Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG Á CHÂU 184 - 186 BÀ TRIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.41 KB, 20 trang )

THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG Á CHÂU 184 186
BÀ TRIỆU
1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH ACB.
1.1. Sự hình thành và phát triển của chi nhánh ACB.
Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín
dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990, đã tạo dựng một
khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP
Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN
cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí
Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Vốn điều lệ của ACB ban đầu là 20 tỷ đồng, đến 30/9/2006 đã đạt trên 1.100
tỷ đồng, tăng hơn 55 lần so với ngày thành lập. Tổng tài sản năm 1994 là 312 tỷ
đồng, đến nay đã đạt gần 40.000 tỷ đồng, tăng 122 lần, dư nợ cho vay cuối năm
1994 là 164 tỷ đồng, cuối tháng 9/2006 đạt 14.464 tỷ đồng, tăng 88 lần. Lợi nhuận
trước thuế cuối năm 1994 là 7,4 tỷ đồng, đến cuối tháng 9 năm 2006 hơn 457 tỷ,
tăng hơn 61 lần.
ACB với hơn 200 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong
các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền
công nghệ thông tin hiện đại. ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý
rủi ro hiệu quả. Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, ACB luôn
giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Sự hoàn hảo là điều ACB luôn
nhắm đến: ACB hướng tới là nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn hảo
cho khách hàng, danh mục đầu tư hoàn hảo của cổ đông, nơi tạo dựng nghề nghiệp
hoàn hảo cho nhân viên, là một thành viên hoàn hảo của cộng đồng xã hội. “Sự
hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện.
Cùng với việc tăng nhanh quy mô vốn tự có và vốn hoạt động, ACB đặc biệt
quan tâm đến việc mở rộng địa bàn hoạt động. Hiện nay, Trụ sở chính của ACB
đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. HCM. Tính đến ngày 31/12/2007,
ACB gồm 111 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên
toàn quốc.


Đối tượng của ACB thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, chủ yếu là
thuộc các lĩnh vực: Công nghiệp, Thương nghiệp, Dịch vụ, Giao thông vận tải,
Xây dựng, nhằm để phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá và ổn định tiền tệ.
* Ngành nghề kinh doanh:
-Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ
hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước,
vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;
-Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy
tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định;
-Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
-Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại
vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được
NHNN cho phép;
-Hoạt động bao thanh toán.
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế là nghiệp vụ đóng vai trò chủ đạo trong hoạt
động kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng. Trong đó, phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ đang được mở rộng và phát triển.
Với tập thể lãnh đạo đầy tâm huyết và đội ngũ nhân viên trẻ trung, ham học
hỏi, phấn đấu vươn lên hoàn thiện mình kể từ khi đi vào hoạt động đến nay ACB đã
và đang dần khẳng định vai trò một NHTMCP hàng đầu Việt Nam.
1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Á Châu ACB
trong thời gian qua
Với chính sách sản phẩm, phát triển kênh phân phối và hệ thống quản lý rủi
ro hiệu quả trên nền công nghệ hiện đại ACB đã đáp ứng được các nhu cầu cần
thiết của khách hàng và đạt được sự tăng trưởng nhanh về cả bề rộng lẫn chiều sâu
một cách bền vững và an toàn tạo tiền đề cho các bước tăng trưởng mạnh mẽ trong
tương lai và chiếm giữ thị phần ngày càng lớn.
1.2.1 Tình hình huy động vốn
Nguồn vốn huy động của ACB các năm qua tăng cao, tính đến cuối năm
2005 là 14.353.766 nghìn đồng, đến 2006 là 22.341.236 nghìn đồng. Tính đến thời

điểm 2007, tổng vốn huy động đạt 31.670.517 nghìn đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn
huy động duy trì ở mức cao, đạt 46,52% trong năm 2005; 55,65% trong năm 2006
và đạt 41,76 % trong năm 2007.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh ACB qua các năm
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
2007
Giá trị
Tỷ
trọng
Tiền vay từ NHNN 68.670 967.312 49.000 0,15%
Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD
trong nước
1.000.806 1.123.576 2.131.696 6,73%
Vốn nhận từ Chính phủ, các tổ
chức quốc tế và tổ chức khác
243.950 265.428 260.712 0,82%
Tiền gửi của khách hàng 13.040.340 19.984.920 29.229.109 92,30%
Tổng vốn huy động 14.353.766 22.341.236 31.670.517 100,00%
Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh ACB năm 2005, 2006,2007
Trong đó:
- Tiền vay từ NHNN: Đến 2007, vay từ NHNN là 49 tỷ đồng thông qua kênh thị
trường mở, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng vốn huy động (0,15%). Tiền vay từ NHNN
trong năm 2007 giảm nhiều (gần 20 lần) so với năm 2006 và thấp hơn so với năm 2005.
- Tiền gửi các tổ chức tín dụng trong nước: Đến 2007, nguồn vốn huy động từ các
TCTD trong nước đạt 2.131.696 nghìn đồng, chiếm 6,73% tổng nguồn vốn huy động của

chi nhánh ACB. Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD trong nước tăng lên qua các năm, năm
2006 có tăng nhưng không đáng kể so với năm 2005 nhưng 2007 đã tăng lên gần gấp đôi
so với năm 2006
- Tiền gửi của khách hàng: Tiền gửi của khách hàng trong nước đến 2007 là 29.229.109
nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 92,3% trong nguồn vốn huy động của chi nhánh ACB, trong đó
chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm chiếm đến 76,8% trong tổng nguồn, còn lại là tiền gửi thanh
toán và tiền gửi ký quỹ.
Bảng 2 Nguồn vốn phân theo kì hạn và cơ cấu
ĐVT: 1000 đồng
Khoản mục
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số dư
Tỷ
trọng
Số dư
Tỷ
trọng
Số dư
Tỷ
trọng
Phân theo kỳ hạn 14.353.766 100,0% 22.341.236 100,0% 31.670.517 100,0%
- Ngắn hạn. 11.172.603 77,8% 17.770.904 79,5% 24.888.623 78,6%
- Trung, dài hạn. 3.181.163 22,2% 4.570.332 20,5% 6.781.894 21.4%
Phân theo cơ cấu 14.353.766 100,0% 22.341.236 100,0% 31.670.517 100,0%
- Ngoài nước - - - - - -
- Trong nước 14.353.766 100% 22.341.236 100% 31.670.517 100%
+ Tổ chức tín dụng. 1.069.476 7,5% 2.090.888 9,4% 2.180.696 6,9%
+ Khách hàng. 13.040.340 90,8% 19.984.920 89,4% 29.229.109 92,3%
Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh ACB năm 2005, 2006 và 2007
Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn chủ yếu là do huy động ngắn hạn,

Năm 2005 chiếm 77,8%, năm 2006 chiếm 79,5% và Năm 2007 chiếm 78,6% trong
tổng nguồn huy động.
Nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu chủ yếu là do huy động từ tiền gửi
của khách hàng, năm 2005 chiếm tỷ trọng 90,8%, năm 2006 chiếm 89,4% và Năm
2007 chiếm tỷ trọng 92,3% và tăng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng ở mức
cao, năm 2006 đạt 53,25%, đến Năm 2007 đạt 46,26%.
1.2.2 Tình hình sử dụng vốn.
Chi nhánh ACB thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro.
Tổng dư nợ cho vay đến 2007 chỉ chiếm tỷ lệ 45,67% tổng nguồn vốn huy động.
Phần nguồn vốn còn lại được gửi tại các TCTD dụng trong và ngoài nước.
Hoạt động tín dụng.
Trong các năm qua, hoạt động tín dụng của chi nhánh ACB luôn đạt mức tăng
trưởng tốt. Tính đến 2007, dư nợ cho vay đạt 14.464 triệu đồng, tăng 51,25% so với
cuối năm 2006. Các sản phẩm của ACB đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành
phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay bổ sung vốn lưu động,
tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sửa
chữa nhà, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên, tài trợ
xuất nhập khẩu, bao thanh toán v.v.…
Bảng 3: Thống kê tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng
ĐVT: 1000 đồng
Khoản mục
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số dư % tăng Số dư % tăng Số dư % tăng
Tổ chức tín dụng
(*)
61.238 - 181.681 196,68% 43.654 -75,97%
Khách hàng 6.698.437 - 9.381.517 40,06% 14.420.673 53,71%
Tổng dư nợ tín dụng 6.759.675 25,27% 9.563.198 41,47% 14.464.327 51,25%
Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh ACB năm 2005, 2006 và năm 2007
1.2.3 Tình hình thanh toán quốc tế.

Từ khi mới thành lập, ACB đã tiến hành các giao dịch ngoại tệ nhưng hoạt
động lúc đó chỉ lẻ tẻ tại các phòng giao dịch và chủ yếu giao dịch mua bán ngoại
tệ, làm đại lý chi trả kiều hối... Đến năm 1995, nghiệp vụ thanh toán quốc tế mới
thực sự đi vào hoạt động nhưng cũng chỉ thực sự phát triển từ năm 2000 đến nay.
Những năm đầu, do nguồn ngoại tệ còn hạn chế, khách hàng chưa tin tưởng nên
khối lượng thanh toán còn nhỏ lẻ. Công tác thanh toán quốc tế của ACB trong
(*)
những năm gần đây đã được mở rộng cả về chủng loại và chất lượng như: chuyển
tiền, tín dụng chứng từ, bảo lãnh, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ với nước
ngoài, đầu cơ trên thị trường tiền tệ... Phí thu được từ các hoạt động này đã góp
phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh của toàn hệ thống của ACB. Chất lượng
thanh toán quốc tế cũng ngày được nâng cao, các nghĩa vụ cam kết với khách hàng
ngày càng được quan tâm và thực hiện đầy đủ, do đó góp phần làm uy tín của
Ngân hàng ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế...
Do yêu cầu đòi hỏi thực tiễn, sau nhiều lần điều chỉnh và tham khảo biểu phí
cho các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, biểu phí mới đã được thiết lập tương đối
hoàn chỉnh. ACB áp dụng hai mức phí khác nhau với khách hàng trong và ngoài
nước một cách hợp lý: vừa đảm bảo được nguồn thu đồng thời tăng khả năng cạnh
tranh với các Ngân hàng khác. Thông qua việc sửa đổi này, lượng khách hàng
tham gia thanh toán quốc tế ngày càng tăng lên.
Đối với Ngân hàng, kinh doanh đối ngoại là một hoạt động mới so với các
hoạt động khác. Năm 1995, thời gian đầu bước vào thực hiện nghiệp vụ này ACB
đã gặp nhiều khó khăn như: khách hàng còn quen giao dịch với VCB, cán bộ nhân
viên còn chưa quen với công việc do chưa được đào tạo có hệ thống về hoạt động
kinh doanh đối ngoại. Nhưng được sự chỉ đạo và quan tâm kịp thời của Ban lãnh
đạo, Phòng thanh toán quốc tế... hoạt động kinh doanh đối ngoại của ACB đã thu
được những kết quả khả quan và góp phần nâng cao uy tín, thu hút thêm nhiều
khách hàng.
2. THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ACB.

2.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân
hàng ACB.
2.1.1. Quy trình thanh toán L/C hàng xuất khẩu.
Bước 1: Kiểm tra.
Chuyên viên thanh toán tiếp nhận hai bản yêu cầu thanh toán L/C và các
chứng từ có liên quan từ chuyên viên thanh toán khách hàng và tiến hành kiểm tra
bộ chứng từ trên yêu cầu của L/C do ngân hàng nước ngoài phát hành.
Bước 2: Yêu cầu.
Sau khi thực hiện bước 1, nếu bộ chứng từ không đủ, có sai sót, chưa đáp
ứng được các yêu cầu được mở thì lập yêu cầu bổ sung hoặc điều chỉnh, rồi trình
cho cấp có thẩm quyền phê duyệt và chuyển cho chuyên viên khách hàng kịp thời
điều chỉnh.
Bước 3: Lập điện chỉ thị.
Chuyên viên thanh toán lập điện chỉ thị gửi kèm bộ chứng từ đòi tiền từ
ngân hàng phát hành. Trường hợp, ngân hàng phát hành không phải là ngân hàng
chuyển tiền thì chuyên viên thanh toán lập thêm gửi ngân hàng chuyển tiền.
Bước 4: Phê duyệt, ký hậu.
Sau khi chuyên viên thanh toán hoàn tất nghiệp vụ ở các bước nói trên,
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cấp có thẩm quyền xem xét bộ chứng từ, chỉ
thị điện xác định nội dung là phù hợp thì ký phê duyệt. Đồng thời cấp có thẩm
quyền ký hậu vào phía sau hối phiếu, thể hiện ACB có quyền nhận số tiền qui định
trên hối phiếu hoặc ra lệnh cho ngân hàng thanh toán thanh toán số tiền trên hối
phiếu theo chỉ dẫn.
Bước 5: Hạch toán.
Chuyên viên thanh toán sẽ thực hiện hạch toán thu phí dịch vụ thanh toán
L/C hàng xuất khẩu và các chi phí liên quan gồm: phí kiểm chứng từ, phí gửi
chứng từ, điện phí.
Bước 6: Gửi chứng từ, phát điện.
Chuyên viên thanh toán gửi chỉ thị đã lập ở bước 3 và bộ chứng từ cho
ngân hàng phát hành, ngân hàng chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng để đòi

tiền ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chuyển tiền.
Trường hợp có lập điện thì tiến hành phát điện đã lập tại bước 3 để đòi tiền
ngân hàng nước ngoài, bộ phận phát điện chịu trách nhiệm phát điện theo đúng yêu
cầu của chương trình thanh toán SWIFT.
Bước 7: Thông báo.
Chuyên viên thanh toán lập thông báo cho chuyên viên khách hàng về việc
ACB đã chấp nhận thanh toán L/C đã gửi bộ chứng từ, hoặc đã phát điện để đòi
tiền ngân hàng phát hành, ngân hàng chuyển tiền. Sau đó chuyên viên thanh toán
giao một bản chính yêu cầu thanh toán L/C đã phê duyệt cho chuyên viên khách
hàng để chuyên viên khách hàng thông báo cho khách hàng biết và nhận lại một
yêu cầu đã ký.
Bước 8: Giám sát.
Chuyên viên thanh toán có trách nhiệm giám sát việc thanh toán của ngân
hàng nước ngoài đối với bộ chứng từ đã gửi, căn cứ vào thời hạn trả tiền qui định
trong L/C và hối phiếu để giám sát việc thanh toán. Nếu hết thời hạn qui định mà
ngân hàng nước ngoài vẫn chưa thanh toán thì phải lập điện hỏi rõ lý do chậm
thanh toán (theo mẫu), theo thông lệ quốc tế khi bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu
của L/C thì ngân hàng nước ngoài bắt buộc phải thanh toán, trường hợp bị từ chối
thanh toán thì ACB thông báo cho khách hàng và chờ chỉ thị của khách hàng.
Bước 9 : Báo Có.
Khi Ngân hàng nước ngoài đã thanh toán cho bộ chứng từ đã gửi, chuyên
viên thanh toán lập thông báo ghi Có (theo mẫu) thông báo cho khách hàng về việc
ACB đã ghi Có vào tài khoản của khách hàng và chuyển cho chuyên viên khách
hàng.
Bước 10: Lưu hồ sơ.
Hồ sơ phi lưu giữ trong “bìa đựng L/C”, ngoài bìa ghi rõ các thông tin: số và
ngày L/C, số và loại tiền L/C... và các ghi chú đặc biệt khác in sẵn trên bìa, hồ sơ
lưu giữ gồm:

×