Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Độc quyền và pháp luật về kiểm soát độc quyền ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.35 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHAN THỊ VÂN HỒNG

ĐỘC QUYỀN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS.Nguyễn Như Phát

HÀ NỘI - 2005


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu

1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỘC QUYỀN VÀ
PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT ĐỘC QUYN

1.1.



1.2.

Một số vấn đề lý luận cơ bản về độc quyền.
1.1.1. Cạnh tranh và xu hướng độc quyền hoá của cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2. Khái niệm độc quyền và các dạng biểu hiện của độc quyền.
1.1.3. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát độc quyền.
Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật kiểm soát độc
quyền.

CHNG 2: MT S VN C BN VỀ ĐỘC QUYỀN VÀ PHÁP
LUẬT KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.

2.2.

2.3
2.4.

§éc qun trong nỊn kinh tÕ ViƯt Nam.
2.1.1. Các dạng biểu hiện của độc quyền trong nền kinh tế
Việt Nam.
2.1.2. Độc quyền nhà nước - nét đặc thù của độc quyền trong
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Pháp luật về kiểm soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay.
2.2.1. Các quy định pháp luật liên quan đến kiểm soát độc
quyền trong những lĩnh vực cụ thể.
2.2.2. Các quy định của Luật cạnh tranh 2004 liên quan đến

kiểm soát độc quyền.
Một số vấn đề về đảm bảo thực thi các quy định pháp luật
kiểm soát độc quyền.
Một số đề xuất ban đầu liên quan đến pháp luật kiểm soát độc
quyền và thực thi pháp luật kiểm soát ®éc qun ë ViƯt Nam
hiƯn nay.

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5
5
5
11
16
18
28
28
28
34
40
41
51
73

79
81
82



1

PHN M U
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Từ năm 1986, nước ta tiến hành chuyển đổi nền kinh tế sang vận
hành theo cơ chế thị trường, theo ®ã qun tù do kinh doanh ®­ỵc ghi nhËn
trong HiÕn pháp 1992 đà đặt cơ sở pháp lý quan trọng cho cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu trong nền kinh tế. Thực tế,
cạnh tranh đà đóng vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế
nước ta có được tốc độ phát triển khá cao và khá ổn định.
Tuy nhiên, trong những năm qua, thực tiễn cho thấy là đà xuất hiện
và phát triển ngày càng phức tạp, tinh vi những hành vi cạnh tranh không
lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh, đặc biệt là những hành vi hạn
chế cạnh tranh đang ngày càng gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cho nền
kinh tế, cho xà hội.
Trước tình hình đó, Nhà nước ta đà tiến hành nhiều biện pháp kiểm
soát độc quyền trong nền kinh tế thị trường trong đó quan trọng nhất là
việc ban hành pháp luật kiểm soát độc quyền nhằm bảo vệ cạnh tranh.
Trước khi Luật cạnh tranh 2004 được Quốc hội ban hành, các quy định
pháp luật về kiểm soát độc quyền nằm rải rác trong một số văn bản pháp
luật khác nhau về các lĩnh vực cụ thể khác nhau. Các quy định pháp luật
này nhìn chung là chưa đủ sức kiểm soát độc quyền, bảo vệ cạnh tranh.
Luật cạnh tranh 2004 ra đời là một b­íc ph¸t triĨn míi vỊ chÊt trong lÜnh
vùc ph¸p lt cạnh tranh nói chung, pháp luật về kiểm soát độc quyền nói
riêng. Sự ra đời của Luật cạnh tranh 2004 cũng thể hiện sự chủ động tích
cực trong chủ trương hội nhập của Đảng và Nhà nước ta với thế giới.
Tuy nhiên, pháp luật chống độc quyền là một lĩnh vực pháp luật còn
rất mới mẻ ở nước ta cả trên phương diện lý thuyết và phương diện thực
tiễn. Việc đưa được các quy định pháp luật kiểm soát độc quyền vào thực
tiễn đang là một công việc đỏi hỏi nhiều nỗ lực, quyết tâm của nhiều chủ

thể trong xà hội. Nghiên cứu về độc quyền và pháp luật kiểm soát độc
quyền ở Việt Nam do vậy là cần thiết và có ý nghĩa. Chính vì vậy mà tôi
chọn đề tài: Độc quyền và pháp luật về kiểm soát độc quyền ở Việt Nam
hiện nay làm đề tài nghiên cứu cđa m×nh.


2
Tình hình nghiên cứu đề tài.
Trong những năm gần đây đà xuất hiện ngày càng nhiều các công
trình nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh trong đó có pháp luật về kiểm soát
độc quyền, có thể kể đến như: hai đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về Vấn đề khuyến khích cạnh
tranh và kiểm soát độc quyền (năm 1993 và 1995); Chương trình nghiên
cứu Việt Nam - Hà Lan về Các giải pháp kiểm soát độc quyền và chống
cạnh tranh không lành mạnh trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế cđa
ViƯt Nam” (9/1996); Ln ¸n TiÕn sÜ “Ph¸p lt vỊ kiểm soát độc quyền và
chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam của Đặng Vũ Huân (năm
2002); Chuyên đề về cạnh tranh, chống cạnh tranh bất hợp pháp và kiểm
soát độc quyền của Đặng Vũ Huân, Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp
(năm 1996); Kỷ yếu Dự án VIE/94/003, Tập IV, phần 1, Pháp luật về cạnh
tranh, Bộ Tư pháp (năm 1998); Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh
trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam của Tiến sĩ
Nguyễn Như Phát, Thạc sĩ Bùi Nguyên Khánh, NXB Công an nhân dân
năm 2001... Các bài viết chuyên khảo của các tác giả về chính sách cạnh
tranh, pháp luật cạnh tranh đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật thuộc
Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật; Tạp chí Dân chủ và Pháp luật
thuộc Bộ Tư pháp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp thuộc Văn phòng Quốc
hội... Kể từ khi Luật cạnh tranh 2004 được ban hành cũng đà bắt đầu có
một số công trình tìm hiều về nội dung của Luật như Những nội dung cơ
bản của Luật cạnh tranh, Vụ công tác lập pháp, NXB Tư pháp 2005;

Nguyễn Văn Cương, Chuyên đề Nghiên cứu tiêu chí đánh giá tính bất hợp
pháp của các-ten trong luật cạnh tranh của Hoa Kỳ, Cộng đồng Châu Âu,
Nhật Bản và một số bình luận về Luật cạnh tranh của Việt Nam, Thông tin
khoa học ph¸p lý, ViƯn Khoa häc ph¸p lý Bé T­ ph¸p Tháng 12/2004...
Đối với các công trình viết trước khi Luật cạnh tranh 2004 được ban
hành, các công trình chủ yếu đề cập đến nhu cầu ban hành luật cạnh tranh
ở Việt Nam và xây dựng mô hình luật cạnh tranh của Việt Nam. Đối với
các công trình được công bố sau khi Luật cạnh tranh 2004 được ban hành,
các công trình này chủ yếu mang tính giới thiệu toàn bộ nội dung của Luật
hoặc chỉ đề cập đến một khía cạnh cụ thể của Luật. Cho đến nay chưa có


3
công trình nào nghiên cứu toàn diện pháp luật về kiểm soát độc quyền ở
Việt Nam hiện nay. Do vậy, Độc quyền và pháp luật về kiểm soát độc
quyền ở Việt Nam hiện nay là một công trình độc lập của tác giả.
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Phân tích những vấn đề lý luận về độc quyền và các dạng biểu hiện
của nó trong nền kinh tế thị trường, về pháp luật kiểm soát độc quyền;
- Phân tích thực tiễn về độc quyền và thực trạng của pháp luật kiểm
soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay trong đó đi sâu phân tích nội dung của
những quy định về kiểm soát độc quyền của Luật cạnh tranh 2004;
- Bước đầu đưa ra một số kiến nghị về các quy định kiểm soát độc
quyền của Luật cạnh tranh 2004 và về một số vấn đề trong công tác thực
thi lĩnh vực pháp luật này.
Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện Luận văn là:
phương pháp biện chứng duy vật; phương pháp lịch sử; phân tích, tổng hợp; so
sánh.
Kết quả mới đạt được của Luận văn:

Đề tài đà nghiên cứu một cách tương đối hệ thống và toàn diện về
những vấn đề lý luận cơ bản về độc quyền và pháp luật về kiểm soát độc
quyền, phân tích, đánh giá thực trạng độc quyền và pháp luật kiểm soát độc
quyền ở nước ta hiện nay; kết hợp với việc nghiên cứu mang tính chất tham
khảo kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này của một số nước, từ
đó bước đầu đưa ra một số kiến nghị về các quy định pháp luật về kiểm soát
độc quyền của Luật cạnh tranh 2004 và về công tác thực thi lĩnh vực pháp luật
này.
Bố cục và nội dung cơ bản của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được kết cấu thành 3 chương với nội dung cơ bản như sau:
Chương 1
1.1.

Một số vấn đề lý luận cơ bản về độc quyền và pháp luật kiểm soát
độc quyền
Một số vấn đề lý luận cơ bản về độc quyền.
1.1.1. Cạnh tranh và xu hướng độc quyền hoá cđa c¹nh tranh trong


4

1.2.
Chương 2
2.1.

2.2.

2.3
2.4.


nền kinh tế thị trường.
1.1.2. Khái niệm độc quyền và các dạng biểu hiện của độc quyền.
1.1.3. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát độc quyền.
Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật kiểm soát độc quyền.
Một số vấn đề cơ bản về độc quyền và pháp luật kiểm soát độc
quyền ở Việt Nam hiện nay
Độc quyền trong nền kinh tế Việt Nam.
2.1.1. Các dạng biểu hiện của độc quyền trong nền kinh tế
Việt Nam.
2.1.2. Độc quyền nhà nước - nét đặc thù của độc quyền trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Pháp luật về kiểm soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay.
2.2.1. Các quy định pháp luật liên quan đến kiểm soát độc quyền
trong những lĩnh vực cụ thể.
2.2.2. Các quy định của Luật cạnh tranh 2004 liên quan đến kiểm
soát ®éc qun.
Mét sè vÊn ®Ị vỊ ®¶m b¶o thùc thi các quy định pháp luật kiểm soát
độc quyền.
Một số đề xuất ban đầu liên quan đến pháp luật kiểm soát độc quyền
và thực thi pháp luật kiểm soát độc quyền ë ViÖt Nam hiÖn nay.


5
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỘC QUYỀN VÀ
PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN
1.1. Mét sè vấn đề lý luận cơ bản về độc quyền.

1.1.1. Cạnh tranh và xu hướng độc quyền hoá của cạnh tranh trong

nền kinh tế thị trường.
Cho đến nay, về mặt kinh tế, đa số các quốc gia trên thế giới đều ®i
theo con ®­êng kinh tÕ thÞ tr­êng. Thõa nhËn nỊn kinh tế thị trường cũng
đồng nghĩa với việc thừa nhận các quy luật của nó, trong đó có quy luật
cạnh tranh vốn là một trong những quy luật cơ bản nhất và chi phối mạnh
mẽ nhất mọi hoạt động của nền kinh tế thị trường. Nhận thức cho được quy
luật cạnh tranh, những vấn đề liên quan đến cạnh tranh trong nền kinh tế
thị trường là vô cùng cần thiết ®èi víi Nhµ n­íc, chđ thĨ cã nhiƯm vơ ®iỊu
tiÕt nền kinh tế, và đối với các thành phần trong nền kinh tế thị trường với
tư cách là các chủ thể trực tiếp tham gia vào các quá trình cạnh tranh.
Về mặt thuật ngữ, cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua để giành ưu
thế về phía mình trong một lĩnh vực nào đó. Theo cuốn Từ điển kinh doanh
xuất bản năm 1992 ở Anh, cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định
nghĩa như sau: Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh
doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất
hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình [14, Tr. 17]. Theo Từ điển
Bách khoa Việt Nam, cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người
sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nỊn
kinh tÕ thÞ tr­êng, chi phèi bëi quan hƯ cung - cầu, nhằm giành các điều
kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất....[15, Tr. 357]
Dưới góc độ kinh tế, cạnh tranh được hiểu là sự chạy đua hay ganh
đua của các thành viên của một thị trường hàng hoá, sản phẩm cụ thể nhằm
mục đích lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng, thị trường và
thị phần của một thị trường cụ thể.
Một khái niệm quan trọng cần được xác định trong khi nghiên cứu,
xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh là khái niệm thị trường liên quan.
Khái niệm thị trường liên quan, là khái niệm quan trọng vì cạnh tranh chỉ


6

diễn ra trên những thị trường cụ thể, đây cũng là cơ sở để xác định thị phần
và các yếu tố quan trọng khác trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh,
độc quyền và pháp luật cạnh tranh.
Một cách khái quát, thị trường liên quan là nơi mà cạnh tranh diễn
ra. Có thể hiểu thị trường liên quan là một thị trường được xác định bởi các
yếu tố: sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ) và khu vực địa lý của sản phẩm.
Về yếu tố sản phẩm, đây là một tiêu chí quan trọng cho việc xác
định thị trường liên quan. VỊ lý ln cịng nh­ kinh nghiƯm cđa c¸c n­íc
cã truyền thống về luật cạnh tranh, để xác định thị trường liên quan, người
ta phải xác định cho được các hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau
một cách hợp lý hay không. Tuy nhiên, để xác định cho được khả năng
thay thế cho nhau một cách hợp lý giữa các hàng hóa hay dịch vụ cụ thể
không phải là điều đơn giản. Thông thường, để làm được điều này, người ta
căn cứ vào tổng thể nhiều tiêu chí như đặc điểm của sản phẩm, mục đích sử
dụng của người tiêu dùng, chi phí, giá thành sản phẩm... trong đó, các nước
khác nhau nhấn mạnh đến những tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn, Hoa Kỳ
nhấn mạnh đến 3 yếu tố là: các tính toán về chi phí dự đoán để thay thế sản
phẩm; ý kiến đánh giá của các chuyên gia kinh tế; dữ liệu từ nghiên cứu thị
trường. Trong khi đó, CHLB Đức thường tham khảo ý kiến của người tiêu
dùng mà xác định sản phẩm có thể thay thế được chức năng của nhau hay
không [16, Tr. 747-749].
Một yếu tố quan trọng khác để xác định thị trường liên quan là khu
vực địa lý. Đó là giới hạn không gian mà các hành vi cạnh tranh có tác
động đáng kể đến các chủ thể tham gia cạnh tranh. Thị trường địa lý liên
quan là một khu vực địa lý cụ thể mà trên đó hàng hóa, dịch vụ có thể
thay thế được cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và khu
vực địa lý này phải có sự khác biệt đáng kể với khu vực địa lý lân cận.
Ví dụ, khi Tổng công ty bưu chính viễn thông yêu cầu các doanh
nghiệp thành viên thống nhất mức cước điện thoại di động tối thiểu thì
thỏa thuận khống chế giá của các doanh nghiệp này chỉ có tác động

trên thị trường Việt Nam ; khi Hiệp hội taxi Hà Nội thỏa thuận khống
chế giá, thỏa thuận sử dụng loại xe giữa các doanh nghiệp thành viên
thì các thỏa thuận này chỉ có hiệu lực trên thị trường Hà Nội mà không
ảnh hưởng đáng kể đến thị trường của các khu vực địa lý khác.


7
Cạnh tranh là hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường. Với tư cách
là động lực phát triển nội t¹i cđa nỊn kinh tÕ, c¹nh tranh chØ xt hiƯn và
tồn tại dưới những tiền đề kinh tế và pháp lý nhất định mà những tiền đề
chỉ có thể có trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Về phương diện
kinh tế, cạnh tranh được hình thành trên cơ sở tiền đề là: có sự tham gia của
các thành viên thương trường, có sự chạy đua vì mục đích kinh tế trên cơ sở
mâu thuẫn về lợi ích giữa các thành viên đó và chúng đều diễn ra trên một
thị trường hàng hoá cụ thể. Xét về phương diện pháp lý, cạnh tranh chỉ có
thể diễn ra trong điều kiện pháp luật thừa nhận và bảo hộ tính đa dạng của
các loại hình sở hữu, khi tự do thương mại và theo đó là tự do kinh doanh,
tự do khế ước và quyền tự chủ của các cá nhân được hình thành và đảm
bảo. Cạnh tranh cũng chỉ diễn ra khi không có bất kì một quy định hay
hành vi nào ngăn cản sự nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng [17,
Tr. 5].
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là động lực phát triển kinh
tế. Nó tác động đến mọi hành vi của các chủ thể tham gia thương trường,
tác động đến lợi ích của người tiêu dùng, tác động đến sự phát triển khoa
học công nghệ cũng như toàn bộ nền sản xuất.... Để có thể thấy được tác
động của cạnh tranh đối với nền kinh tế thị trường, chúng ta cũng cần xem
xét cạnh tranh trong mối liên hệ với hợp tác, một khái niệm dường như đối
nghĩa với cạnh tranh, triệt tiêu cạnh tranh.
Cạnh tranh với tính cách là quy luật khách quan của kinh tế thị
trường luôn thôi thúc các chủ thể kinh doanh không ngừng tranh đua với

nhau nhằm thu hút ngày càng nhiều thị phần và khách hàng về phía mình.
Để đạt được mục đích đó, các chủ thể kinh doanh phải tích cực cải tiến
kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đổi mới
phương thức quản lý kinh doanh, tìm mọi cách nâng cao chất lượng và
giảm giá thành sản phẩm. Như vậy, trong cơ chế thị trường, chỉ những
doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả mới có thể tồn tại và phát triển, các
doanh nghiệp không chịu được sức ép của cạnh tranh sẽ phải thu hẹp sản
xuất và dần rút khỏi thị trường. Nói cách khác, cạnh tranh làm cho nền
kinh tế luôn có khả năng cơ cấu lại một cách năng động.
Một lợi ích to lớn khác của cạnh tranh là cạnh tranh thóc ®Èy sù


8
phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm (vốn, nguyên liệu, nhiên liệu,
sức lao động, tài sản trí tuệ, công nghệ...). Điều này thể hiện trong quá
trình cạnh tranh là các nguồn lực khan hiếm chỉ tìm đến với những doanh
nghiệp cạnh tranh hiệu quả trên nguyên tắc thỏa thuận của cơ chế thị
trường (trong cơ chế thị trường, việc phân bổ các nguồn lực dựa trên cơ sở
ưng thuận, và do vậy, nguồn lực sẽ tìm đến với doanh nghiệp nào có khả
năng trả giá cao nhất khác với trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa mang
tính mệnh lệnh, việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm dựa trên cơ sở mệnh
lệnh, và do vậy có nhiều khả năng gây lÃng phí trong việc sử dụng nguồn
lực).
Trên cơ sở các lợi ích to lớn của cạnh tranh nói trên, các sản phẩm có
chất lượng cao, giá thành hạ và ngày càng được cải tiến về công nghệ, kỹ
thuật sẽ được cung ứng cho người tiêu dùng và xà hội. Như vậy, xà hội và
người tiêu dùng sẽ được lợi từ cạnh tranh trong nền kinh tế.
Mặt khác, lợi nhuận và sự sống còn cũng có thể thúc đẩy các chủ thể
kinh doanh thực hiện các thủ pháp cạnh tranh gian dối, lừa đảo đi ngược lại
các nguyên tắc xà hội, tập quán và truyền thống kinh doanh lành mạnh,

xâm phạm lợi ích của các chủ thể kinh doanh khác, lợi ích của người tiêu
dùng, gây lÃng phí của cải và các nguồn lực xà hội. Đây chính là hiện
tượng mà pháp luật cần ngăn cản.
Cùng với mục đích tối đa hoá lợi nhuận của các doanh nghiệp, cạnh
tranh còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản diễn
ra không đều ở các ngành, lĩnh vực khác nhau, tạo ra tiền đề vật chất cho
sự hình thành các doanh nghiệp có khả năng khống chế thị trường, tiến tới
độc quyền ở thị trường đó. Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách phát triển
tiềm lực cạnh tranh của mình trên thương trường, có thể là phát triển tiềm
lực tự có hoặc liên kết cùng với các đối thủ cạnh tranh khác để có thể vô
hiệu hóa các đối thủ cạnh tranh khác, khống chế thị trường. Có nhiều hình
thức liên kết ở các mức độ khác nhau, các doanh nghiệp hoặc thoả thuận
với nhau nhằm ấn định giá mua bán hàng hoá, chủng loại, sản lượng cung
ứng hàng hoá, dịch vụ, trình độ công nghệ, phân chia thị trường... hoặc tiến
hành sáp nhập, hợp nhất để hình thành một doanh nghiệp mới có thị phần
lớn hơn. Khi đà ở vị trí độc quyền, doanh nghiệp độc quyền sẽ dễ dàng loại


9
bỏ các đối thủ cạnh tranh khác để duy trì vị trí độc tôn của mình, tự ý tăng
giá bán hàng hoá, dịch vụ, lũng đoạn thị trường, thu lợi nhuận độc quyền.
Như vậy, từ chỗ là hệ quả tất yếu của cạnh tranh - động lực thúc đẩy nền
kinh tế, độc quyền quay trở lại hạn chế, cản trở, thậm chí triệt tiêu cạnh
tranh, làm sai lệch quy luật cạnh tranh, thay đổi cơ cấu thị trường, ảnh
hưởng đến sự vận hành bình thường của thị trường. Vì lí do đó, độc quyền
được coi là một trong những khuyết tật lớn nhất của kinh tế thị trường.
Ngoài ra, cạnh tranh còn đẩy mạnh sự phân hóa giàu nghèo trong xÃ
hội, những doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh sẽ gặp khó khăn trong
sản xuất kinh doanh, thậm chí đi đến phá sản, người lao động có thể bị mất
việc do doanh nghiệp liên tục áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc

do doanh nghiệp gặp khó khăn trong cạnh tranh và đi đến phá sản.
Như vậy, cạnh tranh là động lực phát triển của nền kinh tế, là một
trong những yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xà hội.
Nhưng có phải mọi hành vi, hiện tượng cản trở cạnh tranh, triệt tiêu cạnh
tranh đều có tác động tiêu cực đến nền kinh tế? Sự hợp tác giữa các đối thủ
cạnh tranh làm triệt tiêu cạnh tranh có bao giờ mang lại hiệu quả cho nền
kinh tế hay không?
Từ góc độ người trong cuộc, không phải bao giờ hợp tác cũng mang
lại hiệu quả hơn cạnh tranh và tương tự, không phải bao giờ cạnh tranh
cũng mang lại hiệu quả hơn hợp tác, cho dù, như đà được đúc kết, cạnh
tranh luôn là trò chơi trong đó có bên thắng bên thua (win-lose game), còn
hợp tác là trò chơi các bên đều thắng (win-win game). Chẳng hạn, khi các
nhà xuất nhập khẩu trong một quốc gia cùng kinh doanh các mặt hàng
giống nhau hoặc tương tự nhau cạnh tranh mang tính chất tranh mua cướp
bán với nhau, tạo điều kiện cho các nhà tư bản nước ngoài ép giá thì cạnh
tranh có thể không mang lại lợi ích cho các nhà xuất nhập khẩu đó; hoặc
khi các doanh nghiệp hợp tác với nhau, không phải bao giờ họ cũng nghĩ là
họ sẽ có lợi trong hợp tác khi họ tin rằng, với sức mạnh của mình khi cạnh
tranh, họ sẽ được phần lợi nhuận lớn hơn so với việc hợp tác để chia sẻ lợi
nhuận.
Nhìn từ góc độ lợi ích xà hội, lợi ích của người tiêu dùng, cũng cần
phải căn cứ vào những trường hợp cụ thể để kết luận cạnh tranh thì tèt h¬n


10
hay hợp tác thì tốt hơn. Điều này xuất phát từ đặc tính hai mặt của cạnh
tranh và hợp tác. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích cho xà hội và cho người
tiêu dùng, nhưng cạnh tranh luôn có xu hướng độc quyền hóa, làm xuất
hiện những doanh nghiệp có quyền lực thị trường. Những doanh nghiệp
này sẽ quay trở lại bóc lột người tiêu dùng và cản trở sự phát triển của xÃ

hội bằng vị trí thống lĩnh thị trường hay vị trí độc quyền của mình. Đối với
hợp tác, hợp tác để lũng đoạn thị trường, có thể gây thiệt hại cho người tiêu
dùng và xà hội, nhưng hợp tác có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng
và xà hội trong nhiều trường hợp, ví dụ như trong các dự án đầu tư nghiên
cứu và phát triển cần vốn lớn, độ rủi ro cao mà không có hoặc rất hiếm
doanh nghiệp đủ sức gánh chịu một mình. Hợp tác cũng mang lại hiệu quả
hơn là cạnh tranh trong các trường hợp hiệu quả kinh tế đạt được do tăng
quy mô (economy of scale) hoặc hiệu quả kinh tế đạt được do mở rộng
phạm vi (economy of scope). Hiệu quả kinh tế đạt được do quy mô là
trường hợp năng suất tăng lên hoặc chi phí sản xuất giảm đi do doanh
nghiệp tăng quy mô sản xuất. Trong trường hợp này, chẳng hạn, khi doanh
nghiệp mua hàng hóa hay dịch vụ với số lượng lớn có thể được giảm giá
cho đầu vào của sản xuất. Hiệu quả kinh tế đạt được do mở rộng phạm vi là
trường hợp hiệu quả đạt được do doanh nghiệp sản xuất gồm nhiều loại
hàng hóa khác nhau hơn là việc các loại hàng hóa khác nhau đó được sản
xuất bởi nhiều doanh nghiệp khác nhau.
Như vậy, có thể thấy, không phải mọi hiện tượng cạnh tranh hay mọi
hiện tượng hợp tác lµ tèt hay xÊu cho nỊn kinh tÕ, cho ng­êi tiêu dùng. Nó
cũng là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chính sách cạnh tranh, thiết
kế pháp luật cạnh tranh cho phù hợp để đạt được hiệu quả điều chỉnh, mang
lại lợi ích cho nền kinh tế. Cạnh tranh cần được bảo vệ như bảo vệ một
động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, nhưng điều đó không có nghĩa là
phải triệt tiêu mọi hình thức hợp tác trong kinh doanh. Pháp luật cạnh tranh
cần quy định những hình thức hợp tác nào là bị cấm, được cho phép có điều
kiện và những trường hợp nào được miễn trừ vì những căn cứ luật định
trong đó có một căn cứ quan trọng là tính hiệu quả của chúng trong nền
kinh tế.
Nhận thức được những lợi ích của cạnh tranh cũng như tác động tiêu



11
cực của độc quyền, nhiều quốc gia đà xây dựng chính sách điều tiết cạnh
tranh, kiểm soát độc quyền nhằm các mục tiêu: tạo nền tảng để duy trì
cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo
đảm công bằng, trung thực trong kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng,... đồng thời ngăn ngừa sự hình thành độc quyền và hạn chế tình trạng
lạm dụng sức mạnh để thao túng thị trường.

1.1.2. Khái niệm độc quyền và các dạng biểu hiện của độc quyền.
Kinh tế học từ lâu đà nghiên cứu cấu trúc thị trường (market
structure) và chia cấu trúc này thành 4 loại chính: cạnh tranh hoàn hảo
(perfect competition); cạnh tranh có tính độc quyền (monopolistic
competition); độc quyền nhóm (oligopoly); và độc quyền (monopoly).
Trong số đó, cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền là hai hình thái thị trường
đối cực với nhau. Yếu tố căn bản để phân biệt các hình thái thị trường này
là mức độ của khả năng kiểm soát giá cả của nhà cung cấp hàng hóa hay
dịch vụ trên thị trường. Khả năng kiểm soát giá cả này thường được gọi
là quyền lực thị trường (market power). Một doanh nghiệp được coi là có
quyền lực thị trường khi doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm của mình
trên thị trường nhưng tổng lợi nhuận thu về vẫn tăng lên (thông thường,
khi một doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm của mình thì sản lượng bán
ra sẽ giảm đi, tổng lợi nhuận có thể giảm đi hoặc tăng lên).
Cạnh tranh hoàn hảo là một hình thái thị trường trong đó có nhiều
người mua và nhiều người bán cùng tham gia thị trường, các sản phẩm
trong thị trường nhìn chung là đồng nhất hoặc được chuẩn tắc hóa, việc gia
nhập hoặc rút khỏi thị trường được diễn ra tự do, thông tin thị trường mang
tính minh bạch. Như vậy, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tất cả người
bán và người mua đều có quy mô quá nhỉ so với quy mô của thị trường nên
không ai có thể có khả năng quyết định hoặc ảnh hưởng đến giá của sản
phẩm trên thị trường, tức là không ai có khả năng có quyền lực thị trường.

Tất cả họ đều là những người chấp nhận giá chứ không phải là những người
ấn định giá.
Độc quyền là hình thái thị trường trong đó chỉ có một người bán duy
nhất. Doanh nghiệp này không phải cạnh tranh với bất cứ đối thủ cạnh
tranh nào trong việc bán sản phẩm của mình trên thị trường. Víi mong


12
muốn tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ ấn định giá độc
quyền sản phẩm ở mức mà mình sẽ thu được lợi nhuận nhiều nhất. Kết quả
là người tiêu dùng và xà hội phải gánh chịu giá cả sản phẩm ở mức cao.
Mặt khác, doanh nghiệp độc quyền không phải gánh chịu sức ép của cạnh
tranh, do đó không có nhu cầu phải cải tiến chất lượng sản phẩm, giảm chi
phí sản xuất.
Cạnh tranh có tính chất độc quyền là hình thái cấu trúc thị trường
trong đó có khá lớn các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh nhưng các sản
phẩm mà các doanh nghiệp cung cấp cho thị trường là có sự khác biệt
tương đối dù chúng có những điểm giống nhau để có thể xếp chung vào
một thị trường.
Độc quyền nhóm là hình thái cấu trúc thị trường trong đó có một số ít
các doanh nghiệp có khả năng chi phối một thị trường cụ thể. ở hình thái thị
trường này có tồn tại cạnh tranh, nhưng là cạnh tranh giữa một số ít các doanh
nghiệp.
Như vậy, dưới góc độ kinh tế học, độc quyền được hiểu là hình thái
thị trường trong đó một doanh nghiệp duy nhất bán một sản phẩm mà
không có một sản phẩm thay thế gần giống với nó. Việc thâm nhập vào
ngành sản xuất sản phẩm này rất khó khăn hoặc không thể được [18, Tr.
207]. Khái niệm này dùng để chỉ hình thái độc quyền thuần tuý mà cho đến
nay loại hình thị trường này không còn tồn tại ở bÊt kú mét nỊn kinh tÕ cđa
bÊt kú qc gia nào.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khái niệm độc
quyền đà có nhiều điểm tiến triển. Độc quyền có thể do một doanh nghiệp
nắm giữ, cũng có thể do một nhóm các doanh nghiệp cùng nắm giữ. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng độc quyền: là kết quả tất yếu của
cạnh tranh gay gắt không cã sù ®iỊu tiÕt dÉn ®Õn tËp trung, tÝch tơ kinh tế;
do đặc thù của công nghệ sản xuất sản phẩm; do sự thông đồng ngầm giữa
các doanh nghiệp ở trong ngành; do những cản trở đối với việc nhập cuộc
của các doanh nghiệp tiềm năng; hoặc do Nhà nước quyết định nắm giữ
độc quyền ở một lĩnh vực nào đó nhằm phục vụ lợi ích chung của xà hội
hoặc vì an ninh quốc gia. Tương ứng, độc quyền cũng có nhiều dạng biểu
hiện khác nhau: độc quyền là kết quả của việc sáp nhập, hợp nhất các


13
doanh nghiệp; độc quyền tự nhiên; độc quyền là hậu quả của thủ pháp
thông đồng ngầm giữa các doanh nghiệp về giá, sản lượng, khách hàng, thị
trường tiêu thụ...; độc quyền do sự tồn tại của những vật cản đối với khả
năng nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng và độc quyền nhà nước.
Một cách khái quát, độc quyền có những dạng biểu hiện như sau:
- Thoả thuận hạn chế cạnh tranh: được hiểu là thoả thuận hoặc sự
thông đồng giữa những nhà sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ (các
doanh nghiệp độc lập) với nhau hoặc giữa người sản xuất, kinh doanh, cung
cấp dịch vụ với các bên có liên quan nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị
trường.
Để nâng cao vị thế của mình mà không cần có sự nỗ lực trong cạnh
tranh, các doanh nghiệp độc lập đà thoả thuận, liên kết với nhau nhằm ấn
định giá cả, sản lượng, mức đầu tư, phân chia thị trường, nguồn cung ứng,
tiêu thụ sản phẩm, đấu thầu hợp đồng trên cơ sở thông đồng trước... Các
thoả thuận này có thể là các thoả thuận ngang (thoả thuận giữa các nhà sản
xuất với nhau hoặc giữa các nhà tiêu thụ sản phẩm) hoặc thoả thuận dọc

(giữa các nhà sản xuất với các nhà phân phối, bán lẻ). Thoả thuận ngang
được hiểu là các thoả thuận được thực hiện bởi các tác nhân kinh tế (doanh
nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp) nằm ở vị trí ngang nhau của chu trình sản
xuất, phân phối hoặc lưu thông hàng hoá, ví dụ thoả thuận giữa các tác
nhân kinh tế cùng là nhà sản xuất với nhau hoặc thoả thuận giữa các tác
nhân là các nhà phân phối với nhau... Còn thoả thuận dọc được hiểu là các
thoả thuận được thực hiện giữa các chủ thể là các tác nhân kinh tế nằm ở vị
trí khác nhau của cùng một chu trình sản xuất, phân phối hoặc lưu thông
hàng hoá, ví dụ thoả thuận giữa các tác nhân là nhà sản xuất với nhà phân
phối. Thông thường các thỏa thuận ngang gây hạn chế cạnh tranh có tính
nguy hiểm hơn so với các thỏa thuận dọc gây hạn chế cạnh tranh.

- Lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền gây hạn chế cạnh
tranh. Đây là trường hợp các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc
quyền lạm dụng vị trí của mình có những hành vi gây hạn chế cạnh tranh.
Thông thường các doanh nghiệp khi đà có được vị trí thống lĩnh sẽ tìm
cách sử dụng vị trí của mình như một lợi thế để có hành vi áp đặt các điều
kiện bất lợi cho đối thủ cạnh tranh hoặc người tiêu dùng. Thông thường đó


14
là các hành vi bán phá giá nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; áp đặt giá mua,
giá bán bất hợp lý; hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ; giới hạn
thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ; áp đặt các điều kiện
thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau tạo phân biệt đối xử; áp
đặt các điều kiện hay nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của
hợp đồng cho các đối thủ cạnh tranh hay khách hàng; ngăn cản sự tham gia
thị trường của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng...
- Hành vi tập trung kinh tế có nguy cơ dẫn đến độc quyền. Để đối
phó với cạnh tranh trên thị trường, một số doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ

cùng một loại mặt hàng hoặc những mặt hàng có mối liên hệ hữu cơ với
nhau trong quá trình sản xuất hoặc tiêu thụ, cùng liên kết với nhau hình
thành một tập đoàn kinh tế chi phối khối lượng sản xuất, cung ứng và giá
cả thị trường. Đây chính là quá trình tích tụ tư bản trên phạm vi toàn xà hội
và diễn ra một cách tự phát.
Tập trung kinh tế có nhiều hình thức đa dạng trên thị trường. Tuy
nhiên, về cơ bản tập trung kinh tế có những hình thức sau: sáp nhập doanh
nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các
doanh nghiệp và các hành vi tập trung kinh tế khác.
Các doanh nghiệp tiến hành tập trung kinh tế vì nhiều nguyên nhân
khác nhau. Những nguyên nhân chính bao gồm: để tăng hiệu quả kinh tế;
để phòng vệ, chia sẻ rủi ro thông qua đa dạng hoá; để thúc đẩy tăng trưởng
và khuyếch trương thanh thế hoặc để giành được vị thế độc quyền trên
thương trường. Kết quả là làm hình thành những tập đoàn kinh tế có tiềm
lực và thị phần lớn hơn rất nhiều. Những tập đoàn này có khả năng loại bỏ
các đối thủ cạnh tranh khác nhằm độc chiếm, kiểm soát toàn bộ thị trường.
Ngoài ba nhóm hành vi gây hạn chế cạnh tranh nêu trên, người ta
còn nói đến một số dạng độc quyền khác. Đó là:
- Độc quyền tự nhiên: là độc quyền trong các ngành mà kỹ thuật,
công nghệ của sản phẩm mang tính chất đặc biệt, yêu cầu vốn lớn, hiệu quả
kinh doanh chỉ đạt được với quy mô sản xuất rất lớn nên số doanh nghiệp
sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ bị hạn chế. Do số lượng hạn chế nên các
doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình kinh doanh khép kín theo chiều
dọc từ khâu đầu đến khâu cuối, ví dụ trong lÜnh vùc viƠn th«ng, c«ng ty


15
dịch vụ viễn thông vừa xây dựng, quản lý, vận hành mạng lưới, vừa tư vấn,
khảo sát, thiết kế, xây lắp, bảo trì, sửa chữa và xuất nhập khẩu, kinh doanh
các thiết bị chuyên ngành và do đó đà loại trừ khả năng tham gia của các

doanh nghiệp khác. Đứng trước nhu cầu về hàng hoá không thay đổi khi có
biến động về giá, nhà độc quyền có thể đẩy giá lên cao để thu được lợi
nhuận độc quyền siêu ngạch và gây ra những tác hại rất lớn cho nỊn kinh tÕ
- x· héi. Trªn thùc tÕ cã rÊt ít các ngành công nghiệp rơi vào trường hợp
này, ngoài một số ngành như hệ thống truyền tải và phân phối điện năng,
khí đốt và hệ thống cung cấp nước sinh hoạt...
- Độc quyền nhà nước: đây không phải là kết quả của quá trình cạnh
tranh gay gắt mà do quyền lực nhà nước thiết lập nên để chi phối, nắm giữ
những lĩnh vực kinh tế quan trọng liên quan đến chính sách an ninh quốc
phòng, hoặc sản xuất hàng hoá và dịch vụ công cộng đáp ứng các nhu cầu
thiết yếu của người dân. Nhà nước duy trì hình thức độc quyền này để đảm
bảo việc thực hiện các chính sách kinh tế - xà hội ưu tiên, để điều tiết quá
trình cạnh tranh nhằm ổn định trật tự nền kinh tế quốc dân và nhằm bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.

- Độc quyền xuất hiện do sự tồn tại của những rào cản đối với khả
năng nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng.
Các rào cản gia nhập thị trường được hiểu là bất kỳ nhân tố nào làm
giảm động cơ hoặc khả năng của doanh nghiệp có thể tham gia thị trường
mặc dù lợi nhuận của doanh nghiệp hiện trên thị trường là rất cao. Đó có
thể là những rào cản mang tính pháp lý, hành chính và những rào cản mang
tính kinh tế.
Rào cản mang tính pháp lý là những quy định của pháp luật loại trừ
khả năng gia nhập vào một ngành kinh tế của các doanh nghiệp tiềm năng
trong một giai đoạn nhất định. Các rào cản đó có thể là quy định của pháp
luật về bảo hộ đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp hoặc quy định
hạn chế ngành nghề kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện của
các nhà đầu tư trong những giai đoạn cụ thể. Chẳng hạn, hiện nay có một
số ngành nghề các thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam không được kinh
doanh hoặc đang trong giai đoạn thí điểm cho phép như: hàng không, vận

tải biển quốc tế, viễn thông, phát điện, môi giới chøng kho¸n, tr­êng phỉ


16
thông, xuất nhập khẩu báo chí, in ấn, sản xuất phim truyền hình, bảo hiểm,
kinh doanh thiết bị phát sóng, xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng... Đối
với lĩnh vực phát triển hạ tầng và ngân hàng phải có cổ phần của Nhà
nước.[19, Tr.109]... Trong thời gian bảo hộ (thời gian dài hay ngắn do pháp
luật quy định đối với mỗi đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp khác
nhau) chủ văn bằng bảo hộ được độc quyền khai thác đối tượng được bảo
hộ.
Các rào cản mang tính hành chính chủ yếu tập trung vào các thủ tục
hành chính liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh,
cụ thể là những quy định về thẩm quyền của cơ quan cấp phép, đăng ký, về
thời hạn, về các loại giấy phép con... Gần đây, Việt Nam đà có nhiều nỗ lực
trong việc cải cách các thủ tục hành chính nhưng thực tế cho thấy vẫn tồn
tại rất nhiều rào cản để một doanh nghiệp tiềm năng có thể đi vào hoạt
động sản xuất, kinh doanh.
Các rào cản mang tính kinh tế có thể là những đòi hỏi về vốn, về
công nghệ, do đặc thù của sản phẩm hoặc ngành hàng.
Như vậy, khái niệm độc quyền được dùng để chỉ trường hợp một
doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp không có đối thủ cạnh tranh
hoặc có vị trí áp đảo, nổi trội giúp nó có thể loại bỏ đối thủ cạnh tranh khác
trên một thị trường cụ thể. Độc quyền bao gồm nhiều dạng biểu hiện khác
nhau nhưng điểm chung của chúng là chúng đều hạn chế cạnh tranh.

1.1.3. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát độc quyền.
Như đà đề cập, dù được hình thành và tồn tại bằng cách nào, độc
quyền cũng thường gây ra các hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế. Độc
quyền trong kinh doanh là nhân tố kìm hÃm động lực phát triển của nền

kinh tế. Mặt khác, trong một số lĩnh vực, việc duy trì hiện tượng độc quyền
lại có lợi cho nền kinh tế nhưng vẫn hiện diện nguy cơ độc quyền biến
thành đặc quyền của một hay một số doanh nghiệp để bóc lột người tiêu
dùng và xà hội.
Vì những hậu quả nêu trên của độc quyền, nhiều quốc gia coi chống
độc quyền là nhiệm vụ kinh tế đặc biệt quan trọng của Nhà nước. Nhà nước
phải tìm mọi cách để kiểm soát quá trình tập trung kinh tế, ngăn chặn hình


17
thành độc quyền, ngăn chặn các thoả thuận hạn chế cạnh tranh, kiểm soát
hành vi của các doanh nghiệp đang giữ vị trí thống lĩnh thị trường, đồng
thời giảm thiểu sự can thiệp bằng các mệnh lệnh hành chính vào sự vận
hành của nền kinh tế để tạo thế độc quyền cho một số doanh nghiệp đặc
biệt. Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các quốc gia có nền kinh tế thị
trường phát triển ở phương Tây đà chú trọng đến việc kiểm soát độc quyền
và điều tiết cạnh tranh bằng một hệ thống các công cụ bao gồm các biện
pháp hành chính - kinh tế (chẳng hạn, chính sách thuế, kiểm soát giá cả,
điều chỉnh độc quyền, quốc hữu hoá) và ban hành pháp luật nhằm chống
lại mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh, nhằm
khuyến khích, bảo vệ cạnh tranh, kiểm soát và chống xu hướng độc quyền.
Các biện pháp hành chính - kinh tế: Đây là các biện pháp được áp
dụng thường xuyên để kiểm tra cấu trúc cũng như các quan hệ ứng xử trên
thị trường thể hiện qua chính sách giá cả; chính sách về khối lượng sản
phẩm hàng hoá; chính sách về kế hoạch sản xuất; kiểm tra xu thÕ quan hƯ
thÞ tr­êng theo tÝnh tËp thĨ, sáp nhập và các hình thức có thể dẫn đến ngăn
cản, hạn chế cạnh tranh. Các công cụ trong nhóm này bao gồm:
- Chính sách thuế: chính sách này được áp dụng đối với các doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền trong thị trường và có hành vi
lợi dụng vị thế của mình để tăng giá bán, lũng đoạn thị trường, thu lợi

nhuận độc quyền trong thời gian dài. Đối với các doanh nghiệp này, Nhà
nước áp dụng biện pháp đánh thuế rất nặng nhằm mục đích điều tiết thu
nhập. Chính sách này cũng được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp
giảm giá bán thấp hơn giá quy định mà không có căn cứ hợp pháp.
- Kiểm soát giá cả: Mục tiêu chính của biện pháp này là ngăn cấm và
giảm bớt quyền định giá của các doanh nghiệp có vị thế độc quyền nhằm
khắc phục tình trạng các doanh nghiệp này lạm dụng vị thế của mình để
tăng, giảm giá gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cho các đối thủ cạnh tranh
và cho toàn xà hội.
- Điều chỉnh độc quyền: là việc sử dụng một số biện pháp mang tính
nhà nước nhằm ngăn cản sự lạm dụng ưu thế trên thương trường của các
doanh nghiệp có tiềm lực mạnh đủ để chi phối thị trường, cơ thĨ lµ: quy


18
định về hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi ích của các doanh nghiệp có
vị trí độc quyền; quy định rõ danh mục và số lượng sản phẩm được sản
xuất và lưu thông; quy định các điều kiện để khống chế đầu vào, đầu ra,
tiêu chuẩn và chất lượng hàng hoá, dịch vụ, giá bán sản phẩm; các quy
định về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, chính sách với người lao
động, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...; giới hạn thị phần; công khai hoá
hoạt động, chi phí sản xuất và lợi nhuận của các doanh nghiệp có vị thế độc
quyền; thiết lập chế độ giám sát của Nhà nước, của xà hội, của người tiêu
dùng đối với hoạt động của các doanh nghiệp độc quyền...
- Quốc hữu hoá: là biện pháp áp đặt sở hữu nhà nước đối với các
doanh nghiệp độc quyền ở một số lĩnh vực trong nền kinh tế. Biện pháp này
được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Mặc dù cho đến nay
vẫn chưa có cơ sở để khẳng định tính hiệu quả của biện pháp này cao hơn
so với các biện pháp điều tiết độc quyền khác song biện pháp này thường
được áp dụng đối với các doanh nghiệp độc quyền tự nhiên nhằm đảm bảo

cung ứng các loại hàng hoá, dịch vụ công cộng cho xà hội một cách bình
thường, đặc biệt là những ngành, những vùng mà ở đó khó có thể tồn tại
tính cạnh tranh do hiệu quả kinh tế mang lại không cao.[20, Tr.16].
Biện pháp ban hành pháp luật về cạnh tranh: Cho đến nay, ngoài các
biện pháp hành chính - kinh tế kể trên, có rất nhiều nước đi theo con đường
kinh tế thị trường đà ban hành pháp luật cạnh tranh với mục đích giới
hạn lợi ích của những nhóm tư bản độc quyền trong một tương quan hợp
lý với lợi Ých cđa c¸c chđ thĨ kh¸c trong nỊn kinh tÕ và lợi ích cộng
đồng; chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, những thoả
thuận nhằm hạn chế hoặc đi đến tiêu diệt cạnh tranh; bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng; bảo đảm và thúc đẩy các quan hệ kinh tế thị trường
phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Trong những biện pháp nêu trên, việc ban hành và cho thi hành pháp
luật cạnh tranh luôn là công cụ có hiệu quả hơn cả vì nó là phương thức để
đưa các công cụ điều tiết cạnh tranh khác vào cuộc sống trong điều kiện
của Nhà nước pháp quyền và xà hội công dân [17, Tr. 38].
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật kiểm soát độc quyền.
Hiện nay trên thế giới đà có rất nhiều quốc gia ban hành đạo luật


19
cạnh tranh để kiểm soát độc quyền. Tuy vai trò của đạo luật cạnh tranh có
vai trò rất to lớn trong việc kiểm soát độc quyền tại các quốc gia đó nhưng
đó không phải là nguồn duy nhất của pháp luật kiểm soát độc quyền. Bên
cạnh đạo luật cạnh tranh, các quốc gia còn ban hành các văn bản pháp luật
khác nhau quy định về kiểm soát độc quyền như các văn bản pháp luật về
giá, chống bán phá giá, các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và tiếp quản
doanh nghiệp, pháp luật về chuyển giao công nghệ, pháp luật về đầu tư,
pháp luật về chứng khoán,... Bên cạnh ®ã, cÊn nhÊn m¹nh ®Õn mét lo¹i
nguån rÊt quan träng mà các quốc gia rất chú tâm xây dựng và áp dụng

trong thực tiễn là các án lệ giải quyết các vụ việc cạnh tranh. Các học
thuyết kinh tế-pháp lý về cạnh tranh cũng được coi là các nguồn bổ trợ của
pháp luật kiểm soát độc quyền.
Về mối quan hệ giữa luật về kiểm soát độc quyền và các nguồn luật
khác ở nhiều nước trên thế giới người ta xác định khi có sự khác biệt giữa
một quy định của luật kiểm soát độc quyền và quy định của một văn bản
pháp luật khác thì nguyên tắc là áp dụng luật kiểm soát độc quyền. Luật
kiểm soát độc quyền còn được coi là một trong những rường cột của nền
kinh tế thị trường, bên cạnh pháp luật về tự do sở hữu và tự do khế ước, tạo
thành hiến pháp kinh tÕ” cđa nỊn kinh tÕ thÞ tr­êng [16, Tr. 796].
Pháp luật kiểm soát độc quyền bao gồm những quy phạm pháp luật
nội dung và các quy phạm pháp luật tố tụng. Các quy phạm pháp luật tố
tụng là những đảm bảo pháp lý quan trọng cho việc thực thi các quy phạm
pháp luật nội dung trong thực tiễn. Pháp luật kiểm soát độc quyền cũng
quy định cụ thể về c¸c thiÕt chÕ cã thÈm qun thùc thi ph¸p lt kiểm soát
độc quyền như cơ quan quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh. Bên cạnh
đó pháp luật kiểm soát độc quyền có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành
luật khác như luật hiến pháp, luật hình sự, luật hành chính va các lĩnh vực
luật khác như luật tài sản, luật hợp đồng, luật về bồi thường thiệt hại, luật
sở hữu trí tuệ...
Mục đích, phạm vi, đối tượng và phương pháp điều chỉnh là những
vấn đề lý luận cốt lõi luôn đặt ra đối với việc ban hành hay thực thi trong
thực tiễn bất kỳ các quy phạm pháp luật nào. Về cơ bản, chúng ta có thể
phân tích mục đích, phạm vi, đối tượng và phương pháp điều chØnh cña


20
pháp luật kiểm soát độc quyền theo những khía cạnh sau:

* Về mục đích điều chỉnh của pháp luật kiểm soát độc quyền:

Các quốc gia ban hành pháp luật kiểm soát độc quyền nhằm bảo vệ
cơ cấu, tương quan thị trường, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh,
cụ thể là nhằm đạt được các mục đích sau:
- Kiểm soát và quy định việc giới hạn hoặc nghiêm cấm đối các thoả
thuận hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi tập trung kinh tế dẫn đến sự hạn chế
cạnh tranh.
- Kiểm soát các doanh nghiệp có vị trí độc quyền hoặc có vị trí thống
lĩnh thị trường để ngăn chặn các doanh nghiệp này lạm dụng vị trí ưu thế
của mình hạn chế cạnh tranh.
- Giới hạn, điều hoà lợi ích của các doanh nghiệp độc quyền hoặc có
vị trí thống lĩnh thị trường trong một tương quan hợp lý với lợi ích của các
chủ thể khác trong nền kinh tế và lợi ích cộng đồng.

* Về phạm vi, đối tượng ®iỊu chØnh cđa ph¸p lt kiĨm so¸t ®éc qun:
Theo lý luận chung về Nhà nước và pháp luật thì điều chỉnh pháp
luật được hiểu là một quá trình nhà nước sử dụng pháp luật để tác động đến
các quan hệ xà hội nhất định nhằm thiết lập được một trật tự, một môi
trường pháp lý cho các quan hệ xà hội đó tồn tại và phát triển theo ý chí
của Nhà nước. Tuy nhiên, đối với những nhóm quan hệ xà hội khác nhau,
Nhà nước có những cách thức tác động, điều chỉnh khác nhau với những
mục đích khác nhau. Do đó, việc xác định phạm vi, đối tượng điều chỉnh
của một văn bản, một lĩnh vực hay một ngành luật có ý nghĩa quan trọng cả
về lý luận và thực tiễn.
Xác định phạm vi, đối tượng điều chỉnh của pháp luật là phải xác
định cho được ranh giới các quan hệ xà hội mà Nhà nước hướng đến điều
chỉnh bằng pháp luật. Đó chính là phạm vi các quan hệ xà hội có tính ổn
định tương đối mà Nhà nước cho là cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp
luật. Đó cũng là sự xác định về khả năng Nhà nước can thiệp bằng pháp
luật đến đâu trong số các quan hƯ x· héi.
T thc ®iỊu kiƯn cơ thĨ cđa mỗi nước mà các nước có sự khác

biệt về phạm vi, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về kiểm soát độc
quyền. Tuy nhiên, trong sự nhận thức thống nhất về mục đích của pháp luật


21
về kiểm soát độc quyền, sự tồn tại khách quan của tác hại của các hành vi
hạn chế cạnh tranh đối với nền kinh tế và xà hội, tại nhiều nước trên thế
giới, pháp luật kiểm soát độc quyền đều hướng đến điều chỉnh các loại
hành vi sau:
Thoả thuận hạn chế cạnh tranh: Thoả thuận hạn chế cạnh tranh là
hành vi cấu kết giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để thủ tiêu sự cạnh tranh
giữa chúng và ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ khác cũng
như sự nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng [17, Tr. 123]. Thoả
thuận hạn chế cạnh tranh có thể là chính thức như thông qua Nghị quyết
của hiệp hội ngành nghề, hợp đồng được ký kết giữa các bên... hoặc là
không chính thức thông qua các thông đồng ngầm giữa một số doanh
nghiệp; có thể là thoả thuận theo chiều ngang (giữa các nhà sản xuất với
nhau hoặc giữa những nhà phân phối với nhau) hoặc cũng có thể theo
chiều dọc (giữa nhà sản xuất với nhà phân phối).
Trên cơ sở nguyên tắc tự do khế ước, pháp luật kiểm soát độc quyền
chỉ cấm những thoả thuận gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Các
thoả thuận thoả mÃn các điều kiện này thường xâm hại nghiêm trọng đến
động lực phát triển kinh tế cũng như quyền lợi của người tiêu dùng nên bên
cạnh việc bị tuyên vô hiệu, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đồng thời áp
dụng các chế tài: buộc từ bỏ, xử phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại;
đối với các doanh nghiệp tham gia thoả thuận là pháp nhân và người điều
hành còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, thoả thuận giữa các
chủ thể kinh doanh là tất yếu và trong nhiều trường hợp được khuyến khích
nhằm đạt được một số mục đích nhất định như tiết kiệm chi phí và nguồn

lực của xà hội thông qua việc hình thành các điều kiện kinh doanh chung,
chuyên môn hoá, hợp lý hoá các quy trình công nghệ cao... Pháp luật kiểm
soát độc quyền của các nước đều đặt ra những ngoại lệ đối với các thoả
thuận hạn chế cạnh tranh tuỳ theo chính sách cạnh tranh của từng nước trên
cơ sở đảm bảo việc công nhận và áp dụng phải thực hiện theo một thủ tục
pháp lý chặt chẽ, nhìn chung là các thoả thuận thoả mÃn một trong các điều
kiện sau:
- Trên cơ sở áp dụng một văn bản pháp luật có liên quan của cơ quan


22
Nhà nước có thẩm quyền;
- Nhằm giảm chi phí sản xuất, cải tiến chất lượng hoặc tăng hiệu
quả;
- Cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ
hoặc đẩy mạnh sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ;
- Xúc tiến xuất khẩu... [21]
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền: Vị
trí thống lĩnh thị trường được hiểu là khả năng của một doanh nghiệp có thể
gây ảnh hưởng đến cách xử sự của một doanh nghiệp khác. Vị trí độc
quyền được hiểu là vị trí của doanh nghiệp mà tại thị trường liên quan đó
doanh nghiệp đó không có đối thủ cạnh tranh. Thực tiễn phát triển kinh tế
của các nước kinh tế thị trường đà chứng minh sự tồn tại của các doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là một tất yếu khách quan, có thể là
kết quả của quá trình hoạt động có hiệu quả và phát triển không ngừng, do
yêu cầu về chi phí sản xuất hoặc đặc thù của công nghệ sản xuất sản phẩm,
do độc quyền hợp pháp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có đăng ký
độc quyền sáng chế hoặc do Nhà nước quyết định nắm giữ độc quyền ở
một lĩnh vực nào đó vì an ninh quốc gia hoặc nhằm phục vụ lợi ích chung
của xà hội.

Về cơ bản, pháp luật không chống lại các doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường và doanh nghiệp độc quyền nhưng pháp luật phải dự
liệu trước khả năng các doanh nghiệp khi đà có vị trí thống lĩnh thị trường
và doanh nghiệp độc quyền sẽ lạm dụng quyền lực thị trường để củng cố vị
trí của mình, loại bỏ đối thủ cạnh tranh, ngăn cản, hạn chế, thậm chí triệt
tiêu cạnh tranh trên thị trường. Để làm được điều đó, trước hết Nhà nước
cần tiêu chuẩn hoá về mặt pháp lý các căn cứ để xác định một doanh
nghiệp là có vị trí thống lĩnh thị trường. Các tiêu chí thường được dùng là
thị phần, doanh thu hàng năm, quy mô tài sản của doanh nghiệp,... trong đó
phổ biến nhất là tiêu chí thị phần. Theo tiêu chí thị phần, một doanh nghiệp
được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi chiếm thị phần đáng kể trên
thị trường liên quan và có thị phần lớn hơn doanh nghiệp là đối thủ cạnh
tranh sau nó. Pháp luật các nước có sự khác biệt trong việc quy định một


23
doanh nghiệp chiếm thị phần bao nhiêu thì được coi là đáng kể tuỳ theo
tình hình phát triển kinh tế của mỗi nước. Chẳng hạn, luật Chống hạn chế
cạnh tranh năm 1990 của Đức quy định một doanh nghiệp có vÞ trÝ thèng
lÜnh thÞ tr­êng khi chiÕm Ýt nhÊt 1/3 thị phần về một loại hàng hoá hoặc
dịch vụ, Luật Chống độc quyền của Ba Lan quy định tỷ lệ này là 40%, Luật
Bảo vệ cạnh tranh Bungarie xác định một doanh nghiệp có thị phần vượt
quá 35% thì bị coi là có vị trí thống lĩnh, Luật Bảo vệ cạnh tranh Croatia
quy định phạm vi chiếm lĩnh thị phần vượt quá 30% là có vị trí thống lĩnh
thị trường...
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là hành vi hạn chế cạnh tranh
mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh sử dụng để duy trì hay tăng cường vị
trí của mình trên thương trường. Các nước thường quy định cÊm doanh
nghiƯp cã vÞ trÝ thèng lÜnh thÞ tr­êng thùc hiện các hành vi sau: ngăn cản
một cách bất hợp lý việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp khác;

tăng giá liên tiếp có chủ định hoặc tạm thời giảm giá dưới mức chi phí sản
xuất với mục đích đảm bảo duy trì vị trí thống lĩnh của mình, phá hoại cạnh
tranh, loại bỏ đối thủ cạnh tranh; hạn chế hoặc kiểm soát mức sản xuất, đầu
ra sản phẩm, dịch vụ, mức đầu tư, mức cải tiến kỹ thuật; can thiệp một cách
bất hợp lý và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác mà không có lý
do chính đáng; cắt đứt quan hệ thương mại một cách bất hợp lý; phân chia
toàn bộ hay bộ phận của thị trường theo khu vực sản phẩm, theo dịch vụ
hoặc theo nhóm khách hàng; từ chối bán hàng, bán hàng kèm; bán hàng
theo những điều kiện phân biệt đối xử; đặt điều kiện trong hợp đồng buộc
bên kia thực hiện thêm các nghĩa vụ mà theo thông lệ kinh doanh không có
liên quan đến đối tượng của hợp đồng...[22]
Chế tài được áp dụng đối với doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị
trí thống lĩnh là buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc khôi phục tình trạng
cạnh tranh ban đầu, phải áp dụng các điều kiện nhất định để duy trì mức
cạnh tranh cần thiết trên thị trường, bồi thường thiệt hại; cá nhân có trách
nhiệm hoặc vai trò tích cực trong việc thực hiện hành vi có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm.
Tập trung kinh tế: Kết quả của hành vi tập trung kinh tÕ th«ng qua


×