Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Cơ sở lý luận và thực tiễn của những qui định chung về thừa kế trong bộ luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 191 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN MINH TUẤN

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NHỮNG QUI
ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ
TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ

Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số: 62 38 30 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HÀ THỊ MAI HIÊN

HÀ NỘI, 2007


LI CAM OAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, các nội dung được trình bày trong
luận án là trung thực. Những kết luận khoa học
trong bản luận án chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
TC GI LUN N


Nguyễn Minh Tuấn


2

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BLDS

Bé luËt D©n sù 2005

LDS

Luật dân sự

DLBK

Dân luật Bắc Kỳ

CNXH

Chủ nghĩa xà hội

DLVNCH

Dân luật Việt Nam cộng hoà

GCNQSD

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


HVTKHL

Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật

LGL

Luật Gia Long

LHN & GĐ

Luật Hôn nhân & gia đình

TAND

Toà án nhân dân

TANDTC

Toà án Nhân dân Tối cao

UBND

Uỷ ban nhân dân

VKSNDTC

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

XHCN


X· héi chñ nghÜa


3

Trang

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA NHỮNG QUI ĐỊNH
CHUNG V THA K
1.1. Khái niệm quyền thừa kế và những qui định chung về thừa kế

12

1.1.1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế

12

1.1.2. Khái niệm các qui định chung về thừa kế

29

1.1.3. Quá trình phát triển kinh tế-xà hội và nhu cầu, mục tiêu điều
chỉnh pháp luật các quan hệ thừa kế

41

1.2. Những qui định chung về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt
Nam qua các thời kỳ phát triển


50

1.2.1. Những qui định chung về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt
Nam từ thế kỷ XV đến năm 1945

50

1.2.2. Sự phát triển những qui định chung về thừa kế trong pháp luật
dân sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay

61

1.3. Kinh nghiệm xây dựng những qui định chung vỊ thõa kÕ cđa c¸c
73

n­íc

CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG NHỮNG QUI ĐỊNH
CHUNG VỀ THỪA KẾ
2.1. QuyÒn thừa kế của cá nhân
2.2. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
2.3. Di sản và phân loại di sản
2.4. Người thừa kế và người quản lý di sản
2.5. Những người có quyền thừa kế của nhau nhưng được coi là chÕt
cïng thêi ®iĨm

86
95
101

125
147


4

2.6. Thêi hiƯu khëi kiƯn gi¶i qut tranh chÊp vỊ thõa kÕ

150

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG QUI
ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Nhu cầu, phương hướng hoàn thiện những qui định chung về
thừa kế
3.2. Giải pháp hoàn thiện những qui định chung vÒ thõa kÕ

156
168


5

MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TI
Bộ luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản của cá nhân và tổ chức
trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xà hội. BLDS xây dựng hành lang
pháp lý cho các giao lưu dân sự ổn định, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức
thực hiện các quyền dân sự, góp phần ổn định và phát triển đời sống vật chất,

văn hoá, tinh thần của nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước.
Bộ luật Dân sự nói chung và chế định thừa kế nói riêng điều chỉnh
quan hệ tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế-xà hội của
nước ta trong sù héi nhËp víi nỊn kinh tÕ thÕ giới, vì vậy BLDS phải có tính ổn
định và tương thích với luật dân sự của các nước. Tuy nhiên, BLDS được xây
dựng trong thời kỳ bắt đầu của cơ chế thị trường, cho nên không thể dự liệu
hết sự phát triển của các giao lưu dân sự. Vì thế nhu cầu hoàn thiện BLDS là
tất yếu.
Trong BLDS, phần thừa kế đóng vai trò quan trọng điều chỉnh việc
chuyển dịch di sản của người chết cho những người khác còn sống theo di
chúc hoặc theo qui định của pháp luật. Việc điều chỉnh quan hệ thừa kế cần
phù hợp với sự phát triển cơ chế thị trường nhưng phải đảm bảo lợi ích của
người thừa kế và lợi ích chung của gia đình, đảm bảo sự đoàn kết trong gia
đình và dòng tộc.
Qua mười năm áp dụng BLDS, về cơ bản các tranh chấp thừa kế đÃ
được giải quyết thoả đáng, hợp tình, hợp lý. Tuy nhiên, do một số qui định của
phần thừa kế trong BLDS chưa phù hợp với sự phát triển của kinh tế-xà hội và
do thiếu các qui định cụ thể, cho nên còn nhiều vụ việc giải quyết không triệt
để, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người thừa kế. Bởi vậy, cần
nghiên cứu chế định thừa kế nhằm hoàn thiện các qui định còn bất cập và bổ
sung qui định mới để tăng cường hiệu quả điều chỉnh của qui định về thõa kÕ.


6

Hàng năm, Tòa án các cấp xét xử hàng nghìn vụ án về thừa kế, trong
đó có những vụ án qua nhiỊu cÊp xÐt xư hc cïng mét cÊp, nh­ng xét xử lại
qua nhiều lần, mỗi lần có quyết định khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, do
nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là một số qui định về thừa

kế không rõ ràng, cụ thể, còn những qui định của phần thừa kế chưa tương
thích với qui định khác trong BLDS Ngoài ra, việc áp dụng một số qui định
chung trong phần thừa kế giữa các Toà án chưa thống nhất, do thiếu văn bản
hướng dẫn và do trình độ của Thẩm phán còn hạn chế dẫn đến việc áp dụng
một số qui định không chính xác trong việc giải quyết các tranh chấp về thừa
kế.
Trong cơ chế thị trường, quyền tài sản của cá nhân là một quyền kinh
tế quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xà hội của đất nước. Tuy
nhiên, hiện nay quan niệm về tài sản còn ảnh hưởng bởi tư tưởng bao cấp, cho
nên hạn chế quyền định đoạt của cá nhân, vì vậy phát triển, mở rộng khái
niệm về di sản sẽ góp phần hoàn thiện khái niệm tài sản là đối tượng nghiên
cứu quan trọng của khoa học pháp lý dân sự.
Vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài "Cơ sở lý luận và thực tiễn
của những qui định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự sẽ lý giải các vấn
đề chung về thừa kế một cách khoa học. Ngoài ra, luận án phân tích, bình luận
khoa học nội dung các qui định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự và đưa
ra giải pháp hoàn thiện các qui định chung vỊ thõa kÕ.
2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIấN CU CA
TI
Nghiên cứu cơ sở khoa học của các qui định chung về thừa kế nhằm
mục đích xây dựng và hoàn thiện nội dung khoa học của các qui định đó.
Phân tích nội dung của một số qui định quan trọng trong phần qui định chung,
góp phần làm rõ các vấn đề lý luận và pháp lý của các qui định, tìm ra những
bất cập, hạn chế của các qui định chung, đề xuất hướng hoàn thiện phần qui


7

định chung trong BLDS. Để thực hiện mục tiêu đó, luận án nghiên cứu các
vấn đề sau:

- Những vấn đề lý luận của các qui định chung về thừa kế và vai trò
của chế định thừa kế trong giao lưu dân sự.
- Các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xà hội tác động, ảnh hưởng đến
việc xây dựng các qui định chung về thừa kế.
- Kinh nghiệm xây dựng một số qui định chung về thừa kế của Việt
Nam và các nước trên thế giới.
- Nội dung các qui định chung về thừa kế trong BLDS.
- Thực tiễn áp dụng các qui định chung giải quyết tranh chấp thõa kÕ.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIC NGHIấN
CU TI
Kết quả nghiên cứu đóng góp vào việc bổ sung và hoàn thiện những
vấn đề lý luận của các qui định chung về thừa kế, tạo cơ sở cho việc sửa đổi,
bổ sung, hoàn thiện Phần thứ tư của Bộ Lụât Dân sự .
Qua việc hoàn thiện và xây dựng các khái niệm khoa học và phân tích
nội dung các qui định chung về thừa kế, giúp cho việc nghiên cứu, giảng dạy
pháp luật về thừa kế của Nhà nước ta tốt hơn. Ngoài ra, luận án làm tài liệu
tham khảo cho cơ quan xây dựng và ¸p dơng ph¸p lt.
4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
HiƯn nay, các đề tài nghiên cứu về thừa kế tương đối nhiều và ở các
cấp độ khác nhau như các khoá luận cử nhân, luận văn cao học và các luận án
tiến sĩ. Ngoài ra, còn một số bài viết trong các tạp chí Luật học của Trường Đại
học Luật Hà Nội, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật của Bộ Tư Pháp, Tạp chí Toà
án Nhân dân...
+ Các luận ¸n tiÕn sÜ:
- Phïng Trung TËp: “Thõa kÕ theo ph¸p luật của công dân Việt Nam từ
năm 1945 đến nay. Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triÓn


8


cđa thõa kÕ theo ph¸p lt ë ViƯt Nam tõ năm 1945 đến nay. Nội dung chủ
yếu của luận án làm rõ các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xà hội ảnh
hưởng đến việc điều chỉnh pháp luật về diện và hàng thừa kế trong pháp luật
dân sự Việt Nam.
- Phạm Văn Tuyết: Thừa kế theo di chúc trong Bộ luật Dân sự Việt
Nam. Đề tài nghiên cứu những vấn đề như: Khái niệm về di chúc, quyền của
người lập di chúc, các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
+ Luận văn cao học:
- Nguyễn Thị Vĩnh: “ Thõa kÕ theo ph¸p lt trong BLDS ViƯt Nam”.
Néi dung chủ yếu gồm các vấn đề sau: Khái niệm thừa kế theo pháp luật, diện
và hàng thừa kế, thừa kế thế vị, các trường hợp thừa kế theo pháp luật.
- Nguyễn Thị Hồng Bắc: Một số vấn đề thừa kế theo pháp luật trong
BLDS Việt Nam. Đề tài nghiên cứu có tính sơ lược về lịch sử của thừa kế
theo pháp luật ở Việt Nam, một số nguyên tắc chủ yếu của thừa kế, các trường
hợp thừa kế theo pháp luật, căn cứ phân chia hàng thừa kế.
+ Các công trình nghiên cứu khác:
- Viện Khoa học Pháp lý: Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản
của BLDS. Các tập bình luận phân tích nội dung cơ bản của các qui đinh
trong BLDS 1995 nói chung và các qui định về thừa kế nói riêng.
- Viện Nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật: Những vấn đề cơ bản về
BLDS Việt Nam. Đây là số tạp chí chuyên đề về BLDS (số 5/1995). Trong số
này có chuyên đề nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của điều chỉnh pháp luật
về thừa kế, căn cứ khoa học để phân chia các hàng thừa kế.
- Trường Đại học Luật Hà Nội, số tạp chí chuyên đề về BLDS (1996).
Trong đó có bài viết về những điểm mới của di sản dùng vào việc thờ cúng
trong BLDS so với Pháp lệnh Thừa kế 1990.
- Tòa án Nhân dân Tối cao: Những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm
nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp thừa kế tại Tòa án nhân



9

dân. Đây là công trình cấp bộ, nghiên cứu về thừa kế, nội dung chủ yếu của
đề tài là các vấn đề thực tiễn xét xử của Toà án trong việc giải quyết tranh
chấp về thừa kế.
- Nguyễn Ngọc Điện: Một số suy nghĩ về thừa kế trong BLDS. Tác
giả so s¸nh ph¸p lt vỊ thõa kÕ cđa ViƯt Nam qua các thời kỳ phát triển và so
với chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự Pháp, từ đó đưa ra nhận xét là phần
về thừa kế trong BLDS còn thiếu các qui định cụ thể, tính ổn định không cao.
Tác giả lý giải về hạn chế đó là do Bộ luật Dân sự được xây dựng trong thời kỳ
đầu của công cuộc đổi mới, cơ chế thị trường đang hình thành, cho nên chưa
dự liệu hết sự phát triển các quan hệ kinh tế, dân sự.
5. PHNG PHP LUN V PHNG PHP NGHIấN CU
Xuất phát từ các nguyên lý cđa chđ nghÜa duy vËt biƯn chøng vµ duy
vËt lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, so
sánh, tổng hợp, qui nạp để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của các qui định
chung về thừa kế.
6. NHNG ểNG GểP MI CA LUN N
- Trên cơ sở kiến giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của các qui định
chung về thừa kế, nhằm phát triển, mở rộng đối tượng nghiên cứu quan trọng
của ngành khoa học pháp lý dân sự về tài sản. Từ trước đến nay, quan niệm tài
sản là vật đà có và quyền tài sản trị giá được bằng tiền, tuy nhiên qua nghiên
cứu cho thấy tài sản còn là vật đang hình thành và quyền tài sản còn là quyền
yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ tài sản (quyền sử dụng đất liền kề ).
Tài sản là đối tượng của quan hệ dân sự phải thoả mÃn nhu cầu cá nhân và con
người kiểm soát được.
- Quyền của người thừa kế là quyền hưởng di sản. Luận án phát triển
khái niệm quyền của người thừa kế là quyền hưởng di sản và các quyền chuyển
nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lÃnh bằng quyền hưởng di sản.
- Di sản là tài sản thuộc quyền sở hữu của người đà chết. Đây là khái



10

niệm đóng không thấy sự vận động, phát triển của vật chất, dẫn đến hạn chế
quyền tài sản của cá nhân. Trong cơ chế thị trường còn nhiều tài sản khác là di
sản phát sinh khi người để lại thừa kế chết, như tiền bảo hiểm tính mạng sức
khoẻ, quyền và các lợi ích phát sinh từ việc thừa kế. Phát triển khái niệm di
sản, tạo tiền đề cho viêc mở rộng đối tượng điều chỉnh pháp luật dân sự.
- Trong khoa học pháp lý, hành vi nhận di sản là việc thực tế tiếp nhận
tài sản làm phát sinh quyền sở hữu của người thừa kế. Luận án mở rộng khái
niệm nhận di sản là ý thức chủ quan của người thừa kế được thể hiện bằng các
hành vi khách quan như nhận di sản khi chia thừa kế, hoặc quản lý, khai thác
sử dụng di sản, bán, chuyển quyền nhận di sản thừa kế cho người khác. Đây là
các hành vi tạo ra sự thông thoáng của các giao lưu dân sự.
- Luận án xây dựng các khái niệm sau:
+ Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của
người thừa kế và c¸c chđ thĨ kh¸c tham gia quan hƯ thõa kÕ.
+ Thời điểm phát sịnh quyền sở hữu của người thừa kế đối với di sản, là
thời điểm người thừa kế thể hiện ý chí nhận di sản mà không phụ thuộc vào
việc chia di sản.
+ Di tặng là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, nhằm
tặng cho người khác tài sản của mình sau khi chết. Di tặng là hợp đồng tặng
cho có điều kiện làm phát sinh hiệu lực, vì vậy người hưởng di tặng có quyền
và nghĩa vụ theo hợp đồng tặng cho mà kh«ng cã nghÜa vơ cđa ng­êi thõa kÕ.
- HiƯn nay, thời hiệu của thừa kế là 10 năm. Hết thời hiƯu, ng­êi thõa
kÕ mÊt qun khëi kiƯn. Tuy nhiªn, thêi hiệu xác lập quyền sở hữu đối với bất
động sản là 30 năm. Hai loại thời hiệu này không đồng nhất, vì vậy không xử
lý được di sản đà hết thời hiệu thừa kế. Luận án làm rõ sự tương thích giữa hai
loại thời hiệu này là 30 năm.

- Luận án phân tích, đánh giá nội dung những qui định chung vỊ thõa
kÕ, t×m bÊt cËp cđa mét sè qui định. Trên cơ sở đó đưa ra phương án sửa ®æi,


11

bổ sung các Điều: 632, 634, 635, 636, 637, 642, 643, 644, 645 BLDS.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
LuËn ¸n gồm phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận.


12

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
VỀ THỪA KẾ
1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN THỪA KẾ VÀ NHỮNG QUI
ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ
1.1.1. Kh¸i niƯm vỊ thõa kÕ và quyền thừa kế
Nghiên cứu việc điều chỉnh pháp luật vỊ thõa kÕ cã ý nghÜa quan träng
trong viƯc tiÕp cận quyền con người trong các chế độ xà hội khác nhau. Qua
đó thấy được bản chất của việc điều chỉnh pháp luật về thừa kế. Vấn đề thừa
kế được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như xà hội học, triết học, kinh
tế và pháp lý sẽ xây dựng và hoàn thiện khái niệm về thừa kế, quyền thừa kế.
Trong gia đình, quan hệ thừa kế gắn với quan hệ hôn nhân, huyết
thống và nuôi dưỡng. Khi một thành viên trong gia đình chết, thì tài sản của
người chết chuyển cho người khác còn sống. Tài sản của ông, bà, cha, mẹ để
lại cho con cháu là công sức, mồ hôi, thậm chí có cả nước mắt và những kinh
nghiệm quí báu trong lao động sản xuất và chiến thắng thiên nhiên để duy trì
sự sống, bởi vậy thừa kế không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch tài sản của

người quá cố cho người khác trong gia đình, mà còn chuyển dịch thành quả
lao động thể hiện giá trị vật chất và giá trị tinh thần của thế hệ trước để lại cho
thế hệ sau thừa hưởng để tiếp tục duy trì và phát triển kinh tế của cá nhân, gia
đình và dòng họ.
Quá trình phát triển của thừa kế gắn liền với sự phát triển của lịch sử
loài người. Thừa kế tài sản trong xà hội nguyên thuỷ là sự kế thừa mang tính
tự nhiên, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của gia đình, thị tộc và xà hội.
Trong xà hội nguyên thuỷ, do trình độ lao động thấp kém, cho nên
cuộc sống của người nguyên thuỷ hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Hoàn
cảnh đó bắt buộc họ phải liên kết với nhau trong lao động và trong đấu tranh
sinh tồn, vì vậy lợi ích của cá nhân đồng thời là của thị tộc, cho nên họ không


13

có quan niệm chung và riêng, vì thế xà hội thị tộc là xà hội cộng đồng tài sản,
đất đai và công cụ lao động là tài sản chung của thị tộc được truyền lại cho
các thế hệ sau để tiếp tục duy trì, phát triển cuộc sống của thị tộc. Thừa kế tài
sản trong thị tộc là việc kế thừa sự quản lý các tư liệu sản xuất giữa các thành
viên trong thị tộc, nhằm đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của gia đình, thị
tộc. Thế hệ sau thừa hưởng tư liệu, công cụ sản xuất của các thế hệ trước để lại
và tiếp tục cải tiến công cụ lao động cũ, chế tạo ra các công cụ mới làm tăng
năng suất lao động, cho nên đời sống của các thành viên thị tộc ngày một tốt
hơn.
Trong xà hội nguyên thuỷ, chế độ mẫu quyền hình thành do tập quán
kết hôn quyết định, con cái sinh ra chØ biÕt mĐ vµ lÊy theo hä mĐ, ng­êi mĐ
chi phối quyền lực trong gia đình, cho nên gọi là chế độ thị tộc mẫu hệ hay thị
tộc mẵu quyền.
Khi nghiên cứu về nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà
nước, Ph. Ăng-nghen viết:

Theo chế độ mÉu qun, nghÜa lµ chõng nµo hut téc chØ kĨ
vỊ bên mẹ và tập tục thừa kế nguyên thủy thì trong thị tộc mới được
thừa kế của những người trong thị tộc chết. Tài sản để lại trong thị tộc,
vì tài sản không có giá trị lớn nên lâu nay trong thực tiễn người ta vẫn
trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho
những ng­êi cã cïng hut thèng víi ng­êi mĐ. [1, tr. 90].
Vào thời kỳ nguyên thủy, việc thừa kế được hình thành theo tập quán
của thị tộc. Tài sản của thị téc do ng­êi mĐ qu¶n lý, khi ng­êi mĐ chÕt thì di
sản chuyển cho những người thân thích trong thị tộc và tài sản của thị tộc
được lưu truyền đời này qua đời khác. Đây chính là hình thức thừa kế đầu tiên
của xà hội loài người về tư liệu sản xuất nhằm tiếp tục duy trì cuộc sống
chung cho thÞ téc.
Trong thÞ téc, quan hƯ thõa kÕ thùc hiƯn theo chế độ mẫu quyền và


14

được lưu truyền đến các thế hệ sau theo tập quán của thị tộc. Mặc dù, trong xÃ
hội thị tộc có sự phát triển kinh tế-xà hội, việc quản lý, điều hành công việc
trong thị tộc, bộ lạc đà tiến bộ, công việc chính do những người bô lÃo, tộc
trưởng, tï tr­ëng cã uy tÝn thùc hiƯn. Tuy vËy, kh«ng ai được hưởng nhiều hơn
người khác và không được vi phạm chế độ sở hữu chung của thị tộc. Trong thị
tộc, cuộc sống hằng ngày người ta quan hệ với nhau theo những phong tục, tập
quán đà tồn tại từ đời này qua đời khác, các thành viên của thị téc cïng lµm
cïng h­ëng, cïng chia sÏ buån, vui... VÊn đề thừa kế tài sản cũng theo những
tập quán đó mà tồn tại.
Cùng với sự phát triển của lịch sử, tập quán thừa kế của xà hội nguyên
thuỷ được Nhà nước chiếm hữu nô lệ thừa nhận để điều chỉnh quan hệ thừa kế
trong xà hội. Đây là hình thức đầu tiên của pháp luật-luật tục.
Pháp luật chiếm hữu nô lệ là kiểu pháp luật đầu tiên trong lịch sử, nó

được hình thành chậm chạp theo từng bước trong thời gian dài, trên cơ sở thừa
nhận những qui phạm xà hội của xà hội nguyên thuỷ có lợi cho giai cấp chủ
nô để điều chỉnh lợi ích của giai cấp khác (luật tục). Các luật tục điển hình của
Nhà nước chiếm hữu nô lệ La MÃ cổ đại được ghi nhận trong Luật XII bảng,
trong đó có những luật tục về thừa kế. Tại điểm 5 Bảng IV qui định: Nếu
người chết không có người bảo trợ thì nền kinh tế (để lại sau khi người đó
chết) do những người thân quản lý .{78}. Trong xà hội La MÃ, quyền gia
trưởng thuộc về người đứng đầu gia đình, là người bảo trợ cho các thành viên
khác trong gia đình. Nếu một người chết mà không có người bảo trợ thì nền
kinh tế (ruộng đất, nô lệ...) của người đó do những người thân thích trong gia
đình quản lý, sử dụng.
Như vậy, quan hệ thừa kế xuất hiện và phát triĨn cïng víi sù xt hiƯn
cđa chÕ ®é mÉu qun, ở đó người phụ nữ nắm toàn bộ quyền lực trong gia
đình. Toàn bộ tài sản của thị tộc thuộc sở hữu chung của thị tộc, nhưng do
người mẹ chiếm giữ, cho nên khi người mẹ chết thì tài sản được trao lại cho


15

những người thân thích nhất cùng dòng máu về phía người mẹ. Trong tác
phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Ph. Ăngnghen ®· chØ ra r»ng: “Theo chÕ ®é mÉu quyÒn, nghÜa là chừng nào mà dòng
dõi chỉ tính theo bên mẹ và tập quán kế thừa lúc ban đầu trong thị tộc thì chỉ
những người thân trong thị tộc mới được kế thừa những thành viên đà chết
trong thị tộc. Tài sản phải được giữ lại trong nội bộ thị tộc đó. [1 tr. 91].
Sự phát triển ngày càng cao của nền sản xuất xà hội, làm thay đổi địa
vị của người phụ nữ. Sự xuất hiện của ngành nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt đòi hỏi sức lực và trí tuệ của những người đàn
ông, vì thế sản phẩm lao động do người đàn ông làm ra không những đủ nuôi
sống gia đình và bắt đầu có tích luỹ. Vì vậy, địa vị gia đình của người đàn ông
dần dần được thiết lập. Đặc biệt, khi Nhà nước ra đời và qui định chế độ hôn

nhân một vợ, một chồng đà làm cho con cái biết rõ cha mẹ mình. Từ đó, trong
quan hệ gia đình xác lập huyết thống theo họ cha và chế độ gia đình phụ hệ
thay thế cho mẵu hệ
Trong gia đình cặp đôi, quyền lực của người chồng dần được thiết lập
khi mà của cải trong gia đình tăng lên do công sức lao động của người chồng
tạo ra, và chính những của cải đó đà làm cho người chồng có xu hướng lợi
dụng địa vị vững vàng hơn để đảo ngược trật tự thừa kế cổ truyền đang có lợi
cho con cái mình: Thế là dòng dõi tính theo đằng mẹ và quyền kế thừa của
người mẹ bị xóa bỏ, dòng dõi tính theo đằng cha và quyền kế thừa của người
cha được xác lập. Cuộc cách mạng đó đà xảy ra ở các dân tộc văn minh vào
lúc nào và như thế nào, điều đó chúng ta hoàn toàn không rõ. [1, tr. 92].
Trong quá trình phát triển của xà hội, việc thừa kế tài sản không tách
rời sự hình thành, tồn tại của sở hữu tư nhân và bản chất của quan hệ thừa kế
do chế độ sở hữu tư nhân quyết định.
Khi xà hội phân chia thành giai cấp, giai cấp thống trị chiếm hữu hầu
hết tư liệu sản xuất và được truyền lại cho con cháu, cho nên địa vị thống trị


16

được củng cố từ đời này sang đời khác, do đó việc thừa kế tài sản là sự chuyển
dịch công cụ, phương tiện bóc lột của giai cấp thống trị cho ch¸u con nh»m
tiÕp tơc x¸c lËp qun lùc chÝnh trị, kinh tế đối với người lao động. Người lao
động làm thuê không có tư liệu sản xuất, tài sản là thu nhập một phần do sức
lao động tạo ra.
Trong xà hội XHCN, chế độ sở hữu tư nhân được thiệt lập đối với
những tài sản sản không phải là tư liệu sản xuất chủ yếu như đất đai, rừng núi,
hầm mỏ...cho nên thừa kế là việc chuyển dịch quyền sử dụng đất và thành quả
lao động ( vốn, tư liệu sản xuất khác do lao động tạo ra, các quyền tài sản) của
ông bà, cha mẹ cho cháu, con.

Qua các thời kỳ phát triển của xà hội loài người, quan hệ thừa kế có
tính kế thừa và phát triển các giá trị vật chất và giá trị tinh thần của gia đình và
dòng tộc. Di sản thừa kế của gia đình được truyền từ đời này qua đời khác như
nhà ở và của cải khác. Đây không những là thành quả lao động mà còn là di
sản văn hoá phi vật chất của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau, bởi vì nhà ở và
các công trình xây dựng của gia đình, dòng tộc là tài sản có giá trị lớn, mặt
khác còn là giá trị văn hoá đà tồn tại và phát triển qua các thời kỳ lịch sử. Các
giá trị tinh thần trong xây dựng đà thể hiện bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc
phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện xà hội và phong tục tập quán của
cộng đồng dân cư.
Trong các xà hội khác nhau, thừa kế tài sản là thừa hưởng di sản của
người chết để lại. Di sản của người chết không những là tài sản mà còn các lợi
ích khác mà những người thừa kế được hưởng và phải thực hiện nghĩa vụ của
người chết chưa thực hiện. Người chết không có nghĩa là chấm dứt mọi lợi ích
của họ. Người để lại thừa kế, để lại di sản và giao cho người thừa kế các nghĩa
vụ về nhân thân thì người thừa kế phải thực hiện, nguyện vọng của người để
lại thừa kế có được thực hiện hay không là do những người thừa kế quyết định.
Bởi lẽ, khi mở thừa kế, trong gia đình tồn tại hai lợi ích, đó là lợi ích của mỗi


17

thành viên và của toàn thể gia đình, trong đó có lợi ích của người để lại thừa
kế. Lợị ích của cá nhân là sở hữu tài sản để thoả mÃn các nhu cầu của mình.
Lợi ích của gia đình là nền kinh tế và các giá trị vật chất, giá trị tinh thần
cùng tồn tại và phát triển. Nếu đặt lợi ích của gia đình trên lợi ích của cá nhân,
thì thành quả lao động của cá nhân cho nhiỊu ng­êi cïng h­ëng, cho nªn con
ng­êi sèng cã tÝnh quảng đại, tình cảm và bao dung. Ngược lại, nếu đặt lợi ích
của mình trên lợi ích của gia đình, sẽ trở thành người ích kỷ. Vì những lý do
trên, nên khi con người chết không có nghĩa là chấm dứt tất cả những gì liên

quan đến người đó và những người khác.
Thế hệ trước phấn đấu vì thế hệ sau, giá trị vật chất và tinh thần mà
người chết để lại cho con cháu là một loại tài sản vô giá cần phải giữ gìn và
phát triển. Luận điểm nêu trên được củng cố bằng nhận định sau:
Cá nhân là một phạm trù xà hội- sinh học, còn lợi ích là một
hiện tượng nằm ngoài phạm vi của sinh học. Hai khái niệm đó có mặt
xà hội của nó. Nhưng cái chết chỉ liên quan đến mặt sinh học, nó
không làm chấm dứt lợi ích. Mặt khác không thể đồng nhất lợi ích và
nhu cầu. [33, tr. 31].
Trong xà hội Việt Nam, việc thừa kế di sản đà hình thành theo tập
quán của từng dân tộc, từng miền, từng địa phương khác nhau. Thậm chí trong
cùng một địa phương thì mỗi gia đình, mỗi dòng họ, việc phân chia di sản
thừa kế theo truyền thống của dòng tộc. Trong gia đình, con cháu hưởng di sản
của ông bà, cha mẹ và thực hiện việc thờ cúng tổ tiên từ đời này qua đời khác.
Thông qua việc thờ cúng, nhắc nhở cháu con luôn nhớ công ơn của người đÃ
khuất. Đây là một truyền thống uống nước nhớ nguồn được lưu truyền đến
ngày nay và mai sau.
Thông thường, sau khi cha mẹ qua đời, di sản của cha mẹ sẽ chun
cho mét ng­êi con trai qu¶n lý sư dơng. Ng­êi quản lý di sản khai thác công
dụng của di sản để thu hoa lợi, lợi tức, một phần dùng vào viƯc thê cóng tỉ


18

tiên, phần còn lại người quản lý di sản đó được hưởng. Con cháu tiếp nhận di
sản của ông bà, là hưởng thành quả lao động và tiếp nhận các nghĩa vụ bảo vệ
giữ gìn các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và cộng đồng.
Ngày nay, cơ chế thị trường có ảnh hưởng đến phong tục, tập quán của
nhân dân ta nhưng truyền thống tốt đẹp "nhường áo, xẻ cơm" vẫn được duy trì
và phát huy, các giá trị văn hoá ứng xử, văn hoá thờ cúng tổ tiên ngày càng

phát triển theo hướng tiến bộ, văn minh. Như vậy, thừa kế không những
chuyển dịch tài sản từ người chết cho những người khác còn sống làm sở hữu,
mà còn chuyển tiếp và kế thừa các giá trị văn hoá được chắt lọc từ cuộc sống
để tạo nên các tài sản đó.
Từ thừa kế trong từ điển tiếng việt là: Hưởng của người chết để lại
cho. [73, tr. 972]. Tõ “cđa” cã thĨ hiĨu theo hai nghĩa: thứ nhất, là tài sản do
người để lại. Thứ hai, là của cải vật chất và tinh thần là di sản để lại cho người
thừa kế. Theo nghĩa thứ nhất, trong luận án tiến sĩ, tác giả Phạm Văn Tuyết
cho rằng: Thừa kế là chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác còn
sống, và người thừa kế thừa hưởng một cách kế tục. Quan niệm này đề cao
giá trị vật chất của thừa kế, các giá trị tinh thần, truyền thống, tập quán chưa
được đề cập.
Tóm lại, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết
cho người khác còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân
tộc. Người hưởng tài sản, có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị
tinh thần và truyền thống, tập quán do thế hệ trước để lại.
Trong xà hội có giai cấp, Nhà nước dùng pháp luật điều chỉnh quan hệ
thừa kế, vì vậy quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Nhà
nước điều chỉnh quan hệ thừa kế để đạt mục tiêu nhất định, điều này phụ
thuộc vào các chế độ xà hội khác nhau. Việc ®iỊu chØnh ph¸p lt c¸c quan hƯ
thõa kÕ, cho phÐp cá nhân thực hiện được quyền định đoạt tài sản cđa m×nh


19

ngay cả sau khi chết, vì vậy quyền thừa kế vừa mang tính chủ quan và tính
khách quan.
Quyền thừa kế với tư cách là quyền chủ quan của cá nhân tức là quyền
của con người, quyền để lại tài sản của mình cho người khác hưởng và quyền
được hưởng di sản của người chết để lại.

Con người tham gia lao động sản xuất để làm ra của cải cho gia đình
và xà hội nhằm thoả mÃn các nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, nền kinh tế của
gia đình, dòng tộc có phát triển hay không phụ thuộc vào khả năng sản xuất,
kinh doanh của người thừa kế, vì thế người lËp di chóc cã qun lùa chän
ng­êi thõa kÕ ®Ĩ giao tài sản. Ngược lại, sau khi mở thừa kế, ng­êi thõa kÕ cã
qun nhËn hc tõ chèi nhËn di sản. Đây là quyền tự định đoạt của người để
lại thừa kế và người thừa kế.
Quyền thừa kế của cá nhân là một trong những quyền kinh tế quan
trọng không phải tự nhiên có, là thành quả lao động, là kết quả của đấu tranh
giai cấp, đấu tranh với thiên nhiên của cá nhân tạo ra, do đó quyền thừa kế là
quyền của con người không ai có thể tước đoạt được, Nhà nước phải ghi nhận
và bảo hộ quyền kinh tế quan trọng đó.
Xuất phát từ quan điểm trên, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn lấy các
quyền con người làm mục tiêu đấu tranh và bảo vệ các quyền kinh tế, dân sự,
chính trị của cá nhân. ở Việt Nam, quyền con người được ghi nhận trong các
Hiến pháp. Căn cứ vào Hiến pháp, các ngành luật cụ thể hóa phù hợp với điều
kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xà hội của đất nước trong từng thời kỳ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cách mạng Tháng tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại vườn
hoa Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập,
tuyên bố trước đồng bào cả nước và nhân dân toàn thế giới việc thành lập Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố:
Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ


20

những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong các quyền ấy có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Lời bất hủ trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ.

Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cịng cã qun sèng, qun sung s­íng
vµ qun tù do. [64, tr. 118].
Trong lời dẫn của bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chủ Tịch đà xuất phát
từ quyền tự nhiên của con người và Bác coi các quyền này không ai có thể phủ
nhận được. Trong các quyền của con người, quyền bình đẳng giữa các dân tộc
đóng một vai trò quan trọng, vì nó là cơ sở để thực hiện các quyền chính trị,
dân sự, kinh tế. Để thực hiện quan điểm trên, Nhà nước ta ghi nhận và bảo hộ
quyền con người trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980 . Đặc biệt trong Hiến
pháp 1992, quyền con người được ghi nhận một cách đầy đủ tại Điều 50: ở
nước Cộng hòa xà hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa và xà hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công
dân và được qui định trong Hiến pháp vµ lt”. [28, tr. 19].
Qun thõa kÕ lµ qun cđa con người trong một chế độ xà hội nhất
định, cho nên trong các xà hội khác nhau, Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa
kế nhằm đạt những mục đích khác nhau.
Trong xà hội chiếm hữu nô lệ, đất đai nằm trong tay giai cấp chủ nô,
những người nông dân hầu như không có tài sản, vì vậy trong xà hội này thừa
kế tài sản nhằm củng cố chế độ tư hữu tuyệt đối về đất đai của giai cấp thống
trị, cho nên người lao động đấu tranh để thay đổi phương thức chiếm hữu tài
sản của giai cấp thống trị và khi giành được chính quyền, đất đai được phân
chia cho người lao động, từ đó làm thay đổi các quan hệ thừa kế. Quá trình
phát sinh, thay đổi quan hƯ thõa kÕ cã ngn gèc s©u xa tõ sù phát triển của
các quan hệ kinh tế, xà hội và cũng chính quan hệ này làm thay đổi các chế độ
khác nhau trong lịch sử phát triển của xà hội loài người. Chính vì vậy, điều


21

chỉnh pháp luật các quan hệ thừa kế không ngừng phát triển theo hướng đảm

bảo quyền con người ngày một tốt hơn. Về vấn đề này, Ph. Ăng-nghen viết:
C. Mác là người đầu tiên đà phát hiện, tìm ra qui luật phát triển
của lịch sử loài người, nghĩa là tìm ra sự thật đơn giản...là trước hết
con người cần phải ăn, uống, ở và mặc trước khi có thể lo đến chuyện
làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo. [39, tr. 87].
Con ng­êi s¶n xt ra cđa c¶i vËt chất, đó là yêu cầu khách quan của
tồn tại xà hội. Con người không thể thỏa mÃn nhu cầu của mình bằng những
cái đà có sẵn trong tự nhiên. Để duy trì và nâng cao đời sống, con người phải
sản xuất ra của cải vật chất. Sản xuất không những là cơ sở cho sự tồn tại của
con người mà còn là nền tảng để hình thành các quan hệ khác như: quan hệ
chính trị, quan hệ pháp luật, quan hệ đạo đức... Việc sản xuất của con người
luôn luôn thay đổi, phát triển, cho nên những quan hệ trên cũng thay đổi và
phát triển theo. Khi chế độ tư hữu và Nhà nước xuất hiện, thừa kế là một công
cụ để duy trì quyền lực, giai cấp bóc lột được thừa hưởng di sản cũng đồng
nghĩa với việc được thõa h­ëng qun lùc cđa ng­êi ®ã ®èi víi x· hội. Khi
Nhà nước ra đời, để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, Nhà nước ban
hành pháp luật và qui định cho mỗi cá nhân, tầng lớp trong xà hội được hưởng
cái gì và họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nào đối với Nhà nước.
Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế-xà hội đầu tiên theo
chế độ phụ quyền, cho nên quyền thừa kế được xác định dựa trên nền tảng của
chế độ phụ quyền và gia trưởng.
Theo chế độ phụ quyền, quyền lực của người cha là tuyệt đối được xác
lập trên các thành viên của gia đình. Trong gia đình, người nắm quyền gia
trưởng toàn quyền quản lý tài sản của gia đình, con cháu không có quyền sở
hữu tài sản. Khi người nắm quyền gia trưởng chết, di sản tiếp tục chun cho
ng­êi kÕ tơc qun gia tr­ëng qu¶n lý.
Bé lt đầu tiên của chế độ phụ quyền là Bộ luật cđa Nhµ n­íc chiÕm


22


hữu nô lệ Bavilon có tựa đề là Luật Khămurapi (Thế kỷ thứ XVII trước công
nguyên). Bộ luật này gồm 282 điều và được chia thành từng nhóm theo nội
dung, được phân chia rõ ràng các qui định riêng về hình sự, dân sự, tố tụng.
Chế định dân sự của Bộ luật này qui định quyền sở hữu của vợ, chồng, các hợp
đồng dân sự như: cho vay, mua bán, qui định về thừa kế theo di chúc, thừa kế
theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc chỉ được thực hiện khi các con trai mang
trọng tội, người bố được phÐp trt qun thõa kÕ cđa con trai vµ di chúc cho
người khác hưởng. Khi chia di sản các con được hưởng kỷ phần ngang nhau.
Những qui định về thừa kế của Nhà nước chiếm hữu nô lệ được phát triển và
hoàn thiện hơn trong Luật XII bảng và các đạo luật khác của Nhà nước La MÃ
cổ đại hay được gọi là Luật La MÃ. Trong Luật La MÃ, chế định thừa kế tương
đối hoàn chỉnh. Mặc dù cấu trúc của chế định thừa kế không chia thành các
phần rõ ràng, tuy nhiên có các qui định chung và các qui định chia di sản theo
pháp luật, chia di sản theo di chúc.
các Nhà nước phong kiến và tư bản, phần lớn tư liệu sản xuất chủ
yếu thuộc về giai cấp thống trị, người lao động không có tư liệu sản xuất phải
làm thuê cho địa chủ và các nhà tư bản, vì vậy pháp luật về thừa kế thực chất
là bảo hộ quyền sở hữu tư nhân của giai cấp thống trị đối với tư liệu sản xt
chđ u cđa x· héi.
Trong chÕ ®é XHCN, t­ liƯu sản xuất chủ yếu thuộc về nhân dân lao
động, Nhà nước bảo hộ thu nhập hợp pháp của cá nhân, gia đình từ các hệ
thống kinh tế khác nhau. Cá nhân có quyền sở hữu tài sản thì có quyền để lại
thừa kế cho người khác hưởng. C. Mác và Ph. Ăng-nghen khẳng định trong
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản: "Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai
cái quyền chiếm hữu những sản phẩm của xà hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ
tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu đó để bóc lột lao động của người khác".
[38].
Ngày nay, ở mỗi quốc gia, phụ thuộc vào chế độ chính trị, chế độ sở



23

hữu và phong tục, tập quán của nhân dân trong quốc gia đó, mỗi Nhà nước
điều chỉnh quan hệ thừa kế có sự khác nhau.
Việt Nam, nhân dân ta đà và đang xây dựng CNXH mà nền tảng
kinh tế của xà hội là chế độ công hữu hóa tư liệu sản xuất và được thể hiện tại
Điều 17 Hiến pháp 1992: "Đất đai, rừng núi, sông hồ tài nguyên trong lòng
đất, nguồn lợi vùng biển... là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân". Như
vậy, theo Hiến pháp, cá nhân không có quyền sở hữu đất đai, nhưng có quyền
sử dụng, Nhà nước cho phép cá nhân, hộ gia đình để lại thừa kế quyền sử dụng
đất cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật, tạo điều kiện cho cá
nhân an tâm lao động sản xuất, đầu tư vốn, công sức, trí tuệ để sản xuất kinh
doanh, tạo ra nhiều của cải cho gia đình và xà hội. Cá nhân có quyền sở hữu
các loại tài sản mà pháp luật không cấm, khi còn sống họ định đoạt tài sản
bằng nhiều phương thức khác nhau như: bán, cho thuê, cho vay, cho tặng hoặc
lập di chúc để định đoạt cho người khác sau khi họ chết. Khi mở thừa kế, nếu
có di chúc, di sản được chia theo di chúc, Nhà nước luôn luôn tôn trọng ý chÝ
cđa ng­êi lËp di chóc. Tuy nhiªn, trong mét số trường hợp đặc biệt, ý chí của
người lập di chúc bị hạn chế theo Điều 669 BLDS. Trường hợp người để lại di
sản không lập di chúc, di sản chia theo pháp luật. Người thừa kế theo pháp
luật là những người có quan hệ gia đình đối với người để lại di sản. Người
thừa kế nhận di sản, phải thùc hiƯn nghÜa vơ cđa ng­êi chÕt trong ph¹m vi di
sản hưởng. Mặt khác, nếu người để lại thừa kế giao nghĩa vụ quản lý di sản
thờ cúng, thì người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ thờ cúng. Ngoài ra, di sản
là di tích văn hoá như nhà thờ, nhà rường được xếp hạng di tích, những người
thừa kế có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản các giá trị văn hoá đó theo qui định của
Luật Di sản Văn hoá.
Như vậy, trong các chế độ xà hội khác nhau, con người đều có quyền
thừa kế tài sản, tuy nhiên phạm vi quyền thừa kế được bảo hộ thế nào do bản

chất chế độ xà hội quyết định. Pháp luật của các Nhà nước đều qui định cá


24

nhân có quyền để lại di sản và có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo
pháp luật. Nghiên cứu về quyền thừa kế của cá nhân với tư cách là một quyền
dân sự, tác giả Phùng Trung Tập đưa ra khái niệm:
Quyền thừa kế được hiểu là quyền dân sự cơ bản của công dân
được pháp luật bảo hộ. Theo phương diện này, thì moi công dân có
quyền như nhau trong việc để lại di sản của mình cho những người
thừa kế và đều có quyền như nhau trong việc nhận di sản do người
khác để lại. [50, tr. 18].
Khái niệm trên chưa bao quát được quyền và nghÜa vơ cđa chđ thĨ
trong quan hƯ thõa kÕ. MỈt khác, trong khái niệm mới thể hiện được quyền
thừa kế của cá nhân, chưa thể hiện được quyền thừa kế của tổ chức. Theo qui
định của pháp luật, tổ chức cã qun thõa kÕ theo di chóc. §iỊu 635 BLDS qui
định tổ chức là người thừa kế theo di chúc phải còn tồn tại vào thời điểm mở
thừa kế. Mặt khác, thừa kế là một quan hệ pháp luật về tài sản, do vậy liên
quan đến quan hệ này còn nhiều chủ thể khác như người quản lý di sản và các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Từ những phân tích như trên, có thể khái quát quyền thừa kế như sau:
quyền thừa kế là quyền chủ quan của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về
thừa kế, những người tham gia có quyền để lại tài sản, thành quả lao động, các
quyền và lợi ích của mình cho người khác hưởng. Người thừa kế có quyền
nhận di sản và hưởng giá trị vật chất, giá trị tinh thần và các lợi ích khác phát
sinh từ di sản. Mặt khác, người thừa kế có nghĩa vụ giữ gìn bảo vệ các giá trị
văn hoá đó.
Quyền thừa kế có thể tiếp cận dưới góc độ pháp luật là chế định thừa
kế trong luật dân sự. Với ý nghĩa là một chế định pháp luật về thừa kế, quyền

thừa kế là tổng hợp các qui định của Nhà nước, qui định những tài sản nào
được chuyển dịch, phạm vi chủ thể để lại di sản và nhận di sản, quyền nghĩa


×