Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.58 MB, 75 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CHÂU THI■VÂN

BẢO H ộ QUYỂN SỞ HŨU CƠNG NGHIỆP Đ ối VỚI BÍ MẬT KINH DOANH
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỆT NAM

Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số
: 60 38.30 ’

LUÂN VĂN THAC
• SỸ LUÂT
• HOC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN t h ị q u ế a n h

THƯ VI ỆN
TRƯỚNG ĐAI HOC LÙÂÌ HA NÒI
PHÒNG ĐOC
HÀ NỘI - 2007


MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1:

1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN

sở

HŨU

công

NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH.

1.1.

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bảo hộ quyền sở

hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh.
1.2.

13

M ối quan hệ giữa bí mật kinh doanh với các đối

tượng khác của quyền sở hữu trí tuộ.
Chương 2:

7


Khái niệm và quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí

kinh doanh.
1.3.

7

19

NHŨNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ
QUYỀN SỞ HŨU CÔNG NGHIỆP Đ ố i VỚI BÍ MẬT
KINH DOANH.

2.1.

Các điều kiện để bí mật kinh doanh được bảo hộ.

2.2.

Căn cứ phát sinh và chấm dứt quyền sở hữu cơng
nghiệp đối vói bí mật kinh doanh.

2.3.

Chương 3:

24

28


N ội dung quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật
kinh doanh.

2.4.

24

Bảo vệ bí mật kinh doanh.

34
43

ĐỊNH HUỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆ PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH.

62

3.1.

Định hướng chung.

62

3.2.

Giải pháp hoàn thiện

65


KẾT LUẬN

70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

71


LỜI NĨI ĐẨU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Trong quá trình phát triển của xã hội, khi bắt đầu xuất hiện nền sản xuất
hàng hoá và kinh doanh trở thành một nghề độc lập, các thương nhân cũng bắt
đầu tích luỹ cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh
(know - how) đồng thời cũng tìm tịi, sáng tạo những bí quyết, những kỹ riăng
mới để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Tính
cạnh tranh trong sản xuất và thương mại địi hỏi mỗi thương nhân phải có
những ưu thế nhất định để cạnh tranh với các thương nhân khác. Yêu cầu này
đã dẫn đến việc các thương nhân phải giữ bí mật những kỹ năng, kinh nghiệm
đã tích luỹ được cũng như những bí quyết, kỹ năng mới mà họ sáng tạo ra và
chỉ truyền cho con cháu họ. Những kỹ năng, kinh nghiệm, bí quyết được giữ
bí mật này chính là bí mật kinh doanh mà chúng ta đang bàn tới ngày nay.
Trong nền kinh tế hiện đại, cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh ngày
càng khốc liệt. Lợi thế cạnh tranh ngày nay khơng cịn nằm chủ yếu ở tài
nguyên thiên nhiên hoặc lao động rẻ, mà nghiêng về tiềm lực tri thức và công
nghệ. Xu hướng này làm cho các nhà sản xuất ngày càng quan tâm đến việc
sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng khoa học - cơng nghệ cao và địi hỏi
nhà nước phải có những định hướng, tác động và bảo hộ nhất định cho những
nhà sản xuất kinh doanh đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo ra khoa học - cơng
nghệ.

Trên thế giới, các sản phẩm trí tuệ đã được bảo hộ từ lâu. Cùng với sự
phát triển của xã hội và tri thức, các nhà nước đã sử dụng nhiều hình thức khác
nhau để bảo hộ cho các sản phẩm trí tuệ khác nhau. Các sản phám trí tuệ có
liên quan đến kinh doanh và hoạt động kinh doanh có thể được bảo hộ bằng
cách cấp patent cho sáng chế, cho giải pháp hữu ích trong sản xuất hoặc cấp
patent cho kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hố. Tuy nhiên, bên cạnh
việc nhờ đến các hình thức bảo hộ của pháp luật để bảo vệ các sản phẩm trí
tuệ và lợi ích của mình, các chủ thể kinh doanh cũng tự mình giữ bí mật các
sản phẩm trí tuệ khác bởi họ nhận thấy trong một số trường hợp việc giữ bí


mật này tạo ra lợi thế cạnh tranh cho họ. Chính vì vậy, để đảm bảo cho các
doanh nghiệp được cạnh tranh tron? một môi trường lành mạnh, đảm báo cho
các doanh nghiệp tự mình tìm tịi sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ có vị thế cạnh
tranh xứng đáng với những đầu tư tài sản trí tuệ mà họ đã bỏ ra, các nhà nước
cũng bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể kinh
doanh và hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh được coi là một trong những
hành vi có tính chất cạnh tranh không lành mạnh, ở cấp độ quốc tế, bảo hộ
quyền chống cạnh tranh không lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh trong
đó bao hàm cả hành bảo hộ bí mật kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh
được ghi nhận từ năm 1900. Cho đến 1994, khi các nước ký kết Hiệp định
TRIPs để bảo hộ các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ thì thơng
tin bí mật trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã được bảo hộ như là một đối
tượng riêng biệt của quyền sở hữu trí tuệ.
Ớ Việt Nam, trong Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa
Kỳ đã ghi nhận cam kết việc bảo hộ thơng tin bí mật cho các chủ thể kinh
doanh và phía Hoa Kỳ cũng địi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng hồn thiện
pháp luật để thực thi cam kết này.
Đáp ứng yêu cầu đó và cũng để phù hợp với pháp luật quốc tế, Chính
phủ Việt Nam đã ban hành Nghị Định 54/2000/NĐ - CP trong đó ghi nhận sự

bảo hộ đối với bí mật kinh doanh với tư cách là một đối tượng của quyền sở
hữu công nghiệp.
Như vậy, ở pháp luật của các quốc gia cũng như luật quốc tế, bí mật
kinh doanh đã được thừa nhận với tư cách là một đối tượng của quyền sở hữu
trí tuệ nói chung và sở hữu cơng nghiệp nói riêng. Tuy vậy, ở Việt Nam, đối
tượng này còn khá xa lạ cả trong lý luận lẫn thực tiễn. Chính vì vậy, tiếp cận
dưới góc độ khoa học pháp lý về đối tượng này nhằm nâng cao nhận thức về
pháp luật thực định cũng như lý luận khoa học về đối tượng này là nhu cầu có
tính cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:


3

Cho tới hiện nay, ở nước ta chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên
cứu một cách đồng bộ và tồn diện về bí mật kinh doanh với tư cách là một
đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Các nghiên cứu về bí mật kinh
doanh mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một vài khía cạnh riêng lẻ của nó
đang trên các báo và tạp chí trong nước và trình bày trong hội thảo khoa học
về bí mật kinh doanh do Cục sở hữu trí tuệ tổ chức, bao gồm nghiên cứu của
các tác giả sau:
- Tác giả Nguyễn Thị Quế Anh có bài “Một số vấn đề về bảo hộ bí mật
kinh doanh và hồn thiện pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam”
đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Kinh :tế Luật số 3 năm 2004. Trong bài viết này tác giả đã giới thiệu sơ lược về hệ
thống pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh Irên thế giới và chỉ ra được các đặc
trưng của quyền sở hữu cồng nghiệp đối với bí mật kinh doanh trong mối
lương quan so sánh với các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp.
Trong bài viết này, tác giả cũng chỉ ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả của việc bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam.
- Tác giả Kiều Thị Thanh và Nguyễn Thị Hằng có bài viết “Quyền sở

hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh đăng trên Tạp chí luật học số
3/2002. Trong bài viết này hai tác giả đã căn cứ trên các quy định của pháp
luật về bí mật kinh doanh được quy định trong Nghị Định 54/2000/NĐ - CP
để phân tích và chỉ ra được một số hạn chế của pháp luật về bí mật kinh dổanh
của Việt Nam theo quy định của trong Nghị định 54/2000/NĐ - CP.
- Nghiên cứu bí mật kinh doanh cùng với các đối tượng khác của nhiều
tác giả được thể hiện trong cuốn sách “Bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - một
số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Hồng Hạnh chủ biên.
Trong sách này các tác giả đã chỉ ra được sự không tương thích trong pháp
luật Việt Nam về bảo hộ bí mật kinh doanh với Hiệp định TRIPs và Hiệp định
thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
Như vậy, có thể thấy khoa học pháp lý về bảo hộ bí mật kinh doanh ở
Việt Nam mới đang phát triển ở những bước đầu tiên. Nghiên cứu của các tác


4

giả nói trên đã đóng góp vào khoa học pháp lý Việt Nam một số khía cạnh
nhất định. Nhung xét một cách tồn diện thì các nghiên cứu đó vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu nhận thức của xã hội nói chung về đối tượng này. Nghĩa là
trên thực tế có rất nhiều khía cạnh liên quan đến bí mật kinh doanh chưa được
xem xét đến. Đây là lý do thứ hai khiến tác giả chọn nghiên cứu đề tài “ Bảo
hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam” trong khoá
luận tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
3.

Phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ của đề tài:

Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về bí
mật kinh doanh, đánh giá các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành nhằm

chỉ ra các thiếu sót, khiếm khuyết và kiến nghị các phương hướng và các giải
pháp hồn thiện.
Với mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bí mật kinh doanh và bảo hộ bí mật
kinh doanh ở Việt Nam và trên thế giới.
- Nghiên cứu pháp luật thực định, so sánh pháp luật thực định của Việt
Nam với pháp luật của các nước trên thế giới và các Điều ước quốc tế về bảo
hộ bí mật kinh doanh.
- So sánh, đánh giá phân tích để chỉ ra các thiếu sót, khiếm khuyết và đề
ra kiến nghị và giải pháp hoàn thiện.
Với đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cũng
như pháp luật thực định về bí mật kinh doanh, cụ thể bao gồm các vấn đề s‘au:
- Những vấn đề lý luận cơ bản về bí mật kinh doanh như : Cơ sở lý luận
và thực tiễn của việc bảo hộ bí mật kinh doanh; khái niệm bí mật kinh doanh
và quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh; mối quan hệ giữa bí
mật kinh doanh với các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ;
- Thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trên cơ sở đó đề ra phương hướng và
giải pháp hoàn thiện pháp luật hiện hành về bảo hộ bí mật kinh doanh.


Trong quá trình nghiên cứu tác giả đi sâu nghiên cứu về các vấn đề lý
luận về bí mật kinh doanh và các phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh bằng
biện pháp dân sự, hành chính, hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam
nhằm giải quyết một số vấn đề lý luận cũng như thực trạng của pháp luật Việt
Nam trong việc bảo hộ đối tượng này.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đứng trên thế giới quan và phưưng
pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của
Mác - Lênin. Trong quá trình nghiên cứu, đối với từng vấn đề cụ thể của đề

tài, tác giả vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, so sánh, diễn dịch,
quy nạp để đạt được kết quả nghiên cứu.
5. Bơ cục luận văn:
Ngồi phần Lời nói đầu, phần Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dang của luận văn được trình bày trong ba chương và có kết cấu chi’ tiết
như sau:
Chương I: Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp đối vói bí
mật kinh doanh.
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bảo hộ bí mật kinh doanh
1.2. Khái niệm bí mật kinh doanh, quyền sở hĩai cơng nghiệp đối với bí
mật kinh doanh.
1.3. So sánh bí mật kinh doanh với các đối tượng khác của quyền sở hữu
trí tuệ.
Chương II: Những quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sỏ' hữu
cơng nghiệp đơi với bí mật kinh doanh
2.1. Các điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh
2.2. Căn cứ phát sinh và chấm dứt quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí
mật kinh doanh
2.3. Nội dung quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh


6

2.4.

Bảo vệ bí mật kinh doanh theo quy định pháp luật Việt Nam

Chương III: Định hướng và những giải pháp hồn thiện pháp luật
bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp đối vói bí mật kinh doanh.
3.1. Định hướng chung

3.2. Giải pháp hoàn thiện.


7

Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỂ QUYỂN

sở

HŨU

c ô n g n g h iệ p

ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH

1.1. C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN

c ủ a v iệ c b ả o h ộ q u y ể n

SỞ HỮU CƠNG NGHIỆP Đ ố i VỚI BÍ MẬT KINH DOANH.
1.1.1. Khuyến khích hoạt động nghiên cứu và sáng tạo.
Một trong những quan điểm ]ý luận làm cơ sở, nền tảng cho việc bảo hộ
bí mật kinh doanh là luận điểm cho rằng bảo hộ bí mật kinh doanh sẽ khuyến
khích được hoạt động nghiên cứu và sáng tạo. Paul Romer, trong một nổ lực
nhằm chứng minh rằng các nước đang phát triển hồn tồn có khả năng sử
dụng ưu điểm của tiến bộ cơng nghệ đang có, Romer giả định rằng tiến bộ
cơng nghiệp địi hỏi hoạt động phối hợp, hướng tới lợi nhuận tạo ra hai bộ
phận riêng biệt: (a)những đặc trưng kỹ thuật cụ thể được sáp nhập vào những
sản phẩm có khả năng nhận bằng độc quyền sáng chế và đưa vào sản xuất,

trong khi loai trừ hoat động của các hãng khác ra khỏi hoat động đó; (b) sư
giác ngộ rằng các đặc trưng nói trên về cơ bản là sản phẩm cơng cộng.’ Để
khuyến khích mọi người và tổ chức tham gia tạo ra tri thức truyền thống,
nguyên tắc về sự loại trừ phải được viện dẫn. ô n g lập luận rằng có hai cách để
loại trừ những người khác: thứ nhất là giữ bí mật tri thức và thứ hai là viện dẫn
pháp luật có hiệu lực về sở hữu trí tuệ. [2, tr 30]
Có rất nhiều ý kiến phản bác lại quan điểm này, cho rằng dường như sự
bảo hộ bí mật kinh doanh kìm hãm chứ khơng phải là thúc đẩy hoạt động
nghiên cứu và sáng tạo. Những người phản bác lại quan điểm này cho rằng: để
thúc đẩy hoạt động sáng tạo trong kinh doanh thương mại đòi hỏi phải thúc
đẩy tự do cạnh tranh bằng việc cho phép sử dụng không hạn chế các ý tướng
trong khu vực cơng cộng. Trong khi đó, việc bảo hộ bí mật kinh doanh (kể cả
đối với bảo hộ sáng chế) lại cho phép chủ sở hữu độc quyền ở mức độ nhất
định đối với các ý tưởng (các sản phẩm trí tuệ) của mình. Riêng đối với bí mật


8

kinh doanh việc bảo hộ vô thời hạn sẽ làm cho chủ sở hữu trì hỗn sự đầu tư
để nghiên cứu và sáng tạo, đồng thời làm cho các chủ thể khác tốn thời gian
và tiền bạc để nghiên cứu một vấn đề đã được nghiên cứu rồi.
Tuy nhiên, những người ủng hộ quan điểm trên cho rằng: sự độc quyền
ở một mức độ nhất định khơng thể kìm hãm sự nghiên cứu và sáng tạo. Bới lẽ,
việc cho phép độc quyền sẽ tạo ra cho chủ sở hữu, chủ thể đã đầu tư sáng tạo
ra ý tưởng những lợi ích vật chất nhất định, đủ để bù đắp và trả công xứng
đáng cho việc đầu tư và sáng tạo của họ, từ đó khuyến khích họ tiếp tục
nghiên cứu, sáng tạo để tạo ra các sản phẩm có giá trị cho xã hội, thúc đẩy sự
phát triển của xã hội. Mặt khác, sự độc quyền của chủ sở hữu đối với bí mật
kinh doanh khơng phải là sự độc quyền tuyệt đối, khơng có nghĩa là chù sở
hữu bí mật kinh doanh là chủ thể duy nhất sử dụng bí mật kinh doanh. Những

người khác khơng phải là chủ sở hữu có thể sử dụng bí mật kinh doanh trên cơ
sở thiết lập các mối quan hệ tin cậy trên cơ sở hợp đồng với chủ sở hữu. Việc
bảo hộ bí mật kinh doanh là đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu, người đã đầu
tư tài sản hoặc trí tuệ để tạo ra hoặc có được bí mật kinh doanh, đồng thời
chống lại các hành vi bất hợp pháp của chủ thể' khác xâm phạm quyền lợi của
chủ sở hữu.
Cũng có quan điểm cho rằng để khuyến khích sự nghiên cứu và sáng
tạo, pháp luật bảo hộ sáng chế có tính ưu việt hơn. Bởi lẽ, pháp luật bảỏ hộ
sáng chế không chỉ đảm bảo sự độc quyền cho chủ sở hữu mà còn buộc chủ sở
hữu phải công khai thông tin trong khu vực công cộng nhằm thúc đẩy sự tự do
cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên thực tế chứng minh rằng,
không phải bất kỳ sản phẩm nào của trí tuệ cũng có thể được bảo hộ theo pháp
luật bảo hộ sáng chế. Truớc hết, bằng độc quyền sáng chế chỉ cấp cho các
sáng chế trong lĩnh vực công nghệ chứ không cấp cho những thành tựu trong
hoạt động thương mại, cung ứng dịch vụ hoặc quản lý kinh doanh...Hơn nữa,
một số phát minh hay thông tin kỹ thuật trong khi tạo ra một lợi thế thương
mại giá trị cho một doanh nhân nào đó thì có thể lại thiếu tính mới hoặc tính
sáng tạo theo u cầu để có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế, chừng nào


9

mà thông tin chưa được tiết lộ cho công chúng thì, chủ sở hĩru thơng tin được
cấp bằng độc quyền sáng chế phải được cấp bằng để chống lại bất kể việc
người nào tiết lộ thông tin sai trái, bất kể cuối cùng đơn xin cấp bằng sáng chế
có được chấp nhận hay không. Mặt khác, sự tổn tại của pháp luật bảo hộ sáng
chế cũng không thể triệt tiêu sự tổn tại của các hình thức bảo hộ khác của
pháp luật nhằm khuyến khích sự sáng tạo.
1.1.2. Duy trì và nuôi dưỡng sự trung thực trong kinh doanh thương
mại.

Trong hoạt động kinh doanh - thương mại, lợi nhuận là vấn đề hàng
đầu mà các thương nhân quan tâm. Tuy nhiên, yêu cầu của xã hội là các
thương nhân có thể quan tâm đến lợi nhuận, có thể làm thế nào đó để thu được
lợi nhuận cao nhất nhưng khơng được xâm phạm đến lợi ích xã hội và lợi ích
của nhà kinh doanh khác. Để đảm bảo được điều đó, pháp luật phải diều chỉnh
hoạt động kinh doanh.
Giả sử, đến một ngày nào đó, trong xã hội khơng tồn tại pháp luật và
trong xã hội đó, khơng ai có nhiệm vụ phải cạnh tranh công bằng và trung
thực với người khác. Trong xã hội đó pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
cũng khơng tồn tại. Khi đó, chắc chắn rằng thương trường sẽ nảy sinh rất
nhiều vấn đề. Việc ăn cắp và sử dụng ý tưởng có giá trị của người khác sẽ trở
nên phổ biến. Các thương vụ sẽ được thực hiện trong sự sợ hãi và nghi ngờ.
Bất cứ một ý tưởng có giá trị nào của doanh nghiệp cũng sẽ có thể bị bán hoặc
mua bởi các nhân viên của chính doanh nghiệp đó. Tại sao các thương nhân
phải đầu tư thời gian và tiền bạc để nghiên cứu hoặc phát triển một sản phẩm
hay quy trình mới khi tất cả những gì cần làm là tìm một nhân viên của cơng
ty khác để thu thập những kiến thức, ý tưởng, thông tin mới nhất. Tại sao phải
đầu tư một khoản tiền lớn để nghiên cứu trong khi kết quả nghiên cứu có thể
bị bán bất cứ lúc nào bởi một nhân viên của cơng ty cho đối thủ cạnh tranh
của mình hoặc cho người nào trả giá cao nhất.
Sự suy luận từ giả định trên là một minh chứng cho luận điểm phải bảo
hộ bí mật kinh doanh. Pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh tạo ra sự ổn định


10

cho mơi trường kinh doanh, duy trì các mối quan hệ tốt đẹp trong kinh doanh
bằng việc cung cấp và buộc các thương nhân phải tuân thủ các nguyên tắc
kinh doanh công bằng và trung thực, ngay cả khi các nguyên tắc này khổng
được xác lập trong hợp đồng. Đi xa hơn nữa, việc bảo hộ bí mật kinh doanh

cịn tạo ra một khung pháp lý nhằm khuyến khích việc trao đổi thông tin tự do
giữa các chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động của các chú thể này.
[14]
Lịch sử phát triển của pháp luật cũng chỉ ra rằng nhiều xã hội đã quan
tâm tới việc duy trì và nuôi dưỡng đạo đức kinh doanh bằng việc bảo hộ bí
mật kinh doanh trong nhiều tình huống và mối quan hệ khác nhau. Chẳng hạn,
trong thời kỳ La Mã cổ đại ghi nhận nguyên tắc servi corrupli [5, tr 195] một nguyên tắc cho phép chủ nô kiện người thứ ba về sự bất trung của nô lệ.
Nếu một người thứ ba xui khiến nô lệ bất trung bất trung gây thiệt hại cho.chù
nơ thì chủ nơ có quyền kiện yêu cầu người thứ ba bồi Ihường thiệt hại vì sự bất
trung của nơ lệ. Mức bồi thường là gấp đôi thiệt hại thực tế đã được gây ra do
việc sử dụng hoặc tiết lộ thơng tin bí mật. Thiệt hại cũng bao gồm sự bổi hoàn
của người thứ ba cho chủ sở hữu về giảm sút giá trị của nô lệ (trong sự so sánh
với một nô lệ trung thành).
Khi cách mạng công nghiệp thay thế cho sản xuất nơng nghiệp với máy
móc và sự gia tăng người lao động lưu động. Sự thay đổi này đã tạo ra khá
năng các nhà kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh bằng cách lợi dụng sự
bất trung của công nhân đối với chủ cũ của mình hoặc bằng cách đánh cắp các
tài liệu, giấy tờ liên quan đến bí mật trong sản xuất và kinh doanh của các nhà
kinh doanh khác.Vì vậy, các nhà nước ở Châu Âu bắt đầu quan tâm đến Việc
duy trì và ni dưỡng sự trung thực trong kinh doanh. Từ giữa thế kỷ XIX.
Pháp và Bỉ đã có ghi nhận trong Luật hình sự các tội phạm về tiết lộ bí mật
của các nhà máy. Tương tự, các chế tài dân sự cho người xâm phạm bí mật
kinh doanh cũng được quy định trong Luật cạnh tranh không lành mạnh 1909
ở Đức.


Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ cũng bảo hộ bí mật kinh doanh để tăng
cường sự trung thực trong thương mại. ở Anh, tuy khơng có văn bản luật để áp
dụng đối với bí mật nhưng trong hệ thống pháp luật đã xem xét việc bảo hộ bí
mật kinh doanh từ rất sớm, từ những năm đầu của thể kỷ XIX. Cho đến năm

1820, Toà án tối cao của Anh đã ban hành một sắc lệnh chống lại việc sử dụng
và bộc lộ bí mật kinh doanh do vi phạm hợp đổng bảo mật.
Quan điểm về bảo hộ bí mật kinh doanh để tăng cường sự trung thực
trong thương mại ở Mỹ chịu sự ảnh hưởng của Anh và bắt đầu vào khoảng
nãm 1837 và trung thành với quan điểm đó cho tới ngày nay. Hiện nay, Mỹ là
một trong số ít các quốc gia có một đạo luật riêng để bảo hộ bí mật kinh
doanh. Đa số các quốc gia khác chỉ bảo hộ bí mật kinh doanh trong các vãn
bản pháp luật chung cho các đối lượng khác của quyền sở hữu trí tuệ.
Như vậy, bảo hộ bí mật kinh doanh để duy trì và ni dưỡng sự trung
thực trong thương mại và đạo đức kinh doanh là cơ sở lý luận cũng như thực
tiễn của việc bảo hộ bí mật kinh doanh ở đa số các nước trên thế giới J Hệ
thống pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh trong hệ thống pháp luật quốc
gia và quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ là một minh chứng cho tính đúng
đắn của cơ sở lý luận nói trên và thực tiễn kinh doanh trên toàn thế giới.
1.1.1.1.Bảo vệ quyền dân sụ co bắn của cá nhân.
Có một nguyên tắc đã trở thành chân lý khi xã hội lồi người bước ra
khỏi thời kỳ cơng xã nguyên thủy, đó là, bất kỳ ai cũng có quyền sở hữu đối
với thành quả lao động do mình tạo ra hoặc do mình đầu tư cơng sức, tài sản
hoặc trí tuệ mà có. Đó là quyền dân sự cơ bản của cá nhân. Lúc đầu, nguyên
tắc này chủ yếu được áp dụng đối với các thành quả lao động mang tính hữu
hình. Dần dần, cùng với sự phát triển của xã hội, nguyên tắc này còn được áp
dụng đối với các thành quả lao động được tạo ra từ hoạt động trí não của con
người. Trên cơ sở nguyên tắc này mà ngày nay pháp luật bảo hộ quyền sở hữu
nói chung trong đó có quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ nói riêng.
Việc bảo hộ bí mật kinh doanh cũng xuất phát từ nguyên tắc nói trên.
Mặt khác, tài sản trí tuệ là loại tài sản có đặc điểm khác với các loại tài sản


12


hữu hình. Chủ sở hữu các loại tài sản hữu hình nhìn chung có thể quản lý,
kiểm sốt và ngăn cản người khác sú' dụng tài sản của mình khi thực hiện việc
chiếm hữu tài sản đó. Đặc tính vơ hình của tài sản trí tuệ nói chung khơng cho
phép các chủ thể có thể chiếm hữu tài sản trí tuệ theo cách thức thông thường.
Chủ sở hữu các tài sản trí tuệ rất khó quản lý, kiểm sốt hay ngăn cản người
khác sử dụng tài sản trí tuệ của mình vào nhiều mục đích khác nhau khi họ đã
biết đến nó. Đặc trưng này của tài sản trí tuệ nói chung địi hỏi pháp luật phải
đảm bảo cho chủ sở hữu trí tuệ quyền được cơng bố cơng khai hay khơng
cơng bố cơng khai tài sản trí tuệ do mình tạo ra hoặc do mình đầu tư để tạo ra.
Cho dù chưa xét đến khía cạnh Ihương mại của sự bảo hộ này thì việc giữ hí
mật tài sản trí tuệ do mình tạo ra hoặc do mình đầu tư tà sản để tạo ra vẫn là
một quyền dân sự cơ bản của cá nhân nhằm đảm bảo cho cá nhân được quyền
quản lý và kiểm soát tài sản trí tuệ của mình tránh các hành động chiếm đoạt
hoặc lợi dụng tài sản trí tuệ đó.[14|
1.1.4. Ý nghĩa thực tiễn của việc bảo hộ bí mật kinh doanh.
Ngồi các quan điểm lý luận trên đây, việc bảo hộ bí mật kinh doanh
còn bắt nguồn từ những ý nghĩa thực tiễn của việc bảo hộ.
Ngày nay, hàm lượng chất xám cần có trong hoạt động kinh doanh là vơ
cùng lớn. Để có được hàm lượng chất xám trong hoạt động kinh doanh của
mình, các chủ thể kinh doanh phải khơng ngừng đẩu tư nghiên cứu và sáng
tạo. Chính vì vậy, tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp rất đa dạng về loại
hình và mức độ giá trị. Cho nên, cần phải phát triển nhiều hình thức và CO' chế
bảo hộ nhằm tối đa hoá sự bảo hộ của nhà nước đối với các loại tài sản trí tuệ
của doanh nghiệp.
ở một khía cạnh khác, sự bảo hộ tài sản trí tuệ trên thực tế rất phù hợp
với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự hạn chế về vốn dẫn đến sự hạn chế về phát
triển công nghệ dẫn đến việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể đủ. sức
để tạo ra một tài sản trí tuệ được cấp bằng sáng chế cũng như khó có thể có đủ
tiền để trả chi phí cho việc nộp đơn cấp bằng sáng chế. Cơ chế bảo hộ bí mật
kinh doanh tạo ra sự dễ dàng và ít tốn kém trong việc xác lập và kiểm soát



quyền vì vậy nó thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bảo vệ tài sản trí
tuệ của mình. [7]
1.2. KHÁI NIỆM VÀ QUYỂN s ở HỮU CÔNG NGHIỆP Đ ố i VỚI BÍ
MẬT KINH DOANH.
1.2. Khái niệm bí mật kinh doanh.
Thuật ngữ “bí mật kinh doanh” (cịn gọi là “bí mật thương mại” hay “bí
mật sản xuất hoặc thương mại”) là một thuật ngữ không xa lạ đối với người
kinh doanh. Hoạt động kinh doanh và thương mại cũng như các hoạt động xã
hội khác, nếu muốn thành thạo, muốn đạt hiệu quả tối ưu thì con người cần
phải có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng trong hoạt động. Kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ nãng của con người thường được hình thành dần dần và được tích
luỹ từ đời này sang đời khác. Quyền tư hữu đối với sản phẩm lao động do
mình tạo ra đã dẫn đến việc con người thường chỉ truyền lại kiến thức, kỹ
năng, kinh nghiệm cho con cháu mình hoặc những người thân thuộc với mình.
Trong kinh doanh, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng đó người ta gọi là là hí
quyết hoặc know - how. Mặt khác, nhằm đạt lợi nhuận tối đa trong kinh
doanh, thương mại con người cũng ln phải tìm tòi, sáng tạo ra những cách
thức, những phương pháp sản xuất hoặc kinh doanh mới hoặc tạo ra các thông
tin có ích khác. Vì lợi ích của mình những cách thức, phương pháp này cung
được các thương nhân giữ bí mật để sử dụng riêng. Đó là cội nguồn của bí mật
kinh doanh.
Trên thực tế kinh doanh hiện nay, các thương nhần có thể coi nhiều loại
thơng tin khác nhau là bí mật kinh doanh[7]:
Đó có thể là các thơng tin khoa học như: Hướng nghiên cứu phát triển
khoa học của doanh nghiệp; các kết quả nghiên cứu khoa học ; các báo cáo
phúc trình về hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của doanh nghiệp...
Đó cũng có thể là thơng tin công nghệ, kỹ thuật như: các công thức
hoặc thành phần phối liệu, tỷ lệ hàm lượng vật liệu; các phương pháp, quy



14

trình sản xuất; cấu trúc của sản phẩm; mã nguồn và các chương trình máy
tính; tài liệu thiết kế, thơng số kỹ thuật, sơ đổ kiến trú c...
Đó cũng có thể là các thông tin thương mại, như: danh sách các nhà
cung cấp, danh sách khách hàng; nhu cầu, ƯỚC muốn, thái độ, cơ cấu tiêu dùng
của khách hàng; đặc điểm của khách hàng thân thiết; phương án cung ứng. lưu
trữ chăm sóc khách hàng; kế hoạch, chiến lược kinh doanh, tiếp thị, quàng
cáo; ý tưởng kinh doanh; kết quả nghiên cứu, khảo sát thị trường...
Đó cũng có thể là các thơng tin tài chính: cấu trúc giá thành, phương án
đầu tư, chính sách hoa hồng, chi phí...
Ngồi ra, các bí mật về sơ suất hay thất bại của doanh nghiệp cũng được
coi là bí mật kinh doanh: nguyên nhân thất bại trong giải pháp khắc phục kỹ
thuật, nguyên nhân thất bại trong sản xuất một sản phẩm mới, kinh nghiệm sai
sót trong marketing, các khiếu nại, tranh chấp được xử lý kín ...
Mặc dù rất đa dạng về loại hình nhưng các thơng tin mà các nhà kinh
doanh coi là bí mật kinh doanh đều có các đặc điểm sau:
a) Đặc điểm về tính thơng rin của bí mật kinh doanh.
Tính Ihơng tin của bí mật kinh doanh thể hiện ở chỗ bí mật kinh doanh
phải mang đến cho những người có khả năng tiếp cận nó những nhận thức,
những hiểu biết nhất định về một sự vật, một hiện tượng nào đó trong thế giới
khách quan. Thơng tin là bí mật kinh doanh có thể tổn tại hoặc được thể hiện
dưới những dạng vật chất hữu hình, cụ thể như tài liệu, sách vở chứa đựng
thông tin, mô hình, mẫu vật... nhưng bí mật kinh doanh khơng đồng nhất với
những vật chất đó. Bí mật kinh doanh, một mặt, là kết quả của hoạt động nhận
thức, trí tuệ của con người được thể hiện, tái tạo lại thông qua các vật chất hữu
hình nói trên, mặt khác, con người muốn biết, muốn nhận thức được bí mật
kinh doanh thì phải thơng qua hoạt động nhận thức của trí tuệ.Chính vì vậy,

bí mật kinh doanh là một loại tài sản trí tuệ của người kinh doanh.
b) Đặc điểm vê tính bí mật của thơng tin.


15

Đây là đặc điểm cơ bản nhất và có tính chất quyết định của bí mật kinh
doanh. Nếu một loại thơng tin mà khơng có tính hí mật thì khơng thể được
xem là bí mật kinh doanh được cho dù nó có thể có chức năng thơng tin, có
thể có giá trị đối với hoạt động kinh doanh.
Thơng tin có tính chất bí mật nghĩa là phạm vi những người biết đến
thông tin rất hạn chế. Mặt khác, những người quan tâm đến thông tin cũng
không thể dễ dàng lấy thơng tin ở những nguồn thơng tin cơng cộng.
Khi nói đến đặc điểm này của bí mật kinh doanh, có học giả cho rằng:
“Đặc điểm chủ yếu nhất của bí mật thương mại là phải thực sự bí mật. Thơng
tin trong khu vực công cộng hoặc hiểu biết cơ bản trong một ngành cơng
nghiệp khơng thể là bí mật của một cá nhân. Thơng tin mà hồn tồn được bộc
lộ từ hàng hố được bán trên thị trờng cũng khơng thể là bí mật của nhà sản
xuất hàng hố đó.” [14]
Điểm a - Khoản 2 - Hiệp Định TRIPS giải thích về tính bí mật như sau:
“có tính chất bí mật với nghĩa là nó khơng dược biết đến nói chung trên
nguyên tắc, đối với nội dung hoặc trong hình thể chính xác hoặc sự kết hợp
của các thành phần thông tin, tronẹ s ố hoặc bởi những người thường xuyên
tiếp cận hoặc thường xuyên xử lý loại thông tin đó.
Tuy nhiên, tính bí mật khơng có nghía là phải hồn tồn bí mật. Bí mật
kinh doanh cũng có thể được biết bởi các nhân viên, người lao động trong
công ty, những người có liên quan đến việc sử dụng thơng tin hoặc những
người khác có cam kết bảo mật. v ề điểm này, The fist Restatement of Ưnfair
kết luận: “ Một vài yếu tố cần thiết của sự bí mật phải tồn tại nhằm loại trừ
việc sử dụng bất hợp pháp hoặc tạo ra sự khó khăn trong việc thu thập, chiếm

đoạt thơng tin.”
c) Đặc điểm về tính giá trị của thơng tin..
Thơng tin bí mật được người kinh doanh coi là bí mật kinh doanh phải
là thơng tin có giá trị. [4] Đặc điểm này xuất phát từ bản chất của hoạt động
kinh doanh. Trong quá trình hoạt động của mình, các chủ thể kinh doanh phải


16

thu thập, lưu giữ rất nhiều loại thông tin nhằm đưa ra các quyết định kinh
doanh có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận. Trong vô số các thông tin mà
các chủ thể kinh doanh thu thập được, họ chí giữ lại những thơng tin có giá
trị.
Tính giá trị cuả thơng tin thể hiện trên nhiều khía cạnh. Giá trị của
thơng tin có thể thể hiện ở khoản tiền, vốn mà người có được thơng tin đã đầu
tư để tạo ra hoặc có được thơng tin đó. Giá trị của thơng tin cũng có thể thể
hiện ở mức độ đầu tư thời gian, công sức để tạo ra hoặc thu thập thơng tin. Giá
trị của thơng tin cũng có thể thể hiện ở những khoản lợi mà chủ sở hữu thu
được khi biết và sử dụng thông tin. Đôi khi, giá trị của thơng tin là bí mật kinh
doanh cịn thể hiện ở sự mất mát, thiệt hại mà chủ sở hữu phải gánh chịu hoặc
khoản lợi mà người không phải là chủ sở hữu được hưởng nếu thông tin đó bị
tiết lộ, bị người khác biết hoặc sử dụng.
d) Đặc điểm về khả năng sử dụng của thông tin.
Thông tin là bí mật kinh doanh phải là thơng tin có khả năng được sử
dụng bởi chủ sở hữu hoặc người khác. Một thông tin được thu thập, lưu giữ
nhưng khơng có khả năng được sử dụng bởi chính chủ sở hĩm hoặc người khác
thì khơng được coi là bí mật kinh doanh và cũng không được chủ sở hữu giữ bí
mật.
Như vậy, trên thực tế, bí mật kinh doanh là loại thơng tin có tính chất bí
mật, có giá trị và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.



nước ta, sự bảo hộ chính thức của pháp luật đối với bí mật kinh

doanh bắt đầu từ năm 2000, trong Nghị Định 54/2000/NĐ - CP. Tại Nghị định
này ghi nhận “bí mật kinh doanh là thành quả đầu tư dưới dạn ÍỊ thơng tin và
phải thoả mãn các điều kiện mà pháp luật qui định. Với cách quy định này thì
thực chất pháp luật chưa đưa ra được khái niệm của bí mật kinh doanh mà chỉ
mới đề cập đến các điều kiện để một thông tin được bảo hộ như là một bí mật
kinh doanh.


17

. THƯ VIỆN
TRƯONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NÒI
1 PHỎNG ĐOC

Luật SHTT ra đời đánh dấu một sự phát triển mới trong khoa học pháp
lý về bí mật kinh doanh ở Việt Nam. Luật SHTT đã đưa ra khái niệm đầu tiên
về bí mật kinh doanh. Theo khoản 23 - Điều 5 - Luật SHTT thì : “kí mật kinh
doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư, tài chính, trí tuệ, chưa cĩtíực
bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh cỉoanh.
Khái niệm bí mật kinh doanh nói trên đã phản ánh được những‘đặc
điểm mang tính bản chất của bí mật kinh doanh như tính thơng tin, tính bí mật
và khả năng được sử dụng .
Trên thực tế, ngồi ba đặc điểm này, bí mật kinh doanh cịn mang Lính
giá trị. Khi tìm hiểu khái niệm “bí mật thương mại” (trade secret) trong pháp
luật của Mỹ, tính giá trị cũng được thể hiện. Chẳng hạn, theo khái niệm được
quy định tại Điều 39 - The Restatement of Ưníair Competition (Third) của

Mỹ thì “bí mật thương mại là bất kỳ thơng tin nào có th ể được sử dụng trong
hoạt động kinh doanh của một chủ thể, có giá trị và có tính bí mật đủ đ ể tạo
ra một sự thuận lợi trong kinh doanh cho chủ th ể đó so với các chủ thể khác.
Hoặc theo điều 10 - Quy định số 240/96 ngày 31/01/1996 của Pháp, thì
“thơng tin bí mât được bảo hộ là tổng thể những thơng tin mang tính chất kỹ
thuật, cơng nghiệp hoặc thương mại cố tính chất bí mật, hữu ích và người nắm
giữ thơng tin đó phải bảo mật bằng các biện pháp cần thiết, phù hợp..[ 1,tr 7 8 1
•Trong Hiệp định TRIPs, tính giá trị của thơng tin cũng được ghi nhận.
Có người lập luận rằng tính giá trị của thông tin được bao hàm trong
khả năng sử dụng trong kinh doanh của thông tin. Tuy nhiên, theo tác giả, khả
năng được sử dụng trong kinh doanh của thơng tin khơng thể bao hàm tính giá
trị của thơng tin được. Giá trị của thông tin thể hiện trên nhiều khía cạnh khác
nhau. Đơi khi, vì giá trị của thông tin mà thông tin được sử dụng không chỉ
trong hoạt động kinh doanh mà còn trong các hoạt động khác.
Như vậy, khái niệm bí mật kinh doanh trong Luật SHTT hiện hành chưa
thể hiện được tính giá trị bí mật kinh doanh. Đây là điểm hạn chế của khái
niệm bí mật kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.


18

1.2.2.

Đạc trưng của bí mật kinh doanh với tư cách là một đối tượng

của quyển sở hữu công nghiệp.
Quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với một tài sản trí tuệ. Vì thế nó có nhũng đặc trưng giống
với quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng khác của sở hữu trí tuệ như: tính
chất vơ hình của đối tượng, phạm vi và mức độ bảo hộ ngày càng được mở

rộng và có tính lãnh thổ.v.v... Tuy nhiên, bí mật kinh doanh có những đạc
điểm riêng biệt, khác với các đối tượng khác, cho nên, quyền sở hữu dơng
nghiệp đối với bí mật kinh doanh cũng có những đặc trưng riêng[ 11]:
Thứ nhất, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh lả một
quyền có tính thực t ế của chủ th ể quyền sở hữu cơng nghiệp đối vói bí mật
kinh doanh. Cơ sở của quyền này là sự độc quyền thực tế của chủ thể quyền
đối với một tập hợp thông tin nhất định. Mặt khác, sự bảo vệ quyền chủ thể
gần như phụ thuộc vào sự toàn diện và hiệu quả của các biện pháp mà chủ thể
quyền áp dụng để bảo vệ sự độc quyền của mình. Sự bảo vệ quyền có tính
pháp lý thơng thường chỉ được áp dụng khi có sự xâm phạm của chủ thể khác.
Thứ hai, quyền sở hữu cơnq nghiệp đối với bí mật kinh doanh không bị
hạn c h ế về thời hạn bảo hộ. Quyền của chủ thể đối với bí mật kinh doanh
được bảo hộ khi độc quyền thực tế của chủ thể đối với thơng tin cịn tồn tại và
thơng tin đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu do pháp luật quy định. Đặc điểm này
làm cho việc lựa chọn phương thức bảo hộ đối tượng với bí mật kinh doanh trở
nên hấp dẫn hơn đối với các nhà kinh doanh, đặc biệt là khi mà nguyên tắc
bảo hộ có thời hạn khơng làm thoả mãn lợi ích kinh doanh của họ.
Thứ ba, với tư cách là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí
tuệ với bí m ật kinh doanh khơng địi hỏi sự cơng nhận chính thức khả năng
được bảo hộ, khơng địi hỏi việc đăng ký thơng qua các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, khơng địi hỏi việc thực hiện bất cứ một thủ tục mang tính chất
hình thức hay việc trả lệ phí. Điều này cũng có ý nghĩa đối vơí việc lựa chọn


19

phương thức bảo hộ bí mật kinh doanh cho đối tượng là kết quả của hoạt động
sáng tạo của con người
1.3.


MỐI QUAN HỆ GIỮA BÍ MẬT KINH DOANH VÀ CÁC ĐỐI

TƯỢNG KHÁC CỦA QUYỂN s ở HŨU TRÍ TUỆ.
Khi chúng ta phân tách một cách rõ ràng các loại tài sản trí tuệ để bảo
hộ và và từ đó thiết lập tìmg cơ chế bảo hộ riêng rẽ cho mỗi đối tượng thì sẽ
phát sinh vấn đề là thực tế có những tài sản trí tuệ có thể là các đối tượng khác
nhau của quyền sở hữu trí tuệ hoặc một tài sản trí tuệ nhưng có thể được bảo
hộ bằng các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khác nhau. Đặt trong phạm
vi nghiên cứu của luận văn về bí mật kinh doanh, phần này sẽ tập trung làm rõ
mối tương quan giữa bí mật kinh doanh với các đối tượng sở hữu trí tuệ khác.
1.3.1.

Mối quan hệ giữa bí mật kinh doanh vói bảo hộ sáng chế,

thiết kế bỏ trí mạch tích hợp.
Theo cách hiểu được quy định tại Khoản 12 - Điều 4 - Luật SHTT thì:
Sáng c h ế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải
quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Thiết k ể b ổ trí mạch tích hợp bán dần là cấu trúc không gian của các
phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
Trong mối quan hệ với sáng chế và thiết kế bố trí, bí mật kinh doanh có
phạm vi rộng hơn vì nó có thể bao gồm cả các sáng chế và thiết kế bố trí bí
mật. Hơn nữa, nếu như sáng chế và thiết kế bố trí chỉ có trong những lĩnh vực
kỹ thuật cao thì bí mật kinh doanh tổn tại cả trong hoạt động thương mại
truyền thống.
Trong trường hợp bí mật kinh doanh có đủ điều kiện để bảo hộ sáng chế
hoặc bảo hộ thiết kế bố trí thì chủ sở hữu có quyền lựa chọn để bảo hộ theo cơ
chế bảo hộ sáng chế hoặc bảo hộ thiết kế bố trí hay theo cơ chế bảo hộ bí mật
kinh doanh. Cả hai cơ chế bảo hộ này trong mối tương quan so sánh với nhau
thì phương thức bảo hộ nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng của nó.

Nếu bảo hộ theo cơ chế bảo hộ sáng chế hay thiết kế bố trí, chủ sở hữu có thể


20

độc quyền chiếm hữu sáng chế hay thiết kế bố trí đó. Mọi hành vi sử dụng
sáng chế hay thiết kế bố trí sau ngày được cấp Bằng bảo hộ (trừ trường hợp đã
có quyền sử dụng trước)đều được coi là xâm phạm sáng chế hay thiết kế bơ'
trí. Nhược điểm của cơ chế bảo hộ này là chù sở hữu chi được dộc quyền sử
dụng sáng chế có thời hạn, sau thời hạn đó, sáng chế hoặc thiết kế bố trí
khơng cịn thuộc độc quyền của chủ sở hữu. Nếu chủ sở hữu lựa chọn bảo hộ
theo cơ chế bảo hộ bí mật kinh doanh thì chủ sở hữu có thể độc quyền sở hữu
sáng chế hay thiết kế bố trí đó cho đến khi nào vẫn cịn giữ được bí mật.
Nhược điểm của phương thức bảo hộ này là tính bí mật rất khó đảm bảo. Và
chủ sở hữu cũng không thể ngăn cấm người khác thu thập hoặc sử dụng sáng
chế hoặc thiết kế bố trí trong ĩrường hợp họ độc lập sáng tạo ra sáng chế kể cả
trong trường hợp người khác tìm ra sáng chế, thiết kế bố trí từ việc phâruích
các sản phẩm được bán hợp pháp trên thị trường.
Đối với sáng chế hoặc bố trí thiết kế đang trong q trình nộp đơn xin
cấp văn bằng bảo hộ mà bị xâm phạm thì được bảo hộ theo cơ chế bảo hộ bí
mật kinh doanh.
Như vậy, theo pháp luật hiện hành mối quan hệ giữa bí mật kinh doanh
và sáng chế hoặc thiết kế bố trí đã khá rõ ràng và đã có cơ chế đê giải quyết sự
giao thoa giữa chúng.
1.3.2.

Mối quan hệ giữa bí mật kinh doanh với nhãn hiệu, kiểu dáng

cơng nghiệp.
Theo quy định tại Điều 4 - Luật SHTT: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng d ể

phân biệt hàng htìá dịch vụ của các lổ chức, cá nhân khác nhau.
Kiểu dáng cơng nghiệp là hình dán í>bên ngồi của sản phẩm dược thể
hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yêu tố này.
Cả nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp đều là yếu tố bên ngồi sản
phẩm hàng hố, dịch vụ nhung nó đều thể hiện sự sáng tạo của trí tuệ con
người nhằm làm nâns; cao chất lượng của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.


21

Nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp muốn được bảo hộ đều phải đáp ứng
những điều kiện nhất định và phải được cấp bằng bảo hộ. Kể từ khi được báo
hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp phải mô tả công khai
các thông tin liên quan đến nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp đã được bảo
hộ và được bảo hộ bằng pháp luật bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp.
Hiện nay luật thực định và thực tiễn pháp lý Việt Nam chưa có quy định
cũng như án lệ để về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp đang trong quá trình
nghiên cứu thử nghiệm. Theo tác giả, nhãn hiệu, kiểu dáng cơng nghiệp đang
trong q trình nghiên cứu, thử nghiệm có thể được coi là bí mật kinh doanh
của doanh nghiệp nếu được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết.
Trong trường hợp có hành vi thu thập, bộc lộ hoặc sử dụng nhãn hiệu, hoặc
kiểu dáng công nghiệp của chủ thể khác một cách hợp pháp thì có thể coi đó
là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh và được áp dụng pháp luật bảo hộ bí
mật kinh doanh để giải quyết.

»

Đối với kiểu dáng công nghiệp, trong trường hợp chủ sở hữu kiểu dáng
công nghiệp đã nộp đơn đơn đăng ký sáng chế, thì mọi thơng tin trong đơn
đăng ký sáng chế được coi là thơng tin bí mật và cơ quan nhà nước có thẩm

quyền và người có thẩm quyền có nghĩa vụ bảo mật thơng tin trong đơn đăng
ký sáng chế. điều này có nghĩa là pháp luật đã thừa nhận đơn đăng ký kiểu
dáng công nghiệp là một bí mật kinh doanh. Trong trường hợp cán bộ, cơng
chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm lộ bí mật thơng tin trong đơn
mà gây thiệt hại cho người nộp đơn thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định
của pháp luật.
1.3.3.

Mối quan hệ giữa bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh

tranh không lành mạnh.
Theo các cơng ước quốc tế về sở hữu trí tuệ cũng như Luật SHTT Việl
Nam hiện hành, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh được bảo hộ với tư cách là hai đối tượng độc lập, riêng biệt của quyền sở
hữu công nghiệp.


Với tư cách là một loại tài sản trí tuệ và mang lại nhiều lợi ích cho các
chủ thê kinh doanh, bí mật kinh doanh đuợc bảo hộ nhằm thừa nhận cho chù
sở hữu sự độc quyền khai thác, sử dụng bí mật kinh doanh và chống lại tất cả
các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt
hại cho chủ sở hữu.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo cho mơi trường kinh doanh lành mạnh,
khuyến khích và bảo vệ cạnh tranh bình đẳng, công bằng trong mọi hoạt động
sản xuất, kinh doanh trên thị trường, bảo đảm lợi ích và quyền cạnh tranh hợp
pháp của các nhà sản xuất, kinh doanh cũng như bảo vệ quyền và lợi ích pháp
của người tiêu dùng, của Nhà nước và xã hội pháp luật phải bảo hộ quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể kinh doanh. Sự bảo hộ
quyền chống cạnh tranh không lành mạnh cho phép chủ thể có thể chống lại
mọi hành vi cạnh tranh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh

doanh trên tất cả các lĩnh vực. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh được coi
là hành vi trái với chuẩn mực thông thường về đạo đực kinh doanh. Vì vậy,
quyền chống cạnh tranh khơng lành mạnh cũng cho phép các chủ thể chống
lại hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh nhằm mục đích cạnh tranh không

làn h m ạ n h .
Như vậy, có thể nói, cả quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh
doanh và quyền chống cạnh tranh khơng lành mạng đều ghi nhận cho chủ sở
hữu quyền chống lại hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh nhằm mục đích
cạnh tranh khơng lành mạng. Sự bảo hộ như vậy có thể dẫn đến một vướng
mắc: trong trường hợp có hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh và nhằm mục
đích cạnh tranh khơng lành mạnh thì áp dụng cơ chế bảo hộ nào để giải quyết:
theo Luật SHTT hay theo Luật cạnh tranh.
Pháp luật thực định Việt Nam chưa giải quyết vấn đề này một cách rõ
ràng, thống nhất. Điều 130 - Luật SHTT khi quy định về các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp đã không liệt kê
hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh nhưng trong Luật cạnh tranh lại ghi
nhận hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh là hành vi cạnh tranh không lành


×