Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trước yêu cầu bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.48 MB, 82 trang )


BỘ T ư PH Á P

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯ Ờ N G ĐẠI HỌC L U Ậ T HÀ NỘI

PHAN THỊ THANH MAI

PHÁP LUẬT VÊ HỢP ĐỔNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ
TRƯỚC YÊU CẦU BẢO VỆ QUYỂN LỢI
CỦA CÁC BÊN THAM GIA HỢP DỒNG
LU Ậ N VĂN T H Ạ C S Ỹ L U Ậ T HỌC
C H U Y ÊN NGÀNH: LUẬT KINH T Ế
MÃ SỐ: 60.38.50

NGƯỜI HƯỚNG DẪN K H O A H Ọ C : TS. N G Ư YẺN ÁNH VÂN

THƯVỈẸN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LỪẬT HÀ NỘI
P H Ỏ N G Đ O cýị Ỹ

HÀ N Ộ I NÁM 2006


Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Sau đại
học, các thầy giáo, cô giáo trường ĐH Luật Hà Nội đã tạo điều
kiện giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu đ ề tài. Đặc biệt , tác íỊÌtí
xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ánh Vân, người
đ ã hướng dẫn rất tận tình giúp tác giả hoàn thành luận vãn này,
và Luật sư Đặng Chiến Thắng, người đ ã giúp tác giả đặt những
“viên gạch ” đầu tiên đ ể xây nên công trình nghiên cứu này.




MỤC LỤC
Lời nói đầu
1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài........................................................ 1

2.

Tinh hình nghiên cứu đề t à i ............................................................................... 2

3.

Mục đích và phạm vi nghiên cứu để tà i........................................................3

4.

Phương pháp nghiên cứu của luận văn.......................................................... 4

5.

Cơ cấu của luận văn........................................................................................... 4

Chương 1: Quyền lợi của các bên trong HĐBHNT và vai trò của pháp Iuật5
1.1.

Vấn đề quyền lợi của các bên trong HĐBHNT..................................................5

1.2.


Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia
H Đ B H N T ...................................................................................................................22

Chương 2: Thực trạng Pháp luật về HĐBHNT trước yêu cầu bảo vệ quyén
lợi của các bên tham gia hợp đồn g.......................................................... 26
2.1.

Khái quát về các quyđịnh pháp luật điều chỉnh HĐBHNT...........................26

2.2. Thực trạng pháp luật về HĐBHNT trước yêu cầu bảo vệ quyền lợi của các
bên tham gia hợp đồng........................................................................................... 27
2.2.1.

Một số quy định pháp luật hiện hành chưa đảm đương được vai
trò bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp bảo h iể m .............. 27

2.2.2.

Một số quy định chưa đảm đương được vai trò bảovệ quyền lợi
của bên mua bảo h iể m ............................................................... 48

2.2.3. Một số quy định chưa bảo vệ thoa đáng quyền lợi người được
bảo hiểm, người thụ hưởng................................................................. 59
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về HĐBHNT nhầm báo vệ
quyền lợi của các bên tham gia hợp đổng............................................. 62
Kết luân................................................................................................................................... 75
Danh mục tài liệu tham khảo

76



BẢNG CHỮ VIẾT TA I

HĐBHNT:

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

LKD BH:

Luật Kinh doanh bảo hiểm

BLDS:

Bộ luật dân sự


LỊ I NĨI ĐẨU

1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bảo hiểm nhân thọ là loại hình kinh doanh du nhập từ nước ngoài vào nước

ta và mới phát triển trong khoảng 10 năm gần đây. Các quy định pháp luật hiện
hành của nước ta về bảo hiểm nhân thọ được xây dựng chủ yếu trên cơ sở học
tập kinh nghiệm của nước ngoài mà tại thời điểm ban hành chưa có điều kiện
để kiểm nghiệm qua thực tiễn ở trong nước. Với cách tiếp cận đó để xây dựng
pháp luật về bảo hiểm nhân thọ, mảng pháp luật này khó tránh khỏi những
điểm bất cập. Đến nay, sau gần 06 năm thực thi Luật Kinh doanh bảo hiểm đã

cho thấy một số điểm bất cập, khơng cịn phù hợp với thực tiễn hoạt động báo
hiểm nhân thọ ở nước ta.
HĐBHNT là một loại hợp đồng phức tạp do tính đặc thù của đối tượng của
hợp đồng: tuổi thọ của con người - là dạng đối tượng khó xác định mức độ rủi
ro. Do vậy, cần phải có những quy định pháp luật khoa học, rõ ràng và chặt
chẽ để điều chinh quan hệ HĐBHNT nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của các
bên trong hợp đồng.
Những năm gần đây, HĐBHNT rất phát triển trong đời sống xã hội: số
lượng HĐBHNT được ký kết tăng nhanh và nhiều loại sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ được tung ra thị trường. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh bảo
hiểm nhân thọ trên thị trường nước ta cũng tăng dần qua các năm, gồm cả các
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, trong đó
số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm đa số.
Trong giao kết họp đồng với khách hàng, mỗi công ty đưa vào áp dụng các
bộ điều khoản mẫu riêng của mình. Các bộ điều khoản mẫu này do phía doanh
nghiệp đơn phương soạn ra, trong đó thường sử dụng những từ ngữ chun
mơn hoặc có những điều khoản phức tạp, gây khó hiểu cho bên mua bảo hiểm,
nhất là bộ điều khoản mẫu của các cơng ty nước ngồi được dịch từ nguyên
bản tiếng nước ngoài. Thực tế này đặt bên mua bảo hiểm trước những khó


khăn nhất định trong quá trình giao kết và cả trong quá trinh thực hiện hợp
đồng, nhiều khi dẫn đến tranh chấp, gây thiệt hại cho hên mua bảo hiểm.
Thực tiễn ớ nước ta những năm gần đây cho thấy Iranh chấp giữa các bên
về HĐBHNT xảy ra khá nhiều. Nhìn chung, các vụ tranh chấp về HĐBHNT
đều rất phức tạp, khó giải quyết, đặc biệt là những vụ tranh chấp do doanh
nghiệp bảo hiểm từ chối trả tiền bảo hiểm/ tiền bồi thường. Theo phản ánh của
các doanh nghiệp bảo hiểm, rất nhiều trường hợp doanh nghiệp báo hiếm từ
chối chi trả vì cho rằng bên mua bảo hiểm khơng có căn cứ hợp pháp để u
cầu trả tiền bảo hiểm nhưng doanh nghiệp bảo hiểm không đủ chứng cứ để

chứng minh. Thực tế đó đặt doanh nghiệp bảo hiểm trước nguy cơ bị bên mua
bảo hiểm trục lợi. Điều này một phần do tính chất phức tạp của loại HĐBHNT,
một phần do các quy định pháp luật thiếu chặt chẽ hoặc có nhũng điếm bất
cập.
Tinh hình trên đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu các quy định pháp luật về
HĐBHNT, tìm ra giải pháp nhằm hồn thiện các quy định pháp luật về
HĐBHNT đc bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng, góp phần tạo một
mơi trường pháp lý lành mạnh cho thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển.

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu tình nghiên cứu đề tài cho thấy, chưa có nhiều cơng trình

nghiên cứu hay các cuốn sách tham khảo về HĐBHNT dưới góc độ pháp lý.
Các cơng trình nghiên cứu trước đây của các tác giả chủ yếu nghiên cứu các
quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm
nói chung.
Một số bản luận văn thạc sỹ về đề tài pháp luật kinh doanh bảo hiểm như:

"Pháp luật vê hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam - thực trạng và
hướng hoàn thiện ” (Trương Hồng Hải - ĐH Luật HN, năm 1997); "Pháp luật
vê kinh doanh b ả o hiểm - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” (Thái Văn


-

3

-


Cách - ĐH Luật HN, năm 2001); “Thực tiễn và xu hướng phát triển pháp lnậi

bảo hiểm rủi ro ở Việt Nam ” (Tạ Mai Vũ - ĐH Luật HN, năm 2003).
Đáng chú ý có một số cơng trình nghiên cứu riêng về HĐBHNT: “Pháp

luật và các điểu khoản mẫu áp dụng trong HĐBHNT” (Nguyễn Hương Thu Khoa Luật, ĐHQG HN, năm 2003); “HĐBHNT - Những vấn đ ề lý luận và

thực tiễn ” (Trần Vũ Hải - ĐH Luật HN, năm 2005). Nội dung chủ yếu của các
cơng trình này là nghiên cún các vấn đề cơ bản của HĐBHNT và điều khoản
mẫu trong HĐBHNT.
Qua đó có thể thấy hiện tại chưa có cơng trình nào tập trung nghiên cứu
các quy định pháp luật về HĐBHNT dưới góc độ bảo vệ quyền lợi của các bên
tham gia hợp đồng. Do vậy, người viết đã quyết định chọn đề tài “Pháp luật về
HĐBHNT trước yêu cầu bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng”.

3.

Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài này là phân tích các quy định pháp luật hiện

hành về HĐBHNT có ảnh hưởng đến quyén lợi của các bên tham gia hợp đồng
và thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó tìm ra những giải pháp nhằm hồn thiện
pháp luật về HĐBHNT, nhàm bảo vệ thoả đáng quyền lợi của các bên tham gia
hợp đồng.
Để thực hiện được các mục đích nghiên cứu trên, bản luận văn sẽ tập trung
vào các vấn đề sau:
+

Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành từ góc độ bảo vệ quyền lợi

hợp pháp của các bên tham gia HĐBHNT: phân tích những điểm mạnh
và những điểm bất cập của pháp luật về HĐBHNT trong việc đáp ứng
yêu cầu bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng;

+

Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật vào giao kết và thực
hiện HĐBHNT ở Việt Nam;

+

Đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐBHNT, bảo vệ thoả
đáng quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng.


-

4.

4

-

Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đê hoàn thành việc nghiên cứu đề tài, luận văn vận dụng hệ thống phương

pháp luận khoa học gồm: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác-Lênin, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê.
5.


Cơ cấu của luận văn
Để thực hiện được các mục đích nghiên cứu trên, bản luận văn được kết

cấu gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Quyền lợi của các bên trong HĐBHNT và vai trò của pháp luật.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về HĐBHNT trước yêu cầu bảo vệ quyền lợi
của các bên tham gia hợp đồng.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về HĐBHNT nhằm bảo vệ thoả
đáng quyền lợi của các bên tham gia hợp đổng.


-

5

-

CHƯƠNG 1
Q U Y Ể N L Ợ I CỦA CÁC BÊN TRONG HĐBHNT
VÀ VAI TRÒ CỦA PH Á P LU Ậ T

1.1. VÂN ĐỂ Q U Y Ể N LỢ I CỦA CÁC BÊN TRON G HĐBHNT
1.1.1. Khái niệm và các đặc điểm của HĐBHNT
Theo Điều 12, khoản 1 của Luật kinh doanh bảo hiểm (LKDBH), hợp
đồng bảo hiểm là “sự th oả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo

hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm phải trả tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo

hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
HĐBHNT là một loại hợp đồng bảo hiểm nên có thể hiểu khái niệm
HĐBHNT một cách chung nhất theo Điều 12, khoản 1 nêu trên. Cụ thể,
HĐBHNT trước hết là sự thoả thuận mang tính tự nguyện, tự do ý chí của các
bên. Nội dung cơ bản của thoả thuận là doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo
hiểm cho tuổi thọ của người được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm nhất định,
trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Trên cơ sở thoả thuận này,
khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong thời hạn của hợp đồng thì doanh nghiệp bảo
hiểm phải trả tiền cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
Với đối tượng của sự thoả thuận là tuổi thọ của con người, trong
HĐBHNT, doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ chấp nhận bảo hiểm cho rủi ro
của người được bảo hiểm (trường hợp người được bảo hiểm chết) mà còn nhận
bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến thời hạn thoả thuận
trong hợp đồng. Hơn nữa, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho riêng
trường hợp chết hoặc sống của người được bảo hiểm, hoặc mua bảo hiểm kết
hợp cho cả hai trường hợp.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về HĐBHNT là “sự th oả thuận giữa bên

mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải


-

6

-

đóng phí b ảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phủi trả tiền cho người thụ hưởng
lioặc bổi thường cho người được bảo hiểm khi người được bảo hiểm sống hoặc
chết trong thời hạn thoả thuận tại hợp đồng hoặc khi hết thời hạn hợp dồng

Tù' khái niệm trên có thể thấy HĐBHNT có một số nét đặc thù, giúp ta
phân biệt hợp đồng này với các loại hợp đồng khác:

a.

Đối tượng của HĐBHNT là tuổi thọ của con người
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người nói chung là tuổi thọ, tính

mạng, sức khoẻ và tai nạn con người. HĐBHNT là một loại hình hợp đồng bảo
hiểm con người, có đối tượng là tuổi thọ của con người.
Có thể nói, trong các loại hợp đồng bảo hiểm, đối tượngcủa HĐBHNT



loại đối tượng phức tạp nhất. Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, đối tượng của
hợp đổng là những tài sản cụ thể như ô tô, xe máy, nhà xưởng..., đó là những
đối tượng có giá trị xác định và có thể định lượng được một cách tương đối
chính xác. Trong hợp đổng bảo hiểm cây trồng, mặc dù đối tượng của hựp
đồng (thường là cây trồng đang lớn dần) cũng có tính khơng xác định giá trị
chính xác tại thời điểm ký hợp đồng mà phải chờ đến khi thu hoạch mới xác
định được, nhưng người ta vẫn có thể ước tính gần đúng giá trị và nếu thiệt hại
xảy ra, tổn thất thực tế vẫn hồn tồn có thể xác định được.
Trong HĐBHNT, đối tượng của hợp đồng là tuổi thọ của người được bảo
hiểm - là loại đối tượng không định giá được bằng tiền. Hơn nữa, mức độ rủi ro
liên quan đến tuổi thọ của người được bảo hiếm rất khó xác định chính xác bới
nó chịu ảnh hưởng tổng hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả yếu tố
khách quan và chủ quan, cả yếu tố xác định và yếu tố không xác định như: di
truyền; độ tuổi; giới tính; tình trạng sức khoẻ; nơi sinh sống; nghề nghiệp, điều
kiện lao động, cường độ lao động; thói quen sinh hoạt...
Bên cạnh đó, HĐBHNT thường có thời hạn dài - đây cũng là một yếu tố

làm cho việc xác định mức độ rủi ro liên quan đến tuổi thọ của người được bảo
hiểm khó khăn hơn. Lý do là trong thời hạn rất dài của HĐBHNT, rất có thể sẽ



I

1


-

7

-

có những thay đổi nhất định trong cuộc sống của người được bảo hiếm làm ảnh
hướng đến tuối thọ của người được báo hiếm.
Do tính phức tạp của đối tượng của hợp đồng nên khi giao kết HĐBHNT,
bên mua bảo hiểm phải kê khai vào đơn yêu cầu bảo hiểm rất nhiều thông tin
về người được bảo hiểm. Các thông tin này sẽ là căn cứ chú yếu đê bên bảo
hiểm xác định mức độ rủi ro có thể được bảo hiểm, từ đó quyết định có chấp
nhận bảo hiểm hay khơng. Trong q trình thực hiện hợp đồng, bên mua bảo
hiểm vẫn có nghĩa vụ cung cấp thơng tin kịp thời cho bên bảo hiểm về bất kỳ
sự thay đổi nào của các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của người được
bảo hiểm.
Tuy nhiên, ngay cả khi bên mua bảo hiểm đã kê khai, cung cấp đầy đủ các
thông tin theo yêu cầu của bên bảo hiểm thì mức độ rủi ro liên quan đến tuổi
thọ của người được bảo hiểm vẫn chỉ có thể xác định được ở mức tương đối
chính xác. Lý do là, tuổi thọ của con người là đối tượng vơ hình, khơng thể

cầm nắm và cũng khơng có bất kỳ phương tiện, dụng cụ nào đo lường được
chính xác mà chỉ có thể ước đốn trên cơ sở tổng hợp các thơng tin do bên
mua bảo hiểm cung cấp. Đó là chưa nói đến liệu thơng tin do bên mua bảo
hiểm cung cấp có chính xác và đầy đủ hay khơng? Trên thực tế, mức độ chính
xác của thơng tin một phần phụ thuộc vào thái độ, ý thức của người mua bảo
hiểm, một phần có thể do nguyên nhân khách quan như người mua bảo hiểm
(hoặc chính người được bảo hiểm) khơng biết chính xác về các yếu tố ảnh
hưởng đến tuổi thọ của người được bảo hiểm (ví dụ như khơng biết về bệnh có
sẩn trong người do bệnh chưa phát ra ngồi).

b.

Chủ th ể của HĐBHNT khơn g ch ỉ gồm h ai bên giao kết họp đồng mà

cịn có các chủ thế kh á c có qun lợi liên quan trực tiếp đến HĐBHNT
Hầu hết các loại hợp đổng thông thường gồm hai bên chủ thể giao kết hợp
đồng, ví dụ như: bên mua và bên bán trong hợp đồng mua bán, bên thuê và bên
cho thuê trong hợp đồng thuê tài sản... Trong HĐBHNT cũng có hai bên là
bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm - đày là các chủ thể trực tiếp giao kết hợp


-

8

-

đồng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của chính họ. Ngồi ra, điểm khác
biệt của HĐBHNT là có các chủ thể khác liên quan mật thiết đến HĐBHNT
gồm người được bảo hiểm và người thụ hưởng.

* Bên bảo hiểm là một bên trong HĐBHNT, có quyền nhận phí báo hiếm
từ bên mua bảo hiểm và phải chịu trách nhiệm trả tiền bảo hiểm hoặc tiền bồi
thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Theo quy định của LKDBH hiện hành ở nước ta cũng như nhiều nước trên
thế giới, chỉ các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới được kinh doanh bảo
hiểm nhân thọ, các cá nhân, tổ chức khơng có tư cách pháp nhân khơng được
tham gia hoạt động này. Điều 3, khoản 1 LKDBH quy định: “Kinh doanh bảo

hiểm là hoat đông của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi...
Như vậy, bên bảo hiểm trong HĐBHNT là doanh nghiệp bảo hiểm.
Doanh nghiệp được phép kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở nước ta gồm các
loại hình: doanh nghiệp nhà nước, cơng ty cổ phần, cơng ty 100% vốn nước
ngồi, và doanh nghiệp liên doanh.
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
không được đồng thời kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ trường hợp kinh
doanh sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho
sản phấm bảo hiểm nhân thọ).
* B ên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết HĐBHNT với doanh
nghiệp bảo hiểm và có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm.
Khác với bên bảo hiểm (buộc phải là doanh nghiệp bảo hiểm có tư cách
pháp nhân), bên mua bảo hiểm có thể là mọi đối tượng: cá nhân, pháp nhân
hoặc tổ chức. Các đối tượng này khi mua bảo hiểm phải có đầy đủ năng lực
pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, pháp luật lại quy định hạn chế quyền mua bảo hiểm nhân thọ
của bên mua bảo hiểm, đó là: bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho
bản thân mình, cho những người có quan hệ huyết thống trực tiếp (cha, mẹ,


-


9

-

con, anh, chị, em ruột), cho vợ, chồng hoặc người có quan hệ ni dưỡng và
cấp dưỡng với người mua bảo hiểm hoặc người khác nếu bên mua bảo hiếm có
quyền lợi có thể được bảo hiểm (Điều 31 LKDBH).
Quy định này xuất phát từ đặc thù của bảo hiếm nhân thọ, giữa bên mua
bảo hiểm và người được bảo hiểm phải có mối quan hệ nhất định mà nếu xảy
ra rủi ro đối với người được bảo hiểm sẽ gây thiệt hại trực tiếp đến bên mua
bảo hiểm (có thể là thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần). Nói cách
khác, bên mua bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm nhân thọ phải có “lợi ích có
thể bảo hiểm” ( “ìnsurable interest ”). Nếu bên mua bảo hiểm khơng có lợi ích
có thể bảo hiểm thì có khả năng dẫn đến nguy hại cho người được bảo hiểm:
bên mua bảo hiểm có thể cố ý gây rủi ro cho người được bảo hiểm để được
hưởng tiền bảo hiểm. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến đạo
đức và trật tự an toàn xã hội.
Bên mua bảo hiểm là người trực tiếp giao kết hợp đồng với doanh nghiệp
bảo hiểm thông qua việc nộp đơn yêu cầu bảo hiểm và được doanh nghiệp bảo
hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là
người được bảo hiểm trong trường hợp mua bảo hiểm cho chính bản thân bên
mua bảo hiểm; nếu mua bảo hiểm cho người khác, bên mua bảo hiểm và người
được bảo hiểm phải có mối quan hệ nhất định như đã nêu ở trên. Bên mua bảo
hiểm cũng có thể đồng thời là người thụ hưởng hoặc người thụ hướng là một
người khác do bên mua chỉ định trong hợp đổng.
* Ngưòỉ được bảo hiểm theo định nghĩa tại Điều 3 - khoản 7 LKDBH là

“tổ chức, cá nhân cố tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm
theo hợp đồng bảo hiểm
Nếu vận dụng định nghĩa trên vào trường hợp HĐBHNT thì khơng hồn

tồn đúng, vì người được bảo hiểm trong HĐBHNT khơng bao giờ là tổ chức.
Như đã nêu ớ trên, đối tượng cúa HĐBHNT là tuối thọ của con người. Do vậy,
người được bảo hiểm chỉ có thể là cá nhân và cá nhân đó phải đang sống tại


-

10

-

thời điểm ký hợp đồng (tức là đối tượng của HĐBHNT phải đang tồn tại tại
thời điểm ký hợp đồng). Do đó, có thể nói, người được bảo hiểm trong
HĐBHNT là cá nhân có tuổi thọ được bảo hiểm theo hợp đồng.
Pháp luật hiện hành không quy định về các điều kiện đối với người được
bảo hiểm trong HĐBHNT, trừ trường hợp đặc biệt. Đó là khi bên mua bảo
hiểm mua bảo hiểm tử kỳ hoặc bất kỳ sản phấm bảo hiểm nhân thọ nào có kèm
theo trường hợp chết cho người khác thì theo LKDBH, người được bảo hiểm
phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (là người trên 18 tuổi và
không bị mắc bệnh tâm thần); nếu người được bảo hiểm là người dưới 18 tuổi
thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người
đó (Điều 38 - khoản 2 LKDBH).
Trong thực tiễn, độ tuổi cửa người được bảo hiểm thường được các doanh
nghiệp bảo hiểm coi là căn cứ quan trọng nhất để quyết định có chấp nhận bảo
hiểm hay khơng hoặc quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm. Các doanh
nghiệp bảo hiểm còn đưa ra những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cụ thể, chỉ áp
dụng cho người được bảo hiểm ở những độ tuổi nhất định. Sở dĩ như vậy là vì
độ tuổi của một người là yếu tố quan trọng trong việc xác định mức độ rủi ro
về tuổi thọ của người đó. Theo quy luật tự nhiên, độ tuổi càng cao thì mức độ
rủi ro của tuổi thọ con người càng lớn. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm

không chấp nhận bảo hiểm cho người được bảo hiểm đã vượt quá một độ tuổi
nhất định. Do vậy, có thể nói, độ tuổi của người được bảo hiểm là một điều
kiện quan trọng để doanh nghiệp bảo hiểm đi đến quyết định có hay khơng
giao kết HĐBHNT.
*

Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định

để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người (Điều 3, khoản 8
LKDBH).
Khác với tất cả các chủ thể ở trên, pháp luật không quy định bất kỳ một sự
hạn chế nào đối với người thụ hưởng. Người thụ hưởng có thể là cá nhân hoặc
tổ chức; có thể là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc người không


có năng lực hành vi dán sự hay người có năng lực hành vi dân sự khơng đầy
đủ; thậm chí người thụ hưởng có thể là thai nhi chưa ra đời. Trong một
HĐBHNT, có thể có một hoặc nhiều người thụ hưởng, khác với người được
bảo hiểm chỉ có thể là một cá nhân duy nhất.
Người thụ hưởng có thể đồng thời là bên mua bảo hiểm, người được bảo
hiểm hoặc cũng có thể là người khác. Việc chỉ định người thụ hưởng do bên
mua bảo hiểm quyết định (trường hợp bảo hiểm cho trường hợp chết của người
được bảo hiểm thì cịn phải được sự đồng ý của người được bảo hiểm) mà
khơng cần phải có sự đổng ý của doanh nghiệp bảo hiểm hay chính người được
thụ hưởng (nhưng người được chỉ định thụ hưởng tiền bảo hiểm có quyền từ
chối nhận tiền bảo hiểm). Ngay cả khi bên mua bảo hiểm đã chỉ định rõ người
thụ hưởng trong đơn bảo hiểm khi ký kết hợp đồng và hợp đồng đã có hiệu lực,
bên mua bảo hiểm vãn có quyền thay đổi người thụ hưởng nhưng phải thơng
báo cho doanh nghiệp bảo hiểm.


c.

Đ ại lý b ảo hiểm đóng vai trị quan trọng trong q trình giao kết và thực

kiện HĐBHNT
Mặc dù đại lý bảo hiểm không phải là chứ thể có liên quan trong
HĐBHNT như người được bảo hiểm, người thụ hưởng, nhưng đại lý báo hiểm
đóng vai rất trị quan trọng trong việc q trình giao kết và thực hiện hợp đồng.
Hoạt động của đại lý bảo hiểm có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các
bên tham gia HĐBHNT.
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyển
trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiếm.
Hoạt động này bao gồm: giới thiệu, chào bán bảo hiểm; thu xếp việc giao kết
hợp đổng báo hiểm; thu phí bảo hiểm; Ihu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền
bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm và thực hiện các hoạt động khác có liên
quan (Điều 84 & 85 LKDBH). Có thể nói đại lý bảo hiểm là người đại diện
cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình giao kết và thực hiện HĐBHNT.


-

12

-

Như vậy, đại lý bảo hiểm, trước hết, là cầu nối giữa doanh nghiệp bảo
hiểm và bên mua bảo hiểm, là người đưa doanh nghiệp bảo hiểm và các sán
phẩm bảo hiểm đến với bên mua bảo hiểm và đưa bên có nhu cầu mua bảo
hiểm đến với doanh nghiệp bảo hiểm để thiết lập quan hệ hợp đồng bảo hiểm.
Các doanh nghiệp bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm khác cũng sử dụng đại lý

bảo hiểm để khai thác hợp đổng bảo hiểm, nhưng có thể nói vai trị của đại lý
bảo hiểm được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.
Đặc thù của hoạt động bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm cho tuổi thọ của
người có quan hệ huyết thống, hơn nhân hoặc ni dưỡng, cấp dưỡng với bên
mua bảo hiểm. Do đó, một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
quyết định tham gia bảo hiểm của bên mua bảo hiểm đó là niềm tin vào doanh
nghiệp và sản phẩm bảo hiểm. Trong thực tiễn, niềm tin này của bên mua bảo
hiểm phần lớn được gây dựng bởi đại lý bảo hiểm, là người trực tiếp tiếp xúc
với bên mua bảo hiểm, chứ không hẳn chỉ dựa trên thương hiệu và uy tín của
doanh nghiệp bảo hiểm. Đại lý hảo hiểm là người cung cấp cho bên mua bảo
hiểm những thông tin cần thiết về doanh nghiệp bảo hiểm và các sản phẩm bảo
hiểm, tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu
cầu và đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng.
Trong quá trình chuẩn bị giao kết hợp đồng, đại lý bảo hiểm cịn đóng vai
trị quan trọng trong việc hướng dẫn bên mua bảo hiểm kê khai đầy đủ và
chính xác các thông tin theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Đây là hoạt
động hết sức cần thiết, vì các nội dung cần kê khai trong đơn bảo hiểm rất
nhiều và phức tạp mà không phải người mua bảo hiểm nào cũng hiểu đúng các
yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm để kê khai chính xác. Nếu đại lý bảo hiểm
làm tốt vai trị của mình sẽ giúp cho quyền lợi của bên mua bảo hiểm được
đảm bảo. Ngược lại, nếu đại lý bảo hiểm chỉ vì lợi ích của mình mà khơng
hướng dẫn hoặc hướng dẫn khơng đầy đủ, hoặc thậm chí kê khai thay khách
hàng nhằm nhanh chóng hồn tất việc giao kết hợp đồng thì có thể dẫn đến
việc HĐBHNT đã giao kết bị vô hiệu hoặc tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo


-

13


-

hiểm loại trừ trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm với lý do bên
mua cung cấp thơng tin khơng chính xác khi giao kết hợp đồng.
Khi HĐBHNT đã được ký kết, đại lý bảo hiểm vẫn là người đại diện cho
doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp giao dịch với bên mua bảo hiểm thông qua
việc thu phí báo hiểm, thơng tin kịp thời cho bên mua các thông báo của doanh
nghiệp bảo hiểm liên quan đến việc thực hiện hợp đồng hoặc thu xếp giải
quyết các yêu cầu của bên mua bảo hiểm như yêu cầu gia hạn nộp phí, yêu cầu
trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm ...
Do vai trò quan trọng của đại lý bảo hiểm trong HĐBHNT, LKDBH quy
định các điều kiện khá chặt chẽ đối với cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm
(Điều 86, khoản 1 LKDBH), trong đó quy định rõ những người đang bị truy
cún trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị tồ án
tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật thì không
được làm đại lý bảo hiểm. Đối với tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải được
thành lập và hoạt động hợp pháp, đồng thời các nhân viên trực tiếp thực hiện
hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện
đối với cá nhân nêu trên.

d.

HĐBHNT m ang tính đơn phương
Đây là một đặc điểm đặc thù của HĐBHNT, thể hiện ở các điểm sau:
+ Thứ nhất,~fvề mặt hình thức, HĐBHNT không được các bên cùng thoả

thuận và ký kết trên một văn bản thống nhất như hầu hết các loại hợp đồng
khác mà bao gồm các vãn bản lập theo mẫu in sẩn là: “Đơn yêu cầu bảo

hiếm ” và “Giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ


Nội dung các vãn bán này

đều do doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương phát hành.

Đơn hay hồ sơ yêu cầu bảo hiểm là mẫu đăng ký mua bảo hiểm do doanh
nghiệp bảo hiểm đưa ra trong đó liệt kê sẩn rất nhiều câu hỏi, khi giao kết hợp
đổng bên mua bảo hiểm phải kê khai, trả lời đầy đủ các câu hỏi đó. Giấy chứng

nhận bảo hiểm nhân thọ là văn bản xác nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo


-

14

-

hiểm cấp cho bên mua bảo hiểm trong đó quy định nhưng quyền lợi bảo hiểm
chính của HĐBHNT.
+ Thứ h ai/n ộ i dung của HĐBHNT do doanh nghiệp bảo hiểm soạn sẵn
dưới dạng “bộ điều khoản mẫu” và bên mua báo hiếm phái chấp nhận toàn bộ
nội dung của bộ điều khoản mẫu nếu muốn giao kết hợp đồng. Mối loại sản
phẩm bảo hiểm nhân thọ có một bộ điều khoản mẫu riêng, trong đó liệt kê chi
tiết quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
Mặc dù các bộ điều khoản mẫu này đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm
định và phê duyệt, nhưng bản chất vẫn là do doanh nghiệp bảo hiểm đơn
phương ban hành trên cơ sở tập quán kinh doanh và kinh nghiệm của doanh
nghiệp bảo hiểm mà khơng có sự thoả thuận trực tiếp với bên mua. Khi bên
mua bảo hiểm tham gia một sản phẩm bảo hiểm nào đó, bên mua phải đồng ý

với tất cả nội dung của bộ diều khoản mẫu, thậm chí bên mua phái chấp nhận
các điều khoản mẫu ngay khi nộp đơn yêu cầu báo hiểm mà có thể chưa hiểu
rõ tất cả các nội dung trong bộ điều khoản mẫu. Điều này ít hay nhiều cũng
ảnh hưởng đến quyền lợi của bên mua bảo hiểm, đặt bên mua bảo hiểm vào thế
yếu hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm trong quan hệ HĐBHNT.
Việc doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương ban hành Đơn yêu cầu bảo hiểm
và Bộ điều khoản mẫu trong bảo hiểm nhân thọ là một quy tắc được thừa nhận
rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. Quy tắc này được hình thành trước
hết là do tính phức tạp của đối tượng của HĐBHNT. Như đã nêu ở trên, để xác
định mức độ rủi ro liên quan đến tuổi thọ của người được bảo hiểm cần phải
dựa trên rất nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ, nghề
nghiệp, nơi sinh sống... của người được bảo hiểm. Do vậy, doanh nghiệp bảo
hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ các thông tin cần
thiết cho việc xác định mức độ rủi ro được bảo hiểm bằng cách liệt kê sẩn các
câu hỏi trong đơn yêu cầu bảo hiểm để bên mua bảo hiểm kê khai. Đồng thời,
thông qua việc quy định sẩn bộ điều khoản mẫu áp dụng chung cho tất cả các
hợp đồng thuộc cùng một loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp xác định


-

15

-

quyền và nghĩa vụ của các bên được rõ ràng, hạn chế được những tranh chấp
có thể xảy ra do tính khó xác định của đối tượng của hợp đồng.

đ.


Trách nhiệm trả tiên bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiếm phát sinh từ

HĐBHNT khơng mang tính bồi thường tổn thất mà mang tính thanh tốn
có định mức:
Trong bảo hiểm tài sản, số tiền bảo hiểm được xác định theo giá trị cúa tài
sản được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải trả tiền bảo hiếm khi
xảy ra rủi ro đối với tài sản được bảo hiểm để bồi thường tổn thất về tài sản.
Trong bảo hiểm con người nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng, khi
xảy ra rủi ro thì thiệt hại về con người khơng thể quy đổi thành một số tiền nào
đó và cũng khơng một giá trị vật chất nào có thể bù đắp hay khơi phục lại tình
trạng trước khi xảy ra thiệt hại được. Số tiền bảo hiếm do doanh nghiệp bảo
hiểm chi trả chủ yếu có tính chất hỗ trợ về vật chất cho người được bảo hiếm
hoặc người thụ hưởng chứ khơng mang tính chất bồi thường tổn thất. Do vậy,
số tiền bảo hiểm theo HĐBHNT không bị hạn chế mà hoàn toàn tuỳ thuộc vào
thoả thuận giữa các bên giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách
nhiệm trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm quy định tại hợp đồng
hoặc khi hết hạn của hợp đồng chứ khơng phụ thuộc vào việc có xảy ra tổn thất
cho người được bảo hiểm hay không.

e.

HĐBHNT m ang tính tiết kiệm và tính dài hạn :
Vì đối tượng của HĐBHNT là tuổi thọ của con người và mục đích của việc

trả tiền bảo hiểm chủ yếu nhằm hỗ trợ về vật chất cho người được bảo hiểm,
hầu hết các HĐBHNT đều có thời hạn dài (thơng thường từ 5 năm trở lên).
Thời hạn hợp đồng dài cũng phù hợp với tính chất tiết kiệm của HĐBHNT.
Tính chất tiết kiệm là đặc tính riêng có của HĐBHNT. Với tính chất thanh
tốn có định mức như phân tích ở trên, HĐBHNT khác với các loại hợp đồng
bảo hiểm khác ở chỗ: sớm hay muộn doanh nghiệp bảo hiểm chắc chắn sẽ phải

trả tiền bảo hiểm (trừ trường hợp hợp đồng vô hiệu hoặc các trường hợp loại
trừ trách nhiệm bảo hiểm) hoặc ít nhất là phải hồn lại số phí bảo hiểm bên


-

16

-

mua đã nộp khi hợp đổng đạt một thời hạn nhất định. Định kỳ hàng tháng hoặc
hàng năm, bên mua bảo hiểm nộp một khoản tiền nhỏ cho doanh nghiệp bảo
hiểm. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, người được bảo hiếm/ người thụ hưởng sẽ
được nhận một khoản tiền lớn. Ngồi ra, bên mua bảo hiểm cịn có thê được
chia lợi tức từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, giống như
người gửi tiết kiệm được hướng lãi. Thực tiễn ở nước ta hiện nay, có thế nói đa
số người mua bảo hiểm quan tâm đến tính chất tiết kiệm của HĐBHNT hơn là
mục đích phịng ngừa rủi ro xảy ra cho người được bảo hiểm.
Do tính lâu dài và tính tiết kiệm của HĐBHNT, loại hình kinh doanh này
còn được coi là một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Hầu hết
các doanh nghiệp bảo hiểm đểu lập các Quỹ đầu tư đế sử dụng sơ phí báo hiếm
do bên mua đóng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh khác trong thời
hạn của hợp đồng nhằm tăng thêm thu nhập cho cả doanh nghiệp bảo hiểm và
bên tham gia bảo hiểm.
1.1.2. Quyền lợi cơ bản của các bên trong HĐBHNT
Trong HĐBHNT, có thể thấy quyền lợi cơ bản và chủ yếu nhất của các bên
tham gia hợp đồng là:
+ Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: được thu phí bảo hiểm tương ứng với
mức độ rủi ro được bảo hiểm;
+ Đối với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng: được

nhận tiền bảo hiểm hoặc tiền bồi thường do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm hoặc khi hết hạn HĐBHNT.
Để bảo đảm cho quyền lợi cơ bản trên, mỗi bên trong HĐBHNT có những
quyền cụ thể tương ứng với nghĩa vụ của bên kia, trong đó có một số quyền
quan trọng sau đây:
*

B ên mua bảo hiểm có quyền lựa chọn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

phù họp vói nhu cầu và mục đích của mình:


-

17

-

Đây là quyển quan trọng của bên mua bảo hiếm có ánh hướng trực tiếp
đến việc được nhận tiền bảo hiểm/tiền bồi thường của bên mua bảo hiểm hoặc
người được bảo hiểm/người thụ hưởng sau này.
Doanh nghiệp bảo hiểm thường đưa ra các loại sán phẩm bảo hiểm nhân
thọ khác nhau, mỗi sản phẩm có các đặc điểm riêng như: thuộc loại bảo hiểm
sinh kỳ/ tử kỳ hay bảo hiểm hỗn hợp; thời hạn bao nhiêu năm; áp dụng cho
người được bảo hiểm ở độ tuổi nào; số tiền bảo hiểm/bồi thường; có được chia
lãi hay khơng... Bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm
(đại lý bảo hiểm) cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm bảo hiểm, giải thích
về các điều kiện bảo hiểm hoặc các phiếu minh hoạ quyển lợi báo hiếm để lựa
chọn một hoặc một số sản phẩm phù hợp nhất.
Ngay cả khi hợp đồng đã có hiệu lực, bên mua bảo hiểm vẫn có quyền

thay đổi một số thoả thuận như: tăng hoặc giảm số tiền bảo hiểm bằng cách
yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm tăng hoặc giảm số phí bảo hiếm phải đóng.
Điều này đảm bảo cho bên mua bảo hiểm sẽ được nhận số tiền bảo hiểm/bổi
thường đáp ứng đúng nhu cầu và phù hợp với khả năng tài chính của mình.
*

D oanh nghiệp bảo hiểm có quyền được cung cấp các thông tin cần

thiết về người được b ả o hiểm làm căn cứ chấp nhận bảo hiểm :
Đây là quyền đặc biệt quan trọng của doanh nghiệp bảo hiểm trong suốt
quá trình từ khi chuẩn bị giao kết hợp đồng đến khi kết thúc hợp đồng. Khi bên
mua bảo hiểm có ý định tham gia một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ bất kỳ, bẽn
mua bảo hiểm phải kê khai vào đơn yêu cầu bảo hiểm để cung cấp cho doanh
nghiệp bảo hiểm các thông tin về người được bảo hiểm như: độ tuổi, tình trạng
sức khoẻ hiện có, hồ sơ khám chữa bệnh (nếu có), nghề nghiệp, nơi sinh sống,
quan hệ giữa người được bảo hiểm và bên mua bảo hiểm ... Các thông tin này
có giá trị là cơ sở để doanh nghiệp bảo hiểm xác định một cách tương đối mức
độ rủi ro có thể được bảo hiểm, để từ đó xem xét có chấp nhận bảo hiểm hay
khơng và nếu chấp nhận thì với mức phí báo hiếm như thế nào.
TH Ư V IỆ N
TRƯỜNG ĐẠI HOClŨẢĨ HA NỘI
PHỎNG DOC y ị g g

q


-

18


-

Đồng thời, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có bất kỳ sự thay đổi
nào của đối tượng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ phải kịp thời
thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu bên mua bảo hiểm cung cấp thơng
tin khơng chính xác có thể dẫn đến doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo
hiểm cho người khơng thuộc nhóm đối tượng có thể được bảo hiếm hoặc xác
định một mức phí bảo hiểm thấp hơn mức phí đáng lẽ bên mua bảo hiểm phải
đóng, khi đó sẽ gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp bảo hiểm.
* Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền xác định, kiêm tra các thông tin do

bên mua cung cấp:
Khi giao kết HĐBHNT, doanh nghiệp bảo hiểm chủ yếu dựa trên các
thông tin do bên mua bảo hiểm tự kê khai để quyết định chấp nhận bảo hiểm.
Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra, xác minh các thơng tin
đó nếu thấy cần thiết nhằm xác định chính xác khả năng rủi ro có thể được bảo
hiểm để quyết định số tiền bảo hiểm và mức phí bảo hiếm nhất định, đảm bảo
được quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Trên thực tế, doanh nghiệp bảo
hiểm thường tiến hành kiểm tra sức khoẻ của người dược bảo hiểm (hay cịn
gọi là “tình trạng tồn tại trước của đối tượng bảo hiểm”), các thông tin khác
chủ yếu căn cứ vào kê khai của bên mua bảo hiểm.
* D oanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu p h í bảo hiểm :
Quyền thu phí là quyền lợi cơ bản và trực tiếp của doanh nghiệp bảo hiếm.
Tuỳ theo từng loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và người được bảo hiểm trong
mỗi HĐBHNT cụ thể, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ xác định một mức phí bảo
hiểm phù hợp. Từ khi hợp đồng có hiệu lực đến khi xảy ra sự kiện bảo hiểm,
doanh nghiệp bảo hiểm có quyền sử dụng khoản phí bảo hiểm do bên mua báo
hiểm đóng để đầu tư, kinh doanh hoặc dùng vào mục đích hợp pháp khác.
Việc bên mua báo hiểm đóng khoản phí bảo hiểm đẩu tiên là một cơ sở
xác định HĐBHNT phát sinh hiệu lực. Trong quá trình thực hiện hợp đồng,

bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn để

\

%


-

19

-

báo đảm cho quyền nhận phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thực
hiện. Nếu bên mua bảo hiểm khơng đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp
theo khi đến hạn hoặc khi hết thời hạn gia hạn nộp phí thì doanh nghiệp bảo
hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng.
* Ngưòỉ được bảo hiểm h oặc người thụ hưởng có quyên nhận tiền bảo

hiểm/tiền bồi thường kh i xảy ra sự kiện bảo hiêrn:
Việc người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng được nhận tiền bảo
hiể'm/tiền bồi thường là lợi ích lớn nhất mà bên mua bảo hiểm hướng tới khi
giao kết HĐBHNT. Mục đích của bên mua bảo hiểm khi tham gia HĐBHNT là
được nhận một khoản tiền lớn nhằm hỗ trợ về vật chất cho người được bảo
hiểm/người thụ hưởng.
HĐBHNT mang tính thanh tốn có định mức, nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra
một cách khách quan hoặc khi hết thời hạn hợp đổng thì doanh nghiệp bảo
hiểm có nghĩa vụ thanh tốn tiền bảo hiểm/tiền bổi thường cho người được bảo
hiểm hoặc người thụ hưởng. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, người được bảo
hiểm/người thụ hưởng có quyền gửi yêu cầu chi trả bảo hiểm đến doanh

nghiệp bảo hiểm. Bên yêu cầu chi trả phải gứi cho doanh nghiệp báo hiếm đầy
đủ các tài liệu, chứng cứ chứng minh sự kiện bảo hiểm xảy ra là khách quan,
đó là cơ sở để được nhận tiền bảo hiểm/tiền bồi thường theo hợp đồng.
* D oanh nghiệp bảo hiểm có quyền xác minh sự kiện bảo hiểm đê làm

căn cứ chấp n hận h oặc từ ch ối chi trả bảo hiểm :
Căn cứ để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo HĐBHNT là sự
kiện bảo hiểm xảy ra phải mang tính khách quan, khơng lường trước đối với
các bên có lợi ích theo hợp đồng. Nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra do ý chí chủ
quan của bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, người được bảo hiểm thì
chứng tỏ bên tham gia bảo hiểm cố tình trục lợi bảo hiểm. Đây là điều khá phổ
biến trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bởi lẽ việc xác định sự kiện bảo hiểm
xảy ra có khách quan hay khơng trên thực tế không hề đơn giản. Đối tượng cúa
HĐBHNT, tuổi thọ của con người, chịu sự tác động tổng hợp của rất nhiều yếu


-

20

-

tố nên rủi ro liên quan đến tuổi thọ của con người cũng có thể đến từ bất kỳ
yếu tố nào đó trong cuộc sống của người được bảo hiểm. Do vậy, doanh nghiệp
bảo hiểm có quyền xác minh tính khách quan của sự kiện bảo hiểm bằng nhiều
phương cách khác nhau nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp bảo hiếm không
bị xâm hại. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm có cãn cứ chứng minh rằng sự kiện
bảo hiểm khơng khách quan thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối chi
trả bảo hiểm.
1.1.3. C ác yếu tô ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong HĐBHNT

Giống như các loại hợp đổng khác, quyền lợi của các bên trong HĐBHNT
chịu ảnh hưởng đồng thời bởi hai yếu tố: sự thoả thuận của các bên giao kết
hợp đồng và sự điều chỉnh của pháp luật.

a. S ự th o ả thuận của các bên giao kết HĐBHNT:
Nguyên tắc cao nhất của hợp đồng là tự do thoả thuận và tự nguyện, bình
đẳng giữa các bên. Thoả thuận thể hiện ý chí của các bên, các nội dung thoả
thuận chính là cụ thế hố mong muốn, nhu cầu và mục đích của các bên khi
tham gia hợp đồng. Các bên được hồn tồn tự do, tự nguyện và bình đẳng
trong thoả thuận. Tuy nhiên, khi thoả thuận của các bên đã được ghi nhận
thành những điều khoản trong hợp đồng và hợp đồng có hiệu lực thì một số
thoả thuận lại trở thành nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên và việc thực hiện các
nghĩa vụ này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên.
Trong HĐBHNT, các bên thường thoả thuận về các vấn đề: loại sản phẩm
bảo hiểm nhân thọ, số tiền bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, hình thức và thời hạn
đóng phí, thời hạn của hợp đồng... Nhưng sự thoả thuận của các bên trong
HĐBHNT khơng hồn tồn giống như ớ các loại hựp đồng khác. Như đã nêu ở
trên, một điểm đặc biệt trong HĐBHNT là quyền và nghĩa vụ của các bên được
quy định sẵn trong bộ điều khoản mẫu do doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương
đưa ra. Đặc điểm này không làm mất đi tính thoả thuận của HĐBHNT, vì bên
mua bảo hiểm có quyền khơng giao kết hợp đồng nếu không đồng ý với bộ


×