Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Khảo sát tác dụng giảm đau của cao chiết nước từ lá cây lấu đỏ psychotria rubra (lour ) por, rubiaceae

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 65 trang )

NTTU-NCKH-04

e

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------------------------------------

Đơn vị chủ trì: Trƣờng Đại học Nguyễn Tất Thành

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
DÀNH CHO CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN 2018

Tên đề tài: Khảo sát tác dụng giảm đau của cao chiết nƣớc từ
lá cây Lấu đỏ Psychotria rubra (Lour.) Poir, Rubiaceae
Số hợp đồng: 2018.01.42/HĐ-KHCN

Chủ nhiệm đề tài: Hồng Thị Phƣơng Liên
Đơn vị cơng tác: Khoa Dƣợc – ĐH Nguyễn Tất Thành
Thời gian thực hiện: 06/2018 – 02/2019

TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 02 năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------------------------------

Đơn vị chủ trì: Trƣờng Đại học Nguyễn Tất Thành


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
DÀNH CHO CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN 201

Tên đề tài: Khảo sát tác dụng giảm đau của cao chiết nƣớc từ lá
cây Lấu đỏ Psychotria rubra (Lour.) Poir, Rubiaceae
Số hợp đồng : 2018.01.42/HĐ-KHCN

Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Thị Phƣơng Liên
Đơn vị công tác: Khoa Dƣợc – ĐH Nguyễn Tất Thành
Thời gian thực hiện: 06/2018 – 02/2019

Các thành viên phối hợp và cộng tác:
STT

Họ và tên

Chuyên
ngành

1

Võ Thị Thu Hà

Dƣợc lý

2

Nguyễn Lê Thanh Tuyền

Dƣợc lý


Cơ quan công tác
Khoa

Dƣợc



Ký tên

Đại

học

Đại

học

Nguyễn Tất Thành
Khoa

Dƣợc



Nguyễn Tất Thành


TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sản phẩm đạt đƣợc

-

-

-

-

Quy trình chiết cao nƣớc từ lá

-

Quy trình chiết cao nƣớc từ lá

cây Lấu đỏ (chung nhóm nghiên

cây Lấu đỏ (chung nhóm nghiên

cứu Th.s Nguyễn Lê Thanh

cứu Th.s Nguyễn Lê Thanh

Tuyền)

Tuyền)

Bảng kết quả tác động giảm đau

-


Bảng kết quả tác động giảm đau

ngoại biên bằng mơ hình gây

ngoại biên bằng mơ hình gây đau

đau quặn bằng acid acetic

quặn bằng acid acetic

Bảng kết quả tác động giảm đau

-

Bảng kết quả tác động giảm đau

trung ƣơng bằng mơ hình nhúng

trung ƣơng bằng mơ hình nhúng

đi chuột

đi chuột

Bài báo khoa học (bản thảo gửi
tạp chí KH&CN – ĐH NTT)

-

Sản phầm đăng ký tại thuyết minh


Hƣớng dẫn 01 SV tốt nghiệp DS
ĐH

Thời gian đăng ký : 06/2018 – 02/2019
Thời gian nộp báo cáo: ngày 25/02/2019

-

Bài báo khoa học

-

Hƣớng dẫn 01 SV tốt nghiệp DS
ĐH


Khảo sát tác dụng giảm đau của cao chiết nƣớc từ lá cây
Lấu đỏ (Psychotria rubra (Lour.) Poir, Rubiaceae)
Mục tiêu: Psychotria rubra (Lour.) Poir. phổ biến ở khu vực châu Á. Tại Việt
Nam, Lấu đỏ đƣợc sử dụng rộng rãi trong dân gian, có thể kể đến nhƣ : viêm họng,
viêm amydal, giảm đau khớp, giảm đau và cầm máu cho phụ nữ sau sinh… Tuy
nhiên, tại Việt Nam các nghiên cứu về Lấu đỏ vẫn cịn hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu
đƣợc thực hiện nhằm khảo sát tác động giảm đau ngoại biên và giảm đau trung
ƣơng của lá Lấu đỏ.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Thử nghiệm giảm đau ngoại biên sử dụng mơ hình gây
đau quặn bằng acid acetic trên chuột. Sau khi dùng thuốc 60 phút, tất cả chuột đƣợc
gây đau bằng cách tiêm phúc mô dung dịch acid acetic 1% ở liều 0,1 ml/10g. Đếm
số lần đau quặn ở chuột trong các khoảng thời gian sau, tính từ thời điểm dung dịch
acid acetic đƣợc tiêm: 5 - 10 phút, 20 - 25 phút, 35 - 40 phút. Thuốc đối chứng là

aspirin
Thử nghiệm giảm đau trung ƣơng sử dụng mơ hình gây đau bằng phƣơng pháp
nhúng đi chuột. Đi chuột đƣợc nhúng trong nƣớc nóng ở 55 ± 0,5oC. Tiềm thời
đƣợc ghi nhận tại các thời điểm: trƣớc khi dùng thuốc và ở 60, 90, 120, 150 phút
sau khi dùng thuốc. Thuốc đối chứng là morphin.
Kết quả: Trong thử nghiệm giảm đau ngoại biên, cao Lấu đỏ ở liều 2,50 g/kg làm
giảm số lần đau quặn của chuột ở thời điểm 35 – 40 phút (p < 0,05). Cao Lấu đỏ ở
liều 1,25 g/kg làm giảm số lần đau quặn của chuột ở thời điểm 20 – 25 phút và 35 –
45 phút. Sự khác biệt số lần đau quặn giữa 2 liều và giữa mỗi liều với thuốc đối
chứng khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê. Trong thử nghiệm giảm đau trung
ƣơng, tiềm thời giật đuôi ở cả 2 lơ khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê so với lô
chứng. Nhƣ vậy, cả 2 liều 2,50g/kg và 1,25 g/kg cao chiết nƣớc từ lá cây Lấu đỏ
đều thể hiện tác động giảm đau ngoại biên nhƣng chƣa thể hiện tác động giảm đau
trung ƣơng trong các mơ hình thử nghiệm..
Từ khóa: Acid acetic, giảm đau ngoại biên, giảm đau trung ƣơng, Lấu đỏ,
Psychotria rubra.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 2
TỔNG QUAN VỀ CÂY LẤU ĐỎ ................................................................................. 2

1.

1.1.1.

Danh pháp ............................................................................................................ 2

1.1.2.


Vị trí trong bảng phân loại thực vật ..................................................................... 2

1.1.3.

Mơ tả hình thái ..................................................................................................... 2

1.1.4.

Phân bố................................................................................................................. 3

1.1.5.

Bộ phận dùng ....................................................................................................... 3

1.1.6.

Thành phần hóa học ............................................................................................. 3

1.1.7.

Tác dụng dƣợc lý ................................................................................................. 5

1.1.8.

Ứng dụng trong Y học cổ truyền ......................................................................... 6

ĐẠI CƢƠNG VỀ ĐAU .................................................................................................. 6

2.


1.2.1.

Định nghĩa ............................................................................................................ 6

1.2.2.

Phân loại............................................................................................................... 7

1.2.3.

Cơ chế gây đau ..................................................................................................... 8

1.2.4.

Cơ chế tác dụng của thuốc giảm đau ................................................................... 9

1.2.5.

Thuốc giảm đau.................................................................................................... 9

1.2.6.

Các mơ hình giảm đau thực nghiệm .................................................................. 10

CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 14
2.1.

Thú vật thử nghiệm ................................................................................................... 14


2.2.

Dƣợc liệu ................................................................................................................... 14

2.3.

Hóa chất, thiết bị ....................................................................................................... 14

2.4.

Chiết xuất dƣợc liệu .................................................................................................. 15

2.5.

Phƣơng pháp xác định độc tính cấp .......................................................................... 15

2.6.

Khảo sát tác động giảm đau của cao chiết nƣớc từ lá cây Lấu đỏ ............................ 16

2.6.1.

Khảo sát tác động giảm đau ngoại biên bằng phƣơng pháp gây đau quặn bằng

acid acetic. ........................................................................................................................ 16
2.6.2.
2.7.

Khảo sát tác động giảm đau trung ƣơng bằng phƣơng pháp nhúng đuôi chuột 17


Xử lý số liệu và phân tích thống kê ........................................................................... 17

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 18
3.1.

Chiết xuất dƣợc liệu .................................................................................................. 18

3.2.

Độc tính cấp .............................................................................................................. 18


3.3.

Khảo sát tác động giảm đau ...................................................................................... 19

3.3.1.

Khảo sát tác động giảm đau ngoại biên ............................................................. 19

3.3.2.

Khảo sát tác động giảm đau trung ƣơng ............................................................ 20

CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................ 22
4.1.

Kết luận ..................................................................................................................... 22

4.2.


Đề nghị ...................................................................................................................... 22


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

DPPH

1,1-Diphenyl-2-picrylhydrazyl

1,1-Diphenyl-2-picrylhydrazyl

iNOS

Inducible nitric oxide synthase

Enzym tổng hợp NO cảm ứng

KB

Human epidemic carcinoma

Tế bào ung thƣ biểu mô


LPS

Lipopolysaccharide

Lipopolysaccharid

Non-Steroidal Anti-Inflammatory
NSAIDs

Thuốc kháng viêm không steroid
Drugs

PGE2

Prostaglandine E2

Prostaglandin E2

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lần đau quặn của chuột ở các lô tại các thời điểm quan sát.................19
Bảng 3.2. Tiềm thời giật đuôi chuột (giây) ở các lô tại các thời điểm khảo sát. ......20

ii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái Lấu đỏ Psychotria rubra (Lour.) Poir. trong tự nhiên ................3

Hình 1.2. Cấu trúc hóa học một số chất phân lập từ cây Lấu đỏ ................................5
Hình 2.1. Dƣợc liệu lá Lấu đỏ tƣơi (A) và sau khi sấy (B).......................................14
Hình 3.1. Cao chiết nƣớc từ lá Lấu đỏ ....................................................................18
Hình 3.2. Số lần đau quặn của các lơ tại các thời điểm khảo sát. .............................19
Hình 3.3. Tiềm thời giật đuôi (giây) của các lô tại các thời điểm khảo sát. .............21

iii


MỞ ĐẦU
Lấu đỏ (Psychotria rubra (Lour.) Poir) hay còn gọi là Lấu, Bồ giác, Men sứa... là
một loại cây có nhiều ở Việt Nam, phân bố phổ biến ở hầu hết các tỉnh vùng trung
du và núi thấp, nhất là các tỉnh từ Quảng Bình trở ra [5].
Những năm trở lại đây, Lấu đỏ dần đƣợc quan tâm nghiên cứu, đã có các nghiên
cứu khảo sát, phân lập thành cơng các hoạt chất mới nhƣ psyrubrin A, 6αhydroxygeniposid, 6-hydroxy-luteolin-7-o-rutinoside, luteolin-7-o-rutinoside [1]…
Các tác dụng dƣợc lý tiềm năng nhƣ: kháng oxy hóa [16], kháng viêm [7], kháng
ung thƣ [15] … Tuy nhiên, nghiên cứu về lồi này ở Việt Nam cịn hạn chế.
Theo kinh nghiệm dân gian, Lấu đỏ đƣợc sử dụng để điều trị nhiều bệnh nhƣ: thấp
khớp, đau nhức xƣơng, đau răng, đau bụng, giảm đau và cầm máu cho phụ nữ sau
sinh…[8].
Để đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng dƣợc liệu này, việc tiến hành nghiên cứu
trên các mơ hình thực nghiệm để khảo sát tác dụng dƣợc lý của dƣợc liệu Lấu đỏ là
cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát tác dụng giảm đau của cao
chiết nƣớc từ lá cây Lấu đỏ (Psychotria rubra (Lour.) Poir, Rubiaceae” với các mục
tiêu cụ thể sau
-

Khảo sát tác dụng giảm đau ngoại biên của cao chiết nƣớc từ lá cây Lấu đỏ

-


Khảo sát tác dụng giảm đau trung ƣơng của cao chiết nƣớc từ lá cây Lấu đỏ

1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. TỔNG QUAN VỀ CÂY LẤU ĐỎ
1.1.1. Danh pháp
Tên khoa học: Psychotria rubra (Lour.) Poir.
Tên khác: Psychotria asiatica, Psychotria reevesi Walt.
Tên thƣờng gọi : Lấu đỏ, Bầu giác, Bồ chất, Men sứa, Lấu bà, Chạo, Bồ giác,Llá
tản, Huyết ti, Cữu tiết, Xạ huên, Phù lão [2], [5].
1.1.2. Vị trí trong bảng phân loại thực vật
Theo hệ thống phân loại của Takhatajan và Phạm Hoàng Hộ [5], vị trí lồi
Psychotria rubra (Lour.) Poir. đƣợc xếp nhƣ sau:
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Bộ Long Đởm (Gentianales)
Họ Cà Phê (Rubiaceae)
Chi Psychotria
Lồi Psychotria rubra (Lour.) Poir.
1.1.3. Mơ tả hình thái

2


Hình 1.1. Hình thái Lấu đỏ Psychotria rubra (Lour.) Poir. trong tự nhiên
Cây nhỏ hay cây nhỡ, cao 2-8 m. Cành non gần hình vng, màu nâu đỏ, cành già
trịn xám sẫm. Lá mọc đối, hình bầu dục – thn, dài 8-20 cm, rộng 2-7 cm, gốc

thuôn, đầu nhọn, mặt trên màu lục, đôi khi pha màu nâu đỏ, mặt dƣới màu xanh
nhạt, gân nổi rõ, lá kèm sớm rụng. Cụm hoa mọc ở đầu cành thành ngù. Hoa màu
trắng, đài 5 răng có ống ngắn, tràng 5 cánh có lơng ở họng, nhị 5 dính ở họng tràng,
chỉ nhị dài bằng bao phấn, bầu hạ 2 ô. Quả gần hình cầu, có đài tồn tại, khi chín
màu đỏ, mỗi ô chứa một hạt. Mùa hoa tháng 5 – 7 [2].
1.1.4. Phân bố
Phân bố chủ yếu vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, châu Phi, châu Mỹ, châu Á,
Madagascar và các đảo Thái Bình Dƣơng.
Ở Việt Nam, Lấu phân bố phổ biến ở hầu hết các tỉnh vùng trung du và núi thấp,
nhất là các tỉnh từ Quảng Bình trở ra. Cây thƣờng mọc ở rừng thứ sinh, đồi cây bụi,
bờ nƣơng rẫy. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Lấu đôi khi mọc lẫn trong các lùm bụi
quanh làng [2].
1.1.5. Bộ phận dùng
Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Lá thƣờng dùng
tƣơi, chế thành cao khơ [2].
1.1.6. Thành phần hóa học
Tang và cộng sự đã tiến hành khảo sát và xác định sự hiện diện của các nhóm hoạt
chất alkaloid, flavon, carbonhydrate, saponin, tanin [23].
Năm 1987, Hayashi và cộng sự đã phân lập thành psychorubrin và helenalin từ cây
Lấu đỏ, đồng thời cũng chứng minh khả năng kháng ung thƣ của psychorubrin trên
dòng tế bào KB [15].
3


Năm 2013, Bùi Mỹ Linh và cộng sự đã phân lập thành cơng các hợp chất thuộc
nhóm triterpenoid và benzoquinon từ thân cây, cụ thể là: acid betulinic, acid
oleanolic và 2,6-dimethoxy-p-benzoquinon [1]. Trong đó acid betulinic và acid
oleanolic có nhiều tác dụng dƣợc lý đáng kể nhƣ kháng viêm, kháng ung thƣ [21],
cịn 2,6-dimethoxy-p-benzoquinon đã đƣợc nghiên cứu có tính kháng khuẩn [20]
kháng ung thƣ trên dòng bạch cầu lympho P388 [13].

Năm 2014, Lu và cộng sự đã phân lập thành công 4 hợp chất mới từ rễ cây, bao
gồm 2 hợp chất iridoid glycoside: psyrubrin A, 6α-hydroxygeniposide và 2 hợp chất
flavon: 6-hydroxy-luteolin-7-O-rutinoside, luteolin-7-O-rutinoside [13].

Psychorubrin

Acid betulinic

Helenalin

Acid oleanolic

4


6α-hydroxygeniposide

Psyrubrin A

6-hydroxy-luteolin-7-O-rutinoside
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học một số chất phân lập từ cây Lấu đỏ
1.1.7. Tác dụng dƣợc lý
Chống oxy hóa
Năm 2014, nghiên cứu của Kyuong-Suk Jin và cộng sự cho thấy dịch chiết cồn của
Lấu đỏ có khả năng dập tắt gốc tự do 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH). Đồng
thời, nó còn ức chế lipopolysaccharide (LPS) và các loại phản ứng oxy hóa do
hydrogen peroxide gây ra [16].
Kháng viêm
Năm 2014, Kyuong-Suk Jin và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu khảo sát hoạt tính
kháng viêm của dịch chiết cồn Malus hupehensis, Ophiorrhiza cantonensis và

Psychotria rubra. Kết quả cho thấy dịch chiết cồn của ba loại dƣợc liệu có khả năng
ức chế hình thành nitric oxide (NO) và men tổng hợp NO cảm ứng (iNOS) [16].
Tại Việt Nam, nghiên cứu khảo sát hoạt tính kháng viêm từ thân Lấu đỏ của Phạm
Thị Hóa đã cho thấy hoạt tính kháng viêm thể hiện rõ ở cả hai dung mơi cồn và
nƣớc, liều có hiệu quả rõ nhất là 7,2 g/kg với cao cồn và 14,4 g/kg với cao nƣớc [7].
Kháng khuẩn
5


Nghiên cứu thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của dịch chiết lá, bằng phƣơng pháp
khếch tán trên thạch thu đƣợc kết quả vịng vơ khuẩn (tính bằng milimet) của một
số vi khuẩn nhƣ sau: Staphylococcus aureus 10,83 ; Proteus vulgaris 10,00 ;
Streptococcus faecalis 12,00 ; Bacillus anthracis 13,00 ; Escherichia coli 6,30 ;
Streptococcus pneumoniae 9,50 [2].
Kháng ung thư
Nghiên cứu của Toshimitsu Hayashi và đồng sự đã phân lập hợp chất Psychorubrin
từ lồi Psychotria rubra và thử nghiệm hoạt tính kháng ung thƣ của nó. Kết quả cho
thấy Psychorubrin có tác dụng gây độc tế bào, cụ thể là dòng tế bào ung thƣ biểu
mơ (ED50 = 3,0µg/mL). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tổng hợp một số
naphthoquinon khác từ việc biến đổi cấu trúc 1,4-naphthoquinone và kết quả cho
thấy hoạt tính kháng ung thƣ mạnh hơn so với psychorubrin nguồn gốc tự nhiên
[15], [25].
1.1.8. Ứng dụng trong Y học cổ truyền
Rễ Lấu chữa kiết lỵ, thƣơng hàn, thấp khớp, đau lƣng, nhức xƣơng, vết thƣơng chảy
máu. Thân cây chữa băng huyết, đi lỵ, đau bụng sau sinh, khí hƣ, bạch đới, đau
răng. Lá cây chữa cảm mạo, bạch hầu, viêm amidan, viêm họng, tiêu chảy. Lá lấu
đỏ dùng ngoài để chữa các vết thƣơng gãy ngã, vết thƣơng chảy máu, viêm mủ da,
chàm, mẩn ngứa. Ngồi ra cịn đƣợc dùng để giảm đau, kháng khuẩn, làm lành vết
thƣơng, trị sa tử cung và tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh [2], [5], [18].


2. ĐẠI CƢƠNG VỀ ĐAU
1.2.1. Định nghĩa
Theo Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về đau (International Association for the Study of
Pain – IASP) thì đau là một cảm nhận khó chịu về cảm giác và cảm xúc do mô bị đe
dọa hoặc bị tổn thƣơng thực thể gây nên hoặc cịn có thể do tình trạng đƣợc ngƣời
bệnh cảm nhận là đau. Đau là một tri giác cá thể và chủ quan, bao gồm các tín hiệu
cảm giác, các cảm nhận xúc cảm, các phản xạ ứng xử và đơi khi đau khơng có
ngun nhân thực thể rõ rệt. Đồng thời, đau cũng là một dấu hiệu và triệu chứng
quan trọng của bệnh tật [3].

6


1.2.2. Phân loại
Đau thƣờng đƣợc phân loại theo: vị trí, thời gian, tần suất, nguyên nhân và cƣờng
độ đau. Phân loại đau rất phức tạp và có thể gây nhầm lẫn. Tùy vào từng trƣờng hợp
cụ thể mà ta sử dụng cách phân loại khác nhau [9].
Phân loại theo thời gian và tính chất đau.
- Đau cấp tính là những cơn đau kéo dài dƣới 30 ngày. Loại đau này đƣợc xem nhƣ
một dấu hiệu hữu ích giúp bảo vệ cơ thể. Nó cho biết bộ phận cơ thể nào bị thƣơng
hoặc bị bệnh nhằm hạn chế sử dụng hoặc nó cũng giúp báo hiệu khi nào bệnh tật
khỏi. Đau cấp tính gồm: đau sau phẫu thuật, đau sau chấn thƣơng, đau sau bỏng,
đau sản khoa…Ngồi ra cịn có đau cấp tính tái phát là tình trạng các cơn đau cấp
tính ngắt quãng, lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian dài.
- Đau mạn tính là những cơn đau kéo dài hơn 6 tháng. Loại đau này ít có ý nghĩa
bảo vệ, nó vẫn tồn tại sau chấn thƣơng hoặc bệnh tật và có thể gây cản trở trong
sinh hoạt. Nếu sử dụng các mơ hình đau cấp tính trong điều trị đau mạn tính, nó có
thể khiến cơn đau trở nên dữ dội và gia tăng khả năng tàn tật. Đau mạn tính bao
gồm:
+ Đau mạn tính liên quan đến ung thƣ (đau ác tính): các tế bào ung thƣ xâm lấn

và chèn ép các mơ lành có thể gây tổn thƣơng mơ.
+ Đau mạn tính khơng liên quan đến ung thƣ (đau lành tính): loạn dƣỡng giao
cảm phản xạ, đau sau herpes, đau thần kinh do đái tháo đƣờng…
- Đau bán cấp là những cơn đau tiếp diễn xảy ra từ cuối tháng thứ nhất đến đầu
tháng thứ bảy [9].
Phân loại theo nguyên nhân gây đau.
- Đau thực thể: do kích hoạt các cơ chế cảm nhận đau bình thƣờng, đau thƣờng khu
trú rõ. Đau thực thể thƣờng đƣợc điều trị có hiệu quả bằng một liệu trình ngắn
dùng các thuốc giảm đau kháng viêm hoặc giảm đau gây ngủ thích hợp.
- Đau nội tạng: thƣờng ít khu trú hơn đau thực thể, bao gồm các loại đau nhƣ tắc
ruột, táo bón, đau màng trong tử cung…
- Đau do thần kinh: có nguồn gốc đau hoặc tổn thƣơng khu trú tại hệ thần kinh trung
ƣơng [9].

7


1.2.3. Cơ chế gây đau
Có ba nơi phối hợp để tiếp nhận cảm giác đau là tủy sống, đồi thị và vỏ não. Đƣờng
dẫn truyền cảm giác đau đƣợc mô tả nhƣ sau: khi có kích thích đau từ ngoại biên,
các neuron đầu tiên (neuron hình T) sẽ truyền kích thích này đi vào sừng sau của
tủy sống. Từ đây, một neuron thứ II có sợi trục bắt chéo sang bên kia rồi đi lên theo
bó Dejerine (bó tủy – đồi thị). Từ đồi thị, một neuron thứ III dẫn truyền luồng thần
kinh lên vùng đỉnh của vỏ não tại trung khu cảm giác đau. Sau khi các xung đau này
lên đến não, sẽ có nhiều cấu trúc dƣới não tham gia vào để hình thành phản ứng đau
nhƣ: cấu tạo lƣới, đồi thị, vùng dƣới đồi và hệ viền [3]. Có thể xem đồi thị là nơi
phối hợp thần kinh quan trọng nhất để nhận định cảm giác đau, nhƣng vỏ não mới
là nơi chính nhận định vị trí đau và ƣớc lƣợng cƣờng độ của sự đau [5].
Tiến trình gây đau đƣợc điều chỉnh bởi chất truyền thần kinh ức chế và chất truyền
thần kinh kích thích cũng nhƣ các đáp ứng về tâm lý và sinh lý. Từ khi chịu kích

thích đến khi nhận biết cảm giác đau phải trải qua 4 quá trình cơ bản: sự tải nạp
(transduction), sự dẫn truyền (transmission), sự điều chỉnh (modulation) và sự nhận
biết cảm giác đau (perception) [5].
- Sự tải nạp: là tiến trình mà kích thích có hại đƣợc chuyển thành tín hiệu điện tại
receptor đau.
- Sự dẫn truyền (đƣờng truyền lên): là q trình phát tán tín hiệu dọc theo màng tế
bào thần kinh, nhờ các chất kích thích nhƣ prostaglandin và các chất trung gian
gây viêm khác làm thay đổi tính thấm của màng tế bào thần kinh tạo dòng Na+ đi
vào và K+ đi ra gây khử cực màng. Xung lực điện đƣợc truyền từ receptor đau đến
sừng lƣng tủy sống rồi đến đồi thị, cuối cùng đến vỏ não và các phần khác của não
để đƣợc xử lý.
- Sự điều chỉnh (đƣờng truyền xuống): neuron từ đồi thị và cuống não phóng thích
chất truyền ức chế nhƣ norepinephrin, serotonin, GABA, glycin, endorphin và
enkephalin để ức chế chất P và các chất truyền thần kinh kích thích khác của sợi
truyền lên.
- Nhận biết cảm giác đau: Sự nhận biết cảm giác đau không những chịu ảnh hƣởng
của sự sản sinh hoặc xử lý các tín hiệu đau bất thƣờng mà còn của các đáp ứng xúc
cảm về tâm lý và kinh nghiệm đau có trƣớc. Vì vậy, điều trị đau ngoài việc dùng

8


thuốc để thay đổi đáp ứng đau còn cần kết hợp với thay đổi các đáp ứng tâm lý,
thƣ giãn để đạt hiệu quả cao hơn là chỉ dùng thuốc.
Sự nhạy cảm hóa ở ngoại biên và trung ƣơng: trong điều kiện dẫn truyền bình
thƣờng có sự cân bằng giữa chất dẫn truyền kích thích và chất truyền ức chế. Tuy
nhiên, sự cân bằng này có thể thay đổi ở ngoại biên và trung ƣơng dẫn đến nhạy
cảm và đáp ứng q độ.
Có các loại kích thích đau nhƣ cơ học (chấn thƣơng, va đập), vật lý (nhiệt, điện) và
hóa học [3].

1.2.4. Cơ chế tác dụng của thuốc giảm đau
Có nhiều cơ chế nhƣ: làm tăng ngƣỡng đau, làm thay đổi giá trị cảm giác đau hoặc
làm giảm khả năng tiếp nhận kích thích đau [3].
- Làm tăng ngƣỡng đau: những thuốc tác dụng theo cơ chế này là thuốc giảm đau vì
khi ngƣỡng đau tăng lên, những kích thích trƣớc đây gây đau nay trở thành kích
thích dƣới ngƣỡng, dẫn đến khơng cảm nhận đƣợc đau. Ví dụ: các thuốc giải lo âu
gồm các dẫn chất benzodiazepin (diazepam, oxazepam,…), dẫn chất
diphenylmethan (hydroxyzin), dẫn chất carbamat (meprobamat),…
- Làm thay đổi giá trị cảm giác đau, tức là làm cảm giác đau ít khó chịu hơn. Ví dụ
nhƣ việc sợ đau sẽ làm giảm ngƣỡng đau, tức là gây tăng đau nên việc làm giảm
hoặc mất đi sợ bằng cách dùng thuốc giải lo âu hoặc thuốc giảm đau opioid sẽ
giúp làm tăng ngƣỡng đau.
- Làm giảm khả năng tiếp nhận kích thích đau: qua các cơ chế thần kinh thể dịch, có
những yếu tố vật lý, hóa học, sinh học tác động lên các thụ thể đau làm cho bệnh
nhân giảm khả năng tiếp nhận các kích thích đau, kể cả những chất nội sinh gây
đau nhƣ bradykinin, histamin, prostaglandin, serotonin.
1.2.5. Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau đƣợc chia làm hai loại chính: giảm đau gây ngủ và giảm đau khơng
gây ngủ. Ngồi ra cịn có thêm các thuốc phối hợp giảm đau [5].
Thuốc giảm đau gây ngủ: Opioid để chỉ chung các chất thiên nhiên hoặc tổng hợp
có tác dụng giống morphin. Opioid Có ba loại receptor opioid là mu (µ), kappa (κ)
và delta (δ). Chúng đƣợc tìm thấy ở nhiều vị trí trên não và các mơ khác. Khi opioid
gắn vào receptor ở não, tủy sống và ngoại biên sẽ gây tác động giảm đau mạnh [5],
[3].

9


Thuốc giảm đau gây ngủ đƣợc chỉ định trong các trƣờng hợp đau nặng cấp và mạn
tính nhƣ đau đau hậu phẫu, ung thƣ…

Opioids đƣợc chia thành các phân nhóm
- Chất chủ vận opioid mạnh: morphin, oxymorphon, hydromorphon, methadon,
meperidin, fentanyl, sufetanyl và alfetanil.
- Các chất chủ vận opioid yếu nhƣ: codein, tramadol.
- Chất chủ vận từng phần: buprenorphin, pentazocin.
Thuốc giảm đau không opioid: Bao gồm paracetamol và các NSAIDs. Cơ chế tác
động: ức chế cyclooxygenase nên ức chế thành lập prostaglandin (PG), đặc biệt là
PGE2. Chúng đƣợc chỉ định trong các trƣờng hợp giảm đau nhẹ và trung bình, cấp
và mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ chấn thƣơng sau phẫu thuật, viêm
khớp…[5].
Thuốc phối hợp giảm đau: Để tăng hiệu quả giảm đau hay trị các triệu chứng kèm
theo làm trầm trọng thêm cơn đau, ngƣời ta dùng các thuốc phối hợp:
- Thuốc chống trầm cảm: TCA, IMAO, SSRI.
- Thuốc trị động kinh: phenytoin, carbamazepin, valproat, gabapentin.
- Glucocorticoid: dexamethason, metylprednisolon, prednisolon.
- Thuốc làm giãn cơ vân: benzodiazepin, baclofen…
- Thuốc chống co thắt: Hyoscin-N-butyl bromid, alverin…
- Thuốc điều chỉnh xƣơng: calcitonin, bisphosphat.
- Thuốc mê dạng hít, liều thấp để giảm đau cấp tính: nitrous oxid, isofluran,
enfluran, methoxyfluran.
1.2.6. Các mơ hình giảm đau thực nghiệm
Động vật thí nghiệm có thể đƣợc gây đau bằng nhiệt, điện, cơ học hay hóa chất.
Mơ hình gây đau bằng tấm nóng trên chân chuột (Woolfe và McDonald, 1944)
Để chuột lên một tấm kim loại nóng có nhiệt độ 550C (540C - 560C). Nhiệt ở tấm
nóng làm đau chân chuột, nhận biết qua các biểu hiện liếm chân hoặc nhảy lên. Ghi
nhận tiềm thời ở các thời điểm trƣớc và sau khi dùng thuốc, nếu thuốc có tác dụng
giảm đau thì sẽ kéo dài tiềm thời hơn so với lô không dùng thuốc [3], [ 23].
Mơ hình gây đau bằng nước nóng trên chân chuột
Ngun tắc của mơ hình này là quan sát hoạt động vận động của chuột cống trắng
trong 30 giây, khi cho 2 chuột (một chuột đối chứng và một chuột dùng chất thử)


10


lần lƣợt vào bình có nhiệt độ bình thƣờng rồi bình nóng ở 500C (tác nhân gây đau)
phía dƣới có một lớp nƣớc mỏng. Nƣớc là để cho chuột ở tƣ thế đứng, không thể
ngồi hoặc nằm một chỗ. Nếu ở bình nóng, chuột dùng chất thử giảm hoạt động
nhiều hơn so với chuột đối chứng thì chất thử có tác dụng giảm đau [3].
Mơ hình gây đau bằng nước nóng trên đi chuột (Ben-Bassat và cộng sự, 1959)
Tác nhân gây đau trong mơ hình này là nƣớc nóng. Nhúng đi chuột đƣợc đánh
dấu khoảng 5 cm trong nƣớc nóng ở nhiệt độ chính xác khoảng 550C, chuột sẽ cảm
nhận đƣợc đau mà biểu hiện là đuôi chuột quẫy mạnh hoặc giật đuôi ra khỏi nƣớc.
Thời gian từ khi nhúng đi chuột vào nƣớc nóng đến khi đi chuột quẫy mạnh
gọi là tiềm thời cảm nhận đau, thƣờng dƣới 5 giây. Thời gian này đƣợc ghi nhận
bằng đồng hồ bấm giây, đơn vị 0,5 giây. Cho chuột dùng chất thử, sau đó lại đo
tiềm thời. Nếu chuột khơng cảm nhận đƣợc đau sau 6 giây thì chất này có tác dụng
giảm đau [3], [11].
Mơ hình gây đau bằng điện dùng điện cực là sàn chuồng chuột (Charlier và cộng
sự, 1961)
Kích thích gây đau trong mơ hình này là dùng dịng điện tác động lên chân chuột
nhắt trắng. Cho chuột đứng trên sàn của chuồng đƣợc làm bằng các que kim loại
không rỉ, nối với một nguồn điện. Tăng dần điện áp kích thích cho đến khi chuột
cảm nhận đƣợc đau mà biểu hiện là chuột chạy loạn xạ hoặc phát ra tiếng kêu. Điện
áp thấp nhất làm cho chuột cảm nhận đƣợc đau là điện áp đau ngƣỡng ở trạng thái
bình thƣờng. Cho chuột dùng một thuốc giảm đau thì khi kích thích ở mức điện áp
này, chuột sẽ khơng thấy đau. Muốn cho chuột cảm nhận đƣợc đau, phải dùng một
điện áp lớn hơn. Nhƣ vậy, nếu sau khi dùng chất thử mà điện áp đau ngƣỡng đo
đƣợc lớn hơn mức bình thƣờng và có ý nghĩa thống kê thì chất đó có tác dụng giảm
đau [3].
Mơ hình gây đau bằng cách kẹp đuôi chuột (Bianchi và Franceschini, 1954)

Kẹp đuôi chuột nhắt trắng hoặc chuột cống trắng bằng một cái kẹp với một lực kẹp
tối thiểu nhƣng đủ để chuột có cảm nhận đau, mà biểu hiện là chuột vùng vẫy hoặc
phát ra tiếng kêu. Cho chuột dùng chất thử, rồi kẹp với một lực tƣơng tự. Nếu chuột
không thấy đau thì chất này có tác dụng giảm đau [3].
Mơ hình gây đau bằng cách ép đi dùng ốc vít (Eagle và Carlson, 1950)

11


Mơ hình này cũng là một cách kẹp đi, nhƣng kẹp mạch máu đƣợc thay bằng kẹp
gập, một má cố định, một má có ốc vít xun qua má và đầu vít đè lên 1 miếng kim
loại nhỏ rồi ép lên đuôi chuột. Nếu vặn ốc vào, miếng kim loại sẽ ép lên đuôi chuột,
chuột sẽ vùng vẫy và phát ra tiếng kêu khi cảm nhận đƣợc đau. Lúc này ghi nhận số
vòng vặn ốc. Cho chuột dùng chất thử rồi vặn ốc. Nếu số vòng vặn sau khi dùng
chất thử (N’) lớn hơn số vòng vặn trƣớc khi dùng chất thử (N) thì chất này có tác
dụng giảm đau. Chất thử chỉ chắc chắn có tác dụng giảm đau nếu N’ ≥ 2N [3].
Mơ hình gây đau bằng cách ép đi dùng áp suất thủy tĩnh
Mơ hình này dùng một áp suất thủy tĩnh ép lên đuôi chuột để xác định áp suất đau
ngƣỡng. Chuột cảm nhận đƣợc đau sẽ phản ứng bằng cách vùng vẫy hoặc phát ra
tiếng kêu. Nếu dùng một chất thử mà thấy áp suất đau ngƣỡng sau khi dùng lớn hơn
trƣớc khi dùng có ý nghĩa thống kê thì chất này có tác dụng giảm đau [3].
Mơ hình gây đau bằng cách ép lên chân chuột (Takesue và cộng sự, 1969)
Mơ hình này sử dụng máy đo đau (Algesimeter). Dùng máy này tăng dần áp suất đè
lên chân chuột, thì đến một áp suất nào đó, chuột sẽ cảm nhận đƣợc đau với các
biểu hiện vùng vẫy, giật chân và/hoặc phát ra tiếng kêu. Áp suất chỉ trên máy lúc
này chính là áp suất đau ngƣỡng. Dùng một thuốc giảm đau thì khi kích thích chuột
ở mức áp suất này, chuột khơng nhận thấy đau. Muốn chuột cảm nhận đƣợc đau,
phải tăng mức này lên. Do đó, nếu cho chuột dùng một chất thử mà làm tăng
ngƣỡng đau có ý nghĩa thống kê thì chất này có tác dụng giảm đau [3].
Mơ hình gây đau bằng acid acetic (Koster và cộng sự, 1959)

Sau khi chuột dùng thuốc hoặc chất thử đƣợc 1 giờ (hấp thu nhanh thì 45 phút, tiêm
thì sau 20 – 30 phút), tiến hàng gây đau bằng cách tiêm phúc mạc dung dịch acid
acetic [10]. Dung dịch acid acetic sẽ làm cho chuột đau quặn với các biểu hiện là
toàn thân vƣơn dài, ƣỡn cong ngƣời, một hoặc cả hai chân sau duỗi ra, hóp bụng.
Các biểu hiện của đau quặn nhƣ trên tạo thành từng cơn. Đếm các cơn quặn đau
trong các khoảng thời gian mƣời phút [3].
Tính tỷ lệ % ức chế các cơn quặn đau của mỗi lô so với lô đối chứng theo công
thức:
Tỷ lệ ức chế cơn quặn đau =
Trong đó:
- Mc là số cơn quặn đau trung bình ở lơ chứng
12


- Mt là số cơn quặn đau trung bình ở lơ thử
Khoảng thời gian có tỷ lệ ức chế lớn nhất đƣợc xem là đỉnh tác động của thuốc và tỷ
lệ ức chế dƣới 70% đƣợc xem là có tác động yếu [11].
Mơ hình gây đau bằng oxytocin ở chuột cống trắng cái (Murray và Miller, 1960)
Oxytocin là hormon của thùy sau tuyến yên, do có tác dụng gây co bóp tử cung nên
thƣờng đƣợc dùng để tăng cƣờng chuyển dạ hoặc gây sẩy thai, nhƣng nó đồng thời
cũng gây co rút ở chuột cống trắng cái trong thời kỳ động dục. Biểu hiện của co rút
là chuột co hóp bụng, vặn hông, thân và chân sau duỗi ra, một chân sau có thể nâng
lên, co lại. Nếu dùng morphin trƣớc khi dùng oxytocin thì các biểu hiện co rút
khơng xảy ra. Do đó, nếu dùng một chất thử trƣớc khi dùng oxytocin mà chuột
không xuất hiện các biểu hiện co rút thì chất này có thể có tác dụng giảm đau [3].

13


CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thú vật thử nghiệm
Chuột nhắt trắng giống Swiss albino từ 7 đến 8 tuần tuổi ở cả hai phái, khỏe mạnh,
không dị tật, thể trọng từ 20 - 25 g đƣợc cung cấp bởi Viện Vaccin và Sinh phẩm Y
tế Nha Trang. Thử nghiệm độc tính cấp tiến hành trên chuột đực và cái, thử nghiệm
giảm đau tiến hành trên chuột đực. Chuột đƣợc nuôi ổn định 5 ngày trƣớc khi tiến
hành thử nghiệm. Trong quá trình thử nghiệm chuột đƣợc cung cấp đầy đủ thức ăn
(cám viên) và nƣớc uống.

2.2. Dƣợc liệu
Lá bánh tẻ của cây Lấu đỏ (Psychotria rubra) đƣợc thu hái tại huyện Minh hóa, tỉnh
Quảng Bình vào thánh 6/2018.
Lá sau khi thu hái đƣợc rửa sạch, sấy ở 60oC trong 24h.
B

A

Hình 2.1. Dƣợc liệu lá Lấu đỏ tƣơi (A) và sau khi sấy (B)

2.3. Hóa chất, thiết bị
Hóa chất

Xuất xứ

Natri clorid 0,9%

Việt Nam

Ethanol 96%

Guangdong Guanghua, Trung Quốc


Morphin 30mg – Dopharma

Việt Nam

Acid acetic băng

Guangdong Guanghua, Trung Quốc

Aspirin pH8- Mekophar

Việt Nam

Dụng cụ, thiết bị

Xuất xứ

Bếp cách thuỷ

Memmert, Đức

Cân kỹ thuật Kern KB 2400-2N

Đức
14


Cân phân tích

Sartorius, Đức


Cân phân tích độ ẩm

MB45, Thuỵ Sỹ

Máy ly tâm

Hermle, Đức

Máy vortex Lab dancer IKA

Đức

Đồng hồ bấm giây Q&Q HS

Trung Quốc

Bếp gia nhiệt Baths HH-S6

Trung Quốc

Dụng cụ thủy tinh thơng thƣờng (bercher, erlen, đũa thủy tinh, bình định mức, đĩa
petri, pipet), kim tiêm 1 ml, kim cho chuột uống thuốc đầu tù, falcon 15 và 50 ml,
bocal, chén sứ, bocal nhựa, bocal thủy tinh...

2.4. Chiết xuất dƣợc liệu
Dƣợc liệu đƣợc chiết bằng phƣơng pháp chiết nóng theo tỷ lệ 1 g bột dƣợc liệu :
5ml nƣớc cất trên bếp cách thủy 90oC, chiết 2 lần, 30 phút/lần chiết.
Dịch chiết thu đƣợc sẽ mang bốc hơi trên bếp cách thủy ở nhiệt độ 70oC, thu đƣợc
cao chiết nƣớc từ lá Lấu đỏ.

Hiệu suất chiết đƣợc tính theo cơng thức sau:

2.5. Phƣơng pháp xác định độc tính cấp
Nguyên tắc: Chuột nhắt đƣợc chia thành các nhóm ngẫu nhiên. Trong mỗi nhóm
dùng cùng một liều và khác nhau giữa các nhóm, điều kiện ổn định nhƣ nhau ở tất
cả chuột, quan sát các phản ứng xảy ra trong vòng 72 giờ [3].
Tiến hành: Cho chuột (50% đực, 50% cái) nhịn đói 12 giờ trƣớc khi cho uống
thuốc liều tối đa có thể qua đƣờng uống (tối đa 0,2 ml/10 g). Theo dõi và ghi nhận
cử động tổng quát, biểu hiện về hành vi, trạng thái lông, ăn uống, tiêu tiểu và số
lƣợng chết của chuột trong 72 giờ. Nếu sau 72 giờ, chuột khơng có dấu hiệu bất
thƣờng hoặc chết, tiếp tục theo dõi trong 14 ngày.
Có 3 trƣờng hợp có thể xảy ra:
- Trường hợp 1: Sau khi cho chuột uống, số chuột trong lơ thử vẫn bảo tồn, xác
định liều cao nhất có thể qua kim mà khơng làm chuột chết (ký hiệu: Dmax) và liều
tƣơng đối an toàn Ds trong thử nghiệm dƣợc lý có thể bằng hoặc nhỏ hơn 1/5
Dmax.

15


- Trường hợp 2: Sau khi cho chuột uống, tỷ lệ tử vong là 100% thì thử với liều
giảm ½ so với liều đầu. Tiếp tục giảm liều cho đến khi tìm đƣợc liều tối thiểu gây
chết 100% chuột (LD100) và liều tối đa không gây chết chuột nào (LD0).
Tiến hành thử nghiệm xác định LD50: chia chuột làm nhiều lơ, mỗi lơ ít nhất 6 con.
Chia liều theo cấp số cộng khoảng từ LD0 - LD100. Ở những liều gần LD50, tăng
số lƣợng chuột lên để sự đo lƣờng đƣợc chính xác hơn.
Theo dõi chuột trong 72 giờ, ghi nhận các diễn biến của chuột, số lƣợng chuột
chết/sống ở mỗi lơ, lập phân suất tử vong để tìm LD50.
LD50 đƣợc tính theo phƣơng pháp Karber - Behrens:


Trong đó:
LD100: liều tối thiểu làm chết tất cả thú vật
a: số thú chết trung bình của 2 liều kế tiếp
d: hiệu số của 2 liều kế tiếp
ntb: số thú vật trung bình của các nhóm
- Trường hợp 3: Sau khi cho chuột uống, phân suất tử vong thấp hơn 100%, không
xác định đƣợc liều gây chết tuyệt đối, không thể xác định đƣợc LD50.

2.6. Khảo sát tác động giảm đau của cao chiết nƣớc từ lá cây Lấu đỏ
2.6.1. Khảo sát tác động giảm đau ngoại biên bằng phƣơng pháp gây đau quặn
bằng acid acetic.
Chia chuột ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lơ gồm 6 con.
Thể tích cho uống là 0,1ml/10g thể trọng.
Lô chứng: Uống nƣớc cất.
Lô đối chứng: Uống dung dịch aspirin với liều 50 mg/kg [17].
Lô thử nghiệm 1: Uống cao nƣớc chiết từ lá cây Lấu đỏ, liều 1/10 LD50.
Lô thử nghiệm 2: Uống cao nƣớc chiết từ lá cây Lấu đỏ, liều 1/20 LD50.
Sau khi dùng thuốc 60 phút, tất cả các chuột đƣợc gây đau bằng cách tiêm phúc mô
dung dịch acid acetic 1% pha trong nƣớc muối sinh lý. Mỗi chuột đƣợc đặt vào
bocal thủy tinh riêng.
Đếm số lần đau quặn ở chuột (biểu hiện: toàn thân vƣơn dài, ƣỡn cong ngƣời,
một hoặc cả hai chân sau duỗi ra, hóp bụng) trong các khoảng thời gian 5 - 10 phút,
20 - 25 phút, 35 - 40 phút sau thời điểm tiêm dung dịch acid acetic.
16


×