Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn dịch chiết lá cây chùm ngây (moringa oleifera)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 49 trang )

ĐẠI HỌC
NGUYỄN TẤT THÀNH
THỰC HỌC - THỰC HÀNH - THỰC DANH - THỰC NGHIỆP

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG
KHUẨN DỊCH CHIẾT LÁ CÂY CHÙM
NGÂY (Moringa oleifera)

Sinh viên thực hiện : LƯƠNG TRIỀU VĨ
MSSV

: 1711547787

GVHD

: ThS. NGUYỄN TRUNG HIẾU

TP. HCM, 2020


ĐẠI HỌC
NGUYỄN TẤT THÀNH
THỰC HỌC - THỰC HÀNH - THỰC DANH - THỰC NGHIỆP

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP



KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG
KHUẨN DỊCH CHIẾT LÁ CÂY CHÙM
NGÂY (Moringa oleifera)

Sinh viên thực hiện

: Lương Triều Vĩ

Mã số sinh viên

: 1711547787

Chuyên ngành

: Công nghệ Sinh học

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Trung Hiếu

TP. HCM, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
Khoa Công nghệ Sinh học

CỘNG HỊA XÃ HƠI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

------------------


-----oOo-----

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Lương Triều Vĩ

MSSV: 1711547787

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học

Lớp: 17DSH1A

1. Đầu đề luận văn:
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn dịch chiết lá cây chùm ngây (Moringa oleifera)
2. Mục tiêu
-

Khảo sát đặc tính kháng khuẩn các dịch chiết lá cây chùm ngây

3. Nội dung:
-

Tạo dịch chiết đậm đặc (dịch chiết nước, dịch chiết ethanol) từ lá cây chùm ngây

-

Khảo sát hoạt tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập từ lâm sàng

-

Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn các dịch chiết lá cây chùm ngây


-

Khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu của các dịch chiết (dịch chiết nước, dịch chiết
ethanol) từ lá chùm ngây

4. Thời gian thực hiện: tháng 6/2020 đến tháng 9/2020
5. Người hướng dẫn chính: ThS. Nguyễn Trung Hiếu
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Bộ môn.
TP. HCM, ngày…… tháng……năm20…
Khoa/Bộ môn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Nguyễn Tất
Thành đã tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và
gắn bó tại trường. Cám ơn quý Thầy Cô Khoa Công nghệ sinh học đã truyền đạt
những kiến thức bổ ích cho tơi trong suốt thời gian học tập tại khoa.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy Nguyễn Trung
Hiếu đã tận tình hướng dẫn em để hồn thành khóa luận này, Thầy đã truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiệm mà em cịn thiếu sót, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
em hồn thành khóa luận của mình.
Cảm ơn cha mẹ và gia đình đã ln ở cạnh, ủng hộ, chăm sóc và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho con được ăn học như ngày hôm nay.
Cảm ơn đến tất cả các anh chị, bạn bè đang nghiên cứu và làm việc tại phịng thí
nghiệm Sinh hóa - Sinh dược - Ký sinh trùng, đã nhiệt tình hỗ trợ giúp đỡ, chỉ dạy cho

em trong thời gian hồn thành khóa luận tại đây.
Tập thể 17DSH1A, đã ln gắn bó, sát cánh bên tơi 4 năm trên giảng đường đại
học, luôn quan tâm giúp đỡ khi tôi gặp khó khăn, rất vui khi được học chung cùng các
bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Lương Triều Vĩ
Khoa Công nghệ Sinh học
Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iv
SUMMARY ....................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................1
1.1 Tổng quan về cây chùm ngây ....................................................................................1
1.1.1 Phân loại khoa học..................................................................................................1
1.1.2 Đặc điểm cây chùm ngây .......................................................................................2
1.1.3 Nguồn gốc và phân bố ............................................................................................2
1.2 Hoạt chất của từng bộ phận cây chùm ngây ..............................................................3
1.3 Tác dụng cây chùm ngây ...........................................................................................4
1.3.1 Tác dụng trong y học ..............................................................................................4

1.3.2 Tác dụng trong công nghiệp ...................................................................................7
1.4 Các nghiên cứu về tính kháng khuẩn, kháng nấm cây chùm ngây trên thế giới .......7
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................10
2.1 Nơi thực hiện ...........................................................................................................10
2.2 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................10
2.2.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................10
2.2.2 Nguyên vật liệu nghiên cứu ..................................................................................10
2.3 Dụng cụ, hóa chất và thiết bị ...................................................................................10
2.3.1 Dụng cụ .................................................................................................................10
2.3.2 Hóa chất ................................................................................................................11
2.3.3 Thiết bị ..................................................................................................................11
2.4 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................12
2.4.1 Chiết hoạt chất từ cây chùm ngây ........................................................................12
2.4.2 Khảo sát hoạt tính kháng kháng sinh các chủng vi khuẩn thí nghiệm .................13
2.4.3 Khảo sát khả năng kháng khuẩn của dịch chiết....................................................13
ii


2.4.4 Khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu của các dịch chiếc từ lá chùm ngây ...............14
2.5 Bố trí thí nghiệm ......................................................................................................14
2.5.1 Khảo sát hoạt tính kháng kháng sinh của một số chủng vi khuẩn thí nghiệm được
phân lập trên lâm sàng ...................................................................................................14
2.5.2 Khảo sát khả năng kháng khuẩn của dịch chiết....................................................15
2.5.3 Khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) các dịch chiếc từ lá chùm ngây ..........16
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................17
3.1 Kết quả tạo dịch chiết từ lá cây chùm ngây.............................................................17
3.2 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng kháng sinh của một số chủng vi khuẩn thí nghiệm
.......................................................................................................................................17
3.3 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn các dịch chiết lá cây chùm ngây .............19
3.4 Kết quả khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu của các dịch chiếc (dịch chiếc nước,dịch

chiếc cồn) từ lá chùm ngây ............................................................................................22
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................25
PHỤ LỤC .....................................................................................................................29

iii


TĨM TẮT
Đề tài “Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn các dịch chiết từ lá cây chùm ngây”
được thực hiện từ 6/2020 đến 9/2020 tại phịng thí nghiệm Sinh hóa – Sinh dược – Kí
sinh trùng thuộc khoa Cơng Nghệ Sinh Học trường Đại học Nguyễn Tất Thành, để
khảo sát hoạt tính kháng khuẩn các dịch chiết từ lá cây chùm ngây.
Đề tài có 4 nội dung chính: Tạo được dịch chiết đậm đặc (dịch chiết nước, dịch
chiết ethanol) từ lá cây chùm ngây; khảo sát hoạt tính kháng kháng sinh của các chủng vi
khuẩn phân lập từ lâm sàng; khảo sát hoạt tính kháng khuẩn các dịch chiết lá cây chùm
ngây; xác định nồng độ ức chế tối thiểu của các dịch chiết (dịch chiết nước,dịch chiết
ethanol) từ lá chùm ngây.
Kết quả đạt được:
- Tạo được dịch chiết đậm đặc (dịch chiết nước, dịch chiết ethanol) từ lá cây chùm ngây
- Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết ethanol (10g/4mL) lên 6 chủng vi khuẩn là khác
nhau, hoạt tính kháng khuẩn tăng khi tăng nồng độ dịch chiết (10g/2mL). Dịch chiết
ethanol kháng mạnh trên chủng EC F89 (26 mm (10g/4mL) và 27 mm (10g/2mL)),
Efa1 (22 mm (10g/4mL) và 23 mm (10g/2mL)), Sa1 (21 mm ở cả 2 nồng độ); dịch
chiết kháng yếu với chủng Va1.
- Dịch chiết nước cũng có hoạt tính kháng khác nhau trên 6 chủng vi khuẩn thí nghiệm,
kháng mạnh trên chủng Sa1 (16 mm (10g/4mL) và 18 mm (10g/2mL)), EC F89 (15 mm
(10g/4mL) và 18 mm (10g/2mL)); ở nồng độ cao (10g/2mL) dịch chiết nước không
kháng được chủng Kp1 và Va1.
- Trong dịch chiết nước chỉ có chủng EC F89 khơng phát triển được trong dịch chiết

nước (10g/2 mL) khi pha loãng đến nồng độ thấp nhất là 1/2 lần. Trong dịch chiết
ethanol (10g/2 mL), chủng EC F89 khơng phát triển ở độ pha lỗng thấp nhất 1/8 lần,
chủng Efa1 là 1/4 lần và chủng Sa1 là 1/2 lần.

iv


SUMMARY
The project "Investigation of antibacterial activity of moringa leaves" was
conducted from 6/2020 to 9/2020 at the Biochemistry - Biopharmaceutical Parasitology Laboratory of the Faculty of Biotechnology Nguyen Tat Thanh, to
investigate the antimicrobial activity of moringa leaf extracts.
The topic has 4 main contents: Creating concentrated extract (water extract,
ethanol extract) from moringa leaves; qualitative identification of some active
ingredients in moringa leaf extracts; investigating the antibacterial activity of moringa
leaf extracts; Investigate the MIC activity of juices (juices of water, ethanol) from
moringa leaves.
Result:

- Create concentrated extracts (water extracts, ethanol extracts) from moringa leaves
- The antibacterial ability of ethanol extract (10g / 4mL) to 6 bacteria strains is
different, antibacterial activity increases when concentration of extract increases (10g /
2mL). Highly resistant ethanol extracts on EC F89 strains (26 mm (10g / 4mL) and 27
mm (10g / 2mL)), Efa1 (22 mm (10g / 4mL) and 23 mm (10g / 2mL)), Sa1 (21 mm) at
both concentrations); the extract was weak against strain Va1.
- The aqueous extract also had different resistance activity on 6 experimental strains of
bacteria, strong resistance on strain Sa1 (16 mm (10g / 4mL) and 18 mm (10g / 2mL)),
EC F89 (15 mm (10g / 4mL) and 18 mm (10g / 2mL)); At high concentration (10g /
2mL) the aqueous extract is not resistant to strains Kp1 and Va1.
- In aqueous extract, only strain EC F89 cannot develop in the aqueous extract (10g / 2
mL) when diluted to the lowest concentration of 1/2 times. In ethanol extract (10g / 2

mL), strain EC F89 did not grow at the lowest dilution 1/8 times, strain Efa1 was 1/4
times and strain Sa1 was 1/2 times.

v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Cây chùm ngây (Moringa Oleifera) .................................................................1
Hình 1.2 Lá cây chùm ngây (A), Hoa cây chùm ngây (B) .............................................2
Hình 3.1 Hai loại cao chiết. (A): Cao chiết ethanol 96%; (B): Cao chiết nước ...........17
Hình 3.2 Đường kính kháng khuẩn của các loại kháng sinh với các chủng vi khuẩn
trên đĩa petri ...................................................................................................................18
Hình 3.3 Đường kính kháng khuẩn của các dịch chiết với các chủng vi khuẩn trên đĩa
petri ................................................................................................................................19
Hình 3.4 Nồng độ pha lỗng của hai loại cao chiết. (A): Cao chiết ethanol 96%; (B):
Cao chiết nước ...............................................................................................................22

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Phân loại khoa học cây chùm ngây 3 ...............................................................1
Bảng 2.1 Bảng đánh giá khả năng kháng kháng sinh của một số chủng vi khuẩn thí
nhiệm .............................................................................................................................14
Bảng 2.2 Bảng đánh giá khả năng kháng khuẩn của các dịch chiết từ là cây chùm ngây
.......................................................................................................................................15
Bảng 2.3 Bảng đánh giá nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) các dịch chiết từ lá chùm
ngây ...............................................................................................................................16
Bảng 3.1 Bảng kết quả đánh giá hoạt tính kháng kháng sinh của một số chủng vi
khuẩn thí nghiệm được phân lập trên lâm sàn ...............................................................18

Bảng 3.2 Kết quả đường kính kháng khuẩn các dịch chiết lá cây chùm ngây .............20
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát hoạt tính MIC của hai loại cao chiết với 3 chủng vi khuẩn
Sa1, Efa1, EC F89 .........................................................................................................23

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NA

Môi trường thạch dinh dưỡng nuôi cấy vi sinh vật được sử dụng rất rộng rãi
trong các phịng thí nghiệm (Nutrient Agar)

MIC

Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum inhibitory concentration)

ESBL

Enzyme beta lactamase phổ rộng (extendedspectrum beta-lactamase)

CLSI

Viện Tiêu chuẩn Phịng thí nghiệm & Lâm sàng (The Clinical & Laboratory
Standards Institute)

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây chùm ngây (Moringa oleifera) là cây thuốc có giá trị dược liệu và dinh
dưỡng cao. Cây phân bố rộng trên một khoảng địa lý từ Nam Á qua bán đảo Ả Rập,
Châu Phi và Madagascar. Trong đó, có 33 lồi gồm 4 lồi được các nhà thực vật học
phân loại, 4 loài đồng dạng chưa phân loài rõ và phần còn loại chưa được nghiên cứu.
Tại Việt Nam chỉ có duy nhất là lồi Moringa oleifera Lamk với tên phổ biến là
“Chùm ngây”. Bộ phận cây chứa một số hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như:
Zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Đặc biệt lá là bộ
phận có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong cây chùm ngây chứa một số lượng lớn các
loại vitamin, chất khoáng và các thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con
người. Các bộ phận khác nhau cho hàm lượng và thành phần dinh dưỡng khác nhau.
Ngoài ra cây chùm ngây cịn có thể sử dụng trong y học vì có những hoạt chất hỗ
trợ để phịng chống các bệnh như: phòng ngừa bệnh ung thư, hỗ trợ điều trị huyết áp
cao, … và một số đặc tính kháng khuẩn tuy nhiên các nghiên cứu hiện nay chỉ được
nói dựa trên kinh nghiệm chưa được nghiên cứu một cách bài bản. Do đó, việc nghiên
cứu chuyên sâu về đặc tính kháng khuẩn của cây này vơ cùng cần thiết.
Hiện nay, các cơ hội mới mở ra chủ yếu tập trung vào khả năng ứng dụng của
cây là dùng làm thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn giúp tăng giá trị của cây chùm
ngây. Chính vì lý do đó chúng tơi tiến hành đề tài “Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn
dịch chiết lá cây chùm ngây Moringa oleifera”.
Mục tiêu đề tài:
-

Khảo sát đặc tính kháng khuẩn các dịch chiết lá cây chùm ngây với các chủng vi
khuẩn được thử nghiệm trên lâm sàn

ix


Chương 1. Tổng quan tài liệu


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về cây chùm ngây
Moringa oleifera Lam. (M. oleifera) là một loài thực vật thuộc họ Chùm
ngây. M. oleifera thường được người dân địa phương gọi là cây cải ngựa hoặc cây dùi
trống và là một loại lương thực phổ biến ở các nơi khác nhau trên thế giới. M.
oleifera được tiêu thụ khơng chỉ vì giá trị dinh dưỡng mà cịn vì lợi ích y tế của nó.
Đặt biệt là lá M. oleifera rất giàu beta-carotene, vitamin C, vitamin E, và polyphenol
và là một nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên dồi dào 1.

Hình 1.1 Cây chùm ngây (Moringa Oleifera)2
1.1.1 Phân loại khoa học
Bảng 1.1 Phân loại khoa học cây chùm ngây 3

1


Chương 1. Tổng quan tài liệu
1.1.2 Đặc điểm cây chùm ngây
Thân cây: Cây thân mộc cao cỡ trung bình, ở độ tuổi trưởng thành cây có thể
mọc cao hàng chục mét. Khi cây 1 tuổi nếu không cắt ngọn cây có thể cao tới 5 - 6 m
và có đường kính 10 cm. Cây đạt tuổi trưởng thành sau 3 - 4 năm tuổi. Thân cây
thường óng chuốt và khơng có gai.
Lá cây: Lá kép dài 30 – 60 cm, hình lơng chim, màu xanh mốc; lá chét dài 12–
20mm hình trứng, mọc đối có 6-9 đơi.
Hoa cây: Cây trổ hoa vào các tháng 1–2. Hoa trắng kem, có cuống, hình dạng
giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lơng tơ, nhiều mật.
Quả cây: Quả dạng nang treo có màu nâu, có thiết diện tam giác và mọc thẳng
xuống, dài 25–40 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có
khía rãnh.
Hạt quả: hạt màu đen, trịn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hà Lan.


Hình 1.2 Lá cây chùm ngây (A), Hoa cây chùm ngây (B)2
1.1.3 Nguồn gốc và phân bố
Trong chi đơn sinh Moringa thuộc họ Moringaceae có 13 loài (cụ thể là M.
arborea , bản địa của Kenya; M. rivae bản địa của Kenya và Ethiopia; M. borziana ,
bản địa của Somalia và Kenia; M. pygmaea bản địa ở Somalia; M . longituba bản địa ở
Kenia, Ethiopia và Somalia; M. stenopetala bản địa Kenya và Ethiopia; M
2


Chương 1. Tổng quan tài liệu
ruspoliana bản

địa

Ethiopia; M. ovalifolia bản địa Namibia và Angola; M.

drouhardii , M. hildebrandi bản địa Madagascar; M. peregrine bản địa o Biển Đỏ và
Sừng Châu Phi,M. concanensis , Moringa oleifera bản địa ở vùng cận Himalaya của
Bắc Ấn Độ) 4, trong đó Moringa oleifera cho đến nay đã trở nên được sử dụng và
nghiên cứu nhiều nhất.
Moringa oleifera mọc ở bất kỳ quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới nào với các
đặc điểm môi trường đặc biệt, cụ thể là khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới từ khô đến
ẩm, với lượng mưa hàng năm từ 760 đến 2500 mm (cần tưới ít hơn 800 mm) và nhiệt
độ từ 18 đến 28°C. Nó phát triển ở bất kỳ loại đất nào, nhưng đất sét nặng và úng nước,
với độ pH từ 4,5 đến 8, ở độ cao lên đến 2000m 5.
Một nghiên cứu về việc sử dụng địa phương và phân bố địa lý của Moringa
oleifera bao gồm khu vực sinh thái nông nghiệp chính ở Nigeria, đã xác định rõ rằng
“mặc dù được coi là một lồi khơng bản địa, Moringa oleifera đã nhận thấy sự chấp
nhận rộng rãi giữa các dân tộc Nigeria, những người đã khai thác các mục đích sử

dụng khác nhau (ví dụ: thực phẩm, thuốc, thức ăn gia súc, v.v. ) 6.
Ngày nay, Moringa oleifera và các dẫn xuất của nó phân bố chủ yếu ở các nước
Trung Đông, Châu Phi và Châu Á và vẫn đang lan rộng ra các khu vực khác.
1.2 Hoạt chất của từng bộ phận cây chùm ngây
Cây chùm ngây là một kho chứa các thành phần, trong đó những thành phần
chính là carotenoid, tocopherol (α, γ, δ), flavonoid, axit phenolic, folate, axit béo
khơng bão hịa đa, và các khống chất khác nhau.
Lá cây: Nghiên cứu sắc ký khí - khối phổ của lá cây cho thấy có tổng cộng 35
hợp chất, các hợp chất quan trọng được phân lập là axit n-hexadecanoic, axit
tetradecanoic,

axit cis -vaccenic,

beta-l-rhamnofuranoside,

axit

octadecanoic,

5-O-acetyl-thio-octyl,

palmitoyl

gamma-sitosterol

clorua,


pregna-7-diene-3-ol-20-one 7. E-lutein được tìm thấy là loại carotenoid phong phú nhất
được tìm thấy trong lá.

Hoa cây: chứa đường sucrose, axit amin, ancaloit và flavonoit, chẳng hạn như
rhamnetin, isoquercitrin và kaempferitrin 8.
3


Chương 1. Tổng quan tài liệu
Rễ

cây:



chứa

4-(α-l-rhamnopyranosyloxy)-benzylglucosinolate



benzylglucosinolate9. Spirochin và anthonine được tìm thấy trong rễ có hoạt tính diệt
khuẩn 10.
Tồn bộ vỏ chứa isothiocyanate, thiocarbamat, nitrile, O- [2′-hydroxy-3′(2′′-heptenyloxy)]-propyl undecanoate, methyl-p-hydroxybenzoate và O-ethyl-4-[(α-l
-rhamnosyloxy)-benzyl] carbamate 11.
Trái cây: trái của cây chùm ngây có chứa cytokine 12.
Hạt cây: Trong hạt cây chùm ngây chứa nồng độ cao benzylglucosinolate,
4-(α-l-rhamnopyranosyloxy)-benzylglucosinolate, O-etyl-4-(α-l-rhamnosyloxy) benzyl
cacbamat,

4-(α-l-rhamnosyloxy)

benzylisothiocyanate




4-(α-l-rhamnosyloxy)

phenylacetonitril 13.
1.3 Tác dụng cây chùm ngây
1.3.1 Tác dụng trong y học
1.3.1.1 Giảm đau, chống viêm và hạ sốt
Hoạt động chống viêm của dịch chiết lá đã được quan sát trong mơ hình phù
chân do carrageenan gây ra. Dịch chiết vỏ cây cho thấy hoạt động chống viêm tương
đương với diclofenac trong cùng một mô hình. Các đặc tính chống viêm của rễ cũng
đã được báo cáo. Cơ chế hoạt động chống viêm có thể được quy cho sự điều hịa của
bạch cầu trung tính và con đường kinase c-Jun N-terminal. Các hoạt chất góp phần
chống đặc tính gây viêm là tannin, phenol, alkaloids, flavonoid, carotenoids,
β-sitosterol, vanillin, hydroxymellein, moringine, moringinine, sitostenone và axit
9-octadecenoic 14.
Chiết xuất lá cho thấy hoạt tính hạ sốt đáng kể trong mơ hình sốt gây sốt do nấm
men của Brewer 15. Chiết xuất etanol và etyl axetat của hạt cũng cho thấy hoạt tính hạ
sốt đáng kể 16.
1.3.1.2 Bảo vệ hệ thần kinh
Nước chiết xuất từ lá đã cho thấy khả năng bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer
trong mơ hình Alzheimer do colchicine gây ra bằng cách sử dụng thử nghiệm hành vi
(nhiệm vụ mê cung cánh tay Y xuyên tâm). Nó bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer bằng
4


Chương 1. Tổng quan tài liệu
cách thay đổi mức monoamine trong não và hoạt động điện sử dụng phân đoạn
toluen-ethyl acetate của chiết xuất metanol của lá cho thấy hoạt tính nootropic mạnh.

Chiết xuất từ lá chứa vitamin C và E, đóng một vai trị quan trọng trong việc cải thiện
trí nhớ ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer 17.
Chiết xuất etanolic của lá thể hiện cả hoạt động làm suy nhược hệ thần kinh trung
ương và giãn cơ trong các thiết bị máy đo ảnh truyền động và máy rotarod cũng cho
thấy hoạt động giải lo âu đáng kể trong thử nghiệm cầu thang và thử nghiệm mê cung
trên cao theo cách phụ thuộc vào liều lượng 18.
1.3.1.3 Chống ung thư
Chiết xuất từ lá cũng thể hiện hoạt tính chống tăng sinh trên tế bào phổi A549 19.
Khám phá tác động lên các điều kiện tiên quyết đối với di căn ung thư cho thấy rằng
việc sử dụng chiết xuất lá vào màng đệm gà dẫn đến tác dụng kháng nguyên sinh, phụ
thuộc vào liều lượng, do đó cho thấy tiềm năng chống ung thư đáng kể của chúng 20.
Chiết xuất từ rễ và lá cho thấy tác dụng độc tế bào chống lại ung thư vú, ung thư
biểu mô gan và đại trực tràng. tế bào ung thư in vitro và tế bào ung thư buồng trứng
kháng cisplatin21. Chiết xuất hoa kích thích tăng sinh tế bào ở tế bào bình thường
nhưng khơng ở tế bào ung thư, trong khi chiết xuất từ lá cho thấy tác dụng kháng u và
bảo vệ gan rõ rệt, những phát hiện này cho thấy tiềm năng tái tạo của MO bên cạnh tác
dụng chống ung thư 22.
Các thành phần phytocon như niazimicin, carbamate, thiocarbamate, nitrile
glycoside và các chất khác như quercetin và kaempferol chịu trách nhiệm cho hoạt
động chống ung thư của loại cây này 23.
1.3.1.4 Bảo vệ gan
Khả năng chống oxi hóa và bảo vệ gan của dịch chiết rễ cây chùm ngây trên chuột thuần
chủng BALB/c bị gây độc gan cấp bằng carbon tetrachloride (CCl4) sau đó được cho uống
dịch chiết chùm ngây để đánh giá khả năng bảo vệ gan. Trong các thí nghiệm, dịch chiết rễ
chùm ngây được thử nghiệm ở liều 0,5 ml/kg khối lượng cơ thể/ngày (tương ứng với 2 g bột
rễ/kg thể trọng) và silymarin (50 mg/kg khối lượng cơ thể/ngày). Kết quả cho thấy sau 14
ngày cho uống hoạt độ AST, ALT, LDH và bilirubin toàn phần trong huyết thanh giảm xuống

5



Chương 1. Tổng quan tài liệu
tương tự so với các lơ chuột uống silymarin. Kết quả phân tích vi thể và đại thể gan chuột cho
thấy dịch chiết chùm ngây có hiệu quả bảo vệ tích cực tương tự như silymarin 24.

1.3.1.5 Hoạt động lợi tiểu
Dịch chiết từ lá, hoa, hạt, rễ và vỏ cây làm tăng lượng nước tiểu ở chuột, dịch
chiết của lá cho thấy tác dụng lợi tiểu phụ thuộc liều lớn hơn kiểm sốt nhưng ít hơn
hydrochlorothiazide. Campesterol, stigmasterol,-sitosterol và avenasterol tham gia vào
các tác động này 25.
1.3.1.6 Chống béo phì
Giảm đáng kể chỉ số khối cơ thể đã được quan sát sau khi điều trị bằng miệng với
bột lá so với kiểm sốt béo phì điều trị chuột bị tăng cholesterol máu bằng dịch chiết
methanol của lá chùm ngây trong 49 ngày cho thấy giảm đáng kể tổng lượng
cholesterol, triglyceride và trọng lượng cơ thể, hơn nữa dấu ấn sinh học gan, trọng
lượng cơ quan và lượng đường trong máu cũng giảm 26. Các cơ chế bao gồm điều hòa
giảm biểu hiện mRNA của leptin và resistin và điều hòa lại biểu hiện gen adiponectin
ở chuột béo phì 27.
1.3.1.7 Ngừa thai
Dịch chiết từ lá cho thấy sự gia tăng đáng kể trọng lượng của tinh hoàn, túi tinh,
mào tinh hoàn và điểm số cao hơn ho sự trưởng thành của dịch và sự hình thành ống
dẫn tinh cùng với sự gia tăng đường kính ống tinh hoàn (tất cả các liều) 28.
Dịch chiết ethanol của các tế bào sinh tinh tiền sản được bảo vệ trên lá ở chuột
bạch tạng đực Thụy Sĩ trong mô hình thiệt hại do cyclophosphamide gây ra; cơ chế cơ
bản có thể là sự điều chỉnh lại biểu thức của bảng điểm c-Kit và Oct4 độc lập với con
đường qua trung gian p53 29.
1.3.1.8 Chống tiêu chảy
Chiết xuất methanolic của cây này kích thích cả phản ứng miễn dịch dịch thể và
tế bào


30

. Ngoài ra, chiết xuất cho thấy sự gia tăng mật độ quang học và chỉ số kích

thích, cho thấy sự tăng sinh tế bào lách 31.

6


Chương 1. Tổng quan tài liệu
1.3.1.9 Hoạt động kháng khuẩn
Chiết xuất etanolic của lá cho thấy hoạt động kháng khuẩn chống lại tất cả các vi
khuẩn được thử nghiệm. Chiết xuất chloroform báo cáo hoạt động chống lại các mầm
bệnh như Salmonella typhi, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli và Vibrio
cholerae 32.
Chiết xuất etanolic của rễ và vỏ cây có hoạt tính kháng nấm chống lại Aspergillus
niger, Neurospora crassa, Rhizopus stolonifer , Microsporum gypseum , và cũng cho
thấy hoạt động ức chế chống lại Leishmania donovani 33. Nhiều nghiên cứu cho thấy
rằng chiết xuất từ hạt có thể là một lựa chọn tiềm năng để làm sạch nguồn nước vì nó
ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường thạch và dinh dưỡng 34.
Chiết xuất methanolic của lá ức chế các mầm bệnh đường tiết niệu, chẳng hạn
như Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae, S. saprophyticus , và E. coli 35.
Flavonoid, tannin, steroid, ancaloit, saponin, benzyl isothiocyanate và
benzylglucosinolate được tìm thấy là chịu trách nhiệm cho hoạt động kháng khuẩn,
trong khi pterygospermin được tìm thấy là chịu trách nhiệm cho hoạt động kháng nấm36.
1.3.2 Tác dụng trong công nghiệp
Sản xuất dầu: Moringa oleifera Dầu (MOO) có màu vàng nhạt với hương vị hạt
dẻ nhẹ và thành phần axit béo cho thấy MOO rất phù hợp cho cả các ứng dụng ăn
được và khơng ăn được. MOO có khả năng chống oxy hóa cực kỳ tốt, có thể được sử
dụng như một chất chống oxy hóa để ổn định lâu dài các loại dầu ăn thương mại. Độ

ổn định nhiệt của MOO lớn hơn dầu đậu nành, hướng dương, cải dầu và hạt
bông. Hàm lượng oleic cao của MOO được cho là có khả năng làm tăng cholesterol
HDL có lợi và giảm cholesterol huyết thanh và triglyceride. Các ứng dụng MOO cũng
đã được khám phá trong mỹ phẩm, thuốc dân gian và các cơng thức chăm sóc da 37.
1.4 Các nghiên cứu về tính kháng khuẩn, kháng nấm cây chùm ngây trên thế giới
Năm 2011, khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và sàng lọc hóa thực vật của các chất
chiết xuất từ lá chứa nước, metanol và ete dầu hỏa của chiết xuất từ lá Merremia
emarginata có sự hiện diện của tannin, flavonoid, axit amin, tinh bột, glycoside và
7


Chương 1. Tổng quan tài liệu
carbohydrate trong các chất chiết xuất từ lá khác nhau. Dịch chiết metanol có hiệu quả
hơn đối với Bacillus cereus và Escherichia coli, trong khi chiết xuất dạng nước có
hiệu quả hơn đối với Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa 38.
Năm 2016, Emad M. Abdallah đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các chất chiết
xuất từ lá khác nhau của Moringa oleifera mọc ở Sudan. Hoạt tính kháng khuẩn của
chất chiết xuất từ lá (Nước, Butanol, Ethyl acetate và Chloroform) của Moringa
oleifera đã được khảo sát trong ống nghiệm bằng phương pháp khuếch tán giếng Agar
chống lại tám loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm khác nhau. Chiết xuất ethyl
acetate ghi nhận chiết xuất có hoạt tính cao nhất chống lại bốn vi sinh vật
là Staphylococcus epidermidis ATCC 49461 (16,0 ± 0,5 mm), Staphylococcus
aureus ATCC 25923 (13,6 ± 0,3 mm), Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853 (13,3 ±
0,3 mm) và Bacillus cereus ATCC 10876 (10,2 ± 0,7 mm), tương ứng. Chiết xuất
butanol chỉ hoạt động chống lại Staphylococcus epidermidis (14,0 ± 0,0 mm)
và Staphylococcus aureus (10,3 ± 0,3 mm). Dịch chiết nước chỉ có tác dụng chống
lại Staphylococcus epidermidis (12,3 ± 0,6 mm). Chiết xuất cloroform cho thấy hoạt
tính kháng khuẩn chống lại Staphylococcus aureus (11,0 ± 0,5 mm) 39.
Năm 2018, nghiên cứu của Kalaiselvi và cộng sự cho thấy các hạt nano
Hydroxyapatite được tẩm và bao bởi dịch chiết hoa cây chùm ngây có kích thước

khoảng 41 nm cho hoạt tính kháng vi khuẩn Gram dương cao hơn so với vi khuẩn
Gram âm. Đồng thời, các hạt này cũng cho thấy hoạt tính kháng nấm tốt chống lại ba
loại nấm gây bệnh phổ biến như Candida albicans, Aspergillus fumigatus và
Aspergillus niger 40.
Năm 2018, Đánh giá tác dụng kháng khuẩn và độc tế bào của 2 chiết xuất
methanolic

của

Azadirachta

indica



Moringa

oleifera đối

với

các

chủng Enterococcus faecalis (ATCC 29212) trong ống nghiệm. Chiết xuất methanolic
có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất trong 24 và 48 giờ đầu tiên chống
lại Enterococcus faecalis là Moringa oleifera , chứng tỏ vùng ức chế sinh trưởng lần
lượt là 35,5 ± 1,05 và 44,83 ± 0,98. MIC cho cả hai dịch chiết là 75  µ g / ml. Tác dụng
diệt khuẩn của chiết xuất Azadirachta indica được tìm thấy ở nồng độ 25  µ g / ml và
nồng độ 75  µ g / ml đối với chiết xuất Moringa 41.
8



Chương 1. Tổng quan tài liệu
Năm 2019, Hiệu quả kháng khuẩn của chiết xuất lá Moringa oleifera chống lại
vi khuẩn sinh mủ được phân lập từ áp xe lạc đà dromedary ( Camelus dromedarius )
chiết suất từ ethanol 95% của lá cho thấy tác dụng kháng khuẩn tốt hơn có thể chống
lại tất cả các loài C. pseudotuber tuberculosis , C. ulcerans , S. aureus , E. coli , K.
pneumoniae , Citrobacter spp., P. vulgaris , và P. aeruginosa. Chiết suất từ nước lạnh
của lá cho thấy tác dụng kháng khuẩn tương đối rõ ràng đối với C. pseudotuber
tuberculosis , C. ulcerans , S. aureus , E. coli ,K. pneumoniae , Citrobacter spp., P.
vulgaris và P. aeruginosa 42.
Năm 2020, Phát hiện thấy sự gia tăng nồng độ SOD và giảm áp lực phổi và độ dày
thành động mạch phổi do điều trị M. oleifera trong MCT gây tăng áp động mạch phổi ở
chuột. Người ta đã chứng minh rằng niazirin và thiocarbamat (hai trong số các hợp chất
hoạt động của M. oleifera ) có tác dụng hạ huyết áp đối với tăng huyết áp tự phát ở
chuột. Vì vậy, nó có thể được coi là một phương pháp điều trị tăng áp động mạch phổi
hữu ích 43.
Tại Việt nam theo ghi nhận của nhóm nghiên cứu hầu như chưa có các nghiên
cứu bài bản cụ thể về hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn từ các dịch chiết của cây
chùm ngây.

9


Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nơi thực hiện
Đề tài được thực hiện từ tháng 06/2020 đến 09/2020 tại Phịng thí nghiệm Sinh
hóa - Sinh dược - Ký sinh trùng, thuộc Khoa CNSH, Trường Đại học Nguyễn Tất

Thành.
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Nội dung nghiên cứu
-

Tạo dịch chiết đậm đặc (dịch chiết nước, dịch chiết ethanol) từ lá cây chùm ngây

-

Khảo sát hoạt tính kháng kháng sinh của một số chủng vi khuẩn thí nghiệm được
phân lập trên lâm sàng

-

Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn các dịch chiết lá cây chùm ngây

-

Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các dịch chiếc từ lá chùm ngây

2.2.2 Nguyên vật liệu nghiên cứu
Lá chùm ngây (cây 2 - 3 năm tuổi) được cung cấp bởi Trung tâm Dược liệu
Bupxanh được đem về phịng thí nghiệm Sinh dược - Sinh hóa - Ký sinh trùng. Đem lá
sấy ở tủ sấy tại nhiệt độ 70oC/ 1 ngày. Sau sấy lá được bảo quản trong bịch nhíp kín
khí và bảo quản ở tủ mát 4oC.
Các chủng vi khuẩn thí nghiệm: Staphylococcus aureus-1 (Sa1), Vibrio
parahemolyticus (VPO), Klebsiella pneumonia (Kp1), Enterococcus faecium 1(Efa1),
Escherichia coli F89 (EC F89), Virio alginolyticus (Va1) được phân lập từ lâm sàng,
được cung cấp bởi Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng sinh học.
2.3 Dụng cụ, hóa chất và thiết bị

2.3.1 Dụng cụ
Các dụng cụ trong phịng thí nghiệm Sinh hóa - Sinh dược - Ký sinh trùng

10


Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

- Ống nghiệm

- Falcon

- Đĩa petri

- Chai Duran 500ml

- Đũa thủy tinh

- Giá Effendorf

- Đèn cồn

- Cốc thủy tinh

- Đầu tip nhựa

- Giá ống nghiệm

- Ống đong


- Phểu thủy tinh

- Pipetman

- Effendorf

- Cối và chày
- Que cấy tròn

- Giấy bạc
- Giấy cuộn
- Que cấy tam giác
- Đầu lọc vơ trùng 0.22µm

2.3.2 Hóa chất
Hóa chất pha mơi trường
- Peptone (Trung Quốc)

Kháng sinh
- Klamentin

(Amoxicilin

250mg;

Acid

- NaCl (Trung Quốc)

clavulanic 31,25mg) (Công ty Dược Hậu


- Agar

Giang Pharma)

- Yeast Extract Powder (Ấn Độ)

- Ceftazidime (Kháng sinh giấy của Công ty
Nam Khoa)
- Cefpodoxime 100mg (Công ty Dược phẩm
Mekophar)

2.3.3 Thiết bị
- Máy Vortex (Stuart)

- Tủ ủ ấm

- Cân phân tích (Shimadzu)

- Nồi hấp

- Cân kĩ thuật

- Tủ cấy vi sinh

- Bể ủ nhiệt

- Máy đo pH

- Tủ sấy (KTONC)


- Tủ âm 20o

- Lò vi song (LG)

- Tủ lạnh
11


Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Chiết hoạt chất từ cây chùm ngây
A. Dịch chiết nước: Cân 5g lá cây chùm ngây đã sấy khơ và nghiền mịn cho vào
1 bình nón 250mL, thêm tiếp 75mL nước cất và chiết trên bể ổn nhiệt ở 70oC trong 2
giờ. Lọc qua bông để thu dịch lọc. Đem cô dịch lọc ở 70oC cho đến cắn khơ, hịa tan
cắn khơ với 10ml nước cất. Lọc 10ml dịch chiết đậm đặc này bằng đầu lọc vô khuẩn
trước khi dùng cho thí nghiệm. Tương tự đối với dịch chiết nước (10g/4mL) và nước
(10g/2mL), cân 10g dược liệu đem chiết với nước trong cùng điều kiện, đem cô cạn
và hòa tan cắn với 4ml nước cất hoặc 2ml nước cất, sau đó lọc vơ trùng.
B. Dịch chiết ethanol: Cân 5g lá cây chùm ngây đã sấy khô và nghiền mịn cho
vào 1 bình nón 250mL, thêm tiếp 75mL ethanol 96% cất và chiết trên bể ổn nhiệt ở
70oC trong 2 giờ. Lọc qua bông để thu dịch lọc. Đem cơ dịch lọc ở 70oC cho đến cắn
khơ, hịa tan cắn khô với 10ml ethanol 20%. Lọc 10ml dịch chiết đậm đặc này bằng
đầu lọc vô khuẩn trước khi dùng cho thí nghiệm. Tương tự đối với dịch chiết ethanol
(10g/4mL) và ethanol (10g/2mL), cân 10g dược liệu đem chiết với ethanol 96% trong
cùng điều kiện, đem cô cạn và hòa tan cắn với 4ml ethanol 20% cất hoặc 2ml ethanol
20%, sau đó lọc vơ trùng.
2.4.2 Chuẩn bị các chủng vi khuẩn
Chuẩn bị đĩa thạch vô trùng đã trải sẵn mơi trường NA. Dùng que cấy vịng cấy
phân lập các chủng vi khuẩn từ ống gốc (trữ ở tủ âm - 20oC) sang từng đĩa petri riêng

lẻ, ủ ở nhiêt độ 37oC trong 2 – 3 ngày. Chọn một khuẩn lạc riêng lẻ trong từng đĩa và
cấy truyền sang các đĩa petri thứ 2 khác và ủ ở nhiêt độ 37oC trong 2 – 3 ngày. Dùng
tăm bông vô trùng chọn 1 khuẩn lạc riêng lẻ trong từng đĩa và hòa tan vào từng ống
chứa 2 mL nước muối sinh lý 0,9% đã hấp vô trùng. Đem đo mật độ quang ở bước
sóng 600nm, pha lỗng mỗi dung dịch dịch khuẩn thành 108 CFU/mL. Các dung dịch
này của mỗi loại vi khuẩn được dùng cho các thí nghiệm khảo sát hoạt tính kháng
khuẩn của các dịch chiết

12


Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.4.2 Khảo sát hoạt tính kháng kháng sinh các chủng vi khuẩn thí nghiệm
-

Chuẩn bị một số loại kháng sinh (Klamentin (30µg/100µL), Ceftazidime (30µg)
(đĩa giấy kháng sinh), Cefpodoxine (100µg/100µL), Cefpodoxine (30µg/100µL))

-

Chuẩn bị các đĩa petri (đường kính 80 mm) đã trải sẵn mơi trường dinh dưỡng
NA (25 mL/1 đĩa)

-

Cấy 100µl dịch mỗi loại vi khuẩn (108 CFU/mL) sang từng đĩa khác nhau.

-

Dùng que cấy trang trải đều dịch khuẩn khắp bề mặt đĩa.


-

Đục các lỗ trên thạch có đường kính khoảng 6 mm.

-

Khảo sát hoạt tính kháng kháng sinh bằng cách bổ sung 100µL kháng sinh
(Klamentin

(30µg/100µL),

Cefpodoxine

(100µg/100µL),

Cefpodoxine

(30µg/100µL)) vào các giếng và đặt đĩa giấy kháng sinh Ceftazidime (30µg)
-

Để ở nhiệt độ phịng trong khoảng 2 giờ để các kháng sinh khuếch tán vào thạch
rồi chuyển vào tủ cấy ủ ở 37oC trong 2 – 3 ngày.

-

Đo và xác định đường kính kháng khuẩn từ đó đánh giá khả năng kháng kháng
sinh của một số chủng vi khuẩn phân lập từ lâm sàng theo hướng dẫn của Viện
Tiêu chuẩn Phịng thí nghiệm & Lâm sàng (CLSI - The Clinical & Laboratory
Standards Institute)


2.4.3 Khảo sát khả năng kháng khuẩn của dịch chiết
-

Chuẩn bị các đĩa petri đã trải sẵn môi trường dinh dưỡng NA (25 mL/1 đĩa)

-

Cấy 100µl dịch mỗi loại vi khuẩn (108 CFU/mL) sang từng đĩa khác nhau.

-

Dùng que cấy trang trải đều dịch khuẩn khắp bề mặt đĩa.

-

Đục các lỗ trên thạch có đường kính khoảng 6 mm.

-

Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn bằng cách bổ sung 100µL các dịch chiết đậm đặc
vào các giếng

-

Để ở nhiệt độ phòng trong khoảng 2 giờ để dịch chiết khuếch tán vào thạch rồi
chuyển vào tủ cấy ủ ở 37oC trong 2 – 3 ngày.

-


Đo và xác định đường kính kháng khuẩn

13


×