Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học theo định hướng hoạt tính chống oxy hóa của cây rau đắng đất (glinus oppositifolius (l ) dc molluginaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.97 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
-------------------------------

HÀ MỸ NHÂN

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HĨA
CỦA CÂY RAU ĐẮNG ĐẤT
(Glinus oppositifolius (L.) DC. Molluginaceae)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

TP HCM – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
------------------------------HÀ MỸ NHÂN

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HĨA
CỦA CÂY RAU ĐẮNG ĐẤT
(Glinus oppositifolius (L.) DC. Molluginaceae)

Chuyên ngành: Sản xuất và phát triển thuốc

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Hướng dẫn khoa học: DS. Nguyễn Thị Thu Hiền


TP HCM – NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến cô DS. Nguyễn Thị Thu Hiền, người đã luôn
bên cạnh em, hướng dẫn cho em từng bước đi, giải thích cặn kẽ cho em những điều
em cịn chưa nắm rõ và là người truyền động lực rất nhiều cho em, luôn động viên
an ủi mỗi khi em gặp khó khăn, giúp em tìm hướng giải quyết để em có thể thực hiện
được khóa luận một cách tốt nhất.
Em chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn Dược Liệu đã tận tình giúp đỡ em trong
thời gian qua. Khuyên bảo có, la mắng có nhưng em biết rằng những điều thầy cơ
nói đều là muốn em tốt hơn và không ngừng cố gắng để đạt được kết quả ngày hôm
nay. Cảm ơn thầy cô luôn bên cạnh chúng em, luôn quan tâm chia sẽ để chúng em
luôn cảm thấy gần gũi, ln có người bên cạnh ủng hộ và động viên. Mai này, dù mỗi
người chúng em sẽ mỗi nơi nhưng em tin rằng trong ký ức mỗi người sẽ mãi nhớ về
thầy cô.
Cảm ơn các bạn, các em cùng làm khóa luận. Sẽ nhớ mãi những buổi trưa cùng ăn
cơm với nhau, cùng vui, cùng buồn, nhớ mãi những buổi tối cùng nhau ở lại cùng
nhau làm khóa luận chờ nhau cùng về, nhớ mãi những buổi họp mặt cùng các bạn và
thầy cơ. Học hết mình và chơi cũng hết mình.
Và con xin cảm ơn gia đình, những người ln đứng sau lưng ủng hộ từng bước đi
của con và luôn là chỗ dựa vững chắc để con bước tiếp con đường mà con đã lựa
chọn.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
DS. Nguyễn Thị Thu Hiền.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2019

Sinh viên thực hiện

Hà Mỹ Nhân


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1.
1.1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 2

Tổng quan về Rau đắng đất ............................................................................................ 2

1.1.1.

Tổng quan về thực vật .........................................................................2

1.1.2.


Tổng quan về thành phần hóa học .......................................................5

1.1.3.

Tổng quan về tác dụng dược lý ...........................................................9

1.1.4.

Các bài thuốc cổ truyền .....................................................................12

1.1.5.

Các chế phẩm trên thị trường ............................................................13

1.2.

Gốc tự do và một số mơ hình thử tác dụng chống oxy hóa ............................... 14

1.2.1.

Gốc tự do ...........................................................................................14

1.2.2.

Một số mơ hình thử tác dụng chống oxy hóa ....................................15

CHƯƠNG 2.
2.1.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 17


Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................................17

2.1.1.

Ngun liệu .......................................................................................17

2.1.2.

Dung mơi, hóa chất ...........................................................................17

2.1.3.

Trang thiết bị nghiên cứu ..................................................................17

2.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 18

2.2.1.

Chiết xuất và loại tạp .........................................................................18

2.2.2.

Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa trên các phân đoạn trên mơ hình TLC-DPPH.18

2.2.3.

Phân lập và tinh chế các hợp chất trong cao EtOAc .........................18


i


2.2.4.

Kiểm tra độ tinh khiết ........................................................................18

2.2.5.

Xác định cấu trúc hóa học .................................................................19

CHƯƠNG 3.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...................................................... 20

3.1.

Chiết xuất ............................................................................................................................ 20

3.2.

Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa trên các phân đoạn trên mơ hình TLC-DPPH .....21

3.3.

Phân lập và tinh chế các hợp chất từ cao EtOAc ..................................................22

3.3.1.


Phân lập và tinh chế...........................................................................22

3.3.2.

Kiểm tra độ tinh khiết của G-3, G-4 và G-7 bằng SKLM ...............26

3.4.

Xác định cấu trúc G-3, G-4, G-7 ................................................................................28

3.4.1.

Xác định cấu trúc của G-3 .................................................................28

3.4.2.

Xác định cấu trúc của G-4 .................................................................32

3.4.3.

Xác định cấu trúc của G-7 .................................................................37

3.5.

Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của G-3, G-4, G-7 trên mơ hình TLC-DPPH. .....40

3.6.

Bàn luận ................................................................................................................................ 41


CHƯƠNG 4.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................ 42

4.1.

KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 42

4.2.

ĐỀ NGHỊ.............................................................................................................................. 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 1
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................. 1

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ tắt
ALP
CCl4
COSY

Chữ nguyên
Alkalin phosphatas
Carbon tetrachlorid
Correlated spectroscopy

Ý nghĩa


D
Da
dd
DEPT

Doublet
Dalton
Doublet of doublets
Distortionless Enhancement by Polarization
Transfer

Đỉnh đôi
Đơn vị carbon
Đỉnh đôi kép

DMSO
DPPH
EA
EPM
HMBC
HPLC
HSQC
J
LDB
M
MS
n-BuOH
NMR
ppm

s
SGOT
SGPT
SKLM
TLC
UV
VS

Dimethyl sulfoxid
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
Ethyl acetat
Elevated plus maze
Heteronuclear multiple bond correlation
High performance liquid chromatography
Heteronuclear single quantum correlation
Coupling constant
Light-dark box
Multiplet
Mass spectrometry
n- Butanol
Nuclear magnetic resonance
Parts per million
Singlet
Serum glutamat oxaloacetat transaminase
Serum glutamat pyruvat transaminase
Sắc ký lớp mỏng
Thin layer chromatography
Ultra violet
Vanillin sulfuric


Phổ tương quan 1H-1H

iii

Thử nghiệm thăm dò mê cung
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Hằng số ghép
Thử nghiệm hộp sáng-tối
Nhiều đỉnh, đỉnh bội
Phương pháp phổ khối lượng
Cộng hưởng từ hạt nhân
Phần triệu
Đỉnh đơn

Sắc ký lớp mỏng
Phổ tử ngoại


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.

Rau đắng đất ..............................................................................................4

Hình 1.2.

Hoa thức, hoa đồ ........................................................................................5

Hình 1.3.


Cấu trúc các flavonoid có trong cây Rau đắng đất ....................................6

Hình 1.4.

Câu trúc các saponin có trong cây Rau đắng đất .......................................8

Hình 1.5.

Các chế phẩm có thành phần Rau đắng đất trên thị trường .....................13

Hình 1.6.

Phản ứng của các chất có khả năng chống oxy hóa với DPPH ...............15

Hình 3.1.

Sơ đồ chiết xuất Rau đắng đất .................................................................20

Hình 3.2.

Sắc ký đồ các cao chiết xuất từ cây Rau đắng đất ...................................21

Hình 3.3.

Sắc ký đồ kết quả khảo sát hoạt tính chống oxy hóa ...............................21

Hình 3.4.

Sắc ký đồ phân đoạn EtOAc ....................................................................22


Hình 3.5.

Sắc ký đồ các phân đoạn thu được sau khi lên cột nhanh .......................23

Hình 3.6.

Sắc ký đồ các phân đoạn thu đươc sau khi lên cột pha đảo .....................24

Hình 3.7.

Sắc ký đồ các phân đoạn thu đươc sau khi lên cột sephadex ..................25

Hình 3.8.

SKLM kiểm tra độ tinh khiết của G-3 .....................................................26

Hình 3.9.

SKLM kiểm tra độ tinh khiết của G-4 .....................................................27

Hình 3.10. SKLM kiểm tra độ tinh khiết của G-7 .....................................................27
Hình 3.11. Sơ đồ phân lập và tinh chế .......................................................................28
Hình 3.12. Phổ MS của G-3 .......................................................................................28
Hình 3.13. Cơng thức cấu tạo và một số tương tác trên phổ HMBC, COSY của G-3 ..32
Hình 3.14. Phổ MS của G-4 .......................................................................................32
Hình 3.15. Cơng thức cấu tạo của spergulagenin A ..................................................33
Hình 3.16. Công thức cấu tạo và một số tương tác trên phổ HMBC, COSY của G-4 ..37
Hình 3.17. Phổ MS của G-7 .......................................................................................37
Hình 3.18. Cơng thức cấu tạo và một số tương tác HMBC, COSY của hợp chất G-7 ..40
Hình 3.19. Sắc ký đồ kết quả khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của G-3, G-4, G-7.........40


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Một số chế phẩm có Rau đắng đất trên thị trường .................................. 13

Bảng 3.1.

Các phân đoạn thu được sau khi lên cột nhanh ....................................... 23

Bảng 3.2.

Các phân đoạn thu được sau khi lên cột pha đảo .................................... 24

Bảng 3.3.

Các phân đoạn thu được sau khi lên cột sephadex .................................. 26

Bảng 3.4.

Dữ liệu phổ 13C-NMR và 1H-NMR của G-3 ........................................... 30

Bảng 3.5.

Dữ liệu phổ 13C-NMR và 1H-NMR của G-3 và Glinosid C .................... 31

Bảng 3.6.


Dữ liệu phổ 13C-NMR và 1H-NMR của G-4 ........................................... 34

Bảng 3.7.

Dữ liệu phổ 13C-NMR và 1H-NMR của G-4 và Spergulacin A .............. 35

Bảng 3.8.

Dữ liệu phổ 13C-NMR và 1H-NMR của G-7 ........................................... 38

Bảng 3.9.

Dữ liệu phổ 13C-NMR và 1H-NMR của G-7 và Trifolin ......................... 39

v


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC-NĂM 2014-2019
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HĨA HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG HOẠT TÍNH
CHỐNG OXY HÓA CỦA CÂY RAU ĐẮNG ĐẤT
(Glinus oppositifolius (L). DC. Molluginaceae)
Sinh viên thực hiện: Hà Mỹ Nhân
Hướng dẫn khoa học: DS. Nguyễn Thị Thu Hiền
Mở đầu:
Rau đắng đất là một loại cây thân thuộc với đời sống của người dân Nam Bộ. Trên thị trường,
các chế phẩm có chứa thành phần Rau đắng đất được sử dụng phổ biến như Boganic, BAR,
Livonic, … được sử dụng do có tác dụng phịng và hỗ trợ điều trị viêm gan. Tuy nhiên, hiện
nay chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Rau đắng đất ở nước ta. Vì
vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học theo định hướng hoạt

tính chống oxy hóa của cây Rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) DC. Molluginaceae)”
Đối tượng
Toàn cây Rau đắng đất tươi được thu hái tại Cần Thơ, được so sánh hình thái với các tài liệu
mơ tả thực vật [2], [5], sau đó được làm sạch và phơi khơ trong bóng râm.
Phương pháp nghiên cứu
(1) Chiết xuất các hợp chất trong Rau đắng đất bằng phương pháp ngấm kiệt với cồn 70%
và tách các phân đoạn từ cao cồn bằng phương pháp chiết xuất lỏng-lỏng với ethyl acetat, nButanol và thu hồi dung môi để thu được các cao tương ứng. (2) Khảo sát hoạt tính chống
oxy hóa các cao trên mơ hình TLC-DPPH. (3) Phân lập các hợp chất bằng sắc ký cột nhanh,
cột đảo C-18, sephadex LH-20. (4) Xác định cấu trúc các chất phân lập dựa trên dữ liệu phổ
khối (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1D-NMR, 2D-NMR) và so sánh với dữ liệu phổ đã
cơng bố.
Kết quả: Từ 3 kg tồn cây Rau đắng đất ngấm kiệt với cồn 70%, sau khi thu hồi dung mơi
thu được 3 lít cao lỏng. Chiết phân bố thu được 30 g cao ethyl acetat và 45 g cao n-Butanol.
Thử nghiệm TLC-DPPH cho kết quả cao EtOAc có hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn. Từ
30 g cao EtOAc tiến hành phân lập bằng sắc ký cột nhanh thu được 5 phân đoạn. Phân đoạn
4 được phân lập bằng cột đảo C-18 thu được 2 hợp chất tinh khiết là G-3(102 mg) và G-4
(52 mg). Phân đoạn 5 tiếp tục được phân tách trên cột sephadex LH-20 thu được G-7 (22
mg). Dựa vào số liệu phổ khối (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1D-NMR, 2D-NMR) và
so sánh với các tài liệu tham khảo đã xác định được G-3 là glinosid C, G-4 là spergulacin A
và G-7 là trifolin. Thử nghiệm TLC-DPPH cho kết quả G-7 ( trifolin) có hoạt tính chống oxy
hóa trên mơ hình này.
Kết luận: Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm, đề tài đã đạt được các mục tiêu đề ra. Với
những kết quả đạt được là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về thành phần hóa học cũng
như tác dụng dược lý của cây Rau đắng đất sau này.
Từ khóa: Glinus oppositifolius, Rau đắng đất, TLC-DPPH, chống oxy hóa, glinosid C

vi


FINAL ESSAY FOR THE DREGREE OF B.Sc. PHARM.

ACADEMIC YEAR 2014-2019
THE STUDY ON PHYTOCHEMICAL CONSTITUENTS ORIENTED
ANTIOXIDANT ACTIVITY OF GLINUS OPPOSITIFOLIUS MOLLYGINACEAE
Author: Ha My Nhan
Scientific instructor: M.S. Pharm. Nguyen Thi Thu Hien
Background: Glinus oppositifolius Molluginaceae is one of popular herb in the life of
Southerners. There are many products were made from this extract, such as Boganic, B.A.R
and Livonic…, which was an effective prevention and treatment of liver disease. Because of
the lack of chemical composition researchs of this herb, we conduct the study on
phytochemical constituents oriented antioxidant activity of Glinus oppositifolius.
Materials: Whole fresh plant of Glinus oppositifolius which had collected from Can Tho
city, were made a morphological characteristic comparison with plant documentary [2], [5].
After that, these were cleaned and dried in the shade.
Methods: (1) Using percolation method with Ethanol 70% to extract phytochemical
constituents from Glinus oppositifolius. Splitting the segment by liquid-liquid extraction
with Ethyl acetat (EtOAc) and n-Butanol and then collecting the extracts. (2) Evaluating
antioxidant activity of the extract by TLC-DPPH test. (3) Isolating compounds by flash
column, C-18 reverse phase column and sephadex LH-20 column chromatography. (4)
Determining the structure of isolated compounds by both Mass Spectrometry (MS), 1D and
2D-Nuclear Magnetic Resonace (NMR) documentary and comparison with previous
references. (5) Conducting antioxidant activity survey from extracted compounds by TLCDPPH test.
Result and discussion: After using percolation method, got 3 liters of ethanol 70% extract
from 3 kg of whole plant. Then, conducted fractional extraction and collected 30 grams of
EtOAc and 45 grams of n-butanol extracts. The result of TLC-DPPH showed that the
antioxidant activity of EtOAc extract was better than the others. And so 30 grams of EtOAc
extract were isolated by fast column and collected 5 segments. The 4th segment was isolated
by C-18 reverse phase column and gained 2 pure compounds were G-3(102 mg) and G-4
(52 mg). The 5th segment was isolated by sephadex LH-20 column and gained G-7 (22 mg).
According to MS, 1D and 2D-NMR documentary and comparison with previous references,
determined G-3, G-4 and G-7 were glinosid C, spergulacin and trifolin, respectively. TLCDPPH result revealed that G-7 (Trifolin) had the antioxidant activity.

Conclusion and suggestion: By the experimental research, this study was met the proposed
objectives. This result had become a premise for future studies about phytochemical
constituents and pharmacological effects of Glinus oppositifolius.
Key words: Glinus oppositifolius, slender carpet weed, TLC-DPPH, antioxidant, glinosid C

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Gốc tự do là một thuật ngữ từ lâu đã quen thuộc với giới y khoa. Hiện nay, thuật ngữ
này càng được quan tâm nghiên cứu vì đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến
các bệnh như viêm khớp, parkinson, suy giảm trí nhớ và đặc biệt là ung thu [22].
Nhiều nghiên cứu cho thấy các cây thảo dược có tác dụng chống lại các gốc tự do
mạnh mẽ, trong đó Rau đắng đất cũng là lồi cây được chứng mình có tiềm năng
trong tác dụng này.
Rau đắng đất là một loại cây thân thuộc với đời sống của người dân Việt Nam đặc
biệt là người dân Nam Bộ. Theo y học cổ truyền cây có tác dụng lợi tiêu hóa, nhuận
gan, ích mật, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Trong các nghiên cứu gần đây, Rau đắng
đất cịn có tác dụng dược lý như khả năng chống oxy hóa [7] , bảo vệ gan [17], chống
ung thư [12], giảm đau, kháng viêm [18]…
Tuy nhiên, hiện nay Rau đắng đất mới chỉ được quan tâm với tác dụng bảo vệ gan
mà chưa được sử dụng với tác dụng chống oxy hóa một trong những tác dụng tiềm
năng của cây. Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu đầy đủ hơn về cây Rau đắng đất đặc
biệt là về hoạt tính chống oxy hóa và thành phần hóa học nhằm làm tiền đề cho các
nghiên cứu sau này và đưa thêm tiêu chuẩn hóa học làm cơ sở cho cơng tác tiêu chuẩn
hóa dược liệu Rau đắng đất trong sản xuất thuốc từ dược liệu, nên chúng tôi tiến hành
đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học theo định hướng hoạt tính chống oxy
hóa của cây Rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) DC. Molluginaceae)” với
các mục tiêu cụ thể:
- Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa các phân đoạn trên mơ hình TLC-DPPH .

- Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ phân đoạn có hoạt tính chống oxy hóa
cao hơn.
- Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất phân lập được trên mơ hình TLC-DPPH.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về Rau đắng đất

1.1.1. Tổng quan về thực vật
1.1.1.1.

Đặc điểm thực vật của họ Rau đắng (Molluginaceae)

Cây thân thảo hằng năm hoặc lâu năm hay cây bụi lùn; phân nhánh kiểu chùm hoặc
kiểu xim. Lá mọc đối, mọc so le hoặc gần như mọc vịng; khơng có lá kèm hoặc lá
kèm nhỏ và sớm rụng. Hoa đều, lưỡng tính, ít khi đơn tính, mọc đơn độc hay thành
xim. 4-5 lá đài rời hay liền ở gốc, lợp, tồn tại; cánh hoa nhỏ hay khơng có; 3-5 hoặc
nhiều nhị, chỉ nhị rời hay dính nhau ở gốc, bao phấn 2 ô mở bằng kẽ nứt dọc; khơng
có đĩa mật, hoặc có đĩa mật hình vòng. Bầu thượng hiếm khi bầu trung, vòi nhụy
hoặc đầu nhụy dạng rời, hiếm khi dính. Bầu hợp lá nỗn, thường nhiều ơ, số vịi hay
đầu nhụy bằng số ơ; noãn cong hay đảo. Quả nang nứt dọc, thường được bao quanh
bởi đài tồn tại; hạt thường hình thận, đơi khi có một lớp áo hạt nhỏ; phơi cong, ngoại
nhũ tinh bột; nội nhũ ít hoặc khơng có. Họ này thường mọc ở vùng nhiệt đới, cận
nhiệt đới và nhiều loài ở châu Phi [1],[25].
1.1.1.2.


Đặc điểm thực vật chi Glinus

Trước đây, chi Glinus được xếp trong họ Aizoaceae (thuộc bộ Caryophyllales) nhưng
sau này đã được tách sang họ Molluginaceae do một vài đặc điểm khác biệt về thành
phần hóa học. Họ Molluginaceae có chứa anthocyanin trong khi họ Aizoaceae chứa
nhóm hợp chất betalain. Ngồi ra về hình thái thực vật học Aizoaceae khác với
Molluginaceae như là các lá đài dính liền nhau thành ống, chỉ nhị dính với bầu và cây
thường có lá mọng nước [8].
Chi Glinus có một vài đặc điểm hình thái: Cây cỏ mọc hằng năm hay lâu năm, thường
rạp xuống, khơng lơng hay có lơng xám. Lá có cuống ngắn mọc đối hay gần mọc
vịng, hình bầu dục, thn, hình trái xoan, thường ngun. Cụm hoa ở nách lá, thành
bó ít hoa, có cuống. Các mảnh bao hoa thường khơng bằng nhau, có mép dạng vảy,
nhị 3–30, rời hoặc hợp thành bó khi có nhiều nhị, bầu thượng hình trái xoan hay thn
có 3–5 ơ nhiều nỗn, đầu nhụy thẳng hay cong. Quả nang mở ơ 3–5 ơ, hạt có mồng
kéo dài quấn lấy hạt [2].

2


1.1.1.3.

Đặc điểm thực vật và phân bố của Rau đắng đất

a) Tên gọi
Tên Việt Nam: Rau đắng đất.
Tên khác: Rau đắng lá vòng.
Tên khoa học: Glinus oppositifolius (L.) DC.
Họ Rau đắng đất – Molluginaceae
Tên nước ngoài: Kaeng khom (Lào); Slender carpet weed (Anh) [1], [2], [4].
Theo danh lục thực vật (1978) ca Vn Kew (Anh Quc) do M.L. Gonỗalves son, lồi

Glinus oppositifolius L. DC. Molluginaceae cịn có 12 đồng danh sau đây:
Mollugo oppositifolius L.

Glinus denticulatus Guill.

Mollugo spergula L.

Glinus spergula L.

Glinus mollugo Fenzl.

Pharnaceum oppositifolium L.

Pharnaceum mollugo L.

Mollugo glinoides A.

Mollugo denticulata Guill.

Mollugo parviflora Ser.

Mollugo hirta Hiern.

Mollugo serrulata Sond.

b) Vị trí phân loại
Theo hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan (2009) vị trí lồi Glinus
oppositifolius L. DC. được xếp như sau: [39]

3



Rau đắng đất thuộc chi Glinus, tuy nhiên có tác giả xếp loài này vào chi Mollugo,
thuộc 2 chi trong 12 chi của họ Molluginaceae bao gồm: [9].
Adenogramma

Mollugo

Coelanthum

Pharnaceum

Corbichonia

Polpoda

Glinus

Psammotropha

Glischrothamnus

Suessenguthiell

Hyperteli

Macarthuria

c) Mô tả thực vật


Hình 1.1. Rau đắng đất

Là cây thân thảo sống lâu năm, mọc bị lan. Thân: có tiết diện hình trịn, có lơng,
khi non có màu xanh, khi già cứng và có màu nâu đỏ sần sùi, các mấu phình to. Lá:
đơn, mọc vịng từ 3-5 lá kích thước to nhỏ khơng đều nhau, lá nhỏ có chiều dài từ
0,4-0,6 cm, rộng 0,2-0,4 cm, lá lớn có chiều dài từ 1,2-1,6 cm, rộng từ 0,4-0,6 cm. Lá
hình mác dẹp, có một gân chính, mép lá có răng cưa thưa và cạn, mũi lá có răng nhọn,
mặt trên của lá có màu xanh hơn mặt dưới, có lơng. Lá kèm rất nhỏ và rụng sớm.
Cuống lá ngắn. Cụm hoa: từ 3-7 hoa mọc ở nách lá, cuống hoa hình sợi dài, màu
xanh, có lơng. Hoa màu lục nhạt lưỡng tính, mẫu 5, vơ cánh, nhụy có 3 vịi nhụy.
Quả: nang, hạt nhỏ, nhiều, hình thận, có màu nâu đỏ [4], [6].

4


Hình 1.2. Hoa thức, hoa đồ

d) Nguồn gốc và phân bố sinh thái
Cây thường được tìm thấy ở những vùng cát ẩm ướt hoặc các khu vực ẩm xung quanh
ao hồ trên khắp các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Á, các nước ở độ cao
thấp như Ấn Độ, Pakistan, Phillipines, Mali, Thái Lan và Trung Quốc. Cây cũng mọc
ở Tây Phi, từ Sénégal đến Nam Nigeria [9].
Ở Việt Nam, Rau đắng đất phân bố dọc theo các tỉnh ven biển, từ Nam Định đến vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Cây thường mọc hoang trên đất cát ẩm ở các bãi sông,
ven biển và trong những thửa ruộng, bãi trống ở nhiều vùng đồng bằng. Do khả năng
phân nhánh nhanh và khỏe, nên cây mọc thành đám dày và lan rộng [4].
e) Bộ phận dùng
Bộ phận dùng: Tồn cây
Mùa hoa, quả: Tháng 4-7
Có thể thu hái quanh năm, tốt nhất lúc cây chưa có hoa, rửa sạch, phơi khơ [4].

1.1.2. Tổng quan về thành phần hóa học
Các nghiên cứu trước đây cho thấy Rau đắng đất có nhiều thành phần hóa học khác
nhau như: flavonoid, saponin triterpen, các hợp chất thơm, steroid, dẫn chất acid
acylamin, nucleosid và một vài hợp chất khác. Trong đó, saponin và flavonoid là hai
thành phần chủ yếu trong cây [14].
Flavonoid

5


Từ dịch chiết methanol toàn cây Rau đắng đất, các nhà khoa học Thái Lan (2014) đã
phân lập được các flavonoid: Kaempferol 3-O-galactopyranosid (1), isorhamnetin-3O-β-D-xylopyranosyl-(1  2)-β-D-galactosid (2), vitexin (3), vicenin-2 (4) [38].
Và một vài flavonoid khác được tìm thấy trong cây như: Iso-vitexin (5), 5,7,4’trihydroxyflavonol (6), 6,8-dimethyl-5,7,4’-trihydroxyflavon (7), 3-hydroxy-5,7dimethoxy-6,8-dimethylflavon (8)
Dưới đây là cơng thức 1 số flavonoid chính có trong cây:

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)
(8)
Gal: β-D-galactopyranosyl Xyl: β-D-Xylopyranosyl Glu: β-D-Glucopyranosyl


Hình 1.3.

Cấu trúc các flavonoid có trong cây Rau đắng đất

6


Saponin
Các nghiên cứu về thành phần hóa học của Rau đắng đất trước đây cho thấy đa phần
saponin trong cây là saponin triterpen khung hopan [24], [26], [40].
Traore F và cộng sự (2000) đã công bố hai saponin triterpen mới là glinosid A (9)
(16-O-(β-arabinopyranosyl)-3-oxo-12, 16β, 21β, 22-tetrahydroxyhopan) và glinosid
B (10) (16-O-(β-arabinopyranosyl)-3-oxo-12, 16β, 22-trihydroxyhopan) được phân
lập từ phần trên mặt đất của G. oppositifolus [40].
Năm 2012, Kumar và cộng sự đã phân lập thêm một saponin triterpen mới glinosid
C (11) (16-O-(-D-glucopyranosesyl)-3, 12, 16 ,21, 22-pentahydroxyhopan)
khi đánh giá tác động ức chế -glucosidase của G. oppositifolius. Ngồi ra cịn phân
lập thêm được các saponin triterpen khác như spergulin A (12), spergulin B (13),
spergulagenin A -3-O-β- D xylopyranosyl (14), spergulacin (15), spergulacin A (16)
[26].
Gần đây (6/2019), các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phân lập được 21 saponin
triterpen mới, đó là các glinusopposide được chứng minh có tác dụng kháng 2 loại
nấm Microsporum Gypseum và Trichophyton Rubrum: glinusopposide A (17),
glinusopposide B (18), glinusopposide C (19), glinusopposide D (20), glinusopposide
E (21), glinusopposide F (22), glinusopposide G (23) [42].

(9) R=OH
(10) R=H


(11)

7


(17)
(18)
(19)
(20)
(21)
(22)
(23)

(12)

(13)

(14)

(15): R = rhamnose; R1 = H
(16): R = H; R2 = rhamnose

R1
H
H
H
H
H
acetyl
H


Hình 1.4.

R2
H
H
H
OH
OH
OH
OH

R3
H
Rha
H
H
H
H
H

R4
H
H
Rha
Rha
Rha
Rha
Xyl


R5
H
H
H
acetyl
crotonyl
crotonyl
crotonyl

Câu trúc các saponin có trong cây Rau đắng đất

Ngồi các nhóm hợp chất nói trên, Rau đắng đất cịn có các hợp chất khác như:
 Các hợp chất thơm: acid methyl 3-(4”-hydroxyphenyl)-(E)-propenoic (24), 4hydroxy-3,5-dimethoxy benzaldehyd (25)…[38].
 Phytosterol: Spinasterol (26), β-sitosterol, stigmasterol (27) [33].
 Các polysaccharid phân nhóm pectin có tác động lên hệ miễn dịch:

8


GOA1 [arabinose, galactose, arabinogalactan loại I (AG-I) và loại II (AG-II)];
GOA2 (acid galacturonic, rhamnose, arabinose và galactose) [20].
 Nucleosid: Adenosin [35].
 Năm 2015, các nhà nghiên cứu ở Bangladesh đã phân lập được 2 hợp chất trong
cây là trilinolein (28) và dotriacontyl docosanoat (29) [14]

(24)

(25)

(26)


(27)

(28)

(29)

1.1.3. Tổng quan về tác dụng dược lý
 Tác dụng chống oxy hóa
Năm 2009, nhóm nghiên cứu Ấn Độ đã thực hiện một loạt những thử nghiệm về tác
dụng chống oxy hóa của dịch chiết methanol 70% toàn cây Rau đắng đất bằng cách
áp dụng nhiều phương pháp thử nghiệm in vitro khác nhau như: DPPH, nitric oxid ,

9


thối hóa deoxyribose, ước tính tổng hàm lượng flavonoid, tổng hàm lượng phenol,
tổng hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp thiocyanat, phương pháp
phosphomolybdat, tạo phức với kim loại, làm nhạt màu của -caroten và đánh giá
hoạt tính chống oxy hóa được đo bằng cách đo mức độ tổn thương DNA phụ thuộc
bleomycin. Trong nghiên cứu này, mơ hình ex vivo cũng được các nhà nghiên cứu
thực hiện như phương pháp peroxyd hóa lipid. Các kết quả trong cả hai thử nghiệm
in vitro và ex vivo chỉ ra rằng dịch chiết Rau đắng đất có khả năng thu dọn các gốc tự
do, cải thiện tổn thương do quá trình oxy hóa tạo ra, là nguồn chất chống oxy hóa tự
nhiên có tiềm năng và hoạt tính chống oxy hóa phụ thuộc vào nồng độ [7].
Năm 2011, Nazia Hoque và cộng sự cũng thực hiện 2 thử nghiệm đối với dịch chiết
của Rau đắng đất nhận thấy trong mơ hình DPPH, giá trị IC50 của dịch chiết được tìm
thấy là 1000 μg/ml (ascorbic acid, IC50 = 14,45 µg/ml), thử nghiệm nitric oxid (NO)
kết quả thu được IC50 = 269 µg/ml (quercetin IC50 = 5,47 µg/ml). Trong thử nghiện
nitric oxid lượng tổng flavonoid là 25,46 mg/g tương đương quercetin và tổng hoạt

tính chống oxy hóa là 79,48 mg/g tương đương acid ascorbic [19].
Năm 2015, các nhà khoa học Philipin đã sử dụng phương pháp DPPH để đánh giá
khả năng chống oxy hóa của các dịch chiết từ các bộ phận khác nhau của Rau đắng
đất. Các dịch chiết được kiểm tra tính chất chống oxy hóa bằng gốc tự do [1,1diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH)]. Kết quả cho thấy tất cả các bộ phận của cây ( rễ,
thân và lá), đều thể hiện tác dụng chống oxy hóa [28].
 Tác dụng chống ung thư
Năm 2017, Tania Chakraborty cùng các nhà nghiên cứu trong nhóm đã sử dụng dịch
chiết methanol của G. oppositifolius thử nghiệm trên các dòng tế bào ung thư khác
nhau cho thấy hiệu quả chống tăng sinh được so sánh với các tế bào đơn nhân máu
ngoại vi (PBMCs) bình thường. Qua đó, thấy rằng G. oppositifolius là một nguồn
nguyên liệu từ thiên nhiên có tiềm năng lớn trong việc sản xuất các loại thuốc chống
ung thư mới trong tương lai [12].
 Tác dụng bảo vệ gan

10


Năm 2007 các nhà khoa học Ấn Độ đã thực hiện thử nghiệm so sánh tác dụng bảo vệ
gan của dịch chiết methanol của cây Rau đắng đất (Glinus oppositifolius) và cây Sam
biển (Trianthema decandra) chống lại tổn thương gan gây ra bởi paracetamol. Các
dịch chiết này được sử dụng qua đường uống với liều dùng 250 mg/kg và 500 mg/kg
và được so sánh với silymarin. Dựa vào các chỉ số sinh hóa về tổn thương gan (như
SGPT, SGOT, ALP và bilirubin trực tiếp) cho thấy, tác dụng bảo vệ gan của cả hai
dịch chiết phụ thuộc vào nồng độ, đều có tác dụng đáng kể, trong đó dịch chiết Rau
đắng đất có hiệu quả hơn so với Sam biển. Ở liều dùng 500 mg/kg của Rau đắng đất
có hiệu quả trị liệu gần tương đương với silymarin [17].
Natarajan và cộng sự (2010) thực hiện nghiên cứu về tác dụng bảo vệ gan của dịch
chiết methanol rễ Rau đắng đất đối với tổn thương gan gây ra bởi CCl4 (0,5 ml/kg)
ở chuột albino. Kết quả cho thấy đối với liều dùng 200 mg/kg và 500 mg/kg các chỉ
số sinh hóa về tổn thương gan (như SGPT, SGOT, ALP và bilirubin trực tiếp) đều

giảm. Tuy nhiên, liều dùng500mg/kg cho thấy khả năng bảo vệ tốt hơn 200mg/kg và
hiệu quả trị liệu tương đương với silymarin [31].
 Tác dụng kháng khuẩn
Lá và thân cây được chiết xuất bằng chloroform, ethanol và methanol đã được các
nhà nghiên cứu Philippin (2015) sử dung trong thử nghiệm. Hoạt tính kháng khuẩn
của các dịch chiết được đánh giá thông qua sự khuếch tán trên đĩa, nồng độ ức chế
tối thiểu, nồng độ diệt khuẩn đối với Staphylococcus aureus kháng methicillin,
Enterococcus

kháng

vancomycin,

Enterobacteriaceae

kháng

carbapenem,

Pseudomonas aeruginosa (P. aeruginosa) và Acinetobacter baumanii (A. baumanii)
sản xuất metallo-β-lactamase. Kết quả cho thấy dịch chiết từ lá của Rau đắng đất có
thể được sử dụng như là nguồn kháng sinh mới, thay thế chống lại các chủng vi khuẩn
Gram âm Escherichia coli, P. aeruginosa và A. Baumanii [29].
 Tác dụng giảm đau, kháng viêm
Năm 2011, Hoque và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm tác dụng giảm đau của Rau
đắng đất trên chuột với mô hình gây đau quặn bằng acid acetic với dịch chiết methanol
của Rau đắng đất ở 2 liều là 200 mg/kg và 400 mg/kg, hiệu quả giảm đau đáng kể so

11



với lô chứng. Tác dụng kháng viêm được thử nghiệm trên mơ hình gây phù chân ở
chuột bằng carrageenan, ở liều dùng 500 mg/kg làm giảm phù chân chuột. Những kết
quả này cho thấy rằng Rau đắng đất có tác dụng giảm đau, kháng viêm [18].
 Tác dụng an thần, giải lo âu
Nghiên cứu của Moniruzzaman cùng các nhà nghiên cứu trong nhóm (2016) đã cho
thấy tiềm năng an thần giải lo âu của dịch chiết ethanol lá Rau đắng đất trong các mơ
hình quan sát hành vi khác nhau ở chuột gồm: thử nghiệm thăm dò mê cung (EPM)
và hộp tối (LDB) ở chuột với liều 50, 100 và 200 mg/kg. Kết quả nghiên cứu này cho
thấy tác dụng an thần giải lo âu của Rau đắng đất là đáng kể, có thể ứng dụng trong
điều trị các chứng bệnh rối loạn tâm thần bao gồm cả chứng mất ngủ [30].
 Tác dụng kháng nấm
Gần đây, Dongdong Zhang và các cộng sự (06/2019) đã tiến hành thử nghiệm hoạt
động chống lại Microsporum Gypseum và Trichophyton Rubrum của các triterpen và
glycosid có trong cây Rau đắng đất. Kết quả cho thấy có nhiều hoạt chất có tác dụng
ức chế mạnh đối với cả hai loại nấm này, trong đó, 30-O-methyl spergulagenat 3-Oβ-D-xylopyranosid cho kết quả tốt khi MIC50 đối với M.gypseum là 6,8 μM và MIC50
đối với T.rubrum là 11,9 μM. Nghiên cứu này cũng chứng minh hiệu quả của các bài
thuốc truyền thống sử dụng Rau đắng đất trong việc điều trị các bệnh da liễu [42].
1.1.4. Các bài thuốc cổ truyền
 Thanh can giải độc.
Rau đắng đất 6g, Nhân trần (hoặc Bồ hồ) 5g, Dành dành 5g, Cỏ xước 6g, Rau má 6g,
Ké đầu ngựa 6g, dây Khổ qua 6g, Cỏ mực 8g, Muồng trâu 6g, Rễ tranh 6g, Sài đất
6g, Cam thảo 3g. Sắc nước uống hoặc tán bột, luyện thành viên uống (theo Lương y
Ðỗ Văn Tranh, An Giang).
 Trị bệnh vàng da, khó tiêu.
Dây Cứt quạ 1 thúng, Rau đắng đất 1 thúng, hai thứ nấu chung cho nhừ, lược bỏ xác,
nấu nước thành cao, thêm đường hay mật cho đặc, để lâu được. Mỗi sáng, trưa, tối 1
muỗng cà phê. Cao thuốc trị các bệnh vàng da, chậm tiêu, nổi u nhọt, mày đay [5].

12



Không chỉ ở Việt Nam mà ở các quốc gia khác Rau đắng đất đã được sử dụng từ rất
lâu. Tại Anh thân cây khô và bột lá của cây được sử dụng để điều trị vàng da và đau
bụng [10], bột mịn của các bộ phận trên mặt đất của cây được sắc và sử dụng trong
điều trị sốt rét ở Pháp [16], còn ở Na Uy cây giã nát với dầu hoặc nước được sử dụng
trong điều trị vết thương [15].
1.1.5. Các chế phẩm trên thị trường
Trên thị trường hiện nay Rau đắng đất được phối hợp với Actiso và Bìm bìm biếc đã
có hai chế phẩm được sản xuất là Boganic (Traphaco) và B.A.R (Pharmedic). Ngoài
ra, chế phẩm Liverbil (OPC) phối hợp thêm Diệp hạ châu. Các bài thuốc trên đều có
tác dụng nhuận gan, ích mật, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.

Hình 1.5.

Các chế phẩm có thành phần Rau đắng đất trên thị trường

Bảng 1.1. Một số chế phẩm có Rau đắng đất trên thị trường
Tên sản
phẩm

Dạng
bào chế

Thành phần

Chỉ định
- Phòng và hỗ trợ điều trị viêm gan,

Actisơ.......................400 mg suy giảm chức năng gan.

Viên
LIVERBIL

nang
cứng

Bìm bìm biếc ...........400 mg - Thanh nhiệt, giải độc gan và bảo vệ
Rau đắng đất ...........400 mg

gan.

Diệp hạ châu ...........400 mg

- Điều trị các triệu chứng: đầy bụng,

Tá dược .........vừa đủ 1 viên

rối loạn tiêu hóa, dị ứng, mụn nhọt,
mẫn ngứa, mề đay do rối loạn chức
năng gan, viêm gan gây ra

13


- Điều trị các chứng bệnh thuộc về
Viên nén
B.A.R

bao
đường


Bột Bìm Bìm..............75 mg gan như: mụn, nhọt, gứa, nổi mề đay,
Actiso ......................100 mg viêm gan cấp và mãn tính, vàng da.
Rau Đắng Đất ……..75 mg

- Giúp thông tiểu, nhuận trường

Tá dược……..vừa đủ 1 viên

(chống táo bón).
- Giúp ăn ngon.
- Bổ gan, dùng phòng và hỗ trợ điều
trị suy giảm chức năng gan, đặc biệt
do dùng nhiều bia, rượu; viêm gan
do thuốc, hóa chất

BOGANIC

Viên

Actiso.......................170 mg

nang

Rau đắng đất............128 mg

mềm

Bìm bìm..................13,6 mg


- Làm giảm các triệu chứng của bệnh
viêm gan gây mệt mỏi, vàng da, ăn
kém, khó tiêu, bí đại tiểu tiện, táo
bón.
- Điều trị dị ứng, mụn nhọt, lở ngứa,
nổi mề đay do bệnh gan gây ra.
- Phòng và hỗ trợ điều trị vữa xơ
động mạch, mỡ trong máu cao.

1.2.

Gốc tự do và một số mơ hình thử tác dụng chống oxy hóa

1.2.1. Gốc tự do
Gốc tự do là một phân tử hóa học bị mất đi một electron, nói một cách đơn giản, phân
tử đó bị “mất cân bằng”. Khi bị mất cân bằng, nó sẽ có xu hướng lấy electron của
phân tử khác để trở về trạng thái cân bằng, điều này rất nguy hiểm vì có thể phá hủy
các phân tử khác, đặc biệt là các phân tử cấu tạo nên thành phần của tế bào. Khi gốc
tự do tấn cơng vào các tế bào, cơ thể sẽ có biện pháp phù hợp để loại bỏ chúng. Tuy
nhiên, nếu có quá nhiều gốc tự do tồn tại trong cơ thể, bộ máy bên trong cơ thể không
thể tự loại bỏ hết được. Và nếu một lỗi nhỏ không được khắc phục, thì hậu quả sẽ
ngày càng lớn và cuối cùng sức khỏe, sự sống sẽ bị đe dọa. Một số loại gốc tự do
nguy hiểm bao gồm: superoxid, ozon, hydrogen peroxid, peroxy lipid, gây ra nhiều
tổn thương tế bào, được cho là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh

14


×