Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

KHẢO sát ẢNH HƯỞNG của lá ĐÒNG (lá cờ)và các lá CÔNG NĂNG đến NĂNG SUẤT lúa ở điều KIỆN NGOÀI ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ THỊ HUỲNH TRÂM

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA LÁ ĐÒNG (LÁ CỜ) VÀ
CÁC LÁ CÔNG NĂNG ĐẾN NĂNG SUẤT
LÚA Ở ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành: NÔNG HỌC

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA LÁ ĐÒNG (LÁ CỜ) VÀ
CÁC LÁ CÔNG NĂNG ĐẾN NĂNG SUẤT
LÚA Ở ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG

Cán bộ hướng dẫn:
PGs. Ts. Lê Văn Bé

Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Huỳnh Trâm
MSSV: 3083611


Lớp: Nông học K34

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA LÁ
ĐÒNG (LÁ CỜ) VÀ CÁC LÁ CÔNG NĂNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA Ở ĐIỀU
KIỆN NGOÀI ĐỒNG”. Do sinh viên Lê Thị Huỳnh Trâm thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Cần Thơ, ngày…..tháng ….. năm 2012.

Lê Thị Huỳnh Trâm

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp kèm theo với đề tài: “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA LÁ
ĐÒNG (LÁ CỜ) VÀ CÁC LÁ CÔNG NĂNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA Ở ĐIỀU
KIỆN NGOÀI ĐỒNG”, do sinh viên Lê Thị Huỳnh Trâm thực hiện và bảo vệ trước
Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp và đã được thông qua.
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:.................................................
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:.........................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................


Cần Thơ, ngày…..tháng ..…năm 2012.
Thành viên Hội đồng

Duyệt Khoa
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Lê Thị Huỳnh Trâm
Ngày sinh: 15/09/1990
Địa chỉ: Ấp 8A, xã An Trường, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Họ và tên cha: Lê Thanh Lâm
Họ và tên mẹ: Huỳnh Thị Ngân
Quá trình học tập:
 1996 đến 2001: Học tại trường Tiểu Học An Trường A
 2001 đến 2005: Học tại trường Trung Học Cơ Sở An Trường A
 2005 đến 2008: Học tại trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Đáng.
 2008 đến nay: Học tại trường Đại Học Cần Thơ. Khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng. Ngành Nông Học. Khóa 34.
Cần Thơ, ngày ….. tháng …..năm 2012

Lê Thị Huỳnh Trâm

iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Tất cả các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
ở bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Lê Thị Huỳnh Trâm

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha Mẹ, và gia đình đã suốt đời tận tụy và hy sinh tất cả vì con.
Xin tỏ lòng tri ân sâu sắc!
Thầy Lê Văn Bé đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt những kinh
nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cô Lê Thị Điểu luôn động viên và đóng góp những ý kiến quý báu trong thời
gian qua.
Thầy cố vấn học tập Nguyễn Trọng Ngữ và thầy Phạm Ngọc Du cùng toàn
thể Quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng
dụng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt
khóa học.
Chân thành cảm ơn!
Các anh chị khóa trước, lớp Nông học K34, đặc biệt là anh Nguyễn Thành
Nhân, anh Trương Hoàng Ninh, bạn Phạm Ngọc Nhã, Đỗ Ngọc Nguyễn, Nguyễn
Hữu Hiệu, Huỳnh Thị Thảo, Trần Kim Ngân, Lê Trần Diễm Thi, Võ Thị Yến cùng
các bạn làm luận văn tại nhà lưới bộ môn sinh lý-sinh hóa và các em sinh viên khóa
35….đã nhiệt tình giúp đỡ, luôn gắn bó, động viên, chia sẻ những khó khăn cũng
như vui, buồn trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Thân gửi đến mọi người lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống!

Lê Thị Huỳnh Trâm

v


LÊ THỊ HUỲNH TRÂM, 2012. “ Khảo sát ảnh hưởng của lá đòng (lá cờ) và các
lá công năng đến năng suất lúa ở điều kiện ngoài đồng”. Luận văn tốt nghiệp kỹ
sư chuyên ngành Nông Học. 30 trang. Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụngĐại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn PGs. Ts. LÊ VĂN BÉ

TÓM LƯỢC
Đề tài “ Khảo sát ảnh hưởng của lá đòng (lá cờ) và các lá công năng đến
năng suất lúa ở điều kiện ngoài đồng” đối với giống lúa IR50404 được thực hiện
vào vụ Đông Xuân 2011-2012 tại phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 1 nhân
tố, 6 nghiệm thức: (1) đối chứng (không cắt lá); (2) cắt lá đòng; (3) cắt lá thứ 2; (4)
cắt lá thứ 3; (5) cắt lá đòng và lá thứ 2; (6) cắt tất cả các lá, và 4 lần lặp lại. Kết quả
thí nghiệm cho thấy việc cắt lá đã làm giảm năng suất lúa, tỷ lệ hạt chắc, và trọng
lượng 1.000 hạt so với đối chứng không cắt lá. Trong đó cắt lá đòng làm giảm 24%
tỷ lệ hạt chắc dẫn đến giảm 28,4% năng suất lúa, cắt lá thứ 2 làm giảm 16% tỷ lệ
hạt chắc dẫn đến giảm 24,3% năng suất lúa, cắt lá thứ 3 làm giảm 8% tỷ lệ hạt chắc
dẫn đến giảm 11% năng suất lúa. Nếu cắt lá đòng và lá thứ 2 thì tỷ lệ hạt chắc giảm
27,7% tương đương năng suất lúa sẽ giảm 39,2%. Nhưng nếu cắt tất cả các lá thì tỷ
lệ hạt chắc giảm đến 57,7% và năng suất lúa sẽ giảm đến 62%.

vi


MỤC LỤC
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM TẠ
TÓM LƯỢC
MỤC LỤC
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH HÌNH
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY LÚA
1.1.1 Rễ
1.1.2 Thân
1.1.3 Lá
1.1.4 Bông
1.1.5 Hoa
1.2 CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA
1.2.1 Giai đoạn tăng trưởng
1.2.2 Giai đoạn sinh sản
1.2.3 Giai đoạn chín
1.3 SINH TRƯỞNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA LÁ LÚA
1.3.1 Sinh trưởng của lá lúa
1.3.2 chức năng của lá lúa
1.4 QUANG HỢP NĂNG SUẤT LÚA
1.4.1 Quang hợp của cây lúa
1.4.2 Sự tích lũy carbohydrate vào hạt và sự chín của hạt
1.5 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT
1.5.1 Số bông trên đơn vị diện tích
1.5.2 Số hạt trên bông
1.5.3 Số hạt chắc trên bông
1.5.4 Tỷ lệ hạt chắc

1.5.5 Trọng lượng 1.000 hạt
1.6 GIỐNG LÚA IR50404
1.6.1 Nguồn gốc
1.6.2 Đặc tính nông học

vii

iii
iv
v
vi
vii
ix
x
xi
1
2
2
2
2
3
3
4
4
4
4
5
5
5
5

6
7
7
9
10
11
11
11
12
12
13
13
13


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
2.1.1 Thời gian và địa điểm
2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
2.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi

14
14
14
14
14
14

14
16

2.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

17

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 CHỈ SỐ MÀU XANH CỦA LÁ
3.2 DIỆN TÍCH LÁ BỊ CẮT
3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA CẮT LÁ ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA
3.3.1 Ảnh hưởng của cắt lá đến số bông/m2
3.3.2 Ảnh hưởng của cắt lá đến số hạt chắc/bông
3.3.3 Ảnh hưởng của cắt lá đến tỷ lệ hạt chắc
3.3.4 Ảnh hưởng của cắt lá đến trọng lượng 1000 hạt
3.3.5Ảnh hưởng của cắt lá đến năng suất lý thuyết
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
4.1 ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

18
18
18
18
20
20
21

22
24
26
28
28
28
28
29

PHỤ CHƯƠNG

viii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
NT

Nghiệm thức

DMP

Dry Matter Production

DAS

Day After Seed

SOD

Activities of Superoxide Dismutase


Pn

Net Photosynthetic Rate

LAI

Leaf Area Index

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Chỉ số màu xanh của lá vào giai đoạn trổ

18

3.2


Trung bình kích thước và diện tích lá tại thời điểm cắt lá

19

3.3

Diện tích lá bị cắt vào giai đoạn trổ

20

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Các bộ phận của cây lúa

2

1.2

Giống lúa IR50404


13

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

15

2.2

Các vị trí cắt lá trên cây

16

3.1

Ảnh hưởng của cắt lá đến số bông/m 2

21

3.2

Ảnh hưởng của cắt lá đến số hạt chắc/bông

22

3.1

Ảnh hưởng của cắt lá đến tỷ lệ hạt chắc


23

3.2

Ảnh hưởng của cắt lá đến trọng lượng 1.000 hạt

25

3.3

Tương quan giữa tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1.000 hạt

25

3.4

Ảnh hưởng của cắt lá đến năng suất lý thuyết

26

xi


MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam ngành trồng lúa là một trong những ngành sản xuất lương thực vô
cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành
nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất của cả nước, hằng năm đóng góp trên 50% sản lượng
lúa, và trên 90% lượng gạo xuất khẩu của nước ta (Mai Thành Phụng và ctv., 2010).

Ngoài ra, dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, diện tích đất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp, trong đó có Việt Nam (khoảng 86 triệu người với tốc độ tăng
khoảng 1 triệu người mỗi năm, diện tích đất canh tác giảm 40–50 nghìn ha/năm
(Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2008)).
Mặc khác, do sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến tình hình dịch hại
trên cây lúa diễn biến ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Đặc biệt là giai đoạn
lúa làm đòng, trổ đến khi vào chắc nếu không quản lí dịch hại tốt sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến bộ lá của lúa làm giảm năng suất, do lá giữ vai trò quan trọng trong quang
hợp và ở giai đoạn này nếu bộ lá mất đi thì không thể phục hồi lại được.
Chúng ta đều biết bộ lá của cây lúa có vai trò rất quan trọng trong việc hình
thành năng suất lúa, nhưng những lá này đóng góp bao nhiêu phần trăm vào năng
suất lúa thực tế ngoài đồng ruộng thì ít được biết đến. Cho nên đề tài “Khảo sát
ảnh hưởng của lá đòng (lá cờ) và các lá công năng đến năng suất lúa ở điều
kiện ngoài đồng” được thực hiện nhằm tìm hiểu vấn đề trên.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY LÚA
Cây lúa thuộc họ hòa thảo (Graminae), tộc Oryzae, loài Oryza. Trong đó,
Oryza sativa L. là tên của loài lúa trồng phổ biến nhất hiện nay.

Hình 1.1 Các bộ phận của cây lúa
1.1.1 Rễ
Rễ lúa thuộc loại rễ chùm, có chức năng giữ vững cây trong đất và hút nước,
dinh dưỡng để nuôi cây. Rễ lúa có hai loại: Rễ mầm và rễ phụ.
* Rễ mầm: Là rễ mọc ra đầu tiên khi hạt lúa nảy mầm. Thường mỗi hạt lúa chỉ
có một rễ mầm. Rễ mầm không ăn sâu, ít phân nhánh, dài khoảng 10-15 cm. Nhiệm

vụ của rễ mầm chủ yếu là hút nước cung cấp cho phôi phát triển và sẽ chết sau 1015 ngày. Ngoài ra, rễ mầm còn có nhiệm vụ giúp hạt lúa bám vào đất khi gieo sạ
trên đồng ruộng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
* Rễ phụ: Rễ phụ mọc ra từ các đốt trên thân lúa. Mỗi đốt có từ 5-25 rễ phụ,
mọc dài, có nhiều nhánh và lông hút. Tại mỗi đốt có 2 vòng rễ: vòng rễ trên to khỏe,
vòng rẽ dưới nhỏ và kém quan trọng hơn.
Ở đất khô, rễ mọc thành chùm to, rễ nhiều và mọc rộng ăn sâu xuống đất để
tăng khả năng hút nước.

2


Ở đất ngập nước, rễ ít ăn sâu, bên trong rễ có nhiều khoảng trống ăn thông với
thân và lá. Nhờ có cấu tạo đặc biệt này mà rễ lúa có thể sống được trong điều kiện
thiếu oxy do ngập nước (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.1.2 Thân
Thân lúa gồm hai loại: thân giả và thân thật.
* Thân giả: Do bẹ lá kết hợp lại với nhau.
* Thân thật: Được tạo nên bởi các đốt (lóng) kế tiếp nhau.
Thân giả được hình thành ở giai đoạn đầu, do sự sắp xếp của các bẹ lá. Thân
thật được hình thành kể từ khi cây lúa phân hóa đốt và là kết quả của sự vươn dài
của các đốt. Số đốt của thân nhiều hay ít tùy vào giống và ít thay đổi do điều kiện
của môi trường. Tại mỗi đốt trên thân có một mầm chồi, khi cung cấp đầy đủ các
điều kiện cho sinh trưởng và phát triển các mầm chồi này sẽ phát triển thành chồi sơ
cấp (chồi cấp 1), và có thể từ đây sẽ hình thành ra chồi thứ cấp (chồi cấp 2) rồi chồi
tam cấp (chồi cấp 3) (Đinh Thế Lộc, 2006).
Khi cây lúa ra lá thứ 13 trong điều kiện thuận lợi thì sẽ có 9 chồi sơ cấp, 21
chồi thứ cấp, 10 chồi tam cấp và một thân chính. Tuy nhiên, trong điều kiện không
thuận lợi như sạ quá dày, nước nhiều, thiếu dinh dưỡng thì mầm chồi sẽ thoái hóa đi
mà không phát triển thành chồi được. Các chồi mọc sớm sẽ cho bông to và ngược
lại các chồi mọc trễ khi cây lúa bắt đầu phân hóa đòng thường yếu và sau đó chết đi

mà không thành bông được, gọi là chồi vô hiệu. Người ta có thể xác định chồi vô
hiệu và chồi hữu hiệu ngay khi cây lúa bắt đầu phân hóa đòng, chồi nào có chiều
cao khoảng 2/3 chiều cao của thân chính hoặc có khoảng 3 lá, thì có thể trở thành
chồi hữu hiệu nếu điều kiện dinh dưỡng và môi trường sau đó thuận lợi. Ngược lại
sẽ chết đi và trở thành chồi vô hiệu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.1.3 Lá
Lúa là cây đơn tử diệp (1 lá mầm). Lá lúa có dạng hình thon dài với nhiều gân
lá chạy dọc trên phiến lá, các lá mọc liên tiếp đối diện nhau trên thân lúa. Lá lúa có
thể quang hợp được ở cả hai mặt lá. Lá trên cùng được gọi là lá đòng hay lá cờ. Lá
lúa gồm phiến lá, cổ lá và bẹ lá.
* Phiến lá: Là phần hướng ra ngoài ánh sáng, có một gân chính ở giữa và
nhiều gân phụ chạy song song từ cổ đến chót lá, phiến lá càng đứng và chứa nhiều
diệp lục thì quang hợp càng mạnh để tạo chất khô nuôi cây và bông lúa về sau.
* Bẹ lá: Là phần ôm lấy thân lúa giúp cây đứng vững và ít bị đổ ngã, bẹ lá dẫn
khí từ trên lá xuống rễ, giúp rễ có thể hô hấp được trong điều kiện ngập nước. Ngoài
vai trò trung gian vận chuyển khí và các chất dinh dưỡng, bẹ lá còn là nơi dự trữ các
chất dinh dưỡng từ rễ lên và các sản phẩm quang hợp từ phiến lá đưa xuống trước
khi phân phối đến các bộ phận khác trong cây.

3


* Cổ lá: Là phần nối tiếp giữa phiến lá và bẹ lá. Cổ lá càng nhỏ, góc lá càng
hẹp, lá lúa càng thẳng đứng thì càng thuận lợi cho việc sử dụng ánh sáng mặt trời để
quang hợp. Cổ lá còn có hai bộ phận đặc biệt gọi là tai lá và thìa lá.
- Tai lá: Là phần kéo dài của mép phiến lá có hình lông chim uốn cong
hình chử C ở 2 bên cổ lá.
- Thìa lá: Là phần kéo dài của bẹ lá, ôm lấy thân, ở cuối chẻ đôi.
Đây là hai bộ phận đặc thù để phân biệt cây lúa với các cây cỏ khác thuộc họ
hòa thảo (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

1.1.4 Bông
Bông lúa là loại phát hoa chùm gồm một trục chính mang nhiều nhánh gié bậc
nhất, bậc hai và đôi khi có nhánh gié bậc ba. Từ lúc hình thành đòng lúa đến khi trổ
bông trung bình khoảng 30 ngày. Một bông lúa khi bắt đầu xuất hiện đến khi trổ
hoàn toàn mất 3-4 ngày hoặc lâu hơn tùy vào giống và điều kiện môi trường
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.1.5 Hoa
Hoa lúa là hoa lưỡng tính tự thụ (hầu hết). Cấu tạo gồm vỏ với trấu lớn (dưới)
và trấu nhỏ (trên), một vòi nhụy cái chẻ đôi thành 2 nướm và 6 nhị đực mang bao
phấn, bên trong chứa nhiều hạt phấn (Đinh Thế Lộc, 2006).
1.2 CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA
Từ khi gieo đến khi gặt, người ta chia đời sống cây lúa ra làm ba giai đoạn
chính:
Giai đoạn tăng trưởng: Từ lúc hạt nảy mầm đến khi lúa bắt đầu phân hóa
đòng.
Giai đoạn sinh sản: Từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông.
Giai đoạn lúa chín: Từ lúc lúa trổ bông đến khi lúa chín.
1.2.1 Giai đoạn tăng trưởng
* Thời kỳ mạ: Từ khi gieo đến khi bắt đầu có lá thứ tư khoảng 20 ngày, cây
mạ mọc lên nhờ chất dinh dưỡng trong hạt gạo. Sau đó cây mạ tăng trưởng nhờ các
chất dinh dưỡng do rễ hút lên và do lá tạo ra, thông qua việc hấp thụ ánh sáng mặt
trời. Cây mạ càng nhiều lá, càng cần nhiều chất dinh dưỡng từ đất. Nếu sạ thưa và
tạo mọi điều kiện để cây lúa phát triển tốt nhất thì ở lá thứ 2 cây lúa có thể bắt đầu
nở bụi, ta gọi là mạ có ngạnh trê.
Cây mạ tốt là cây mạ có bẹ ngắn và to, thân mập mạp, lá xanh tốt, không bị
sâu bệnh phá hại và có mang ít nhất một chồi ngạnh trê. Cần xịt thuốc trừ sâu, bệnh,
bón phân để giúp cây mạ mọc khỏe.
* Thời kỳ nở bụi: Thường xảy ra trong khoảng 15-40 ngày tùy từng giống lúa.
Đối với lúa mùa thì từ lúc gieo đến khi nở bụi tối đa gọi là giai đoạn tăng trưởng
tích cực, giai đoạn từ khi có chồi tối đa đến lúc làm đòng gọi là giai đoạn ngưng

tăng trưởng. Do bị ảnh hưởng bởi ánh sáng ngày ngắn nên đa số các giống lúa mùa
4


gần như chín cùng một lúc. Vì vậy, đối với các giống lúa mùa khi tính lịch thời vụ
ta không nên căn cứ vào thời gian sinh trưởng mà phải căn cứ vào ngày trổ và ngày
gặt. Ngược lại, lúa cải tiến ít bị ảnh hưởng bởi ánh sáng nên có thể trồng bấc cứ lúc
nào cũng gặt vào một thời gian nhất định của nó (Võ Tòng Xuân, 1986).
1.2.2 Giai đoạn sinh sản
Kéo dài khoảng 27-35 ngày, trung bình là 30 ngày, giống lúa mùa hay lúa cải
tiến thường không khác nhau nhiều. Đòng lúa hình thành và phát triển qua nhiều
giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá đòng, lúa trổ bông. Trong thời gian này
nếu cây lúa có điều kiện phát triển thuận lợi thì bông lúa sẽ hình thành nhiều hơn và
vỏ trấu sẽ đạt được kích thước lớn nhất của giống, tạo điều kiện gia tăng trọng
lượng hạt sau này (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.2.3 Giai đoạn chín
Giai đoạn này xảy ra khoảng 30 ngày đối với hầu hết giống lúa ở vùng nhiệt
đới, cây lúa trải qua các thời kỳ sau:
* Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa): Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là do
quang hợp ở giai đoạn sau khi trổ. Do đó các điều kiện về dinh dưỡng, sinh trưởng,
phát triển của cây và thời tiết từ giai đoạn lúa trổ trở đi là hết sức quan trọng đối với
quá trình hình thành năng suất lúa.
* Thời kỳ chín sáp: Hạt mất nước, từ từ cô đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn còn
xanh.
* Thời kỳ chín vàng: Hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển sang
màu vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng ở chót bông lan dần
xuống các hạt ở phần cổ bông, lá già rụi dần.
* Thời kỳ chín hoàn toàn: Hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ hạt khoảng 20% hoặc
thấp hơn, lá xanh chuyển vàng và rụi dần. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi 80%
hạt lúa ngả sang màu trấu đặc trưng của giống (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

1.3 SINH TRƯỞNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA LÁ LÚA
1.3.1 Sinh trưởng của lá lúa
Trên thân cây lúa các lá được hình thành từ gốc lên kế tiếp nhau và được sắp
xếp so le. Các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau thì số lá cũng khác nhau.
Giống có thời gian sinh trưởng càng dài thì số lá càng nhiều. Nói chung các giống
lúa trồng hiện nay có số lá trên thân chính biến động từ 10-21 lá (Đinh Thế Lộc,
2006). Tuy nhiên theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) số lá cũng còn thay đổi tuỳ
theo thời vụ cấy, các biện pháp bón phân và chăm sóc khác. Cùng một giống nếu
gieo cấy sớm số lá tương đối nhiều, gieo cấy muộn, số lá cũng giảm đi và thời gian
sinh trưởng cũng rút ngắn. Phạm vi biến động của số lá trên cây từ 1-4 lá. Khi số lá
trên cây thay đổi thì thời gian sinh trưởng của cây cũng thay đổi theo.
Tùy từng thời kỳ mà lá lúa có những chức năng sinh lý khác nhau theo tuổi và
khả năng hoạt động của nó. Trước lúc bắt đầu phân hóa đòng, cứ 4-5 ngày xuất hiện
5


một lá. Sau đó khoảng 7-8 ngày ra một lá. Nhiệt độ cũng có ảnh hưởng đến tốc độ
ra lá, nhiệt độ tăng, lá ra nhanh. Khi cây lúa được trồng ở 20oC cứ 5 ngày ra một lá,
khi nó trồng ở 25 oC khoảng 4 ngày ra lá. Sau khi mọc lá dài rất nhanh, khi đạt đến
hoàn chỉnh lá bắt đầu thực hiện công năng của nó. Thời gian sống của từng lá rất
khác nhau, các lá trên có thời gian sống lâu hơn các lá dưới, lá đòng sống lâu nhất.
Từ khi bắt đầu phân hóa đòng cho đến lúc trổ bông cây lúa thường có năm lá đang
hoạt động (Yoshida, 1981). Theo Võ Tòng Xuân (1986) các giống lúa có năng suất
cao cần ít nhất 3 lá còn xanh khi trổ và giữ màu xanh cho đến khi hạt chín đều.
1.3.2 Chức năng của lá lúa
* Trung tâm hoạt động sinh lý: Cây lúa ở từng giai đoạn sinh trưởng có các lá
ở các tuổi hoạt động sinh lý khác nhau, người ta cho rằng các lá này có những đóng
góp khác nhau vào quá trình sinh trưởng của cây lúa.
Khi P32 được hấp thu qua rễ cây lúa được trồng trong dung dịch, sự tích luỹ
được thấy ở lá tận ngọn, lá thứ ba và lá thứ tư. Tuy nhiên, trong khi vươn dài lá tận

ngọn có hoạt động quang hợp thấp và tuỳ thuộc vào những lá thấp về chất đồng hoá.
Lá thứ ba và lá thứ tư là lá phát triển hoàn toàn kể từ lá ngọn có hoạt động quang
hợp cao nhất giữa các lá và vận chuyển chất đồng hoá lên trên. Những lá quang hợp
mạnh này được xem là quan trọng nhất cho sự sinh trưởng của toàn cây và được gọi
là các trung tâm hoạt động sinh lý. Bất kỳ lá nào cũng là trung tâm hoạt động sinh
lý ở một vài thời điểm trong vòng đời cây. Vì lá mới phát triển hướng lên khi các lá
thấp chết, các trung tâm hoạt động chuyển lên trên khi sinh trưởng tiếp diễn. Như
vậy, những trung tâm hoạt động sinh lý có thể ở lá 7/0 trong giai đoạn đâm chồi,
chuyển đến lá 9/0 và lá 10/0 sau sự tượng khối sơ khởi của bông, và sang lá 10/0 và
lá 11/0 trong giai đoạn chín sữa (Yoshida, 1981).
* Sự phân phối công năng giữa các lá
Những lá khác nhau không chỉ ở tuổi mà còn ở vị trí tương đối giữa bông và
rễ. Khoảng cách tự nhiên kiểm tra hướng đồng hoá. Ở giai đoạn chín sữa, lá cờ,
12/0, vận chuyển chất đồng hoá chủ yếu vào bông, trong khi lá thấp nhất 8/0, vận
chuyển phần lớn lượng chất đồng hoá vào rễ. Như vậy, sự sinh trưởng hạt tuỳ thuộc
phần lớn vào lá trên và sự hoạt động của rễ được duy trì bởi chất đồng hoá từ lá
dưới (Yoshida, 1981). Tuy nhiên mối liên hệ này không được xem là cố định cho
các lá riêng rẽ. Yoshida (1981) đã trích dẫn King et al. (1967), Rawson et al. (1969)
cho thấy có bằng chứng ở một số cây sự phân công giữa các lá linh hoạt hơn. Nếu vì
vài lý do nào đó những lá thấp không hoạt động theo chức năng hoặc chết, các lá
cao có thể cung cấp chất đồng hoá cho rễ.
Theo Yuan Long Ping (1992) hai yếu tố cần thiết để nâng cao năng suất lúa là
nguồn và sức chứa (nguồn là bộ lá, sức chứa là bông và hạt). Bộ lá quyết định 50%
năng suất cây lúa. Trong bộ lá lúa, lá đòng và lá công năng đóng vai trò quan trọng
nhất trong quá trình nuôi dưỡng bông lúa. Hai lá này cần có chiều dài và rộng vừa
6


phải, dày, uốn lòng mo, xanh đậm và mọc đứng để tiếp nhận được nhiều quang
năng nhưng không che khuất các lá ở dưới; mặt khác phải có tuổi thọ cao.

Ba lá đầu tiên đóng góp hầu hết năng suất lúa (Ray et al., 1983; Misra, 1986).
Lá đòng có một vai trò quan trọng trong năng suất lúa do làm tăng trọng lượng hạt
từ 41-43% (Tari et al., 2009). Việc loại bỏ các phiến lá đòng ở giai đoạn trổ làm
giảm 12% năng suất hạt (Asli et al., 2011). Điều này làm giảm đáng kể trong sản
lượng ngũ cốc và qua đó cho thấy lá đòng có một vai trò quan trọng trong việc làm
chắc hạt. Tuy nhiên, loại bỏ các lá đòng có thể dẫn đầu trong một số trường hợp
tăng cường các hoạt động quang hợp của lá khác và các bộ phận xanh của cây
(Koch, 1996). Sản phẩm đồng hóa được cung cấp nhiều hơn từ các nguồn khác như
bẹ lá đòng và lá công năng phần nào có thể bù đắp sự thiếu hụt của lá đòng, mặc dù
đóng góp của lá đòng trong việc làm chắc hạt ngũ cốc hơn 12% (Das et al., 1989).
1.4 QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT LÚA
1.4.1 Quang hợp của cây lúa
Quang hợp là hoạt động tổng hợp chất hữu cơ của cây xanh từ CO2 và nước
nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời. Hiện tượng này xảy ra ở các phần có màu xanh
của cây, chủ yếu là ở lá nên gọi là diệp lục. Đây là quá trình hấp thụ chuyển quang
năng thành hóa năng tích trữ trong các phân tử carbohydrate.
Theo trích dẫn của Đinh Thế Lộc (2006) thì cây lúa có quá trình quang hợp
theo con đường C3 (Ishii et al., 1977). Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ cũng
đã phát hiện một giống lúa chịu mặn Indica có quá trình quang hợp bằng cả 2 con
đường C3 và C4 (Hegde et al., 1974).
Đặc điểm quang hợp theo con đường C3 là: Có điểm bù CO2 cao, không có
diệp lục trong bao mạch lá và có quá trình quang hô hấp. Quang hô hấp là quá trình
trong đó sản phẩm của quang hợp không được tham gia vào quá trình tổng hợp vật
chất mà bị phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Quang hô hấp không tạo
thành ATP, không cung cấp bộ xương cacbon cho quá trình sinh tổng hợp các hợp
chất mới hoặc mô mới (Đinh Thế Lộc, 2006).
Tuy nhiên khi so sánh với các loại cây C3 khác thì cây lúa có vận tốc quang
hợp thuần trên đơn vị diện tích lá tương đối cao. Trong loài Oryza sativar L., thì các
giống lúa indica có nhiệt độ tối hảo cao hơn các giống Japonica khác. Các nghiên
cứu trước trên sự quang hợp của cây lúa cho biết cường độ quang hợp của lá từ 1020 mg CO2/dm2/giờ, trong khi các nghiên cứu gần đây là từ 40-50 mg CO2/dm2/giờ.

Những sự khác nhau đó chủ yếu là do cải tiến kỹ thuật (Yoshida, 1981).
Quang hợp thuần của lá chiếm khoảng 94% tổng số quang hợp. Lá thứ tư có
quang hợp thuần rất thấp cả trên một lá và cả trên một đơn vị diện tích lá. Lá đòng
có quang hợp thuần cao nhất trên một đơn vị diện tích lá nhưng lá thứ hai có kích
thước lớn hơn và khả năng quang hợp trên một đơn vị diện tích cũng lớn hơn. Ở cây
lúa, tất cả các lá từ lá đòng đến lá thứ 3 tính từ ngọn đều chuyển các chất đồng hóa
7


được về bông lúa. Các lá còn lại vận chuyển các chất đồng hóa về rễ (Yoshida,
1981).
Quang hợp của cây lúa trên đồng ruộng chủ yếu được xác định bằng chỉ số
năng lượng bức xạ mặt trời, cường độ quang hợp trên một đơn vị diện tích lá, hệ số
diện tích lá, và hướng lá.
Chỉ số năng lượng bức xạ mặt trời: Nhu cầu về năng lượng bức xạ mặt trời
của cây lúa thay đổi từ giai đoạn này đến giai đoạn khác. Nếu không có năng lượng
bức xạ mặt trời trong giai đoạn tăng trưởng thì chỉ ảnh hưởng ít đến năng suất và
các yếu tố năng suất. Nhưng nếu thiếu năng lượng bức xạ mặt trời trong giai đoạn
sinh sản thì ảnh hưởng đáng kể đến số hạt. Vào thời kỳ chín làm giảm năng suất rỏ
rệt do giảm tỉ lệ hạt chắc. Bức xạ mặt trời cao là điều kiện tiên quyết để cho cường
độ quang hợp cao. Trên ruộng lúa do sự phân bố ánh sáng không đều trên tán lá nên
quang hợp của các lá lúa khác nhau. Những lá lúa trên được nhận nhiều ánh sáng
hơn các lá ở phía dưới. Với điều kiện mật độ cấy trung bình, bón phân chăm sóc
đầy đủ, lá lúa trên cùng nhận được khoảng 70% lượng bức xạ ánh sáng mặt trời, lá
thứ hai nhận được khoảng dưới 50% và lá thứ 3 nhận được khoảng dưới 25%.
Cường độ quang hợp trên đơn vị diện tích lá: Theo trích dẫn của Yoshida
(1981), cường độ quang hợp thuần của lá thay đổi theo hướng lá, tình trạng dinh
dưỡng, tình trạng nước và giai đoạn sinh trưởng. Trong điều kiện ánh sáng bão hòa
cường độ quang hợp thuần của những lá khỏe vào khoảng 40-50 mg CO2/dm2/giờ.
Cường độ quang hợp thuần của các lá riêng lẻ đạt mức tối đa ở 40-60 klux vào

khoảng một nửa lượng ánh sáng cực đại. Nhưng quang hợp của các bộ lá phát triển
tốt tăng lên cùng với cường độ ánh sáng cho đến mức ánh sáng cực đại và không bị
bão hòa ánh sáng (Murata, 1976).
Hệ số diện tích lá (LAI): Lá là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang
hợp của cây. Do vậy việc tăng hay giảm diện tích lá có tác động trực tiếp đến quang
hợp. Trong phạm vi nhất định có mối quan hệ thuận giữa hệ số diện tích lá với
lượng quang hợp. Vượt quá giới hạn này sản lượng chất khô thực tế sẽ giảm vì quá
trình hô hấp có quan hệ tỷ lệ thuận với hệ số diện tích lá (Nguyễn Đình Giao và ctv.,
1997).
Hệ số diện tích lá (LAI) được tính bằng tỷ lệ giữa diện tích lá trên diện tích đất
2
(m lá/m2 đất). Hệ số diện tích lá thay đổi phụ thuộc vào giống (hình dạng lá đứng
hay lá rũ, mật độ cấy, lượng phân bón,…). Trên đồng ruộng hệ số diện tích lá tăng
dần trong quá trình sinh trưởng, và đạt được trị số cực đại vào lúc trổ bông, khi mà
cây lúa có 5 lá lớn nhất trên thân. Sau khi trổ bông, LAI giảm xuống vì các lá dưới
thấp chết đi. Ở nước ta, những ruộng năng suất trung bình có LAI là 4-5, những
ruộng cao sản LAI có thể đạt đến 6-7, việc thay đổi hệ số diện tích lá có liên quan
đến việc lợi dụng ánh sáng mặt trời trong quang hợp (Nguyễn Đình Giao và ctv.,
1997).
8


Ngoài ra hình dạng lá đứng hay rũ cũng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp
của cây lúa. Theo Yoshida (1981) thì lá đứng để ánh sáng chiếu vào và phân bố sâu
hơn, điều này dẫn đến kết quả sự quang hợp cây trồng tăng. Yoshida (1981) đã dẫn
chứng thí nghiệm mô hình của Van Keulen (1976) cho thấy sự quang hợp cây trồng
của tán lá đứng cao hơn khoảng 20% so với tán lá rủ khi LAI cao do đó tăng 34%
sản lượng chất khô sau khi trổ bông và 33% năng suất hạt. Nguyễn Đình Giao và
ctv. (1997) cũng cho rằng các giống thâm canh cần có góc lá hẹp, lá đứng để khi
tăng mật độ cấy hay trong điều kiện nhánh đẻ mạnh các lá ít bị che khuất nhau, tạo

hệ số diện tích lá lớn. Yoshida (1981) cũng đã đề xuất cách sắp xếp lá lý tưởng cho
cây lúa là trong tán lá các lá trên đứng rũ dần xuống các lá dưới.
Quan hệ giữa hệ số diện tích lá và hướng lá: Kích thước của hệ số diện tích
lá để đạt được quang hợp tối đa phụ thuộc vào chiều hướng của bộ lá. Hướng lá ảnh
hưởng đến quang hợp do nó quyết định môi trường sáng trong bộ lá.
Bộ lá thẳng cho phép ánh sáng xuyên sâu hơn vì nó có cùng hướng với chiều
tia ánh sáng mặt trời khi mặt trời lên cao. Cũng vì lý do đó lá thẳng nhận được
cường độ ánh sáng thấp hơn lá rủ. Ở giống lúa mà các lá trên ngọn rất thẳng và các
lá dưới đất gần như nằm ngang thì giảm hệ số hấp thụ của các lá trên để nhiều ánh
sáng lọt xuống lá dưới làm cho quang hợp ruộng lúa đạt cực đại.
Quang hợp tổng số của bộ lá tăng theo một đường cong cùng với hệ số diện
tích lá, vì khi hệ số diện tích lá tăng lên các lá ở tầng dưới bị che lẫn nhau. Vì vậy,
cường độ quang hợp trung bình của các tầng lá giảm xuống.
Hamid et al. (2004) báo cáo rằng các giống khác nhau cho thấy rất nhiều sự
thay đổi trong tỷ lệ quang hợp ở giai đoạn sinh trưởng. Tỷ lệ quang hợp thuần (Pn),
sản xuất vật chất khô (DMP), sản lượng ngũ cốc và chỉ số thu hoạch khác nhau
đáng kể giữa các giống (Arjunan et al., 1990). Pn giảm dần ở các giai đoạn sinh sản.
Một mối tương quan tích cực tìm thấy giữa Pn 95 ngày sau khi gieo (DAS) và năng
suất hạt. DMP tương quan tích với Pn ở tuổi 65 ngày sau khi gieo (Hassan et al.,
2007).
Nhiệt độ cao giới hạn nghiêm trọng khả năng quang hợp trong quá trình vào
hạt, chủ yếu bắt nguồn từ tỷ lệ giảm vận tốc quang hợp của lá do bị stress nhiệt độ
cao. Đây là một yếu tố quan trọng giảm năng suất hạt (Xie et al., 1999).
1.4.2 Sự tích lũy carbohydrate vào hạt và sự chín của hạt
Theo Yoshida (1981) thì carbohydrate nhũ đường và tinh bột bắt đầu tích luỹ
khoảng 2 tuần trước khi trổ bông và đạt nồng độ tối đa khi trổ bông trong các bộ
phận dinh dưỡng của cây, chủ yếu ở bẹ lá và thân. Nồng độ có thể giảm khi chín và
tăng lên một ít lúc gần trưởng thành. Carbohydrate tích luỹ có thể giữ 3 chức năng
trong việc tạo hạt:
* Cung cấp một phần carbohydrate của hạt.

* Giúp hạt chống chịu với những điều kiện thời tiết khác nhau.
9


* Ổn định năng suất hạt dưới các điều kiện không thuận lợi trong thời gian
chín.
Một phần carbohydrate dự trữ dùng để hô hấp trong khi làm hạt.
Để tính toán sự phân bố carbohydrate về hạt, người ta sử dụng C14. Các
carbohydrate trong các bộ phận của cây có thể dính với C14 bằng cách bón CO2 cho
cây vào khoảng 10 ngày trước lúc trổ bông. Việc phân bố các sản phẩm quang hợp
trong thời kỳ chín có thể được đánh giá theo cách tính sự chênh lệch giữa tổng số
carbohydrate trong hạt và carbohydrate chuyển về dự trữ trước lúc trổ bông. Kết
quả cho thấy có 68% carbohydrate vận chuyển về hạt, 20% dùng cho hô hấp trong
thời kỳ chín và 12% còn lại ở trong các bộ phận của cây (Yoshida, 1981).
Theo trích dẫn của Yoshida (1981) Sau khi trổ bông, lúc cường độ ánh sáng
thấp thì carbohydrate của hạt phụ thuộc nhiều vào lượng carbohydrate tích lũy vì
trong thời kỳ chín quang hợp bị giảm xuống (Soga và Nozaki, 1957).
Các mối quan hệ giữa đặc tính quang hợp và tích lũy vật chất khô được đo
lường dựa trên phòng thí nghiệm với hai giống lúa Yangdao6 và Nanjing43 dưới áp
lực nhiệt độ cao khác nhau trong giai đoạn năm 2007 và 2008. Kết quả cho thấy
rằng năng suất, hàm lượng diệp lục tố, tỷ lệ quang hợp thuần (Pn), hoạt động của
enzyme superoxide dismutase (SOD) và chỉ số diện tích lá (LAI) bị suy giảm mạnh
(Yue-Lian Zheng et al., 2006).
Sản lượng lúa chủ yếu là sản phẩm đồng hóa carbon của các lá chức năng sau
khi trổ, suy giảm chức năng quang hợp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quang
hợp và đồng hóa carbon ở lá. Các nghiên cứu trước đây cho thấy năng suất lúa giảm
là do sự suy giảm chức năng quang hợp của lá ở trên (Wang et al., 2001).
Sự phân bố carbohydrate tích lũy được cho carbohydrate của hạt khoảng 040%. Do đó sản phẩm quang hợp trong thời kỳ chín phân bố cho carbohydrate của
hạt khoảng 60-100% (Yoshida, 1981).
1.5 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT

Năng suất lúa được hình thành và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 4 yếu tố, gọi là
4 thành phần năng suất lúa. Đó là số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ
lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt.
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), nhận định rằng các yếu tố này hình
thành trong những thời gian khác nhau, chịu tác động bởi những điều kiện khác
nhau, nhưng lại có mối quan hệ chặc chẽ với nhau. Trong phạm vi giới hạn, bốn
thành phần năng suất này càng gia tăng thì năng suất lúa càng cao, khi bốn thành
phần năng suất này đạt tối hảo thì năng suất lúa sẽ tối đa. Mức cân bằng này thay
đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai và kỹ thuật canh tác (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008).

10


1.5.1 Số bông trên đơn vị diện tích
Trong bốn yếu tố tạo thành năng suất lúa thì số bông trên đơn vị diện tích là
yếu tố có tính chất quyết định nhất. Số bông có thể đóng góp 76% năng suất. Trong
khi số hạt trên bông và trọng lượng hạt đóng góp 26% năng suất.
Số bông hình thành do 3 yếu tố:
* Mật độ cấy
* Số nhánh hữu hiệu
* Các điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác như phân bón, nhiệt độ, ánh
sáng,… (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
Khảo sát ở bộ giống lúa cao sản, Nguyễn Thị Lang (1994) cho rằng tính trạng
số bông trên bụi mang tính trội rất cao. Số bông trên bụi có quan hệ nghịch với số
hạt trên bông và trọng lượng hạt. Nên khi trồng với mật độ dày, số bông trên một
đơn vị diện tích sẽ tăng nhưng số hạt trên bông và trọng lượng hạt sẽ giảm. Vì vậy,
để nâng cao năng suất cây lúa cần có số bông trên m 2 vừa phải, gia tăng số hạt chắc
trên một đơn vị diện tích là một biện pháp gia tăng năng suất tốt hơn là gia tăng số
bông trên m2 (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Đối với giống lúa ngắn ngày, thấp cây, nở bụi ít, đất xấu nên cấy dày để tăng
số bông trên đơn vị diện tích. Ngược lại, trên đất giàu hữu cơ, lượng phân bón
nhiều, giữ nước thích hợp thì lúa nở khỏe. Để có thể đạt năng suất cao đối với lúa sạ
phải đạt trung bình từ 500-600 bông/m2, đối với lúa cấy 350-450 bông/m2 (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).
1.5.2 Số hạt trên bông
Số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi
trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa đòng và giảm nhiễm tích cực
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Thông thường, lúa sạ có trung bình từ 80-100 hạt trên bông, lúa cấy có số hạt
trên bông cao hơn lúa sạ từ 100-120 hạt trên bông. Trên cùng một cây lúa, những
bông chính thường có nhiều hạt hơn những bông phụ ra sau (Nguyễn ngọc Đệ,
2008). Ngoài ra, số hạt trên bông nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào số gié hoa phân hoá
cũng như số gié hoa thoái hoá. Số gié và hoa phân hoá được quyết định trong thời
kỳ đầu của quá trình làm đòng. Số hoa phân hoá nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào sinh
trưởng của cây và điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
1.5.3 Số hạt chắc trên bông
Số hạt chắc trên bông là một đặc tính di truyền nhưng chịu ảnh hưởng của kỹ
thuật canh tác và điều kiện môi trường. Số hạt chắc trên bông là yếu tố quan trọng
quyết định đến năng suất của giống lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Theo Cui et al. (2002) cho rằng tổng số hạt chắc trên bông phụ thuộc vào sự
sinh trưởng và tình trạng dinh dưỡng của lúa trước giai đoạn đòng già. Đủ dinh
dưỡng ở giai đoạn từ phân hóa đòng đến phân hóa hoa làm tăng số lượng hoa phân
11


hóa, giảm số lượng hoa thoái hóa. Đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo số lượng
hạt chắc trên bông lớn.
1.5.4 Tỷ lệ hạt chắc
Tỷ lệ hạt chắc được tính bằng phần trăm hạt chắc trên tổng số hạt. Phần trăm

hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhưng
quan trọng nhất là thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu thụ phấn thụ
tinh và vào chắc. Tỷ lệ hạt chắc tăng làm trọng lượng hạt tăng nên năng suất cuối
cùng cũng tăng. Tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và ảnh
hưởng của điều kiện ngoại cảnh mà tỷ lệ hạt chắc cao hay thấp. Nếu điều kiện thời
tiết không thuận lợi trong giai đoạn phân bào giảm nhiễm và trổ bông thì hoa có thể
bất thụ (Yoshida, 1981). Để năng suất cao thì tỷ lệ hạt chắc phải trên 80% (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).
Tỷ lệ hạt chắc thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:
* Lượng phân bón: Mỗi giống lúa yêu cầu một lượng đạm nhất định để sinh
trưởng và hình thành năng suất. Vượt quá giới hạn yêu cầu, bón thừa đạm dễ làm tỷ
lệ hạt chắc giảm.
* Lúa bị đổ ngã nhất là thời kỳ trổ bông, làm giảm tỷ lệ hạt chắc.
* Cường độ ánh sáng: Thời kỳ cuối nếu cường độ ánh sáng giảm, hoạt động
quang hợp gặp trở ngại, lượng carbohydrate hình thành không đáp ứng đủ cũng làm
tỷ lệ hạt chắc giảm.
* Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao: Thời kỳ sinh sản, nhất là vào giai đoạn trổ
bông, nở hoa, nếu nhiệt độ xuống dưới 20 oC hoặc cao hơn 35oC đều không có lợi.
Ngoài ra, nhiệt độ cao, rút ngắn thời gian chín cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc.
* Các điều kiện ngoại cảnh thời kỳ trổ, vào chắc như mưa bão, hạn, sâu bệnh
hoặc đất mặn,… đều ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ hạt chắc (Nguyễn Đình Giao và ctv.,
1997).
1.5.5 Trọng lượng 1000 hạt
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) thì trọng lượng 1.000 hạt là yếu tố cuối
cùng tạo năng suất lúa. So với các yếu tố khác thì trọng lượng 1.000 hạt tương đối ít
biến động, nó phụ thuộc chủ yếu vào giống.
Trọng lượng 1.000 hạt do 2 bộ phận cấu thành, trọng lượng vỏ trấu và trọng
lượng hạt gạo. Trọng lượng vỏ trấu thường chiếm 20% và trọng lượng hạt gạo
chiếm tới 80% trọng lượng toàn hạt. Muốn có trọng lượng hạt gạo cao cần phải tác
động vào cả 2 yếu tố này.

* Vỏ trấu: Thời gian quyết định kích thước vỏ trấu chủ yếu ở thời kỳ giảm
nhiễm đến trổ bông. Sau trổ bông trọng lượng vỏ trấu ít thay đổi.
* Hạt gạo: Trọng lượng hạt gạo tăng mạnh nhất từ sau trổ đến thời kỳ chín
sữa.
12


×