Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xây dựng chỉ số đo lường hiệu quả công việc theo phương pháp thẻ điểm cân bằng cho khối KHDN tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.91 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>“TÓM TẮT LUẬN VĂN” </b>



“Balanced Scoredcard (BSC), gọi là Thẻ điểm Cân bằng, là một công cụ quản trị
hiện đại, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả công việc, kết nối công việc của từng cá
nhân trong một tổ chức với chiến lược và mục tiêu chung. BSC được nhiều công ty lớn
trên thế giới triển khai ứng dụng từ khi Robert Kaplan và David Norton giới thiệu lần đầu
trên Harvard Business Review vào năm 1996.”


“BSC như là một tập hợp thước đo định lượng nhằm chuyển sứ mệnh, tầm nhìn và
chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu cụ thể và chỉ tiêu rõ ràng bằng việc thiết lập
một hệ thống đo lường hiệu quả trong quản trị chiến lược. BSC triển khai chiến lược và
đánh giá hoàn thành mục tiêu của tổ chức thông qua bốn viễn cảnh: tài chính, khách
hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển. Sự khác biệt căn bản của hệ thống BSC so
với các hệ mục tiêu thơng thường của doanh nghiệp là tính kết nối với chiến lược và bao
trùm được các khía cạnh tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp.”


Tuy nhiên, để có thể ứng dụng BSC, tổ chức cần xác định và lượng hóa các chỉ số
đo lường then chốt phù hợp với các viễn cảnh gọi chung là KPI (Key Performance
Indicator). Trong đó, các chỉ số đo lường này ở bốn viễn cảnh phải không đối nghịch
nhau mà là bổ sung cho nhau. Do đó việc xây dựng các chỉ số đo lường hiệu quả công
việc theo phương pháp “Thẻ điểm cân bằng” là cách tiếp cận tồn diện theo bốn nhóm
chỉ tiêu “cân bằng” thì mục tiêu của các cấp từ cá nhân đến cấp phịng ban cho đến cấp
Cơng ty được gắn kết chặt chẽ, theo định hướng chung và xuyên suốt theo thời gian và
không gian.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

1. Lập nhóm triển khai BSC & KPI


2. Đánh giá tổng thể: Sử dụng các cơng cụ như SWOT phân tích tổng thể và đánh
giá thực trạng Doanh nghiệp để tìm ra năng lực lõi (hay lợi thế cạnh tranh)
3. Xây dựng chiến lược và Xác định mục tiêu chiến lược: Trên cơ sở phân tích



bức tranh tổng thể, doanh nghiệp lựa chọn 03–04 chiến lược giúp đạt được tầm
nhìn đã đặt ra.


4. Xây dựng bản đồ chiến lược: nhằm hợp nhất các chiến lược thành bản đồ chiến
lược cấp công ty theo 4 phương diện của BSC.


5. Xây dựng chỉ tiêu đo lường (KPI): Xây dựng bộ KPI tổng hợp bao gồm KPIs
mục tiêu (Kiểm soát các mục tiêu của doanh nghiệp) và KPIs cơ bản theo chức
năng nhiệm vụ (Đánh giá công việc hàng ngày).


6. Xây dựng chương trình hành động


7. Ứng Dụng Phần Mềm Quản Trị Chiến Lược


8. Phân bổ ngân sách & chương trình hành động cho các bộ phận, cá nhân
9. Theo dõi và đánh giá


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

theo phương pháp Thẻ điểm cân bằng trong quá trình triển khai xây dựng bộ chỉ số đo
lường hiệu quả công việc. Thay thế cho phương thức đo lường cũ là mang tính định tính,
mang tính chủ quan của người đánh giá, không phản ánh chính xác hiệu quả làm việc,
chưa đảm bảo tính cơng bằng, và đặc biệt chưa thực sự tạo động lực làm việc cho người
lao động và không gắn với định hướng, chiến lược chung của Ngân hàng.


Quá trình triển khai “xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu quả công việc cho Khối
KHDN tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương”cũng được áp dụng linh hoạt theo
các bước như trên, và chi tiết tại bước “Xây dựng chỉ tiêu đo lường (KPI)” như sau:


1. Bước 1: Phân bổ mục tiêu theo các cấp độ: Từ cấp độ Ngân hàng xuống cấp
độ Khối kinh doanh tại trụ sở chính rồi xuống tới cấp độ các phịng chun
môn nghiệp vụ trong Khối rồi phân bổ xuống tới từng Chi nhánh, phòng giao


dịch


2. Bước 2: Rà soát chức năng nhiệm vụ: So sánh giữa hai bộ KPI gồm KPI mục
tiêu và KPI cơ bản và tiến hành lập KPI tổng hợp theo cách ưu tiên lấy toàn
bộ KPI mục tiêu và bố sung thêm KPI cơ bản mà không trùng với KPI mục
tiêu.


3. Bước 3: Xây dựng KPI cho các cấp độ: KPI cho cấp Chuyên viên, KPI cho
cấp Quản lý phòng và KPI cho Lãnh đạo Khối


4. Bước 4: Xây dựng Hệ thống đánh giá
5. Bước 5: Xây dựng hệ thống trả lương


6. Bước 6: Lập kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>

<!--links-->

×