Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Cơ sở lý luận và thực tiễn của những qui định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.62 KB, 26 trang )



MỞ ĐẦU

1. Sư cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bộ luật Dân sự nói chung và chế định thừa kế nói riêng điều chỉnh
quan hệ tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội
của nước ta trong sự hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, BLDS phải
có tính ổn định và tương thích với luật dân sự của các nước. Tuy nhiên,
BLDS được xây dựng trong thời kỳ bắt đầu của cơ chế thị trường, cho nên
không thể dự liệu hết sự phát triển của các giao lưu dân sự. Vì thế nhu cầu
hoàn thiện BLDS là tất yếu.
Trong BLDS, Phần thừa kế đóng vai trò quan trọng điều chỉnh việc
chuyển dịch di sản của người chết cho những người khác còn sống theo di
chúc hoặc theo qui định của pháp luật. Việc điều chỉnh quan hệ thừa kế
cần phù hợp với sự phát triển cơ chế thị trường nhưng phải đảm bảo lợi ích
của người thừa kế và lợi ích chung của gia đình, đảm bảo sự đoàn kết
trong gia đình và dòng tộc.
Hàng năm, Tòa án các cấp xét xử hàng nghìn vụ án về thừa kế,
trong đó có nhiều vụ án qua nhiều cấp xét xử hoặc cùng một cấp, nhưng
xét xử lại qua nhiều lần, mỗi lần có quyết định khác nhau, thậm chí trái
ngược nhau. Do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là một
số qui định về thừa kế không rõ ràng, cụ thể, còn qui định không tương
thích với qui định khác trong BLDS…Ngoài ra, việc áp dụng một số qui
định chung trong phần thừa kế của các Toà án chưa thống nhất, do thiếu
văn bản hướng dẫn, do trình độ của Thẩm phán còn hạn chế dẫn đến việc
áp dụng một số qui định không chính xác trong việc giải quyết các tranh
chấp về thừa kế.
Trong cơ chế thị trường, quyền tài sản của cá nhân là một quyền
kinh tế quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất



2



nước. Tuy nhiên, hiện nay quan niệm về tài sản còn ảnh hưởng bởi tư
tưởng bao cấp, cho nên hạn chế quyền định đoạt của cá nhân, vì vậy phát
triển, mở rộng khái niệm về di sản sẽ góp phần hoàn thiện khái niệm tài
sản là đối tượng nghiên cứu quan trọng của khoa học pháp lý dân sự.
Vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài "Cơ sở lý luận và thực
tiễn của những qui định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự" sẽ lý giải
các vấn đề chung về thừa kế một cách khoa học. Ngoài ra, luận án phân
tích, bình luận khoa học nội dung các qui định chung về thừa kế trong Bộ
luật Dân sự và đưa ra giải pháp hoàn thiện các qui định chung về thừa kế.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu cơ sở khoa học của các qui định chung của thừa kế
nhằm mục đích, phát triển, xây dựng nội dung khoa học của các qui định
đó. Phân tích nội dung của một số qui định quan trọng trong phần qui định
chung góp phần làm rõ nội dung của các qui định, tìm ra những bất cập,
hạn chế, từ đó đề xuất hướng hoàn thiện phần qui định chung trong
BLDS. Để thực hiện mục tiêu đó, luận án tập chung nghiên cứu các vấn đề
sau:
- Những vấn đề lý luận của các qui định chung về thừa kế. Vai trò
của các qui định chung điều chỉnh quan hệ thừa kế.
- Các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến việc
xây dựng các qui định chung về thừa kế.
- Một số kinh nghiệm ở Việt Nam và các nước xây dựng các qui
định chung về thừa kế .
- Nội dung những qui định chung về thừa kế trong BLDS 2005.
- Thực tiễn áp dụng các qui định chung về thừa kế giải quyết tranh

chấp di sản.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc bổ sung và hoàn thiện


3



những vấn đề lý luận của các qui định chung về thừa kế, tạo cơ sở cho
việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện phần thứ tư của Bộ Lụât Dân sự .
Qua việc xây dựng các khái niệm khoa học và phân tích nội dung
các qui định chung về thừa kế, giúp cho việc nghiên cứu giảng dạy pháp
luật về thừa kế của Nhà nước ta tốt hơn. Mặt khác, luận án làm tài liệu
tham khảo cho cơ quan xây dựng và áp dụng pháp luật.
4. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, các đề tài nghiên cứu về thừa kế tương đối nhiều và ở các
cấp độ khác nhau như các khoá luận cử nhân, luận văn cao học và các luận
án tiến sĩ. Ngoài ra, còn một số bài viết trong các tạp chí Luật học của
Trường Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật của Bộ Tư
Pháp, Tạp chí Toà án Nhân dân...
+ Các luận án tiến sĩ:
- Phùng Trung Tập: “ Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt
Nam từ năm 1945 đến nay”. Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và
phát triển của thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
Nội dung chủ yếu của luận án làm rõ các điều kiện chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội ảnh hưởng đến việc điều chỉnh pháp luật về diện và hàng thừa
kế trong pháp luật dân sự Việt Nam.
- Phạm Văn Tuyết: “Thừa kế theo di chúc trong Bộ luật Dân sự Việt
Nam”. Đề tài nghiên cứu những vấn đề như: khái niệm về di chúc, quyền

của người lập di chúc, các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
+ Luận văn cao học:
- Nguyễn Thị Vĩnh: “Thừa kế theo pháp luật trong BLDS Việt
Nam”. Nội dung chủ yếu gồm các vấn đề sau: khái niệm thừa kế theo pháp
luật, diện và hàng thừa kế, thừa kế thế vị, các trường hợp thừa kế theo
pháp luật.


4



- Nguyễn Thị Hồng Bắc: “Một số vấn đề thừa kế theo pháp luật
trong BLDS Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu có tính sơ lược về lịch sử của
thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam, một số nguyên tắc chủ yếu của thừa kế,
các trường hợp thừa kế theo pháp luật, căn cứ phân chia hàng thừa kế.
+ Các công trình nghiên cứu khác:
- Viện Khoa học Pháp lý: “Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản
của BLDS ”. Các tập bình luận phân tích nội dung cơ bản của các qui đinh
trong BLDS 1995 nói chung và các qui định về thừa kế nói riêng.
- Viện Nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật: “Những vấn đề cơ
bản về BLDS Việt Nam”. Đây là số tạp chí chuyên đề về BLDS (số 5/
1995). Trong đó có chuyên đề về chế định thừa kế trong BLDS. Chuyên
đề này nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của điều chỉnh pháp luật về thừa
kế, căn cứ khoa học để phân chia các hàng thừa kế.
- Trường Đại học Luật Hà Nội, số tạp chí chuyên đề về BLDS
(1996). Trong đó có bài viết về những điểm mới của di sản dùng vào việc
thờ cúng trong BLDS so với Pháp lệnh Thừa kế 1990.
- Tòa án Nhân dân Tối cao: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn
nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp thừa kế tại Tòa

án nhân dân”. Đây là công trình cấp bộ nghiên cứu về thừa kế, nội dung
chủ yếu của đề tài là các vấn đề thực tiễn xét xử của Toà án trong việc giải
quyết tranh chấp về thừa kế.
- Nguyễn Ngọc Điện: “Một số suy nghĩ về thừa kế trong BLDS”.
Tác giả so sánh pháp luật về thừa kế của Việt Nam qua các thời kỳ phát
triển và so với chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự Pháp.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân


5



tích, so sánh, tổng hợp, qui nạp để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của
các qui định chung về thừa kế.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Trên cơ sở kiến giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của các qui
định chung về thừa kế, nhằm phát triển, mở rộng đối tượng nghiên cứu
quan trọng của ngành khoa học pháp lý dân sự về tài sản. Từ trước đến
nay, quan niệm tài sản là vật đã có và quyền tài sản trị giá được bằng tiền,
tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy tài sản còn là vật đang hình thành và
quyền tài sản còn là các lợi ích vật chất, từ việc khai thác lợi ích đó sẽ tạo
ra tài sản. Pháp luật cần phải điều chỉnh các loại tài sản trên của cá nhân
để tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế và dân sự phát triển.
Luận án phát triển và xây dựng các khái niệm mới sau:
- Quyền thừa kế là một trong các quyền của công dân, vì thế cá nhân
được phép thực hiện các quyền của mình mà không bị pháp luật cấm. Hiện
nay, khoa học pháp lý thừa nhận quyền thừa kế là quyền để lại tài sản cho

người khác hưởng, là quyền hưỏng tài sản của người để lại thừa kế. Quan
niệm này sẽ hạn chế phạm vi quyền tài sản của cá nhân, vì vậy luận án phát
triển khái niệm quyền thừa kế của cá nhân theo hướng mở rộng các quyền
tài sản trong giao lưu dân sự như nhận, chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố,
thế chấp, bảo lãnh quyền hưởng di sản.
- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của
người thừa kế và các chủ thể khác.
- Di sản là tài sản thuộc quyền sở hữu của người đã chết. Đây là khái
niệm “đóng”, không thấy sự vận động, phát triển của vật chất, dẫn đến hạn
chế quyền tài sản của cá nhân. Trong cơ chế thị trường còn nhiều tài sản
khác là di sản phát sinh sau khi người để lại thừa kế chết, như hoa lợi, lợi


6



tức, quyền và các lợi ích khác phát sinh từ di sản, từ việc thừa kế. Phát
triển khái niệm di sản, tạo tiền đề cho viêc mở rộng đối tượng điều chỉnh
pháp luật dân sự.
- Trong khoa học pháp lý coi nhận là hành vi thực tế tiếp thu tài sản
làm phát sinh quyền sở hữu của người thừa kế. Luận án mở rộng khái niệm
nhận di sản là ý thức chủ quan của người thừa kế được thể hiện bằng các
hành vi khách quan như: tuyên bố nhận di sản, nhận di sản khi chia thừa
kế, hoặc quản lý, khai thác sử dụng di sản, bán, chuyển quyền nhận di sản
thừa kế cho người khác. Nhận di sản làm phát sinh quyền sở hữu của
người thừa kế đối với di sản, vì vậy họ có các quyền và nghĩa vụ của
người để lại thừa kế.
- Di tặng là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, nhằm
tặng cho người khác tài sản của mình sau khi chết. Di tặng là hợp đồng

tặng cho có điều kiện làm phát sinh hiệu lực, vì vậy người hưởng di tặng
có quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng tặng cho mà không có nghĩa vụ của
người thừa kế. Khái niệm này lần đầu được xây dựng trong khoa học pháp
lý.
- Phát triển và hoàn thiện lý luận về mối quan hệ giữa quyền thừa kế
và quyền sở hữu tư nhân, đó là quan hệ tương tác giữa các sự kiện pháp lý
làm phát sinh, chấm dứt quan hệ sở hữu và thừa kế.
- Luận án đã đưa ra phương án sửa đổi, bổ sung các Điều: 632, 634,
635, 636, 637, 642, 643, 644, 645 BLDS.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận án được bố cục thành 3 chương.



7







Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
VỀ THỪA KẾ
1.1. Khái niêm quyền thừa kế và những qui định chung về thừa
kế
1.1.1. Khái niệm về thừa kế và quyền thừa kế
- Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, là việc

chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho người khác còn sống theo
truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc. Người hưởng tài sản,
có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền
thống, tập quán do thế hệ trước để lại. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ
thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật, Nhà nước điều chỉnh quan
hệ thừa kế nhằm đạt những mục đích nhất định.
- Quyền thừa kế là quyền chủ quan của cá nhân có quyền để lại tài
sản, thành quả lao động, các quyền và lợi ích của mình cho người khác
hưởng. Người thừa kế có quyền nhận di sản và hưởng giá trị vật chất, giá
trị tinh thần và các lợi ích khác phát sinh từ di sản. Mặt khác, người thừa
kế và những người tham gia vào quan hệ thừa kế có nghĩa vụ giữ gìn bảo
vệ các giá trị văn hoá đó.
- Theo nghĩa khách quan, quyền thừa kế là tổng hợp các qui phạm
pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho những
người khác theo ý chí của người đó khi còn sống hoặc theo một trình tự
nhất định. Mặt khác, các qui phạm pháp luật ghi nhận và qui định trình tự


8



thực hiện và bảo vệ các quyền của người có tài sản, quyền của người thừa
kế và các chủ thể khác trong quan hệ thừa kế.
- Quyền sở hữu của cá nhân là tiền đề phát sinh quyền thừa kế,
ngược lại quyền thừa kế là một căn cứ quan trọng làm phát quyền sở hữu
tư nhân. Từ mối quan hệ đó cho thấy nghiên cứu về thừa kế cần xuất phát
từ bản chất của quan hệ sở hữu trong các xã hội khác nhau.
1.1.2. Khái niệm những qui định chung về thừa kế
- Quan hệ dân sự, kinh tế trong cơ chế thị trường còn nhiều biến

động, thay đổi sâu sắc, vì thế cần nghiên cứu để hoàn thiện BLDS và các
luật khác là nhu cầu cần thiết. Để tiếp tục hoàn thiện BLDS cần phải
nghiên cứu, hệ thống và phát triển khoa học pháp lý về dân sự, trong đó có
các vấn đề về thừa kế. Trên cơ sở xây dựng, hoàn thiện các khái niệm khoa
học của các qui định về thừa kế, sửa đổi, bổ sung và xây dựng các qui
định về thừa kế ngày càng hoàn thiện hơn. Các khái niệm được phát triển
và xây dựng trong phần này gồm:
- Qui định chung về thừa kế là những quan điểm của Nhà nước về vấn
đề thừa kế, là các nguyên tắc và căn cứ pháp lý mà dựa vào đó để phân chia di
sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Chủ thể của thừa kế là những cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ
thừa kế có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật qui định và do thoả thuận.
- Nhận di sản là hành vi khách quan thể hiện việc tiếp nhận di sản bằng
hành vi thực tế hoặc định đoạt quyền nhận di sản cho người khác như nhường
quyền nhận di sản. Kể từ thời điểm nhận, di sản thuộc quyền sở hữu của người
thừa kế, cho nên họ có quyền định đoạt.
- Di sản thừa kế là tài sản thuộc quyền sở hữu của người đã chết và
hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản, tài sản và các lợi ích khác do pháp luật
qui định.


9



- Di tặng là ý chí của người lập di chúc nhằm tặng cho người khác
tài sản sau khi chết. Người hưởng di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ
của người thừa kế.
- Thời hiệu của thừa kế là thời hạn do pháp luật qui định, cho phép
các chủ thể khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về thừa kế và các

quyền lợi khác liên quan đến di sản, hết thời hạn đó, các chủ thể mất
quyền khởi kiện.
1.1.3. Quá trình phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu, mục tiêu
điều chỉnh pháp luật các quan hệ thừa kế
1.13.1. Sự cần thiết của việc điều chỉnh các quan hệ thừa kế trong
việc phát triển kinh tế-xã hội
Mục tiêu chính của luật dân sự là điều chỉnh các quan hệ tài sản
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu
vật chất và tinh thần của nhân dân. Quá trình phát triển kinh tế-xã hội gắn
liền với sự phát triển của các quan hệ sở hữu. Trong các chế độ xã hội
khác nhau thì nhu cầu điều chỉnh các quan hệ sở hữu khác nhau. Tuy nhiên
quan hệ sở hữu là tiền đề của quan hệ thừa kế. Ngược lại thừa kế sẽ củng
cố phát triển quan hệ sở hữu tư nhân. Do vậy, pháp luật phải điều chỉnh
quan hệ thừa kế và quan hệ sở hữu phù hợp với điều kiện phát triển kinh
tế-xã hội của đất nước.
1.1.3.2. Vai trò của chế định thừa kế trong điều chỉnh các quan hệ
dân sự
- Chế định thừa kế có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện
cho sở hữu tư nhân tồn tại và phát triển. Việc chuyển dịch tài sản trong các
giao lưu dân sự (trong đó có thừa kế) gắn liền với quá trình phát triển các
quan hệ kinh tế-xã hội, các quan hệ sở hữu trong đó có sở hữu tư nhân.
- Pháp luật về thừa kế đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và


10



phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc. Quan hệ thừa kế có tính đặc trưng là
mang yếu tố tình cảm. Thừa kế không những chuyển dịch tài sản, mà còn

kế thừa các giá trị văn hoá, tinh thần của gia đình, dòng tộc liên quan đến
phong tục, tập quán, truyền thống của nhân dân, đảm bảo tình đoàn kết
trong gia đình.
- Pháp luật về thừa kế có vai trò tạo ra môi trường ổn định cho việc
thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế thế giới có tính toàn cầu hoá,
thì sự hình thành và phát triển của các quan hệ tài sản, sự giao thoa giữa
các nền văn hoá mang tính tất nhiên. Ở mỗi quốc gia, pháp luật về thừa kế
có đặc thù mang bản sắc văn hoá của dân tộc, bảo vệ lợi ích của cá nhân
của Nhà nước, tuy nhiên việc điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố
nước ngoài phù hợp với tập quán quốc tế và bảo quyền lợi của các nhà đầu
tư để họ an tâm đầu tư lâu dài.
1.2. Những qui định chung về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt
Nam qua các thời kỳ phát triển
1.2.1. Những qui định chung về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt
Nam từ thể kỷ XV đến năm 1945
Ở Việt Nam, thời kỳ phong kiến, thừa kế được qui định trong Luật
Hồng Đức và Luật Gia Long. Tuy nhiên, chế định thừa kế không qui định
thành chương phần riêng nhưng hai Bộ luật này đều qui định những vấn đề
cơ bản là di sản, hương hoả, người quản lý di sản, người thừa kế.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, ở Việt Nam tồn tại ba Bộ luật, Bộ luật
Nam Kỳ giản yếu1882, Dân luật Bắc kỳ(DLBK)1931 và Hoàng Việt Trung
Kỳ Hộ luật(HVTKHL) 1936. Hai Bộ luật: DLBK và HVTKHL được xây
dựng dựa trên cơ sở của Bộ luật Dân sự Pháp 1804.
- Các Bộ luật điều chỉnh rất linh động về thừa kế của những người
có quyền thừa kế của nhau chết cùng một thời điểm thì suy đoán theo tuổi

×