Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khu du kích Hoà - Hậu - Thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.08 MB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TẠP CHl KHOA HỌC ĐHQGHN, KHXH, t.xv, N°4, 1999</b>


<b>KHU DU KÍCH HỊA - HẬU - THẮNG</b>



<b>Vũ Quang Hiển</b>
<i><b>Khoa S ử </b></i>


<i><b>Đại học KH Xã hội & Nhăn văn - ĐHQG Hà Nội</b></i>


1. Nằm ở Đông Nam huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), khu du kích(KDK) Hoà -
Hậu - Th ắn g gồm ba xã Nhân .Hoà, Nhân Hậu, Nhân Thắng với diện tích 14km^,


giáp xã Nhân Mỹ về phía Bắc, xã Phú Phúc phía Đơng Bắc, huyện Mỹ Lộc (Nam
Định) về phía Nam. Sơng Hồng chảy qua phía Đơng mà bên kia là tỉnh Thái Bình.
Huyện B ình Lục ở phía Tây được ngăn cách bởi dòng Châu Giang. Con đường 63
chạy ngang qua Hoà - Hậu - Thắng, nốỉ liền T h à n h phố Nam Định với huyện Lý
Nhân. Đây là khu vực có nhiều gị đất cao đan xen các ô trũng nên địa hình cao thấp
khơng đều. Mùa mưa đi lại gặp nhiều khó khăn vì thê người dân ở đây phải “sáu
tháng đi tay, sáu tháng đi chân”. Cư dân Hoà - Hậu - Thắng khoảng 15000 ngưòi
sống bằng nghề nông, gần 15% theo đạo thiên chúa.


Phong trào cách mạng ở Hoà - Hậu - Thắng x u ấ t hiện rõ rệt từ năm 1944. Khi
có cán bộ của Xứ uỷ Bắc Kỳ về hoạt động, các đoàn thể Việt Minh và đội tự vệ được
th àn h lâp. Lần đầu tiên cò đỏ sao vàng tung bay ở Đông Trụ (4-1945) cổ vũ nhân
dân hãng hái tham gia cao trào kháng Nhật cứu nưóc và tiến lên tổng khởi nghĩa
giành chính quyền. Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ nền dân chủ cộng hoà (9/1945
- 12/1946), lực lượng chính trị và lực lượng vũ tran g phát triển rất mạnh, thôn nào
cũng đội tự vệ thường xuyên luyện tập và làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự trị an.


Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, phong trao xây dụng "làng kháug c\úến” đưực
nhân dân hưởng ứng rộng rãi. Hàng rào tre quanh làng đưỢc ken dày, cổng ra vào


làng có dân quân du kích (DQDK) canh gác suô"t ngày đêm. Mỗi gia đình đào từ hai
đến ba hầm bí mật. Hệ thống giao thông hào nô'i liền từ nhà nọ sang nhà kia, xóm
này sang xóm nọ, lực lượng tự vệ chiến đấu ở mỗi xã có một trung đội thưòng xuyên
luyện tập và sẵn sàng chiến đâ'u. Thành uỷ Nam Định đã chọn nđi đây đứng chân
để chỉ đạo cuộc kháng chiến trong thành phố.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Ngày 6 * 3 -1 9 4 7 , quân Pháp từ Hà Nội dùng 120 xe các loại, 1 tàu chiến, 4 canô
chở 1500 quân theo đưịng Sơng Hồng về giải vây và chiếm đóng thành phố' Nam
Định. Các mũi tiến quân qua Hoà - Hậu - Th ắn g bị du kích cùng bộ đội chặn đánh
quyết liệt ở Tảo Mơn, Đại Hồng, Hữu Bị. Những trận chiến đấu này có tác dụng cổ
vũ m ạnh mẽ tinh thần kháng chiến của nhân dân và làm chậm bưóc tiến quân địch.


Tháng 3-1947, cùng với việc thành lập tỉnh đội quân dân Hà Nam, huyện đội
dân quân Lý Nhân, các xã đội dân quân Nhân Hoà, Nhân Hậu, Nhân Thắng ra đòi.
Tự vệ chiến đấu <i>ở</i> xã đưỢc tổ chức lại thành các trung đội du kích. Các cán bộ từ tiểu
đội trở lên đều tham gia những lớp huấn luyện do tỉnh tổ chức, ở thơn xóm nhân
dân lập “Quỹ bảo trỢ du kích”. Xã nào cũng trích ruộng công cho DQDK sản x u ấ t để
tự túc một phần lương thực và trang bị.


Sau khi ta kết thúc cuộc chiến đấu trong thành phố Nam Định, địch mở rộng
địa bàn chiếm đóng, tổ chức nhiều cuộc hành quân càn quét vào các xã cuôl tỉnh Hà
Nam thuộc hai huyện Bình Lục và Lý Nhân.


Thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ tỉnh Hà Nam (7-1947), chi bộ Hoà - Hậu
- Th ắn g chỉ đạo tăng cưòng xây dựng lực lượng DQDK và phát động phong trào
“quân sự hoá” toàn dân. Thực hiện chỉ thị phát triển đảng viên “Lớp tháng T á m ”,
chi bộ Hoà - Hậu - Thắng kết nạp thêm nhiều đảng viên mối và tách ra thành lập ở
mỗi xã một chi bộ. Tổ chức than h niên có nhiều hoạt động thiết thực như tham gia
công tác phá hoại, ghi tên tòng quân, dạy bình dân học vụ... Hội phụ nữ vận động
giúp đở bộ đội, ủng hộ phong trào “Mùa đông binh <i>sĩ\</i> tập luyện quân sự và tham


gia DQDK.


Tháng 10- 1947, địch càn vào Hoà - Hậu - Thắng, các chi bộ đảng lãnh đạo
nhân dân tản cư, huy động lực lượng DQDK phôi hỢp vổi bộ đội huyện phục kích
<b>đánh địch ỏ ngô ba Dông T r ụ . Do chưa có kinh nghiệ m tác chìcn, vũ khí t r a n g bị</b>
thiếu thôn, bị hy sinh 5 ngưồi, bộ đội và du kích phải rút lui. Địch tràn vào cưóp
phá, bắn giết ở các làng Phú Cốc, Phú Nhị, Trung Kỳ.


Sau thất bại ở Việt Bắc Thu Đông 1947, địch tiếp tục mở nột sơ' cuộc càn vào
Hồ - Hậu - Thắng và các khu vực xung quanh, biến vùng này thành vùng tạm
chiếm, thành lập phân khu Bảo Long và quận hành chính Bình Lý, đóng một sơ^ đồn
bôt như Hữu Bị và Phú Cốc nhằm bảo vệ thành phô" Nam Định. Xuất phát từ các vị
trí đó, địch thưòng tổ chức lùng sục vào làng xã. Bọn địa chủ cưòng hào phản động
đứng ra làm chỉ điểm cho giặc lùng bắt cán bộ, bắt thanh niên đi lính, bắt dân đi
phu, nộp tre... Tình hình đó làm cho khơng ít quần chúng hoang mang, dao động.
Một số’ cán bộ đảng viên bị bật đất, phải lánh sang vùng Hưng Hà (Thái Bình).
Nhân dân đi tản cư ở Nhân Bình với khẩu hiệu “bất hợp tác với giặc”, nhưng gặp
nhiều khó khăn về đời sơng, phải quay về làng cũ làm án. Phong trào kháng chiến ở
Hoà - Hậu - Thắng bước vào những ngày đầy gian nan thử thách. Tuy nhiên, nhiều
cán bộ đảng viên và du kích vẫn kiên trì bám đất, đi sát quần chúng và đưỢc quần
chúng che chở nên cơ sỏ chính trị và vũ trang vẫn được duy trì, tạo điểu kiện phục


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

hổi, phát triển phong trào kháng chiến, biến Hoà - Hậu - Thắng thành một K D K
giữa vùng chiếm đóng của địch.


2. Sau hội nghị Ban chấp hành trung ương Đ ản g(l 1-1948). Tỉnh uỷ Hà Nam
chủ trương “đẩy mạnh phục hồi xây dựng cơ sở trong vùng địch chiếm, tăng cưòng
hoạt động vũ trang, phát triển chiến tranh du kích trong lịng địch, diệt phản động,
chông bù nhìn”[l» tr.234].



Thực hiện chủ trương chung, các chi bộ Hoà - Hậu - T hắn g đưa cán bộ đảng
viên trở về bám đất, bám dân tập trung chỉ đạo xây dựng và củng cố' cđ sở chính trị
quần chúng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh chơng bắt phu, bắt lính, chông nộp tre,
chống bắn phá bừa bãi. Trên cơ sở đó, lực lượng DQDK từng bước phục hồi và phát
triển. Đến giữa nám 1948, mỗi làng xã thành lập được một đội du kích tập trung
gồm 30 ngưòi, tiến hành vũ trang tuyên truyền, diệt ác trừ gian, cảnh cáo trấn áp
hội tề, vận động nhân dân không hỢp tác với địch. Theo kê hoạch của Huyện uỷ Lý
Nhân, đại đội 50 bộ đội địa phương về Hoà - Hậu - Thắng, tạo điều kiện cho phong
trào chiến tranh du kích phát triển. Nhiều trận phục kích, đánh địch vào làng cướp
phá diễn ra ở Công Tùng, c ầ u Xãm, Ba Bàng, Phú Cốc, Vĩnh Dự, Tảo Mơn. Có trận
đạt kết quả cao như trận chơn mìn phục kích ở Tảo Môn phá một xe J e e p và tiêu
diệt 15 tên địch. Du kích Nhân Hồ cho cóc ngậm thuôc lào để quấy rôi vị trí địch.
Đặc biệt DQDK Hoà - Hậu - Thắng phôi hỢp với bộ đội địa phương phá cầu phao
qua sông Châu (6-3-1948), làm gián đoạn đưòng vận chuyển giữa các bôt Cao Đà và
Bảo Long. Từ chỗ phôi hỢp với bộ đội, du kích đã tiến lên độc lập tác chiến, phát
triển các lơi đánh mìn, địa lôi, từ chỗ đánh ban đêm, tiến lên đánh ban ngày, Tuy
chưa tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, song các hoạt động quân sự trên đây làm
cho địch không dám đi lại tự do, lùng sục sâu vào các làng. Chính quyển kháng
chiến các xã vẫn tồn tại và hoạt dộng song chưa hồn tồn cơng khai.


Tháng 8-1948. Tỉnh uỷ Hà Nam quyết định xây dựng Hoà - Hậu - Thảng
thành một KDK liên hoàn để làm nơi đứng chân ở cửa ngõ phía Nam của tỉnh. Các
chi bộ lãnh đạo nhân dân xây dựng củng cô' hầm hào, làm thêm hầm bí mật. Các tổ
chức quần chúng và lực lượng vũ trang ngày càng lốn mạnh, khả năng chiến đấu
của du kích khơng ngừng nâng cao.


Ngày 27-8 nàm Mậu Tý (9-1948) du kích Nhân Hậu, đánh trận phục kích đầu
tiên trên đưòng 63 diệt 3 tên.


Ngày 2-2-1 949, du kích Nhân Hậu phôi hỢp với bộ đội huyện phục kích một


tốn địch trên dưịng từ Nam Định lên Phú Cô'c diệt 2 tên, làm bị thương 5 tên, thu
một tiểu liên, 2 súng trưòng.


Tháng 7-1949, du kích Hồ - Hậu - T hắn g dùng nội ứng phôi hỢp với bộ đội
tiến công vỊ trí Phú Cốc và giành thắng lợi hoàn toàn.


Những tháng cuôi năm 1949, bộ đội địa phương và DQDK thường xuyên hoá
trang độn thổ trên đê Sông Hồng, đoạn từ Hữu Bị đến Phú Cô'c đánh bọn địch đi
tuần tiễu. Điển hình nhất là trận do xã đội trưởng Nhân Hoà chỉ huy (8-1949) đánh
một trung đội lính Âu - Phi càn vào thôn Đại Đồng (Phương Trà). Hai tiểu đội du


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

kích Nhân Hồ, Nhân Hậu bí mật phục kích dưới hầm chò địch lọt vào trận địa rồi
bất ngò bật nóc hầm lên dùng dao, kiếm đánh giáp lá cà, tiêu diệt 7 tên, cướp 3
khẩu súng, giải th oát 40 ngưòi dân bị bắt đi phu.


Những cách đánh độn thổ phục kích, nội ứng rất lợi hại, làm cho bọn địch
trong các vỊ trí Hữu BỊ, Phú Cốc hoang mang lo sỢ. Khi binh lính ra khỏi đồn đi cắt
tóc, lính gác nói “mày cứ lên Đại Hoàng (một thơn trong KDK) nó cắt cho một loạt
thì khỏi cắ t”. Hoạt động của lực lượng vũ trang làm cho nhân dân phấn khởi và tin
tưởng. Đội vũ trang tuyên truyền có điều kiện đẩy mạnh hoạt động, cổ vũ tinh thần
kháng chiến trong quần chúng.


<i>Du k íc h H oà - H ậu - T hắn g</i>
<i>T hi n h au b ắt b ả o hoàn g</i>
<i>B ắt hơn m ột tiểu đội đi càn</i>


<i>Thu ngay chín súng vũ tran g ch o m inh.</i>


Qua 3 nàm kháng chiến giữa vòng vây của địch, các chi bộ đảng đã lãnh đạo
nhân dân xây dựng một KDK liên hoàn. Đội ngũ đảng viên được rèn luyện và ngày


càng thêm đông. Mỗi chi bộ đều có từ 60 đến 70 đồng chí và tích cực tham gia cuộc
vận động “xây dựng chi bộ tự động” do tỉnh uỷ chủ trương. Đó là nhân tô^ hàng đầu
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của KDK trong giai đoạn địch mở rộng chiếm đóng
và bình định tiếp theo.


3. Đông Xuân 1 949-1950, trong quá trình thực hiện k ế hoạch Revers đánh
chiêm Đồng bằng B ắ c Bộ, địch táng cưòng càn quét, phá cơ sở ven Sông Hồng.


Chúng đóng lại vị trí Phú Côc. Ngày 11 -2-1950, địch từ Nam Định phôi hợp với các
vị trí Vĩnh Đà. Bảo Long mở cuộc càn lớn ở phía nam Lý Nhân, đặt KDK vào thế bị
<i><b>híio vAy ohặt hrín vn trrt thnnh m ục tiơii tiơn rơ ng củíx dịch, nh ấ t là từ chiến dịch</b></i>
Foudre đánh chiếm hẩu hết tỉnh Hà Nam (5-1950). Địch từ các bôt Bảo Long, Đa


<i>Cơn</i> (Bình Lục), Vĩnh Côc, Công Vùa, Vĩnh Đà (l.ý Nhân) liên tiếp càn quét dọc sông
Châu và ven đưòng 63. KDK bị càn di quét lại nhiều lần. Có ngày bon dịch ở Phú
Cốc vừa đi khỏi thì bọn từ Hữu Bị kéo lên, từ Vĩnh Đà, Bảo Long kéo xưông. “Bảy
ngày, ha trận càn”, dịch thay nhau bắn giết, tàn phá, có xóm bị đơ't trụi, có nhà bị
dơt di đôt lại nhiều lần. Cơ sở kháng chiến bị đảo lộn, một số cán bộ dảng viên bị
bát, một số khác phải lánh ra vùng tự do. Địch bắt ép dân lập tể. Tuy nhiên nhiểư
(‘án bộ đảng viên nhất là chi bộ Nhân Hậu vẫn kiên trì bám trụ, lãnh đạo quần
chúng đấu tranh.


Ngày 2 9 - 5 - 1 9 5 0 , Tỉnh uỷ Hà Nam ra nghị quyết nêu rõ: “cán bộ đảng viên bật
đất phải nhanh chóng trở về lãnh đạo quần chúng đấu tranh và duy trì cơ <i>sỉf'</i> [2, tr.208].
Nhiều cán bộ của tỉnh, huyện và bộ đội địa phương được điều về cđ sở. Đến cuôl
tháng 6-1950, hầu hết sô' cán bộ, đảng viên bị bật đất đểu trở vể vặn động, tổ chức
nhân dân đấu tranh chống địch, thu hoạch thóc lúa. Nhân dán một lòng theo kháng
chiến, ra sức giúp đỡ cán bộ. Có những thiếu nhi như Trần Bá Loát làm nhiệm vụ
bảo vệ cán bộ, bị địch bắt và tra tấn đến chết nhưng không cung khai. Nhiểu gia
đình nghèo đói vẫn ch ắt chiu từng bát gạo, củ khoai nuôi cán bộ đi vê hoạt động.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Tháng 7 - 1 9 5 0 thực hiện chủ trương của Liên khu uỷ Liên khu III, Huyện uỷ
Lý Nhân phát động tháng “lương giáo đoàn kết thi đua giết giặc”, đẩy mạnh tuyên
truyền giáo dục quần chúng, xây dựng và phục hồi <i>cơ sở,</i> tiến lên phá nguy q a â n ,
nguỵ quyền. Huyện uỷ cử nhiều cán bộ xuông các xã để chỉ đạo phong trào. B ộ tư
lệnh Liên khu III điều một tiểu đoàn vể hoạt động ở Lý Nhân, B ình Lục. Đêm 25 -7-
1950, du kích Hồ - Hậu - Thắng đột nhập vào các vị trí địch treo cờ, rải truyền
đơn, gọi loa kêu gọi binh sĩ ngụy quay súng bắn vào đầu giặc trở về với gia đình,
đồng thòi tiến hành diệt ác trừ gian, làm cho địch hoảng sỢ, không dám ra khỏi bốt.


Tháng 10-1950, các đồng chí bí thư tỉnh uỷ và huyện uỷ về KDK, họp với các
chi bộ tại xóm Giáo (Đơng Trụ) bàn biện pháp chỉnh đốn đội ngũ đảng và đẩy mạnh
công cuộc kháng chiến. Hội nghị đề ra một sô' nhiệm vụ trước mắt: Kiện toàn các chi
bộ và Uỷ ban kháng chiến hành chính xã, tích cực lãnh đạo nhân dân phá âm mưu
chia rẽ của địch, củng cố lực lượng du kích, nắm tề để phá tể, cài một số cán bộ vào
các ban tể của địch để làm nội ứng, nắm bắt tình hình và làm công tác binh vận,
kiên quyết trừng trị những phần tử cố tình làm tay sai cho địch.


Dưối sự lãnh đạo của các chi bộ đảng, phong trào kháng chiến trong KDK
nhanh chóng phục hồi và phát triển. Bọn phản động trong các làng bị xử lý. Địch
mất chỗ dựa. Cơ sở chính trị quần chúng được củng cô" vững chắc. Nhiều cụ già, em
nhỏ cũng tham gia công tác canh gác, bảo vệ. Khu cầu Xãm, cầu Tư trỏ thành
những trạm cảnh giối. Xóm Giáo Đơng Trụ, thơn Đại Hồng, xóm Giáo Năm biên là
nơi có cơ sở vững mạnh nhất, ndi tập trung thường xuyên của đội du kích. Xóưi Phú
Cốc, tuy ở sát đồn địch nhưng cũng có nhiều cơ sỏ, làm chỗ dựa cho cán bộ, bộ đội,
du kích đi về hoạt động.


Phát huy thắng lợi của đợt hoạt động “lương giáo đoàn kết thi đua giết giặc”,
phôi hdp với chiến dịch Biên giới, quân dân Hoà - Hậu - Thắn g đẩy mạnh xây dựng
khu chiến đấu liên hoàn. Trong Đông Xuân 1 9 5 0 - 1 9 5 1 , lực lượng DQDK phối hợp


cùng bộ đội giải tán hội tể, phá đường giao thông, góp phần làm tê liệt các trục
đưòng số 62,63... Làng kháng chiến đưỢc củng cô” lại, tạo điều kiện để cán bộ, du
kích bám đất, bám dân, bám địch. Quần chúng nhân dân hăng hái tăng gia sản xuất
phục vụ kháng chiến. Nhiều làng trong KDK như Phú Nhị, Vĩnh Dự... trở thành
“bệnh viện dã chiến”, có lúc đã cất dấu che chở, nuôi dưõng hàng trăm thương binh,
từ mặt trận Tả ngạn sông Hồng đưa vê cứu chữa.


Tháng 4-1951 địch mở chiến dịch “Quốc gia” huy động trên 3000 quân từ Hà
Nội, Nam Định, phôi hỢp vối quân chiếm đóng càn quét B ình Lục và Lý Nhân. Địch
dùng nhiều mũi chia cắt KDK, liên tục trong 8 ngày càn đi quét lại từng khu vực.
Chúng kết hỢp thủ đoạn tàn sát, khủng bố với thủ đoạn chính trị lừa bịp, dụ hồi cán
bộ, ép dân lập tể. KDK bị tàn phá nặng nể, nhưng do cán bộ đảng viên kiên trì bám
đất, bám dân nên vẫn giữ đưỢc cơ sở. Sau khi địch kết thúc cuộc càn, cán bộ đảng
viên, du kích đều trở lại hoạt động, ổn định tinh thần quần chúng, khôi phục KDK
trở thành nơi đứng chân của tỉnh, huyện và các xã bạn mỗi khi gặp khó khăn, thành
bàn đạp để tiến vào địch hậu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

4. T h á n g 5 - 1 9 5 1 , ta mở chiến dịch Quang Trung. Tỉnh uỷ Hà Nam chủ trưđng:
“phôi hỢp vỏi chủ lực tiến công mạnh về quân sự, tiêu diệt vị trí, tiêu hao sinh lực
địch, diệt tể vũ trang, phá nguy quyển, làm tan rã hàng ngũ địch, phục hồi cơ sở, mở
KDK trong lòng địch....”[ l , tr.269]. KDK Hoà - Hậu - Thắng, trở thành nơi tặp kết
của các đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Du kích liên tục chơn mìn, phục
kích trên đường 63 và đê Đại Hà, phôi hỢp cùng bộ đội, bao vây, cơng kích các vị trí
địch, quét sạch các hội tể, đánh địch càn vào thôn Đại Hoàng. Xã Nhân Hậu trở
thành “bệnh viện dã chiến” của mặt trận [2, tr230]. Ngày 8-6 -1 9 5 1 , khi địch đang
càn vào K D K thì một tiểu đồn bộ đội chủ lực chuyển vũ khí từ Thái Bình sang. Đơn
vị này có trác h nhiệm trán h địch. Quân dân KDK đã tổ chức giúp đõ cả tiểu đoàn
dấu quân an toàn và làm trịn nhiệm vụ.


Những tháng cl nám 1951, du kích Hồ - Hậu - Thắng táng cưòng các hoạt


động phục kích, đánh mìn, chơng địch sục sạo cướp phá. Này 6-9-1 9 5 1 , một tiểu đội
địch từ bôt Phú Côc kéo vào làng Tây Trữ, bắt dân nộp tre, tổ du kích ở đây bơ" trí
cướp một khẩu súng, mở đầu cho phong trào “tay không cướp súng giặc” ở Lý Nhân.


Đông Xuân 1 9 5 1 - 1 9 5 2 , các hoạt động phôi hỢp với chiến dịch Hồ Bình nở rộ
khắp vùng đồng bằng. Đêm 6 - 1 -1 9 5 2 , trung đội du kích cơ động ở Hoà - Hậu -
Thắng phôi hợp vối trung đoàn 64 vượt qua nhiều vị trí và cánh đồng chiêm lầy lội,
tập kích vào nơi đóng qn của đội biệt kích Vandenberg ở nhà thương tế bần (Nam
Định) tiêu diệt và bắt sông hơn 100 tên, thu 180 súng tiểu liên, 16 trung liên, 2
súng côl và 30 súng ngắn.


Ngày 1 5 - 1 - 1 9 5 2 , du kích Hồ - Hậu - Thắng phôi hỢp cùng bộ đội chủ lực bao
vây và dùng nội ứng tiêu diệt vị trí Phú Cơc, bao vây bôt Lý Nhân và vị trí tề vủ
trang ỏ nhà thị Bình Ba, buộc địch phải ra hàng.


<b>r ù n e thắner lơi </b> <b>Kọn vi tr í Rảo LoTiR r ủ a quân dân Rình ĩ.ụr và phong tr ào</b>
tổng phá tể khu nam đưòng 62, thắng lợi của quân dân Hoà - Hậu - Thắng khơng
chỉ có tác dụng mở rộng KDK mà còn nơi liển vói khu c Bình Lục, tạo thế liên hoàn
hổ trỢ lẫn nhau.


Ngày 1 0 - 2 - 1 9 5 2 , Tỉnh uỷ Hà Nam ra nghị quyết xác định nhiệm vụ “gấp rút
xây dựng cơ sở. củng cố’ KDK’’[3, tr.286]. KDK Hoà - Hậu - Thắng được xếp loại A.
Các chi bộ mạnh dạn đưa những quần chúng tích cực thay thê những ngưòi yếu
kém, mất tinh thần. Các đội công tác cơ sở, tuyên truyền xung phong tiên hành
nhiêu biện pháp tuyên truyền giáo dục quần chúng, mở hội nghị quán triệt chủ
trương chính sách của Đảng và Chính phủ, nhất là chính sách đồn kết lương -
giao. Mọi hoạt động đều tiến hành công khai. Lực lượng DQDK phát triển nhanh vê
sô lượng, mỗi xă có từ 50 du kích trở lên và được trang bị từ 20 đến 30 súng trưịng.
Cac đồn cán bộ giáo dục, y t ế đưỢc cử vể để xâv dựng và củng cô' phong trào, mở lại
trưòng học phổ thơng và các lớp bình dân học vụ, hướng dẫn cơng tác vệ sinh, phịng


bệnh, dập tắt dịch đậu mùa (hè 1952). Hoà - Hậu - Thắng trở thành một căn cứ du
kích (CCDK), tạo nơi đứng chân cho Thưòng vụ Tỉnh uỷ và các cơ quan tỉnh trực
tiép chỉ đạo cuộc kháng chiến ở địch hậu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Những thắng lợi toàn diện trong Đông Xuân 1 9 51-1952 của quân dân CCDK
đã góp phần thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch, giành thê chủ động, tạo thêm
thuận lợi mới để huy động nhân tài vật lực cho kháng chiến. Tháng 2-1952, nhân
dân Hoà - Hậu - Thắng tham gia công tác phá hoại, đắp 142 ụ trên đê sông Hồng.
Nhiều cụ già, phụ nữ có con nhỏ cũng đi dân công phá đưịng, gây nhiểu khó khản
cho địch trong hành quân, tiếp tế, làm giảm sút hẳn hiệu lực cơ giới trên bộ của địch.


S a u th ấ t bại ở Hồ Bình, qn Pháp quay về đánh phá vùng đồng bằng.
CC DK Hoà - Hậu - Thắng nằm trong vòng trận càn Amphibie (từ 9 - 3 - 1 9 5 2 đến 24-
3-1 9 5 2 ). Quán triệt chủ trương của tỉnh uỷ “chông càn là nhiệm vụ của tồn dân,
khơng phải chỉ riêng của bộ đội và DQDK” [2, tr.249]. Quân dân Hoà - Hậu - Thắng
bố trí sẵn trận địa chò địch. Các tổ du kích từ 3 đến 5 ngưòi lúc ẩn lúc hiện đánh
địch ở mọi nới. Trong ngày 9-3-1 952, một tiểu đội du kích Nhân Hoà đẩy lùi 4 đợt
tiến cơng của địch. Du kích Nhân Hậu, dựa vào hầm bí mật, chị địch lọt vào trận
địa, b ấ t ngị xơng lên đánh vào giữa đội hình, tiêu diệt và làm bị thương hàng chục
tên, thu nhiểu quân trang quân dụng. Du kích Nhân Thắng dùng mìn giật đổ 2 xe
quân sự, tiêu diệt 8 tên. Bọn địch bị kìm chân trong CCDK suốt 2 ngày, tạo điểu
kiện cho bộ đội có thêm thịi gian bơ' trí lực lượng phá càn. Mặc dù địch dựa vào ưu
thê binh lực và vũ khí, dùng nhiêu thủ đoạn tàn bạo, đô"t cháy hàng trăm ngôi nhà,
tàn phá hàng trăm mẫu hoa màu, nhưng cán bộ đảng viên và lực lượng du kích Hồ
- Hậu - Th ắn g vẫn kiên cường bám đất, bám dân để giữ vững CCDK.


Ngay sau khi kết thúc cuộc càn, các chi bộ đảng thực hiện nghị quyết của Tỉnh
uỷ (4-1 95 2), nhanh chóng khắc phục hậu quả do địch gây ra, củng cố lực lượng, phục
hồi sản xuất và sẵn sàng chiến đấu.



Tháng 6- 19 52, địch mở trận càn Antiloppe. Tuy nằm ngoài vùng càn, quân
dân r,f!DK fỉã nhủ động nhặn đánh t.àn quân đich rút chạy về Nam Đinh trên đưòtiR


63 và đê Đại Hà gây cho chúng nhiều thiệt hại.


Ngày 1 8 - 10-1 952, địch tổ chức một trận càn vào CCDK. Quân dân Hoà - Hậu
- Th ắng anh dũng chông trả, gây cho địch nhiều thương vong. Mặt khác mục đích
cuộc càn là để hỗ trỢ cho việc giải vây, tiếp tế, đổi quân cho các vị trí, nên địch
nhan h chóng kết thúc việc càn quét. Đây là trận càn lớn cì cùng vào CCDK.


Từ 1953, t h ế chiếm đóng của địch ỏ Hà Nam đã bị phá võ. Chúng thực hiện kê
hoạch bình định có trọng điểm, tập trung củng <i>c ố</i> tuyến Đáy, đường <i>s ố</i> 1 và đưịng sơ
60, hoạt động qn sự của địch ở Hoà - Hậu - T h ắ n g giảm hẩn, chúng chỉ sử dụng
pháo từ Nam Định bắn phá, thỉnh thoảng cho máy bay dội bom. Một vài lần bọn
lính trong bơ"t Hữu BỊ đột kích ăn cưốp của dân song bị đánh tan tác. Du kích Hồ -
Hậu - Thắn g đã có khả năng độc lập tác chiến chông càn nhỏ và bao vây vỊ trí địch.
Quần dân Hoà - Hậu - Thắng tập trung xây dựng khu căn cứ và tăng cường làm
nghĩa vụ hậu phưđng cho tiền tuyến.


Trong Đông Xuân 1953 - 1954, hoà vào cao trào chiến tranh du kích tồn tỉah,
du kích Hồ - Hậu - Thắng cùng du kích các xã ln phiên nhau bao vây vỊ trí, uy


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

hiêp địch, kết hợp với đón bắt chỉ điểm, bá m sát hàng rào gọi binh lính địch ra
hàng.


Ngày 27 - 6 - 1954 bọn địch ở các vỊ trí Hữu Bị, Vũ Điện buộc phải rút chạy.
Cả huyện Lý Nhân hoàn toàn giải phóng.


Với lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang lớn mạnh, ngay từ khi giặc Pháp
chiếm đóng các vùng xung quanh, quân dân Hoà - Hậu - Thắng, dưới sự lãnh đạo


của Đảng đã anh dũng chiến đấu, đánh giặc giữ làng và xây dựng một K D K nổi
tiếng trong lòng địch. “Suốt thòi kỳ kháng chiến chơng Phr.p, khu Hồ - Hậu -
Thắng nằm trong vùng sau lưng địch đã trở thành một căn cứ an toàn của tỉnh.
Tỉnh đã đặt cơ quan lãnh đạo và tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng ở đây” [2, tr.231].
CCD K Iloà - Hậu - Thắng còn là nơi đứng chân của bộ đội chủ lực và bộ đội địa
phương để tiến công vào vùng địch tạm chiến, là nơi che giấu, nuôi dưỡng thương
binh, là trận địa của chiến tranh du kích, phân tán và giam chân địch, phá thê
chiếm đóng của địch ở phía nam tỉnh Hà Nam, góp phần xứng đáng vào th ắng lợi
của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.


TÀI L I Ệ U THAM KHẢO


[1] <i>H à N am N inh chốn g thực d â n P h áp xâm lược 1945 -1954.</i> Bộ chỉ huy quân sự
Hà Nam Ninh xuất bản 1979, tr.234.


[2] <i>Sự kiện lịch sử Đảng H à N am N inh.</i> Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Nam
Ninh 1976, tr.208.


13] <i>H à N am N inh, lịch sử k h á n g chiến chốn g thực d â n P h áp .</i> Sơ thảó, Bộ chỉ huy
quân sự Hà Nam Ninh 1986, tr.286.


<b>VNU JOURNAL OF SCIENCE, </b>soc <b>, SCI , t.xv. N“4. 1999</b>


<i><b>K h u d u k ích Hịa H áu T h ắ n g </b></i> 31


HOA - HAU - THANG G U E R R I L L A B A S E
Vu Q u a n g H ien


<i>Faculty o f H istory </i>



<i>College o f S o cia l Sciences & H u m an ities - VNU</i>


The Hoa - Hau - Thang army, under the party, set up a strong guerrilla
region in the heart of enemy’s occupying area in South - East Ly Nhan district, Ha
Nam province.


1


</div>

<!--links-->

×