Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp phân tử luyện thi THPT quốc gia phần 10 | Lớp 12, Sinh học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.85 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

19 - Ôn tập di truyền và biến dị cấp phân tử - Đề 2
<b>Bài 1. số mã bộ ba trực tiếp mã hoá cho các axit amin</b>


<b>A. 24</b> <b>B. 40</b> <b>C. 61</b> <b>D. 64</b>


<b>Bài 2. Cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli không bao gồm</b>


<b>A. Vùng vận hành (operator).</b> <b>B. Các gen cấu trúc Z, Y, A.</b>
<b>C. Vùng khởi động (promoter).</b> <b>D. Gen điều hịa R</b>


<b>Bài 3. Các axit amin trong chuỗi pơlypeptit được nối với nhau bằng liên kết:</b>


<b>A. phốtphodieste</b> <b>B. Peptit</b> <b>C. Hydro</b> <b>D. Ion</b>


<b>Bài 4. trong số các dạng đột biến sau đây dạng nào thường gây hậu quả ít nhất?</b>
<b>A. mất 1 cặp nucleotit.</b> <b>B. thêm một cặp nucleotit.</b>


<b>C. thay thế một cặp nucleotit.</b> <b>D. đột biến mất đoạn NST.</b>
<b>Bài 5. Đột biến gen là</b>


<b>A. sự biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong gen </b>
<b>B. sự biến đổi tạo ra những alen mới. </b>


<b>C. sự biến đổi tạo nên những kiểu hình mới. </b>
<b>D. sự biến đổi một cặp nuclêơtit trong gen.</b>


<b>Bài 6. Loại hóa chất có tác dụng gây đột biến thay thế cặp nucleotit A - T bằng cặp G - X là:</b>


<b>A. Cônsixin</b> <b>B. Acriđin</b> <b>C. EMS</b> <b>D. 5 - BU</b>


<b>Bài 7. Loại đột biến nào sau đây được phát sinh trong quá trình nguyên phân</b>



<b>A. Đột biến giao tử và đột biến xôma</b> <b>B. Đột biến giao tử và đột biến tiền phôi</b>
<b>C. Đột biến xoma và đột biến tiền phơi</b> <b>D. Chỉ có đột biến xôma</b>


<b>Bài 8. Vật chất di truyền của một chủng virut là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo từ 4 loại </b>
nuclêôtit A, T, G, X; trong đó A = T = G = 24%. Vật chất di truyền của chủng virut này là:


<b>A. ARN mạch kép</b> <b>B. ARN mạch đơn</b>


<b>C. ADN mạch kép</b> <b>D. ADN mạch đơn</b>


<b>Bài 9. Mỗi gen mã hóa prơtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêơtit. Vùng trình tự nuclêơtit </b>
nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen có chức năng:


<b>A. mang tín hiệu mở đầu q trình phiên mã</b>
<b>B. mang tín hiệu mở đầu q trình dịch mã</b>
<b>C. mang tín hiệu kết thúc q trình dịch mã</b>
<b>D. mang tín hiệu kết thúc q trình phiên mã</b>


<b>Bài 10. Axit amin mở đầu ở chuỗi pôlipeptit của sinh vật nhân sơ là:</b>


<b>A. valin</b> <b>B. mêtiônin</b> <b>C. alanine</b> <b>D. foocmin mêtiônin</b>


<b>Bài 11. Cơ chế gây đột biến của 5-brôm uraxin (5BU) trên AND làm biến đổi cặp A-T thành </b>
cặp G-X là do:


<b>A. 5BU có cấu tạo vừa giống T vừa giống X</b>
<b>B. 5BU có cấu tạo vừa giống A vừa giống G</b>
<b>C. 5BU có cấu tạo vừa giống T vừa giống G</b>
<b>D. 5BU có cấu tạo vừa giống A vừa giống X</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>A. Vi khuẩn</b> <b>B. Thực vật bậc cao</b>


<b>C. Vi rút</b> <b>D. Động vật bậc cao</b>


<b>Bài 13. Một gen dài 0,408 micrômet và có tỉ lệ từng loại nuclêơtit bằng nhau. Trên mạch thứ </b>
nhất của gen có 12,5 xitơzin và 10% timin. Gen nói trên tự nhân đơi 5 lần. Số lượng từng loại
nuclêôtit trong các gen con là:


<b>A. A = T = G = X = 24000</b> <b>B. A = T = G = X = 19200</b>


<b>C. A = T = 15360; G = X = 23040</b> <b>D. A = T = 23040; G = X = 15360</b>


<b>Bài 14. Một gen có khối lượng phân tử là 720 000 đvC. Khi gen tổng hợp một phân tử prơtêin, </b>
khối lượng nước được giải phóng ra là:


<b>A. 7164 đvC</b> <b>B. 7182 đvC</b> <b>C. 7200 đvC</b> <b>D. 7980 đvC</b>


<b>Bài 15. Một gen ở sinh vật nhân sơ dài 0,1989 µm. Trong q trình dịch mã đã giải phóng khối </b>
lượng phân tử nước là 17370 đvC. Có bao nhiêu phân tử prôtêin được tổng hợp?


<b>A. 3</b> <b>B. 4</b> <b>C. 6</b> <b>D. 5</b>


<b>Bài 16. Phân tử ARN thông tin được tổng hợp từ một gen đột biến có số nuclêơtit loại guanin </b>
(G) giảm 1, các loại cịn lại khơng thay đổi so với gen khơng bị đột biến. Dạng đột biến nào sau
đây đã xảy ra ở gen nói trên?


<b>A. Thêm một cặp nuclêơtit G-X.</b>


<b>B. Thay thế một cặp nuclêôtit G-X bằng một cặp nuclêôtit A-T.</b>


<b>C. Mất một cặp nuclêôtit G-X.</b>


<b>D. Thay thế một cặp nuclêôtit A-T bằng một cặp nuclêôtit G-X.</b>


<b>Bài 17. Hóa chất 5-BU thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. Đột </b>
biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen phải
trải qua mấy lần nhân đôi?


<b>A. 4 lần</b> <b>B. 1 lần</b> <b>C. 2 lần</b> <b>D. 3 lần</b>


<b>Bài 18. Căn cứ để phân biệt đột biến gen là đột biến trội hay đột biến lặn là</b>
<b>A. nguồn gốc sinh ra đột biến.</b>


<b>B. sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ tiếp theo.</b>
<b>C. hướng của đột biến thuận hay nghịch.</b>


<b>D. sự biểu hiện của đột biến có lợi hay có hại.</b>


<b>Bài 19. Trong trường hợp xử lí ADN để gây đột biến, nếu chất acridin chèn vào mạch mới </b>
đang tổng hợp sẽ tạo nên dạng đột biến


<b>A. mất một cặp nuclêôtit</b> <b>B. thêm một cặp nuclêôtit.</b>
<b>C. đổi chỗ một cặp nuclêôtit</b> <b>D. khơng thay đổi.</b>


<b>Bài 20. Trong q trình nhân đôi ADN chất acridin chèn vào mạch khuôn cũ sẽ tạo nên đột </b>
biến gen dạng


<b>A. mất một cặp nuclêôtit.</b> <b>B. thêm một cặp nuclêôtit.</b>
<b>C. đổi chỗ một cặp nuclêôtit</b> <b>D. không thay đổi.</b>



<b>Bài 21. Những dạng đột biến nào sau đây là đột biến dịch khung?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>A. sinh vật nhân sơ.</b> <b>B. Sinh vật nhân thực đơn bào.</b>
<b>C. sinh vật nhân thực đa bào.</b> <b>D. Tất cả các loài sinh vật.</b>
<b>Bài 23. Trong tự nhiên tần số đột biến ở mỗi gen là</b>


<b>A. 10</b>4<sub> - 10</sub>6<sub>.</sub> <b><sub>B. 10</sub></b>6<sub> - 10</sub>4<sub>.</sub> <b><sub>C. 10</sub></b>-6<sub>-10</sub>-4<sub>.</sub> <b><sub>D. 10</sub></b>-4<sub>-10</sub>6<sub>.</sub>


<b>Bài 24. Dạng đột biến gen gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc chuỗi pơlipéptít do gen đó tổng </b>
hợp là đột biến


<b>A. thêm một cặp nuclêơtít ở đầu gen.</b> <b>B. thêm một cặp nuclêơtít ở giữa gen.</b>
<b>C. mất một cặp nuclêơtít ở đầu gen.</b> <b>D. thay thế một cặp nuclêơtít.</b>


<b>Bài 25. Nội dung nào dưới đây là không đúng?</b>


<b>A. Ở tế bào nhân sơ, sau khi được tổng hợp, foocmin mêtiônin được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit.</b>
<b>B. Sau khi quá trình dịch mã hồn tất, ribơxơm tách khỏi mARN và giữa nguyên cấu trúc để </b>
chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo.


<b>C. Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm </b>
để bắt đầu dịch mã.


<b>D. Tất cả các prôtêin sau khi dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành </b>
các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.


<b>Bài 26. Đột biến gen xảy ra vào thời điểm khi ADN</b>


<b>A. đang đóng xoắn để hình thành cromatit.</b> <b>B. đang nhân đơi để tạo ra hai ADN con.</b>
<b>C. đang phiên mã để tạo ARN thông tin.</b> <b>D. tham gia vào q trình sinh tổng hợp prơtêin.</b>


<b>Bài 27. Một gen có 3600 liên kết hiđrơ đột biến ở một cặp nuclêơtít thành alen mới có 3599 </b>
liên kết hiđrơ. Đây là dạng đột biến


<b>A. mất một cặp A – T.</b> <b>B. thêm một cặp G – X.</b>


<b>C. thay cặp A – T bằng cặp G – X.</b> <b>D. thay cặp G – X bằng cặp A – T.</b>


<b>Bài 28. Gen A có 4050 liên kết hiđrơ và có hiệu số giữa nuclêơtít loại G với một loại nucleotit </b>
khác là 20%. Gen A bị đột biến thành gen a làm chiều dài gen đột biến tăng thêm 3,4 A0<sub> và có </sub>


liên kết hiđrơ tăng thêm 3. Số nuclêơtít mỗi loại trong gen a là


<b>A. A = T = 450; G = X = 1051.</b> <b>B. A = T = 451; G = X = 1050.</b>
<b>C. A = T = 600; G = X = 901.</b> <b>D. A = T = 599; G = X = 901.</b>


<b>Bài 29. Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêơtit 3’TAX XXG GGA TAA TXG </b>
GGT GXA TXA GTT...’5. Khi gen trên nhân đôi xảy ra đột biến thay thế nuclêôtit thứ 25 trên
gen là guanin bằng ađênin. Phân tử prơtêin hồn chỉnh do gen đó mã hố có số axit amin là


<b>A. 4</b> <b>B. 7</b> <b>C. 8</b> <b>D. 5</b>


<b>Bài 30. Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nuclêôtit của gen?</b>
<b>A. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.</b> <b>B. Mất một cặp nuclêôtit.</b>


<b>C. Thêm một cặp nuclêôtit.</b> <b>D. Thay thế cặp A-T bằng cặp T-A.</b>


<b>Bài 31. Khi trong gen có hai nuclêơtit liền kề nhau bị kết dính với nhau làm cho 2 nuclêơtit chỉ </b>
có kích thước 3,4 A0<sub> thì khi ADN mang gen trên nhân đơi, dạng đột biến gen có thể xảy ra là</sub>


<b>A. đột biến mất một cặp nuclêôtit.</b> <b>B. đột biến thêm một cặp nuclêôtit.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Bài 32. Chiều dài của 1gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ là 1,02µm. Do đột biến thay thế 1 cặp </b>
nuclêơtit tại vị trí thứ 1996 làm bộ 3 mã hố tại đây trở thành bộ 3 khơng qui định axitamin nào.
Loại đột này đã ảnh hưởng đến bao nhiêu axitamin:


<b>A. Mất 333 axitamin trong chuỗi pôlipeptit.</b> <b>B. Mất 334 axitamin trong chuỗi pôlipeptit</b>
<b>C. Mất 665 axitamin trong chuỗi pôlipeptit.</b> <b>D. Mất 665 axitamin trong chuỗi pơlipeptit.</b>
<b>Bài 33. Một gen cấu trúc có chứa 90 vòng xoắn và 20% số nuclêotit loại A. Gen bị đột biến </b>
dưới hình thức thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Sau đột biến gen tự nhân đơi 1 lần thì số
liên kết hyđrơ của gen bị phá vỡ là :


<b>A. 2339 liên kết.</b> <b>B. 2340 liên kết.</b> <b>C. 2341 liên kết.</b> <b>D. 2342 liên kết.</b>
<b>Bài 34. Một gen có 3000 nuclêơtit và 3900 liên kết hyđrơ. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, </b>
gen tự nhân đôi 3 lần và đó sử dụng của mơi trường 4193 A và 6300 G. Số liên kết hiđrô của
gen sau khi bị đột biến là :


<b>A. 3902.</b> <b>B. 3898.</b> <b>C. 3903.</b> <b>D. 3897.</b>


<b>Bài 35. Dạng đột biến gen liên quan đến 1 cặp nuclêôtit làm thay đổi cấu trúc gen và có số liên </b>
kết hiđrô tăng thêm 2 là đột biến


<b>A. thêm 1 cặp nuclêôtit loại A – T.</b>
<b>B. mất một cặp nuclêôtit loại A – T.</b>


<b>C. thế một cặp nuclêôtit loại A – T bằng cặp nuclêôtit loại G – X.</b>
<b>D. thêm 1 cặp nuclêôtit loại G – X.</b>


<b>Bài 36. Cho biết:</b>


(1) Loại tác nhân đột biến



(2) Liều lượng tác nhân đột biến.
(3) Cường độ của loại tác nhân đột biến
(4) Đặc điểm cấu trúc của gen


(5) Số lượng NST của lồi.
(6) Giới tính của sinh vật.


Đột biến gen phụ thuộc vào


<b>A. (3), (4), (5), (6).</b> <b>B. (1), (2), (3), (4).</b>
<b>C. (1), (2), (5), (6).</b> <b>D. (2), (4), (5), (6).</b>


<b>Bài 37. Gen mang thơng tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức </b>
năng của tế bào được gọi là


<b>A. gen khởi động</b> <b>B. gen mã hóa</b>


<b>C. gen vận hành</b> <b>D. gen cấu trúc</b>


<b>Bài 38. Điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân thực chịu sự kiểm soát bởi</b>
<b>A. gen tăng cường và gen bất hoạt.</b>


<b>B. cơ chế điều hoà ức chế, gen gây bất hoạt.</b>
<b>C. cơ chế điều hoà cảm ứng, gen tăng cường.</b>


<b>D. cơ chế điều hoà cùng gen tăng cường và gen bất hoạt.</b>


<b>Bài 39. Đối với quá trình dịch mã di truyền điều không đúng với ribôxôm là</b>
<b>A. trượt từ đầu 5’ đến 3’ trên mARN.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>C. tách thành hai tiểu phần sau khi hoàn thành dịch mã.</b>


<b>D. vẫn giữ nguyên cấu trúc sau khi hoàn thành việc tổng hợp prôtêin.</b>
<b>Bài 40. Bản chất của mối quan hệ ADN – ARN – Prôtêin là</b>


<b>A. Trình tự các ribơnuclêơtit - Trình tự các nuclêơtit - Trình tự các axit amin.</b>


<b>B. Trình tự các nuclêơtit mạch bổ sung - Trình tự các ribơnuclêơtit - Trình tự các axit amin.</b>
<b>C. Trình tự các cặp nuclêơtit - Trình tự các ribơnuclêơtit - Trình tự các axit amin.</b>


<b>D. Trình tự các bộ ba mã gốc - Trình tự các bộ ba mã sao - Trình tự các axit amin.</b>
<b>ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT</b>


<b>Câu 1: C</b>


Số bộ ba trực tiếp mã hóa cho các acid amine


Số bộ ba 4^3 =64. Có 3 bộ ba kết thúc chỉ mang tín hiệu kết thúc khơng qdinh sự tổng hợp acid
amine.


Số bộ ba mã hóa acid amine 64 - 3 = 61 bộ ba
<b>Câu 2: D</b>


Cấu trúc một Operol Lac bao gồm:
P, O, Z, Y, A.


P: vùng khởi động, nơi bám của ARN polymeraza để tiến hành phiên mã.
O: vùng vận hành, nơi bám của protein ức chế để ngăn cản sự phiên mã.
Z, Y, A: nhóm các gen cấu trúc.



Cấu trúc Operol Lac khơng bao gồm gen điều hòa R
<b>Câu 3: B</b>


Các acid amine trong chuỗi polypeptide nối với nhau bằng liên kết peptide. Trong quá trình dịch
mã, khi các acid amine liên kết với nhau sẽ tạo thành một liên kết peptide và giải phóng 1 phân
tử nước.


A. Liên kết photphodieste là liên kết giữa đường C5 và H3PO4 trong phân tử acid nucleic.
Liên kết Hidro là liên kết bổ sung giữa A _ T và G - X.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Dạng đột biến mất và thêm một cặp thường là đột biến dịch khung gây hậu quả nghiêm trọng.
Đột biến mất đoạn NST gây mất gen → ảnh hưởng lớn


Đột biến thay thế 1 cặp nucleotide là đột biến gây hậu quả ít nhất
<b>Câu 5: A</b>


Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotide.
Đột biến gen liên quan tới 1 cặp nucleotide là đột biến điểm.


Các dạng đột biến gen như: mất 1 cặp, thêm 1 cặp, thay thế 1 cặp nucleotide.
Đột biến gen làm xuất hiện những alen mới.


<b>Câu 6: D</b>


Hóa chất gây đột biến thay thế cặp A _ T bằng cặp G - X là 5BU. 5BU là chất đồng đằng của
Timin, gây đột biến A - T → A - 5 BU → 5BU - G → G - X.


Consixin là hóa chất gây đa bội hóa.



Arcidin là hóa chất gây đột biến thêm hoặc mất cặp nucleotide, Arcidin chèn mạch gốc là đột
biến thêm cặp; Arcidin chèn vào mạch bổ sung sẽ gây đột biến mất cặp nucleotide.


EMS: đồng đẳng của A và G; thay thế cặp G-X bằng cặp A -T.
<b>Câu 7: C</b>


Đột biến giao tử phát sinh trong giảm phân.


Đột biến xoma (đột biến sinh dưỡng) và đột biến tiền phôi phát sinh trong nguyên phân
<b>Câu 8: D</b>


ta có xuất hiện T nên đây là ADN.
lại có X khác G nên là ADN mạch đơn,
<b>Câu 9: D</b>


Vùng trình tự nuclêơtit nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen có chức năng mang tín hiệu kết
thúc quá trình phiên mã.


<b>Câu 10: D</b>


chuỗi popypeptide bắt đầu bằng mã mở đầu AUG, ở sinh vật nhân sơ AUG mã hóa acid amine
<b>foocmin methionine, cịn ở sinh vật nhân thực AUG mã hóa acid amine methionine. </b>


<b>Câu 11: A</b>
Sơ đồ thay thế:


5BU vừa giống T vừa giống X.
<b>Câu 12: C</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Câu 13: B</b>



số nu của gen = 4080/3,4 = 1200


=> số nu từng loại A=T=G=X=1200/2 =600


Sau 5 lần nhân đơi liên tiếp thì số Nu mỗi loại có trong các gen con là
A=T=G=X=600.2^5=19200


<b>Câu 14: A</b>


Tổng số nucleotide của gen: 720000 :300 =2400 nucleotide.


Khi gen tổng hợp Protein tổng hợp được số phân tử nước là: ( 2400 :2 :3) - 2 = 398 phân tử.
Một phân tử nước có khối lượng 18 đvC → Khối lượng nước giải phóng là : 18× 398 =7164
đvC.


<b>Câu 15: D</b>


Gen ở sinh vật nhân sơ dài 1989Å → Tổng số nucleotide của gen: (1989 :3,4) × 2 = 1170
nucleotide.


Khi gen này phiên mã, dịch mã. số phân tử nước tạo thành sẽ là : ( 1170 :2 :3) -2 = 193 phân tử
Tổng số phân tử nước được tạo thành trong quá trình dịch mã : 17370 : 18 = 965.


Số phân tử Protein được tổng hợp: 965 : 193 = 5 phân tử
<b>Câu 16: C</b>


Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen đột biến có số lượng G giảm đi 1, các loại khác không
thay đổi so với gen không bị đột biến.



Giảm 1 G đây là dạng đột biến mất 1 cặp nucleotide G - X; tính trên tổng số gen sẽ giảm 1 G và
1 X; tính trên 1 mạch: 1 mạch sẽ giảm 1 G; 1 mạch giảm 1 X.


<b>Câu 17: D</b>


Hóa chất 5BU gây đột biến: A - T → A -5BU → 5BU -G → G-X.
Sau 3 lần nhân đôi → đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
<b>Câu 18: B</b>


những ĐB gen trội sẽ biểu hiện ngay ở thế hệ sau dù ở đồng hợp hay dị hợp.
ĐB gen lặn chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp lặn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

acridin là tác nhân gây đột biến thêm hoặc mất 1 cặp Nu tùy thuộc vào mạch mà nó chèn vào.
sau khi chèn vào mạch thì q trình nhân đơi ADN kết thúc thì acridin sẽ rời khỏi mạch đó,vậy
nên khi acridin chèn vào mạch khn thì sẽ gây đột biến mất 1 cặp Nu


<b>Câu 20: B</b>


Nguyên nhân đột biến gen do bắt cặp nhầm trong nhân đôi, các tác nhân lý, hóa sinh... Ngồi ra
cịn có thể do chất Acridin - có thể gây đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nucleotide trên ADN dẫn
tới dịch khung đọc mã di truyền.


Nếu acridin chèn vào mạch khuôn cũ sẽ gây đột biến thêm một cặp nucleotide.


Nếu acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp sẽ gây đột biến mất một cặp nucleotide
<b>Câu 21: B</b>


Đột biến dịch khung là ĐB làm thay đổi khung dịch mã.


Đột biến mất và thêm 1 cặp nucleotide; làm thay đổi khung dịch mã từ vị trí xảy ra đột biến.


Đột biến thay thế cặp nucleotide không làm thay đổi khung dịch mã mà chỉ ảnh hưởng tới 1 bộ
ba, chỉ ảnh hưởng tới 1 acid amine.


<b>Câu 22: D</b>


Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp
nucleotide.


Đột biến gen liên quan tới 1 cặp nucleotide là đột biến điểm.


Đột biến gen xảy ra do sự bắt cặp nhầm trong nhân đơi hoặc do các tác nhân lý, hóa, sinh.
Đột biến gen có thể xảy ra ở tất cả các lồi sinh vật: nhân sơ, nhân thực, đơn bào và đa bào.
<b>Câu 23: C</b>


Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp
nucleotide.


Đột biến gen liên quan tới 1 cặp nucleotide là đột biến điểm.


Đột biến gen xảy ra do sự bắt cặp nhầm trong nhân đôi hoặc do các tác nhân lý, hóa, sinh.
Đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân đột biến mà cịn phụ thuộc vào
đặc điểm từng gen, có gen dễ đột biến, có gen khó đột biến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Trong các dạng đột biến thì đột biến mất và thêm một cặp nucleotide thường gây hậu quả
nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tồn bộ acid amine phía sau chuỗi polypeptide.


Đột biến ở đầu gen sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với đột biến ở cuối gen.


Đột biến thay thế 1 cặp nucleotide sẽ ít ảnh hưởng hơn so với đột biến mất hoặc thêm, đột biến
thay thế sẽ chỉ ảnh hưởng tới một bộ ba và làm thay đổi nhiều nhất 1 acid amine trong chuỗi


polypeptide.


<b>Câu 25: B</b>


A. Đúng. Ở SVNS acid amine mở đầu chuỗi polypeptide là foocmin methionine; sau khi tổng
hợp → protein hoàn chỉnh, foocmin methionin bị cắt khỏi chuỗi polypeptide.


B. Sau. Sau khi dịch mã hoàn tất, riboxome sẽ tách khỏi mARN; tách thành 2 tiểu phần: tiểu
phần lớn và tiểu phần nhỏ chứ không giữ nguyên cấu trúc. Khi tiếp tục tiến hành dịch mã thì 2
tiểu phần này lại kết hợp với nhau.


C. Đúng.


D. Đúng. Mọi Protein sau dịch mã đều được cắt bỏ acid amine mở đầu, hình thành cấu trúc bậc
cao hơn (cuộn và gấp nếp...) để trở thành protein có hoạt tính sinh học.


<b>Câu 26: B</b>


Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp
nucleotide.


Đột biến gen xảy ra có thể do sự bắt cặp nhầm trong nhân đôi (bắt cặp nhầm với các bazo nito
dạng hiếm); hoặc do các tác nhân lý, hóa, sinh.


VD: Do 5BU, EMS: hóa chất gây đột biến thay thế cặp nucleotide hoặc Acridin: nếu Acridin
chèn vào mạch gốc đang tổng hợp → thêm cặp nucleotide; Acridin chèn vào mạch mới đang
tổng hợp gây đột biến mất cặp nucleotide.


Đột biến gen xảy ra khi ADN đang nhân đôi để tạo ra ADN con.
<b>Câu 27: D</b>



A liên kết với T bằng 2 liên kết H, G liên kết với X bằng 3 liên kết H.


Đột biến làm gen có 3600 liên kết hidro thành alen mới có 3599 liên kết, giảm 1 liên kết hidro.
Đột biến thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.


<b>Câu 28: A</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Tính ra ta được A = 450, G = 1050.


Gen A bị đột biến thành gen a, tăng thêm 3,4Å và tăng thêm 3 liên kết hidro.
Vậy đột biến thuộc dạng tăng thêm 1 cặp G-X.


Số nucleotide từng loại của gen đột biến: A = T =450, G = X = 1051.
<b>Câu 29: B</b>


Đột biến thay thế cặp nucleotide vị trí thứ 25, sẽ thuộc bộ ba thứ 9. Nucleotide thứ 25 ở vị trí đầu
trong bộ ba thứ 9 GTT.


Nếu thay G bằng A → ATT → mã hóa trên mARN UAA (mã kết thúc)
Vậy còn 8 bộ ba mã hóa thơng tin di truyền.


Phân tử Protein hồn chỉnh sẽ có số acid amine = 8 - 1 = 7 (trừ đi acid amine mở đầu)
<b>Câu 30: D</b>


Các dạng đột biến gen: mất 1 cặp nucleotide; thêm một cặp nucleotide; thay thế cặp nucleotide.
Mất một cặp nucleotide và thêm một cặp nucleotide sẽ làm thay đổi thành phần nucleotide của
gen.


Thay thế cặp nucleotide sẽ không làm thay đổi số nucleotide của gen, đột biến thay thế A-T bằng


cặp T-A sẽ không làm thay đổi thành phần nucleotide của gen.


<b>Câu 31: A</b>


Đột biến làm chiều dài giảm đi 3,4A. 2nucleotide bị kết dính với nhau, sau quá trình nhân đơi sẽ
dẫn tới ĐB mất 1 cặp nucleotide.


<b>Câu 32: B</b>
<b>Câu 33: C</b>


A=1800 x 0,2 = 360
G=540


Sau khi ĐB A'=359. G'=541


H của gen ĐB: 2x359 +3x541 =2341
<b>Câu 34: B</b>


A + G =1500
2A+ 3G =3900


Suy ra: A=600, G=900


Số nu gen ĐB A=4193:7= 599; G=6300:7 =900
Đạng ĐB mất 1 cặp A-T


Số liên kết hidro: 3900-2=3898 ( mất 1 cặp A-T) mất 2 lk hidro
<b>Câu 35: A</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

A. Thêm 1 cặp A - T: số liên kết hidro tăng lên 2.


B. mất 1 cặp A - T: số liên kết hidro giảm đi 2.


C. Thế một cặp A - T bằng cặp nucleotide loại G - X: số lk hidro tăng lên 1.
D. Thêm 1 cặp nucleotide loại G - X: số lk hidro tăng lên 3.


<b>Câu 36: B</b>


Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp
nucleotide.


Đột biến gen có thể do sự bắt cặp nhầm trong nhân đôi, hoặc do các tác nhân lý, hóa, sinh...
Đột biến gen tùy thuộc vào bản chất của gen, hoặc liều lượng, cường độ và loại tác nhân đột
biến.


5. Số lượng NST của loài và (6) giới tính của sinh vật khơng ảnh hưởng tới đột biến gen.
<b>Câu 37: D</b>


Gen là một đoạn của phân tử ADN, mang thông tin quy định 1 chuỗi polypeptide hoặc một phân
tử ARN.


Có nhiều loại gen như: gen cấu trúc, gen điều hòa....


Gen cấu trúc là loại gen mang thơng tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc
hay chức năng của tế bào.


Gen điều hòa là gen tạo ra sản phẩm đề kiểm soát hoạt động của các gen khác.
<b>Câu 38: D</b>


Cơ chế điều hòa gen ở SVNT phức tạp hơn cơ chế điều hòa gen ở SVNS. Trong khi ở SVNS là
điều hòa ở cấp độ phiên mã, thì ở SNVT cịn ở các mức như: NST tháo xoắn, phiên mã, sau


phiên mã, dịch mã và sau dịch mã.


Ở SVNT bên cạnh vùng khởi động và kết thúc phiên mã cịn có các yếu tố điều hòa khác như
gen tăng cường, gen bất hoạt...


+ Gen tăng cường: tăng cường tác động lên gen điều hòa làm tăng sự phiên mã
+ Gen bất hoạt làm ngừng phiên mã.


<b>Câu 39: D</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

+ Hoạt hóa acid amine.


+ Tổng hợp chuỗi polypeptide.


Sự hoạt động của Riboxome: bình thường trong tế bào riboxome tồn tại thành 2 tiểu phần, tiểu
phần lớn và tiểu phần bé.


Trong quá trình dịch mã: tiểu phần nhỏ của riboxome tiếp xúc với mARN → tiểu phần lớn vào
gắn vào tạo phức hệ riboxome - mARN và tiến hành quá trình dịch mã (aa-tARN lần lượt vào và
tạo các chuỗi polypeptide).


Sau khi gặp bộ ba kết thúc, quá trình dịch mã hồn tất, chuỗi polypeptide được giải phóng, hai
tiểu phần của riboxome tách nhau ra.


A, B, C. Đúng: Riboxome trượt theo chiều của mARN ( 5' - 3'). bắt đầu tiếp xúc ở AUG, và tách
thành 2 tiểu phần sau khi hoàn thành dịch mã.


<b>Câu 40: D</b>


Bản chất mối quan hệ ADN - ARN - Protein.



Thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền đạt cho thế hệ tế bào con thông qua
cơ chế nhân đôi.


Thông tin từ mạch mã gốc ADN → phiên mã ra mARN → quy định trình tự acid amine → biểu
hiện thành tính trạng cơ thể.


</div>

<!--links-->

×