Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.26 MB, 92 trang )


lt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ỉỊí%

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Đ Ấ U T R A N H P H Ò N G , C H Ố N G T Ộ I VI P H Ạ M Q U Y Đ ỊN H
VỂ Đ IỂ U K H IỂ N P H Ư Ơ N G T IỆ N G IA O T H Ô N G Đ Ư Ờ N G BỘ
T R Ê N Đ ỊA B À N T ỈN H HÀ T Â Y

CHUYÊN NGÀNH: TỘI PHẠM HỌC VÀ ĐIỂU TRA TỘI PHẠM
MÃ SỐ: 60.38.70

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS

BÙI KIẾN QUỐC

THƯ VIỆN
TRƯƠNG ĐMHQC lŨẦ 'HA NƠI
PHONG ĐOC

J& ¥ị

HÀ NỘI, 2008
m




M ẻi eả m

đn



6»í Jtin ừhàn thành eửnt f)'tt cúi' tli tìụ t‘ê tỊÌáở líliũu (Sim đitỉ lìtie eỉtíi
trường. iuồt quá trình htìe tăft.
r*'ìtt ehân thành ênt đu tới ếe Cịìíìú iú, rf)ltó ạiátì su', £7iètt ũ
ehitụin ngành ẨLitật hình iự DÙ tội phạm họe ĩtũ tm ụỉn (tạt chí) em
nhữntị. Liên thtíe tỊiiụ háu ụiÚỊi em hồn thành Jín txtìn ntitị.
rĐặc hiêt ent *Ấíi (Ịiiì ỉồi ờảnt ởti sã lí iắe tổ'i ~7(S. (Bùi ~Kìèn Qiiâc Qiíịttời đã tận /1.7/1 huống, dẫn ồ i/ìtip itã ettt htìàtt thành Ẩltttìn oửn HÀ//.


M ỤC LỤC
T rang
PHẨN MỞ ĐẨU

1-4

Chương 1: Tình hình và nguyên nhân, điều kiện của tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên
địa bàn Hà Tây

5-51

1.1. Tỉnh hình tội Vi phạm quy định vé điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ ở Hà Tây

5-24

1.1.1. Thực trạng của tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tây.

5-8

1.1.2. Diễn biến của tội Vi phạm quy dinh về điều khiển phương ãệri
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tây.

8-9

1.1.3. Cơ cấu và tính chất của tội Vi phạm quy đinh về điêu khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tây
1.1.4. Nhân thân

người phạm tội Vi phạm quỵ định vê điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
1.2.

9-20

20-24

Nguyên nhân, điều kiện của tội Vi phạm quy định vê điểu khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tĩnh Hà Tây


24-51

1.2.1. Tâm lý chủ quan và thói quen hành vi lệch lạc của người dân khi
tham gia giao thông đường bộ

27-31

1.2.2. Những tồn tại, yếu kém trong tổ chức, điều hành, quản lý trật
tự an toàn giao thông đường bộ của các cơ quan chức năng ở
Hà Tây.

31-36

1.2.3. Những tồn tại, yếu kém trong công tác đấu tranh phòng, chống
của cơ quan chức năng ở Hà Tây

36-43

1.2.4. Những hạn chế, bất cập trong chính sách pháp luật liên quan đến
an tồn giao thơng đườns; bộ

43-48


1.2.5. Những tồn tại, bất hợp lý của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

48-51

Chương 2. Một sô giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng,
chống tội Vi phạm quy định về điểu khiến phương tiện giao thông

đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tây

52-80

2.1. Dự báo tình hình tội phạm vi phmạ quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tây
trong thời gian tới.

52-56

2.2. Một sỗ giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội
Vi phạm quy định vê điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tây

56-80

2.2.1. Khắc phục tình trạng lệch lạc trong tâm lý xã hội và thói quen
hành vi khi tham gia giao thông đường bộ của người dân.

57-61

2.2.2. Khắc phục những tồn tại, yếu kém trong tổ chức, điều hành,
quản lý trật tự an tồn giao thơng đường bộ của các cơ quan
chức năng ở Hà Tây.

62-66

2.2.3. Khắc phục những tồn tại, yếu kém trong cơng tác đấu tranh
phịng, chống tội Vi phạm quy định vể điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ của các cơ quan chức năng ở Hà Tây


66-73

2.2.4. Khắc phục những hạn chế, bất cập trong chính sách pháp luật liên
quan đến đảm bảo an tồn giao thơng đường bộ.

73-77

2.2.5. Khấc phục những tồn tịa, bất hợp lý của kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

77-80
81-83


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS

- Bộ luật hình sự

BLTTHS

- Bộ luật tố tụng hình sự

BCA

- Bộ cơng an


CA

- Cơng an

CAND

- Công an nhân dân

CSGT

- Cảnh sát điều tra

CSGT

- Cảnh sát giao thông

CSTT

- Cảnh sát trật tự

HT

- Hà Tây

HĐND

- Hội đồng nhân dân

HĐTP


- Hội đồng thẩm phán

TAND

- Toà án nhân dân

TAND TC

- Toà án nhân dân tối cao

TTGT

- Thanh Ira giao thơng

TKXXST HS

- Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự

QH

- Quốc hội

UBND

- Uỷ ban nhân dân

UBTVQH

- Uỷ ban thường vụ quốc hội


ST

- Sơ thẩm

VKS ND

- Viên kiểm sát nhân dân


1

2* _ an_
MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sau 2 thập kỷ cùng cả nước thực hiện công cuộc đổi mới, Hà Tây đã đạt
được những thành tựu đáng kể. Cùng với sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, ổn
định về chính trị, nền an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống của nhân
dân ngày một nâng cao do sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế, thì mặt tiêu cực của nó
làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội trong đó có sự gia tăng của tình hình tội
phạm nói chung và tội Vi phạm quy định vê điều khiển phương tiện giao thơng
đường bộ nói riêng. Là một tỉnh nằm bao quanh Hà Nội, Hà Tây được coi là
cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội giữa thủ đô Hà Nội với cả nước.
Đồng nghĩa với sự tăng trưởng nhanh về kinh tế cũng như mức sống của
người dân thì nhu cầu về lưu thông, đi lại thông qua việc sử dụng các loại
phương tiện giao thông đường bộ ngày càng gia tăng, trong khi các yếu tố liên
quan trực tiếp khác như kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông, chất lượng các cơng
trình giao thơng đường bộ ( như hệ thống cầu, đường bộ) chưa được đầu tư xây
dựng, nâng cấp, cải tạo tương xứng với nhu cầu sử dụng; hệ thống cọc tiêu,
biển báo trên các tuyến đường chưa được trang bị đầy đủ; cơ cấu phương tiện

giao thông đường bộ chưa hợp lý; ý thức pháp luật của người tham gia giao
thơng cịn rất nhiều hạn chế; một phần các phương tiện đưa vào lưu thông chưa
đảm bảo các thông số kỹ thuật, công tác đăng kiểm các phương tiện cơ giới
cịn lỏng lẻo... Đó chính là những hiện tượng, quá trình xã hội làm cho tình
hình tội phạm vi phạm các quy định về an tồn giao thơng đường bộ trên địa
bàn Hà Tây diễn ra ngày càng phổ biến, phức tạp, có chiều hướng gia tăng về
số lượng và nghiêm trọng về hậu quả ( trung bình mỗi năm có khoảng hơn ba
trãm người chết và gần bốn trăm người bị thương, thiệt hại về tài sản lên tới
gần chục tỉ đồng). Mặt khác, tình hình tội phạm vi phạm quy định vê an tồn
giao thơng đường bộ gia tăng cịn làm cản trở việc lưu thơng hàng hoá, dịch


2

vụ, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế. Hơn nữa, tình trạng đó cũng làm suy
giảm lịng tin của các nhà đầu tư, của nhân dân đối với Đảng và nhà nước.
Trên cơ sở nắm bắt tình hình, nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh,
phát triển loại tội phạm này, Đảng, nhà nước ta nói chung và chính quyền các
cấp của tỉnh Hà Tây nói riêng đã đưa ra nhiều biện pháp đấu tranh phòng,
chống tội vi phạm quỵ định vê điều khiển phương tiện giao íhơng đường bộ.
Tuy cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm này trong thời gian qua đã đạt
được những kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tại
đặt ra, việc thực hiện mang tính phong trào, chưa có tính tự giác, hình thức
thực hiện cịn đơn điệu, thiếu thống nhất. Đến nay, chưa có cơng trình nghiên
cứu về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ
dưới góc độ tội phạm học trên địa bàn Hà Tây. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài:
Đấu tranh phòng, chống tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tây là rất cần thiết nhằm nắm bắt tình
hình và tìm ra những nguyên nhân, điều kiện của loại tội phạm này, từ đó đề
xuất những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần vào việc nâng cao

hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống và tiến tới đẩy lùi loại tội phạm này
trong thời gian ngắn nhất.
2. Tình hình nghiên cứu đề tai
Đã có một số cơng trình nghiên cứu về tội Vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ dưới góc độ tội phạm học hoặc ở cả 2
phương diện pháp lý hình sự và tội phạm học như: Tội vi phạm quy định về an
toàn giao thơng vận tải và đấu tranh phịng, chống vi phạm các quy định về an
tồn giao thơng vận tải trong quân đội - Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn
Văn Hạnh, năm 1996; Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội Vi phạm quy
đinh về điều khiển phương tiện giao íhơng đường bộ trên địa bàn thành phố Hà
Nội - Luận án tiến sỹ luật học của Bùi Kiến Quốc, năm 2001; Tội Vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ theo luật hình sự năm
1999, một số biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm này trong giai đoạn


3

hiện nay - Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Thị Hồng Hạnh, năm 2003;
Đấu tranh phòng, chống tội Vi phạm quy định vê điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội - khoá luận tốt nghiệp đại học
của Đỗ Thị Thu Trang, năm 2005; tội Vi phạm quy địnlĩ về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương và một số biện pháp đấu
tranh phòng, chống tội phạm này trong giai đoạn hiện nay - Khoá luận tốt
nghiệp đại học của Đào Minh Giang, năm 2006.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài:
Mục đích nghiên cứu đề tài: Làm sáng tỏ tình hình, nguyên nhân và điều
kiện của tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
trên địa bàn Hà Tây trong những năm qua nhằm đưa ra những giải pháp hữu
hiệu đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trong thời gian tới.
Nhiệm vụ của việc nghiên cứu để tài:

Nghiên cứu tồn diện tình hình tội Vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ và cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm
này trên địa bàn Hà Tây trong những năm gần đây, trong đó đặc biệt đi sâu
phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tội
phạm, nhân thân người phạm tội cũng như thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử để
tỉm ra những nguyên nhân, điều kiện cụ thể làm phát sinh, phát triển loại tội
phạm này ở Hà Tây, trên cơ sở đó dự báo tình hình tội phạm và đưa ra các biện
pháp có hiệu quả đấu tranh phịng chống tội phạm này trong thời gian tới.
Phạm vỉ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tội Vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thơng đường bộ dưới góc độ tội phạm học trên địa bàn
tỉnh Hà Tây trong 5 năm ( từ năm 2002 đến năm 2006).
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê nin,
trong luận văn tác giả có sử dụng các phương pháp cụ thể như: thống kê tội
phạm, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra, khảo sát, tổng kết kinh nghiệm...


4

5. Những điểm mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu tình hình, nguyên nhân, điều kiện của
tội phạm Vì phạm quy định vê diều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở
Hà Tây trong những năm qua đồng thời đề ra những giải pháp cụ thể cho cơng
tác đấu tranh phịng, chống. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài là:
+ Khái quát tình hình tội phạm Vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thơng đường bộ và cơng tác đấu tranh phịng, chống loại tội phạm
này ở Hà Tây trong những năm vừa qua.
+ Phân tích đặc điểm đặc thù của loại tội phạm này để tìm ra những
nguyên nhân, điều kiện của tội phạm đồng thời đánh giá thực trạng công tác
phịng chống làm cơ sở cho việc dự báo tình hình tội phạm cũng như đề ra các

biện pháp đấu tranh phòng, chống.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- V ề lý luận: Đây là công trình khoa học nghiên cứu dưới góc độ tội phạm
học về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở
Hà Tây trong những năm gần đây. Dựa trên sự phân tích lý luận và tổng kết
thực tiễn cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm này, hoạt động áp dụng bộ
luật hình sự, tố tụng hình sự, luận văn đã luận giải những căn cứ khoa học, đưa
ra kết luận và kiến nghị có ý nghĩa lý luận và thực tiẻn trong công tác đấu
tranh phòng, chống.
- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài có thể được tham khảo để xây
dựng đường lối, chính sách quản lý xã hội nhằm ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi tội
phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Đề tài có
thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
7. Cơ cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
có 2 chương:


5

CHƯƠNG 1: T ÌN H HÌNH VÀ N G U Y Ê N N H Â N , Đ IỂU KIỆN CỦA
TỘ I VI P H Ạ M Q U Y ĐỊNH VỂ Đ lỂ ư KH IỂN p h ư ơ n g t i ệ n
G IA O T H Ô N G ĐƯ ỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TÂY
1.1. Tình hình tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ ở Hà Tây
1.1.1. Thực trạng của tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Với dân số 2.542.500 người ( tính đến tháng 11/2006), GDP: 7.061.008
đống/người/năm ( tính đến tháng 12/2006) và diện tích


2 1 9 6 ,3 km2 5 Hà

Tây là

một tỉnh nằm bao quanh thủ đô Hà Nội - nơi có tình hình giao thơng đường bộ
và giao thơng đơ thị phức tạp nhất nước ta hiện nay- nên Hà Tây cũng một
phần chịu sự ảnh hưởng, chi phối bởi tính chất của tình hình giao thơng ở Hà
Nội. Phía tây giáp với Hồ Bình, phía nam giáp với Hà Nam, phía đơng nam
và đơng bắc tiếp giáp với Hà Nội, lại là địa phương có nhiều di tích lịch sử,
danh lam thắng cảnh như: chùa Hương, chùa Tây phương, chùa Thầy, nhiều
khu du lịch hãp dẫn du khách như: Đồng Mô, Ao Vua, Khoang Xanh, Quán
Sơn.. .và khu công nghiệp An Khánh, đồng thời lại là một tỉnh chiếm hơn 60%
dân số sản xuất nơng nghiệp, có 2 huyện bán sơn địa nên tình hình giao thơng
đường bộ và giao thông đô thị của Hà Tây ngày càng trở nên phức tạp hơn về
mật độ, cơ cấu phương riện tham gia giao thông trong khi các điều kiện cần
thiết như kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, ý thức pháp luật về an tồn giao
thơng đường bộ lại chưa được cải tạo cho tương xứng. Mặt khác, công tác tuần
tra, kiểm sốt giao thơng đường bộ của các lực lượng chức năng cộn hạn chế
do thiếu về nhân lực cũng như các trang thiết bị nghiệp vụ cần thiết. Đó chính
là những yếu tơ khơng những khơng cải tạo được tình trạng giao thơng trên địa
bàn tỉnh mà cịn góp phần làm gia tăng số lượng đầu vào của tội Vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.


6

Theo báo cáo thống kê của phòng CSGT - CA tỉnh Hà Tây, trong 5 năm
(từ 2002 - 2006) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 2330 vụ Vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ ở mức độ nghiêm trọng, làm chết 1161
người, bị thương 1894 người, thiệt hại về tài sản lên đến vài chục tỷ đồng. Đây

chính là thực tế hiện có của loại tội phạm này được đánh giá về mặt định lượng
qua các chỉ số thống kê nêu trên, từ đó cho thấy rằng giữa tội phạm vi phạm
quy định về giao thông đường bộ với tai nạn giao thông đường bộ có quan hệ
hữu cơ mật thiết với nhau - trong đó hành vi Vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ là nguyên nhân trực tiếp của nạn tai nạn giao
thơng đường bộ, hay nói cách khác hầu hết các vụ tai nạn giao thông đường bộ
là hậu quả của hành vi Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ - xem bảng 1
Năm

Số vụ

Sô người chết

Sô người bị thương

2002

488

422

457

2003

394

313


267

2004

535

393

427

2005

452

258

352

2006

461

275

391

Tổng

2330


1661

1894

Bảng 1 - Nguồn: Phịng CSGT- Cơng an tỉnh Hà Tây
Như vậy, với số dân 2 542 500 người (tính đến tháng 11/2006) mà mỗi
năm trên địa bàn tỉnh có đến hơn ba trăm người chết và gần bốn trăm người bị
thương do tai nạn giao thơng là tình trạng đáng báo động, là nỗi trăn trở đối
với các ngành, các cấp chính quyền của tỉnh Hà Tây. Tuy nhiên, số vụ Vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông dường bộ được khởi tố
hình sự lại chỉ chiếm l/3( 770/ 2330 vụ) so với số vụ đã xảy ra.


7

Theo báo cáo thống kê của Phòng CSĐT - CA tỉnh Hà Tây, trong 5 năm (
2002 - 2006) CQCSĐT thuộc CA 14 hụyộn, thị trên địa bàn tỉnh đã khởi tố
hình sự 770 vụ Vi phạm quy định vé điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ (đạt 33% số vụ xảy ra) với 785 bị can ( xem bảng 2).
Theo báo cáo thống kê của viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây trong 5
năm (2002 - 2006) Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp của HT đã truy tố 749 vụ Vi
phạm quy định vê điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ (đạt 97,3%) với
762 bị can ( đạt 97,1%) (xem bảng 2)
Theo thống kê của TAND tỉnh Hà Tây từ năm 2002 - 2006, TAND 2 cấp
đã xét xử sơ thẩm 736 vụ phạm tội Vi phạm quy định vế điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ (đạt 98,3%) với 745 bị cáo( đạt 97,8%). Năm 2002
có 161 vụ, 163 bị cáo; năm 2003 có 150 vụ, 152 bị cáo; năm 2004 có 172 vụ,
173 bị cáo; năm 2005 có 118 vụ, 120 bị cáo; năm 2006 có 135 vụ, 137 bị cáo.
( xem bảng 2)
Khởi tụ


Nm
V

Truy từ

B can

V

Xột X ST

B can

ã

2002
2003

169
V

158

ôF*

'




t*

' r i * 'Tt

ã?. 172 ’

164

167

161

152

155

; ; B ịe á a

•*

163
- -

à »"'A

2004

180

183


175

177

172

173

2005

123

126

121

123

118

120

2006

14Đ

143

137


140

135

770

785

749

762

137

745

Tổng
_



í* - 1
____________________________________ ________________J________________________________________




.


____________

Bâng 2- Nguồn: Phòng CSĐT - CA Hà Tây; VKSND Hà Tây;TAND Hà Tây.
Như vậy, qua các thông số định lượng của tội Vì phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đườnẹ bộ ở Hà Tây trong 5 năm (từ 2002 - 2006)
ta thấy rằng số vụ tai nạn giao thơng có ngun nhân trực tiếp là do vi phạm quy
định về an tồn giao thơng đường bộ xảy ra hàng năm khá cao, trung bình 466


8

vụ/ năm, nhưng thực tế số bị xử lý hình sự chỉ chiếm l/3(~ 31,6%): Khởi tố
770/ 2330 vụ; Truy tố 749/ 2330 vụ; Xét xử 736/ 2330 vụ( đạt 95,5% số vụ khởi
tơ hình sự ). Điều đó cho thấy thực tiễn điều Ira, truy tố, xét xử loại tội phạm
này của các cơ quan chức năng ở Hà Tây còn nhiều hạn chế và chưa triệt để,
việc xử lý hành chính cịn nhiều( gần 70%); việc thoả thuận dân sự về bồi
thường giữa bị hại và người vi phạm cịn phổ biến; một phần do cơng tác điều
tra ban đầu chưa kịp thời( nhất là hoạt động khám nghiệm hiện trường) nên sau
này không đủ căn cứ pháp lý để xử lý hình sự. Do đó, đã dẫn tới sự chênh lệch
về số vụ, số bị can, bị cáo giữa các cơ quan tố tụng và ảnh hưởng khơng nhỏ tới
hiệu quả của cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm nên việc kiềm chế và
giảm dần tai nạn giao thơng vẫn cịn khoảng cách khá xa so với thực tế, trung
bình mỗi năm có 332,2 người chết và 378,8 người bị thương.
1.1.2.

Diễn biến của tội Vi phạm quy định vê điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Diễn biến của tội phạm là sự thay đổi đặc điểm định lượng và định tính
của tội phạm theo các mốc thời gian nhất định, việc phân tích đặc điểm này

của tội phạm là cơ sở cho ta dự đoán xu hướng vận động của tội phạm Vi phạm
quy đinh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Tây trong những
năm tiếp theo.
Trong 5 năm (từ 2002 - 2006), TAND 2 cấp của HT đã thụ lý 749 vụ
phạm tội Vi phạm quy định vé điều khiển phương tiện giao thâng đường bộ với
762 bị cáo. Năm 2002 thụ lý 164 vụ với 167 bị cáo, xét xử 161 vụ, 163 bị cáo,
đạl 98,2% số vụ, 97,6% số bị cáo; Năm 2003 thụ lý 152 vụ, 155 bị cáo, xét xử
150 vụ, 152 bị cáo, đạt 98,7% về số vụ, 98,1% số bị cáo; Năm 2004 thụ lý 175
vụ, 177 bị cáo, xét xử 172 vụ, 173 bị cáo, đạt 98,3% số vụ, 97,7% số bị cáo;
Năm 2005 thụ lý 121 vụ, 123 bị cáo, xét xử 118 vụ, 120 bị cáo, đạt 97,5% số
vụ, 97,6 % số bị cáo; Năm 2006 thụ lý 137 vụ, 140 bị cáo, xét xử 135 vụ, 137
bị cáo, đạt 98,5% số vụ, 97,9% số bị cáo.


9

Như vậy, diễn biến của tội Vi phạm quy định vê điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ ở HT trong 5 năm ( từ 200j- 2006) trong tình trạng dao
động khi tăng khi giảm(xem đồ thị 1) do ý thức chấp hành luật giao thống
đường bộ của người dân còn thiếu tự giác và chống đối, chỉ khi nào cơ quan có
thẩm quyền phát động phong trào thực hiện tháng an tồn giao thơng hoặc các
hoạt động khác nhằm đảm bảo an tồn giao thơng thì ý thức chấp hành các
quy tắc an tồn giao thơng đường bộ của người dân mới được cải thiện và đó
chính là động lực làm giảm tai nạn giao thông ở những thời gian nhất định.
Mặt khác, do hoạt động tuần tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng chưa
thực sự thường xuyên và liên tục mà chỉ mang tính phong trào, chiến dịch do
cơ số lực lượng còn quá mỏng.

----Số bị cáo —•—Số vụ
ĐỒ thị /- Nguồn: TAND tỉnh Hà Tây

1.1.3.

Cơ cấu và tính chất của tội Vi phạm quy định vé diều khiên

phương tiện giao thông đường bộ trén địa bàn tỉnh Hà Tây
Cơ cấu và tính chất của tội phạm là đặc điểm về mặt định Itính của tội
phạm, là yếu tố nội tại của tổng thể các hành vi phạm tội cũng như các chủ thể
đã thực hiện hành vi đó trong đơn vị khơng gian, thời gian nhất địỉnh. Giữa cơ
cấu và tính chất có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó cơ cấu của tội phạm là


10

yếu tố phản ánh tính chất của tội phạm vì thế dựa trên tiêu thức nhất định và
qua cơ cấu của tội phạm mà có thể rút ra được nhận xét về tính chất của tội
phạm. Trong các đặc điểm định tính và định lượng của tội phạm thì cơ cấu của
tội phạm luôn là cái thể hiện rõ nét nhất và bản chất nhất sự khác biệt của tình
hình tội phạm trong những không gian và thời gian khác nhau. Hay nói cách
khác, cơ cấu của tội phạm thể hiện rõ nét nội dung bên trong của tội phạm và
tạo cơ sở cho việc xem xét nguyên nhân của tội phạm.
Cơ cấu của tội phạm Vi phạm quy định vê điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ ở HT trong 5 năm (từ 2002 - 2 0 0 6 ) phản ánh tính chất tội
phạm và thể hiện nội dung cơ bản của tội phạm này thông qua các tiêu thức
khác nhau trên cơ sở xem xét tỷ trọng trong bộ phận của mỗi cơ cấu.
*

Tỷ trọng và mối quan hệ giữa tội Vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ với các tội phạm hình sự khác đã được xét xử
sơ thẩm hình sự ở Hà Tây:


Năm

Tội phạm hình sự khác

Tội phạm vi phạm ...(đ 202)
Tỷ Iê(%)

Vụ

Bị Cáo

Vụ

BỊ Cáo

2002

816

1375

161

163

19,7

2003


832

1390

150

152

18

2004

815

1596

172

173

21

2005

902

1720

118


120

13

2006

1252

2313

135

137

10,7

Tổng

4617

8394

736

745

15,9

Bảng 3 - Nguồn: TAN D tỉnh HT



_______2002___________ 2003___________ 2004___________ 2005___________ 2006
■ Tội vi phạm quy định về diều khiển phương tiện giao thông
□ Tội p hạ m hình sự khác

Biểu đồ l : Nguồn: TKXXSTHS - TAND Hà Tây năm 2006
Qua tỷ trọng và mối tương quan giữa tội Vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thơng đường bộ và các tội phạm hình sự khác cho ta thấy rõ
bức tranh toàn cảnh về tình hình tội phạm chung ở HT trong đó tội Vi phạm
quy đinh vê điểu khiển phương tiện giao tlìỏníỊ đường bộ chiếm một tỷ trọng
đáng kể (15,9%), thể hiện tính chất và mức độ nghiêm trọng về hậu quả của
loại tội phạm này trong những năm vừa qua.
*

Mối tương quan cúa tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

giao Ihông đường bộ giữa Hà Tây với cả nước:
Qua các thông số thể hiện mối tương quan của tội Vi phạm quy định về
điều khiển giao thông đường bộ giữa Hà Tây với cả nước trong 5 năm (2002 2006), ta thấy loại tội phạm này ở Hà Tây chiếm 3, 29% so với tồn quốc.
Mặc dù đó là tỷ trọng không lớn nhưng nếu so sánh các điều kiện dân số, địa
lý, tốc độ phát triển kinh tế (GDP) của Hà Tây với các tỉnh phụ cận Hà Nội
khác và các thành phố lớn thì đó lại là con số đáng quan tâm, thể hiện sự gia
tăng về số lượng và ngày càng nghiêm trọng về hậu quả của loại tội phạm này
(xem bảng 4 và biểu đồ 2,3).


12

Năm


Tội Vi phạm quy định về điều

Tội Vi phạm quy định về điều

khiểtt phương tiện giao thông

khiển phương tiện giao thơng

đường bộ trên tồn qc( đã

đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà

được XXSTHS)

Tây( đ ã được XXSTHS)

Vụ

BỊ Cáo

Vụ

Bị Cáo

2002

3655

3845


161

163

2003

2206

2216

150

152

2004

4925

5158

172

173

2005

5684

5965


118

120

2006

6134

6418

135

137

Bảng 4: Nguồn: Thống kê XXS1HS - TANDTC và TAND HT

2006

■ Hà Tây

□ Cả nưóc

Biểu đồ 2- Nguồn: TKXXSTHS - TAND TC - TAND Hà Tây năm 2006
* Mối tương quan của tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ giữa Hà Tây với các tỉnh phụ cận Hà Nội khác:
Qua so sánh về tình hình tội phạm Vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ giữa Hà Tây với Bắc Ninh và Hải Dương ta
thấy mặc dù cùng là các tỉnh phụ cận của Hà Nội nhưng loại tội phạm này ở



13

Bắc Ninh và Hải Dương xảy ra thấp hơn so với Hà Tây ( xem biểu đồ 3,4 ),
trong khi các điều kiện địa lý, dân số, tốc độ phát triển kinh tế ( GDP) giữa các
tỉnh này là khá tương đồng ( tính đến tháng 12/ 2006 GDP của 2 tỉnh này là:
Bắc Ninh: 7.026.000 đồng/ người, năm; Hải Dương: 7.050.010 đồng/ người/
năm). Từ đó cho thấy cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm Vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hải Dương và Bấc Ninh
được thực hiện tốt hơn so với Hà Tây, đặc biệt là công tác tuần tra, kiểm sốt
giao thơng đường bộ của các lực lượng chức năng. Mặt khác, do Hà Tây nằm
ngay tiếp giáp với Hà Nội nên một phần chịu “ gánh nặng giao thông” cùng
với Hà Nội và lại là nơi có nhiều danh lam, thắng cảnh, khu du lịch, khu công
nghiệp mới nên tình hình giao thơng đường bộ và giao thơng đơ thị của Hà
Tây thường phức tạp hơn so với 2 tỉnh nói trên.

2002

2003

2004
■ Hà Tây

2005

2006

□ Hải Dương

Biểu đồ 3 - Nguồn: TKXXST TAND Hải Dương - TAND H à Tây năm 2006



2002

2003

2004

■ Hà Tây

2005

2006

□ Bắc Ninh

Biểu đồ 4- Nguồn: TKXXST HS -TAND Bắc Ninh - TAND Hà Tây năm 2006
*

Cơ cấu tội Vi phạm quy định vê điều khiển phương tiện giao thơng

đường bộ xét theo tiêu chí phân loại tội phạm ( Điều 8 - BLHS)
Trong 736 vụ xét xử hình sự sơ thẩm có 229 vụ phạm tội ít nghiêm trọngchiếm 31%:; 286 vụ phạm tội nghiêm trọng - chiếm 39%; 221 vụ phạm tội rất
nghiêm trọng - chiếm 30%( xem biểu đồ 6). Qua các thông số trên cho ta thấy
loại tội nghiêm trọng và rất nghiêm trọng của tội Vi phạm quy đinh về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ ở HT là rất cao, chiếm 69% số vụ đã
được xét xử hình sự sơ thẩm (xem biểu đồ 6).

□ Tội ít nghiêm trọng
■ Tội nghiêm trọng
□ Tội rất nghiêm trọng


Biểu đồ 5: Nguồn TKXXST HS-TAND tình Hà Tây


15

* Cơ cấu của tội Vỉ phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ xét theo tiêu chí địa bàn xảy ra tội phạm
X ,

Năm
2002

Đia b a h \

2003

2004

2005

20 0 6

Tổng

Tỷ lê

Hà Đông

31


27

19

15

13

105

ấ )
14,2

Thạch Thất

23

17

14

10

15

79

10,7


Quốc Oai

19

15

10

11

9

64

8,7

Mỹ Đức

21

15

19

12

17

84


11,4

Ưng Hồ

13

9

14

11

11

58

7,8

Sơn Tây

11

10

15

11

9


56

7,6

Thanh Oai

9

7

13

7

9

45

6,1

Phú Xun

7

10

15

11


12

55

7,4

Thường Tín

5

11

11

7

7

40

5,4

Ba Vì

4

7

9


6

5

31

4,2

Hồi Đức

4

8

11

12

7

42

5,7

Đan Phượng

5

7


9

5

9

35

4,7

Chương Mỹ

6

4

8

6

7

31

4,2

Phúc Thọ

3


4

6

4

5

22

3

161

150

172

118

135

736

100

Tổng

\


Bảng 5- Nguồn :TAND tỉnh hrr
Qua cơ cấu về địa bàn xảy ra tội phạm ta thấy Hà Đông là nơi có số vụ
phạm tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ xảy
ra cao nhất, sau đó là Mỹ Đức, Thạch Thất và Quốc Oai; nơi có số vụ phạm tội
Vi phạm quy định vê điều khiển phương tiện ẹiaơ thông đường bộ xảy ra thấp
nhất là Phúc Thọ, Chương Mỹ, Ba Vì, Thường Tín; nơi có số vụ phạm tội xảy
ra trung bình là Phú xun, Thanh Oai, Sơn Tây, úng Hồ. Các thơng sô này
cho thấy thành phố Hà Đông - thủ phủ của Hà Tây - là trung tâm chính trị,


16

kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh, hơn nữa lại là cửa ngõ phía đơng của thủ đơ
Hà Nội nên mật độ tham gia giao thông luôn dày đặc, cơ cấu các phương tiện
tham gia giao thông phức tạp và bất hợp lý. Trong khi đó cơ sở hạ tầng giao
thông ở Hà Đông vừa thiếu vừa yếu, chất lượng đường xuống cấp như đường
Phùng Hưng, Quang Trung, Tô Hiệu, sự phân luồng, phân tuyến giao thông
chưa được thực hiện đồng bộ, hành lang an tồn giao thơng bị lấn chiếm và
biến thành các chợ cóc, nơi trơng giữ xe như đường Bà Triệu, Chu Văn An,
Trần Phú, Lê Lợi, Ngơ Thì Nhậm...nên số vụ phạm tội Vi phạm quy địnlĩ vê
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cũng như tai nạn giao thông
đường bộ chiếm tỷ lệ cao nhất. Tiếp đến là các địa phương có các khu, điểm
du lịch, có tuyến quốc lộ, đường cao tốc như Mỹ Đức có chùa Hương, Thạch
Thất và Quốc Oai có chùa Thầy, chùa Tây Phương và đường cao tốc Láng Hoà Lạc đi qua, điều này cũng đồng nghĩa với việc tai nạn giao thơng ở đó xảy
ra nhiều hơn do mật độ tham gia giao thông dày hơn, các loại phương tiện
tham gia giao thông phong phú hơn trong khi các vấn đề cần thiết khác như
chất lượng cơng trình giao thơng đường bộ đi qua các địa phương này ngày
càng xuống cấp, lực lượng CSGT, thanh tra giao thơng tham gia tuần tra, kiểm
sốt trên các tun đường này còn mỏng và chưa được thường xuyên.
*


Cơ cấu của tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơnq

đường bộ xét theo tiêu chí loại phương tiện tham gia giao thơng.
Tính trong 5 năm (2002 - 2006) trên địa bàn HT đã xảy ra 2330 vụ tai nạn
giao thơng đường bộ, trong đó người điều khiển mô tô gây ra 1429 vụ (chiếm
61, 3%); người điều khiển ô tô gây ra 378 vụ (chiếm 31,7%); điều khiển xe
công nông gây ra 163 vụ (chiếm 7%) (xem biểu đồ 7)


17

7%
31 .7 '

.3%

□ Xe môtô ■ Xe ôtỏ □ Xe công nông

Biểu đồ 6- Nguồn: Thống kê xét xửHSST - TAND tỉnh Hà Tây năm 2006
Như vậy, cơ cấu về phương tiện do người điều khiển gây tai nạn giao
thông đường bộ cho ta thấy sự bất hợp lý về cơ cấu phương tiện giao thông
đường bộ cũng là một trong những nguyên nhân làm phat sinh và gia tăng loại
tội phạm này. Nếu như cơ cấu này được điều chỉnh một cách hợp lý bằng cách
giảm thiểu các phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường các phương tiện
giao thơng cơng cộng( hiện nay HT mới có 2 tuyến xe buýt nội tinh), đồng
thời có những biện pháp phù hợp khuyến khích người dân tham gia giao thơng
bằng phương tiện giao thông công cộng như giá vé, thái độ phục vụ, tần suất
phục vụ, thời gian phục vụ...M ặt khác, do đặc thù của HT phần lớn là nông
thôn và sản xuất nông nghiệp nên nhu cầu phuc vụ cho sản xuất cũng góp

phần làm gia tăng tình hình tai nạn giao thơng và làm phức tạp thêm tình hình
giao thơng ở các địa phương đó là sự tham gia của xe công nông, là loại
phương tiện gây tiếng ồn lớn và thải nhiều khói vào mơi trường, trong khi đó
người điều khiển loại xe này lại khơng qua một lớp đào tạo nào nên hiện tượng
đi ẩu, không hiểu và không tuân thủ luật giao thông đường bộ là rất phổ biến,
do đó hàng năm vẫn có một số lượng nhất định về tai nạn giao thông là do
người điều khiển xe công nông gây ra.



18

* Cơ cấu của tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
dường bộ xét theo tiêu chí loại hậu quả.
Trong số 2330 vụ tai nạn giao thơng xảy ra trong 5 năm 2002 - 2006, có
1661 người chết- chiếm 71,3% sốvụ tai nạn xảy ra; 1894 người bị thương chiếm 81,3% số vụ tai nạn xảy ra, trong đó số người bị thương dưới 31% là
989 người - chiếm 52,2%, bị thương từ 31% trở lên có 905 người - chiếm
47,8%. Trong khi đó số vụ được khởi tố hình sự là 770 vụ, xét xử sơ thẩm hình
sự là 736 vụ, số vụ xử lý hành chính và thoả thuận dân sự chiếm gần 2/3 trong
số 2330 vụ, số vụ cịn lại do khơng đủ chứng cứ buộc tội và do bỏ lọt tội
phạm.
* Cơ cấu của tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng
đường bộ xét theo tiêu chí loại và mức hình phạt được áp dụng đối với các bị
cáo: Dưới 3 năm tù 518 bc - chiếm 69,5% trong đó có 311 bc được hưởng án
treo; từ 3 -7 năm tù: 115 bc - chiếm 15,5%; từ 7 - 10 năm tù: 93 bc - chiếm
12,5%; từ 10 - 15 năm tù: 19 bc - chiếm 2,5% (xem biểu đồ 3)

■ Dưới 3 năm tù
□ Từ 3-7 năm tù
□ Từ 7-10 năm tù

69.S

■ Từ 10-15 năm tù

Biểu đồ 7 - Nguồn: Thống kê xét xử ỈỈSS1 - T AND tỉnh Hà Tây năm 2006
Qua nghiên cứu các bản án và thống kê xét xử hình sự cho thấy, loại hình
phạt chính được áp dụng phổ biến đối với các bị cáo phạm tội này là tù có thời
hạn, mức hình phạt được áp dụng nhiều nhất là dưới 3 năm tù (518 bị cáo -


19

chiếm 69,5%). Sở dĩ có tình trạng này là do các nguyên nhân sau: Chế tài hình
sự dành cho tội phạm này chưa đủ mạnh so với tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, do đó cần nâng mức khởi điểm của các khung
hình phạt quy định tại Điều 202 - BLHS; một phần do sự tích cực bồi thường
của phía bị can, bị cáo đối với bị hại và bị hại có đơn xin giảm nhẹ cho bị cáo;
do đặc thù của tội này là lỗi vô ý nên hầu hết các bị cáo đều có nhân thân tốt, có
nhiều tình tiết giảm nhẹ và dễ thoả mãn điều kiện cho hưởng án treo. Tuy nhiên,
ở một mức độ nào đó thì việc áp dụng mức hình phạt đối với các bị cáo như vậy
lại chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội, nên mục đích của hình phạt chưa thật sự đạt được và có những ảnh
hưởng nhất định tới hiệu quả của cơng tác phịng ngừa loại tội phạm này.
Như vậy, qua sự phân tích các thơng số trong cơ cấu của tội phạm ta có thể
rút ra những đặc điểm có tính đặc thù của loại tội phạm này ở Hà Tây như sau:
- Là loại tội có hình thức lỗi vô ý nên hầu hết các bị cáo đều có nhân thân
tương đối tốt, do vậy mức hình phạt được áp dụng chủ yếu là dưới 3 năm tù,
trong đó việc cho hưởng án Ireo được áp dụng khá rộng rãi đối với các bị cáo(
311/ 518 bị cáo). Điều này cho thấy, hình thức lỗi của loại tội phạm này là một
yếu tố quan trọng chi phối tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành

vi phạm tội và có ảnh hưởng trực tiếp tới việc quyết định loại và mức hình phạt
áp dụng cho bị cáo.
- Do các phương tiện cơ giới đường bộ đều là nguồn nguy hiểm cao độ khi
chủ thể điều khiển chúng vi phạm các quy tắc an toàn giao thông đường bộ nên
mức độ nguy hiểm gây ra thường là nghiêm trọng và rất nghiêm trọng( theo
hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2003/ NỌ- HĐTP, ngày 17/4/2003 của Hội
đồng thẩm phán - TANDTC)
- Là loại tội phạm xảy ra trên cơ sở chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của mật độ
tham gia giao thông. Qua cơ cấu về địa bàn xảy ra tội phạm ta thấy địa phương
nào có mật độ giao thơng dày hơn thì ở đó số vụ phạm tội xảy ra nhiều hơn.


×