Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện chiết xuất đến hàm lượng polyphenol, flavonoid tổng và đánh giá hoạt tính kháng oxi hóa của lá mãng cầu xiêm (annona muricata linn ) và lá mãng cầu ta (annon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.35 MB, 94 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
DÀNH CHO CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN 2019
Tên đề tài:

Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện chiết xuất
đến hàm lượng polyphenol, flavonoid tổng và
đánh giá hoạt tính kháng oxi hóa của lá mãng cầu
xiêm (Annona muricata Linn.) và lá mãng cầu ta
(Annona squamosa Linn.)
Số hợp đồng: 2019.01.17/HĐ-KHCN

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Thủy
Đơn vị công tác: Viện Kỹ Thuật Công nghệ cao NTT
Thời gian thực hiện: 06 tháng (Từ tháng 01/2019 đến tháng 06/2019)

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
DÀNH CHO CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN 2019
Tên đề tài:



Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện chiết xuất
đến hàm lượng polyphenol, flavonoid tổng và
đánh giá hoạt tính kháng oxi hóa của lá mãng cầu
xiêm (Annona muricata Linn.) và lá mãng cầu ta
(Annona squamosa Linn.)
Số hợp đồng: 2019.01.17/HĐ-KHCN
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Thủy
Đơn vị công tác: Viện Kỹ Thuật Công nghệ cao NTT
Thời gian thực hiện: 06 tháng (Từ tháng 01/2019 đến tháng 06/2019)
Các thành viên phối hợp và cộng tác:
STT

Họ và tên

1
2
3

Nguyễn Văn Thủy
Nguyễn Minh Tiến
Nguyễn Ngọc Quý

Chuyên ngành
Dược
Dược
Dược

Cơ quan cơng tác
ĐH NTT

ĐH NTT
ĐH NTT

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019

Ký tên


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vii
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... viii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................2
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY MÃNG CẦU XIÊM VÀ MÃNG CẦU TA .................2
1.2.1. Vị trí trong hệ thống phân loại thực vật ...........................................................2
1.2.2. Chi Annona ......................................................................................................2
1.2.3. Mãng cầu xiêm .................................................................................................3
1.2.4. Mãng cầu ta ......................................................................................................6
1.2.5. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................................8
1.2.6. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam..................................................................9
1.2. CHẤT CHỐNG OXI HĨA ..............................................................................11
1.3.1. Vai trị của chất chống oxi hóa .......................................................................11
1.3.2. Các chất chống oxi hóa thường gặp ...............................................................11
1.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỬ HOẠT TÍNH CHỐNG OXI HÓA .............14
1.4.1. Phương pháp DPPH .......................................................................................14
1.4.2. Phương pháp FRAP........................................................................................14
1.4.3. Phương pháp MDA ........................................................................................15
1.4.4. Phương pháp ABTS .......................................................................................15

1.4.5. Phương pháp tổng năng lực khử (reducing power) ........................................15
1.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT DƯỢC LIỆU ..............................15
1.4.1. Phương pháp ngâm .........................................................................................15
1.4.2. Phương pháp ngấm kiệt ..................................................................................15
1.4.3. Phương pháp chiết hồi lưu và cất kéo hơi nước .............................................16
1.4.4. Phương pháp chiết Soxhlet.............................................................................16
1.4.5. Phương pháp chiết siêu âm (UAE).................................................................16

i


1.4.6. Phương pháp chiết vi sóng (MAE) ................................................................17
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................18
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................18
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................18
2.3. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU ...............................19
2.3.1. Dụng cụ, hóa chất ...........................................................................................19
2.3.2. Thiết bị nghiên cứu ........................................................................................19
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................19
2.4.1. Xác định độ ẩm bột dược liệu ........................................................................19
2.4.2. Xác định độ tro toàn phần ..............................................................................20
2.4.3. Xác định độ trong không tan trong acid clohydric [3] ...................................20
2.4.4. Phương pháp xác định sơ bộ thành phần hóa thực vật ...................................21
2.4.5. Quy trình chiết xuất ........................................................................................23
2.4.6. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến q trình trích ly polyphenol và flavonoid
tổng từ lá mãng cầu xiêm và mãng cầu ta .................................................................24
2.4.7. Phương pháp xác định hàm lượng polyphenol tổng ......................................26
2.4.8. Phương pháp xác định hàm lượng flavonoid tổng .........................................27
2.4.9. Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxi hóa .............................................29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN..............................................................34

3.1. CHỈ TIÊU BỘT DƯỢC LIỆU .........................................................................34
3.1.1. Mất khối lượng do sấy khô.............................................................................34
3.1.2. Độ ẩm bột dược liệu .......................................................................................34
3.1.3. Xác định tro toàn phần ...................................................................................35
3.1.4. Xác định tro khơng tan trong HCl ..................................................................36
3.2. SƠ BỘ THÀNH PHẦN HĨA THỰC VẬT ....................................................36
3.4.1. Sơ bộ thành phần hóa thực vật lá mãng cầu xiêm ..........................................36
3.4.2. Sơ bộ thành phần hóa thực vật lá mãng cầu ta ...............................................37

ii


3.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ CÔNG NGHỆ TỚI HÀM LƯỢNG
POLYPHENOL VÀ FLAVONOID TỔNG CỦA LÁ MÃNG CẦU XIÊM VÀ
MÃNG CẦU TA .......................................................................................................39
3.3.1. Xây dựng đường chuẩn acid gallic và quercetin ............................................39
3.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ ethanol ....................................................................40
3.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly và cơng suất vi sóng ...................................42
3.3.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung mơi ...................................................44
3.3.5. Ảnh hưởng của thời gian trích ly ...................................................................45
3.4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG OXI HĨA CỦA LÁ MÃNG
CẦU XIÊM VÀ LÁ MÃNG CẦU TA .....................................................................47
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................53
4.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................53
4.2. KIẾN NGHỊ......................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................55

iii



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
ABTS
DC
DPPH
EA

Tiếng Anh

Tiếng Việt

2,2'-azino-bis(3-ethylbenzothiazoline6-sulphonic acid)
Dichloromethane
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
Ethyl acetat

FRAP

Ferric reducing antioxidant power

Khả năng chống oxi bằng
phương pháp khử sắt

GAE

Gallic acid equivalent

Đương lượng acid gallic.

Hep-G2


Hepatocellular carcinoma

Dòng tế bào ung thư gan

HPLC

High Performance Liquid
Chromatography

Sắc lý lỏng hiệu năng cao

IC

Inhibitory concentration

Nồng độ ức chế

KH
Lu1
LNCaP
MAE

Ký Hiệu
Human lung carcinoma

Dòng tế bào ung thư phổi

Hormone-dependent human prostate
carcinoma


Dòng tế bào ung thư tuyến
tiền liệt
Chiết xuất có sự hỗ trợ của
vi sóng

Microwave-assisted extraction

MCT

Mãng cầu ta

MCX

Mãng cầu xiêm

MDA

Malonyl dialdehyd

MeOH

Methanol

QE

Quercetin equivalent

TPC


Total polyphenol content

TFC

Total flavonoid content

Đương lượng quercetin.
Hàm lượng polyphenol
tổng số
Hàm lượng flavonoid tổng
số

iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cây mãng cầu xiêm (Annona muricata Linn.) ............................................3
Hình 1.2. Khung cấu trúc chung của acetogenin ........................................................4
Hình 1.3. Khung cấu trúc cơ bản của sterol ................................................................5
Hình 1.4. Cây mãng cầu ta (Annona squamosa Linn.) ...............................................7
Hình 1.5. Cơng thức cấu tạo của Vitamin C .............................................................11
Hình 1.6. Cơng thức cấu tạo của Vitamin E .............................................................12
Hình 1.7. Thiết bị chiết xuất hỗ trợ bởi vi sóng (MAE) ...........................................17
Hình 2.1. Lá mãng cầu xiêm (a) và lá mãng cầu ta (b) .............................................18
Hình 2.2. Quy trình chiết xuất để thực hiện sơ bộ thành phần hóa học ....................21
Hình 2.3. Sơ đồ chiết xuất polyphenol và flavonoid từ lá mãng cầu xiêm và mãng cầu
ta ................................................................................................................................23
Hình 2.4. Khảo sát các điều kiện chiết xuất theo 2 phương pháp: chiết hồi lưu (a) và
có sự hỗ trợ của vi sóng (b) .......................................................................................24
Hình 2.5. Nguyên tắc phản ứng của phương pháp DPPH.........................................30

Hình 2.6. Nguyên tắc phản ứng của phương pháp ABTS.........................................32
Hình 3.1. Bột mãng cầu xiêm (a) và mãng cầu ta (b) ...............................................34
Hình 3.2. Phương trình đường chuẩn acid gallic ......................................................39
Hình 3.3. Phương trình đường chuẩn quercetin ........................................................40
Hình 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hàm lượng polyphenol và flavonoid
tổng của lá mãng cầu xiêm (a) và lá mãng cầu ta (b) theo phương pháp hồi lưu .....41
Hình 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hàm lượng polyphenol và flavonoid
tổng của lá mãng cầu xiêm (a) và lá mãng cầu ta (b) theo phương pháp hỗ trợ bởi vi
sóng ...........................................................................................................................41
Hình 3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết xuất đến hàm lượng polyphenol và flavonoid
tổng của lá mãng cầu xiêm (a) và lá mãng cầu ta (b) theo phương pháp hồi lưu .....43
Hình 3.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết xuất đến hàm lượng polyphenol và flavonoid
tổng của lá mãng cầu xiêm (a) và lá mãng cầu ta (b) theo phương pháp hỗ trợ bởi vi
sóng ...........................................................................................................................43

v


Hình 3.8. Ảnh hưởng của tỷ lệ ngun liệu/dung mơi đến hàm lượng polyphenol và
flavonoid tổng của lá mãng cầu xiêm (a) và lá mãng cầu ta (b) theo phương pháp hồi
lưu..............................................................................................................................44
Hình 3.9. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến hàm lượng polyphenol và
flavonoid tổng của lá mãng cầu xiêm (a) và lá mãng cầu ta (b) theo phương pháp hỗ
trợ bởi vi sóng ...........................................................................................................45
Hình 3.10. Ảnh hưởng của thời gian chiết xuất đến hàm lượng polyphenol và
flavonoid tổng của lá mãng cầu xiêm (a) và lá mãng cầu ta (b) theo phương pháp hồi
lưu..............................................................................................................................46
Hình 3.11. Ảnh hưởng của thời gian chiết xuất đến hàm lượng polyphenol và
flavonoid tổng của lá mãng cầu xiêm (a) và lá mãng cầu ta (b) theo phương pháp hỗ
trợ bởi vi sóng ...........................................................................................................46

Hình 3.12. Hoạt tính chống oxi hóa của Vitamin C trên mơ hình DPPH và ABTS .48
Hình 3.13. Hoạt tính quét gốc tự do DPPH và ABTS của cao chiết từ lá mãng cầu
xiêm theo phương pháp chiết hồi lưu và có hỗ trợ bởi vi sóng ................................49
Hình 3.14. Hoạt tính quét gốc tự do DPPH và ABTS của cao chiết từ lá mãng cầu ta
theo phương pháp chiết hồi lưu và có hỗ trợ bởi vi sóng. ........................................51

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các phản ứng đặc trưng để xác định các nhóm hợp chất .........................22
Bảng 2.2. Nồng độ ethanol (%) trong các khảo sát...................................................24
Bảng 2.3. Nhiệt độ chiết xuất (oC) và cơng suất vi sóng (W) trong các khảo sát .....25
Bảng 2.4. Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi (w/v) trong các khảo sát ..............................25
Bảng 2.5. Thời gian trích ly (phút) trong các khảo sát .............................................25
Bảng 2.6. Quy trình xây dựng đường chuẩn acid gallic ...........................................27
Bảng 2.7. Quy trình xây dựng đường chuẩn quercetin .............................................28
Bảng 2.8. Dãy nồng độ pha dung dịch thử gốc .........................................................30
Bảng 2.9. Quy trình thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH ..........................................31
Bảng 2.10. Dãy nồng độ pha dung dịch thử gốc .......................................................32
Bảng 2.11. Quy trình thử hoạt tính qt gốc tự do ABTS●+ .....................................33
Bảng 3.1. Kết quả giảm khối lượng do sấy khô ........................................................34
Bảng 3.2. Kết quả xác định độ ẩm bột dược liệu ......................................................35
Bảng 3.3. Kết quả xác định độ tro toàn phần ............................................................35
Bảng 3.4. Kết quả xác định độ tro không tan trong HCl...........................................36
Bảng 3.5. Kết quả sơ bộ thành phần hóa thực vật lá mãng cầu xiêm .......................36
Bảng 3.6. Kết quả sơ bộ thành phần hóa thực vật lá mãng cầu ta ............................38
Bảng 3.7. Mối tương quan giữa hàm lượng acid gallic và giá trị OD765 ..................39
Bảng 3.8. Mối tương quan giữa hàm lượng quercetin và giá trị OD415 ....................40
Bảng 3.9. Thơng số thử hoạt tính qt gốc tự do DPPH và ABTS của Vitamin C ..48

Bảng 3.10. Giá trị IC50 của cao chiết từ lá mãng cầu xiêm theo 2 phương pháp chiết
xuất ............................................................................................................................50
Bảng 3.11. Giá trị IC50 của cao chiết từ lá mãng cầu xiêm theo 2 phương pháp chiết
xuất ............................................................................................................................51

vii


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sản phẩm thực đạt được

Sản phẩm đăng ký tại thuyết minh

 Cao chiết từ lá mãng cầu xiêm và
mãng cầu ta 1g

 Cao chiết từ lá mãng cầu xiêm và
mãng cầu ta 1g

 Quy trình chiết cao từ lá mãng cầu

 Quy trình chiết cao từ lá mãng cầu

xiêm và mãng cầu ta theo phương

xiêm và mãng cầu ta theo phương

pháp chiết hồi lưu và phương pháp

pháp chiết nóng và phương pháp có


có hỗ trợ bởi vi sóng.

hỗ trợ bởi vi sóng.

 Báo cáo nghiên cứu “Khảo sát ảnh

 Báo cáo nghiên cứu tối ưu hóa q

hưởng của các điều kiện chiết

trình trích ly polyphenol, flavonoid

xuất đến hàm lượng polyphenol,

và đánh giá hoạt tính kháng oxi hóa

flavonoid tổng và đánh giá hoạt

của lá mãng cầu xiêm (Annona

tính kháng oxi hóa của lá mãng
cầu

xiêm (Annona

muricata

Linn.) và lá mãng cầu ta (Annona


muricata) và lá mãng cầu ta
(Annona squamosa)
 Bài báo hoặc các báo cáo khoa học

squamosa Linn.)
 Bài báo hoặc các báo cáo khoa học

Thời gian đăng ký : từ tháng 01/2019 đến tháng 06/2019

Thời gian nộp báo cáo: ngày ...........................................

viii


MỞ ĐẦU
Từ thực tiễn cuộc sống, con người đã biết tìm ra được nhiều loại thực vật vừa
có tác dụng dinh dưỡng, vừa có tác dụng điều trị bệnh tật. Các hợp chất phenolic là
những chất chống oxi hóa tự nhiên, được phát hiện phổ biến trong các loại thực vật.
Chúng đã được báo cáo là có nhiều chức năng sinh học q bởi vì chúng có khả năng
trì hỗn hiệu quả q trình oxi hóa chất béo và do đó góp phần cải thiện chất lượng
và dinh dưỡng của thực phẩm.
Mãng cầu là một trong những cây nhiệt đới được trồng khá phổ biến ở Việt
Nam, từ vùng đồng bằng đến vùng núi trung du. Từ trước đến nay, mãng cầu được
trồng chủ yếu để lấy quả. Tuy nhiên, ngồi sản phẩm chính là quả, lá mãng cầu cũng
là một nguồn khá dồi dào và có nhiều tiềm năng sử dụng nhưng chưa được khai thác
đúng mức. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong lá mãng cầu chứa nhiều hợp chất
q có hoạt tính sinh học như: như khả năng chống độc, kháng khuẩn, tác dụng chống
HIV và khả năng chống oxi hóa. Việc thu nhận và ứng dụng các chất chống oxi hóa
nguồn gốc tự nhiên nhằm thay thế dần các chất chống oxi hóa tổng hợp đang là một
hướng nghiên cứu đầy triển vọng. Vì vậy, lá mãng cầu sẽ là một trong những nguồn

thực vật hứa hẹn cung cấp các chất chống oxi hóa tự nhiên và mở rộng áp dụng trong
một số lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Tuy nhiên, hiện ở Viêt Nam
vẫn cịn rất ít cơng trình nghiên cứu công bố về tách chiết, đánh giá các chất có hoạt
tính sinh học từ cây mãng cầu.
Với những lý do trên, 2 loài mãng cầu xiêm và mãng cầu ta đã được chọn làm
đối tượng cho nghiên cứu này với tên đề tài là: “Khảo sát ảnh hưởng của các điều
kiện chiết xuất đến hàm lượng polyphenol, flavonoid tổng và đánh giá hoạt tính
kháng oxi hóa của lá mãng cầu xiêm (Annona muricata Linn.) và lá mãng cầu ta
(Annona squamosa Linn.)”, với mục đích tìm hiểu về thành phần hóa học, đánh giá
hoạt tính chống oxi hóa và khảo sát các yếu tố công nghệ ảnh hưởng tới quá trình
chiết xuất các hợp chất phenolic từ lá mãng cầu, từ đó làm tiền đề cho những nghiên
cứu tiếp theo về loài cây này cũng như làm cơ sở khoa học cho việc sản xuất các sản
phẩm về mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và dược phẩm từ cây lá mãng cầu.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY MÃNG CẦU XIÊM VÀ MÃNG CẦU TA
1.2.1. Vị trí trong hệ thống phân loại thực vật
Theo hệ thống phân loại của Armen Takhtajan, loài Annona muricata L. và
Annona squamosa L.thuộc chi Na (Annona), Họ Na (Annonaceae), Liên bộ
Magnolianae, Phân lớp Ngọc lan (Magnoliidae), Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida),
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) [1].
Nghành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliosida)
Bộ Ngọc lan (Magnoliales)
Họ Na (Annonaceae)
Chi Annona
Loài Mãng cầu xiêm (Annona muricata Linn.)

Loài Mãng cầu ta (Annona squamosa Linn.)
1.2.2. Chi Annona
Mô tả: Cây gỗ hay cây bụi. Vỏ thân mỏng, có những vùng lõm rộng và nơng,
hoặc những vết nứt nối với nhau, có vảy, từ những vết nứt này các chồi cây mọc ra.
Phiến lá mỏng, mềm dẻo, có lơng hoặc khơng. Cuống hoa mọc từ nách lá, đôi khi từ
nách chồi, ở dạng hoa đơn hay chùm. Ba hay bốn lá đài rụng sớm thường nhỏ hơn
cánh hoa phía ngồi và khơng bao kín khi cịn nụ. Sáu hay tám cánh hoa nạc mọc
thành hai vòng, các cánh hoa mọc ở vòng ngồi lớn hơn nhưng khơng bao kín; các
cánh hoa mọc ở vòng trong nhỏ hơn. Nhị nhiều, cuộn lại, dạng chuỳ, hoặc cong và
có dạng túi, hoặc nhọn ở đầu kia bao phấn. Nhụy nhiều, gắn trực tiếp phần đáy, riêng
rẽ liên kết với đầu nhuỵ, với một hoặc hai nỗn mỗi nhùy; vịi nhụy và đầu nhụy hình
chùy hoặc hình nón hẹp. Quả nạc, hình trứng hoặc hình cầu. Mỗi qủa bao gồm có
nhiều quả 3 nhỏ riêng biệt hoặc quả tụ, với một quả tụ và hạt mỗi nhụy. Hạt hình hạt
đậu với lớp áo cứng; nhân hạt độc [2].
Chi Na (Annona) có khoảng 125 lồi phân bố nhiều ở các vùng rừng mưa nhiệt
đới thuộc châu Mỹ, châu Phi… Ở Việt Nam có một số lồi thuộc chi Annona được

2


phát hiện là: Annona cherimolia, Annona glabra, Annona muricata, Annona
reticulata, Annona squamosa [3].
1.2.3. Mãng cầu xiêm
1.2.3.1. Đặc điểm thực vật
Tên khoa học: Annona muricata Linn.
Tên Việt Nam: Mãng cầu xiêm, mãng cầu gai
Đặc điểm hình thái: Mơ tả: Cây cao 4-6m; nhánh cây có nhiều mấu, nhẵn. Lá
hình mũi mác trứng ngược, hơi nhọn ở gốc, nhọn hay tù ở ngọn, 2 mặt nhẵn, mặt trên
nhạt màu và láng bóng, dài 12cm, rộng 5 cm; gân lá chia 8-10 cặp, mỏng, có thể nhìn
thấy ở cả 2 mặt lá; gân con tạo thành mạng lưới; cuống lá chắc, dài 8mm. Cuống hoa

có 1 hoa đơn độc, có lơng tơ ở 2 mặt. Cánh hoa lớn, hình ovan, ngắn hơn bao hoa. Lá
đài hình tam giác, ngắn, dày, gần giống hình tim ở gốc, có lơng tơ ở 2 mặt. Nhiều nhị,
kéo dài đến trung đới hình vng, cụt, có gai thịt; các ô song song, liền kề nhau; chỉ
nhị dài gần bằng các ơ. Lá nỗn có lơng màu hung; vịi nhị dài bằng bầu, có gai thịt,
hình lăng trụ, cụt. Quả hình cầu hoặc hình tim, có rốn ở gốc, bao phủ bởi các gai hình
nón từ lá nỗn hàn lại tạo thành [4].
Phân bố, sinh học và sinh thái: Ở nước ta cây Mãng cầu xiêm thường được
trồng để lấy quả. Cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, được trồng ở Miền
Nam Việt Nam và các nước nhiệt đới châu Á, ở nước ta thường gặp ở các tỉnh Nam
bộ và một phần Tây nguyên [5],[6].

Hình 1.1. Cây mãng cầu xiêm (Annona muricata Linn.)
3


Bộ phận dùng: Rễ, lá, quả và hạt (Radix, Folium, Fructus et Semen Annonae
muricata).
1.2.3.2. Thành phần hóa học
 Các hợp chất acetogenin
Acetogenin là nhóm chất chỉ được tìm thấy ở họ Annonaceae, do vậy đây là
nhóm chất đặc trưng của họ thực vật này. Cấu trúc thường gặp của acetogenin là acid
béo có chứa 32 đến 34 cacbon, mạch thẳng khơng phân nhánh, kết thúc bằng một lactone, có thể chứa một số nhóm thế có tính oxy hóa như hydroxyl, ketone, epoxide,
tetrahydrofuran (THF), tetrahydropyran (THP) cùng các liên kết đơi, liên kết ba
[7],[8]

Hình 1.2. Khung cấu trúc chung của acetogenin
Theo tổng kết về acetogenin của họ Na (2005) [7], tới nay đã có 70 acetogenin
được phân lập từ cây Mãng cầu xiêm. Dựa trên cấu trúc hố học có thể phân loại
acetogenin có mặt trong cây Mãng cầu xiêm làm 4 nhóm: acetogenin mạch thẳng,
acetogenin có nhóm epoxy, acetogenin có 1 nhóm tetrahydrofuran, acetogenin có 2

nhóm tetrahydrofuran
 Các hợp chất alkaloid
Đến nay đã có 14 alcaloit được phân lập từ cây Mãng cầu xiêm bao gồm:
reticuline, coclaurine, coreximine, atherosperminine, anomurine, anomuricine,
stepharine [9]; annonaine, asimilobine, atherospermine, muricine, muricinine [10];
annonamine [11]; nornuciferine [12]. Các alcaloit này thuộc 4 nhóm: apomorphin,
aporphin, benzyltetrahydroisoquinolin và tetrahydroprotoberberin.
 Tinh dầu
Tinh dầu làm lá cây có mùi thơm dịu. Trong một nghiên cứu về thành phần tinh
dầu chiết từ lá cây Mãng cầu xiêm thu hái ở Benin, 82 hợp chất được xác định bằng
GC/MS, chủ yếu là các dẫn xuất của sesquiterpenes: -elemen, isocaryophyllene, -

4


caryophyllene, -humulene, -muurolene, -selinene, -muurolene, germacrene-A, cadiene; và alcol: elemol, (E)-nerolidol, spathulenol, globulol, epi-globulol, -epicadinol, -epi-muurolol, -cadinol. 4 hợp chất có hàm lượng cao nhất là: -caryophyllene
(13,6%), -cadiene (9,1%), -epi-cadinol (8,4%) và -cadinol (8,3%) [13]
 Sterol
Đây là nhóm chất khơng được nghiên cứu nhiều trong cây Mãng cầu xiêm. Theo
tài liệu tổng quan về họ Na [14], trong lá cây mãng cầu xiêm có chứa sitosterol; trong
hạt có chứa sitosterol, stigmasterol, campesterol, cholesterol đã được xác định hàm
lượng.

Hình 1.3. Khung cấu trúc cơ bản của sterol
 Một số hợp chất thuộc các nhóm chất khác trong cây
Mãng cầu xiêm là: cacbohydrat (glucose trong lá; sucrose, glucose, fructose
trong quả; galactomannan trong hạt), lipid (dầu nửa khô với các acid béo trong hạt và
lá), acid amin (prolin, -amino-butyric acid trong quả), polyphenol (acid caffeic, acid
para-coumaric, procyanidin, tanins), vitamin (vitamin C trong quả), glycosid cyano
[14]

1.2.3.3. Tác dụng dược lý
Tác dụng gây độc tế bào là tác dụng sinh học nổi bật của cây Mãng cầu xiêm,
hiện đang được tập trung nghiên cứu và khai thác. Các thử nghiệm về hoạt tính của
dịch chiết hay các chất phân lập được từ cây Mãng cầu xiêm đã được tiến hành trên
nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau và đều cho hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra nhiều
nghiên cứu trong và ngoài nước cũng chỉ ra hàng loạt những hoạt tính sinh học từ cây
mãng cầu xiêm như: tác dụng chống tăng glucose huyết, tác dụng lên tim và huyết

5


áp, tác dụng chống loét, tác dụng chống co thắt và giãn cơ, tác dụng kháng vi sinh vật
và kháng lồi ngun sinh [15].
1.2.3.4. Cơng dụng
Từ lâu Mãng cầu xiêm đã được sử dụng trong y học truyền thống với nhiều
trường hợp bệnh lý khác nhau như viêm phế quản, ho, suyễn, bệnh gan, bệnh túi mật,
khó tiêu, lỵ, co thắt, tiêu chảy, đái tháo đường, cao huyết áp, nhiễm kí sinh trùng,
cúm, sốt cao, sốt rét… Mãng cầu xiêm còn được sử dụng như thuốc an thần, giảm
đau. Lá cịn được sử dụng với một số cơng dụng như làm thuốc lợi tiểu mạnh khi bị
phù chân (Amazonia), trị bệnh khớp (thấp khớp, viêm khớp), đau dây thần kinh
(Brazil), bệnh da liễu (ban da, nhiễm trùng da) (Đảo Cook), nhịp tim nhanh
(Madagascar), làm thuốc trợ tim (Guyana), giúp se da và cầm máu (Malaysia) [15].
Ở Việt Nam, lá cây Mãng cầu xiêm đã được dùng để chữa bệnh ngoài da, giun, thấp
khớp [1], sốt rét [2].
1.2.4. Mãng cầu ta
1.2.4.1. Đặc điểm thực vật [16]
Tên khoa học: Annona squamosa Linn.
Tên Việt Nam: Mãng cầu ta, na, sa lê, mãng cầu dai, mác kiếp (Tày)
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ nhỏ cao 2-8 m. Thân non màu nâu bạc; thân già
màu nâu xám có nhiều lỗ bì nhỏ và sẹo lá lồi to rõ. Lá đơn, nguyên, mọc cách; phiến

lá hình mũi mác, dài 9-13 cm, rộng 3-5 cm, màu xanh đậm mặt trên hơn mặt dưới,
mặt dưới có ít lơng ở gân lá và nhiều đốm vàng không rõ vách ở phần thịt lá; gân lá
hình lơng chim nổi rõ mặt dưới, 7-9 cặp gân phụ, các cặp gân phụ mọc đối hoặc khơng
đối nối với nhau ở bìa phiến; cuống lá hình trụ gần trịn, dài 0,8-1 cm, đáy phình to
và xanh đậm hơn. Khơng có lá kèm. Cụm hoa: Hoa riêng lẻ mọc đối diện với lá hoặc
xim ít hoa ở cành già. Hoa màu xanh, đều, lưỡng tính, mẫu 3; cuống hoa màu xanh,
dài 0,8-1,1 cm; lá bắc dạng vẩy tam giác cao 1 mm, màu xanh, tồn tại lâu; đế hoa lồi.
Đài hoa: 3 lá đài đều, rời, màu xanh, mặt ngồi có nhiều lơng, hình tim, dài 2 mm,
rộng 3 mm; tiền khai van. Tràng hoa: 3 cánh hoa đều, rời, màu xanh, mặt ngoài có
lơng, hình mác thn nhọn dày mập dọc theo phần giữa cánh, móng lõm vào phía
6


trong tạo hình lịng muỗng có màu đỏ, dài 1,8-3 cm, rộng 0,6-1 cm; tiền khai van. Bộ
nhị: nhiều nhị rời, đều, dài 1-2 mm, đính xoắn ốc trên đế hoa lồi; chỉ nhị rất ngắn,
màu trắng; bao phấn màu trắng, 2 ơ thn hẹp, nứt dọc, hướng ngồi, đính gốc, chung
đới kéo dài tạo phụ bộ hình đĩa quặp xuống; hạt phấn màu trắng, rời, hình bầu dục
thn nhỏ 2 đầu, có rãnh, dài 45 µm, rộng 27,5 µm. Bộ nhụy: nhiều lá noãn rời, màu
trắng, dài 2-3 mm, xếp khít nhau trên đế hoa lồi; mỗi lá nỗn có 1 nỗn đính đáy; vịi
nhụy và đầu nhụy khó phân biệt, dạng bản mỏng thẳng đầu nhọn, màu trắng, dài 1-2
mm. Quả tụ, mỗi lá noãn cho ra 1 quả mọng riêng biệt và tất cả các quả này dính vào
nhau tạo thành một khối hình tim hoặc hình cầu đường kính 7-10 cm, mặt ngồi màu
xanh chia nhiều rãnh, thịt quả màu trắng, mềm và ngọt khi chín. Hạt hình bầu dục
một đầu thn trịn, vỏ hạt màu đen nhẵn bóng, dài 2-3 cm.

Hình 1.4. Cây mãng cầu ta (Annona squamosa Linn.)
Phân bố, sinh học và sinh thái: Gốc ở quần đảo Angti, được đem vào trồng ở
nước ta lấy quả ăn. Thịt quả mềm và thơm, ngọt, ngon nhất là na dai. Các bộ phận
của cây có thể thu hái quanh năm, thường dùng tươi.
Bộ phận dùng: Rễ, lá, quả và hạt (Radix, Folium, Fructus et Semen Annonae

squamosae).
1.2.4.2. Thành phần hóa học
Trong quả có 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và
vitamin C. Trong lá có một alkaloid vơ định hình, khơng có glucosid, lá xanh chứa

7


0,08% dầu. Hạt chứa 38,5-42% dầu, trong đó có các acid béo (acid myristic, palmittic,
stearic, arachidic, hexadecanoic và oleic) chiếm tỉ lệ lớn. Trong hạt có một acid vơ
định hình là anonain. Chất độc trong hạt và rễ là các glycerid và các acid có phân tử
lớn. Lá, vỏ và rễ chứa acid hydrocyanic. Vỏ chứa anonain.
1.2.4.3. Tác dụng dược lý
Quả na có vị ngọt chua, tính ấm, có tác dụng hạ khí tiêu đờm. Quả xanh làm săn
da, tiêu sưng. Hạt na có vị đắng, hơi hơi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt,
tiêu độc, sát trùng. Lá cũng có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, sát trùng. Rễ cầm tiêu
chảy.
1.2.4.4. Công dụng
Quả na dùng để chữa lỵ, tiết tinh, đái tháo, bệnh tiêu khát. Quả xanh dùng để trị
mụn nhọt, đắp lên vú bị sưng. Hạt thường được dùng diệt côn trùng, trừ chấy rận. Lá
na dùng để trị sốt rét cơn lẫn ngày, mụn nhọt sưng tấy, ghẻ. Rễ và vỏ cây dùng để trị
tiêu chảy và trị giun.
1.2.5. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Narasimharaju Kalidindi và các cộng sự vào năm 2015 tại
Visveswarapura Institute of Pharmaceutical, Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả
năng dọn dẹp các gốc tự do của lá mãng cầu ta (Annona squamosa) mạnh nhất trong
dịch chiết chloroform với giá trị IC50 308,3 µg/mL, kết tiếp là trong dịch chiết
methanol với giá trị IC50 342,5 µg/mL và cuối cùng là trong dịch chiết nước với giá
trị IC50 439,6 µg/mL, phương pháp được dùng trong nghiên cứu này là phương pháp
ngâm lạnh trực tiếp với dung mơi, thời gian ngâm 8 ngày, thỉnh thoảng có khuấy trộn

[17]. Một nghiên cứu khác của Allisson Benatti Justino và các cộng sự về cây mãng
cầy xiêm (Annona muricata) được thực hiện vào năm 2018 tại Institute of
Biotechnology - Federal University of Uberlandia, Brazil đã cho thấy hàm lượng
polyphenol tổng trong dịch chiết cồn của lá cây mãng cầu xiêm là 79,4 ± 6,4 mg GAE
g-1, lượng flavonoids là 21,0 ± 2,4 mg QE g-1 và giá trị IC50 về khả năng dọn dẹp các
gốc tự do là 2477 ± 67 fmol trolox eq g-1. Phương pháp được áp dụng trong nghiên

8


cứu này là phương pháp ngâm lạnh với dung môi ethanol 98%, có hỗ trợ khuấy trộn
bằng máy trộn cơng nghiệp và chiết trong vòng 3 ngày [18].
Nghiên cứu của trường Đại học De Purdue đã đưa ra kết luận về một số
acetogenin của cây Mãng cầu xiêm có khả năng tiêu diệt được những tế bào ung thư,
ngay cả những tế bào ung thư kháng thuốc điều trị ung thư trước đó [19]. Nghiên cứu
này chỉ ra rằng trong 14 hợp chất acetogenin của Mãng cầu xiêm có 13 chất có tác
dụng mạnh đối với các dịng tế bào ung thư kháng ba loại thuốc chống ung thư là:
adriamycine, vicristine và vinblastine [19],[20]. Cis-annonacin có IC50 trên dịng tế
bào HT-29 là 1,0x10-8 μg/ml, mạnh gấp 10000 lần so với adriamycin [21].
Muricoreacin có tác dụng trên dịng tế bào PC-3 với ED50= 0,025 μg/ml trong khi
adriamycin cho ED50= 0,11 μg/ml [22]. Dẫn xuất acetonit của annomuricin C và
muricatocin C có ED50 trên dòng tế bào MCF7 là 4,48x10-3 và 3,98x10-3 μg/ml; mạnh
hơn adriamycin với ED50 = 1,06x10-1 μg/ml [23]
Gần đây phương pháp chưng cất có sự giúp đỡ của vi sóng (microwave-assisted
hydrodistillaton, MAHD) cho phép trích ly các phân tử, dần trở nên có sức hút kể cả
ở phạm vi phịng thí nghiệm và cơng nghiệp nhờ vào hiệu quả về nhiệt, truyền năng
lượng nhanh và là công nghệ chiết tách thân thiện với môi trường. Việc chấp nhận
này chứng tỏ tiềm năng và khả năng thay thế các phương pháp thông thường đã được
nghiên cứu qua một số khảo sát [24-26]. Cụ thể với nghiên cứu của Hua Li và các
cộng sự (2014) tại Institute of Chinese Materia Medica của Trung Quốc [27] đã thực

hiện so sánh hiệu quả trích ly flavonoid từ cây hồng cầm (Radix Scutellariae) giữa
3 phương pháp: vi sóng (microwave), siêu âm (ultra sound) và đun hồi lưu (reflux).
Dựa trên năng suất và lượng flavonoid thu được trong điều kiện tối ưu, tác giả đã đưa
ra kết quả và kết luận phương pháp vi sóng cho hiệu quả cao và phù hợp nhất.
1.2.6. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, có một số đề tài nghiên cứu về hai loài cây này, đơn cử như Đề
tài “Thành phần hóa học của tinh dầu từ lá cây na (Annona squamosa L.) ở đồng
tháp” của Ths. Bùi Thị Minh Nguyệt (2014) tại Trường Đại học Đồng Tháp [28]. Đề
tài “Bước đầu nghiên cứu đánh giá khả năng kháng oxi hoá của một số đối tượng làm

9


nguồn dược liệu” của Lê Trung Hiếu và các cộng sự (2014) tại Trường Đại học Khoa
học Huế [29]. Đề tài “Phân lập các alkaloid, acid hữu cơ từ lá na (Annona squamosa
L.) và đánh giá độc tính tế bào của chúng” của DS. Lý Hồng Hương Hạ và các cộng
sự (2018), tại Trường Đại học Y Dược TP.HCM [30].
Nghiên cứu Phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ phân đoạn n-hexan
của lá cây mãng cầu xiêm (Annona muricata L., họ Na - Annonaceae) của Nguyễn
Thu Trang và cộng sự năm 2015. Từ phân đoạn dịch chiết n-hexan của lá cây mãng
cầu xiêm (Annona murica L.) bằng phương pháp sắc ký cột silica gel và sắc ký lọc
gel (Sephadex LH-20) đã phân lập được 3 chất. Dựa vào số liệu phổ khối lượng, IR
và phổ cộng hưởng từ hạt nhân đã nhận dạng được hợp chất 1 là b-sistosterol, hợp
chất 2 là b-sistosterol-3-O-b-D-glucopyranosid (hay còn gọi là daucosterol) và hợp
chất 3 là lutein. Trong đó hai phytosterol và lutein đã được phân lập từ một số loài
trong tự nhiên tuy nhiên đây là lần đầu tiên phân lập được từ phân đoạn n-hexan của
lá cây Mãng cầu xiêm (Annona muricata L.).
Tuy nhiên hướng nghiên cứu về các nhóm hoạt chất chống oxi hóa hay các
phương pháp trích ly chỉ dừng lại ở phương pháp chiết hồi lưu, ngấm kiệt hay lôi
cuốn hơi nước. Với các phương pháp này cịn nhiều hạn chế về hiệu suất trích ly, thời

gian hay việc sử dụng dung môi với dư lượng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Về phương pháp trích ly có sự hỗ trợ của vi sóng hiện nay tuy đã có nhưng chỉ ở quy
mơ khảo sát của sinh viên và theo phương pháp khảo sát luân phiên từng biến nên
khả năng chính xác chưa cao. Cho đến nay, theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, các
nghiên cứu trước đó hầu hết chưa tập trung vào phương pháp trích ly các nhóm hoạt
chất chống oxi hóa bằng vi sóng ứng dụng phương pháp đáp ứng bề mặt. Do vậy, đề
tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện chiết xuất đến hàm lượng polyphenol,
flavanoid tổng và đánh giá hoạt tính kháng oxi hóa của lá mãng cầu xiêm (Annona
muricata) và lá mãng cầu ta (Annona squamosa)” sẽ mở ra nhiều tiềm năng hơn trong
việc nâng cao hiệu quả chiết tách các nhóm hoạt chất chống oxi hóa như nhóm
flavonoid, nhóm polyphenol cũng như chi phí sản xuất kinh doanh, từ đó giúp hạ giá
thành sản phẩm, thúc đẩy phát triển ngành trồng cây mãng cầu ta, mãng cầu xiêm, 2

10


loại cây thích ứng tốt với mơi trường nhiệt đới, chịu hạn khá và mang nhiều giá trị
kinh tế.
1.2. CHẤT CHỐNG OXI HĨA
1.3.1. Vai trị của chất chống oxi hóa
Chất chống oxi hóa là những chất làm vơ hiệu hóa tác động của gốc tự do. Cụ
thể hơn, các chất chống oxi hóa có electron dư thừa để cung cấp cho gốc tự do, chất
chống oxi hóa chuyển những electron thừa của chúng cho những gốc tự do biến chúng
thành những phân tử cân bằng, làm mất đi tính thiếu ổn định và dễ gây phản ứng hóa
học với những phân tử khác, nhờ vậy làm vơ hiệu hóa tác hại của gốc tự do.
Chất chống oxi hóa ức chế q trình oxi hóa, thậm chí ở nồng độ tương đối nhỏ
và do đó có vai trị sinh lý khác nhau trong cơ thể. Thành phần chống oxi hoá trong
các lồi thực vật có vai trị sàng lọc gốc tự do và giúp chuyển đổi các gốc tự do. Một
loạt các chất chống oxi hóa sàng lọc gốc tự do được tìm thấy trong các nguồn thực
phẩm như trái cây, rau và trà,…

1.3.2. Các chất chống oxi hóa thường gặp
 Vitamin C (acid ascorbic)

Hình 1.5. Cơng thức cấu tạo của Vitamin C
Vitamin C hay acid ascorbic là một dẫn xuất của đường hexose với 6 carbon và
không thể tổng hợp ở bộ linh trưởng. Nguồn thực phẩm chứa nhiều Vitamin C bao
gồm các loại trái cây, đặc biệt là nho, họ cam chanh, các loại rau…. Do cấu trúc vòng
đối xứng, nên Vitamin C có thể tồn tại ở bốn cấu trúc lập thể, nhưng chỉ có L-ascorbic
acid là có hoạt tính sinh học. Vitamin C đại diện cho hàng rào chống oxi hố trong
máu, có khả năng phản ứng với hầu hết các loại oxi và có thể làm ngưng các chuỗi

11


phản ứng của gốc tự do. Chức năng chủ yếu của vitamin C là sự sản xuất collagen,
một protein chính của cơ thể. Đặc biệt, vitamin C giúp nối kết một phần của phân tử
amino acid proline để hình thành hydroxyproline. Kết quả là, sự cấu trúc nên collagen
rất ổn định. Vitamin C còn hết sức cần thiết cho sự lành vết thương, sự mạnh khỏe
của nướu răng, và ngăn ngừa các mảng bầm ở da. Thêm vào đó, Vitamin C cịn có
chức năng miễn dịch, tham gia sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh và hormon,
tổng hợp carnitine, hấp thụ và sử dụng các yếu tố dinh dưỡng khác [31].
 Vitamin E (tocopherol)

α-tocopherol, R1=R2=R3=CH3
α-tocotrienol, R1=R2=R3=CH3
β-tocopherol, R1=R3=CH3; R2=H
β-tocotrienol, R1=R3=CH3; R2=H

γ-tocopherol, R1=R2=CH3; R3=H
γ -tocotrienol, R1=R2= CH3; R3=H

δ-tocopherol, R1=R2=R3=H
δ-tocotrienol, R1=R2=R3=H

Hình 1.6. Công thức cấu tạo của Vitamin E
Vitamin E là hợp chất hoà tan chủ yếu trong lipid, lần đầu được phát hiện vào
năm 1936. Trong thực phẩm, các nguồn phổ biến nhất chứa vitamin E là các loại dầu
thực vật như cọ dầu, hướng dương, ngô, đậu tương, ô liu và mầm lúa mì. Các nguồn
khác có hạt ngũ cốc, cá, bơ lạc, các loại rau lá xanh. Vitamin E có 8 hình thức trong
tự nhiên, có thể chia thành hai dòng hợp chất là tocopherol và tocotrienol (gọi chung
là tocol). Trong 8 hình thức của Vitamin E, chỉ có α-tocopherol được chuyên chở
trong máu và được xem là một hình thức hoạt động. Việc rối loạn nghiêm trọng chức
năng tuyến tuỵ và mật hoặc sự kém hấp thu lipid có thể là do ảnh hưởng đến sự hấp
thụ Vitamin E. Khi ở trong máu, Vitamin E gắn kết huyết tương mang protein, vận
chuyển đến gan, đưa vào lipoprotein, đặc biệt là nơi nồng độ lipoprotein thấp và được
bài tiết vào máu [31].
12


 Các hợp chất polyphenol
Polyphenol là những hợp chất chuyển hoá thứ cấp và thường liên quan đến bảo
vệ chống lại bức xạ tia cực tím hoặc sự tấn cơng của các mầm bệnh. Trong thực vật,
Polyphenol góp phần tạo nên sự cay đắng, chát, màu sắc, hương vị, mùi và chất chống
oxi hoá ổn định. Đến cuối thế kỉ 20, các nghiên cứu về dịch tễ học và phân tích tổng
hợp đã cho rằng việc sử dụng lâu dài chế độ ăn có chứa Polyphenol sẽ cung cấp một
số chất chống lại ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường, lỗng xương và bệnh thối hố
thần kinh.
Có hơn 8000 hợp chất Polyphenol khác nhau đã được tìm thấy trong các loài
thực vật khác nhau. Tất cả các hợp chất phenolic đều được sinh ra từ chất trung gian
phổ biến phenylalanine, hoặc từ một tiền thân như acid shikimic. Chủ yếu xảy ra ở
hình thức liên hợp với một hoặc nhiều bã đường liên kết với các nhóm hydroxyl. Sự

liên kết với các hợp chất khác, như cacboxylic và axit hữu cơ, các amin, lipid và liên
kết với phenol khác cũng phổ biến. Polyphenol có thể được phân loại thành các nhóm
khác nhau theo chức năng của vịng phenol. Các nhóm chính của Polyphenol bao
gồm: acid phenolic, flavonoid, stilbene và lignan [32].
 Các hợp chất Flavonoid
Flavonoid là một nhóm hợp chất tự nhiên lớn thường gặp trong thực vật, phần
lớn có màu vàng. Về cấu trúc hố học flavonoid có khung cơ bản theo kiểu C6 – C3
– C6 (2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 carbon) và được chia làm
nhiều nhóm khác nhau [36]. Cũng giống vitamin C, các flavonoid được khám phá bởi
một trong những nhà sinh hóa nổi tiếng nhất của thế kỷ 20: Albert Szent- Gyorgyi
(1893-1986). Ông nhận giải Nobel năm 1937 với những khám phá quan trọng về các
đặc tính của vitamin C và flavonoid. Flavonoid thuộc nhóm hợp chất thứ cấp lớn gồm
nhiều loại polyphenol như: anthocyanin, flavanon, flavanol, flavon, flavonol,
isoflavonoid…Các hợp chất flavonoid được tạo ra ở trong mơ thực vật nhằm chống
lại tia UV.
Có khoảng trên 6000 hợp chất flavonoid tự nhiên có trong thực vật và nói chung
là có nhiều trong thực vật bậc cao, một số hợp chất là sắc tố trong thực vật nhưng

13


cũng là những hợp chất có hoạt tính sinh học. Hầu hết các flavonoid đều ở dạng
glycosid, đều tan trong nước và tích luỹ trong khơng bào của tế bào thực vật [34].
Flavonoid là nhóm hợp chất thứ cấp ở thực vật có rất nhiều chức năng quan
trọng và hữu ích cho sức khoẻ con người, từ việc tách chiết RNA và phân tích sự biểu
hiện gen cho thấy có sự xuất hiện 5 đoạn cDNA biểu hiện cho 5 enzym trong quá
trình sinh tổng hợp flavonoid (phenylalanin ammonialyase, chalcone synthase,
flavanon 3-hydroxylase, dihydroflavanol 4-reductase and anthocyanidin synthase).
Sự hoạt hoá của các gen trong quá trình sinh tổng hợp flavonoid đồng thời có sự tập
trung flavonoid và acid hydroxycinnamic được xác định trong lá đang phát triển dưới

điều kiện trực tiếp của ánh sáng mặt trời, so sánh với lá trong tối của một số thực vật
tương tự. Cyanidin của anthocyanins và quercetin flavonol có vai trị ưu thế hơn trong
việc chống lại ánh sáng cao của mặt trời trong lá Vaccinium myrtillus L. Flavonoid
có vai trị trong việc bảo vệ thực vật chống lại bức xạ cao của mặt trời [35]
1.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỬ HOẠT TÍNH CHỐNG OXI HĨA
1.4.1. Phương pháp DPPH
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) có khả năng tạo ra các gốc tự do bền
trong dung dịch Methanol bão hoà. Khi cho các chất thử nghiệm vào hỗn hợp này,
nếu chất có khả năng làm trung hồ hoặc bao vây các gốc tự do sẽ làm giảm cường
độ hấp phụ ánh sáng của các gốc tự do DPPH. Hoạt tính chống oxi hố được đánh
giá thơng qua giá trị hấp phụ ánh sáng của dung dịch mẫu thử so với đối chứng khi
đọc trên máy đo quang phổ UV-Vis ở bước sóng 517 nm [36].
1.4.2. Phương pháp FRAP
Nguyên tắc xác định hoạt tính chống oxi hóa của phương pháp này là dựa trên
khả năng của các chất chống oxy hoá trong việc khử phức Fe3+-TPTZ [2,4,6tripyridyl-s-triazine (TPTZ)] (màu tía) thành phức Fe2+ - TPTZ (màu xanh) trong môi
trường acid. Khi đó, độ tăng cường độ màu xanh tỷ lệ với hàm lượng chất chống oxy
trong nguyên liệu. Mức độ tăng cường độ màu này được đo ở bước sóng 593 nm
trong sự so sánh với chất chuẩn là dung dịch FeSO4 hay BHT (Butylated Hydroxy
Toluene). Khi cho phức Fe3+-TPTZ vào mơi trường chứa chất chống oxi hóa, các chất

14


chống oxi hóa sẽ nhường điện tử cho phức này và sinh ra Fe2+-TPTZ. Kết quả tính
tốn là mmol Fe2+/g chất khơ. Do đó, khi kết quả tính tốn ra lớn thì chúng ta có thể
suy đốn rằng trong mơi trường phản ứng đó, số lượng các phân tử có thể nhường
điện tử là cao. Tuy nhiên, điều này không hồn tồn đúng vì một phân tử chất chống
oxi hóa có thể khử nhiều phức Fe3+ - TPTZ cùng lúc. Đây là một hạn chế của phương
pháp FRAP [37].
1.4.3. Phương pháp MDA

Xác định khả năng ức chế peroxi hóa lipid của mẫu nghiên cứu qua việc xác
định hàm lượng malonyl dialdehyd (MDA), là sản phẩm của q trình peroxi hóa
lipid màng tế bào. MDA có khả năng phản ứng với acid thiobarbituric để tạo thành
phức hợp trimethin (màu hồng) có đỉnh hấp thu cực đại ở bước sóng 532 nm [38].
1.4.4. Phương pháp ABTS
Thử nghiệm đánh giá khả năng ngăn chặn sự tạo thành sản phẩm oxi hóa có
màu (734 nm) của muối ABTS [2,2’-azisbonis (3-ethylbenzothiazolin-6-sulfonic
acid) diammonium] của các chất thử nghiệm. Mức độ làm giảm cường độ hấp thu ở
734 nm nói lên khả năng chống oxi hóa của chất thử nghiệm [39].
1.4.5. Phương pháp tổng năng lực khử (reducing power)
Ngun tắc xác định hoạt tính chống oxi hóa của phương pháp này là dựa trên
khả năng của các chất chống oxy hoá trong việc khử phức K3[Fe(CN)6] thành phức
K4[Fe(CN)6], phức này tác dụng với FeCl3 thành KFe[Fe(CN)6]. Khi đó, độ tăng
cường độ màu xanh tỷ lệ với hàm lượng chất chống oxi hóa có trong nguyên liệu.
Mức độ tăng cường độ màu này được đo ở bước sóng 690 nm trong sự so sánh với
chất chuẩn là dung dịch acid ascorbic [40].
1.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT DƯỢC LIỆU [41]
1.4.1. Phương pháp ngâm
Là phương pháp cho dược liệu đã chia nhỏ tới độ mịn thích hợp, tiếp xúc với
dung mơi trong thời gian nhất định, sau đó gạn, ép, lắng, lọc thu lấy dịch chiết.
1.4.2. Phương pháp ngấm kiệt

15


×