BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
PHÂN BÓN HÓA HỌC, THUỐC TRỪ SÂU TẠI QUẬN 12,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
THAY ĐỔI TẬP QUÁN CANH TÁC NHẰM GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : Thạc sĩ Lê Thị Vu Lan
Sinh viên thực hiện : Hồ Hữu Quốc Trân
MSSV : 1091081103
Lớp : 10HMT2
TP. Hồ Chí Minh, 2012
Lời cảm ơn
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Lê Thị Vu Lan, ngườ
i cô đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em về mọi mặt, luôn theo sát và chỉ dẫn để hoàn thành
được luận văn này. Nhờ có cô mà từ những kiến thức lý thuyết em có thể chuyể
n
thành những kinh nghiệm trong thực tế và trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đ
ề
tài.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Môi trường và Công Nghệ Sinh
Học đã tận tình hướng dẫn, bồi đắp kiến thức cho em trong thời gian vừa qua.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị tại Phòng Tài Nguyên
Môi Trường Quận 12, Trung Tâm Khuyến Nông Quận 12, và các hộ gia đình sả
n
xuất đã chỉ dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình em đi khả
o sát
thực tế.
Xin cảm ơn tất cả các bạn đã cùng học và giúp đỡ tôi mọi điều.
Vì thời gian thực hiện đề tài còn gấp rút nên không thể tránh được nhữ
ng sai sót,
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô, anh, chị và các bạn để luậ
n
văn được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của mọi người đối với tôi!
TP.HCM, ngày 11 tháng 08 năm 2012
Sinh viên
Hồ Hữu Quốc Trân
LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa quý Thầy Cô! Trong quá trình thực hiện đồ án củ
a mình tôi đã sưu
tập sách báo, internet, tài liệu tham khảo, cùng với kiến thức tôi có được trong suố
t
thời gian ngồi trên ghế nhà trường cũng như trong quá trình thực tế, tôi đã thự
c
hiện xong đồ án của mình. Đồ án được hoàn thành là nhờ có sự chỉ dẫn tận tình củ
a
Cô Lê Thị Vu Lan và sự giúp đỡ của mọi người, cùng với nỗ lực từ bả
n thân mình.
Các số liệu và kết quả có được trong đồ án tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực.
TP.HCM, ngảy 11 tháng 08 năm 2012
Sinh viên
Hồ Hữu Quốc Trân
Đồ án tốt nghiệp
Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc khoa học kỹ thuật cũng không
ngừng phát triển nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của con người. Nhưng bên cạnh
đó lại phát sinh vần đề ô nhiễm môi trường. Bảo vệ mội trường và bảo tồn thiên nhiên
hiện nay là mối quan tâm chung của các nhà khoa học và các nhà quản lý môi trường.
Những năm gần đây, dân số tăng nhanh đáng kể kéo theo các hoạt động sản
xuất nông nghiệp tăng theo mà diện tích đất trồng thì không thể tăng thêm nữa. Vì thế,
người nông dân phải sử dụng diện tích đất canh tác triệt để hơn nữa. Để đạt được điều
đó, họ phải sử dụng phân bón hóa học và t huốc bảo vệ thực vât. Thuốc bảo vệ thực vật
là một trong những yếu tố cần thiết để đảm bảo cho việc tăng suất và làm cho cây trồng
xanh tươi. Mặt tích cực của thuốc bảo vệ thực vật là tiêu diệt các sinh vật gây hại cho
cây trồng, bảo vệ mùa màng. Bên cạnh đó, không những thuốc bảo vệ thực vật gây ra
hậu quả nghiêm trọng như gây hại đến các quần thể sinh vật trên đồng ruộng, tiêu diệt
sâu bọ có ích, phá vỡ hệ cân bằng sinh thái, mà còn gây ô nhiễm môi trường sinh thái,
đặc biệt hơn là gây độc đến nguồn thức ăn và sức khỏe của con người.
Những nghiên cứu trước đây cho thấy, một bộ phân người nông dân đã có ý
thức sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Nhưng do tập quán canh tác, nông dân vẫn sử dụng những loại thuốc hạn
chế hoặc là cấm sử dụng như: Methyl parathon, methamidophos…, họ chưa quan tâm
đến những loại thuốc an toàn với môi trường, thường dựa vào cảm tính để chọn lựa
thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, họ cũng chưa quan tâm đến sức khỏe
chính bản thân và gia đình của họ. Sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón hóa
học sẽ có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, ta cần phải quan tâm hơn về việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc
bảo vệ thực vật một cách hợp lý trong quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm bảo vệ
Đồ án tốt nghiệp
Trang 2
môi trường. Bên cạnh đó, ta cần phải có những giải pháp nhằm thay đổi tập quán canh
tác trước kia vốn đã gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của
chính những người canh tác.
2. Mục đích của đề tài
Tìm hiểu tập quán bón phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu trên các loại cây rau
của những người nông dân ở Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất biện pháp làm thay đổi tập quán canh tác nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
3. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản
xuất nông nghiệp tại Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (thu thập tài liệu, số liệu, báo
cáo).
Điều tra tình hình sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học trên các loại cây
rau.
Thu thập ý kiến và nguyện vọng của nông dân, cán bộ kỹ thuật, chính quyền và
các đoàn thể địa phương các vấn đề có liên quan.
Đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Ứng dụng phương pháp luận nghiên cứu Sinh Thái Môi Trường. Trong môi
trường luôn dó những tác động đồng thời vào một thành phần môi trường. Vì vậy, khi
xem xét đánh giá không được bỏ sót bất kì một yếu tố nào. Mặt khác, có các tác động
trội, chủ đạo thông qua hệ số tương tác. Vì thế, cần phân tích đồng bộ các chỉ tiêu hóa
Đồ án tốt nghiệp
Trang 3
lý, sinh học của môi trường đất và nước, cũng như hàm lượng thuốc trừ sâu và phân
bón hóa học dùng trong sản xuất nông nghiệp.
Khi phun thuốc, thuốc sẽ có tác động đồng thời lên sâu bệnh, cây trồng và tồn
lưu trong đất, nước và trong máu của người trực tiếp phun thuốc. Hoặc khi bón phân,
phân sẽ tác động lên cây trồng, tích lũy trong đất và nước,… Vì vậy, ta cần phải
nghiên cứu các yếu tố này trong mối tương tác nhiều chiều, nhưng đồng thời phải xác
định các yếu tố trội tác động lên cây trồng và hệ sinh thái thông qua các hệ số tương
tác.
Nghiên cứu này được xuất phát từ mối quan hệ tổng thể giữa các điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội ở Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đưa ra những hướng
giải quyết có hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và góp phần vào sự nghiệp phát triển
kinh tế của đất nước.
4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
4.2.1 Phương pháp điều tra khảo sát
Cách tiếp cận nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp điều tra phỏng vấn
trực tiếp, kết hợp khảo sát thực tế và thu thập các số liệu, tài liệu, tư liệu từ các cơ
quan chức năng ban ngành tại nơi nghiên cứu. Qua đó tiến hành phân tích tổng hợp
đánh giá một cách khoa học về tình hình sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trên
cây rau.
Việc điều tra, phỏng vấn và khảo sát được thông qua những phiếu điều tra soạn
sẵn
Tại điểm điều tra tiến hành quan sát, ghi chép.
4.2.2 Cơ sở chọn hộ điều tra khảo sát, thu thập số liệu
Hộ được chọn điều tra là những hộ trồng rau điển hình, có quy trình canh tác đại
diện cho toàn bộ Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Sự lựa chọn dựa trên các tiêu chí:
• Loại rau canh tác phổ biến tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
• Hình thức canh tác: độc canh, xen canh.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 4
• Sản xuất an toàn, sản xuất truyền thống.
• Thời gian canh tác: vụ Đông Xuân sớm, vụ Đông Xuân chính, vụ
Đông Xuân muộn.
Điều tra, phỏng vấn hộ từng nông dân về tình hình sử dụng phân bón lót, tình
hình sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.
Điều tra đại lý nông dược, thu thập thông tin từ các cơ quan chức năng của
Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ
HỘI – TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TẠI QUẬN 12
1.1 Vị trí địa lý
Quận 12 là một trong 19 quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh. Quận 12
được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1997 theo Nghị định 03/CP, ngày 6 tháng 1 năm
1997 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân
Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất và một phần xã Tân Chánh Hiệp, một
phần xã Trung Mỹ Tây thuộc Huyện Hóc Môn trước đây.
Tổng diện tích đất tự nhiên 5.274,89 ha, dân số hiện nay 419.975 người (tính
đến 3/2011). Quận 12 được chia thành 11 phường: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận,
Tân Thới Nhất, Tân Chánh Hiệp, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Tân Thới Hiệp, Hiệp
Thành, Thới An và Trung Mỹ Tây, Tân Hưng Thuận.
Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, có hệ thống đường bộ với
Quốc lộ 22 (nay là đường Trường Chinh), xa lộ vành đai ngoài (nay là Quốc lộ 1A),
các tỉnh lộ 9; 12; 14; 15; 16, hệ thống các hương lộ này khá dày, Quận 12 có cơ sở hạ
tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Quận 12 còn có sông Sài Gòn bao bọc
phía đông, là đường giao thông thủy quan trọng. Trong tương lai, nơi đây sẽ có đường
sắt chạy qua. Vị trí này, cảnh quan này tạo cho Quận 12 không gian thuận lợi để bố trí
các khu dân cư, khu
công nghiệp, thương mại – dịch vụ – du lịch để đẩy nhanh quá
trình đô thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội, hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Địa giới hành chính:
Phía Đông giáp thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương và Quận Thủ Đức
Phía Tây giáp Huyện Hóc Môn và Quận Bình Tân.
Phía Nam giáp Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp, Quận Tân Bình, Quận Tân
Phú và Quận Bình Tân.
Phía Bắc giáp Huyện Hóc Môn.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 6
Quận 12 có 11 phường trực thuộc:
• Thạnh Xuân: 968,5898 ha.
• Hiệp Thành: 313,8520 ha.
• Thới An: 518 ha.
• Thạnh Lộc: 583,29 ha.
• Tân Chánh Hiệp: 423 ha.
• Tân Thới Hiệp: 261,8 ha.
• An Phú Đông: 881,96 ha.
• Trung Mỹ Tây: 270,6 ha.
• Tân Thới Nhất: 389,97 ha.
• Đông Hưng Thuận: 255,20 ha.
• Tân Hưng Thuận: 181,08; ha, tách ra từ phường Đông Hưng Thuận (khu phố
6, khu phố 7 và một phần khu phố 4, khu phố 5) theo nghị định 143/2006/ NĐ-CP ngày
23/11/2006 của Chính phủ.
Trong lịch sử mở cõi của người Việt, Hóc Môn – Bà Điểm được khai phá từ rất
sớm. Theo tư liệu lịch sử ít ỏi còn lưu lại thì ngay từ đầu thế kỷ XVII từ năm 1623 khi
chúa Nguyễn lập đồn thu thuế tại Sài Gòn thì cư dân sinh sống tại vùng này đã khá
đông. Dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, Hóc Môn thuộc huyện Tân Bình vào
năm 1698. Huyện Tân Bình lúc ấy rộng hơn 11.000km
2
, tức hơn 1/5 diện tích toàn
Nam bộ (63.058km
2
) trải từ hữu ngạn sông Sài Gòn đến tả ngạn sông Vàm cỏ. Khi
huyện Tân Bình đổi tên thành Phủ (năm 1808) gồm 4 huyện thì Hóc Môn thuộc huyện
Bình Dương. Năm 1841, nhà Nguyễn lập huyện Bình Long thì Hóc Môn thuộc huyện
mới này. Sau khi chiếm Nam bộ làm thuộc địa, người Pháp đặt ra các đơn vị hành
chính mới trên vùng đất chúng cai trị gọi là Hạt, rồi Hạt tham biện, Hóc Môn thuộc Hạt
tham biện Sài Gòn.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 7
Dù là vùng đất trong Sài Gòn nhưng Hóc Môn không là vùng đô thị hóa, vẫn là
vùng nông thôn. Chính quyền thuộc địa xây dựng quốc lộ 22 chạy qua Hóc Môn lên
Tây Ninh, sang Phnom Pênh phục vụ chính sách bóc lột thuộc địa. Đến thời Mỹ can
thiệp vào miền nam, xâm lược nước ta bằng chính sách thực dân mới, chúng xây dựng
xa lộ Đại Hàn (ngày nay là xa lộ vành đai ngoài) chạy ngang qua huyện Hóc Môn từ
đông sang tây. Nhiều liên tỉnh lộ nối Sài Gòn với các tỉnh miền đông được xây dựng …
tất cả các công trình giao thông này nhằm phục vụ các mục tiêu chiến lược của Mỹ và
Ngụy quyền chứ không phải để đô thi hóa và phát triển kinh tế vùng Tây Bắc Sài Gòn.
Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ mưu đồ biến Hóc Môn thành vành đai, lá chắn bảo vệ
phía Tây Bắc Sài Gòn. Lịch sử của vùng đất này trong hơn 100 năm kể từ khi tên thực
dân Pháp đầu tiên đặt chân lên Sài Gòn năm 1859 và tên đế quốc Mỹ cuối cùng chạy
tháo chân trên chiếc trực thăng rạng sáng ngày 30.4.1975, khẳng định vai trò của Mười
tám Thôn vườn trầu là vành đai đỏ của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc với những
địa danh đã đi vào lịch sử như Bà Điểm – An Phú Đông – Vườn cau Đỏ.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 8
Hình 1.1: Bản đồ Quận 12
Đồ án tốt nghiệp
Trang 9
1.2 Quy mô dân số
Hiện trạng 1997: 117.250 người
Quy hoạch đợt đầu năm 2005: 200.000 người, năm 2010: 400.000 người. Dự
kiến khách vãng ai năm 2020: khoảng 70.000 người.
Các khu dân cư:
Toàn quận chia làm 5 khu dân cư, bố trí như sau:
Khu 1: vị trí nằm ở phía Tây Nam của Quận 12, gốm phường Tân Thới
Nhất và Động Hưng Thuận, diện tích đất tự nhiên 883 ha, số dân dự trù khoảng
120.000 người, mật độ vây dựng trong khu ở bình quân 25%, công trình phúc lợi công
cộng lớn, có trường phổ thông trung học, công trình công cộng khác,…
Khu 2: vị trí nằm ở phía Tây Bắc của quận, gồm phường Trung Mỹ Tây
và Tân Chánh Hiệp với diện tích tự nhiên 695 ha, dân số dự trù khoảng 100.000 người,
mật độ xây dựng bình quân trong khu ở 28%, công trình phúc lợi công cộng lớn có
trường phổ thông trung học, bệnh viện, trung tâm quận và trung tâm thương mại – dịch
vụ của thành phố.
Khu 3: gồm các phường Hiệp Thành, Thới An và Tân Thới Hiệp với diện
tích tự nhiên 1.242 ha, dân số dự trù khoảng 178.000 người, mật độ xây dựng bình
quân trong khu ở 27%, công trình phúc lợi công cộng lớn có trường phổ thông trung
học, công trình công cộng khác.
Khu 4: vị trí nẳm ở phía Đông Bắc của quận gồm các phường Thạnh
Xuân và Thạnh Lộc với diện tích tự nhiên 1.635 ha, dân số dự trù khoảng 37.000
người, mật độ xây dựng bình quân trong khu ở 15%, công trình phúc lợi công cộng lớn
có trường phổ thông trung học,bện viện, công trình công cộng khác…
Khu 5: gồm các phường An Phú Đông, Tân Thới Hiệp và một phần
phường Thạnh Lộc với diện tích tự nhiên 822 ha, dân số dự trù khoảng 15.000 người,
mật độ xây dựng bình quân trong khu ở 15%, công trình phúc lợi công cộng lớn có
trường phổ thông trung học, bệnh viện, công trình công cộng khác…
Đồ án tốt nghiệp
Trang 10
1.3 Kinh tế xã hội
Theo thống kế của Quận 12 tình hình kinh tế có những chuyển biến tích cực:
- Thương mại – dịch vụ tăng 19,24%
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,46%
- Sản xuất nông nghiệp tăng 0,08%
Quận 12 bố trí một khu công nghiệp tập trung Tân Thới Hiệp, quy mô 157 ha,
tại phường Hiệp Thành – Thới An.
Các nhà máy xí nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hiện hữu và xây dựng mới là
công nghiệp sạch, hoặc được đầu tư xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm được bố trí xen
kẽ trong các khu dân cư. Phần lớn tập trung tại Tân Thới Nhất, Đông Hưng Thuận, An
Phú Đông,… với diện tích khoảng 63 ha.
Tổng diện tích đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Quận 12, nguồn số liệu
năm 2010:
Tổng số lao động đối với các ngành công nghiệp là 5340 người, riêng ngành
giấy là 1056 người.
Giá trị sản xuất công nghiệp là 3.089.584 triệu, riêng đối với ngành giấy 50.012
triệu.
Với nhiều loại hình kinh tế (quốc doanh, cơ sở cá thể, ngoài quốc doanh, cổ
phần và công ty TNHH – DNTN ). Hiện nay, ngành công nghiệp của quận có 13 loại
hình sản xuất (sản xuất giấy: 41 cơ sở, dệt: 244 cơ sở, sản xuất thực phẩm và đồ uống:
142 cơ sở, sản xuất các sản phẩm từ kim loại: 256 cơ sở, sản xuất giường tủ, bàn ghế:
110 cơ sở … Năm 2005 có 14 cơ sở giấy trong đó các cơ sở tái chế giấy nhưng hiện
nay cơ sở giấy trên địa bàn Quận 12 chỉ còn lại 7 cơ sở).
1.4 Tình hình sản xuất rau Quận 12
Quận 12 có tổng diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp phân bố ở hai vùng khác
nhau: vùng gò cao gồm các phường Đông Hưng Thuận, Tân Chánh Hiệp, Trung Mỹ
Tây và Tân Thới Nhất, vùng trũng thấp gồm các phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân và
Đồ án tốt nghiệp
Trang 11
An Phú Đông. Các ngành nghề sản xuất chủ yếu trên địa bàn như hoa kiểng (mai ghép,
lan ), hoa lài, rau ngắn ngày, chăn nuôi thỏ, chăn nuôi bò sữa, cá kiểng Nhìn chung,
do tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày
càng bị thu hẹp và hoạt động nông nghiệp ở địa phương trong những năm gần đây gặp
không ít khó khăn nhu tình trạng ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước… ảnh hưởng nhiều
đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa bàn.
Hiện nay, diện tích trồng rau trên địa bàn Quận 12 khoảng 346,16 ha; trong đó
diện tích sản xuất rau ăn lá 80,83 ha, chiếm 23,35% tổng diện tích trồng rau trên địa
bàn; diện tích trồng rau muống nước 265,34 ha, chiếm 76,65% tổng diện tích trồng rau
trên địa bàn (số liệu Trạm Khuyến Nông cung cấp năm 2012). Tuy cây rau trên địa bàn
sản xuất manh mún, nhưng sản lượng rau ăn lá của Quận 12 đã phần nào đáp ứng được
phần nào nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trước tình
hình vệ sinh an toàn thực phẩm đáng báo động như hiện nay, nhất là những ca ngộ độc
thực phẩm đã xảy ra, trong đó các loại thực phẩm được chế biến từ các nguồn rau xanh
là những nguyên nhân trước tiên cần được xem xét.
Để góp phần trong việc giữ ổn định trong sản xuất nông nghiệp và tăng năng
suất cây trồng theo hướng tạo ra các sản phẩm sạch và an toàn cần vận động và tuyên
truyền các hộ sản xuất hạn chế sử dụng các loại thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc trừ
sâu, thuốc trừ bệnh có nguồn gốc hóa học thay thế từ các chế phẩm sinh học nhằm tạo
ra sản phẩm an toàn cung cấp cho thị trường tiêu thụ.
Một vấn về nữa cần quan tâm đến là những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất
rau tại Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh:
1.4.1 Thuận lợi:
Thông qua các đơn vị chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp như
Trung tâm khuyến nông, Bảo vệ thực vật…, đây là yếu tố quan trọng góp phần trong
việc tăng năng suất tăng thu nhập kinh tế hộ ngày càng cao.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 12
Mạng lưới khuyến nông phát triển sâu rộng, khuyến cáo nông dân ứng dụng
những mô hính mới có hiệu quả, tạo diều kiện cho nông dân có điều kiện tham quan
học tập kinh nghiệm, trao đổi giao lưu từ đó mở ra những hướng mới trong điều kiện
sản xuất cụ thể phù hợp với từng hộ nông dân.
Sự phối hợp, quan tâm của các doanh nghiệp góp phần giúp Khuyến nông
chuyển giao thiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân áp dụng vào sản xuất.
Được sự hỗ trợ của nhà nước vầ các chính sách như vay vốn cho nông dân, các
chính sách hỗ trợ nông nghiệp nên tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đầu tư vào sản
xuất nông nghiệp và sản xuất rau nói riêng.
1.4.2 Khó khăn:
Tình trạng đê điều chưa ổn định ở các phường dọc theo sông Sài Gòn như
Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, An Phú Đông… gây ra ngập úng cục bộ vào các mùa mưa, và
thiếu nước vào mùa khô gây ảnh hưởng đến sản xuất rau nói chung và sản xuất rau nói
riêng trên địa bàn.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước chưa được cải thiện, một số nơi mức độ ô nhiễm
ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Đầu ra sản phẩm không ổn định kéo theo giá cả không ổn định là yếu tố bất lợi
lớn cho sản xuất và đầu tư mô hình.
Vẫn còn một số nông dân chưa thích ứng với cơ chế thị trường hội nhập hện
nay, nên chưa nhanh nhạy trong việc sản xuất hợp lý trong giai đoạn nhất định đáp ứng
thị trường.
Người sản xuất rau hiện nay trên điện bàn Quận 12, chiếm gần 80% là người
nhập cư, thuê mướn đất nên dẫn đến khó khăn trong việc quản lý xây dụng mô hình sản
xuất tập trung và thương hiệu cho sản phẩm cung cấp thị trường tiêu thụ.
Quy hoạch chi tiết cảu địa phương chưa ổn định nên người sản xuất chưa an tâm
đầu tư vào mô hình theo hướng ổn định.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về thuốc trừ sâu
2.1.1 Sơ lược về sự phát triển của thuốc trừ sâu
2.1.1.1 Trên thế giới
Trong nhiều năm gần đây, thuốc trừ sâu là loại nông dược chính để đẩy mạnh
năng suất, diệt sâu trừ hại, côn trùng, loài gặm nhấm… nó là cứu cánh để bảo vệ thành
quả của nông nghiệp. Mặc dù, cho đến nay đã có nhiều phát hiện về nguy cơ đe dọa
đến sức khỏe và môi trường sống của con người do sử dụng thuốc trừ sâu.
Khi con người bắt đầu canh tác nông nghiệp và có sự đấu tranh với dịch hại để
bảo vệ mùa màng thì một số biện pháp phòng trừ dịch hại đã hình thành. Chính vì vậy,
lịch sử của thuốc trừ sâu có rất lâu đời (cách đây khoảng 10.000 năm).
Vào thời kỳ năm 2500BC (trước Công Nguyên), hợp chất lưu huỳnh đã được sử
dụng để diệt côn trùng và nhện.
Năm 1500BC, có hợp chất để diệt bọ chét trong nhà.
Năm 1200BC, Trung Quốc đã có thuốc xử lý hạt giống.
Năm 900 (sau Công Nguyên), người ta đã dùng Arsennic Sulfides để trừ côn
trùng trong vườn.
Thế kỷ thứ 4, người ta đã biết xử lý rễ lúa bằng Arsen trắng.
Từ cuối thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19 là thời kỳ cách mạng nông nghiệp ở Châu
Âu. Sản xuất nông nghiệp tập trung và năng suất cao hơn, đồng thời tình hình dịch hại
càng xảy ra nhiều hơn trong phạm vi thế giới, một số thuốc trừ sâu ở cuối thế kỉ 19 đến
năm 1930 chủ yếu là chất vô cơ như: Arsen, Selenium, Antimony, Sulfur,… hoặc một
số thảo mộc vốn có chất độc. nhưng thời kì đó học chưa biết đến tác hại của nó.
Từ đầu thế kỉ 20, xuất hiện một biện pháp phòng trừ sâu hại tích cực và hiệu quả
hơn. Đó là sự ra đời của DDT thuộc nhóm Clo hữu cơ vào năm 1939, và sau đó liên tục
ra đời những hợp chất hóa học khác. Đây là hợp chất đầu tiên trong chuỗi thuốc trừ sâu
Đồ án tốt nghiệp
Trang 14
được khám phá, nó tiêu diệt được một lượng lớn côn trùng. Trong suốt 25 năm sau đó,
nó được xem như là vị cứu tinh của nhân loại, giúp diệt côn trùng và tăng sản lượng.
Được sử dụng nhiều nơi trên thế giới do quá trình sản xuất rẻ.
Năm 1940, người ta tổng hợp nên các hợp chất có gốc lân hữu cơ.
Năm 1947, người ta tổng hợp nên hợp chất Carbamate.
Năm 1970, phát hiện được các loại thuốc Pyrethroide.
Hiện nay, thuốc trừ sâu tồn tại ba thế hệ, tính độc hại ở thế hệ sau thường thấp
hơn thế hệ trước:
Thuốc trừ sâu thế hệ thứ nhất thường là những thuốc chiết từ chất Nicotin, hay
Pyrethrum chiết từ một loại cúc khô, những chất vô cơ như phèn xanh, thạch tín …
Thuốc trừ sâu thế hệ thứ hai là các chất tổng hợp hửu cơ: DDT, 666, Wofatox,…
(xuất hiện vào những thập niên 40).
Thuốc trừ sâu thế hệ thức ba, xuất hiện vào những năm 70 và 80 như gốc lân
hữu cơ, Carbamate và sự ra đời của Pyrsthroide.
2.1.1.2 Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, việc sử dụng thuốc trừ sâu chỉ phổ biến ở thế kỉ 19. Trước đó,
việc diệt trừ sâu hại chủ yếu bằng phương pháp thủ công như bắt sâu.
Đầu thế kỉ 20, khi nền nông nghiệp Việt Nam bắt đầu phát triển, hình thành các
đồn điền, trang trại nông nghiệp lớn thì việc sử dụng thuốc trừ sâu củng bắt đầu gia
tăng. Trong thời kì này, Việt Nam cũng sử dụng chủ yếu là các hợp chất hóa học vô cơ
như các nước trong khu vực và trên thế giới.
Từ những năm 50, Việt Nam sử dụng một số thuốc trừ sâu như DDT, Lindan,
Parathion-ethyl, Polyclorocamphne,…
Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu ở Việt Nam chậm hơn so với các nước phát
triển. Trong thập niên 70 và 80 khi Việt Nam còn đang sử dụng hợp chất hóa học gốc
Clo, gốc Phospho hữu cơ (DDT thuộc nhóm Clor hữu cơ, Methyl Parathion,
Đồ án tốt nghiệp
Trang 15
Monocrophos thuộc nhóm lân hữu cơ, Furadan thuộc nhóm Carbamate) thì các nước
phát triển đã ngưng sử dụng các loại hợp chất hóa học này.
Trong thời gian đầu tại Việt Nam, do các chủng loại và số lượng chưa nhiều,
hình thức quản lý và phân phối thuốc trừ sâu tập trung theo phương thức hợp tác xã hay
đội sản xuất. Vì vậy, tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu chưa xảy ra và chưa bộc lộ
những vấn đề liên quan đến môi trường và sức khỏe. Đến những năm 80 khi nền kinh
tế hộ gia đình phát triển thì việc sử dụng thuốc trừ sâu nhanh chóng.
Bảng 2.1: Một số thuốc trừ sâu thường dùng
Tên thuốc trừ sâu
Thuốc trừ sâu
(Insecticides)
Asenat natri; Asenat canxi; Natri florua; Bari florua;
Clorophot; Canxi asenit; Natri flosillicat; Anbasin sunphat;
Nicotin sunphat; DDT; Ditiophot; Carbophot; Pocliclopinen;
Lindane; Parathion; Sevin; Furadan
Thuốc diệt sán
(Acarcides)
Methyl bromua; Dicloetal; Carbophot; Mecaptophot;
Metylasitoc; Clopicrin; Natri Cyanua; Este sunphonat
Diệt chuột
(Zocides)
Natri asenit; Canxi asenit; Zocumarin; Kẽm phosfua; Carbon
disulfua; Cyclon D; Cyclon B
Diệt nấm
(Fungicides)
Nước Bocdo; Sắt sulfat; Mecuran
Diệt giun tròn
(Nematocides)
Mecaptophot; Clopicrin
Diệt than mềm
(Mollusocides)
Sắt sulfat
Chất xua đuổi
(Repellent)
Dimetyl ftalat
Đồ án tốt nghiệp
Trang 16
Diệt cỏ
(Herbicides)
Là các muối Clorat, Mg(ClO
3
)
2
; NaClO
3
; Ca(ClO
3
)
2
;
Amonisulfamate; NH
4
SO
3
NH
2
; Natritiocyanate; Clophenyla
dimethylure; 2,4 D; 2,4,5 T
Làm rụng lá, khô cây
(Defoliant, Decyan)
Penta clofenola; Natri pentaclofenola; Endotala (muối dinatri
củ
a acid 3,6 endoxohexan hidro ftalic); Canxi cianamite;
Magie clorate
2.1.2 Khái niệm về thuốc trừ sâu
Thuật ngữ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), được dùng như hóa chất bảo vệ thực
vật hay chất trừ sinh vật có hại. Một số người nông dân quen gọi là thuốc trừ sâu, là tên
gọi chung cho cả thuốc trừ sâu, bệnh cây, thuốc trừ mốc, mọt, kiến mối…trong ngành
nông nghiệp nước ta. Dù bất kì với tên gọi nào thì các chất trên đều có tác hại đối với
sức khỏe con người và đòi hỏi nhiệm vụ của nhà độc học cần phải nghiên cứu
Thuốc BVTV là những hợp chất độc nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp hóa học
được dùng để phòng và trừ sâu bệnh, cỏ dại, chuột, … hại cây trồng và nông sản (được
gọi với tên chung là sinh vật có hại cho cây trồng và nông sản). Thuốc BVTV gồm
nhiều nhóm khác nhau, gọi theo tên nhóm sinh vật gây hại như thuốc trừ sâu dùng để
trừ sâu hại, thuốc trừ bệnh dùng để trử bệnh cho cây… Trừ một số trường hợp nói
chung mỗi nhóm thuốc chỉ có tác dụng đối với sinh vật gây hại thuộc nhóm đó. Thuốc
BVTV nhiều khi còn được gọi là thuốc trừ dịch hại (Pesticide) và khái niệm này bao
gồm cả thuốc trừ các loại ve, rệp hại vật nuôi, trừ côn trùng, thuốc điều hòa sinh trưởng
cây trồng.
2.1.3 Phân loại thốc bảo vệ thực vật
Hiện nay, thuốc BVTV rất đa dạng và phong phú về chủng loại và số lượng, tuy
nhiên có thể phân loại thuốc BVTV theo các hướng sau:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 17
2.1.3.1 Phân loại theo nhóm chức hóa học
Nhóm có gốc Clor hữu cơ:
BHC DDT
Thành phần hóa học có chất Clor là những dẫn xuất Clorbenzen
(DDT),Cyclohexen (BHC). Các loại thuốc trừ sâu đã được đưa vào danh mục các loại
thuốc bị cấm sử dụng ở Việt Nam vì tính độc hại rất cao.
Nhóm có gốc phospho hữu cơ (lân hữu cơ)
Từ những năm 40 và 50 các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc lân hữu cơ bắt đầu
được sử dụng. dẫn xuất từ các Acid phosphoric, trong công thức có chứa P, C, H, O, S,
… có khả năng diệt trừ các loại sâu hại.
Nhóm Carbamate:
Carbamate gồm các chất ít bền trong môi trường nhưng gây độc cho người và
động vật. Các Carbamate là dẫn xuất của hợp chất có gốc Carbamic (NH
2
COOH) như
Carbaryl, Carbosulfan, Servin, Furan, Bassa, Mipcin…
Đồ án tốt nghiệp
Trang 18
Nhóm Pyrethroid và Pyrethrum (Cúc tổng hợp):
Pyrethrum được trích từ cây hoa cúc, công thức hóa học phức tạp, diệt sâu bằng
con đường tiếp xúc và độc có hiệu lực tương đối nhanh, dễ bay hơi nhưng mau phân
hủy trong môi trường và thường không tồn lưu lâu trong nông sản. Rau màu và cây ăn
trái sau khi phun Pyrethrum có thể sử dụng được sau vài ngày.
2.1.3.2 Phân loại theo nguồn gốc
- Vô cơ
- Thảo mộc
- Hữu cơ tổng hợp
Clo hữu cơ
Phospho (lân) hữu cơ
Carbamate
Pyrethroid
Các chất điều hòa tăng trưởng côn trùng
- Vi sinh vật
Nấm (Fungus)
Vi khuẩn
Vir us
Protozoa (động vật đơn bào)
2.1.3.3 Phân loại theo con đường xâm nhập
Các thuốc lưu dẫn: Furadan, Aliette, …
Các thuốc tiếp xúc: Sherpa, Cypermethrin, Sumialpha, …
Các thuốc vị độc: Trichlorfon, Decamethrin, …
Các thuốc xông hơi: Methyl Bromide, Chloropicrin, …
Tuy vậy vẫn có nhiều thuốc có một đến ba con đường xâm nhập.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 19
2.1.3.4 Phân loại theo đối tượng phòng trừ
Theo cách phân loại này ta có các nhóm sau:
Thuốc diệt động vật không xương sống
- Diệt côn trùng (Insecticides): Cypermethrin, Methamiddophos,…
- Thuốc diệt ốc sên (Molluscicides): Metaldehyde,…
- Thuốc diệt tuyến trùng (Nematicides): Ethoprophos…
- Thuốc diệt nhện (Acaricides): Amitraz…
Thuốc diệt động vật có xương sống:
- Thuốc diệt loại gặm nhấm (Rodenticides)
- Thuốc diệt chim (Avicides)
- Thuốc diệt cá (Piscicides)
Thuốc diệt vi sinh vật:
- Thuốc trừ nấm (Funicides): chuyên sử dụng để trừ các loại bệnh do nấm
gây ra như: Iprobenfos (Kitazin), dung dịch Bordeaux, Edifenphos (Hinozan), Benomyl
(Benlate)…
- Thuốc trừ vi khuẩn (Bactericides)
- Thuốc trừ tảo (Algicides)
- Các chất khử trùng (Disinfestants)
Thuốc khống chế các loài thực vật
- Thuốc trừ cỏ (Herbicides) như: 2,4-D, Paraquat,…
- Thuốc kích thích tăng trưởng thực vật (Plant Growth regulators)
- Thuốc gây rụng hoặc khô lá (Defoliants)
Đồ án tốt nghiệp
Trang 20
2.1.3.5 Phân loại theo tính độc của thuốc
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tổ chức Lương Nông thế giới (FAO) trực thuộc
Liên Hiệp Quốc phân loại độc tính như sau:
Bảng 2.2: Phân loại thuốc BVTV của WHO theo độ độc cấp tính.
Nhóm
LD
50
trên chuột (mg a.i/kg thể trọng)
Qua đường miệng
Qua da
Thể rắn
Thể lỏng
Thể rắn
Thể lỏng
IA (cực độc)
IB (độc cao)
II (độc trung bình)
III (độc nhẹ )
< 5
5-50
50-500
>500
< 20
20-200
200-2000
>2000
< 10
10-100
100-1000
>1000
< 40
40-400
400-4000
>4000
Nguồn: Asian Development Bank, 1987
Ngoài ra, còn có nhiều hệ phân loại tính độc khác.
2.1.4 Đặc tính sinh – hóa của một số nhóm thuốc trừ sâu
2.1.4.1 Thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ
Nhóm Clo hữu cơ bao gồm những hợp chất hóa học rất bền vững trong môi
trường tự nhiên và đất, với thời gian bán phân hủy rất dài, được xếp vào loại độc tính
loại I và loại II. Các chất này tích lũy trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái, trong các
mô dự trữ của sinh vật và rất ít bị dảo thải ra bên ngoài. Các hợp chất này rất bền vững
trong môi trường tự nhiên như các kim loại nặng. Trong nhóm Clo hữu cơ có các nhóm
thuốc sau:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 21
Nhóm DDT và các chất liên quan
Nhóm này gồm các đại diện như DDT, DDD (TDE), Methoxychlor, Ethylen,
Dicofol, Chrobenziilate. Hai đặc tính cơ bản của DDT và chất chuyển hóa của nó DDE
là:
Bền vững trong môi trường, không bị phân hủy bởi sinh vật, men, nhiệt,
tia UV.
Tích lũy và phóng đại sinh học trong chuỗi thực phẩm, chủ yếu tích lũy
trong mô mỡ của động vật.
Các thuốc của nhóm này có tính độc, phá hủy sự cân bằng muối và kali trong sợi
trục bào thần kinh, làm chúng không còn dẫn truyền luồng thần kinh được nữa. Trong
nhóm này, Việt Nam đã cấm sử dụng DDT và hạn chế Dicofol vào tháng 5 năm 1996.
Hecxachlorcyclohexan (HCH)
Hecxachlorcyclohexan (HCH, 666) hay còn gọi là Benzenehexachloride (BHC)
được biết từ năm 1825, nhưng mãi đến năm 1940 mới được dùng thuốc diệt côn trùng.
Chất này có nhiều đồng phân (alpha, beta, gamma, delta, epsilon). Trong hỗn hợp bình
thường của các đồng phân, gamma BHC chiếm 12%. Về sau, người ta chế tạo được
Lindane với 99% gamma BHC.
Thuốc BHC thường lưu lại mùi trên sản phẩm nhưng do giá rẻ nên vẫn còn được
dùng ở các nước thuộc Thế giới thứ ba. Lindane không mùi, bay hơi nhanh, gây độc
thần kinh, gây run rẩy, co giật, cuối cùng là suy kiệt.
Trong nhóm này, Việt Nam đã cấm sử dụng Lindane và BHC vào tháng 5 năm
1996.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 22
Các Cyclodiens
Các thuốc trong nhóm Cyclodien được chế tạo vào những năm sau Thế chiến
thứ II gồm có: Chlordran (1945); Aldrin, Dieldrin (1948); Heptachlor (1949); Endrin
(1951); Mirex (1954); Endosulfan (1956) và Chlordecome (1958). Còn có một số khác
ít quan trọng hơn như: Isodrin, Alodan, Bromodan, Telodrin.
Nhìn chung, các Cyclodien là những chất bền vững trong đất và khá bền trước
tác động của tia UV và ánh sáng nhìn thấy được. Do đó, chúng được dùng phổ biến ở
dạng thuốc xử lý vào đất để trừ mối và các côn trùng đất có giai đoạn ấu trùng ăn phá
rễ non. Các thuốc nhóm này giá rẻ, khả năng tiêu diệt bền bỉ nên được ưa chuộng trước
đây. Tuy nhiên, hiện nay côn trùng đất đã phát triển tính kháng với chúng, do đó mức
tiêu thụ sau đó ít dần.
Các thuốc Cyclodien gây độc thần kinh tương tự như DDT và HCH, chúng cũng
làm rối loạn sự cân bằng muối và kali trong các noron nhưng theo một cách khác với
DDT và HCH. Trong nhóm này, Việt Nam đã cấm sử dụng Chlordran; Aldrin,
Dieldrin; Heptachlor; Chlordecome, Endrin và hạn chế Endosulfan vào tháng 5 năm
1996.
Các Polychlorterpene
Nhóm Polychlorterpene chỉ có hai chất là Toxaphene (1947) và Strobane
(1951). Toxaphene sinh ra từ sự Clo hóa Camphene, một chất được chiết xuất từ cây
thông. Trong nông nghiệp, Toxaphene được dùng rất nhiều, dùng ở dạng đơn hoặc phối
hợp với DDT hoặc với Methyl Parathion. Toxaphene là một hỗn hợp gồm 177 chất dẫn
xuất clo hóa của hợp chất 10 carbon. Thành phần cực độc của hỗn hợp Toxaphene này
là Toxicant A, chỉ chiếm 3% trong hỗn hợp kỹ thuật. chất này độc gấp 18 lần trên
chuột, 6 lần trên ruồi, và 36 lần trên cá vàng so với hỗn hợp Toxaphene kỹ thuật.