Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng ngoài quốc doanh (VPBank)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.9 KB, 15 trang )

Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng ngoài quốc
doanh(VPBank)
3.1 Định hướng cơ bản về nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại VPBank
* Mục tiêu phát triển chung của VPBank
Phấn đấu đến 2010 trở thành ngân hàng thương mại đô thị đa năng dẫn đầu
khu vực phía bắc, đồng thời là ngân hàng trong top5 ngân hàng của cả nước, một
ngân hàng có tầm cỡ của khu vực Đông Nam á về chất lượng và hiệu quả, độ tin
cậy.
Trong những năm tiếp theo VPBank sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ
trọng tâm nhằm mục tiêu củng cố năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành,
nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần, cụ thể như sau:
+ Nâng cao năng lực tài chính, hoàn thiện về công nghệ và quản trị điều hành.
- thực hiện tăng vốn điều lệ theo lộ trình cần thiết để đáp ứng mức vốn điều lệ tối
thiểu theo qui định của chính phủ vào năm 2008 và năm 2010. Dự kiến mức vốn
điều lệ tối thiểu vào cuối năm 2007 là 2000 tỷ đồng.
- Phát hành trái phiếu chuyển đổi để chuẩn bị cho việc tăng vốn điều lệ vào các
năm sau.
- Triển khai thành công phần mềm T24 ngay từ cuối quí III/2007 trên toàn hệ
thống.
+ Đẩy mạnh hoạt động của các công ty trực thuộc như công ty chứng khoán,
công ty quản lý tài sản. tích cực phát triển hoạt động phát hành và thanh toán thẻ,
phát triển hệ thống ATM trên cơ sở tự đầu tư của Ngân hàng.
+ Phát triển mạng lưới hoạt động
- Tích cực mở rộng mạng lưới chi nhánh , phòng giao dịch trên cả nước. Ưu tiên
mở các điểm giao dịch tại các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế, các khu đô thị
mới, khu đông dân cư và có mức thu nhập khá. Dự kiến số chi nhánh và phòng
giao dịch trên toàn quốc đạt tối thiểu 100 điểm.
- Ngoài hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch VPBank sẽ nhanh chóng triển khai
hệ thồng ngân hàng tự động ATM để đưa vào hoạt động rộng rãi. Đến cuối năm
VPBank sẽ trang bị từ 200 đến 300 máy ATM trên toàn quốc.
- Ngoài 2 công ty đã thành lập, sắp tới VPBank sẽ tiếp tục thành lập thêm công ty


quản lý quỹ, tham gia đóng góp bảo hiểm…
- Đồng thời với việc phát triển mạng lưới hoạt động, VPBank sẽ chú trọng công tác
tuyển dụng,đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu
công tác phục vụ ngày càng cao.
+ Thúc đẩy phát triển các sản phẩm dịch vụ mới
Trên cơ sở triển khai thành công hệ thống phần mềm T24 và hệ thống ngân hàng tự
động ATM, VPBank sẽ tiếp tục triển khai các lợi thế về công nghệ trong việc phát
triển các sản phẩm mới đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng
phong phú.
Trong năm qua, VPBank đã triển khai một số sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm
tín dụng. Đó là cho vay cầm cố bằng trái phiếu các NHTM, cho vay cầm cố trái
phiếu chuyển đổi các NHTM. VPBank đã ban hành thể lệ cụ thể về nghiệp vụ cho
vay đảm bảo bằng ô tô đã qua sử dụng; tái thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với các
khoản vay mà nguồn trả nợ dự kiến từ tiền bán bất động sản. Theo đó các chi
nhánh được quyền chủ động lựa chọn khách hàngvay đáp ứng các điều kiện đã qui
định cho quy chế cho vay của VPBank và các qui định khác có liên quan, bảo đảm
hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.
+ Xây dựng thương hiệu
Trong năm qua VPBAnk đã xây dựng hoàn chỉnh mô hình “ điểm giao dịch điển
hình” của VPBank, tiếp tục tổ choc thay đổi hệ thống nhận diện cũ bằng hệ thống
nhận diện mới tại các chi nhánh đã hoạt động lâu năm trên toàn hệ thống.
VPBank tiếp tục thực hiện chiến lược tăng cường quảng cáo và quảng bá thương
hiệu Ngân hàng, VPBank đã tài trợ cho một số chương trình lớn như “ thị trường
24G” trên đài truyền hình Việt Nam( VTV1), “ tìm hiểu những mốc son thăng
long- Hà Nội” trên đài phát thanh truyền hình Hà Nội, “ kỹ năng chi tiêu”…
VPBank cũng đã góp một phần nhỏ vào thành công của hội nghị APEC thông qua
việc tài trợ cho hoạt động tuyên truyền cổ động của hội nghị tại địa bàn TP.HCM.
Các hoạt động này đã đóng góp phần quan trọng đưa hình ảnh của VPBank đến
gần hơn với người dân Việt Nam. Đến nay thương hiệu VPBAnk đã trở thành một
tên tuổi quen thuộc với công chúng, góp phần quan trọng vào việc phát triển khách

hàng mở rộng thị phần cũng như nâng cao giá trị thị trường của cổ phiếuVPBank.
+ Quản trị rủi ro
Vấn đề quản trị rủi ro luôn được VPBank quan tâm hàng đầu nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động và tránh được những sai sót đáng tiếc. Bộ máy quản trị rủi ro của
VPBAnk được tổ chức một cách chặt chẽ theo nhiều cấp quản lý với cơ cấu gồm
hội đồng ALCO, Hội đồng tín dụng, Ban tín dụng, Ban kiểm soát, Phòng kiểm tra
kiểm toán nội bộ.
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, VPBank đã thành lập trung tâm đào
tạo. Công tác đào tạo của VPBank được tổ chức nề nếp, nội dung chương trình đào
tạo dần dần được chuẩn hoá thống nhất trên toàn hệ thống. Cơ sở vật chất của các
trung tâm đào tạo cũng được trang bị đầy đủ tiện nghi và khang trang với hai cơ sở
đào tạo lớn đặt tại Hà Nội và TP.HCM.
Các mục tiêu kế hoạch cụ thể như sau:
Đơn vị : tỷ đồng
chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tài sản có 10.000 13.500 18.000 24.000
Tài sản nợ 9.000 12.000 16.500 21.500
Cho vay 5.000 7.500 11.000 14.000
Tỷ lệ NPLs Nhỏ 2% Nhỏ 2% Nhỏ 2% Nhỏ 2%
Vốn điều lệ 1.500 2.500 3.200 5.000
LNTT 160 200 260 350
* Định hướng cơ bản về bảo đảm tiền vay tại VPBank
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ sau khi chính thức gia nhập
tổ chức thương mại thế giới ( WTO). Do vậy, hội nhập quốc tế về hoạt động ngân
hàng đã trở thành yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết của nền kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, hệ thống các ngân hàng thương mại bao gồm cả ngân hàng
thương mại quốc doanh lẫn ngân hàng cổ phần đang “đầu tư tổng lực” để phát
triển. Việc không ngừng nỗ lực hoàn thiện chính mình, tạo dựng lòng tin vững chắc
nơi khách hàng mà VPBank đã và đang thực hiện là điều đáng quan tâm hàng đầu.

Nhận thức được vai trò quan trọng đó của chất lượng và độ an toàn của
nguồn vốn tín dụng, ngân hàng chủ trương:
- Mục tiêu trong giai đoạn tới là đảm bảo vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế của
đất nước, vì vậy ngân hàng phải đẩy mạnh công tác huy động vốn cũng như phân
phối vốn, gắn việc cho vay vào các phương án, dự án hiệu quả, tăng trưởng tín
dụng đi đôi với chất lượng tín dụng.
- Tăng tỷ trọng cho vay có bảo đảm trong tổng doanh số cho vay, mở rộng và đa
dạng hoá danh mục tài sản cầm cố, thế chấp. Linh hoạt trong việc nắm giữ và bảo
quản tài sản bảo đảm.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan để đánh giá, thẩm định tài sản bảo đảm,
đồng thời nắm bắt cập nhật những thông tin, văn bản mới nhất về bảo đảm tiền vay
để thực hiện theo đúng chủ trương, đường lối.
- Ngân hàng chủ động trong việc phối, kết hợp với các hữu quan, giải quyết tôt các
khoản nợ tồn đọng, nợ quá hạn phát sinh. Kiên quyết xử lý tài sản, thu hồi nợ đối
với con nợ chây ỳ, đề xuất với cấp trên và các ngành hữu quan xử lý những con nợ
có tính chất phức tạp, làm tốt công tác xử lý nợ theo chế độ.
- Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định để có thể đánh giá được một
cách chính xác tính hiệu quả của dự án cũng như đánh giá được đúng chất lượng
của tài sản đảm bảo, tránh rủi ro cho ngân hàng.
Những mục tiêu và phương hướng trên chính là định hướng soi đường, là kim chỉ
nam cho lãnh đạo và công nhân viên VPBank nỗ lực thực hiện thành công kế
hoạch phát triển trong các năm tới, để có thể đưa ngân hàng ngày một phát triển
hơn.
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đảm bảo tiền vay tại VPBank
3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện quy trình, chuẩn mực trong việc cấp tín dụng và
thẩm định tài sản bảo đảm.
Hoàn thiện kỹ thuật thẩm định để giải quyết vấn đề cơ bản của tín dụng là có
nên cho vay hay không và cho vay như thế nào. Để trả lời và đi đến quyết định
cuối cùng, ngân hàng cần thiết phải hoàn thiện thẩm định trên các mặt.
Thứ nhất, uy tín của khách hàng phải được đề cập trong thẩm định và cụ thể

hơn, nó phải có nội dung trong tờ trình của cán bộ tín dụng, với các tiêu thức cụ thể
là thẩm định qua hồ sơ quá khứ của khách hàng; thẩm định qua phỏng vấn trực tiếp
với mục đích cần đạt được rõ ràng là: tìm hiểu phẩm chất của khách hàng vay trên
góc độ như động cơ vay, sự liêm chính, thái độ sẵn lòng trả nợ; thẩm định danh
tiếng hoặc tai tiếng; uy tín của khách hàng qua các luồng thông tin và sự giới thiệu
của khách hàng về khách hàng vay vốn.
Thứ hai, hoàn thiện thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng trước khi một nhu
cầu cho vay được đáp ứng, việc nhìn thấy một loạt các nguồn tiền trả nợ là cần
thiết, nó đem lại cho TCTD giải quyết cả ba vấn đề trong quan hệ tín dụng là giá
cả, rủi ro và lòng tin. Với ba nguồn được xếp thứ tự trong việc thẩm định cần làm
là :
- Một là, nguồn từ quyết toán khoản vay: là nguồn trả nợ từ chính hiệu quả của
khoản tín dụng, nó phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận của người vay mà trực
tiếp là phương án vay vốn.
- Hai là, nguồn từ chính năng lực tài chính của khách hàng vay vốn: được dùng
khi dự án vay thực hiện không thành công, khi đó Nguồn này vẫn chứa đựng sự
không chắc chắn do việc ngân hàng cùng phải chia sẻ nguồn thu này với chủ nợ
khác.
- Ba là, tài sản đảm bảo ( thế chấp, cầm cố...): Là nguồn thu sau cùng từ phía
khách hàng. Nguồn này tỏ ra khá chắc chắn và có tính “ưu quyền” của ngân hàng
trên giá trị của tài sản bảo đảm.
3.2.2. Cần đa dạng hoá các loại hình bảo đảm tài sản để khách hàng có điều kiện
lựa chọn.
Nghiệp vụ cho vay có bảo đảm hiện nay tại ngân hàng hầu hết là cho vay có
thế chấp và cầm cố, trong khi đó nghiệp vụ bảo lãnh và cho vay có bảo đảm bằng
tài sản hình thành từ vốn vay vẫn chưa được thực hiện phổ biến tại ngân hàng. Mà
thực tế mỗi nghiệp vụ này có phù hợp với những loại hình tín dụng và đối tượng
khách hàng nhất định, do đó vai trò của nó cũng rất quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Chính vì vậy mà ngân hàng cần phải có những chính sách và biện pháp cụ thể để

phát huy vai trò của tất cả các hình thức bảo đảm tín dụng chứ không thể chỉ thiên
về một số loại hình nhất định. Có như vậy mới có thể đáp ứng được nhu cầu của
người vay cũng như mở rộng hoạt động tín dụng mà vẫn hạn chế được rủi ro.
3.2.3. Tạo lập một cơ chế lựa chọn tài sản bảo đảm phù hợp với từng loại hình tín
dụng.
Việc nhận cầm cố, thế chấp những tài sản tại ngân hàng xưa nay diễn ra rất
đơn giản, khách hàng vay đề nghị cầm cố hay thế chấp tài sản gì thì cán bộ tín
dụng tiến hành thẩm định tài sản đó chứ không hề có một quy định chuẩn mực, chi
tiết nào về điều kiện cụ thể của từng loại tài sản bảo đảm ứng với từng hình thức
cấp tín dụng. Mà thực tế đối với loại hình vay mức độ rủi ro của nó là khác nhau,
do đó mà những tiêu chuẩn, mức độ khắt khe đối với điều kiện và giá trị tài sản
đảm bảo của các khoản vay đó cũng khác nhau. Vì vậy nếu làm tốt được việc thiết
lập một cơ chế lựa chọn tài sản đảm bảo thì sẽ tránh được trường hợp khách hàng
cứ có tài sản là mang đến ngân hàng đòi cầm cố, thế chấp mà không cần biết tài
sản của mình có đủ điều kiện và phù hợp với hình thức tín dụng mà mình đề nghị
hay không, hay việc cán bộ thẩm định chỉ dựa trên những khía cạnh chung chung,
dựa vào kinh nghiệm chủ quan là chính dẫn đến tình trạng đề cao mặt này, xem nhẹ
mặt khác, tính rủi ro vì thế mà cao. Ngoài ra nó còn giúp tiết kiệm được chi phí ,
công sức và thời gian của cả ngân hàng và khách hàng.
3.2.4. Nâng cao chất lượng quản lý tài sản đảm bảo.
Thông thường tài sản bảo đảm có thể do NHTM hoặc khách hàng hay bên thứ
ba nắm giữ. Mà tài sản đảm bảo thì bao gồm nhiều loại hình khác nhau. Do đó với
mỗi loại hình tài sản ngân hàng phải có phương thức quản lý thích hợp.
Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà cửa, vật
kiên trúc, dây truyền thiết bị thì chúng đều có tính chất chung là không thể di dời
được. do đó mà phương thức quản lý của ngân hàng là phải nắm giữ giấy tờ sở hữu
tài sản hợp pháp của khách hàng và của người bảo lãnh, đăng kí với trung tâm giao
dịch bảo đảm là bất động sản đó được đảm bảo cho ngân hàng, thực hiện việc kiểm
tra, giám sát định kì. đặc biệt là theo dõi giá trị tài sản, ký kết hợp đồng thế chấp.
- Đối với tài sản đảm bảo là động sản như giấy tờ có giá, phương tiện vận tải, vật

tư hàng hoá thì chúng đều có tính chất chung là có thể di dời được. do đó mà ngân
hàng cần phải đưa ra được phương thức quản lý sao cho ngân hàng vẫn đảm bảo an
toàn mà không làm ảnh hưởng tới lợi ích của khách hàng. Ví dụ đối với các loại
giấy tờ có giá thì ngân hàng nên cất giữ tại kho NH, còn đối với các phương tiện
vận tải có rủi ro trong quá trình vận hành cao, đòi hỏi các khoản chi phí sửa chữa
và bảo dưỡng thường xuyên. do đó ngân hàng nên nắm giữ giấy tờ sở hữu, thực
hiện kiểm tra, giám sát đối với phương tiện vận tải, yêu cầu khách hàng mua bảo
hiểm và có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên phương tiện vận tải.
Để đẩy nhanh tốc độ và tăng giá trị thu hồi các khoản nợ quá hạn, ngân hàng
cần lập một bộ phận chuyên trách việc xử lý các khoản nợ tồn đọng thông qua xử

×