GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI SGDI
NHCT VN
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN THẺ
3.1.1 Dự báo nhu cầu thanh toán thẻ tại Việt Nam
Thị trường thẻ tại Việt Nam những năm qua đã có những bước phát triển đột
biến cả về số lượng và đối tượng khách hàng. Đó là hệ quả của việc xúc tiến đẩy
mạnh thị phần mà các ngân hàng và các tổ chức thẻ quốc tế tiến hành tại Việt Nam.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thẻ ATM chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự
tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường. Điều đó có được từ nhu cầu sử dụng thẻ trong
dân cư tăng cao, đặc biệt gần đây chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính
Phủ về việc trả lương qua tài khoản đang là cơ hội rất lớn cho các ngân hàng phát
triển dịch vụ này.
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các tổ chức thẻ quốc tế đã dự
báo nhu cầu thanh toán thẻ tại Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng trong thời gian
tới. Dự báo cho thấy đến năm 2010 các loại thẻ ATM, thẻ tín dụng …sẽ là phương
tiện thanh toán quen thuộc với đa số dân cư sinh sống tại các đô thị lớn, các khu
công nghiệp trong cả nước. Dự báo này dựa trên các yếu tố cơ bản sau:
Tiềm năng thị trường: với khoảng 85 triệu dân, Việt Nam có dân số đứng
thứ 13 trên thế giới. Là quốc gia có dân số trẻ, đây sẽ là lực lượng nhanh nhạy
trong việc ứng dụng các công nghệ cao vào cuộc sống. Tổ chức thẻ Visa
International và ACNielsen trong một báo cáo công bố gần đây cho thấy 1,2 triệu
người đủ điều kiện cấp thẻ tín dụng (so với 330.000 thẻ hiện nay được sử dụng tại
Việt Nam ) trên tổng số 7 triệu dân trên hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy tiềm năng rất lớn của thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam.
Ngoài ra có khoảng 10,5 triệu người Việt Nam đủ điều kiện mở tài khoản tại ngân
hàng và được cấp thẻ ghi nợ (Debit Card).
Chính sách phát triển nghiệp vụ thanh toán thẻ nói chung được các ngân
hàng hết sức quan tâm đầu tư phát triển để nâng cao sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng, đồng thời huy động được nguồn vốn rẻ đáp ứng yêu cầu hoạt động trước sự
cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng là một trong những điều kiện
phát triển nhanh thị trường thẻ.
Theo số liệu mới công bố của NHNN, đến nay (2/2008) cả nước có 32 tổ chức
phát hành thẻ, với tổng số lượng thẻ là 8,3 triệu thẻ; 4.300 máy ATM; 23.000 điểm
bán hàng hoá và dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Trong đó 85% lượng
máy ATM phân bố tại các thành phố lớn.
Hiện có 10 tổ chức trên toàn quốc có lượng máy ATM nhiều nhất: Vietcombank
đứng đầu với 890 máy; tiếp theo là BIDV: 682 máy; Agribank: 621 máy; Incombank:
492 máy; DongA Bank: 595 máy; Sacombank: 178 máy; Techcombank: 156 máy;
VPbank: 118 máy; ACB: 102 máy; MB: 90 máy.
Theo nhận định của các tổ chức này số thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ quốc tế
đang tăng lên theo cấp số nhân. Năm 1996 toàn thị trường Việt Nam mới chỉ vó
400.000 chủ thẻ, tới hết năm 2006 con số này tăng lên 3,5 triệu chủ thẻ,và hiện nay
con số này vào khoảng hơn 8 triệu chủ thẻ. Chi tiêu bằng thẻ vì vậy cũng tăng vọt.
Từ năm 2002 đến năm 2006 giá trị giao dịch đã tăng vọt lên tới 200 triệu USD.
Đặc biệt số tiền mặt du khách nước ngoài chi tiêu tại Việt Nam bằng thẻ tín dụng
tăng 323% tới 407 triệu USD.
Thu nhập của người dân không ngừng được tăng lên: theo số liệu thống kê,
dân số ở khu vực thành thị của nước ta hiện nay là 25% tức là trên 21 triệu người.
Đây là lực lượng có mức thu nhập trung bình cao hơn so với các khu vực khác, nhu
cầu chi tiêu của họ vì thế cũng ở mức cao. Dự báo đến năm 2009 mức thu nhập
bình quân đầu người của Việt Nam sẽ vượt qua 1.000 USD/người/năm và sẽ có
khoảng 1/4 dân số có mức thu nhập trên 7 triệu VNĐ/tháng. Và số thu nhập này
mỗi năm gia tăng thêm về mặt số lượng (năm 2006 là 12%,năm 2007 là 18%). Đây
là những điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động phát hành và thanh toán thẻ.
Hiện nay, tổ chức thẻ Visa đã phát hành được khoảng 160.000 thẻ tín dụng và
thẻ ghi nợ với mức tăng trưởng khoảng 70%/năm. Thông qua hợp tác với 17 ngân
hàng trong và ngoài quốc doanh tổ chức thẻ quốc tế này đang tiếp tục đẩy mạnh
hợp tác và phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam.
Nhu cầu du học nước ngoài tăng: đời sống của người dân không ngừng
tăng cao, trong đó có một bộ phận dân cư khá giả. Do đó việc du học nước ngoài
hiện nay không còn là một vấn đề xa lạ. Để phục vụ chi tiêu tại nước ngoài, thẻ
thanh toán đã trở thành một phương tiện không thể thiếu của các du học sinh cũng
như những người thường xuyên đi công tác tại nước ngoài. Đây là nhóm khách
hàng lớn của các ngân hàng phát hành thẻ.
Nhu cầu thăm quan du lịch của người dân tăng: thu nhập ngày một tăng cao
nên nhu cầu tham quan, du lịch, giải trí của người dân cũng không ngừng tăng lên,
đặc biệt là các chuyến du lịch nước ngoài. Đây là những điều kiện mới cho sự phát
triển của thẻ thanh toán.
Mức độ cạnh tranh trên thị trường thẻ chưa thực sự gay gắt: với một thị
trường thẻ mới phát triển như Việt Nam, số lượng các ngân hàng thương mại tham
gia vào hoạt động phát hành và thanh toán thẻ không phải là quá lớn, thị trường thẻ
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, trong khi số lượng người có tài
khoản tại ngân hàng các nước láng giềng đã bão hòa: Singapore là 95%, Malaysia
là 55% và Thái Lan đạt 46%...thì tại thị trường Việt Nam con số này vào khoảng
6%.
Đây là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ, giành
lấy thị phần hấp dẫn để có thế giữ chân khách hàng đồng thời tận dụng nguồn vốn
rẻ khổng lồ.
3.1.2 Định hướng phát triển nghiệp vụ thanh toán thẻ tại SGDI
SGDI là môt chi nhánh trong hệ thống của NHCT VN nên theo một định
hướng phát triển chung của NHCT VN.
Định hướng phát triển của NHCT VN: Sự phát triển của hoạt động thanh
toán thẻ của NHCT VN đang gặp phải những khó khăn và thuận lợi nhất định có
tính khách quan và chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế Việt
Nam kể từ khi mở cửa hội nhập đã đạt được những thành công quan trọng, tốc độ
phát triển kinh tế của Việt Nam khá cao và ổn định (trung bình GDP tăng trưởng
7%-8%/năm). Thu nhập của người dân ngày một tăng cao, nhu cầu sử dụng thẻ
trong thanh toán ngày một rộng rãi. Xu thế mở cửa hội nhập rộng rãi với kinh tế
thế giới tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời đặt ra những yêu cầu đối với phát triển
thanh toán thẻ tại Việt Nam. Việt Nam là một nước có nền kinh tế đi sau nhiều
nước phát triển, do đó có điều kiện thuận lợi tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ
thuật và công nghệ mới để phát triển thanh toán thẻ. Trong đó NHCT VN là một
trong những ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực này.
NHCT VN đã xác định phương hướng và nhiệm vụ trước mắt là phấn đấu trở
thành một trong những ngân hàng hàng đầu trong phát triển nghiệp vụ thẻ, với sản
phẩm đa dạng, giá trị gia tăng vượt bậc, chất lượng dịch vụ hoàn hảo, tạo cạnh
tranh, thương hiệu và bản sắc riêng, cụ thể được thể hiện trong những mục tiêu
sau:
- Xây dựng và khẳng định thương hiệu nghiệp vụ thẻ của NHCT VN trên
thương trường.
- Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu trên thị trường thẻ.
Củng cố khách hàng truyền thống, chủ động khai thác thị trường và khách hàng
tiềm năng.
- Liên tục đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng tối đa yêu cầu
của các đối tượng khách hàng, nhất là khách hàng có mức thu nhập trung bình và
thấp.
- Đặc biệt coi trong dịch vụ sau bán và phát triển các giá trị gia tăng nhằm tạo
ra sự khác biệt và riêng có của NHCT VN.
- Tăng cường hợp tác, liên doanh liên kết trong kinh doanh thẻ.
- Phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ theo tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế.
- Mở rộng, phát triển chủ thẻ, CSCNT và điểm đặt ATM.
Định hướng phát triển của phòng dịch vụ thẻ - SGDI - NHCT VN trong
năm 2008
- Phát hành mới 20.000 thẻ E-partner.
- Phát hành mới 80 thẻ tín dụng quốc tế.
- Tìm kiếm và lắp đặt mới 20 CSCNT.
- Cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường.
- Đảm bảo công tác thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn.
- 100% cán bộ, công nhân viên của phòng cam kết không vi phạm những điều
đã cam kết trong bản cam kết cá nhân.
- Về công tác đoàn thể: tích cực hưởng ứng tham gia đầy đủ hoạt động đoàn
thể do công đoàn và cơ quan đề ra.
- Đăng ký danh hiệu năm 2008: phòng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao.
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI SGDI -NHCT
VN
3.2.1 Hoàn thiện chính sách phát triển nghiệp vụ thanh toán thẻ
Trước hết cần nghiên cứu đơn giản thủ tục đối với các hình thức mở thẻ, nhất
là thẻ tín dụng tín chấp theo hướng nhanh gọn tối đa cho khách hàng mà vẫn đảm
bảo an toàn hoạt động cho ngân hàng.
Nghiên cứu tăng thêm hạn mức chi tiêu cho khách hàng, đảm bảo nhu cầu chi
tiêu ngày càng tăng của khách hàng. Song song với đó là xây dựng cơ sở dữ liệu
khách hàng giúp cho việc chăm sóc khách hàng được tốt hơn.
Về chính sách marketing, hiện nay xu hướng tiến bộ trong chiến lược doanh
nghiệp theo triết lý 3P ( People, product, profit) là đề cao tới vai trò của con người
đứng cao hơn vai trò sản xuất sản phẩm và lợi nhuận của một công ty. Sản xuất
nhiều hàng hóa nhưng không được khách hàng biết đến cũng không thể tiêu thụ
hiệu quả, sản phẩm không tiêu thụ được thì lợi nhuận của công ty cũng không thể
đạt được. Cạnh tranh ngày nay không phải là diệt trừ đối thủ mà là mang lại những
giá trị cao hơn để khách hàng lựa chọn. Bất kỳ sản phẩm nào cũng tuân theo
nguyên tắc đó.
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán hiện đại và đã trở thành một công cụ
thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, thẻ
ngân hàng vẫn là một phương thức thanh toán tương đối mới với phần đông dân số
thậm chí với bản thân các ngân hàng thương mại. Vì vậy, các ngân hàng nói chung
và từng ngân hàng cụ thể nói riêng trong đó có SGDI - NHCT VN cần tập trung
vào hoàn thiện hơn nữa chính sách Marketing, tăng cường quảng bá dịch vụ thẻ
đến với các tầng lớp dân cư. Các hoạt động Marketing mà SGDI nên chú trọng là:
Phương pháp quảng cáo: Thường xuyên thực hiện các chương trình quảng
cáo như: treo băng rôn, áp phích quảng cáo, phát hành hệ thống tờ rơi, bruchure
giới thiệu sản phẩm dịch vụ thẻ. Hay qua các phương tiện thông tin đại chúng tại
địa bàn như báo chí, phim ảnh, loa đài, gửi mail quảng cáo, gọi điện thoại, hay trực
tiếp giới thiệu sản phẩm. Làm các chương trình PR một cách chuyên nghiệp: tổ