Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đăng ký, quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.5 MB, 86 trang )


BÔ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM THANH TUÂN

ĐẢNG KÝ, QUẢN LÝ VÀ
SỬ DUNG CHỈ DẪN ĐIA LÝ Ở VIÊT NAM

Chuyên nghành
Mã số

: Luật dân sự
: 60.38.30

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ \I\Ị
! HƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ N'
PHÒNG DỌC
X

fỹ$f)

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC









NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYÊN THỊ QUÊ ANH

Maison du DrokVietnamo-Pranẹaise
BỈBLIỢÍHEQUE

HÀ NỘI, 2007
Bibliothèque-Maison du Droit

111111
23293


MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI Đ ẦU

1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỂ ĐẢNG KÝ, QUẢN LÝ VÀ s ử
DỤNG CDĐL

6

1.1 Quá trình hình thành và phát triển việc bảo hộ C D Đ L ................................


6

1.1.1 Lịch sử phát triển việc bảo hộ CDĐL tại châu Âu.........................

6

1.1.2 Các Điều ước quốc tế về CDĐL..............................................................

7

1.2 Khái niệm CDĐL.............................................................................................

8

1.2.1 Khái niệm CDĐL trong hiệp định TRIPS..............................................

8

1.2.2 Phân biệt CDĐL với TGXXHH và chỉ dẫn nguồn gốc.........................

9

1.2.3 Khái niệm CDĐL trong pháp luật của một số nước..............................

12

1.3 Khái niệm đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL............................................

14


1.3.1 Khái niệm đăng ký CDĐL.......................................................................

14

1.3.2 Khái niệm quản lý CDĐL.........................................................................

15

1.3.3 Khái niệm sử dụng CDĐL.......................................................................

16

1.4 Sự hình thành và phát triển các quy định pháp luật Việt Nam về đăng ký,
quản lý và sử dụng CDĐL.....................................................................................

17

1.4.1 Giai trước năm 1989.................................................................................

17

1.4.2 Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1995................................................... .

17

1.4.3 Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005....................................................

18

1.4.4 Giai đoạn từ năm 2005 tới nay.................................................................


20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỂ ĐẢNG KÝ,








J

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CDĐL

21

2 1 Những quy định pháp luật về đăng ký CDĐL...............................................

21

2.1.1 Điều kiện để CDĐL được đăng ký..........................................................

21

2.1.2 Trình tự, thủ tục đăng ký CDĐL..............................................................

28


22 Những quy định pháp luật về quản lý CDĐL...............................................

35


2.2.1 Những chủ thể có quyền quản lý CDĐL...............................................

35

2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của tổ chức quản lý
CDĐL........................................................ .....................................................

36

2.3 Những quy định pháp luật về sử dụng CDĐL................................................

40

2.3.1 Chủ thể có quyền sử dụng và điều kiện sử dụng CDĐL.......................

40

2.3.2 Hành vi sử dụng CDĐL............................................................................

41

CHƯƠNG 3: THỰC TIÊN ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ VÀ s ử DỤNG CDĐL
Ở VIỆT NAM VÀ MỘT s ố KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

44


3.1 Thực tiễn đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL...............................................

44

3.1.1 Thực tiễn đăng ký CDĐL...........................................................................

44

3.1.2 Thực tiễn quản lý CDĐL...........................................................................

47

3.1.3 Thực tiễn sử dụng CDĐL................... .......................................................

50

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đăng ký, quản lý và sử dụng
CDĐL........................................................................................................................

55

3.3 Một SỐ kiến nghị tăng cường hiệu quả trong hoạt động đăng ký, quản lý
và sử dụng CDĐL.....................................................................................................

63

KẾT LUẬN.............................................................................................................

65


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................

66

PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật dân sự.
Công ước Paris: Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ SHCN được sửa đổi tại
Stockholm năm 1967.
CDĐL: Chỉ dẫn địa lý.
EU: Liên minh Châu Âu
Hiệp định TRIPs: Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ.
Nghị Định 63/CP: Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của chính
phủ quy định chi tiết về SHCN được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số
06/2001/ NĐ -CP ngày 01 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ
Nghị định 54: Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 70 năm 2000 về
bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn đia lý, tên thương mại
và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới SHCN.
Nghị định 103: Nghị định 103/2006/NĐ - CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN.
Quyết định 18: Quyết định 18/2005/QĐ-BTS ngày 16 tháng 05 năm 2005 của
Bộ Thuỷ Sản về việc ban hành Quy định tạm thời về sản xuất nước mắm mang
tên gọi xuất xứ Phú Quốc.
Quyết định 19: Quyết định 19/2005/QĐ-BTS ngày 16 tháng 05 năm 2005 của
Bộ Thuỷ Sản về việc ban hành Quy chế tạm thời về Kiểm soát, chứng nhận
nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc.

SHCN: Sở hữu cơng nghiệp.
SH TT: Sở hữu trí tuệ.
TGXXHH: Tên gọi xuất xứ hàng hoá.


Thông tư 01: Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007
hướng dãn thi hành Nghị định số 103/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
SHTT về SHCN.
Thoả ước Lisbon: Thoả ước Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá và
đăng ký quốc tế TGXXHH năm 1958.
Thoả ước Madrid: Thoả ước Madrid về hạn chế những chỉ dẫn sai lệch về
nguồn gốc hàng hoá, năm 1891.
UBND: Uỷ ban nhân dân


1

LỜI NĨI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Là một nước sản xuất nơng nghiệp, nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi
và sự phong phú của hệ sinh thái đã tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp
nước ta có hàng loạt các sản phẩm nổi tiếng. Những sản phẩm như: Nhãn lồng
Hưng Yên; Xoài cát Hoà Lộc; Hồ tiêu Phú Quốc; Nước mắm Phan Thiết; Chè
Thái Nguyên; Quế Trà My; Gạo tám Hải Hậu; Gốm Bát Tràng; Lụa Vạn
Phúc; Bưởi Năm Roi; Cà phê Robusta Buôn Hồ; Chuối Ngự Đại Hoàng;
Thuốc Lào Vĩnh Bảo.. .đã trở thành các đặc sản nổi tiếng. Trên thực tế, một số
sản phẩm nông sản của nước ta đã và đang xuất khẩu và chiếm được những vị
trí hàng đầu thế giới như hồ tiêu, hạt điều xuất khẩu đứng đầu thế giói; gạo, cà

phê đứng thứ hai thế giới. Những năm gần đây, nông nghiệp nước ta không
ngừng tăng năng suất và đem lại nguồn thu không nhỏ cho đất nước, nhất là
cải thiện đáng kể đời sống của những người nông dân. Tuy nhiên, một nghịch
lý tồn tại là càng trúng mùa, sản phẩm càng khó bán và giá càng hạ. Có nhiều
ngun nhân dẫn đến tình trạng trên và một trong số đó chính là việc hàng hố
nơng sản của chúng ta chưa tạo dựng và bảo vệ được tên tuổi của mình. Tính
cho đến hiện nay, mới chỉ có 12 chỉ dẫn địa lý (bao gồm cả tên gọi xuất xứ
hàng hoá) được bảo hộ ở Việt Nam. Với những sản phẩm có tiềm năng như
trên thì số lượng các sản phẩm được bảo hộ CDĐL ở Việt Nam vẫn cịn q ít
so vói địi hỏi của thực tiễn.
Luật SHTT được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XI, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và chính thức có
hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006 đánh dấu một bước phát triển mới trong việc
bảo vệ quyền SHTT ở Việt Nam. Theo những quy định mới của Luật thì việc
bảo hộ CDĐL có một số thay đổi và phát triển mới bằng việc thống nhất hai
đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) trước đây là CDĐL
và TGXXHH thành một đối tượng SHCN chung là CDĐL; chuyển từ bảo hộ
CDĐL theo cơ chế bảo hộ tự động sang cơ chế đăng ký; bước đầu thiết lập mô


2

hình quản lý CDĐL thơng qua các tổ chức quản lý CDĐL. Tuy nhiên, việc
nhận thức về vai trò của việc bảo hộ CDĐL của các chủ thể có quyền sử dụng
CDĐL cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, nơi có CDĐL chưa đầy đủ,
việc hồn thiện hồ sơ để đăng ký CDĐL còn gặp rất nhiều các khó khăn về
mặt kỹ thuật cũng như pháp lý, cơ chế quản lý CDĐL cũng cịn có nhiều bất
cập. Điều này đã tạo ra khơng ít khó khăn trong việc bảo hộ CDĐL, nhất là
đối với việc đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL thời gian vừa qua. Do vậy,
một yêu cầu cấp bách cần đặt ra là phải có sự nghiên cứu một cách tồn diện

và sâu sắc những quy định pháp luật về đăng ký, quản lý và sử dụng các
CDĐL, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị và sửa đổi phù hợp.
Qua những phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu pháp luật về bảo hộ
CDĐL ở Việt Nam nói chung, nhất là thực trạng pháp luật về đăng ký, quản lý
và sử dụng CDĐL một cách sâu sắc và toàn diện để đi đến việc đưa ra các
kiến nghị sửa đổi bổ sung những quy định này là điều hết sức có ý nghĩa. Với
tinh thần như vậy, tác giả đã chọn đề tài “Đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL
ở Việt Nam” là đề tài Luận văn tốt nghiệp của Cao học Luật của mình.
2. Tinh hình nghiên cứu đề tài.
Liên quan đền việc nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hộ CDĐL,
đã có nhiều các đề tài nghiên cứu, các bài viết trên báo và các tạp chí chuyến
ngành về đối tượng này. Có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu như: Bài viết
của các tác giả: Xuân Anh (2004), “CDĐL nông sản: thực trạng và gải pháp”,
Nghiên cứu lập pháp, (tháng 7), tr.37; ThS. Vũ Hải Yến (2006) “Các quy định
của hiệp định TRIPs về bảo hộ CDĐL”, Tạp chí luật học, số 11, tr. 58; Lê
Tùng (2006) “Bảo hộ CDĐL chỉ pháp luật thôi, chưa đủ”, Hiến kế lập pháp, số
9 (70), tr. 15
Các công trình trên đây đã phần nào nghiên cứu những vấn đề pháp lý
hoặc cơ sở lý luận cho việc bảo hộ CDĐL ở Việt Nam. Tuy nhiên, không như
các công trình khác nghiên cứu về CDĐL dưới tư cách là một đối tượng của
quyền SHCN, trong Luận Văn của mình tác giả chỉ tập trung đi sâu nghiên
cứu và phân tích các quy định pháp luật về đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL


3

trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa việc đăng ký,
quản lý và sử dụng hiệu quả đối tượng này.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
- Mục đích:

Luận văn có mục đích:
+ Làm sáng tỏ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về
đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL
+ Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng các quy định của pháp luật về
đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL, tác giả đưa ra các đánh giá và chỉ ra
những điểm chưa phù hợp trong quy định của pháp luật để đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật đăng ký, quản lý và sử dụng đối tượng này.
- Nhiệm vụ của luận văn
+ Làm rõ một số vấn đề lý luận về đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL.
+ Nghiên cứu mơ hình đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL của một số
nước trên thế giới, đặc biệt là mơ hình quản lý CDĐL ở Cộng hồ Pháp, trên
cơ sở đó có thể tham khảo có chọn lọc áp dụng vào việc đăng ký, quản lý và
sử dụng CDĐL ở Việt Nam
+ Nghiên cứu thực trạng pháp luật về đăng ký, quản lý và sử dụng
CDĐL, rút ra những điểm còn hạn chế trong các quy định pháp luật cần hoàn
thiện, sửa đổi.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật vể đăng ký, quản lý
và sử dụng CDĐL.
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về đăng ký,
quản lý và sử dụng CDĐL.
- Phạm vỉ nghiên cứu.
Luận văn này không nhằm vào việc nghiên cứu pháp luật về bảo hộ
CDĐL nói chung mà chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu thực trạng pháp luật về
đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL. Không như các cơng trình trước đây
nghiên cứu CDĐL dưới góc độ là một đối tượng của quyền SHCN, trong luận


4


văn của mình tác giả chỉ tập chung nghiên cứu về việc đăng ký, quản lý và sử
dụng CDĐL. Trong q trình nghiên cứu, tác giả đã có sự so sánh và xem xét
đến hệ thống pháp luật quốc tế, đặc biệt là các quy định pháp luật về CDĐL ở
Bồ Đào Nha và ở Cộng hoà Pháp.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp
đối chiếu, so sánh, khái quát hoá, phương pháp logic và phương pháp lịch sử
trong việc phân tích và luận giải những vấn đề đã đặt ra.
Phương pháp nghiên cứu chính để hồn thành Luận văn là phương pháp
phân tích, tổng hợp đối chiếu với các quy định của pháp luật và các số liệu đã
có cũng như tự thu thập được để tìm ra những điểm chưa phù hợp, đưa ra
những nhận xét, những ưu, nhược điểm và kiến nghị. Phương pháp tổng hợp
được sử dụng chủ yếu để đưa ra những nhận xét mang tính chất khái qt từ
đó đưa ra những kiến nghị thích hợp.
4. Những đóng góp mới của luận văn
1. Làm sáng tỏ về mặt lý luận một số khái niệm cơ bản về CDĐL và
khái niệm về Đăng ký, Quản lý và sử dụng CDĐL.
2. Đề xuất các mơ hình quản lý, phương thức hoạt động của tổ chức
quản lý CDĐL, quy chế sử dụng CDĐL.
3. Phân tích thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn về đăng
ký, quản lý và sử dụng CDĐL và từ đó đưa ra những giải pháp
nhằm hồn thiện các quy định pháp luật về đăng ký, quản lý và
sử dụng CDĐL.
5. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tham khảo, nội dung luận
văn bao gồm có ba chương:
Chương 1: Khái quát cung về đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL.
Trong Chương này tác giả tập trung đi vào phân tích lịch sử hình thành
việc bảo hộ CDĐL, khái niệm CDĐL cũng như khái niệm đăng ký, quản lý và



5

sử dụng CDĐL, khái quát quá trình hình thành và phát triển các quy định pháp
luật Việt Nam về đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL.
Chương 2: Thực trạng các quy định pháp luật việt nam về đăng ký,
quản lý và sử dụng CDĐL.
Trong Chương này tác giả tập trung đi vào phân tích ba nội dung chính
là các quy định pháp luật về đăng ký CDĐL, các quy định pháp luật về quản
lý CDĐL và quy định pháp luật về sử dụng CDĐL.
Chương 3: Thực tiễn đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL ở Việt
Nam và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Trên cơ sở đưa ra thực tiễn đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL ở Việt
Nam, tác giả đã phân tích và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL cũng như một số kiến nghị tăng cường
hiệu quả trong hoạt động đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL.


6

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỂ
ĐÃNG KÝ, QUẢN LÝ VÀ s ử DỤNG CDĐL
1.1 Quá trình hình thành và phát triển việc bảo hộ CDĐL
1.1.1 Lịch sử phát triển việc bảo hộ CDĐL tại châu Âu
Từ lâu việc đặt tên cho sản phẩm thông qua sử dụng tên của nơi sản xuất và
thu hoạch đã có từ rất lâu trên thế giới. Để thuận tiện cho việc gọi tên sản phẩm,
thay vì việc nghĩ ra cho sản phẩm tên riêng những người nơng dân thường lấy
chính các địa danh đó. Ở châu Âu, từ cuối thế kỉ 19, trước sự phát triển mạnh mẽ

của thương mại trong và ngoài nước, nhất là sự phá huỷ gần như toàn bộ các ruộng
nho bởi bệnh rệp lá khơ, chính quyền bắt đầu tiến hành can thiệp.
Pháp là nước tiên phong trong lĩnh vực xây dựng và bảo hộ Tên gọi xuất
xứ hàng hoá (TGXXHH) - một loại hình đặc thù của Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) tại châu Âu. Năm 1905, luật đầu tiên liên quan đến lĩnh vực này đã xây dựng
các quy định hành chính nhằm xác định các vùng sản xuất nông nghiệp được
quyền sử dụng TGXXHH cho sản phẩm. Nhưng luật này đã không giải quyết
được cuộc khủng hoảng trong nơng nghiệp do khơng có quy định về quy trình
kỹ thuật, giám sát nội bộ, đặc biệt là ngành trồng và chế biến rượu nho. Năm
1911 và 1913, những người dân đã biểu tình chống lại luật này. Giai đoạn này
đã xuất hiện sự cần thiết các hoạt động mạng tính tập thể của các tác nhân liên
quan trong xây dựng TGXXHH. Từ thất bại này, nước Pháp đã ban hành các
luật khác để xác định quyền sử dụng, tính thiết thực và tính ổn định của
TGXXHH.
Trước cuộc khủng hoảng toàn diện của ngành trồng nho và chế biến
rượu vang của Pháp, năm 1935, Hạ viện Pháp đã thông qua luật về TGXXHH
hoàn chỉnh đầu tiên. Luật này đã cho phép hình thành Viện Tên gọi Xuất xứ
của Pháp và Hội đồng Quốc gia về Thẩm định TGXXHH. Từ năm 1990,
TGXXHH được phát triển rộng rãi sang các sản phẩm từ sữa và thực phẩm
khác như ữomage, jambon, hoa quả [28, tr.22].


7

Cùng với Pháp, các nước châu Ầu khác như Italia, Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha, Hy Lạp, Đức, Bỉ cũng phát triển Tên gọi Xuất xứ của mình. Đến
tháng 8/2005 cộng đồng chung Châu Âu đã tiến hành bảo hộ được 694 sản
phẩm dưới hình thức TGXXHH và CDĐL trong đó có 57,8% số sản phẩm là
TGXXHH [28, tr.26].
Có hai hình thức bảo hộ đối với nguồn gốc của sản phẩm ở Châu Âu, đó
là: bảo hộ dưới danh nghĩa TGXXHH các sản phẩm có yêu cầu cao về sự đặc

thù cũng như khả năng quản lý chất lượng và CDĐL đối với các sản phẩm có
chất lượng hoặc danh tiếng. Hiện nay việc bảo hộ theo hình thức CDĐL phổ
biến và tiến hành rộng rãi hon ở Châu Âu. Việc lựa chọn hình thức phù hợp để
bảo hộ cho các sản phẩm là một vấn đề rất quan trọng và các quốc gia Châu
Âu đã mất rất nhiều thời gian để để hoàn thiện khung pháp lý này.
1.1.2 Các Điều ước quốc tế về CDĐL.
Cùng với quá trình phát triển của việc bảo hộ CDĐL tại mỗi quốc gia,
các Điều ước quốc tế về bảo hộ CDĐL đã được ký kết nhằm thống nhất việc
bảo hộ CDĐL trong phạm vi quốc tế. Có thể kể đến một số điều ước quốc tế
cơ bản có quy định về CDĐL như: Công ước Paris về bảo hộ SHCN được ký
kết ngày 20/03/1883 tại Paris (Cơng ước Paris) trong đó có một số quy định
tại Điều 1(2) về chỉ dẫn nguồn gốc và TGXXHH trong danh sách đối tượng
bảo hộ SHCN. Sau công ước Paris, Thoả ước Madrid về hạn chế những chỉ dẫn
sai lệch về nguồn gốc hàng hoá 1891, được sửa đổi tới tháng 7 năm 1967
(Thoả ước Madrid) được ra đời nhằm ngăn chặn không chỉ những chỉ dẫn
nguồn gốc sai lệch mà cả những chỉ dẫn giả mạo.
Tiếp sau sự ra đời của hai Điều ước quốc tế trên, năm 1958 Hiệp định
Lisbon về bảo hộ TGXXHH và đăng ký quốc tế TGXXHH đã được ký kết.
Trong Hiệp định này khái niệm TGXXHH được nêu ra trong Điều 2 và quy
trình đăng ký TGXXHH trong phạm vi quốc tế. Hiệp ước Lisbon đã góp phần
đơn giản hố tối đa thủ tục đăng ký TGXXHH trong phạm vi quốc tế thơng
qua việc hình thành một hệ thống đăng ký quốc tế về đối tượng này.


8

Có thể nói, CDĐL được hình thành từ Cơng ước Paris, được phát triển
trong Hiệp định Lisbon và thực sự hồn thiện trong Hiệp định về các khía
cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT được ký kết ngày 15/04/1994
(Hiệp định TRIPs). CDĐL với tư cách là một đối tượng của quyền SHTT được

quy định tại mục 3 (từ Điều 22 đến Điều 24) cụ thể và chi tiết là cơ sở để các
nước thành viên nội luật hoá vào hệ thống pháp luật quốc gia.
1.2 Khái niệm CDĐL.
1.2.1 Khái niệm CDĐL trong hiệp định TRIPs.
Trên bình diện quốc tế, khái niệm CDĐL được quy định tại Hiệp định
TRIPs. Điều 22 khoản 1 Hiệp định TRIPs quy định: ‘Trong Hiệp định này
CDĐL là những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh thổ của một Thành
viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín
hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định
Từ cách tiếp cận này của Hiệp định TRIPs có thể hiểu CDĐL có các
đặc điểm cơ bản như sau:
- CDĐL là những chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hố. Hiệp định TRIPs
khơng quy định những dấu hiệu để “chỉ dẫn” ở đây là những dấu hiệu gì nên
có thể nhận định dấu hiệu được bảo hộ dưới danh nghĩa CDĐL rất rộng, bao
gồm: tên gọi địa danh, tên tự đặt, hình ảnh, biểu tượng hoặc bất cứ dấu hiệu
nào miễn là các dấu hiệu này chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá. Hiệp định TRIPs
chỉ bảo hộ CDĐL đối với các “hàng hố” mà khơng cho các “dịch vụ” như
nhãn hiệu. Trong quá trình đám phán để đi đến ký kết Hiệp định TRIPs, một
số thành viên như Thụy Sỹ đã đề nghị phải bảo hộ dưới danh nghĩa CDĐL cho
cả các dịch vụ, ví dụ như dịch vụ du lịch [36, tr. 267]. Tuy nhiên, đến khi ký
kết Hiệp định, các nước đã thống nhất chỉ được bảo hộ CDĐL đối với các
“hàng hố” mà khơng mở rộng đến với các “dịch vụ”.
-

Hàng hố mang CDĐL có nguồn gốc từ vùng địa lý được chỉ dẫn

tới. Hiệp định TRIPs chỉ nêu ra nguồn gốc của vùng địa lý là ‘7ãnh thổ” hoặc
“khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đô” mà khơng quy định khu vực hay
địa phương đó phải có tên trên bản đồ. Vùng địa lý có thể là một quốc gia,



9

một vùng trong lãnh thổ của quốc gia, một bang, một quận, huyện hoặc một
làng.. .trong phạm vi lãnh thổ của nước thành viên (WTO).
Đối với nhãn hiệu, khi lựa chọn hàng hố, người tiêu dùng sẽ có sự liên
tưởng tới hàng hoá và nhà sản xuất ra loại mặt hàng đó, trong khi CDĐL chỉ
dẫn cho người tiêu dùng biết sản phẩm đó có nguồn gốc từ địa phương (khu
vực) nào. Chính vì thế CDĐL giống như “người dẫn đường im lặng” đối với
người tiêu dùng.
-

Sản phẩm mang CDĐL có chất lượng, uy tín hay các đặc tính nhất

định bắt nguồn từ vùng địa lý. Nếu như nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân
biệt hàng ho á/ dịch vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau và việc sử
dụng các dấu hiệu này khơng có ý nghĩa đảm bảo rằng sản phẩm mang nhãn
hiệu phải có một chất lượng nhất định, thì đối với CDĐL việc sử dụng các dấu
hiệu này ngồi mục đích chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hố cịn là sự đảm
bảo rằng sản phẩm mang CDĐL chất lượng, uy tín, đặc tính nào đó. sản phẩm
mang CDĐL có “chất lượng ”, “uy tín” hay “cấc đặc tính nhất định” và các
yếu tố này có được chủ yếu do xuất xứ địa lý của vùng mang CDĐL quyết
định. Khái niệm trên chỉ ra tiêu chí “chất lượng” của sản phẩm mang CDĐL
nói chung mà khơng diễn đạt cụ thể sản phẩm mang CDĐL phải có “chất
lượng riêng biệt”, “chất lượng đặc biệt”, “chất lượng riêng biệt phân biệt với
các sản phẩm cùng loại”, “siêu chất lượng” hay “chất lượng Cứo”...như trong
pháp luật một số nước. Điều kiện về “danh tiếng” của sản phẩm được nêu ra
trong khái niệm CDĐL ở Hiệp định TRIPs nhưng lại không được nhắc đến
trong khái niệm TGXXHH của Hiệp ước Lisbon [38, tr. 7]. Hiệp định TRIPs
không nêu rõ “xuất xứ địa lý” của sản phẩm gồm những yếu tố nào nên theo

suy đốn chung nó bao gồm yếu tố tự nhiên, yếu tố con người.
1.2.2 Phân biệt CDĐL với TGXXHH và chỉ dẫn nguồn gốc.
Trong hệ thống pháp luật quốc tế cũng như luật một số quốc gia, bên
cạnh khái niệm CDĐL (geographical indication) còn một số khái niệm như:
TGXXHH (appellation of origin) hay chỉ dẫn nguồn gốc (indication of
source). Để hiểu rõ hơn bản chất và đặc điểm của CDĐL, tác giả tập trung


10

phân tích một số khác biệt cơ bản giữa CĐĐL với TGXXHH và chỉ dẫn nguồn
gốc được quy định trong các Điều ước quốc tế.
1.2.2.1 Phân biệt CDĐL với TGXXHH
Khái niệm TGXXHH quy định tại Điều 2 của Hiệp ước Lisbon [38, tr.
3] “TGXXHH là tên địa lý của một nước, một vùng hay một địa phương dùng
đ ể chỉ sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ tại nơi đó và chất lượng hay những đặc
tính của sản phẩm chỉ cố hoặc được tạo thành chủ yếu từ môi trường địa lý
bao gồm các yếu tố tự nhiên và con người ”
Như vậy, CDĐL và TGXXHH có một số điểm khác biệt như sau:
- Dấu hiệu được bảo hộ dưới danh nghĩa CDĐL và TGXXHH có phạm
vi khác nhau. Hiệp định TRIPs chỉ nêu ra CDĐL là những “chỉ dẫn” mà
khơng nêu rõ chỉ dẫn đó là những dấu hiệu nào nên có thể hiểu tất cả những
dấu hiệu (tên gọi địa danh, hình ảnh, biểu tượng...) biểu hiện mối quan hệ
giữa sản phẩm và nơi xuất xứ của sản phẩm có thể được bảo hộ dưới danh
nghĩa CDĐL. Đối với TGXXHH, dấu hiệu được bảo hộ dưới danh nghĩa
TGXXHH chỉ cổ thể là tên gọi của một khu vực địa lý - địa danh để chỉ nước,
một vùng hay một địa phương nhất định. Những tên địa lý này phải là những
tên gọi được sử dụng chính thức trên bản đồ địa lý để chỉ một khu vực địa lý.
Tên gọi có tính chất quy ước, tên hiệu, tên riêng mà khơng phải là tên chính
thức được sử dụng trên bản đồ địa lý, mặc dù gcd ý hoặc chỉ dẫn đến một địa

danh nhất định không được bảo hộ dưới danh nghĩa TGXXHH [33, tr. 59].
- Mối quan hệ giữa sản phẩm mang CDĐL, TGXXHH với điều kiện địa
lý. Sự khác nhau cơ bản giữa CDĐL và TGXXHH chính là mối liên hệ giữa
chất lượng, tính chất đặc thù của sản phẩm với các yếu tố đặc biệt của điều
kiện địa lý (yếu tố tự nhiên, yếu tố con người) trong vùng lãnh thổ sản xuất
sản phẩm. Sản phẩm mang CDĐL hay TGXXHH đều phải có mối quan hệ
giữa chất lượng, đặc thù của sản phẩm với điều kiện địa lý nhưng đối với
TGXXHH mối quan hệ này là chặt chẽ hơn, đặc biệt là mối liên quan giữa
chất lượng của sản phẩm với các điều kiện tự nhiên. TGXXHH thường là các
đặc sản thuộc loại “độc nhất vơ nhị” của các vùng và chất lượng, đặc tính của


11

sản phẩm được bắt nguồn từ những điều kiện về mặt tự nhiên (thành phần của
đất, nước, khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng...) và yếu tố con người (kinh nghiệm
sản xuất, kỹ năng và truyền thống trong sản xuất, bí mật sản x u ấ t.. .)•
Từ đó cho thấy, TGXXHH là một bộ phận cấu thành đặc biệt của
CDĐL bao gồm các sản phẩm có tính chất đặc thù, hiếm có, chủ yếu do yếu tố
tự nhiên và yếu tố con người nơi xuất xứ sản phẩm. Trong Luận văn này,
chúng tôi cũng tiếp cận khái niệm khái^nỉêm CDĐL theo nội hàm nói trên,
theo đó TGXXHH là một dạng của CDĐL
1.2.2.2 Phân biệt CDĐL với Chỉ dẫn nguồn gốc
Mặc dù không nêu ra khái niệm chỉ dẫn nguồn gốc nhưng trong Điều
10 khoản 1 Cơng ước Paris có quy định đầu tiên trên bình diện quốc tế về Chỉ
dẫn nguồn gốc. Hiệp đinh Madrid với mục đích kế thừa và phát triển những
quy định về chỉ dẫn nguồn gốc trong Cơng ước Paris có quy định rõ: “Bất kì
sản phẩm nào mang chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối mà qua đố một trong số các
quốc gia thành viền của Thoả ước Madrid hoặc một địa điểm tại nước đố
được chỉ dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp là nước hoặc địa điểm xuất xứ thì hàng

nhập khẩu vào bất kì quốc gia thành viên nào của Thoả ước Madrid đêu bị
tịch thu
Chỉ dẫn nguồn gốc được hiểu là bất kỳ sự diễn đạt được sử dụng để chỉ
dẫn về nguồn gốc của sản phẩm từ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ của
một quốc gia nơi hàng hoá đó có nguồn gốc xuất xứ. Các từ ngữ diễn đạt như:
“made in ...” hay “sản phẩm được sản xuất tại...” là những ví dụ về chỉ dẫn
nguồn gốc. Nếu như CDĐL chỉ ra xuất xứ của sản phẩm và đảm bảo rằng sản
phẩm đó có chất lượng, danh tiếng hay đặc tính nào đó, thì chỉ dẫn nguồn gốc
chỉ thuần tuý nêu lên nguồn gốc địa lý của sản phẩm sản xuất ra tại đâu. Chỉ
dẫn nguồn gốc không địi hịi bất kì một tiêu chuẩn nào về chất lượng hoặc
các đặc tính riêng của hàng hố sử dụng chỉ dẫn nguồn gốc đó.
Như vậy, nội hàm của thuật ngữ chỉ dẫn nguồn gốc rộng hơn nội hàm
CDĐL, bởi có thể bảo hộ chỉ dẫn nguồn gốc cho những sản phẩm ngay cả khi
sản phẩm đó khơng có chất lượng hay đặc tính ưu việt nào cả. Ví dụ, gạo tẻ


12

Thái Lan mặc dù không được bảo hộ dưới danh nghĩa CDĐL tại Thái Lan và
Việt Nam nhưng nếu sản phẩm gạo của Việt Nam sử dụng từ “gứơ tẻ Thái
Larì' thì đây là hành vi sử dụng sai về chỉ dẫn nguồn gốc. Do vậy, trong Luận
văn này, tác giả sử dụng khái niệm CDĐL không bao gồm nội hàm của
khái niệm chỉ dẫn nguồn gốc.
1.2.3 Khái niệm CDĐL trong pháp luật của một số nước.
*

Pháp luật của Liên minh châu Âu (EU) quy định [42]: “CDĐL là tên

của một vùng, một địa phương cụ thể hoặc, trong trường hợp ngoại lệ, là tên
của một quốc gia được sử dụng trên sản phẩm nông nghiệp hoặc thực phẩm

cố nguồn gốc từ vùng, địa phương hoặc quốc gia cụ thể. sản phẩm mang
CDĐL có chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác bắt nguồn từ nguồn
gốc địa lý đó. Sản phẩm và/ hoặc quy trình sản xuất và/ hoặc nguyên liệu
được chế biến tại khu vực địa lý được xác định r õ ”
So với khái niệm CDĐL được quy định trong Hiệp định TRIPs, quy
định của EU vế CDĐL có một số khác biệt sau:
- Dấu hiệu được bảo hộ dưới danh nghĩa CDĐL trong pháp luật EU có
phạm vi hẹp hơn dấu hiệu được bảo hộ dưói danh nghĩa CDĐL trong Hiệp
định TRIPs. Quy đinh trong Quy chế số 2081/92 tháng 6 năm 1992 về bảo hộ
CDĐL và chỉ dẫn nguồn gốc đối với sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm giới
hạn chỉ những tên địa danh (tên vùng, tên địa phương, tên quốc gia) mới được
bảo hộ dưới danh nghĩa CDĐL. Quy định này loại bỏ việc đăng ký các dấu
hiệu chỉ dẫn gián tiếp như: biểu tượng, hình ảnh.
- Sản phẩm được bảo hộ CDĐL và quy trình sản xuất sản phẩm mang
CDĐL trong pháp luật EU có phạm vi hẹp hơn so vói quy định trong Hiệp
định TRIPs. Chỉ các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm mới được bảo hộ là
CDĐL. Điều này xuất phát từ truyền thống bảo hộ CDĐL lâu đời tại EU cho
những sản phẩm nông nghiệp, nhất là rượu vang, rượu mạnh và pho mát. Quy
chế 2081/92 cũng quy định sản phẩm được bảo hộ CDĐL, quy trình sản xuất,
nguyên liệu mang CDĐL phải được chế biến tại khu vực địa lý xác định. Khu
vực địa lý này thường là các vùng được xác định rõ trên bản đồ địa lý.


13

Như vậy, khái niệm CDĐL trong pháp luật của EU có phạm vi hẹp và
cụ thể hơn so với khái niệm CDĐL trong Hiệp định TRIPs. (xem Phụ lục số

01 ).
* Theo đạo luật về CDĐL của Thái Lan [37] thì CDĐL: “là tên địa lý

hoặc một tên viết tắt, tên hoặc bất cứ các biểu tượng nào phân biệt nguồn gốc
của sản phẩm mà chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của sản
phẩm bắt nguồn từ nguồn gốc địa lý đó ”
Khái niệm CDĐL trong pháp luật Thái Lan cũng giống như quy định
trong Hiệp định TRIPs, chỉ khác ở chỗ các nhà lập pháp Thái Lan đã nêu rõ các
dấu hiệu được bảo hộ dưới danh nghĩa CDĐL (tên địa lý, tên viết tắt, biểu tượng).
Cách quy định này tương đối mở, khơng bó hẹp phạm vi như pháp luật EU.
* Luật về CDĐL của Malaysia năm 2000 có nêu khái niệm CDĐL như
sau: “CZ)ĐL là những chỉ dẫn phân biệt bất cứ hàng hố có nguồn gốc trong
một quốc gia, lãnh thổ, một vùng, một địa phương trong quốc gia đó hoặc
lãnh thổ đố, cố chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của hàng hoá
chủ yếu do nguồn gốc địa lý của hàng hoá quyết định” [52]. Khái niệm
CDĐL của Malaysia tương tự như khái niệm trong pháp luật Thái Lan và
trong Hiệp định TRIPs.
Nhìn xuyên suốt các Điều ước quốc tế và luật pháp một số quốc gia về
khái niệm CDĐL có thể thấy, dù cách tiếp cận và quy định khác nhau nhưng
nhìn chung khái niệm CDĐL đều được thể hiện với nội dung cơ bản sau đây:
Thứ n h ấ t CDĐL là những chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hoá. Hàng
hoá mang CDĐL bắt nguồn từ lãnh thổ, địa phương hay khu vực tương ứng
với CDĐL.
Thứ hai: sản phẩm mang CDĐL phải có chất lượng, uy tín hay các đặc
tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý của sản phẩm quyết định.
* Ở Việt Nam, khái niệm CDĐL không được nêu ra một cách trực tiếp.
Tại Điều 4 khoản 22 Luật sở hữu trí tuệ có giải thích: “CDĐL là dấu hiệu
dùng đ ể chỉ dẫn sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ
hay quốc gia cụ thể” và Điều 79 quy định về điều kiện để một CDĐL được


14


bảo hộ. Như vậy, khái niệm CDĐL không được nêu một cách trực tiếp mà
được khái quát thông qua điều kiện bảo hộ đối với CDĐL. Cách tiếp cận này
có nhiều hạn chế và chưa làm nổi bật và khái quát được bản chất của đối
tượng này.
Dưới góc độ khoa học, theo chúng tôi khái niệm CDĐL được hiểu là:
“CDĐL là những dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực,
địa phương, vùng lãnh thổ hay qỆuốc gia cụ thể, có chất lượng, uy tín hoặc
các đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý bao gồm yếu tô' tự nhiên, yếu
tố con người quyết định ”
1.3 Khái niệm đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL
1.3.1 Khái niệm đăng ký CDĐL.
Theo từ điển Tiếng Việt [26, tr.288] “đăng ký” được hiểu là việc: “ghi
vào sổ của cơ quan quản lý đ ể chính thức được công nhận cho hưởng quyền
lợi hay hưởng nghĩa vụ”. Cách giải thích thuật ngữ “đăng ký” nói trên là cách
giải thích chung được áp dụng đối với tất trong các lĩnh vực xã hội. Đối với
CDĐL, dưới góc độ nghiên cứu khoa học, chúng tôi cho rằng khái niệm đăng
ký CDĐL được hiểu như sau:
Đăng ký CDĐL là việc của cơ quan nhà nước cố thẩm quyền tiến hành
các thủ tục theo quy định của pháp luật ghi nhận CDĐL đã được nộp đơn vào
sổ đăng ký quốc gia về CDĐL. Trên cơ sở đó, CDĐL s ẽ bảo hộ theo quy định
của pháp luật về SHCN.
Việc đăng ký CDĐL có các đặc điểm sau:
-

Đăng ký CDĐL là hoạt động hành chính của cơ quan quản lý. Tính

chất hành chính thể hiện ở chỗ, cơ quan SHTT sẽ tiến hành thực hiện các bước
thẩm định đơn theo quy định của pháp luật nhằm xác định đối tượng nêu trong
đơn có đáp ứng các điều kiện bảo hộ hay khơng. Tuỳ từng quốc gia khác nhau
mà trình tự này được thực hiện với các giai đoạn và thời gian khác nhau nhưng

nhìn chung các cơng việc chính trong giai đoạn đăng ký đơn này bao gồm:
tiếp nhận đơn, thẩm định hình thức, thẩm định nội dung và tiến hành cấp văn
bằng, đăng bạ CDĐL.


15

- Quyền đối với CDĐL được xác lập trên cơ sở đăng ký CDĐL. Điều 6
khoản 3 điểm a Luật SHTT quy định: “Quyền SHCN đối với...cDDL được
xác lập trên cơ sở cấp văn bằng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Hiện
nay đa số các nước (Pháp, Bồ Đào Nha, Cộng đồng Châu Âu, Việt Nam ...)
bảo hộ CDĐL thơng qua hình thức đăng ký. Đối với một số quốc gia bảo hộ
CDĐL theo cơ chế tự động như Anh, Canada, ú c ...th ì việc bảo hộ được dựa
trên danh tiếng của sản phẩm mà không trải qua thủ tục đăng ký.
1.3.2 Khái niệm quản lý CDĐL.
Theo nghĩa rộng thì quản lý nói chung được hiểu theo hai nghĩa: thứ
nhất: quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định và nghĩa
thứ hai: quản lý là việc tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu
cầu nhất định [26, tr.800].
Đối với hoạt động quản lý CDĐL: quản lý CDĐL là hoạt động của các
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm tổ chức và kiểm sốt việc sử dụng
CDĐL có hiệu quả.
Hoạt động quản lý CDĐL có các đặc điểm sau:
- Việc quản lý CDĐL có thể được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác
nhau. Các chủ thể thể thực hiện việc quản lý CDĐL có thể là: cơ quan nhà
nước, tổ chức nghề nghiệp (Hội, Hiệp hội)...Nội dung quản lý CDĐL của cơ
quan quản lý CDĐL được thể hiện qua việc cơ quan này cho phép các cá
nhân, tổ chức trong vùng địa lý được phép sử dụng CDĐL và kiểm soát chất
lượng các sản phẩm mang CDĐL.
- Việc quản lý CDĐL được thực hiện trong suốt tất cả các cơng đoạn

trong q trình khai thác CDĐL. Quản lý CDĐL thực hiện từ khâu chế biến,
đóng gói, bảo quản, tiêu thụ...sản phẩm mang CDĐL. Việc quản lý và kiểm
soát như vậy sẽ đảm bảo cho hiệu quả quản lý, đảm bảo rằng sản phẩm mang
CDĐL khi đến tay người tiêu dùng đã trải qua một giai đoạn kiểm tra kỹ
lưỡng và cẩn thận về mặt chất lượng.


16

1.3.3 Khái niệm sử dụng CDĐL.
Theo nghĩa chung nhất, sử dụng là “đem dùng vào mục đích nào đó ”
[26, tr.876]. Đối với một tài sản hữu hình nói chung, quyền sử dụng một tài
sản chính là quyền khai thác cơng dụng và khai thác những lợi ích vật chất của
tài sản trong phạm vi luật cho phép. Việc thực hiện quyền sử dụng tài sản còn
là việc dựa vào tính năng của vật mà con người khai thác lợi ích vật chất của
chúng để thoả mãn các nhu cầu trong sản xuất và kinh doanh.
Đối với khái niệm sử dụng CDĐL, dưới góc độ khoa học chúng tơi cho
rằng, sử dụng CDĐL là hành vi khai thác CDĐL đã được đăng ký trên cơ sở
các quy định của pháp luật nhằm đáp ứng những lợi ích và mục đích nhất
định của chủ thể có quyền sử dụng CDĐL.
Việc sử dụng CDĐL có các đặc điểm sau:
- Việc sử dụng CDĐL được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau.
Không như các đối tượng khác của quyền SHCN (Sáng chế, kiểu dáng, nhãn
hiệu) người chủ sở hữu có độc quyền sử dụng đối tượng mình đăng ký, CDĐL
là tài sản chung được nhiều chủ thể khác nhau có quyền sử dụng. Việc một
CDĐL được đăng ký không nhằm tạo ra một độc quyền mà chủ yếu là việc
nhằm chống lại các hành vi làm hàng giả và cạnh tranh không lành mạnh. Do
vậy, tất cả các cá nhân, tổ chức trong vùng địa lý xác định khi có đủ điều kiện
sẽ được quyền sử dụng CDĐL.
- Quyền sử dụng CDĐL là một quyền không được chuyển giao. Một số

đối tượng SHCN như Sáng chế, Kiểu dáng, Nhãn hiệu chủ sở hữu các đối
tượng này có quyền chuyển giao quyền sử dụng cho một bên khác. Tuy nhiên
đối với CDĐL, do đặc tính là một đối tượng có quan hệ mật thiết với vùng
lãnh thổ nên việc chuyển giao sẽ không thể thực hiện được. Điều này cũng
được giải thích bởi lý do đối tượng bảo hộ ở đây không phải thuộc quyền sở
hữu của người sử dụng.


17

1.4 Sự hình thành và phát triển các quy định pháp luật Việt Nam về đăng
ký, quản lý và sử dụng CDĐL.
1.4.1 Giai đoạn trước năm 1989.
Trong thời kỳ này dù đã là thành viên của hai Điều ước quốc tế quan
trọng là Công ước Paris và Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
(Việt Nam tham gia vào ngày 08/03/1949) và là thành viên của tổ chức SHTT
thế giới (WIPO) năm 1976 nhưng nhìn chung hệ thống văn bản pháp luật về
SHCN của Việt Nam rất hạn chế.
Một số văn bản về SHCN đã được ban hành như: Nghị định 97-HĐBT
ngày 14/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) về ban hành
điều lệ Nhãn hiệu hàng hoá, Nghị định 85-HĐBT ngày 13/05/1988 của Hội
đồng Bộ trưởng về việc ban hành Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp, Nghị định
201-HĐBT ngày 28/121988 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành điều lệ mua
bán quyền sử dụng Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng cơng nghiệp,
Nhãn hiệu hàng hố và bí quyết kỹ thuật... Những văn bản trên bước đầu thiết
lập được cơ chế bảo hộ đối với các đối tượng SHCN (sángpChếykiểu dáng công
™ -v

TRUNG TÂM THƠNG TIN THƯ Viụ


nghiệp, nhãn hiệu) nhưng chưa có quy định nào về CDĐL ìtrưịng ĐẠi HỌC LUẬT HÀ N'
1.4.2 Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1995

J :: . £ = ố á Ế ẩ

Ngày 11 tháng 02 năm 1989 Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh
bảo hộ SHCN. Các đối tượng SHCN được bảo hộ theo Pháp lệnh này bao gồm:
Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng cơng nghiệp, Nhãn hiệu hàng hố và
TGXXHH.
Quy định về đăng ký TGXXHH chỉ được quy định tại Điều 18 khoản 6
của Pháp lệnh. Pháp lệnh quy định các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất
kinh doanh hợp pháp tại địa phương nơi có TGXXHH có quyền nộp đơn yêu
cầu bảo hộ TGXXHH và Cục sáng chế (nay là Cục sở hữu trí tuệ) là cơ quan
có quyền cấp văn bằng bảo hộ TGXXHH.
Ịylaịsoti đu Droit Vietnamo-Pranọaise
BỈBLlOraEQUE


18

Những quy định về sử dụng TGXXHH nêu rõ chủ văn bằng bảo hộ có
quyền sử dụng TGXXHH kể từ ngày được cấp văn bằng nhưng không được
chuyển giao quyền sử dụng đó cho tổ chức, cá nhân khác. Các hành vi sử dụng
TGXXHH bao gồm: gắn TGXXHH trên sản phẩm, bao bì sản phẩm hoặc trên
giấy tờ giao dịch nhằm chỉ rõ xuất xứ của sản phẩm, quảng cáo TGXXHH.
Trong trường hợp người được cấp giấy chứng nhận TGXXHH ngừng các hoạt
động sản xuất, kinh doanh sẽ dẫn đến việc văn bằng bảo hộ mất hiệu lực trước
thời hạn (Điều 24 khoản 1 điểm c)
Nhìn chung các quy định pháp luật về đăng ký, sử dụng TGXXHH trong
pháp lệnh bảo hộ SHCN còn rất hạn chế và sơ sài. Pháp luật khơng có các quy

định điều chỉnh hoạt động quản lý đối với đối với TGXXHH.
1.4.3 Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005
Từ năm 1995 trở đi, các quy định pháp luật về đăng ký và sử dụng
TGXXHH đã được quy định cụ thể hơn trong Bộ luật dân sự (BLDS) năm
1995 và Nghị định 63/CP. Trong giai đoạn này, các quy định về TGXXHH
trong pháp lệnh bảo hô SHCN năm 1989 vẫn được ghi nhận như trước nhưng
có sự sửa đổi bổ sung một cách cụ thể hơn.
Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ TGXXHH ngoài
các cá nhân, pháp nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh và cá nhân, pháp
nhân là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ TGXXHH, pháp luật còn quy định quyền
nộp đơn thuộc về cơ quan hành chính quản lý lãnh thổ có địa danh tương ứng
với TGXXHH. Việc đăng ký TGXXHH trong thời kỳ này được chia làm các
giai đoạn cơ bản: thẩm định hình thức và thẩm định nội dung của đơn yêu cầu
bảo hộ tên gọi xuất xứ; đăng bạ TGXXHH (trong trường hợp TGXXHH đáp
ứng các điều kiện bảo hộ) và ra quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng TGXXHH (cho chủ thể đáp ứng các điều kiện sử dụng).
Đối với việc sử dụng TGXXHH, Nghị định 63/CP bổ sung thêm các
hành vi: lưu thông, chào bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá mang
TGXXHH được bảo hộ cũng được coi là các hành vi sử dụng TGXXHH.


19

Song song với các quy định về bảo hộ TGXXHH theo BLDS năm 1995
và Nghị định 63/CP, ngày 24 tháng 07 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị
định số 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh,
CDĐL, Tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
liên quan đến SHCN (Nghị định 54). Nghị định 54 quy định CDĐL là một đối
tượng SHCN và được bảo hộ theo cơ chế tự động xác lập quyền (không cần
đăng ký). Tại BLDS năm 1995 lại quy định: ‘TGXXHH là tên địa lý của nước,

địa phương dùng đ ể chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều
kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù trên điều kiện
địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, yếu tố con người hoặc kết
hợp cả hai yếu tố đ ó ” (Điều 786). Quyền sử dụng TGXXHH được xác lập
theo văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Cách quy định này của pháp luật cho thấy TGXXHH là một dạng của
CDĐL. Như vậy tồn tại việc bảo hộ TGXXHH và CDĐL theo hai đối tượng
SHCN khác nhau. Như đã phân tích, một đối tượng là bộ phận (TGXXHH) thì
được bảo hộ trước bởi một văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn là BLDS, còn
đối tượng tổng thể (CDĐL) thì được quy định tại một văn bản dưới luật và ban
hành muộn hơn [29, tr. 98]. Việc bảo hộ hai đối tượng trên cũng khác nhau:
CDĐL được tự động xác lập; đối với TGXXHH lại bảo hộ trên cơ sở đăng ký
tại Cục SHTT. Quy định như vậy là thiếu thống nhất và không khỏi dẫn đến sự
lúng túng trong cách hiểu và áp dụng.
TGXXHH của Việt Nam là tài sản quốc gia nhưng pháp luật lại quy định
quyền nộp đơn đăng ký TGXXHH thuộc từng cá nhân, pháp nhân. Việc chưa
quy định quyền nộp đơn của các tổ chức Hội, Hiệp hội nên dễ nảy sinh tình
trạng nộp đơn theo kiểu “mạnh ai người ấy làm” khơng có tính tổ chức. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc quản lý CDĐL
sau khi được đăng ký thời gian vừa qua.


×