Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.11 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt


tại thành phố Lào Cai



Trần Thị Hồng1(*)<sub>, Trần Việt Đức</sub>2


<i>1 <sub>Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam</sub></i>
<i>2<sub>Công ty TNHH một thành viên Hải Lan, Lào Cai</sub></i>


<b>Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố</b>
Lào Cai. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, tổng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn thành phố
khoảng 118 tấn/ ngày, chủ yếu từ các hộ gia đình, chợ và các khu vực công cộng, được thu gom tại 17
điểm tập kết, sau đó được vận chuyển đến bãi rác Tng Mịn. Bãi rác Tng Mịn có diện tích sử
dụng 04 ha, là bãi chôn lấp hợp vệ sinh của thành phố. Dựa trên các số liệu thu thập và kết quả khảo
sát thực địa, đã đề xuất một số giải pháp về hoạt động phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt tại thành phố.


<i>Từ khóa: Chất thải rắn sinh hoạt, thành phố Lào Cai, bãi rác Toòng Mòn</i>
<b>1. Mở đầu</b>


Ở Việt Nam, lượng chất thải rắn trung bình của các đơ thị là 0,7kg/người.ngày, đối với khu vực
nơng thơn trung bình là 0,3 kg/người.ngày [1]. Lượng chất thải rắn tăng cao tập trung ở các đơ thị
đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô dân số và các khu công nghiệp. Tổng lượng
phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các
trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó
CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu [1].


Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai nằm phía tây bắc Việt Nam, gồm 17 đơn vị hành chính
(12 phường và 5 xã), diện tích 229,67 km2<sub> với dân số khoảng 148.300 người [2]. Thành phố Lào Cai</sub>
chính thức được cơng nhận là đơ thị loại II vào ngày 30/11/2014 có những bước phát triển vượt bậc về
kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị đã tạo cho thành phố có sự thay đổi lớn về
diện mạo đô thị và nền kinh tế phát triển. Cùng với sự phát triển của thành phố, lượng CTRSH không


ngừng tăng lên, tuy nhiên việc thu gom, vận chuyển cịn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đánh giá hiện
trạng và đề xuất giải pháp nhằm quản lý tốt CTRSH tại thành phố Lào Cai mang tính cấp thiết.


<b>2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</b>


Với đối tượng nghiên cứu là CTRSH trên địa bàn thành phố Lào Cai, sử dụng phương pháp kế
thừa, thu thập các tài liệu thứ cấp từ các cơ quan trực tiếp quản lý môi trường của thành phố; áp dụng
phương pháp điều tra, khảo sát thực địa để khảo sát thực tế tại các điểm tập kết rác, quá trình thu gom,
vận chuyển và tại bãi chôn lấp. Lập 100 phiếu điều tra về hộ gia đình; phỏng vấn trực tiếp cán bộ,
cơng nhân liên quan đến việc quản lý chất thải rắn và bãi rác thành phố. Tiến hành phân tích các tài
liệu, số liệu đã thu thập được, đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố, từ đó đề
xuất giải pháp phù hợp với thành phần chất thải sinh hoạt, kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên của thành
phố Lào Cai, nhằm quản lý tốt CTRSH tại thành phố Lào Cai hướng đến sự phát triển bền vững.


<b>3. Kết quả và thảo luận</b>


<i><b>3.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lào Cai </b></i>


<i>3.1.1. Thành phần, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lào Cai</i>


Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý môi trường cho thấy, CTRSH tại thành phố chủ yếu là chất
hữu cơ (chiếm khoảng 62%), chất thải có thể tái sử dụng hoặc tái chế như gỗ, tre, nứa giấy, nhựa, kim
loại, thủy tinh, … chiếm khoảng 13%, còn chất thải vật liệu xây dựng chiếm gần 23%. Kết quả này
cũng phù hợp với báo cáo của Công ty Môi trường Đô thị Lào Cai được thể hiện trên bảng 1.


<b> _____________</b>


*Tác giả liên hệ. ĐT: 84-24-32252125.
Email:



Bảng 1: Tỉ lệ thành phần CTRSH phát sinh tại thành phố Lào Cai [3]


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>4.</b> Chất hữu cơ (đồ ăn thừa, rau, củ, quả..) 61,98
5. Giấy (sách, báo, bìa...) 2,2


6. Nhựa các loại, bao tải dứa, nylon... 1,94


7. Vật liệu xây dựng (đất, cát, sỏi, gạch...) 22,89


8. Gỗ, tre, nứa 3,41


9. Kim loại (nhơm, sắt...) 0,29


10. Chai lọ thủy tinh, kính, gương 5,22


11. Chất độc hại 0,42


12. Thành phần khác 1,65


Tổng cộng: 100


Tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố Lào Cai là khoảng 118 tấn/ngày,
trong đó khu vực dân cư là 83,2 tấn/ ngày; khu vực công sở 8,32 tấn/ ngày; khu vực đường phố 7,28
tấn/ngày; khu vực công cộng (chợ, bến xe, nhà ga, ...) là 19,2 tấn/ngày [4]. Tỉ lệ CTRSH phát sinh
theo khu vực tại thành phố Lào Cai được thể hiện trên bảng 2.


Bảng 2: Tỉ lệ CTRSH phát sinh theo khu vực tại thành phố Lào Cai


TT Khu vực CTRSH phát sinh



Khối lượng (tấn/ngày) [4] Tỉ lệ (%)


1 Khu vực dân cư 83,2 70,5


2 Khu vực công sở 8,32 7,0


3 Khu vực đường phố 7,28 6,2


4 Khu vực công cộng 19,2 16,3


Tổng cộng: 118 100


Số liệu trên bảng 1 và bảng 2 cho thấy, tại thành phố Lào Cai, thành phần CTRSH chủ yếu là
các chất hữu cơ và phần lớn CTRSH phát sinh từ khu vực dân cư và khu vực công cộng.


<i>3.1.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt</i>


Kết quả điều tra thực tế cho thấy, lượng CTRSH phát sinh dưới 1 kg/ngày/gia đình chiếm 3%
số phiếu khảo sát tập trung hộ gia đình có 1 thành viên. Lượng CTRSH phát sinh từ 1- 2 kg/ngày/gia
đình chiếm 32% số phiếu khảo sát có 2 đến 3 người trong hộ gia đình. Lượng CTRSH phát sinh từ 2-3
kg/ngày/hộ chiếm 50% số phiếu khảo sát chủ yếu trong gia đình có từ 3 đến 5 thành viên. Lượng
CTRSH phát sinh > 3kg/ngày/hộ chiếm 15% số phiếu khảo sát trong hộ gia đình có từ 6 thành viên trở
lên.


<i><b>Bảng 3. Lượng CTRSH phát sinh hàng ngày của các hộ gia đình</b></i>


<b>STT</b> <b>Lượng CTRSH phát sinh kg/ngày/hộ</b> <b>Số phiếu</b> <b>Tỷ lệ (%)</b>


1. < 1 3 3



2. 1 – 2 32 32


3. 2- 3 50 50


4. >3 15 15


<i>3.1.3. Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lào Cai</i>


Công tác thu gon vận chuyển chất thải rắn tại thành phố do Công ty môi trường đô thị Lào Cai
đảm nhiệm. Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý và công nhân thu gom, số công nhân công ty trực tiếp
tham gia thu gom chất thải rắn hiện có 220 người, được chia thành 16 đội với tổng cộng 180 xe đẩy
tay. Thời gian hoạt động hàng ngày của các đội này được chia thành 2 ca, ca sáng làm việc từ 5h - 8h
và ca chiều từ 15h - 18h. Hàng ngày, lượng CTRSH từ các khu dân cư, đường phố, cơ quan,… trong
nội thành được công nhân Công ty Môi trường đô thị Lào Cai thu gom, vận chuyển đến các điểm tập
kết trung chuyển tạm thời.<b> Hiện tại, thành phố có 17 điểm tập kết chất thải rắn (bảng 4). </b>


<i>Bảng 4. Các điểm tập kết CTRSH tại thành phố Lào Cai</i>


<b>TT</b> <b>Tên gọi</b> <b>Vị trí</b>


1. Điểm tập kết số 1 Chợ Nguyễn Du, đường Lý Công Uẩn, Phường Kim Tân
2. Điểm tập kết số 2 Chợ Cốc Lếu, đường Hồng Hà, Phường Cốc Lếu


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

5. Điểm tập kết số 5 Chợ Phố Mới, đường Phạm Hồng Thái, Phường Phố Mới
6. Điểm tập kết số 6 Chợ tạm Phố Mới, đường Minh Khai, Phường Phố Mới
7. Điểm tập kết số 7 Gầm cầu Phố Mới, đường Phạm Văn Xảo, Phường Phố Mới
8. Điểm tập kết số 8 Cuối đường Phạm Văn Xảo, Phường Phố Mới


9. Điểm tập kết số 9 Đường Nguyễn Công Hoan, Phường Lào Cai
10. Điểm tập kết số 10 Đường Phan Bội Châu, Phường Lào Cai


11. Điểm tập kết số 11 Đường Nguyễn Thái Học, Phường Lào Cai
12. Điểm tập kết số 12 Đường Làng Nhớn, Xã Cam Đường


13. Điểm tập kết số 13 Đường Cầu Gồ, Phường Pom Hán
14. Điểm tập kết số 14 Đường Tân Tiến, Phường Pom Hán
15. Điểm tập kết số 15 Đường Hoàng sào, Phường Pom Hán


16. Điểm tập kết số 16 Cầu Cung ứng, đường Hoàng Quốc Việt, Phường Pom Hán
17. Điểm tập kết số 17 Chợ Cam Đường, đường Hoàng Quốc Việt, Phường Pom Hán


Như vậy, hiện tại việc thu gom và vận chuyển CTRSH đưa về bãi xử lý và chôn lấp được tiến
hành tại 12 phường và 1 xã, còn lại 4 xã tự thu gom và đốt tại chỗ.


<i>Bảng 5. </i><b>Đánh giá của người dân về hiệu quả thu gom rác</b>


<b>Hiệu quả thu gom</b> <b>Số phiếu</b> <b>Phần trăm (%)</b>


Rất tốt 10 10


Tốt 60 60


Bình thường 25 25


Kém 5 5


Kết quả khảo sát người dân (bảng 5) cho thấy, 10% số phiếu khảo sát cho rằng việc thu gom là
rất tốt, chủ yếu từ những người dân sinh sống ở những nơi đường chính; 60% đánh giá tốt; 25% đánh
giá bình thường; 5% đánh giá kém do người dân cho rằng việc thu gom còn nhiều hạn chế, như tần
suất thu gom ít, những nơi có ngõ ngách nhỏ xe đẩy tay cịn chưa vào tận nơi thu gom, rác để tập trung
2 bên đường, những nơi bãi rác phát sinh tự phát không thấy cơ quan nào đến dọn gây mất mỹ quan,


cịn ít các thùng rác công cộng.


<i><b>3.1.4. </b>Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lào Cai</i>


Toàn bộ CTRSH sau khi thu gom sẽ được vận chuyển đưa về bãi rác Tòng Mòn bằng 03 xe
chuyên dụng, gồm 01 Xe ép rác MAN tải trọng 10 tấn, 01 Xe ép rác HUYNDAI tải trọng 5 tấn và 01
Xe ép rác MITSUBISI tải trọng 3,5 tấn. Tổng diện tích sử dụng của bãi rác Tòng Mòn hiện tại là 04
ha, nằm trên địa phận thơn Tng Mịn, xã Đồng Tuyển, cách trung tâm thành phố 10 km, là bãi chơn
lấp hợp vệ sinh. Quy trình chơn lấp an tồn, phủ đất sau khi chôn lấp theo từng ô. Việc san lấp rác
được thực hiện bằng một máy ủi công suất 37 sức mã lực và 1 máy xúc công suất 0,4 m3<sub>. Khi đạt độ</sub>


dày tối đa 2m sẽ được phủ lấp một lớp đất dày 15cm - 20cm. Vôi bột và thuốc diệt côn trùng như
muỗi, ruồi sẽ được phun ở chân đống rác mới đổ tập kết, đường đi xung quanh bãi.


<b>3.2. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành Phố Lào Cai</b>


Công tác thu gom và xử lý chất thải nói riêng và cơng tác bảo vệ mơi trường nói chung chỉ có
thể giải quyết một cách tốt nhất khi có sự tham gia chủ động, tích cực từ cộng đồng.


<i><b>3.2.1. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn</b></i>


Phân loại CTRSH ngay tại nguồn phát sinh rất quan trọng, việc phân loại càng chi tiết thì càng
thuận lợi hơn cho việc xử lý. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại của thành phố, khả thi nhất thì trước
mắt chỉ nên phân CTRSH thành hai loại chính là chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ, phân biệt màu
của bao bì (thùng hoặc túi) đựng chúng. Chất thải hữu cơ được đựng trong bao bì màu xanh, cịn chất
thải vơ cơ được đựng trong bao bì màu vàng. Điều này cần thực hiện đồng bộ ở tất cả mọi nơi, tại các
hộ gia đình, cơ quan, trường học, nơi cơng cộng, ….... Cịn đối với chất thải phát sinh trong q trình
thi cơng các cơng trình xây dựng, thành phố cần yêu cầu chủ nguồn thải phải đổ đúng nơi quy định đã
được quy hoạch vị trí đổ thải.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

không xả rác bừa bãi, phân loại rác đúng cách và bỏ rác đúng nơi quy định… bắt đầu từ trẻ mầm non,
đặc biệt cần đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh bậc tiểu học, bởi theo Nguyễn Quang Uẩn
và nnk, trẻ ở lứa tuổi tiểu học thì vai trị giáo dục là nhà trường [5]. Việc đưa vào chương trình giảng
dạy cho học sinh khơng chỉ giúp giáo dục ý thức về giữ gìn mơi trường, bỏ rác đúng chỗ, đúng thùng
phân loại, … tại thời điểm hiện tại, mà cịn tạo thành một thói quen của cả một thế hệ chủ nhân của
tương lai, đây là một chương trình giáo dục tuyên truyền hiệu quả nhất, bền vững nhất cho sau này.
<i>3.2.2. Thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt</i>


Việc thu gom, vận chuyển CTRSH cần tuân thủ theo phân loại tại nguồn, chất thải hữu cơ để
riêng, chất thải vô cơ để riêng tại các điểm tập kết trung chuyển tạm thời cũng như tại bãi rác Tòng
Mòn để việc xử lý tiếp theo đạt hiệu quả cao nhất. Việc thu gom CTRSH phải được xã hội hóa, liên
kết giữa người dân và cơ quan quản lý cùng tham gia. Công ty môi trường đô thị thành phố Lào Cai
phối hợp với các phường các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố, các trường học, …, thường
xuyên tổ chức các chiến dịch ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom rác thải phát sinh quanh khu
vực mọi người sinh sống, những bãi rác tự phát, đặt thêm các thùng rác công cộng, …. Các phường tự
tổ chức các đội vệ sinh tự quản, làm vệ sinh chung hàng tuần để đảm bảo giữ gìn vệ sinh chung. Cần
có những phương tiện, trang thiết bị đầy đủ đi khi thu gom vận chuyển rác thải, tránh bị rơi vãi, phát
tán trong quá trình thu gom và vận chuyển.


<i>3.2.3. Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt</i>


Tái chế, tái sử dụng các nguồn phế thải là xu hướng chung của thế giới, đã được các nước phát
triển thực hiện từ lâu, bởi đây là một trong những giải pháp quan trọng để tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ mơi trường. Khuyến khích các cá nhân hoặc các tổ chức tập thể tái chế CTRSH có thể
tái chế như giấy, kim loại, nhôm, sắt, nhựa ….. tạo nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở sản xuất; tận
dụng các chất thải hữu cơ như thức ăn thừa để làm thức ăn cho chăn nuôi hoặc làm phân hữu cơ, … sẽ
giúp giảm đáng kể chất thải phải xử lý, hạn chế việc chôn lấp.


Thành phần CTRSH trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu có thành phần hữu cơ (đồ ăn thừa, rau,
củ, quả, …) cao, là điều kiện tốt để áp dụng phương pháp ủ phân, phục vụ nhu cầu cho nông nghiệp,


cây cảnh, … , giảm diện tích chơn lấp đang dần bị thu hẹp trên thành phố. Theo Radovich và nnk, chất
lượng phân ủ được đánh giá thông qua tỷ lệ carbon vào nitơ (C/N), và tỉ lệ này nằm trong khoảng
10-20:1 là thích hợp nhất đối với cây trồng [6]. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này lại khơng cịn được
nhiều nước trên thế giới lựa chọn và sử dụng, ví dụ như ở Trung Quốc, tỷ lệ ủ phân đã giảm từ 10%
xuống 2% trong 15 năm qua [7]. Nguyên nhân được chỉ ra là do các tác động tiêu cực của nó như mùi,
nước rỉ, khí sinh học phát sinh trong q trình ủ phân gây ảnh hưởng đến mơi trường xung quanh.
Ngồi ra, các hộ gia đình có thể áp dụng kết quả nghiên cứu của Dự án vườn tháp (Garden Tower
Project) đã được thực hiện tại Bloomington thuộc bang Indiana của Mỹ do Colin Cudmore là người phát
minh và sáng lập dự án [8], đó là phương pháp dùng chất thải hữu cơ sử dụng trong Tháp rau an toàn.


Cấu tạo Tháp rau an toàn gồm 1 thân tháp là thùng phuy có thể tích khoảng 200 lít, được đục
lỗ tạo nên các hốc không gian (khoảng 50 hốc) để trồng rau; 1 ruột tháp bằng ống nhựa PVC có đường
kính khoảng 15 cm được đục lỗ xung quanh, được gắn cố định vào giữa tháp; 3 chân tháp tạo khoảng
cách cách mặt đất. Ưu điểm của việc áp dụng Tháp rau an tồn là chi phí thấp, dễ làm, khơng tốn diện
tích, có thể đặt ở tầng thượng hoặc ban cơng của gia đình. Việc chăm sóc cây cũng đơn giản và dễ
dàng. Càng vận hành, cơ chế tự cân bằng vi sinh từ rác sinh hoạt hữu cơ giúp cho môi trường bên
trong tháp ngày càng màu mỡ; có thể trồng được nhiều loại rau củ quả trên cùng một tháp với năng
suất cao hơn nhiều so với phương pháp trồng rau bằng thùng xốp.


<b>4. Kết luận</b>


Kết quả nghiên cứu quản lý CTRSH tại thành phố Lào Cai cho thấy, tổng CTRSH phát sinh
trên toàn thành phố khoảng 118 tấn/ ngày, phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, chợ và các khu vực
cơng cộng, được thu gom tại 17 điểm tập kết, sau đó được vận chuyển đến bãi rác Toòng Mòn. Bãi
rác Toòng Mịn có diện tích sử dụng 04 ha, là bãi chôn lấp hợp vệ sinh của thành phố, với quy trình
chơn lấp an tồn, phủ đất sau khi chơn lấp theo từng ô. Từ các kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải
pháp quản lý CTRSH bao gồm giải pháp phân loại CTRSH ngay tại nguồn, giải pháp thu gom, vận
chuyển và giải pháp xử lý CTRSH tại thành phố Lào Cai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

[1] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo Môi trường quốc gia 2011 - Chất thải rắn.



[2] Chi cục dân số và kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lào Cai ( 2014), Dự báo tăng dân số thành phố Lào
Cai giai đoạn 2020 – 2035, Cục Thống kê tỉnh Lào Cai.


[3] Công ty Môi trường Đô thị Lào Cai (2014), Báo cáo Kết quả phân loại thành phần rác thải sinh
hoạt tại thành phố Lào Cai, Công ty Môi trường Đô thị Lào Cai.


[4] Sở Xây dựng Lào Cai (2012), Báo cáo tổng hợp Quản lý chất thải rắn tỉnh Lào Cai, Sở Xây dựng
Lào Cai.


[5] <i>Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang, Giáo trình Tâm lý học đại</i>


<i>cương, NXB Đại học Sư phạm, 2007.</i>


[6] Y unmei Wei, Jingyuan Li, Dezhi Shi, Guotao Liua, Youcai Zhao Takayuki Shimaoka,


<i>Environmental challenges impeding the composting of biodegradable municipal solid waste: A</i>
<i>critical review, Resources, Conservation and Recycling 122 (2017) 51.</i>


<i>[7] Ted Radovich, Nguyen Hue and Archana Pant , Chapter 1 - Compost Quality, Tea Time In the</i>


<i>Tropics, A handbook for compost tea production and use, College of Tropical Agriculture and Human</i>


Resources, University of Hawaii, 2011.


[8] />


STUDY OF THE CURRENT STATUS AND PROPOSED SOLUTIONS FOR DOMESTIC
SOLID WASTE MANAGEMENT IN LAO CAI CITY


Abstract: The paper presents results of research on the management of solid waste activities in


Lao Cai city. Survey results show that solid waste generated is mainly from household, markets and
other public areas. Total waste collected throughout the city of about 118 tons/ day will be collected at
17 points gathered then moved to Toong Mon landfill. The total area of Toong Mon landfill is 04 ha. It
is the sanitary landfill of the city. Based on the data collected and the results of field surveys, have
proposed a solution for the operation of sorting, collection and treatment of solid waste in the city.


</div>

<!--links-->

×