm 2070, tác động đến cả lưu lượng định lũ và tần suất xuất hiện mưa
lũ.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những tỉnh giáp biển, có ngành nơng
nghiệp đa dạng như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt- nuôi trồng thuỷ hải sản... Những
năm gần đây do sự biến đối khí hậu đã hưởng khơng nhỏ tới cuộc sống cũng như hoạt
1



động kinh tế của người dân trên địa bàn tỉnh. Ngành nơng nghiệp của địa phương gặp
nhiều khó khăn, thu hẹp về loại hình cũng như buộc phải chuyển đổi mục đích sử dụng
đất để thích nghi với các ảnh hưởng tiêu cực của khí hậu. Việc này dẫn đến thu hẹp
diện tích đất nơng nghiệp, cơ cấu ngành nơng nghiệp giảm cạnh tranh so với các ngành
khác.
Vì vậy, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu địi hỏi những hành động cần thực
hiện ngay. Cho nên, việc “Đánh giá năng lực thích ứng của nơng nghiệp đối với
những tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” thực sự cần thiết
nhằm đánh giá năng lực thích ứng để đưa ra các biện pháp để hạn chế, khắc phục các
tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là điều tra đánh giá năng lực thích ứng của nơng
nghiệp đối với những tác động của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm xây dựng và đề xuất
các biện pháp thích ứng nơng nghiệp cho dân cư tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước
những thay đổi về thời tiết của biến đổi khí hậu như hiện nay.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu của đề tài cần được thực hiện như sau:


Thu thập kế thừa diễn biến của các tham số khí hậu tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

như nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng;


Điều tra năng lực của ngành nông nghiệp đối với BĐKH của tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và tài nguyên đất;



Đánh giá năng lực thích ứng của các biến đổi khí hậu theo các lĩnh vực đã được

điều tra;


Xây dựng các đề xuất thích ứng đối với BĐKH.

2


CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1Tổng quan về biến đổi khí hậu
2.1.1 Định nghĩa
Khí hậu - Climate: Tổng hợp của thời tiết được đặc trưng bởi các trị số thống kê
dài hạn (trung bình, xác suất các cực trị v.v...) của các yếu tố khí tượng biến động
trong một khu vực địa lý (một số miền, một đất nước, một Châu lục…), được xác định
trên cơ sở số liệu thực đo đủ dài của các yếu tố nhiệt độ, mưa, gió, bao gồm các giá trị
cực trị (lớn nhất, nhỏ nhất) của chúng. Thời kỳ tính trung bình thường là vài thập kỷ
[5].
Theo định nghĩa của Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO: “Tổng hợp các điều
kiện thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi các thống kê dài hạn các biến số
của trạng thái khí quyển ở khu vực đó” [5].
Và cịn theo từ điển thuật ngữ của Nhóm hội thảo đa quốc gia về biến đổi khí hậu
(The Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) định nghĩa như sau:
Khí hậu trong nghĩa hẹp thường định nghĩa là "Thời tiết trung bình", hoặc chính
xác hơn, là bảng thống kê mơ tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên
quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng nghìn, hàng triệu
năm [5].
Như vậy, khí hậu là khái niệm để mô tả khái quát khả năng xảy ra của thời tiết

trong một khoảng thời gian dài của nơi nào đó.
Biến đổi khí hậu - Climate Change: Theo cuốn Encyclopedia of and Climate
Change Global Warming của S.George Philander biên tập, biến đổi khí hậu thường
được sử dụng để mơ tả bất kỳ sự thay đổi hệ thống hoặc sự thay đổi có ý nghĩa thống
kê nào ở trạng thái trung bình của các yếu tố khí hậu như mưa, nhiệt độ, gió hoặc áp
suất; hoặc trong tính biến đổi của nó, được duy trì trong một khoảng thời gian hữu hạn
(hàng thập kỷ hoặc lâu hơn). Nó có thể được gọi là sự thay đổi dài hạn trong các kiểu

3


thời tiết toàn cầu, đặc biệt liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ, lượng mưa và hoạt động
của bão [6].
Cịn theo định nghĩa của Cơng ước khhung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH
(UNFCCC), sự thay đổi của khí hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động
của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển tồn cầu và đóng góp thêm vào
sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được. Biến đổi khí
hậu xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay
thống kê khí hậu. Trong đó, trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác
định, thường là vài thập kỷ [6].
Đôi khi thuật ngữ biến đổi khí hậu, được sử dụng để bao gồm tất cả các biến
đổi khí hậu, có thể dẫn đến sự nhầm lẫn đáng kể. Khí hậu có sự thay đổi trên tất cả quy
mô thời gian và không gian và sẽ luôn luôn thay đổi.
BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu mà nó có thể được ghi rõ qua
những biến đổi trung bình hoặc và những sự biến động của các thuộc tính của nó, và
duy trì trong một thời gian dài.
Khí nhà kính - Greenhouse Gases (GHGs): là các chất khí hấp phụ mạnh bức
xạ sóng dài của bề mặt trái đất nóng lên. Các khí nhà kính (KNK) làm giảm lượng bức
xạ của trái đất thốt ra vũ trụ, do đó làm nóng tầng bên dưới khí quyển và bề mặt trái
đất. Các chất này có nguồn gốc từ các q trình tự nhiên cũng như các hoạt động sản

xuất, sử dụng năng lượng của con người [5].
Hiệu ứng nhà kính của bầu khí quyển Trái đất là một hiện tượng tự nhiên, nếu
khơng có nhiệt độ Trái đất sẽ thấp hơn nhiều, theo đó, sự kết hợp khí quyển của hơi
nước và bức xạ hồng ngoại bẫy carbon dioxide

[16].

Trong thế kỷ qua, đã có sự gia tăng nồng độ khí nhà kính nhân tạo trong khí
quyển - carbon dioxide (

), metan (

), oxit nitơ (

), cũng như các hợp chất

halogen như CFC, HFC và PFC. Trong cùng thời gian, một sự gia tăng đáng kể, về
mặt lịch sử, nhiệt độ trung bình tồn cầu đã được quan sát thấy. Ngày càng có nhiều

4


bằng chứng cho thấy khí thải nhà kính từ các hoạt động của con người đang gây ra
hiệu ứng nhà kính được tăng cường dưới dạng nóng lên tồn cầu [5].
Hiệu ứng nhà kính - Greenhouse Effect: hiệu ứng nhà kính là do Jean Baptiste
Joseph Fourier (Pháp) đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi lượng bức xạ tia sáng
mặt trời xuyên qua nhà kính (hoặc vật liệu trong suốt) để trồng cây ở nơi có khí hậu
lạnh làm cho bên trong nhà kính nóng lên và giữ được nhiệt. Trong khí quyển cũng
xảy ra hiện tượng tương tự và ngưởi ta gọi đó là hiệu ứng nhà kính khí quyển. Khi các
tia bức xạ sóng ngắn từ mặt trời xuyên qua bầu khí quyển chiếu đến mặt đất làm cho

bề mặt trái đất nóng lên phản xạ lại khí quyển [25].
Hiệu quả giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển nhờ sự hấp thụ và phát xạ trở lại
bức xạ sóng dài từ mặt đất bởi mây và các khí như hơi nước, cácbon điơxit, nitơ oxit,
mêtan và chlorofluorocarbon, làm giảm lượng nhiệt thốt ra khơng trung từ hệ thống
trái đất, giữ nhiệt một cách tự nhiên, duy trì nhiệt độ trái đất cao hơn khoảng 30oC so
với khi khơng có các chất khí đó [6].
Từ thời kỳ tiền công nghiệp (1970) đến nay, con người tác động mạnh vào sự
cân bằng nhạy cảm giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ
nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Sự gia tăng nồng độ các chất khí trong thời gian nói trên
đã khiến cho nhiệt độ trái đất tăng lên đáng kể [25].
Ngoài ra, Hiệu ứng nhà kính là một yếu tố hàng đầu trong việc giữ ấm cho Trái
đất vì nó giữ một phần nhiệt của hành tinh thoát ra khỏi bầu khí quyển ngồi vũ trụ.
Báo cáo nghiên cứu về khí nhà kính và tác động của chúng đối với sự nóng lên tồn
cầu. Nếu khơng có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trung bình tồn cầu của Trái đất sẽ lạnh
hơn nhiều và sự sống trên Trái đất như chúng ta biết là khơng thể. Khí nhà kính bao
gồm hơi nước,

, metan, oxit nitơ (

) và các loại khí khác. Carbon dioxide (

)

và các khí nhà kính khác biến thành một tấm chăn, kẹp chặt bức xạ Infra-Red và ngăn
không cho nó thốt ra ngồi vũ trụ. Ảnh hưởng rõ ràng của khí nhà kính là sự nóng lên
ổn định của khí quyển và bề mặt Trái đất, do đó, sự nóng lên tồn cầu. Khả năng của
một số loại khí, khí nhà kính, trong suốt đối với ánh sáng nhìn thấy được từ mặt trời,
nhưng mờ đục đối với năng lượng tỏa ra từ trái đất là một trong những sự kiện tĩnh
5



nhất trong khoa học khí quyển. Sự tồn tại của hiệu ứng nhà kính là những gì làm cho
trái đất trở thành một nơi thoải mái cho cuộc sống. Nghiên cứu cũng cho thấy tầm
quan trọng của khí nhà kính đối với sự nóng lên của trái đất [17].
2.1.2 Tác động của biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng đến lĩnh vực
nông nghiệp ở Việt Nam
2.1.2.1 Tác động của BĐKH đến nông nghiệp ở Việt Nam
Nông nghiệp là một trong những ngành rất dễ tổn thương do BĐKH vì phải phụ
thuộc rất nhiều vào khí hậu, tài ngun thiên nhiên. BÐKH và thiên tai ảnh hưởng lớn
đến nguồn nước, bởi vậy việc thích ứng của hệ thống tưới phải được tính tốn cẩn thận
và đáp ứng được lượng nước tối ưu cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng. Sự biến
đổi trong mùa mưa dẫn đến tần suất hạn trong mùa hè và lụt trong mùa thu sẽ tăng lên,
hạn hán, bão lũ… sẽ tác động ngày một mạnh hơn. Một số cây nguyên chủng trong vĩ
độ cao sẽ mất dần đi (các cây rau màu vụ đông có nguồn gốc ơn đới và á đới) sẽ được
thay thế bởi một loạt các cây trồng nhiệt đới điển hình khác. Trong khi đó, chúng ta
vẫn cịn những hạn chế trong thích ứng với nơng nghiệp như: việc canh tác khơng
đúng kỹ thuật làm tăng lượng khí CO2, giảm nguồn hữu cơ cho đất, tăng xói mịn, làm
tăng sự mất mát ni-tơ trong đất. Công tác dự báo, cảnh báo sớm còn hạn chế dẫn đến
việc kịp thời ứng phó, thích ứng ngành nơng nghiệp nói chung cũng như cây trồng gặp
nhiều khó khăn…trực tiếp và gián tiếp khác của BĐKH: hạn hán, lũ lụt, sạt lở, hoang
mạc hóa…
BĐKH gây nhiều khó khăn cho cơng tác thủy lợi, khả năng tiêu thoát nước ra
biển giảm đi rõ rệt, mực nước các sông dâng lên, đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp các tuyến
đê sơng ở các tỉnh phía Bắc, đê bao và bờ bao ở các tỉnh phía Nam.
Diện tích ngập úng mở rộng, thời gian ngập úng kéo dài, nhu cầu tiêu nước và
cấp nước gia tăng vượt khả năng đáp ứng của nhiều hệ thống thủy lợi. Mặt khác, dịng
chảy lũ gia tăng có khả năng vượt q các thông số thiết kế hồ, đập, tác động tới an
toàn hồ đập và quản lý tài nguyên nước…
2.1.2.2 Khả năng thích ứng của nơng nghiệp ở Việt Nam
Do sự đa dạng về địa hình, thổ nhưỡng và đặc điểm khí hậu, ảnh hưởng của

BĐKH cũng thay đổi theo từng hệ thống sản xuất và vùng sinh thái nông nghiệp. Dưới
tác động của BĐKH, mức xuất khẩu ròng của các sản phẩm gạo, cà phê và sắn được
6


dự báo sẽ giảm đi do năng suất các cây trồng này có xu hướng giảm mạnh hơn so với
trường hợp khơng có tác động của BĐKH. Để duy trì sản xuất nơng nghiệp trong bối
cảnh rủi ro khí hậu ngày càng gia tăng, nhiều thực hành nông nghiệp đã được xác định
là có khả năng thích ứng tốt với BĐKH. Các thực hành này bao gồm: quản lý nguồn
nước và thủy lợi thông minh; áp dụng các giống cây trồng cải tiến; sản xuất nông lâm
kết hợp; xen canh cây trồng; quản lý đất đai bền vững; xử lý chất thải nơng nghiệp
(tích hợp cơng nghệ khí sinh học vào chăn nuôi); và cải tiến các dịch vụ thông tin khí
hậu nơng nghiệp. Tuy nhiên, mức độ áp dụng các cơng nghệ CSA nhìn chung vẫn ở
mức thấp hoặc trung bình. Việc nhân rộng các cơng nghệ CSA cịn hạn chế do những
khó khăn trong tiếp cận yếu tố đầu vào, chi phí thực hiện cao và thiếu vốn đầu tư.
Ngồi ra, thiếu thơng tin hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện CSA trong các chương trình,
kế hoạch phát triển của địa phương (cấp quận, huyện) cũng là rào cản trong việc triển
khai các công nghệ CSA. Sản xuất lúa gạo là nguồn phát thải KNK chính trong nơng
nghiệp. Do vậy, cải thiện thực hành sản xuất lúa là chìa khóa để giảm lượng phát thải
nơng nghiệp từ 8-25% so với kịch bản phát thải thông thường (Business As Usual –
BAU). Một số mơ hình sản xuất như mơ hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) trong đó có
hợp phần tưới ướt - khơ xen kẽ (AWD), mơ hình sản xuất xen canh/luân canh lúa tôm hoặc lúa – cá … được coi là những CSA điển hình trong canh tác lúa. Tuy nhiên,
để nhân rộng các thực hành CSA này cần khắc phục thói quen canh tác truyền thống
như thâm dụng phân bón, thuốc trừ sâu và tưới tiêu khơng kiểm sốt. Ngồi ra cần giải
quyết những khó khăn về tài chính và rào cản về đất đai như quy mơ đất nơng nghiệp
nhỏ, manh mún, chính sách quản lý đất nghiêm ngặt. Tạo môi trường thuận lợi cho
hoạt động sản xuất nơng nghiệp thích ứng BĐKH và giảm phát thải là một trong
những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, sự xung đột giữa các mục tiêu, mâu
thuẫn giữa lợi ích lâu dài của CSA và lợi ích trước mắt về tăng trưởng nơng nghiệp là
những yếu tố hạn chế phát triển CSA trên quy mô rộng ở Việt Nam. Hiện tại, phần

lớn ngân sách cho hoạt động ứng phó với BĐKH trong nơng nghiệp là nhằm thực hiện
mục tiêu thích ứng (90% các khoản chi tiêu), trong khi đó mục tiêu giảm phát thải
chưa được đầu tư thích đáng [15].

7


2.2 Nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên Thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí hậu trên Thế giới
 Nghiên cứu của World Bank (tháng 2/2007) “Tác động của mực nước biển
dâng đến sự phát triển của các quốc gia: Một số phân tích so sánh”
Mực nước biển dâng (MNBD) do BĐKH là một chuỗi đe dọa nguy hiểm toàn
cầu. Sự tăng trưởng liên tục của phát khí thải nhà kính và sự ấm lên tồn cầu có thể
đẩy mạnh việc tăng MNBD 1m~3m tại các quốc gia này, và việc băng tan nhanh đột
ngột ở khu Bắc cực và Tây Nam cực có thể làm MNBD 5m. Nghiên cứu này nêu lên
ảnh hưởng của việc MNBD liên tục đến 84 quốc gia. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
với các loại dữ liệu như: đường bờ biển và ranh giới quốc gia, mơ hình số độ cao
(SRTM3), các hoạt động kinh tế (GDP 2000),v.v.. được sử dụng để xác định các yếu
tố tác động đất đai, dân số, nông nghiệp, phạm vi đô thị, đất ngập nước và GDP) với
khu vực ngập lụt được tính tốn cho MNBD 5m. Kết quả của nghiên cứu này là trên
thế giới có khoảng một trăm triệu người bị mất đất do MNBD gây ra trong thế kỷ này;
và những thiệt hại nặng nề về kinh tế, sinh thái. Và cũng theo đó thì Việt nam thuộc
một trong những quốc gia có khả năng chịu ảnh hưởng rất nặng nề hậu quả của
MNBD, và nặng nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Một tỷ lệ
lớn dân số và kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng tại 2 khu vực đồng bằng này. Ví dụ: Với
kịch bản MNBD 1m thì sự ảnh hưởng là: 5% diện tích quốc gia, 11% dân số, GDP và
phạm vi đô thị, và khoảng 7% nông nghiệp; Với kịch bản MNBD 5m thì sự ảnh hưởng
là: 16% diện tích quốc gia, 38% dân số, 36% GDP, 41% phạm vi đô thị, và khoảng 24%
nông nghiệp
 Michael Waibel “Những ảnh hưởng và thách thức của BĐKH đối với Việt Nam”

[17].
Các báo cáo đánh giá gần đây của Hội đồng liên chính phủ về BĐKH (IPCC) và
các nguồn khoa học khác nhau xác nhận rằng BĐKH đã diễn ra và có tác động xác
đáng. Việc giảm tổn thương biến đổi khí hậu đã trở thành một vấn đề cấp bách, đặc
biệt là ở các nước đang phát triển, nơi dễ bị tổn thương vì họ thiếu nguồn lực tài chính,
thể chế và cơng nghệ hạn chế, chun mơn của địa phương thấp, và hạn chế năng lực
nghiên cứu. Mặc dù Việt Nam đã chỉ đóng một phần nhỏ trong việc tạo ra các vấn đề
về thay đổi môi trường toàn cầu và phải đối mặt với nhiều thách thức khác, nhưng
không thể tránh những tác động của BĐKH. Thực hiện chính sách thích ứng dường
như là bắt buộc.

8


2.2.2 Nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí hậu tại Việt Nam
 Thích ứng với biến đổi khí hậu
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận thích ứng với BĐKH như: Thích ứng dựa trên hệ
sinh thái, cộng đồng và quyền lợi….Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về cộng đồng
thường sử dụng cách tiếp cận dựa trên cộng đồng để nghiên cứu khả năng thích ứng
của cộng đồng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu.
Cách tiếp cận thích ứng với BĐKH dựa trên cộng đồng là một phương pháp luận
để thu thập, tổ chức và phân tích thơng tin về khả năng bị tổn thương và năng lực thích
ứng của cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân. Nó cung cấp những hướng dẫn và cơng cụ
cho nghiên cứu, phân tích và học hỏi có sự tham gia. Nó cũng tính đến vai trị của các
cơ quan và chính sách quốc gia và địa phương trong thực hiện hoạt động thích ứng.
(CARE International, 2010)
Dựa trên cách tiếp cận này, Tổ chức CARE International và Viện Phát triển Bền
vững Quốc tế đã nghiên cứu Bộ cơng cụ phân tích sự thích ứng dựa vào cộng đồng
(CBA). Bộ cơng cụ này hướng dẫn các bước phân tích, đánh giá khả năng bị tổn
thương và năng lực thích ứng với BĐKH tại các cộng đồng, từ đó xây dựng, triển khai

các dự án. nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Theo tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu năm 2016, trong thời lỳ 1958 – 2014,
nhiệt độ có xu thế tăng tại hầu hết các trạm quan trắc tính trung bình cả nước, nhiệt độ
trung bình năm tăng khoảng 0,62 (khoảng 0,10 /10 năm). Lượng mưa năm có xu
thế giảm ở các khu vực phía bắc (5,8% đến 12%/57 năm); tăng ở các khu vực phía
nam (6,9% đến 19,8%/57 năm).
Bão và áp thấp nhiệt đới ở khu vực Biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt
Nam hoặc đổ bộ vào Việt Nam là ít biến đổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây,
những con bão mạnh với sức gió mạnh nhất từ cấp 12 trở lên có xu hướng tăng nhẹ,
mủa bão kết thúc muộn hơn và bão đỗ bộ vào các khu vực phía nam có xu hướng gia
tăng.
Nhiệt độ ngày cao nhất và thấp nhất có xu thế tăng rõ rệt, với mức tăng cao nhất
lên tới 1 / 10 năm. Số ngày nóng có xu thế tăng ở hầu hết các khu vực trong cả nước.
Số lượng các đợt hạn hán tăng đặc biệt là khắc nghiệt tăng trên phạm vi cả nước. số
ngày rét, đậm rét hại ở miền Bắc có xu thế giảm, đặc biệt là trong hai thập kỷ gần đây,
tuy nhiên cũng xuất hiện nhiều đợt rét đậm kéo dài kỷ lục, những đợt rét có hại có
nhiệt độ khá thấp. mưa cực đoan có xu thế biển đổi khác nhau giữa các vùng khí hậu.
Lượng mưa năm giảm ở phía Bắc và tăng về phía Nam. Tuy nhiên nhiệt độ cực trị
tăng ở các vùng nhưng nhiệt độ tối cao giảm ở một số trạm ở phía Nam. Vào mùa khô
9


hạn hán xảy ra nhiều hơn nhưng đến mùa mưa thì số lượng bão có xu hướng tăng, hiện
tượng El Nino và La Nina có xu hướng tăng.
Cịn trong bối cảnh BĐKH ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, Việt Nam đã và
đang tích cực chống lại biến đổi khí hậu với các hoạt động, dự án trên nhiều lĩnh vực
khác nhau như: Nông nghiệp, giao thông, thủy lợi…với nhiều cơ quan chuyên môn
cũng như các tổ chức quốc tế nghiên cứu và triển khai trong những năm qua.

Đề tài “ Đánh giá tác động của BĐKH đến các ngành KTXH tỉnh Trà

Vinh, đề xuất các giải pháp ứng phó” ( Sở Tài Nguyên

Môi Trường Trà Vinh, 2011)

[8].
Xây dựng kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Trà Vinh.Điều
tra đánh giá được hiện trạng, dao động khí hậu và xu thế thay đổi của tài nguyên, môi
trường và kinh tế xã hội trong thời gian gần đây.Đánh giá được mức tác động của
BĐKH tới các ngành, lĩnh vực KT - XH của tỉnh Trà Vinh. Chi tiết hóa được các kịch
bản BĐKH và đánh giá được tác động tiềm tàng của BĐKH tới các khu vực, lĩnh vực.
Xây dựng kế hoạch hành động của tỉnh Trà Vinh ứng phó với BĐKH; tích hợp vấn đề
BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT- XH, bảo vệ môi trường
của tỉnh. Tổng hợp và lồng ghép được những nội dung quan trọng của kế hoạch giảm
nhẹ tác động xấu và thích ứng với BĐKH vào các chương trình quy hoạch, dự án phát
triển của địa phương. Xây dựng Danh mục các dự án, chương trình ưu tiên thực hiện
Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 – 2015. Hướng dẫn xây dựng
và lựa chọn các giải pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực, bao gồm cả các chính sách,
chương trình và dự án đầu tư. Tạo được sự thống nhất về các giải pháp chủ yếu giảm
nhẹ và thích ứng với BĐKH, góp phần phát triển bền vững ở địa phương.


Luận án Tiến sĩ nghiên cứu “đánh giá tác động của biến đổi khí hậu,

nguy cơ tổn thương và đề xuất định hướng ứng phó tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định” ( Hồng Anh Huy, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2012) [4].
Luận án đã đánh giá được nguy cơ, mức độ tổn thương và các đối tượng dễ bị tổn
thương trên địa bàn thành phố Quy Nhơn trong điều kiện BĐKH, đồng thời đã đề xuất
định hướng ứng phó với BĐKH tại thành phố Quy Nhơn. Đề tài hoàn thành đã đóng
góp cơ sở khoa học cho việc xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động ứng phó với
BĐKH của tỉnh Bình Định. Hướng dẫn xây dựng và lựa chọn các giải pháp cụ thể đối

với từng lĩnh vực, bao gồm cả các chính sách, chương trình và dự án đầu tư. Tạo được

10


sự thống nhất về các giải pháp chủ yếu giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH, góp phần
phát triển bền vững ở địa phương.


Báo cáo “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam”

(Viện Khí tượng, thủy văn và Môi trường, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2011)
Báo cáo đã trình bình bày những dự báo nhiệt độ, mưa cho 7 vùng khí hậu của
Việt Nam theo các 3 kịch bản:
- Kịch bản phát thải thấp (B1)
- Kịch bản trung bình của nhóm các kịch bản phát thải vừa (B2)
- Kịch bản trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (A2)
Kết quả tính tốn, đặc biệt từ các kịch bản trung bình được khuyến nghị để các
Bộ, ngành và địa phương làm cơ sở để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xây
dựng kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu.
2.3

Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

2.3.1

Vị trí địa lý

Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng trọng điểm kinh
tế phía Nam. Lãnh thổ của tỉnh gồm hai phần: đất liền và hải đảo. Bà Rịa – Vũng Tàu

có địa giới hành chính chung dài 16,33 km với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây,
116,5 km với Đồng Nai ở phía Bắc, 29,26 km với Bình Thuận ở phía Đơng, Nam và
Tây Nam là biển Đơng. Chiều dài bờ biển là 305,4 km với trên 100.000 km2 thềm lục
địa. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm
2 thành phố (Bà Rịa, Vũng Tàu) và 6 huyện (Long Điền, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Châu
Đức, Tân Thành, Côn Đảo) [6].
Ngày 09/12/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 152/2003/NĐ – CP về
việc thành lập xã, phường thuộc thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành, chia huyện
Long Đất thành huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu [15].
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay
và mạng lưới đường sông, đường biển thuận lợi. Các đường quốc 51, 55, 56 cùng với
hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu chính gắn kết quan hệ toàn diện
của Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh khác trong cả nước và Quốc tế [6].

11


(Nguồn: galaxylands.com.vn)

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

2.3.2

Điều kiện tự nhiên

 Địa hình - thổ nhưỡng:

 Địa hình
Địa hình tồn vùng phần đất liền có xu hướng dốc ra biển. Tuy nhiên ở sát biển
vẫn có một số núi cao. Núi có độ cao lớn nhất chỉ khoảng 500 m. Phần đất liền (chiếm

96% diện tích của tỉnh) thuộc bậc thềm cao nguyên Di Linh – vùng Đông Nam Bộ,
độ nghiêng từ tây bắc xuống đông nam, giáp biển Đông. Quần đảo Côn Đảo (chiếm 4%
diện tích của tỉnh) gồm 16 đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Cơn Sơn có diện tích lớn nhất
rộng 57,5 km2, cách Vũng Tàu 180 km [6].
Tồn tỉnh có hơn ¾ diện tích đồi núi, thung lũng thấp, có trên 50 ngọn núi cao
100 m trở lên, khi ra biển tạo thành nhiều vũng, vịnh, mũi, bán đảo, đảo. Độ cao trên
12


400 – 500 m có núi Ơng Trịnh, núi Chúa, núi Thánh Giá. Địa hình tập trung vào 4 loại
đặc trưng (đồng bằng hẹp, các núi, gò đồi, thềm lục địa) [6].

 Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu , đất đai vùng
dự án (không bao gồm Côn Đảo và mặt nước) có thể phân loại như sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp phân loại đất
Phân loại đất

Diện tích (ha)

Tỉ lệ %

179.595

100

1. Đất cát

20.776


11,6

2. Đất phù sa

7.515

4,2

3. Đất phèn

17.825

9,9

4. Đất đen

9.468

5,3

5. Đất xám bạc màu

29.577

16,5

6. Đất đỏ vàng

75.938


42,3

7. Đất dốc tụ( thung lũng)

11.512

6,4

8. Đất mặn

1.133

0,6

9. Đất xói mịn trơ sỏi

5.851

3,3

Tổng

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp - thu hoạch thuỷ lợi BRVT điều tra đến 2020)



Nhóm đất cát

Nhóm đất cát có 20.776 ha chiếm 11,6% tổng diện tích tồn vùng, phân bố chủ
yếu ở các xã ven biển thuộc Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Long Điền và TP. Vũng Tàu.

Đất cát có độ phì nhiêu rất thấp, hàm lượng mùn dưới 1%, thành phần cơ giới cát
thô, khả năng giữ nước kém, đất chua, các chất dinh dưỡng khác rất nghèo. Tỷ lệ hạt
cát cao, mùn, đạm và các chất dinh dưỡng thấp, khả năng giữ nước kém. Đất cát tuy
không phải là loại đất tốt nhưng rất phong phú về loại hình sử dụng đất, bao gồm các
rừng, cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và các cây hoa màu lương thực, nhưng khi
sản xuất yêu cầu phải đầu tư cao.



Nhóm đất phù sa:

Nhóm đất phù sa có diện tích 7.515ha chiếm 4,2%, phân bố chủ yếu ở khu vực
ven sông Ray và sơng Dinh. Đất phù sa có độ phì nhiêu tương đối cao, đất ít chua,
hàm lượng hữu cơ giàu ở tầng mặt. Hàm lượng lân và kali dễ tiêu hóa cao nhất là Kali
(K2O: 12,3 mg/100 gam đất). Hiện tại nhóm đất phù sa đang được dùng vào việc
13


×