Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH 135 VÀ SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG TÍNH TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.58 KB, 22 trang )

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH 135 VÀ SỰ CẦN
THIẾT TĂNG CƯỜNG TÍNH TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
THAM GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN II
I. Tổng quan về chương trình 135
Ngày 31 tháng 7 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số
135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các
xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, do Uỷ ban Dân tộc và
Miền núi là cơ quan thường trực giúp Chính phủ chỉ đạo thực hiện.Quyết
định này cho ra đời chương trình 135. Cho đến nay, chương trình đã kết
thúc giai đoạn I (1998 - 2005) và đã chuyển sang thực hiện giai đoạn II
(2006 - 2010).
1. Giới thiệu về Chương trình 135
1.1. Mục tiêu
1.1.1. Mục tiêu tổng quát.
Tạo sự chuyển biến nhanh về trình độ sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố có thu nhập cao;
cảo thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc
ở các xã và thôn bản ĐBKK một cách bền vững, giảm tốc độ chênh lệch
khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
*Mục tiêu về phát triển kinh tế:
Mục tiêu phát triển sản xuất: tạo sự chuyển biến cơ bản, nâng cao
trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc, tạo sự chuyển dịch rõ rệt cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng phát huy thế mạnh của từng vùng, gắn sản
xuất với thị trường, nâng cao thu nhập;


Chỉ tiêu cần đạt được là: thu thập bình quân đầu người: 70% số hộ đạt
được mức thu thập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đ/năm vào năm
2010;


* Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng: các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết
yếu phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất đảm bảo phục vụ có
hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập.
Các chỉ tiêu cần đạt được là:
- 80% xã có đường giao thơng cho xe cơ giới từ xe máy trở lên từ
trung tâm xã đến tất cả thơn, bản;
- 80% xã có cơng trình thuỷ lợi đủ năng lực tưới tiêu cho 85% diện
tích đất ruộng lúa nước;
- 100% xã có đủ trường học kiên cố, đồng bộ nhà ở giáo viên, cơng
trình phụ trợ cần thiết, trang thiết bị giảng dạy phục vụ học tập cho các cấp
THCS và tiểu học; có lớp bán trú ở nơi cần thiết; 100% thôn bản hoặc cụm
thôn bản có đủ phịng học lớp tiểu học, lớp mầm non, mẫu giáo.
- 80% số thơn bản có điện ở cụm dân cư;
- Giải quyết và đáp ứng yêu cầu cơ bản về nhà sinh hoạt cộng đồng
thôn bản hoặc cụm thơn bản cho đồng bào;
- 100% xã có trạm y tế kiên cố đồng bộ các cơng trình phụ trợ và có
đủ trang thiết bị đảm bảo chữa bệnh thông thường cho nhân dân;
* Mục tiêu về xã hội: nâng cao đời sống văn hoá xã hội cho nhân dân
ở các xã ĐBKK miền núi, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số nhằm thu hẹp
khoảng cách giữa các vùng, giảm sự chênh lệch giữa các dân tộc.
Các chỉ tiêu cần đạt được là:
- Thụ hưởng các dịch vụ: 80% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp
vệ sinh, 80% hộ được sử dụng điện sinh hoạt;
- Về y tế chăm sóc sức khoẻ: kiểm sốt, ngăn chặn các bệnh dịch nguy
hiểm; tăng tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh lên 50%.


- Về giáo dục: trên 95% số học sinh tiểu học, 75% học sinh THCS
trong độ tuổi đến trường và không bỏ học giữa chừng;
- Về hỗ trợ pháp luật: 100% số xã triển khai hoạt động trợ giúp pháp

lý; 95% người dân các xã ĐBKK được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở, cán bộ chuyên môn
nghiệp vụ cơ bản đã được đào tạo chuẩn hoá theo quy định, đáp ứng yêu
cầu, nâng cao năng lực tham gia quản lý của cộng đồng.
- Giải quyết cơ bản ổn định định canh định cư và giải quyết dứt điểm
tình trạng di cư tự do, khơng tn thủ các quy định của pháp luật.
- Về văn hóa thơng tin: đạt 100% hộ gia đình được nghe đài phát
thanh và 70% xem truyền hình thường xun; 100%

thụn

(bản/làng/phum/sóc)

thơn



một

số

loại

báo,

tạp

chí...50%

(bản/làng/phum/sóc...) đạt tiêu chuẩn làng văn hố.

1.2. Cơ chế quản lí chương trình
Chương trình có các hợp phần, các dự án, từng dự án có cơ chế quản
lý vận hành riêng, vì vậy cơ chế thực hiện chương trình được vận hành theo
cơ chế các hợp phần đã thiết lập.
Đối với dự án đầu tư xây dựng, về nguyên tắc thực hiện theo luật xây
dựng đã ban hành và các văn bản hướng dẫn thực hiện, tuy nhiên, hầu hết
cơng trình thuộc chương trình có quy mơ nhỏ, phạm vi chủ yếu ở thơn bản,
vì vậy sẽ thiết kế cơ chế quản lý đơn giản phù hợp, phân cấp cho xã quản lý
theo lộ trình phù hợp với khả năng và tiến tới giao cho 100% xã làm chủ
đầu tư.
Đối với dự án phát triển sản xuất, cơ chế vận hành theo định hướng
phân cấp cho xã, tăng cường phát huy dân chủ cơ sở từ thôn bản, thường
trực HĐND và UBND nhân dân tỉnh phải chỉ đạo, hướng dẫn HĐND các
xã ĐBKK cách thức tổ chức cho nhân dân và cộng đồng tự lập kế hoạch, tự
chọn mục tiêu và nội dung hoạt động, tự thực hiện, cơ chế giám sát, tăng
cường thanh kiểm tra của thanh tra nhân dân ở cơ sở.


Chương trình sẽ thiết kế cơ chế chính sách khuyến khích đối với xã,
thơn bản thốt khỏi xã, thơng bản ĐBKK, trên cơ sở đưa ra tiêu chí rõ ràng,
định lượng, những xã, thơn thốt nghèo vẫn được hưởng sự hỗ trợ các
chính sách của nhà nước; giáo dục, y tế, văn hố và được hỗ trợ 100% kinh
phí duy tu bảo trì cơng trình hồn thành...
1.3. Phạm vi và đối tượng chương trình
1.3.1. Giai đoạn 1 (1990 - 2005)
Trong 1,715 xã thuộc diện khó khăn, Trung ương lựa chọn khoảng
1.000 xã thuộc các huyện đặc biệt khó khăn để tập trung đầu tư thực hiện
theo chương trình này. Những xã cịn lại được ưu tiên đầu tư thơng qua các
chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án, chương trình phát triển khác.
1.3.2. Giai đoạn 2 (2006 - 2010):

Chương trình phát triển KT - XH các xã ĐBKK giai đoạn 2006 - 2010
tiếp tục và kế thừa CT 135 nhưng được phát triển ở tầm cao hơn, toàn diện
hơn. Hiện nay, diện đầu tư chương trình đó có 2.410 xã (theo tiêu chí xét
xã hồn thành). Chương trình dự kiến sẽ có thêm 850 xã hồn thành mục
tiêu, cịn khoảng 1600 xã chưa thốt khỏi diện ĐBKK sẽ được tiếp tục đầu
tư.
Sau 7 năm thực hiện chương trình 135, những xã ĐBKK đã được đầu
tư, tuy nhiên còn một số xã KV 2 rất khó khăn do CSHT thấp kém, tỷ lệ hộ
đói nghèo cao, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt những năm qua chưa được
đầu tư, hiện nay trình độ phát triển cịn rất thấp, những xã này rất cần được
hỗ trợ của nhà nước, những xã trước đây là căn cứ cách mạng thời kỳ
chống pháp, điều kiện khó khăn như các xã KV II, những xã ATK khu vực
II, không được đầu tư từ các chương trình dự án khác vì lý do an ninh quốc
phịng, trên địa bàn các xã KV2 cịn nhiều thơn, bn, làng, bản, xóm, ấp,
phum, sóc (sau đây gọi là thôn bản) ĐBKK (dự kiến 2.500 thôn bản theo số
báo cáo của các địa phương năm 2004.


Để thực hiện mục tiêu của chương trình, đối tượng đầu tư của chương
trình cần được phủ hết các đối tượng nghèo nhất nhằm tạo ra sự bình đẳng,
giảm bớt tốc độ gia tăng sự chênh lệch phát triển. Các xã chưa hoàn thành
mục tiêu CT 135 sẽ tiếp tục thực hiện giai đoạn sau là hoàn toàn phù hợp,
tuy nhiên xác định các xã KV2 thuộc diện ĐBKK, các thơn bản ĐBKK
theo tiêu chí mới là rất phức tạp cần có tiêu chí rõ ràng, cụ thể. UBDT dự
kiến số lượng xã, thôn bản ĐBKK thuộc phạm vi chương trình gồm:
- 1850 xã ĐBKK
- 2500 thơn bản ĐBKK thuộc xã KV 2
Phạm vi chương trình sẽ được rà sốt hàng năm, từ năm 2007 trở đi,
hàng năm sẽ xét những xã hoàn thành mục tiêu đưa ra khỏi phạm vi
chương trình.

1.4. Nhiệm vụ chủ yếu
1.4.1. Giai đoạn 1 (1999 - 2005)
Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổ chức
hợp lý đời sống sinh hoạt của đồng bào các bản, làng, phum, sóc ở những
nơi có điều kiện, nhất là những xã vùng biên giới và hải đảo, tạo điều kiện
để đồng bào nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống.
Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, gắn với chế biến, tiêu
thụ sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng lao động tại chỗ
tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm và tăng thu nhập, ổn định đời sống, từng
bước phát triển sản xuất hàng hoá.
Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây
dựng các cơng trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuất
tiểu thủ công nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình.
Phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn phù hợp với quy hoạch sản xuất và
bố trí lại dân cư, trước hết là hệ thống nước sinh hoạt; đường giao thơng; hệ
thống điện ở những nơi có điều kiện, kể cả thủy điện nhỏ. Đào tạo cán bộ
xã, bản, làng, phum, sóc, giúp cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lý hành


chính và kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa
phương.
1.4.2. Giai đoạn 2 (2006 - 2010):
- Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao
trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc.
- Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó
khăn;
- Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp
pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.
1.5. Nguồn vốn
Nguồn vốn của Chương trình được huy động từ nhiều nguồn khác

nhau: vốn từ ngân sách trung ương, vốn của địa phương, vốn được các tổ
chức quốc tế hỗ trợ, và vốn huy động được từ sự đóng góp tại chỗ của nhân
dân địa phương. Trong đó, vốn từ ngân sách nhà nước đóng vai trị quan
trọng. Nguồn vốn cho Chương trình được phân bổ theo cơ chế phân bổ vốn
đầu tư như sau:
* Nguyên tắc phân bổ nguồn lực:
- Nguồn lực phải được phân bổ theo tiêu chí rõ ràng, minh bạch và
công khai và không dàn trải;
- Phân bố phù hợp với điều kiện thực tế về mức độ khó khăn (xa trung
tâm, suất đầu tư lơn), tỷ trọng các nhiệm vụ (mức độ thiếu CSHT hay phát
triển sản xuất...) số thôn bản trong xã, quy mô dân số, tỷ lệ nghèo đói, khả
năng nguồn lực của địa phương để nguồn vốn phát huy nhanh hiệu quả.
*) Trung ương phân bổ cho địa phương
Nguồn vốn trung ương phân bổ vốn cho các tỉnh trên cơ sở số lượng
xã, thôn bản theo định mức chung; các tỉnh phân bổ vốn cho xã theo
ngun tắc khơng bình qn, dựa vào điều kiện của từng xã: vị trí địa lý,
diện tích, số dân, tỷ lệ hộ nghèo... để phân bổ theo định mức từng năm.
Phương án này đã thực hiện trong CT 135 những năm qua, nó bộc lộ những


tồn tại cơ bản là mang tính bình qn, chưa căn cứ vào điều kiện khó khăn
thực tế: diện tích, số dân, xa trung tâm, điều kiện địa hình, nhu cầu đầu
tư....Tuy nhiên dễ cho các cơ quan quản lý. Nhược điểm tính bình qn của
phương án trên thực tế đã được nhà nước bổ sung các chính sách theo vùng
riêng: các QĐ 168, 173, 186, Q120, 174...
*) Địa phương phân bổ cho các xã theo nguyên tắc căn cứ các mức độ
khó khăn, khơng bình qn, chia thành các nhóm xã dựa vào:
- Phân bổ vốn dự án phát triển CSHT căn cứ vào:
- Mức độ thiếu các công trình hạ tầng, nhu cầu đầu tư CSHT
- Số thơn bản (liên quan đến diện tích, số dân...)

- Xa trung tâm
Phân bổ vốn các dự án còn lại căn cứ vào:
- Số dân của xã
- Quy hoạch phát triển sản xuất của xã
Việc phân bổ vốn đầu tư sẽ được thiết kế cụ thể khi hướng dẫn thực
hiện.
2. Chương trình 135 giai đoạn II
Chương trình 135 giai đoạn II là kế hoạch xố đói giảm nghèo 5 năm
của chính phủ trong giai đoạn 2006 - 2010. Chương trình được thực hiện
trên địa bàn 1644 xã nghèo trong 45 tỉnh, phần lớn thuộc các vùng đồng
bào dân tộc miền núi. Ngân sách cho Chương trình khoảng 800 triệu USD
với các hợp phần chính: phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất định
hướng thị trường, nâng cao năng lực cho các cán bộ chính quyền cơ sở các
cấp.
Hiện nay có nhiều chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện trên cả
nước nói chung và địa bàn vùng dân tộc và miền núi nói riêng, song các
chương trình đều có mục tiêu riêng. Chương trình MTQG về giảm nghèo
giai đoạn 2006 - 2010 và chương trình 135 giai đoạn II có mục tiêu là xố
đói giảm nghèo, nhưng phạm vi, đối tượng hai chương trình khác nhau.


Chương trình MTQG giảm nghèo đề xuất các chính sách hỗ trợ người
ngheo trên cả nước: Chính sách tín dụng, khuyến nông khuyến lâm, hỗ trợ
y tế, hỗ trợ giáo dục... đối tượng là hộ nghèo, về phát triển hạ tầng chỉ đề
cập phạm vi 700 xã nghèo và 157 xã ĐBKK bãi ngang ven biển, chương
trình đào tạo nâng cao năng lực cán bộ chủ yếu về nội dung xóa đói giảm
nghèo (Văn kiện chương trình QGGN bộ LĐTBXH). CT 135 giai đoạn II
là chương trình xố đói giảm nghèo đặc biệt của chính phủ, thực hiện trên
địa bàn các xã ĐBKK vùng dân tộc và miền núi - vùng khó khăn nhất của
cả nước. CT 135 giai đoạn II không đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp đã có

của chương trình MTQG giảm nghèo, khơng thực hiện các nhiệm vụ: phát
triển sản xuất, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, phát triển hạ tầng và đào tạo
nâng cao năng lực cho cộng đồng ở các xã ĐBKK, thôn bản ĐBKK với
những giải pháp đặc thù, nguồn lực tập trung hơn, vì vậy đây là hai chương
trình riêng biệt. Hiện nay, hầu hết các chương trình đều có một phó thủ
tướng là trưởng ban chỉ đạo chương trình quốc gia chung do một phó thủ
tướng chính phủ phụ trách, Chương trình 135 giai đoạn II có cơ quan
thường trực riêng do bộ trưởng chủ nhiệm UBDT làm phó ban chỉ đạo,
trưởng cơ quan thường trực riêng do bộ trưởng chủ nhiệm UBDT chỉ đạo
hiện nay của CT 135 tương đối phù hợp song cũng còn bất cập do các dự
án thành phần của chương trình có hai cơ quan chỉ đạo mang tính khá độc
lập, ít hiệu quả, vì vậy giai đoạn hai chương trình sẽ giao cho một cơ quan
thường trực chịu trách nhiệm chung, những vấn đề liên quan đến chun
mơn thuộc ngành nào thì bộ ngành đó có trách nhiệm phối hợp theo yêu
cầu của cơ quan thường trực.
2.1. Nguyên tắc thực hiện chương trình
Chương trình phát triển KT - XH các xã ĐBKK chính là tổ chức thực
hiện chính sách xố đói giảm nghèo đặc thù cho vùng trọng điểm đói nghèo
của đất nước. Mục tiêu chương trình là cơ sở tập trung quy tụ thực hiện các
chính sách, chương trình, dự án chun ngành của các bộ, ban ngành quản


lý, xã và thơn, bản khó khăn nhất để đầu tư hỗ trợ, nhằm thu hẹp khoảng
cách phát triển giữa các dân tộc.
Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ bằng các chính sách cụ thể, bằng các nguồn
lực có thể huy động được một cách hợp lý phù hợp với khả năng cân đối
của ngân sách, cụ thể là: hỗ trợ xây dựng một số cơ sở hạ tầng cơ bản thiết
yếu phục vụ đời sống và sản xuất; hỗ trợ phát triển sản xt, xố đói giảm
nghèo, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ cơ sở.

Phát huy tối đa sự sáng tạo, ý chí tự lực tự cường của tồn thể cộng
đồng và nội lực của các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.
Thực hiện xuyên suốt nguyên tắc dân chủ công khai, minh bạch trong
các bước thực hiện chương trình, tăng cường phân cấp cho các cấp cơ sở,
phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ nhân dân trực tiếp tham gia chương
trình.
2.2. Nội dung hoạt động
Chương trình 135 giai đoạn II tiếp tục chương trình hỗ trợ giúp giải
quyết nhà ở, đất ở cho các hộ nghèo cịn khó khăn khi theo QĐ 134 kết
thúc, hỗ trợ giải quyết cơ bản vấn đề nước sinh hoạt và tăng dần tỷ lệ hộ
dùng nước sạch cho các hộ nghèo khi QĐ 134 kết thúc.
2.2.1. Hỗ trợ nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ, y tế
Có kế hoạch và tiến hành đào tạo cán bộ y tế của các xã ĐBKK, kể cả
y tế thôn bản theo cách tiếp cận phù hợp nhu cầu của địa phương, với văn
hố dân tộc. Có chính sách ưu tiên tuyển dụng cán bộ y tế tại chỗ hoặc cán
bộ biết tiếng dân tộc;
Hỗ trợ tăng cường đội y tế lưu động cho các xã nhằm cung ứng dịch
vụ kịp thời hàng tháng, nhất là chăm sóc sức khoẻ trẻ em;
Tăng thêm nguồn tài chính y tế cho các xã ĐBKK để có thể trang trải
cho chi phí y tế cao ở các xã ĐBKK do những điều kiện tự nhiên, phong


tục tập quán đã ảnh hưởng tới chất lượng và khả năng chăm sóc sức khoẻ
nhân dân trong vùng;
Sửa đổi bổ sung chính sách khám chữa bệnh theo QĐ 139 áp dụng
riêng cho các xã ĐBKK, tăng định mức trợ cấp tiền thuốc cho đồng bào các
xã ĐBKK, trợ cấp kinh phí và cấp phát thuốc, tăng thời hạn sử dụng của
thẻ khám chữa bệnh lên 2-3 năm nhằm đảm bảo hiệu quả khám chữa bệnh.
Hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, bảo vệ và chăm sóc
sức khoẻ cộng đồng bằng các chính sách ưu đãi cán bộ y tế xã làm công tác

chăm sóc sức khoẻ ban đầu, sức khoẻ sinh sản;
- Có chính sách ưu đãi cán bộ y tế cho các xã tại thôn bản;
2.2.2. Hỗ trợ nâng cao chất lượng vệ sinh mơi trường
Hỗ trợ những vấn đề khó khăn bức xúc hiện nay về vệ sinh môi
trường của hộ gia đình, do các mơi trường sống dân cư hợp vệ sinh phù
hợp với đặc điểm sinh thái của từng vùng/ khu vực nhằm giảm thiểu tác hại
của môi trường sinh hoạt đến sức khoẻ của nhân dân, cụ thể là:
Hỗ trợ xi măng, tấm lợp cho các hộ gia đình DTTS xây dựng hố xí, hố
rác hợp vệ sinh và di chuyển chuồng gia súc cách xa nhà;
Hỗ trợ thộn/bản xây dựng nhân các mơ hình khu dân cư hợp vệ sinh
(hố xí, hố rác, chuồng gia súc) phù hợp với môi trường sinh thái.
2.2.3. Hỗ trợ đồng bào dân tộc các xã ĐBKK về văn hố thơng tin:
Xây dựng các mơ hình "thơn bản văn hố", "gia đình văn hoá" phù
hợp văn hoá dân tộc và địa bàn cư trú
Hỗ trợ các hoạt động thể dục thể thao: sân chơi, dụng cụ, tăng cường
các hội thể thao khu vực.
Hỗ trợ đầu tư xây lắp các trạm truyền thanh cơ sở, truyền hình vtro
(cấp khơng báo, tạp chí...) xuống thôn/bản.
2.2.4. Hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục nâng cao dân trí:


Tăng cường và bồi dưỡng giáo viên tại chỗ là người dân tộc thiểu số ở
các cấp, đặc biệt là giáo dục mầm non giúp cho trẻ em DTTS làm quen
tiếng việt trước khi đi học tiểu học.
Hỗ trợ bồi dưỡng giáo viên dân tộc cho trường mẫu giáo, tiểu học các
xã ĐBKK, có chế độ đãi ngộ với giáo viên mẫu giáo thôn bản đỡ gánh
nặng cho các bậc phụ huynh nghèo.
Rà xoát đối tượng người dân tộc 15-24 tuổi, đặc biệt là phụ nức chưa
cho người dân tộc theo từng mức tuỳ vào điều kiện của từng địa phương.
Rà sốt các xã cần có trường bán trú dân ni, hỗ trợ mức kinh phí

bằng 2/3 học sinh nội trú của huyện nhằm đảm bảo mọi học sinh ở xa
trường đều có thể ở lại trường. Mơ hình này áp dụng cho những xã ĐBKK
về điều kiện địa lý, đặc biệt cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở nhằm
tạo điều kiện cho các em ở xa trường có thể ổn định và yên tâm học tập để
hoàn thành bậc học.
2.2.5. Hỗ trợ về mặt pháp lý:
Miễn phí tư vấn pháp luật; đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cơng dân khi có vụ việc trước tồ án; kiến nghị cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền giải quyết vụ việc phù hợp với pháp luật, bảo vệ lợi
ích chính đáng của người dân.
Triển khai đa dạng các phương thức trợ giúp pháp lý tại các xã, thôn,
bản nhằm hỗ trợ pháp lý tại chỗ cho người dân: thành lập các tổ, chi nhánh,
điểm, câu lạc bộ, hòm thư trợ giúp pháp lý..., trong đó chú trọng mở rộng
và sử dụng đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý là cán bộ tư pháp xã, các
tổ chức viên tổ hoà giải, các luật gia cư trú, công tác tại địa bàn, chú trọng
cộng tác viên là người dân tộc và cộng tác với các trưởng thôn, trưởng bản
để tư vấn pháp luật và giải quyết vụ việc đơn giản tại cộng đồng.
Thực hiện rộng rãi các chương trình tư vấn, giải đáp pháp luật trên
báo, đài phát thanh, truyềnhình, loa phát thanh xã, thu băng casset... và dịch
ra tiếng dân tộc địa phương.


Thường xuyên thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động, đưa các chuyên
viên, cộng tác viên, luật sư về trợ giúp tại các thơn, xã để giải thích và
hướng dẫn pháp luật cho đồng bào dân tộc.
Hoàn thiện thể chế về trợ giúp pháp lý tạo điều kiện toàn hệ thống tổ
chức trợ giúp pháp lý và đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý tại cơ sở.
Tập huẫn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội
ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, đặc biệt là cán bộ tư pháp cấp xã và hoà
giải viên cơ sở theo quy mơ tồn quốc, khu vực hoặc bồi dưỡng theo các

chuyên đề chuyên sâu phù hợp với nhu cầu hỗ trợ pháp luật của từng địa
phương.
Phát hành và cung cấp miến phí tờ gấp pháp luật, cẩm nang pháp luật
và các tài liệu pháp luật khác có nội dung giải đáp pháp luật thơng qua các
tình huống gần gũi, phổ biến trong cuộc sống thường ngày của người dân,
chú trọng các quy định pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người
dân tộc, các ưu đãi của nhà nước nhằm giúp họ vươn lên thoát nghèo.
II. Chức năng của các bên tham gia thực hiện Chương trình 135
giai đoạn II
1. Chức năng của chính phủ và chính quyền địa phương
1.1. Chức năng của chính phủ và cán bộ, ban, ngành
1.1.1. Chính phủ:
Chính phủ đóng vai trị chủ trì phối hợp các bộ ngành, các địa phương
trong việc thực hiện chương trình đồng thời trực tiếp nhận tài trợ và làm
việc với các đối tác nước ngồi trong Chương trình 135. Chính phủ tổng
hợp theo dõi, đơn đốc, kiểm tra, nắm rõ tình hình thực hiện Chương trình.
Vai trị của Chính phủ được quy định rõ trong Biên bản ghi nhớ giữa chính
phủ Việt Nam với các nhà tài trợ:
- Cùng với các Đối tác phát triển thành lập Ban quan hệ đối tác cho
mục đích đánh giá tiến độ thực hiện CT135-2 và đánh giá nhu cầu hỗ trợ
tiếo theo;


- Đảm bảo rằng tổng chi và phân bổ kinh phí chương trình/ngành phản
ánh hiệu quả ngân sách quốc gia nói chung và cam kết giảm nghèo đề ra
trong ma trận chính sách chung hay cịn gọi là Khung kết quả;
- Giám sát và báo cáo về việc thực hiện hiệu quả ngân sách và tiến độ
đạt được các chỉ số hoạt động qua việc cung cấp thông tin và các báo cáo.
Đảm bảo rằng việc chuyển các khoản hỗ trợ cho các cơ quan thực hiện
CT135-2 dựa trên các việc nộp các báo cáo kỹ thuật và tài chính có chất

lượng phù hợp;
- Đảm bảo rằng trước khi bắt đầu chuẩn bị cho hỗ trợ ngân sách, các
bên liên quan ở mỗi cấp cập nhật và/hoặc thực hiện các điều chỉnh cần thiết
đối với các kế hoạch hoạt động và ngân sách để bổ xung các đầu ra cần đạt
được trong các năm tới trong Khung kết quả;
Thực hiện các bước đã thống nhất nhằm củng cố các hệ thống trong
nước (ví dụ quản lý tài chính, mua sắm) để chi tiêu công cộng măng lại
hiệu quả phát triển cao hơn và tăng cường sự minh bạch và tính giải trình
về tài chính như đã nêu trong Khung kết quả.
1.1.2. Uỷ ban Dân tộc:
Là cơ quan thường trực chương trình, chủ trì phối hợp các bộ, ngành
liên quan giúp thủ tướng chính phủ tổng hợp theo dõi đơn đốc kiểm tra, báo
cáo tình hình thực hiện theo quy định;
Giúp Ban Chỉ đạo của Chính phủ thực hiện Chương trình và chủ trì,
phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương quản lý chỉ đạo thực hiện các
nhiệm vụ và các dự án Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thơn, bản
đặc biệt khó khăn; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản
lý hành chính và kinh tế và đào tạo nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp
pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật. Nghiên cứu đề xuất các hình thức
ghi cơng, biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân có nhiều đóng
góp trong việc thực hiện Chương trình.


Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình cho giai đoạn 20062010, chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành đề xuất các chính sách hỗ trợ trình
thủ tướng Chính phủ quyết định.
Chủ trì phố hợp với các Bộ liên quan và các địa phương xác định cụ
thể danh sách các xã, thơn đặc biệt khó khăn và diện đầu tư Chương trình
Thủ tướng Chính phủ quyết định; phối hợp các Bộ, ngành hướng dẫn các
địa phương hàng năm rà sốt, xác định các xã, thơng hồn thành mục tiêu
ra khỏi diện đầu tư Chương trình từ năm 2008.

Chủ trì, phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn
cơ chế quản lý thực hiện Chương trình này theo nguyên tắc: phân cấp quản
lý cho cơ sở, đơn giản về thủ tục nhưng phải bảo đảm yêu cầu quản lý chặt
chẽ.
Xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai Chương trình và kế hoạch thực
hiện hàng năm; hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai Chương trình.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình ở các địa phương. Định
kỳ 6 tháng và hàng năm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo
Thủ tướng Chính phủ.
Chủ trì, phân bổ vốn ngân sách trung ương cho các Bộ, địa phương
thực hiện các dự án của Chương trình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Uỷ ban Dân tộc có trách nhiệm chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
lựa chọn các trung tâm cụm xã theo thứ tự ưu tiên và hướng dẫn các địa
phương xây dựng các dự án cụ thể để trình duyệt theo quy định hiện hành
về quản lý đầu tư và xây dựng. Sau khi dự án được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, Uỷ ban Dân tộc có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các địa phương
thực hiện.
Chủ trì phối hợp với các bộ ngành có liên quan và hướng dẫn chỉ đạo
các địa phương bình xét lập danh sách xã và thơn bản trình thủ tướng chính
phủ quyết định;


Uỷ ban Dân tộc có trách nhiệm xây dựng nội dung kiểm tra Chương
trình 135 và hướng dẫn các địa phương thực hiện; đồng thời phân công các
thành viên Ban chỉ đạo Chương trình 135 Trung ương đi kiểm tra. Uỷ ban
phải đi sâu giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện Chương trình để đạt được
mục tiêu đề ra.
Chủ trì phối hợp các bộ liên quan ban hành thơng tư hướng dẫn về cơ
chế quản lý hướng dẫn địa phương tổ chức thực hiện;

Theo dõi giám sát các chỉ tiêu, mục tiêu của chương trình do các bộ
ngành khác chỉ đạo thực hiện lồng ghép; phối hợp các Bộ, ngành rà sốt, bổ
sung một số chính sách để thực hiện được mục tiêu của chương trình.
1.3.3. Bộ kế hoạch - Đầu tư
Chủ trì phối hợp với bộ tài chính và các bộ, ngành liên quan phân bổ
kế hoạch vốn chương trình, hướng dẫn các địa phương lồng ghép vốn; phối
hợp các bộ ngành hướng dẫn cơ chế quản lý thực hiện, kiểm tra giám sát
chương trình.
Cân đối phần kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp cho các dự án đã
được phê duyệt, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong chỉ tiêu kế
hoạch ngân sách hàng năm của Tỉnh.
Phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và các bộ ngành liên quan chủ trì việc
xây dựng cơ chế phối hợp lồng ghép các chương trình trên cùng một địa
bàn trung tâm cụm xã và chỉ đạo thực hiện.
1.1.4. Bộ tài chính
Phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn ngân sách
Trung ương cho các dự án của Chương trình và tổng hợp phương án phân
bổ vốn của Chương trình theo thẩm quyền.
Vốn thực hiện Chương trình được ghi thành một khoản mục riêng
trong kế hoạch hàng năm của địa phương do địa phương quản lý, sử dụng
đúng mục đích, đối tượng và đúng kế hoạch.


Phối hợp với Uỷ ban Dân tộc phân bổ chi tiết nguồn vốn của Chương
trình cho các Bộ, địa phương.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan hướng dẫn cơ chế tài chính
thực hiện Chương trình.
Theo dõ cấp phát vốn thực hiện chương trình, phối hợp các bộ ngành
hướng dẫn cơ chế quản lý thực hiện, kiểm tra giám sát tài chính của
chương trình.

Duyệt và thơng báo quyết tốn kinh phí cho các dự án trong Chương
trình trong quyết tốn ngân sách nhà nước. Cuối cùng, Bộ tài chính có trách
nhiệm tổng hợp quyết tốn Chương trình.
1.1.5. Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển chỉ đoạ, hướng dẫn các địa phương thực
hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất, dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn; quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất (thuỷ lợi,
rừng...) chủ trì hướng dẫn một số chính sách thuộc ngành quản lý; thủy lợi,
nước sinh hoạt, khuyến nông khuyến lâm, phát triển và bảo vệ rừng... để
thực hiện các mục tiêu lồng ghép của chương trình.
Chỉ đạo UBND các tỉnh đẩy mạnh sản xuất xuất giống cây trồng, vật
ni có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp với
chuyển đổi cơ cấu sản xuất từng địa phương để cung cấp cho nông dân. Hỗ
trợ, hướng dẫn nông dân về bảo quản về chế biến sản phẩm nơng, lâm, ngư
nghiệp theo quy mơ hộ và nhóm hộ; phát triển đa dạng hố các hình thức
thực hiện chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản theo hợp đồng.
1.1.6. Bộ giao thơng vậnt ài
Thực hiện hồn thành đề án 219 xã chưa có đường ơ tơ đến trung tâm
xã theo văn bản số 709/CV-CP ngày 25/5/2004 của thú tướng chính phủ,
đồng thời bộ chỉ đạo các tỉnh quy hoạch các mạng lưới giao thông nông
thôn theo hướng nâng cấp quy mô đường giao thông nông thôn phù hợp với
yêu cầu phát triển của địa phương và đất nước.


1.1.7. Các bộ ngành khác
Bộ Xây dựng, Văn hoá - Thông tin, Y tế, Giáo dục Đào tạo, Tư pháp,
Nội vụ... căn cứ mục tiêu của chương trình đã được duyệt, theo chức năng
quản lý chỉ đạo, rà soát, bổ sung các chính sách và hướng dẫn các địa
phương thực hiện để đạt các mục tiêu lồng ghép của chương trình.
1.2. Chức năng của chính quyền tỉnh, huyện, sở, ngành liên quan

Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ vào chức
năng nhiệm vụ và mục tiêu nhiệm vụ của chương trình xây dựng kế hoạch
thực hiện. Trong đó chru tịch UBND tỉnh là người chịu trách nhiệm toàn
diện về tổ chức thực hiện, kết quả, hiệu quả chương trình trên địa bàn.
Thành lập ban chỉ đạo thực hiện chương trình của tỉnh, trong đó cơ
quan làm công tác dân tộc của tỉnh là cơ quan thường trực chủ trì phối hợp
các ban ngành tham mưu tổng hợp giúp lãnh đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện.
Tổ chức xác định, bình xét lựa chọn danh sách các xã, thơn bản đặc
biệt khó khăn trên cơ sở thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai, rõ ràng
minh bạch, bảo đảm đúng đối tượng, báo cáo Uỷ ban Dân tộc để thẩm định
tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Tổ chức huy động các nguồn lực trên địa bàn để thực hiện Chương
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động và tổ chức đồng bào các
dân tộc tích cực tham gia trực tiếp vào thực hiện các nội dung phát triển sản
xuất, xây dựng và sử dụng các cơng trình của cộng đồng.
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình đến năm 2010,
kế hoạch thực hiện hàng năm, kế hoạch dự tốn kinh phí tổng thể và hàng
năm để thực hiện Chương trình, báo cáo Hội đồng nhân dân theo quy định.
Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện Chương trình cho Uỷ ban Dân
tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phịng Chính phủ để kịp
thời xử lý giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện của Chương
trình tại địa phương.


Chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện, kiểm tra, giám
sát thực hiện Chương trình trên địa bàn theo kế hoạch, đúng quy định, bảo
đảm chất lượng, chống thất thốt và tiêu cực. Chịu trách nhiệm tồn diện
về hiệu quả của Chương trình.
Huy động các nguồn lực hợp pháp trên đia bàn trong chương trình 135
thực hiện lồng ghép các mục tiêu đã đề ra để đạt kết quả tốt nhất, tiết kiệm

chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực;
Ban hành các quy định cụ thể hướng dẫn việc thực hiện chương trình
ở địa phương.
Tập trung chỉ đạo, tổ chức tốt các dự án xây dựng cơng trình hạ tầng
thuộc Chương trình 135.
Uỷ ban nhân dân huyện có trách nhiệm lồng ghép vốn của các chương
trình, dự án khác trên địa bàn huyện với Chương trình ở từng xác trong kế
hoạch hàng năm, đảm bảo phù hợp giữa khả năng nguồn vốn với tiến độ
đầu tư của cơng trình, hạn chế việc phân vốn cho từng xã, chủ động điều
hồ vốn cho các cơng trình giữa các xã trong năm kế hoạch để bảo đảm
thực hết vốn, hồn thành cơng trình ở từng xã với đầu tư xây dựng các
trung tâm cụm xác một cách hợp lý.
Uỷ ban Nhân dân xã có trách nhiệm thơng tin kịp thời và công khai để
nhân dân trong xã biết mục tiêu, nội dung hoạt động của Chương trình 135,
các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 bằng các hình thức đã
được ghi tại Điều 5 tại quy chế dân chủ ở xã.
2. Chức năng của nhà cung cấp
Nhà cung cấp trong Chương trình 135 có thể là chủ đầu tư các dự án ở
các địa phương hoặc những doanh nghiệp, cá nhân đóng vai trị cung ứng
những đầu vào cho dự án của Chương trình. Vai trò của chủ đầu tư được
quy định trong Luật Xây dựng và Nghị định 131/CP năm 2006 về Quy chế
quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).


Luật Xây dựng quy định quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng
cơng trình trong việc thiết kế cơng trình."Chủ đầu tư xây dựng cơng trình
có các quyền: Được tự thực hiện thiết kế xây dựng cơng trình, năng lực
hành nghề phù hợp với loại, cấp cơng trình; đàm phán, ký kết và giám sát
việc thực hiện hợp đồng thiết kế, yêu cầu nhà thầu thiết kế thực hiện đúng
hợp đồng đã ký kết; yêu cầu sửa đổi, bổ sung thếit kế; đình chỉ thực hiện

hoặc chấm dứt hợp đồng thiết kế xây dựng cơng trình theo quy định của
pháp luật, các quyền khác theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ của chủ
đầu tư xây dựng công trình: Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng cơng trình
trong trường hợp khơng đủ điều kiện, năng lực hoạt động thiết kế xây dựng
cơng trình, năng lực hành nghề phù hợp để tự thực hiện; xác định nhiệm vụ
thiết kế xây dựng cơng trình; cung cấp đầy đủ thơng tin, tài liệu, nghiệm
thu hồ sơ thiết kế không đúng quy định và các hành vi vi phạm khác gây
thiệt hại do lỗi của mình gây ra."
Nghị định quy định rõ: "Chủ dự án ODA phải là đơn vị trực tiếp quản
lý và sử dụng cơng trình sau khi dự án kết thúc. Chủ dự án phải có trách
nhiệm quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA để thực hiện dự án theo nội dung
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các bộ, ngành và địa phương có dự
án ODA chỉ đóng vai trị là cơ quan chủ quản để thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về đầu tư, chứ không làm chủ đầu tư các dự án thuộc nguồn
vốn ODA. Chủ dự án quyết định thành lập Ban quản lí dự án và có thể th
tư vấn quản lý dự án theo quy định của pháp luật".
Ngoài ra thì nhà cung cấp phải có trách nhiệm hợp tác chặt chẽ với
chính phủ, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư ở địa phương để
thực hiện dự án một cách hiệu quả nhất.
3. Chức năng của người dân
Người dân có vai trị rất quan trọng trong Chương trình 135 vì họ là
những người hưởng lợi trực tiếp từ Chương trình. Nhằm phát huy quyền
làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và


tinh thần to lớn của nông dân và nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định
chính trị, xã hội, tăng cường đồn kết nơng thơn, cải thiện dân sinh, nâng
cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở xã trong
sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thối, quan liêu,
tham nhũng, góp phần vào sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng, văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các nội dung công việc
người dân tham gia thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II theo từng hợp
phần:
Đề xuất nhu cầu ưu tiên từ Chương trình 135 tại địa phương.
Tham gia xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các dự án trong
chương trình tại cơng đồng.
Tham gia quá trình triển khai thực hiện các nội dung đầu tư của
chương trình.
Tham gia duy tu, bảo dưỡng và quản lý vận hành các cơng trình đầu tư
từ nguồn vốn chương trình 135 giai đoạn II.
Tham gia theo dõi, giám sát việc thực hiện các dự án trong chương
trình tại địa phương và quá trình sử dụng, vận hành các hạng mục sau khi
dự án khi đã hoàn thành.
Trao đổi, thảo luận, thực hành về kỹ năng tham gia.
4. Chức năng của các nhà tài trợ
Các nhà tài trợ cho chương trình 135 gồm có: Ngân hàng Thế giới
(WB); Cơ quan viện trợ phát triển Úc (Aus AID); Cơ quan viện trở phát
triển Ailen (Irish Aid); Bộ phát triển quốc tế vương quốc Anh (DFID); Quỹ
phát triển nông nghiệp Liên hiệp quốc (IFAD); Phần lan; Cơ quan phát
triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) và Chương trình phát triển liên hiệp quốc
(UNDP).
Vai trò, trách nhiệm của các nhà tài trợ được quy định rõ trong Biên
bản ghi nhớ trình bày Khung Quan hệ đối tác giữa Chính phủ Việt Nam


(Chính phủ) và các đối tác phát triển về phương pháp tiếp cận chung cho hỗ
trợ ngân sách cho Chương trình 135 giai đoạn 2.
4.1. Cam kết của các Đối tác phát triển
Các Đối tác phát triển cam kết cùng làm việc trong quan hệ đối tác với
Chính phủ để tạo điều kiện thực hiện CT135 giai đoạn 2, thông qua cả hỗ

trợ ngân sách và các hỗ trợ bổ xung cung cấp qua các chương trình mở
rộng các đối tác phát triển. Trong chừng mực có thể, với các điều khoản
hành chính và các điều khoản do luật pháp luật pháp quy định hiện có, bao
gồm các thoả thuận hỗ trợ song phương với Chính phủ chi phối các quyết
định về giải ngân và cam kết các Đối tác phát triển cam kết:
Cung cấp thông tin về các mức cam kết hỗ trợ ngân sách trong tương
lai càng sớm càng tốt phục vụ quá trình lập kế hoạch và lên ngân sách của
Chính phủ để tăng khả năng dự đốn về dịng hỗ trợ; Cố gắng xử lý hài hoà
việc giải ngân hỗ trợ ngân sách với nhu cầu tiền tệ của Chính phủ.
Căn cứu vào kết quả hoạt động so với mục tiêu và ưu tiên của CT1352 như trong Khung kết quả để cam kết hỗ trợ;
Phối hợp chặt chẽ với Chính phủ để tổ chức các đợt đánh giá phối hợp
để xem xét và đánh giá thực hiện các mục tiêu của CT135-2, Cố gắng điều
phối việc xây dựng chương trình và cung cấp tài chính cho các hoạt động
hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực cần thiết để hỗ trợ việc thực hiện các
cải tiến của CT135-2
4.2.Tuân thủ theo "nguyên tắc ứng xử"
Ngoài ra các Đối tác phát triển cũng phải nhất trí tuân theo "Nguyên
tắc ứng xử" để đảm bảo sự phối hợp được hiệu quả và suôn sẻ. Các Nguyên
tắc ứng xử bao gồm:
- Các Đối tác phát triển cần phải cố gắng thiết lập các ý kiến chung về
các vấn đề liên quan tới đồng hỗ trợ cho CT135-2 và đưa ra quan điểm
đồng nhất khi làm việc với các đối tác Chính phủ;


- Các Đối tác phát triển đồng ý chia sẻ các công việc hậu cần mà họ
chuẩn bị hoặc uỷ nhiệm có thể phù hợp với CT135-2 và chia sẻ dự thảo đề
cương giao việc cho các công việc hậu cần đó để các Đối tác phát triển có
cơ hội góp ý.
III. Sự cần thiết tăng cuờng tính trách nhiệm của các bên tham
gia thực hiện Chương trình




×