Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BỔ SUNG THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH LÁNG HẠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.36 KB, 9 trang )

BỔ SUNG THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI
NHÁNH LÁNG HẠ
I.Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các sản phẩm dịch vụ của
chi nhánh Láng Hạ
Là một tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, mặc dù không
trực tiếp sản xuất và lưu thông hàng hóa như các doanh nghiệp thông thường khác
nhưng chi nhánh Láng Hạ lại tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này được diễn ra một
cách trôi chảy liên tục, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Hoạt động của chi nhánh gắn liến với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và tổ
chức kinh tế. Thông qua các hoạt động của mình, chi nhánh Láng Hạ góp phần điều tiết vi
mô đối với nền kinh tế bằng cách tiếp nhận hoặc cung ứng tiền mặt cho nền kinh tế khi có
nhu cầu, đảm bảo cho nền kinh tế thường xuyên có một lượng tiền cung ứng hợp lý đồng
thời làm tăng khả năng thanh toán không dùng tiền mặt, giảm chi phí lưu thông.
Ngoài ra, chi nhánh Láng Hạ còn là cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của chính
sách tiền tệ như lãi suất, dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu đến với nền kinh tế và ngược lại…
Vì vậy mọi hoạt động của chi nhánh đều chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố tác động của
môi trường vi mô cũng như môi trường vĩ mô.
1.Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục dịch vụ của các tổ chức tài chính khác
Hiện nay, không chỉ riêng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đang
tiến hành mở rộng danh mục dịch vụ tài chính để cung cấp cho khách hàng. Quá trình mở
rộng dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ
chức khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ.
Nó cũng đã làm tăng chi phí của chi nhánh và dẫn đến khả năng rủi ro phá sản cao hơn.
Các dịch vụ mới hiện nay đã ảnh hưởng tốt đến hoạt động của chi nhánh thông qua việc
tạo ra những nguồn thu mới cho chi nhánh. Các khoản lệ phí của dịch vụ không phải lãi,
một bộ phận có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn so với các nguồn thu truyền thống từ lãi
cho vay.
2.Sự gia tăng cạnh tranh
Trên thị trường tài chính ở nước ta hiện nay,sự cạnh tranh đang ngày càng trở lên quyết liệt
khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục dịch vụ. các dịch vụ của chi
nhánh như cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kinh doanh ngoại tệ…đang phải đối mặt


với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác. Mặc dù vậy, chi nhánh coi áp lực cạnh
tranh này đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ cho chi nhánh trong
hiện tại và tương lai.
3.Sự gia tăng chi phí vốn
Trong tổng nguồn vốn của chi nhánh thì gửi của khách hàng chiếm một phần không nhỏ.
Sự nới lỏng luật lệ của chính phủ, của ngân hàng nhà nước kết hợp với sự gia tăng cạnh
tranh đã làm tăng chi phí trung bình thực tế của tài khoản tiền gửi – nguồn vốn cơ bản của
chi nhánh. Với thực tế đó, chi nhánh buộc phải trả lãi do thị trường cạnh tranh quyết định
cho phần lớn tiền gửi. Đồng thời, do chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải sử dụng vốn sở
hữu nhiều hơn – một nguồn vốn đắt đỏ - để tài trợ cho tài sản của mình. Điều này buộc chi
nhánh phải tìm cách cắt giảm các chi phí hoạt động khác như giảm số nhân công, thay thế
các thiết bị lỗi thời bằng hệ thống xử lý điện tử hiện đại. Đây là một trong những sức ép
khá lớn nhưng chi nhánh Láng Hạ coi đây là động lực để chi nhánh phát triển trong tương
lai.
4.Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
Các qui định của chính phủ đối với công nghiệp ngân hàng tạo ra cho khách hàng khả năng
nhận được mức thu nhập cao hơn từ tiền gửi. Tại chi nhánh một lượng tiền lớn trước đây
được gửi trong các tài khoản tiết kiệm thu nhập thấp và các tài khoản không sinh lợi kiểu
cũ đã được chuyển sang các tài khoản có mức thu nhập cao hơn, những tài khoản có tỷ lệ
thu nhập theo điều kiện thị trường. Khách hàng của chi nhánh hiện nay là những người có
kiến thức về tài chính, nhạy cảm với lãi suất. Các khoản tiền gửi “trung thành” của họ có
thể dễ tăng cường khả năng thay đổi của xã hội về vấn đề phân phối các khoản tiết kiệm.
5.Cách mạng công nghệ ngân hàng
Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động của chi nhánh đã đẩy chi phí hoạt động
lên cao hơn.Từ nhiều năm gần đây, chi nhánh đã và đang chuyển sang sử dụng hệ thống
hoạt động tự động và điện tử thay thế cho hệ thống dựa trên lao động thủ công, đặc biệt là
trong công việc nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng. Mặc dù sẽ làm tăng chi
phí nhưng những lợi ích của việc áp dụng công nghệ vào các hoạt động của chi nhánh là
không thể phủ nhận được.
6.Sự củng cố và mở rộng hoạt động về địa lý

Việc sử dụng có hiệu quá trình tự động hóa và những đổi mới công nghệ đòi hỏi các hoạt
động của chi nhánh phải có qui mô lớn. Vì vậy đòi hỏi chi nhánh cần mở rộng cơ sở khách
hàng bằng cách vươn tới thị trường mới, xa hơn và gia tăng số lượng tài khoản. Trong
những năm gần đây, chi nhánh đã không ngừng mở rộng hoạt động và đã mở được 11
phòng giao dịch được bố trí rộng khắp trên địa bàn Hà Nội
7.Quá trình toàn cầu hóa ngân hàng
Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, sự bành trướng địa lý và hợp nhất các ngân hàng đã
vướt ra khỏi ranh giới lãnh thổ của một quốc gia đơn lẻ và lan rộng ra với quy mô toàn cầu.
Rủi ro vỡ nợ gia tăng và sự yếu kém của hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Trong xu hướng này,
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và chi nhánh đã đề ra các chính
sách, chiến lược phát triển hợp lý và ngày càng phát huy tác dụng.
Với định hướng chiến lược, mục tiêu và giải pháp kinh doanh đúng đắn, AGRIBANK
Láng Hạ đã vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề
ra, tiếp tục tạo đà phát triển cho những năm tới.
II.Đánh giá những kết quả chung
1. Tình hình vốn và tài sản của chi nhánh
chỉ tiêu
Năm
2004
Năm
2005
năm
2006
30/09/20
07
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 515 1358 22650 21737
Tiền gửi tại ngân hàng nhà
nước
60015 66853 72141 82498
Tiền vàng gửi và cho vay tổ

chức tín dụng khác
13064 31378 83677 85332
Chứng khoán kinh doanh 22181 28498 61090 157971
Các Chi phí tài chính phát
sinh, các tài sản tài chính
khác
0 0 0 0
Cho vay khách hàng 646020 758276 941384 1050407
Chứng khoán đầu tư 19666 22601 25835 22377
Góp vốn đầu tư ngắn hạn 1006 6452 5257 8854
Tài sản cố định 10532 12394 10044 8623
Bất động sản 0 0 0 0
Tài sản có khác 22384 25534 53955 17295
Tổng tài sản 792999 953344 1276033 1455094
(báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2004,2005,2006,2007) (Đơn vị: triệu đồng)
Bảng 2: Cơ cấu tài sản của chi nhánh Láng Hạ trong 4 năm gần đây
Tổng tài sản của chi nhánh Láng Hạ từ năm 2004 đến quý III năm 2007 tăng mạnh. Cụ thể,
quý III năm 2007 tổng tài sản của chi nhánh là 1455094 triệu tăng 83,49% so với năm
2004. Hầu hết các chỉ tiêu của tổng tài sản trong 4 năm vừa qua đều tăng, còn một số chỉ
tiêu có giảm như: tiền mặt, vàng bạc, đá quý năm 2007 là 21737 triệu đồng giảm 913 triệu
đồng so với năm 2006, chỉ tiêu này giảm là do trong năm 2007 ngân hàng Nhà Nước có
chính sách tăng tiền gửi bắt buộc tại ngân hàng Nhà Nước đối với các ngân hàng thương
mại. Chỉ tiêu tài sản cố định năm 2007 là 8623 triệu đồng giảm 1421 so với năm 2006.
Chỉ tiêu tài sản có khác năm 2007 là 17295 triệu đồng giảm 36660 triệu đồng. Trong
các chỉ tiêu của tổng tài sản, chỉ tiêu tiền mặt, vàng bạc, đá quý có tốc tăng rất lớn nhất với
trung bình trong 4 năm từ năm 2004 đến năm 2007 lên đến 431,67%. Chỉ tiêu tiền vàng
cho vay và gửi các tổ chức tín dụng khác có tốc độ tăng đứng thứ nhì với tốc độ trung bình
lên đến 77,18%, đây là kết quả của việc mở rộng đối tượng cho vay của chi nhánh.
Tổng tài sản của chi nhánh Láng Hạ không ngừng tăng qua các năm đã chứng tỏ chi nhánh
Láng Hạ đang không ngừng mở rộng quy mô về tài sản và phạm vi hoạt động nhằm đáp

ứng các yêu cầu về nghiệp vụ ngân hàng của nhân dân trên phạm vi toàn thành phố Hà
Nội.
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 năm 2006 30/9/2007
Các khoản nợ chính phủ
và ngân hàng nhà nước
106832 114918 105129 130435
Tiền gửi và vay các tổ
chức tín dụng khác
122646 104821 92234 35163

×