Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN CỦA GIỐNG GIA SÚC HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.34 KB, 26 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY TNHH NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN CỦA GIỐNG GIA SÚC HÀ NỘI
3.1. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai
đoạn 2007-2010
3.1.1. Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu chủ yếu của công ty trong giai đoạn 2007 - 2010 là:
- Tập trung mọi nguồn lực duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững nhằm
mục tiêu tạo lợi nhuận, tạo công ăn việc làm cho người lao động và nộp thuế cho
ngân sách nhà nước.
- Tập trung hoàn thiện có hệ thống đối với tình hình tài chính của công ty,
chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh, cơ cấu lao động theo hướng trở thành một
tập đoàn kinh tế chủ đạo
- Xây dựng một cơ sở hạ tầng vững mạnh, sản xuất kinh doanh đa dạng với
các sản phẩm nông nghiệp là nòng cốt chủ đạo.
- Xây dựng và phát triển công ty ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh
trên thị trường trong nước, góp phần trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
- Đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân năm là 10% - 15%, tích cực
tạo điều kiện thuận lợi tăng trưởng cao hơn và chuẩn bị cho những năm tiếp theo
dự kiến lợi nhuận đạt 4% -5% doanh thu.
- Giảm thiểu các khoản chi phí, duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh có
lợi nhuận
- Phát triển nguồn nhân lực với cơ cấu lao động hợp lý, có đủ trình độ, năng
lực quản lý, kỹ thuật kinh doanh, có phẩm chất chính trị tốt, đủ sức thực hiện các
nhiệm vụ trong giai doạn tới, ổn định tổ chức và giữ vững đoàn kết nội bộ.
- Đẩy mạnh tiến độ cổ phần hoá theo chủ trương mà nhà nước giao.
3.1.2 Chiến lược phát triển
Để thực hiện những mục tiêu trên, công ty đã đề ra những chiến lược phát
triển như sau :
- Thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch mà công ty đã giao.
- Chủ động tìm kiếm thị trường mới, xây dựng các đại lý mới ở các khu vực


trên toàn quốc.
- Đầu tư máy móc thiết bị, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả
năng cạnh tranh với các đối thủ. Mở rộng sản xuất các sản phẩm mới. Đa dạng hoá
mẫu mã sản phẩm. Tăng cường công tác quảng cáo trên các phương tiện thông tin
đại chúng hỗ trợ tích cực cho công tác bán hàng
- Rà soát lại toàn bộ các đơn vị cung ứng hiện có, tìm thêm các đơn vị cung
ứng mới. Thực hiện tốt công tác cung ứng vật tư, đảm bảo số lượng, chất lượng vật
tư phục vụ kịp thời.
- Phát triển nguồn nhân lực:
+ Liên tục đào tạo và tái đào tạo đội ngũ công nhân viên để đáp ứng nhu
cầu mới nảy sinh.
+ Nâng cao tay nghề cho kỹ sư, công nhân tăng năng suất lao động
+ Có chế độ đãi ngộ hợp lý, thu hút nhân tài, khuyến khích sáng tạo trong
công nhân viên.
- Cải thiện môi trường đầu tư làm việc, đảm bảo sức khoẻ cho người lao
động.
- Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh
- Tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn thiện hệ thống nội quy, quy chế quản lý
nội bộ doanh nghiệp, hoàn chỉnh công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp, xây dựng
tác phong quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học, trung thực tận tuỵ, thưởng
phạt nghiêm minh.
- Nâng cao chất lượng công tác lập và triển khai thực hiện các kế hoạch sản
xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch lao động nhằm thực hiện tốt định
hướng và mục tiêu công ty đã đề ra.
3.1.3. Kế hoạch tài chính năm 2007, 2008
Công ty giống gia súc Hà Nội dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm
2007 - năm 2008 với những chỉ tiêu chính sau:
Bảng 3.1:
Chỉ tiêu kế hoạch năm 2007- năm 2008
Đơn vị : 1000 VNĐ

STT Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008
1 Doanh thu 97,099,303 106,809,233
2 Lợi nhuận trước thuế 17,368,728 12,108,457
3 Nộp ngân sách 740,093 1,214,103
4 Thu nhập bình quân 1,836 2,203
Nguồn: Kế hoạch tài chính năm 2007 – 2008, công ty giống gia súc HN
Để đạt được các kết quả kinh doanh như chỉ tiêu kế hoạch đề ra, Công ty
cần thấy được những thuận lợi hay khó khăn của mình để từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty đã phân tích ở phần II.
3.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty .
Theo kết quả phân tích tình hình tài chính của Công ty giống gia súc Hà nội,
xuất phát từ những tồn tại và nguyên nhân tác giả xin đề suất một số giải pháp cải
thiện tình hình tài chính của công ty nhằm góp phần sớm đạt được những mục tiêu
mà doanh nghiệp đề ra.
3.2.1.Tăng doanh thu
* Mục đích: Tăng doanh thu trong khuôn khổ lượng tài sản cố định không
đổi sẽ làm cho tình hình tài chính hiệu quả hơn.
* Nội dung giải pháp: Như đã phân tích ở phần II hiệu qủa tài chính của
công ty giống gia súc Hà nội năm 2006 so với chỉ tiêu trung bình ngành thì hiệu
quả chưa cao để đạt hiệu quả cao hơn trong năm 2007 thì công ty phải tăng doanh
thu. Một trong những biện pháp tăng doanh thu là tăng cường công tác quảng cáo
trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Giả sử năm 2007, doanh nghiệp chi phí cho quảng cáo khoảng 15.000 nghìn
đồng, và doanh thu thuần tăng 5% so với năm trước thì tác động của tăng doanh
thu tới lợi nhuận của công ty được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.2: Bảng phân tích ảnh hưởng của việc tăng doanh thu tới lợi nhuận
của công ty
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch(%)

Tuyệt đối %
1 2 3 4 5 6
1 Doanh thu thuần
92,475,527 97,099,303
4,623,776 5.00
2 Chi phí 84,680,021 84,695,021
15,000 0.02
a Biến phí 76,344,670 76,344,670
0 0.00
b Định phí 8,335,351 8,350,351
15,000 0.18
3 EBIT (1-2) 7,795,506 12,404,282
4,608,776 59.12
4 Lãi vay 1,640,997 1,640,997
1,200,000 73.13
5 Lợi nhuận trước thuế 6,154,509 10,763,285
1,966,666 31.95
6 Chi phí thuế thu nhập DN 1,723,263 3,013,720
510,666 29.63
7 Lợi nhuận sau thuế
4,431,246 7,749,565
3,318,3190 74.88
8 Nợ phải trả bình quân 61,517,195 61,517,195 0.0 0.0
9 Vốn chủ sở hứu bình quân 26,497,069 26,497,069 0.0 0.0
10 Tổng nguồn vốn bình quân 88,014,264 88,014,264 0.0 0.0
11
Hệ số sinh lợi/vốn chủ sở hửu ROE
(%) 16.72 29.20 12.48 74.64
12 Hệ số sinh lợi/Doanh thu 4.79 7.99 3.20 66.81
13 Suất sinh lợi tài sản ROA 5.03 8.82 3.79 75.35

14 Đòn bẩy định phí DOL (3+2b)/3 207.00 167.20 -39.80 -19.23
15 Đòn bẩy tài chính DFL(3/(3-4)) 126.66 115.21 -11.45 -9.04
16 Đòn bẩy tổng DTL (20*21) 262.19 192.63 -69.56 -26.53
Qua bảng trên ta thấy nếu doanh nghiệp chi phí cho quảng cáo khoảng 15.000
nghìn đồng, và doanh thu thuần tăng 5% so với năm trước thì lợi nhuận sau thuế sẽ
tăng 74.88% ứng với số tuyệt đối là 3.318.319 nghìn đồng, hệ số sinh lợi trên vốn
chủ sở hữu tăng 74.64% ứng với số tuyệt đối là 12,48%, hệ số sinh lợi doanh thu
tăng 66.81% ứng với số tuyệt đối là 3,2% và suất sinh lợi tài sản tăng 75.35% ứng
với số tuyệt đối là 3,79%.
Đòn bẩy định phí giảm với tốc độ giảm là 19.23% nguyên nhân là do EBIT
tăng với tốc độ lớn 59.12%. Đòn bẩy tài chính giảm 9.04% tương ứng với tỷ lệ
giảm là 11.45%. Nguyên nhân làm cho đòn bẩy tài chính giảm là do lợi nhuận
trước thuế tăng với 1 tốc độ lớn là 31.95%.
Đòn bẩy tổng là sự kết hợp của đòn bẩy định phí (DOL) và đòn bẩy tài
chính (DFL) do năm 2007 cả DOL và DFL đều giảm nên đòn bẩy tổng (DTL)
cũng giảm tương ứng là 69.56 % với tốc độ giảm là 26.53%
Như vậy, khi tăng doanh thu trong trường hợp không tài sản cố định không
đổi thì EBIT tăng, lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều tăng, đòn bẩy định phí và
đòn bẩy tài chính đều giảm, chứng tỏ doanh thu tăng làm cho doanh nghiệp gia
tăng lợi nhuận.
Ngoài ra để tăng doanh thu công ty cần thực hiện tốt các biện pháp sau :
- Tăng số lượng sản phẩm bán ra bằng nhiều phương pháp khác nhau như áp
dụng biện pháp khuyến mại sản phẩm để tăng doanh thu…
- Tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị nâng cao năng suất lao động.
- Tăng cường việc liên doanh liên kết với các công ty khác để mở rộng
thị trường.
- Đẩy mạnh công tác nghiệm thu thanh toán trên cơ sở giảm bớt các
khoản phải thu khách hàng hay giảm bớt lượng tài sản lưu động bị chiếm
dụng.
- Để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, ngoài việc nâng cao chất lượng sản

phẩm doanh nghiệp còn có thể thực hiện thông qua chiến lược giảm giá.
- Hạn chế các hao hụt vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh. Xác định định
mức hao hụt cụ thể đối với từng loại. Thực hiện chế độ vật chất đi đôi với trách
nhiệm của cán bộ quản lý.
- Cần duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 trên toàn
công ty, thường xuyên cải tiến để nâng cao hệ thống quản lý chất lượng, nhằm
củng cố uy tín cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện nâng cao giá
bán và tăng doanh thu
3.2.2. Giảm chi phí
* Mục đích :Việc hạ thấp chi phí có tác động trực tiếp đến giá thành sản
phẩm. Khi công ty giảm giá thành sản phẩm sẽ giảm được chi phí. Mà việc hạ giá
thành có ý nghĩa rất quan trong đối với công ty :
- Hạ giá thành là một trong những nhân tố tạo điều kiện cho công ty thực hiện
tốt việc tiêu thụ sản phẩm. Hạ giá thành giúp công ty hạ giá bán, tạo lợi thế cạnh
tranh, đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn.
- Hạ giá thành tạo điều kiện cho công ty mở rộng sản xuất. Do công ty tiết
kiệm được chi phí nguyên vật liệu, chi phí quản lý nên với khối lượng sản xuất
không đổi, nhu cầu tài sản lưu động giảm.
* Nội dung giải pháp : Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá
thành sản phẩm. Vì thế công ty có thể hạ giá thành bằng cách tìm kiếm các nhà
cung ứng vật tư có sản phẩm chất lượng tốt, giá thấp.
Ngoài ra công ty có thể áp dụng các giải pháp sau :
- Để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, ngoài việc nâng cao chất lượng sản
phẩm doanh nghiệp còn có thể thực hiện thông qua chiến lược giảm giá. Khi giá
bán giảm xuống, để đạt được lợi nhuận như cũ thậm chí cao hơn thì không có biện
pháp nào ngoài việc giảm chi phí. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp cần phải tiến
hành chọn lọc các nhà cung ứng vật tư, nguyên liệu đầu vào với chất lượng phù
hợp và với giá thành rẻ hơn.
- Hạn chế các hao hụt vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh. Xác định
định mức hao hụt cụ thể đối với từng loại. Thực hiện chế độ vật chất đi đôi với

trách nhiệm của cán bộ quản lý.
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 cho cả khâu quản lý
và khâu sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, hạ gía thành sản phẩm
Giả sử năm 2007 với biện pháp giảm chi phí bằng cách tìm được nhà cung
ứng vật tư có chất lượng tốt, giá thấp công ty giảm được 5% chi phí biến đổi, các
chỉ tiêu tài chính thay đổi như thế nào chúng ta cùng lập và phân tích qua bảng
sau :
Bảng 3.3: Bảng phân tích ảnh hưởng của việc giảm chi phí
tới lợi nhuận của công ty
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch(%)
Tuyệt đối %
1 2 3 4 5 6
1 Doanh thu thuần
92,475,527 92,475,527
0 0.00
2 Chi phí 84,680,021 80,862,787
-3,817,234 -4.51
a Định phí 8,335,351 8,335,351
0 0.00
b Biến phí 76,344,670 72,527,436
-3,817,234 -5.00
3 EBIT (1-2) 7,795,506 11,612,740
3,817,234 48.97
4 Lãi vay 1,640,997 1,640,997
0 0.00
5 Lợi nhuận trước thuế 6,154,509 9,971,743 3,817,234 62.02
6 Chi phí thuế thu nhập DN 1,723,263 2,792,088 1,068,825 62.02
7 Lợi nhuận sau thuế

4,431,246 7,179,655
2,748,409 62.02
8 Nợ phải trả bình quân 61,517,195 61,517,195 0.00 0.00
9 Vốn chủ sở hứu bình quân 26,497,069 26,497,069 0.00 0.00
10 Tổng nguồn vốn bình quân 88,014,264 88,014,264 0.00 0.00
11 Hệ số sinh lợi/vốn chủ sở hửu ROE (%) 16.72 27.10 10.38 62.06
12 Hệ số sinh lợi/Doanh thu 4.79 7.76 2.97 62.08
13 Đòn bẩy định phí DOL (3+2a)/3 207.00 171.78 -35.22 -17.02
14 Đòn bẩy tài chính DFL(3/(3-4)) 126.66 116.46 -10.20 -8.06
15 Đòn bẩy tổng DTL (20*21) 262.19 200.05 -62.14 -23.70
Qua bảng trên ta thấy nếu biến phí giảm 5% sẽ làm cho lợi nhuận sau thuế
tăng 62.02% tương ứng với số tuyệt đối là 2,748,409 nghìn VNĐ, hệ số sinh lợi
vốn chủ sở hữu tăng 62.06%, hệ số sinh lợi doanh thu tăng 62.08%.
Đòn bẩy định phí giảm 17.02% do EBIT tăng với tốc độ lớn 48.97%. Đòn
bẩy tài chính giảm 8.06% tương ứng với tỷ lệ giảm là 10.2%. Nguyên nhân làm
cho đòn bẩy tài chính giảm là do lợi nhuận trước thuế tăng với 1 tốc độ lớn là
62.02%.
Đòn bẩy tổng là sự kết hợp của đòn bẩy định phí (DOL) và đòn bẩy tài
chính (DFL) do năm 2007 cả DOL và DFL đều giảm nên đòn bẩy tổng (DTL)
cũng giảm tương ứng là 62.14 % với tốc độ giảm là 23.7%
Như vậy, khi giảm biến phí 5% EBIT tăng, lợi nhuận trước thuế và sau
thuế đều tăng, đòn bẩy định phí và đòn bẩy tài chính đều giảm, chứng tỏ biến phí
giảm làm cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận.
3.2.3. Giảm tài sản lưu động
Qua bảng 2.6 phân tích các thành phần ảnh hưởng tới năng suất sử dụng
tổng tài sản ( phần II) ta thấy năng suất tài sản lưu động năm 2006 giảm 0.95 % so
với năm 2005 nguyên nhân chủ yếu do lượng tiền mặt dự trữ tại doanh nghiệp tăng
71.04% và lượng hàng tồn kho chủ yếu là nguyên liệu đầu vào quá lớn làm cho
năng suất sử dụng tài sản lưu động giảm.
Để giảm lượng tài sản lưu động các doanh nghiệp có thể áp dụng các cách

sau:
a - Xác định chính xác nhu cầu TSLĐ
Đối với từng doanh nghiệp việc xác định chính xác nhu cầu TSLĐ này có ý
nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu xác định nhu cầu cao quá thì doanh nghiệp sẽ bị
lãng phí, nếu xác định nhu cầu quá thấp không đủ vốn sẽ gây thiệt hại ngừng sản
xuất. Để xác định chính xác nhu cầu TSLĐ của doanh nghiệp cần xác định nhu cầu
từng thành phần của TSLĐ.
- Đối với vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền ở công ty chủ yếu tiền mặt. Để thoả
mãn cho nhu cầu chi tiêu hàng ngày, công ty cần lập kế hoạch vốn bằng tiền bằng
việc lập ra bảng dự toán thu chi ngắn hạn. Bảng này gồm 2 phần:
 Phần thu: Bao gồm các khoản tiền thu do bán hàng, tiền đi vay, tiền nhượng bán
TSCĐ...
 Phần chi: Bao gồm các khoản chi cho kinh doanh như mua nguyên vật liệu, chi trả
tiền lương, tiền thưởng, nộp thuế cho ngân sách, mua TSCĐ...
Trong mỗi kỳ sau khi liệt kê các khoản thu, chi cần so sánh mức bội thu hoặc
bội chi để tìm ra biện pháp nhằm tiến tới cân bằng. Nếu thấy bội thu thì có thể tính
đến việc trả bớt các khoản nợ cho khách hàng, khoản vay cho ngân hàng, khoản
nộp cho ngân sách hoặc dùng số tiền bội thu đầu tư vào công việc kinh doanh
mang lại doanh lợi cho doanh nghiệp. Nếu thấy bội chi tìm biện pháp tăng thêm
tốc độ thu hồi công nợ, đẩy mạnh bán ra hoặc giảm bớt tốc độ chi nếu có thể được.
+ Đối với hàng tồn kho: Đối với hàng tồn kho nếu dự trữ quá lớn sẽ tốn kém
chi phí dự trữ, ứ đọng vốn và ngược lại nếu dự trữ quá ít sẽ không đủ phục vụ cho
sản xuất kinh doanh, làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh ảnh hưởng
không tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ở công ty giống gia súc Hà nội, hàng
tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong TSLĐ của công ty, trong đó quan trọng nhất là
nguyên vật liệu tồn kho. Với đặc điểm dây truyền công nghệ của mình, công ty cần
nhiều nguyên vật liệu dự trữ phục vụ cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên, công ty
cũng không nhất thiết phải dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu. Nếu có thoả thuận tốt

×