Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Bước đầu phân lập vi khuẩn trong không khí ở các vùng sinh khác nhau phà an phú đông, cầu bến phân, quận 12 – thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.14 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MƠI TRƯỜNG

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

BƯỚC ĐẦU PHÂN LẬP VI KHUẨN
TRONG KHƠNG KHÍ Ở CÁC VÙNG
SINH KHÁC NHAU: PHÀ AN PHÚ
ĐƠNG, CẦU BẾN PHÂN, QUẬN 12 –
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

Tp.HCM, tháng 10 năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MƠI TRƯỜNG
a&b

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

BƯỚC ĐẦU PHÂN LẬP VI KHUẨN
TRONG KHƠNG KHÍ Ở CÁC VÙNG
SINH KHÁC NHAU: PHÀ AN PHÚ
ĐƠNG, CẦU BẾN PHÂN, QUẬN 12 –
THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH


Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

Mã số sinh viên

: 1600001097

Lớp

: 16DTNMT1A

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Tuyết Nga

Tp.HCM, tháng 10 năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Hồn thành báo cáo này tơi đã nhận được nhiều sự trợ giúp từ quý thầy cô, bạn
bè, đồng nghiệp. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến với TS. Nguyễn Thị
Tuyết Nga đã hướng dẫn và cung cấp kiến thức quý báu cũng như những tài liệu
chun mơn và ý tưởng để tơi hồn thành luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Giáo viên phản biện là Thầy Trần Thành đã hỗ
trợ, góp ý chỉnh sửa để em có thể hồn thành khố luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả q thầy, cơ đã tận tình hỗ trợ tài liệu, đóng góp
ý kiến cũng như động viên tơi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn, đã
truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình đào tạo cao học tại trường.
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã giúp đỡ và
động viên tinh thần cho tơi hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp.


TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 10 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Thảo


TĨM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngày nay cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ, ơ nhiễm mơi trường
ngày càng nghiêm trọng dẫn đến khơng khí bị ơ nhiễm nghiêm trọng. Ơ nhiễm khơng
khí chủ yếu do các thành phần khói, bụi và khí lạ gây ra biến đổi khí hậu và các bệnh
về đường hơ hấp cho con người. Đồng thời, nó có thể ảnh hưởng đến quần thể vi sinh
vật đường khí. Để xác định chủng vi sinh vật có kết quả nhanh và chính xác hơn thay
vì sử dụng các phương pháp truyền thống, dưới sự phát triển của công nghệ sinh học
hiện đại, các nhà khoa học đã phát triển ứng dụng phương pháp sinh học phân tử, điển
hình là phân tích gen 16S rRNA kết hợp với ứng dụng BLAST trong NCBI.
Bên cạnh phương pháp truyền thống như phân lập và định lượng các chỉ tiêu vi
sinh đề tài đã ứng dụng phương pháp sinh học phân tử cụ thể là giải trình tự gen 16S
rRNA để định danh được chủng lồi chính xác và nhanh chóng hơn.
Kết quả thu được sau nghiên cứu:
· Phân lập được chủng vi khuẩn tại các khu vực: cầu Bến Phân, phà An Phú Đông.
· Xác định hình thai vi khuẩn và loại gram bằng phương pháp nhuộm gram.
· Định danh được chủng qua giải trình tự gen 16S rRNA, so sánh trình tự đã được mã
hóa sử dụng công cụ Blast trên cơ sở dữ liệu toàn cầu (NCBI).


SUMMARY
Nowadays, industrialization and modernization are taking place strongly,
environmental pollution is getting more serious, leading to serious air pollution. Air
pollution is mainly caused by smoke, dust, and foreign gases causing climate change
and respiratory diseases for humans. At the same time, it can affect the microbial

population of the airway. To identify microbial strains with faster and more accurate
results instead of using traditional methods, under the development of modern
biotechnology, scientists have developed the application of biological methods.
molecule, typically 16S rRNA gene analysis associated with BLAST application in
NCBI.
Besides traditional methods such as isolating and quantifying micro-indicators
Thesis applied a molecular biology method namely sequencing the 16S gene
rRNA to identify species more accurately and quickly.
The results obtained after the study:
· Isolation of colony strains in areas with natural ecosystems
· Determination of bacterial fetal morphology and gram type by gram stain
method.
· Identification of strains through 16S rRNA gene sequencing, comparing
encoded sequences using Blast tool on a global database (NCBI).


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM & MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO


MSSV: 1600001097

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG LỚP: 16DTNMT1A
Tên Khóa luận:
Tiếng Việt: Bước đầu phân lập vi khuẩn trong khơng khí ở các vùng sinh thái khác
nhau: Cầu Bến Phân, Phà An Phú Đông – Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh: Initial isolating bacteria in the air in different ecological regions: Ben Phan
Bridge, Ferry An Phu Dong - District 12, Ho Chi Minh City.
Nhiệm vụ Khóa luận:

1. Phân lập vi sinh vật trong các vùng không khí khác nhau.
2. Định danh vi sinh vật bằng giải trình gen.
Ngày giao Khóa luận: 01/8/2020
Ngày hồn thành nhiệm vụ: 05/10/2020
Họ tên cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Tuyết Nga
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được Hội Đồng chuyên ngành thông qua.
TP.HCM, ngày 05 tháng 10 năm 2020
TRƯỞNG BỘ MƠN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TRƯỞNG/ PHĨ KHOA


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề....................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................1
3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................1

4. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu .................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.........................................3
1.1. Tình hình về ô nhiễm không khí .......................................................................3
1.1.1. Trên thế giới.................................................................................................3
1.1.2. Tại Việt Nam ...............................................................................................3
1.2. Giới thiệu chung về ơ nhiễm khơng khí............................................................4
1.2.1. Khái niệm Ơ nhiễm khơng khí.....................................................................4
1.2.2. Các tác nhân gây ra ơ nhiễm khơng khí.......................................................4
1.3. Giới thiệu chung về vi sinh vật có trong khơng khí: .......................................6
1.3.1 Khái niệm:....................................................................................................6
1.3.2 Đặc điểm phân bố: .......................................................................................7
1.3.3 Phân loại vi sinh vật.....................................................................................9
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................10
2.1. Sơ đồ tiến trình .................................................................................................10
2.2. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................10
2.2.1. Bến phà An Phú Đơng ...............................................................................10
2.2.2. Vùng ơ nhiễm khơng khí tại Cầu Bến Phân ..............................................12
2.2.3. Thơng tin lấy mẫu ......................................................................................13
2.3. Hố chất, thiết bị và dụng cụ thí nghiệm........................................................15
2.3.1. Mơi trường ni cấy ..................................................................................15
2.3.2. Máy móc, thiết bị .......................................................................................16

i


2.3.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................................16
2.3.4. Địa điểm nghiên cứu..................................................................................16
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................16
2.4.1. Phương pháp lấy mẫu ................................................................................16

2.4.2. Phương pháp xác định thông số sinh học ..................................................17
2.4.3. Phương pháp bảo quản giống vi sinh vật...................................................18
2.4.4. Phương pháp pha lỗng .............................................................................19
2.5. Phương pháp xác định hình thái vi sinh vật và phân loại gram âm, gram
dương........................................................................................................................20
2.6. Phương pháp xác định định danh bằng sinh học phân tử............................22
2.6.1. Phương pháp giải trình tự gen 16S rRNA ..................................................22
2.6.2. Ứng dụng cơng cụ BLAST trên cơ sở dữ liệu toàn cầu NCBI ...................23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................26
3.1. Kết quả phân lập các chủng vi sinh vật trong khơng khí tại các vùng
nghiên cứu................................................................................................................26
3.1.1. Khuẩn lại tại vùng khơng khí của bến phà An Phú Đông ..........................26
3.1.2. Khuẩn lạc tại vùng khơng khí của cầu Bến Phân .......................................26
3.2. Kết quả cấy chuyền thu sinh khối...................................................................27
3.2.1. Kết quả thu sinh khối ở cầu Bến Phân........................................................27
3.3. Kết quả xác định hình thái vi sinh vật ...........................................................28
3.3.1. Kết quả nhuộm gram ở cầu Bến Phân ........................................................28
3.3.2. Kết quả nhuộm gram ở Phà An Phú Đông .................................................29
3.4. Kết quả ứng dụng phương pháp sinh học phân tử .......................................29
3.4.1. Kết quả của ứng dụng giải trình tự gen 16S rRNA ....................................29
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................40
KẾT LUẬN .......................................................................................................40
KIẾN NGHỊ ......................................................................................................40

ii


TÀI LIỆU KHAM KHẢO ..........................................................................................42
PHỤ LỤC .....................................................................................................................44


iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BP

: Bến Phân

CCA

: Chromogenic Coliform Agar

CTR

: Chất thải rắn

EPI

: The Environmental Performance Index

NA

: Nutrient Agar

P

: Phà

VSV


: Vi sinh vật

WHO

: World Health Organization

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 – 2.2. Khung cảnh xung quanh tại bến phà ...............................................11
Hình 2.3. Khu vực bến phà An Phú Đơng .................................................................11
Hình 2.4. Khung cảnh xung quang tại cầu Bến Phân...............................................12
Hình 2.5. Khu vực cầu Bến Phân ...............................................................................13
Hình 2.6. Toạ độ điểm 1 ..............................................................................................14
Hình 2.7. Quang cảnh tại bến phà ..............................................................................14
Hình 2.8. Toạ độ điểm 2 ..............................................................................................15
Hình 2.9. Quang cảnh tại cầu Bến Phân ....................................................................15
Hình 2.10. Các hứng mẫu thơng thường....................................................................17
Hình 3.1. Quan sát khuẩn lạc tại vùng khơng khí P .................................................26
Hình 3.2. Quan sát khuẩn lạc tại vùng khơng khí BP ..............................................27
Hình 3.3. Quan sát kết qủa nhuộm gram tại vùng khơng khí Bến Phân ................28
Hình 3.4. Quan sát kết quả nhuộm gram tại vùng khơng khí Phà ..........................29

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Lượng vi sinh vật trong 1m3 khơng khí ......................................................8

Bảng 1.2 Lượng vi sinh vật trong một lít khơng khí ..................................................8
Bảng 2.1. Tổng hợp các thơng tin lấy mẫu của 2 vùng khơng khí .........................13
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của Nutrient Agar .............................................15
Bảng 2.3. Phương pháp cấy chuyền ...........................................................................18
Bảng 3.1. Kết quả cấy chuyền thu sinh khối .............................................................27

vi


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ơ nhiễm khơng khí là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ở các đô thị, đặc
biệt là tại các nước đang phát triển. Chất lượng khơng khí nói chung và khơng khí đơ
thị nói riêng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Các nguồn khí thải trong đơ thị như
cơng nghiệp, giao thơng, sinh hoạt, xây dựng có thể làm suy giảm chất lượng khơng
khí.
Vi sinh vật ngồi những nhóm tham gia vào các chu trình chuyển hố vật chất có
lợi cho mơi trường sinh thái cịn có những nhóm gây bệnh cho con người, động vật, thực
vật. Những nhóm vi sinh vật gây bệnh đặc biệt là nhóm gây bệnh cho con người khi tồn
tại quá nhiều trong môi trường sống sẽ là nguồn lây bệnh nguy hiểm. Mơi trường có tồn
tại nhiều vi sinh vật gây bệnh gọi là môi trường bị ô nhiễm vi sinh. Con người sống
trong môi trường ô nhiễm vi sinh sẽ có khả năng bị các bệnh truyền nhiễm như các bệnh
đường hô hấp (lao, viêm phế quản ...), các bệnh đường ruột (tả, lỵ, thương hàn).
Để đánh giá chất lượng mơi trường khơng khí, phương pháp vẫn được thực hiện là
phương pháp thực nghiệm. Vấn đề ô nhiễm môi trường vi sinh vật vô cùng quan trọng
và khá cấp bách đối với con người.
Từ những thực trạng và nguyên nhân trên đã triển khai thực hiện đề tài: Bước đầu
phân lập định danh vi sinh vật trong khơng khí của các vùng sinh thái khác nhau: Cầu
Bến Phân, Phà An Phú Đông tại quận 12 -Thành phố Hồ Chí Minh. Với kỳ vọng đánh
giá các loiaj vi sinh vật trong khơng khí và tìm hiểu khả năng gây bệnh ảnh hưởng đến

sức khoẻ con người.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân lập các vi sinh vật trong khơng khí ở các vùng sinh thái khác nhau.
- Định danh vi sinh vật tiêu biểu được lựa chọn.
3. Nội dung nghiên cứu
- Lấy mẫu và phân lập vi sinh vật tại cầu Bến Phân và phà An Phú Đông.
- Xác định hình thái vi sinh vật
- Định danh chủng vi sinh vật

1


4. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
Có 3 phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo.
- Thu thập số liệu từ những thực nghiệm (các kết quả …).
- Thu thập số liệu phi thực nghiệm (lập bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn, thảo
luận nhóm…). Các số liệu thực nghiệm được xử lí thống kê theo phương pháp
thống kê sinh học, sử dụng cơng cụ phân tích số liệu (data analysis) của
Microsoft excel. Mục tiêu nghiên cứu.
- Loại nghiên cứu (phân tích, định tính, định lượng, mơ tả..).
5. Phạm vi nghiên cứu
- Cầu Bến Phân Quận 12,Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bến phà An Phú Đông quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.


Tình hình về ơ nhiễm khơng khí
1.1.1.Trên thế giới
Theo thơng tin từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, ô nhiễm không khí gây ra cái

chết sớm cho khoảng 4,2 triệu người trên thế giới vào năm 2016. Trong đó, 91% tỉ lệ
thuộc về các nước nghèo và đông dân ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương [1]
Bob O'Keefe, Phó Chủ tịch WHO chia sẻ: "Ơ nhiễm khơng khí thực sự là một
cú sốc lớn cho toàn cầu. Vấn nạn này khiến những người mắc bệnh hơ hấp thêm khó
thở, trẻ con và người già phải vào viện, bỏ học, bỏ việc và gây ra những cái chết sớm
cho con người".
Health Effects Institute ( HEI ) vừa đưa ra phát hiện mới nhất trong báo cáo
thường niên 2018, dựa trên dữ liệu vệ tinh và được quy chiếu với các tiêu chuẩn trong
Hướng dẫn đánh giá chất lượng khơng khí của WHO.
HEI cho biết, hơn 95% dân số thế giới đang phải hít thở bầu khơng khí ơ nhiễm
và có đến 60% người sống ở những khu vực không đáp ứng được tiêu chuẩn cơ bản
nhất của WHO. Theo đó, ô nhiễm môi trường không khí là nguyên nhân gây tử vong
cao thứ tư thế giới, chỉ đứng sau cao huyết áp, suy dinh dưỡng và hút thuốc lá.
Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đứng đầu danh sách ô nhiễm môi trường,
chiếm 50% số ca tử vong do ơ nhiễm khơng khí trên tồn cầu. Riêng tại Trung Quốc
đã ghi nhận 1,1 triệu người chết vì ơ nhiễm khơng khí trong năm 2016.
1.1.2.Tại Việt Nam
Ơ nhiễm khơng khí làm cho mọi người phải tiếp xúc với các hạt mịn trong
khơng khí bị ơ nhiễm. Các hạt mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch,
gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các
bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và nhà
máy nhiệt điện chạy than cùng với việc sử dụng nhiên liệu rắn là các nguồn chủ yếu
gây ra ơ nhiễm khơng khí. Ơ nhiễm khơng khí tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo
động và ảnh hưởng tới các nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của con người.
3



Ơ nhiễm khơng khí đe dọa sức khỏe của người dân ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Ước tính mới đây năm 2018 cho thấy rằng 9/10 người dân phải hít thở khơng khí chứa
hàm lượng các chất gây ơ nhiễm cao. Ơ nhiễm khơng khí cả ở bên ngồi và trong nhà
gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm trên tồn cầu; chỉ tính riêng khu vực Tây
Thái Bình Dương, khoảng 2,2 triệu người tử vong mỗi năm. Ở Việt Nam, khoảng
60.000 người chết mỗi năm có liên quan đến ơ nhiễm khơng khí.
1.2.

Giới thiệu chung về ơ nhiễm khơng khí

1.2.1. Khái niệm Ơ nhiễm khơng khí
“Ơ nhiễm khơng khí là sự có mặt một chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong
thành phần khơng khí, làm cho khơng khí khơng sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi
khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi) ”. Khơng khí có thể bị ơ nhiễm do các tác nhân: ở
thể rắn (như: bụi, mồ hóng, muội than); thể khí (như: SO2, NO2, CO, CH4, HF, …) và
các loại vi khuẩn - virut gây bệnh, phấn hoa, … Ở đây đề tài chủ yếu tập trung nghiên
cứu các thành phần trong khơng khí
1.2.2. Các tác nhân gây ra ơ nhiễm khơng khí
CO2: Nó có vai trị như là một khí gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu, được mô tả
như là "chất gây ô nhiễm hàng đầu" và "ơ nhiễm khí hậu tồi tệ nhất".. Cacbon đioxit là
một thành phần tự nhiên của khí quyển, cần thiết cho đời sống thực vật và được thải ra
bởi hệ thống hô hấp của con người. CO2 hiện chiếm khoảng khoảng 405 phần triệu
(ppm) khí quyển Trái Đất, so với khoảng 280 ppm trong thời kỳ tiền công nghiệp, và
hàng tỷ tấn CO2 được phát thải hàng năm bằng việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Hiện
nay nồng độ CO2 trong khí quyển của Trái Đất ngày một tăng.[1]
CO: CO là một loại khí khơng màu, khơng mùi, độc nhưng khơng gây kích thích. Nó
là sản phẩm của sự đốt cháy hơng đầy đủ của nhiên liệu như khí tự nhiên, than đá hoặc
gỗ. Khói xả từ các phương tiện giao thơng là một nguồn chính của carbon

monoxide.[1]
NOX: Các oxit nitơ, đặc biệt là nitơ dioxit, bị thải ra khỏi quá trình đốt cháy
nhiệt độ cao và cũng được sản sinh trong các cơn dơng do sự phóng điện. Nitơ dioxit
là một hợp chất hóa học có cơng thức NO2.Nó là một trong vài oxit nitơ. Một trong

4


những chất gây ơ nhiễm khơng khí nổi bật nhất, chất khí độc màu nâu đỏ này có mùi
đặc trưng.[1]
SOX: là một hợp chất hóa học có cơng thức SO2. SO2 được tạo ra bởi các núi
lửa và trong các quy trình sản xuất cơng nghiệp khác nhau. Than và dầu mỏ thường
chứa các hợp chất lưu huỳnh, và sự đốt cháy của chúng tạo ra sulfur dioxide. Quá trình
Oxy hóa SO2, thường ở sự hiện diện của một chất xúc tác như NO2, hình thành
H2SO4, và do đó mưa acid. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mối quan ngại
về tác động môi trường của việc sử dụng các nhiên liệu này làm nguồn năng lượng.
Bụi: Ô nhiễm khơng khí do bụi: Bụi là những hạt nhỏ bé, nó được phân tán
trong khơng khí, bụi trong khơng khí có nguồn gốc là hoạt động cơng nghiệp như bụi
than, bụi các loại quặng kim loại, bụi do giao thơng thì phân bố dọc các tuyến đường
quốc lộ và xung quanh các ngã tư, ngã năm, hàm lượng bụi tăng cao làm ơ nhiễm
khơng khí cục bộ từng vùng, từng nơi và từng lúc. Đặc biệt bụi giao thông là bụi có
chứa SiO2 tự do có khả năng gây xơ hóa phổi. Nồng độ bụi trong khơng khí được
dùng làm chỉ điểm đánh giá tình trạng ơ nhiễm khơng khí, tiêu chuẩn bụi lắng là dưới
96 tấn/km2 /năm [3].
Bụi lơ lửng (TSP) gây thiệt hại cho một số công nghiệp cần vô trùng nhƣ công
nghiệp được phẩm và công nghiệp thực phẩm. Chúng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe
con người như gây bệnh hen suyễn, viêm cuống phổi, bệnh khí thũng và bệnh viêm cơ
phổi [4].
Ø


Nguồn bụi:
Bụi được sinh ra chủ yếu là do các dịng xe lưu thơng trên đường. Các phương

tiện đang di chuyển trên đường ma sát với đường làm mòn đường và mòn lốp; hoặc
khi hãm phanh, các bộ phận ma sát của phanh bị đều gây ra bụi; ngồi ra, các vật chất
cháy khơng hết trong quá trình đốt nhiên liệu cũng tạo ra bụi. Bên cạnh nguồn bụi sinh
ra từ xe cộ còn có bụi từ đất, đá tồn đọng trên đường (đặc biệt là hai bên đường) do
chất lượng đường kém, đường bẩn hay đường đang sửa chữa, do xe chuyên chở các
vật liệu xây dựng.
Ø

Các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ bụi trong khơng khí là tốc độ xe chạy,

trọng tải xe, loại xe, kết cấu mặt đường, nhiên liệu sử dụng và tình trạng thời tiết.

5


Tốc độ xe chạy nhanh sẽ ma sát với mặt đường lớn, mặt khác nó lại tạo ra một
động năng kéo theo các hạt bụi di chuyển và phân tán khắp nơi. Kết cấu mặt đường
nhựa sẽ ít bụi hơn đường đất.
Sử dụng nhiên liệu xăng sẽ thải ra ít khói bụi hơn nhiên liệu dầu diesel nhưng xe máy
khi sản xuất thường khơng được bố trí bộ lọc như xe ô tô nên thường thải ra lượng bụi cao
gấp 4 -5 lần. Thời tiết có ý nghĩa quan trọng với khả năng phát tán bụi, khí tời nắng, độ ẩm
cao thì khẳ năng phát tán bụi đi xa sẽ lớn hơn khi trời mưa, độ ẩm khơng khí thấp; hướng gió
sẽ quyết định hướng di chuyển của bụi.

Ø

Tác hại của bụi

Các sol khí và bụi lơ lửng có tác dụng hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời,

làm giảm tầm nhìn. Khi lượng bụi trong khơng khí lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các
phương tiện tham gia lưu thông. Bụi vào mắt, vào đường hô hấp gây nguy hiểm với
những xe di chuyển với vận tốc lớn và khơng có kính bảo vệ; mặt khác ảnh hưởng đến
sức khỏe con người. Ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe phụ thuộc vào tính chất, nồng
độ và kích thước hạt. Bụi có thể gây các bệnh ở đường hơ hấp, tim mạch, tiêu hóa,
mắt, da, ung thư... Những hạt bụi lớn hơn 10 micromet sẽ bị chặn lại ở mũi hoặc được
hệ bạch huyết ở vùng hầu họng bảo vệ, không thể xâm nhập vào cơ thể. Các hạt bụi có
kích thước từ 5- 10 micromet khi đi vào ống dẫn khí cũng sẽ bị cản trở bởi các phản xạ
như: ho, khạc đờm… Những hạt có kích thước < 2 micromet thì cơ thể khơng thể "lọc"
kịp. Những hạt này sẽ vào tận phế nang, gây xơ phổi, màng phế nang dày lên khiến sự
trao đổi khí để lấy oxy trở nên khó khăn, có nhiều nguy cơ bị suy hô hấp.
1.3.

Giới thiệu chung về vi sinh vật có trong khơng khí:

1.3.1 Khái niệm:
Vi sinh vật phân bố khắp nơi trong tự nhiên như trong đất, trong nước, trong
khơng khí, trên cây cỏ, trong thức ăn, trên nhiều dụng cụ khác nhau và trên cơ thể
người, thực vật và động vật. Mối quan hệ giữa vi sinh vật và môi trường ngoại cảnh là
rất chặt chẽ gọi là sinh thái học. Đó là mối quan hệ thích ứng, có nghĩa là vi sinh vật
có khả năng thích ứng để tồn tại trong điều kiện ngoại cảnh nhất định. Nhiệm vụ quan
trọng của vi sinh vật y học là nghiên cứu vi sinh vật gây bệnh có ở ngoại cảnh để tìm
ra các phương án phịng ngừa chúng, đơng thời nghiên cứu sự phân bố của vi sinh vật
trên cơ thể người để có biện pháp phịng ngừa thích hợp.

6



1.3.2 Đặc điểm phân bố:
1.3.2.1. Vi sinh vật trong không khí
Khơng khí khơng phải là mơi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển vì khơng
có chất dinh dưỡng, thêm vào đó lại có ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên trong khơng khí
vẫn có vi khuẩn do cuốn theo bụi đất và do con người bài tiết ra khi ho, khi hắt hơi...
Vi sinh vật trong khơng khí có nhiều chủng loại, những loại nào có bào tử, có sắc
tố và nấm chịu được độ khô hanh và ánh sáng mặt trời mới tồn tại được. Số lượng vi
sinh vật trong khơng khí tùy thuộc từng vùng. Ở những vùng dân cư đơng đúc thì
trong khơng khí có nhiều vi sinh vật, ở núi cao và ở trên các đại dương thì khơng khí
có rất ít vi sinh vật. Ở thành thị khơng khí chứa nhiều vi sinh vật hơn ở nơng thơn.
Trong khơng khí, ngồi các tạp khuẩn, nấm, nấm mốc, người ta thường gặp các
vi sinh vật gây bệnh là: trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu tan máu, tụ cầu
gây bệnh, trực khuẩn ho gà, virus cúm, sởi... từ bệnh nhân hoặc từ người lành mang
trùng bài tiết ra khơng khí và làm lây lan từ người này sang người khác chủ yếu là
hình thức gián tiếp thông qua những hạt nước bọt nhỏ mang vi sinh vật. Trong khơng
khí lưu thơng, những hạt này tồn tại không lâu nên khả năng nhiễm bệnh giảm xuống,
do đó về mặt phịng bệnh cần lưu ý vấn đề lưu thơng khơng khí nơi buồng bệnh và nơi
công cộng.
Sự phân bố của vi sinh vật trong môi trường khơng khí phụ thuộc vào 3 yếu
tố sau:
· Phụ thuộc khí hậu trong năm
Thường vào mùa đơng, lượng vi sinh vật hầu như ít nhất so với các mùa khác
trong năm. Ngược lại lượng vi sinh vật nhiều nhất vào mùa hè. Có lẽ do độ ẩm khơng
khí, nhiệt độ cao, gió mưa, do các hoạt động khác của thiên nhiên. Theo kết quả
nghiên cứu của Omelansku lượng vi sinh vật trong các mùa thay đổi như sau (số lượng
trung bình trong 10 năm).

7



Bảng 1.1 Lượng vi sinh vật trong 1m3 khơng khí
Vi khuẩn Nấm mốc

Mùa đông 4305

1345

Mùa xuân

8080

2275

Mùa hè

9845

2500

Mùa thu

5665

2185

· Phụ thuộc vùng địa lý
- Lượng vi sinh vật gần khu quốc lộ có nhiều xe qua lại bao giờ cũng nhiều vi sinh vật
trong khơng khí hơn vùng nơi khác.
- Khơng khí vùng núi và vùng biển bao giờ cũng ít vi sinh vật hơn vùng khác. Đặc biệt
trong khơng khí ngồi biển lượng vi sinh vật rất ít.

- Ngồi ra nó cịn phụ thuộc chiều cao lớp khơng khí. Khơng khí càng cao so với mặt
đất, lượng vi sinh vật càng ít, kết quả nghiên cứu trên bầu trời Matxcơva cho thấy:
Bảng 1.2 Lượng vi sinh vật trong một lít khơng khí
Độ cao (m)

Lượng tế bào

500

2,3

1000

1,5

2000

0,5

5000 - 7000 Lượng vi sinh vật ít hơn 3 - 4 lần

8


· Phụ thuộc hoạt động sống của con người
Con người và động vật là một trong những nguyên nhân gây nạn ơ nhiễm
khơng khí. Thí dụ như trong giao thơng, vận tải, trong chăn nuôi, trong sản xuất công
nông nghiệp, do bệnh tật hoặc do các hoạt động khác của con người và động vật mà
lượng vi sinh vật tăng hay giảm.


1.3.3 Phân loại vi sinh vật
Khơng khí có ít vi sinh vật hơn trong đất và nước vì khơng khí khơng phải là mơi
trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Trong khơng khí chủ yếu là các vi sinh vật
chịu được khô và ánh sáng mặt trời như vi khuẩn có nha bào, vi khuẩn sinh sắc tố,
nấm. Vi sinh vật có trong khơng khí do ơ nhiễm từ bụi đất và bụi chất thải sinh hoạt,
chất thải công nghiệp (nhà máy, bãi rác, sàn nhà bệnh viện). Vi sinh vật có thể theo hạt
nước cuốn theo gió vào khơng khí, hoặc từ người khi nói, ho, hắt hơi bắn ra ngồi
khơng khí.
Số lượng vi sinh vật trong khơng khí phụ thuộc vào một số yếu tố mơi trường, thời
tiết, khí hậu.
· Các vi khuẩn trong khơng khí chủ yếu là vi khuẩn có nha bào, vi khuẩn chịu
được khô hanh. Một số vi khuẩn không gây bệnh thường gặp: Bacillus subtilis, vi
khuẩn sinh sắc tố, vi khuẩn lưu huỳnh.
· Có thể gặp: lao, bạch hầu, ho gà, liên cầu, tụ cầu, các vi khuẩn đường ruột, các
vi khuẩn kỵ khí có nha bào (vi khuẩn uốn ván, hoại thư sinh hơi), nha bào trực khuẩn
than.
· Các virus thường gặp: cúm, sởi, quai bị.
Để đánh giá tình trạng vi sinh vật ơ nhiễm trong khơng khí người ta xác định số
lượng vi khuẩn/m3 khơng khí bằng phương pháp lắng tự nhiên (phương pháp Koch)
hoặc dùng máy hút khơng khí. Theo Preobrajemski số lượng vi khuẩn <1000 vi
khuẩn/m3 khơng khí và khơng có vi khuẩn gây bệnh (S. aureus) là khơng khí
sạch.[1]phà An Phú Đơng, thuộc phường An Phú Đông, quận 12, tp. HCM, là phương
tiện đường

9


CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.


Sơ đồ tiến trình
ND1: Lấy mẫu và phân
lập vi sinh vật tại cầu Bến
Phân và phà An Phú
Đông

Phương pháp phân lập

ND2: Xác định hình thái
vi sinh vật

Nhuộm gram

Phương pháp xác định
sinh học phân tử 16S
rRNA

ND3: Định danh chủng vi
sinh vật

2.2.

Địa điểm nghiên cứu

Mẫu khơng khí được lấy vào các khoảng thời gian khác nhau, mỗi vùng ba mẫu và
ở các điạ điểm như sau:
1. Bến Phà An Phú Đông, Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là tuyến
đường liên thơng giữa Quận 12 và Gò Vấp.
2. Cầu Bến Phân, Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh.


2.2.1. Bến phà An Phú Đông
Bến Phà An Phú Đông thuộc phường An Phú Đông, quận 12, Tp.HCM là
phương tiện đường thuỷ giúp phương tiện lưu thông di chuyển vào trung tâm thành
phố. Phà nằm trên con sông Vàm Thuật ( thuộc nhánh sông Sài Gịn) nước có màu đen
đặc và mùi hơi nồng nặc rất khó chịu. Tại đây, đa dạng sinh vật bị giảm thiểu [2].
Nhiều năm qua, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại nơi đây phải gánh chịu mùi hôi
nồng nặc từ các con sông, kênh, rạch toả ra. Chưa hết vì sự hoạt động của bến phà
thường xuyên phải thải ra các khói thải màu đen cực kì dày đặc phân bố khắp nơi
trong khơng khí của vùng này, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nguồn nước nơi đây.
Một trong những ngun nhân chính dẫn đến sự ơ nhiễm nguồn nước sơng nơi
đây do có mật độ dân cư cao, tập trung ngày càng nhiều các xí nghiệp, trường học và
các chung cư cao ốc có xu hướng tăng mạnh.
10


( Nguồn: Ảnh chụp)

Hình 2.1 – 2.2. Khung cảnh xung quanh tại bến phà

(Nguồn: Google Maps)
Hình 2.3. Khu vực bến phà An Phú Đơng
Tuy nhiên do q trình sinh hoạt hằng ngày, nước dùng trong sinh hoạt hằng
ngày ngày càng tăng nhanh. Từ nước thải sinh hoạt bên cạnh đó các nguồn gây ô
nhiễm từ một lượng CTR không nhỏ khơng được kiểm sốt, đổ bừa bãi khơng những
gây ơ nhiễm các dịng kênh, sơng mà cịn làm tắc nghẽn dòng chảy
Các loại chất chải được người dân trực tiếp thải ra môi trường mà sông là
nguồn chịu ảnh hưởng nghiem trọng nhất. Ơ nhiễm nguồn nước mặt, nước sơng đã

11



được đánh gía và khảo sát tuy nhiên vẫn chauw có nghiên cứu cụ thể nào khảo sát về
mức độ gây ơ nhiễm trong khơng khí của vùng này.
2.2.2. Vùng ô nhiễm không khí tại Cầu Bến Phân
Cầu Bến Phân hay còn gọi là cầu rạch Bến Cát bắc qua sơng Vàm Thuật (dong
phụ lưu của sơng Sài Gịn) nối liền giữa phương 13 và phường 15, quận Gò Vấp,
Tp.HCM.
Dựa trên điều kiện địa lý tự nhiên và thổ nhưỡng chủ yếu là vùng đất gị và đất
triền (diện tích chiếm hơn 70%) khiến cho Gị Vấp thuộc địa hình cao nhất Sài Gòn –
Gia Định xưa, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp đan xen các ngành nghề tiểu
thủ công như đúc lư, dệt vải, nhuộm tơ tằm... là những tay nghề vốn có của những lưu
dân gốc quê miền Trung đến định cư lập nghiệp đầu tiên. Diện tích cịn lại là vùng đất
bưng (khoảng 30%) có độ cao 2m trở xuống, nằm dọc vịng cung phía Tây, phía Bắc
và một phần phía Đơng của Gị Vấp, tiếp giáp với sông Bến Cát, tập trung phát triển
sản xuất nơng nghiệp thuần túy, đặc biệt là nơi hình thành sớm nhất làng nghề trồng
hoa kiểng cổ bên cạnh chuyên canh nông thổ sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm…[2]

(Nguồn: Ảnh chụp)
Hình 2.4. Khung cảnh xung quang tại cầu Bến Phân

12


(Nguồn: Google Maps)
Hình 2.5. Khu vực cầu Bến Phân
2.2.3. Thơng tin lấy mẫu
Bảng 2.1. Tổng hợp các thông tin lấy mẫu của 2 vùng khơng khí
Vùng

Ngày giờ lấy


Số



Thời

Đặc

Mơ tả cảnh

khơng khí

mẫu

lượng

hiệu

gian

điểm

quang xung

thời tiết

quanh địa

lấy mẫu


lấy

điểm lấy

mẫu

mẫu
9h50 phút-

9 đĩa

BP

15 phút

31/08/2020
Bến Phân

11h55 phút13/08/2020

Nắng gắt,

Xung quanh

có nhiều,

có nhà dân,

buổi


ghe qua lại,

chiều có

ít cây cối

nắng nhẹ

16h15 phút17/08/2020
9h15 phút-

9 đĩa

APĐ
20 phút

07/09/2020

Nắng gắt,

Xung quanh

có nhẹ

là nhà dân,
bãi rác nhiều,

Phà An


12h22 phút

Phú Đông

13/08/2020

xe cộ qua lại
rất nhiều, bụi

15h56 phút-

bậm nhiều

17/08/2020

13


×