Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.22 MB, 214 trang )

*& - *

..
,v-

:

.'

-

'

s
'',,



1' ^ '
V- ã

, ã

V OTO

ô - ? « » « - * •-.' e *

í^-52^1
XI

■ -



Ị'

..

' •

*

^ HỘ ị

- .

■. • . .

-V->■■%->' ?.'<■—-£.■
‘'^v*

. P H V?

%:.

. '

ã ằ ô *ô s * ằ

TRN TH Hli
'
' , ’


; .

-

■ ;.

:• '

. ■'



'

■ •



m

S Ả N

/ '*Ir^ị 1 ĩt&

*
,

t h ù a

ì ’


r



T •

^

-ĩ:;

.

■" '

k ế

■+-"iị, '

t r ọ

n

s



_, ■■

g

.

P H Á F

1 ' JẬ r Đ Ẩ | ■S l Ị / V I Ệ T

,

.

7,f ''W,_ * .

.

'■.',5 - .' 0

:• rv -

-

'

:'-f-Vv;:Ặ's t i ' ' '■•v- :'.|:-Ặ'T-:■"’ * •?

''- Í - ^ ọ / Ị - - 0 ;;.:';, ■

'-£ . ■

V




.

,

- ' : Y ' :. -0 ^ ộ . ■■'■ ;•-

L U Ậ N Ấ N T IẾ N s ĩ L U Ậ T e<
í: • •
: ’

H À ■••ọl
>5__

N A M

■'J ^.....-__ c.



..

: - : í y | . ::

.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LU ẬT HÀ NỘI
m

m

m

m

TRẦN THI HUỆ

DI SẢN THỪA KẾ
TRONG PHÁP LUẬT DÂN s ự VIỆT NAM


Chuyên ngành:
Mã số:





Luật dân sự
62. 38. 30.01

LUẬN ÁN TIẾN Sĩ LUẬT HỌC







NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. ĐINH VĂN THANH
2. TS. ĐINH NGỌC HIỆN

HÀ NỘI - 2007


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các s ố liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết
luận khoa học của luận án chưa từng
được ai công b ố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Thi H


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BLDS

Bộ luật dân sự


BLDS&TM

Bộ luật dân sự và thương mại

Bộ DLB

Bộ Dân luật Bắc kỳ

Bộ DLT

Bộ Dân luật Trung kỳ

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HN&GĐ

Hơn nhân và gia đình

HVLL

Hồng Việt luật lệ

PLTK

Pháp lệnh thừa kế

QTHL


Quốc triều hình luật

TAND

Tồ án nhân dân

TANDTC

Tồ án nhân dân tối cao

UBND

Uỷ ban nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

XHCN

Xã hội chủ nshĩa


MỤC LỤC
Trang

Phần mở đầu

1

CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI SẢN THỪA KÊ

8

1 1

Quan niệm về di sản và di sản thừa kế

8

12

Mối quan hệ siữa quyền sở hữu tài sản và di sản thừa kế

1.3.

Ý nghĩa của những qui định trong pháp luật dân sự về di sản

43
47

thừa k ế
\ 4

Lược sử qui định về di sản thừa k ế trons pháp ỉuật dân sự


51

Việt Nam
1.5.

Di sản thừa kế trong pháp luật của một số nước trên thế giới.

CHƯƠNG 2: QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

HIỆN

74
85

HÀNH VỂ DI SẢN THỪA KẾ

2 1

Tài sản trong Bộ luật dân sự

85

2.2.

N auyên tắc chung trong việc xác định di sản thừa kế

88

2.3.


Xác định di sản thừa kế

99

2.4.

Thành phần của di sản và cỊi sản thừa kế

112

2.5.

Xác định di sản thừa kế trong một số trường hợp cụ rhể

128

CHƯƠNG 3: THựC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ DI

153

SẢN THỪA KẾ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VỂ DI SẢN THỪA KẾ.

3.1.

Nhũn2 Ihuận lợi và khó khăn căn bản tron2 việc xác định di sản

153

thừa kế

3?

Tu ực tiễn giải quyếl tranh chấp và những vướng mắc khi xác

164

định di sản thừa kế.
3 .3 .

Kiến nghị hoàn thiện qui định cửa pháp luật và nâne cao hiệu

184

quả áp dụng pháp luật về di sản thừa kế
Kết luận

198

Các cơng trình khoa học đã công bỏ liên quan đến Luận án

200

Danh mục tài liệu tham khảo

201


1

PHÂN M Ớ ĐÂU

1. TÍNH CẤ P T H IẾ T CỦA V IỆC N G H IÊN c ứ u ĐỂ TÀ I
Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế của công dân, cho phép công dân được để
lại thừa kế tài sản của minh cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Điều
58 Hiến pháp năm 1992 qui định: "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và
quyền thừa k ế của công dân".
Thừa kế và di sản thừa kế là vấn đề mang tính kinh tế, mang tính xã hội
truyền thống nhưns cũng là vấn đề phức tạp về mặt pháp lý. Có thể nói, di sản thừa
kế là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc làm phát sinh và thực hiện quan hệ dân
sự về thừa kế.
Trong thực tế, các vụ kiện tranh chấp về thừa kế ngày càng gia tăng, phức
tạp, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, nên việc giải quyết các án kiện
thừa kế trong đó việc xác định di sản thừa kẻỵgặp nhiều khó khăn; có nhiều vụ án
kéo dài nhiều năm hoặc qua nhiều cấp xét xử. Hàng năm, Toà án nhân dân
(TAND) các cấp đã thụ lý và xét xử sơ thẩm trên dưới 3.000 vụ án về thừa kế. Qua
công tác xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm cho thấy số vụ xét xử sai bị
hủy án, sửa án còn khá cao. Nguyên nhân có nhiều, trong đó phải kể đến một số
! qui định của pháp luật liên quan đến di sản thừa kế mới chỉ dừng lại ở tính chất
khung hoặc mang tính nguyên tắc chung, chưa chi tiết, chưa cụ thể, chưa theo kịp
với sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đặc biệt là các văn bản hướng dẫn áp dụng cho từng
chương và từng vấn đề cụ thể chưa có. Vì vậy, về phương diện khoa học còn nhiều
quan điểm chưa thống nhất; thực tiễn áp dụng Bộ luật dân sự (BLDS) khi giải
quyết tranh chấp còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là các tranh chấp về thừa kế.
Trong đó, việc xác định di sản thừa kế - yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc
giải quyết các án kiện về thừa kế còn nhiều nan giải cả về mặt lý luận và trong
thực tiễn áp dụng.
Đích cuối cùng của tranh chấp thừa kế là xác .định đúng khối di sản thừa kế
và phân chia di sản thừa kế theo kỷ phần mà Rgười thừa kế có quyền được hưởng.
Có thể nói rằng việc xác định đúng di sản thừa kế có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc gii i quyết các án kiện về thừa kế.




2

Hơn 10 năm qua, kể từ khi BLDS năm 1995 có hiệu lực pháp luật (ngày
01/07/1996) thì hàng loạt các văn bản pháp luật khác cũng được ban hành như
Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ), Luật
Thương mại... làm cho tài sản thuộc sở hữu cá nhân có sự thay đổi về loại, thành
phần và giá trị, kéo theo là sự thay đổi về di sản thừa kế.
Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng của nền kinh tế thị trường và xây
dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay thì vấn đề tài sản thuộc quyền sở
hữu của cá nhân ngày càng trở nén phức tạp và đa dạng. Vì thế, di sản thừa kế và
việc xác định di sản thừa kế cũng đặt ra nhiều hơn những vấn đề lý luận và thực
tiễn cần giải quyết.
Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu, phân tích, làm rõ CO' sở lý luận và thực
tiễn những qui định của pháp luật về di sản thừa kế là một trong các nhu cầu cấp
bách đối với khoa học pháp lý dân sự ở Việt Nam hiện nay.
Với tinh thần đó, việc chọn đề tài: "Di sản thừa k ế trong pháp luật dân sự
Việt N a m " làm đề tài luận án tiến sĩ luật học là bảo đảm tính cấp thiết và tính thời
sự của vấn đề nghiên cứu.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u ĐỂ TÀI
Trong khoa học pháp lý từ trước đến nay, ở nước ta chưa có một cồng trình
nghiên cứu chun sâu và có hệ thống về di sản thừa kế. Bên cạnh những văn bản
hướng dẫn áp dụng BLDS, mới chỉ có một số bài viết trên các tạp chí như Tạp chí
TAND, Tạp chí Luật học, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật... nghiên cứu, đề xuất,
kiến nghị một số vấn đề liên quan đến di sản thừa kế. Trong các giáo trình giảng
dạy luật học tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta những năm qua (Giáo trình Luật
Dân sự Việt Nam, Giáo trình Luật HN&GĐ Việt Nam, sổ tay thẩm phán, Giáo

trình Kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự...) cũng mới đề cập một cách cơ bản và
chung nhất về di sản trong chương trình đào tạo cử nhân luật hoặc cán bộ pháp lý.
Một số sách chuyên khảo liên quan đến di sản thừa kế như: “Hỏi, đáp về pháp luật
thừa k ế ” của Tiến sĩ Đinh Văn Thanh và Luật sư Trần Hữu Biền; “Câu hỏi và giải
đáp pháp luật về thừa k ể ’ của Luật sư Lê Kim Quế... cũng mới chỉ đề cập một
lượng kiến thức cơ bản, phổ thông.
Hàng năm, tại các cơ sở đào tạo đã có một số cơng trình nghiên cứu ở bậc
cử nhân về di sản thừa kế. Ngoài ra, trong thời gian qua đã có một số cơng trình


3

nghiên cứu sau đại học liên quan đến di sản thừa kế, đó là luận án của Nghiên cứu
sinh Nguyễn Minh Tuấn: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của những qui định chung về
thừa k ế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam ”, Nguyễn Hồng Bắc: “Vấn đề thừa k ế
theo pháp luật ở Việt Nam ”... Một số luận án tiến sĩ cũng đã đề cập đến di sản thừa
kế như luận án của Tiến sĩ Phùng Trung Tập: “Thừa k ế theo pháp luật cùa công dân
Việt Nam từ năm 1945 cho đến nay”, Tiến sĩ Phạm Văn Tuyết: “Thừa k ế theo di chúc
trong qui định của BLDS Việt Nam

Các cơng trình trên đây mới chỉ đề cập và phân

tích một cách chung nhất về di sản thừa kế trên phương diện là một nội dung của luận
án. Cơng trình nghiên cứu liên quan đến di sản thừa kế còn phải kể đến “C hếđộ hôn
sản và thùa k ế trong Luật Dân sự Việt Nam ’ của Nguyễn Mạnh Bách. Trong cơng
trình khoa học này, tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề di sản thừa kế qua các thành
phần của nó như di sản thờ cúng, di tặng và cách lập di sản thờ cúng. Cuốn sách “Một
sô' suy nghĩ về thừa k ế trong Luật Dân sự Việt N a m ” của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc
Điện cũng là một công trình khoa học khá cơng phu và chun sâu đề cập đến
nhiều nội dung của chế định thừa kế.

Nhìn chung, trong các cơng trình khoa học kể trên, vấn đề di sản thừa kế
mới chỉ dừng lại ở nét chung cơ bản trên nền tảng lý luận về di sản hoặc mang tính
giới thiệu di sản trong BLDS hoặc chỉ được xem xét như một trong những yếu tố
được đề cập đến trong nội dung các cơng trình này. Các cơng trình khoa học có
liên quan trên đây đều có mục đích, nội dung nghiên cứu cũng như phương pháp
tiếp cận khác với luận án này. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài, tác giả có tham khảo và trích dẫn một số kết quả nghiên cứu và bình luận ý
tưởng khoa học liên quan đến nội dung của luận án.
Hiện nay trong tầm quan sát của tác giả luận án, chưa thấy có một cơng
trình có qui mơ nào của nước ngồi trực tiếp nghiên cứu về di sản thừa kế dưới góc
độ pháp luật được cơng bố ở Việt Nam. Với tình hình trên, đề tài “D i sản thừa k ế
trong pháp luật dân sự Việt Nam ”, lần đầu tiên được nghiên cứu ở cấp độ luận án
tiến sĩ dưới góc độ pháp luật một cách tương đối tồn diện và có hộ thống, khơng
có sự trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu khoa học đã được công bố.


4

3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM v ụ VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u CỦA ĐỂ TÀI
* Mục đích của việc nghiên cứu để tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện mục đích: Một là, làm rõ cơ sở lý
luận về di sản và di sản thừa kế. Trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các qui định của
luật thực định về di sản thừa kế, tìm hiểu thực tế áp dụng luật thực định để giải
quyết các tranh chấp về di sản trong hoạt động xét xử của toà án. Hai là, đề xuất
các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống các qui định của pháp luật về di sản thừa
kế của nước ta ở hai góc độ: điều chỉnh pháp luật và áp dụng pháp luật.
*

Nhiệmvụ


nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu nói trên được cụ thể hoá trong việc giải quyết các
nhiệm vụ chủ yếu sau :
M ột là, nghiên cứu, làm sáng tỏ m ột số vấn đề lý luận cơ bản về di sản
thừa kế.
Hai là, tìm hiểu một cách đầy đủ có hộ thống qui định của pháp luật về di
sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam, đồng thời tìm hiểu một số qui định
của pháp luật về di sản thừa kế của một số quốc gia trên thế giới, để thấy được
những điểm giống và khác nhau so với qui định của pháp luật dân sự Việt Nam về
di sản thừa kế.
Ba là, tìm hiểu, đánh giá nội dung những qui định của pháp luật về di sản
thừa kế qua từng giai đoạn phát triển hơn 50 năm qua.
Bốn là, nghiên cứu và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về di sản thừa
kế, chỉ ra những nội dung, những vấn đề cịn hạn chế, thiếu sót, chưa phù hợp. Từ
đó luận giải về u cầu hồn thiện qui định của pháp luật về di sản thừa kế, đồng
thời đề ra các giải pháp hoàn thiện cho các qui định này.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu các qui định của pháp luật hiện hành về di sản thừa kế, luận án
đi sâu phân tích nội dung của các qui định về di sản thừa kế trong BLDS Việt Nam
và một số qui định của các ngành luật khác liên quàn đến di sản thừa kế (Luật Đất
đai, Luât HN&GĐ, Luât Doanh nghiêp, Luât sỏ' hữu trí t...). Tìm hiểu muc đích,
cơ sở của việc qui định các điều luật về di sản thừa kế. Tìm hiểu thực tiễn áp dụna
pháp luật về di sản thừa kế và xác định di sản thừa kế qua hoạt động xét xử cjM
TAND. Ngồi ra, khi phân tích các qui định cụ thể, luận án cũng đề cập đến


5

số qui định trong pháp luật một số nước và các qui định của pháp luật Việt Nam

trước đây để so sánh và rút ra những kết luận của những nét tương đổng cũng như
khác biệt vể di sản và xác định di sản thừa kế. Do tính chất phức tạp, dàn trải của
vấn đề di sản trong quan hệ thừa kế, trong luận án này không đề cập và giải quyết
được vấn đề di sản liên quan đến yếu tố nước ngồi, cũng như các khía cạnh liên
quan đến quyền nhân thân.
4. PHƯƠNG PH Á P LUẬN VÀ PHƯ ƠNG PH Á P N G H IÊN

cứu

Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và hoàn thành luận án là dựa
trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác - Lê nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án cũng dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhằm tìm ra mối liên hệ
giữa các hiện tượng để đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học.
Một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp lịch sử,
phân tích, logic, phương pháp tổng hợp, phương pháp đối chiếu, chứng minh, so
sánh, thống kê... cũng được sử dụng hợp lý trong quá trình nghiên cứu giải quyết
các vấn đề trong nội dung của luận án.
5. NHŨNG ĐÓNG GÓP MỚI VỂ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Luận án là cơng trình đầu tiên phân tích một cách tồn diện, đầy đủ và có hộ
thống về di sản thừa kế. Luân án được trình bày với những điểm mới sau đây:
Luận án đã tiếp cận một cách khoa học về di sản thế giới, di sản quốc gia
trên cơ sở chung nhất, từ đó xây dựng các khái niệm về di sản, di sản thừa kế; xác
định các thành phần của di sản và di sản thừa kế trong mối liên hộ tổng thể với
khối di sản mà người chết để lại.
Hệ thống hoá những qui định của pháp luật về di sản thừa kế qua các giai
đoạn lịch sử để phân tích, so sánh và đưa ra nhận định làm sáng tỏ quá trình hình
thành và phát triển của pháp luật thừa kế nói chung và những qui định của pháp
luật về di sản thừa kế nói riêng.
Qua phân tích và chứng minh, luận án đã làm rõ thời điểm xác lập quyền sở

hữu đối với phin tài sản của người thừa kế cũng như người hưởng di sản thừa kế
khác. Đây là vin đề quan trọng liên quan đến việc xác định phần di sản của mỗi
người có quyềr hưởng di sản cũng như việc chấp nhận rủi ro dựa trên hệ luận của
quyền sở hữu hay hệ luận của quyền thừa kế.


6

Thông qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề ra được một số
nguyên tắc đ:nh hướng cho việc xác định di sản thừa kế. Các nguyên tắc này dựa
trên tinh thầr. của các nguyên tắc chung trong BLDS, đồng thời thể hiện nét đặc
thù trong quan hệ thừa kế.
Đặc biệt, với mong muốn đóng góp sức mình vào sự hoàn thiện pháp luật
cũng như áp dụng pháp luật, luận án đã đưa ra một số trường hợp cụ thể còn nhiều
vướng mắc khi xác định di sản. Bằng luận cứ khoa học, luận án đã đánh giá và đưa
ra kết luận trong việc xác định di sản thừa kế đối với các trường hợp cụ thể đó.
Trên cơ sở xác định các thành phần của di sản và di sản thừa kế, luận án
đã đưa ra một tổ hợp các (công thức) xác định di sản thừa k ế và mơ hình hố
các thành phần di sản nằm trong khối di sản mà người chết để lại. Từ các công
thức này, xác định được phạm vi khối di sản chia thừa kế khi người chết có để
lại di chúc mà trong di chúc có định phần dành cho di tặng, dành cho thờ cúng,
phần dành chia thừa kế sẽ khác với khi người chết không để lại di chúc.
Qua lý luận và phân tích thực tiễn áp dụng luật về di sản thừa kế, luận án
phân tích những qui định thiếu tính cụ thể, thiếu tính đồng bộ dẫn đến bất cập,
không hợp lý, chưa bảo đảm được tính khoa học về những qui định của luật thực
định về di sản thừa k ế ; về xác định di sản thừa kế cũng như các thành phần của
nó, từ đó nêu các kiến nghị hồn thiện các qui định về di sản thừa kế theo pháp
luật hiện hành.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Hoàn thinh luận án này, chúng tôi hy vọng, những kiến thức khoa học trong

luận án sẽ là tài liệu phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại
các cơ sở đào tạ) luật ở Việt Nam, đặc biệt đối với chuyên ngành Luật Dân sự.
Nội dunj của luận án sẽ có ý nghĩa thiết thực, bổ ích, cần thiết cho mọi cá
nhân khi tìm hiểu, xác định di sản thừa kế cũng như thực hiện quyền để lại và nhận
di sản thừa kế.
Chúng tói tin rằng, những kiến nghị khoa học trong luận án sẽ được sử dụng
trong cơng việc pháp điển hố Luật Dân sự của Nhà nước, sẽ là những đóng góp có
ý nghĩa thiết tỉực cho những cán bộ áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp
liên quan đến d sản thừa kế.


7

7. K ẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được kết cấu gồm 3 chương, 13 mục.
Chương 1: Cơ sở lỷ luận về di sản thừa kế.
Chương 2: Qui định của pháp luật Việt N am hiện hành về di sản thừa kế.
Chương 3: Thực trạng giải quyết tranh chấp về di sản thừa kê và hướng
hoàn thiện qui định của p há p luật vế di sản thừa kế.


8

CH Ư Ơ N G 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN V Ể DI SẢN THỪA K Ế

1.1. QUAN N IỆM VỂ D I SẢN VÀ DI SẢN THỪA K Ê
1.1.1. Quan niệm về di sản.
Trong bất kỳ xã hội nào cũng luôn tồn tại vô vàn các sự vật và các hiện

tượng xã hội. Các sự vật và các hiện tượng ấy nằm trong quá trình tác động của các
hoạt động chính trị, văn hố xã hội, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, tôn giáo... Các
hoạt động này diễn ra hết sức đa dạng và phong phú, phản ánh quá trình nhận thức
và chinh phục thế giới tự nhiên, phản ánh q trình nhận thức xã hội của lồi
neười. Các hoạt động này dù có phong phú, đa dạng và phức tạp đến đâu thì mục
đích cuối cùng của chúng là nhằm hướng tới thoả mãn các nhu cầu vật chất (lợi ích
vật chất) và tinh thần (lợi ích tinh thần) của con người.
Thế giới vật chất tồn tại vồ hạn và vô tận trong sự vận động và biến đổi khơng
ngừng, nó khơng phải chỉ là sự chuyển vị trí trong khơng gian mà theo nghĩa chung
nhất, vận động là sự biến đổi nói chung.
Ph. Ảngghen viết: Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất - tức được hiểu là một
phương thức tổn tại của vật chất, là một thuộc tính c ố hữu của vật chất, thì bao gồm
tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, k ể từ sự thay đổi vị trí
đơn giản cho đến tưdry. [2. Tr.92]
Như vậy, bất cứ sự vật, hiện tượng nào dù trong tự nhiên hay trong xã hội
đều tồn tại trong trạng thái vận động biến đổi không ngừng. Tuy nhiên, sự tồn tại
vô hạn và vô tận của thế giới vật chất lại được cấu thành từ các vật thể, các bộ phận
vật chất hữu hạn (có ranh RÍỚi) tồn tại đa dạng, mn hình mn vẻ và cũng hết
sức phức tạp. Con ngưòi, xuất phát từ thế giới, làm căn cứ cho hoạt động có mục
đích của mình là cải tạo thế giới có hiệu quả theo nhu cầu và lợi ích nhất định. Để
có thể biến đổi sự vật, cải tạo thế giới khách quan, con người phải hiểu biết sự vật,
phải có nhữn2, tri thức về thế giới, mà tri thức lại khơng có sẵn trong con người,
khơng được đem lại cho con người dưới dạng “bẩm sinh
VI thế, muốn có tri thức, con người phải tiến hành một loạt hoạt động, đặc
biệt là hoạt động nhận thức và chính thông qua hoạt động nhận thức mà con người


9

có tri thức. Triết học Mác - Lênin đã chia toàn bộ hoạt động của con người ra làm

hai loại: đó là hoạt động thực tiễn và hoạt động tinh thần (hoạt động nhận thức).
Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người mang tính lịch sử và xã
hội nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Hoạt động tinh thần là hoạt động nhận thức
phản ánh sáng tạo về thế giới. Nhưng hoạt động sáng tạo này sẽ khơng thể có được
ở bên ngồi q trình con người biến đổi thế giới xung quanh. Chính thực tiễn hoạt
động lao động đã đưa lại cho bộ óc người năng lực sáng tạo phản ánh thế giới, đem
lại cho con người khả năng và điều kiện nhận biết, khám phá các thuộc tính khác
nhau của sự vật cũng như các qui luật chi phối chúng. Nhờ lao động mà con người
đã tạo ra những thứ khác với dạng tồn tại sẵn có trong giới tự nhiên [43. Tr.43].
Như vậy, cùng với các dạng vật chất sẵn có trong giới tự nhiên, con người
đã bằng lao động tạo ra những “thứ khác ”, những thứ đó có thể tồn tại dưới dạng
hữu hình hoặc vơ hình. Các dạng vật chất sẵn có trong giới tự nhiên, các sản phẩm
do con người cải biến thế giới vật chất theo những thuộc tính, những qui luật vốn
có của nó có thể được xác định là của nhân loại (thế giới); của quốc gia riêng biệt
hay là của một công dân của một quốc gia cụ thể nào đó trên trái đất.
Trên phương diện triết học, trong thế giới không ở đâu có tận cùng cả bề
rộng lẫn bề sâu, cũng như không ở đâu lại ngừng trệ, không biến đổi và khơng có
sự tiếp nối, kế thừa của các q trình, của các sự vật và hiện tượng, trong đó có kế
thừa tự nhiên và kế thừa chủ động. K ế thừa chủ động phụ thuộc vào nhận thức của
con người dựa vào những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của một giai đoạn lịch
sử nhất định. Sự kế thừa, tiếp nối là biểu hiện của "cái" có trước, và “c á i” có sau;
cái để lại từ thời trước, của xã hội trước, của người trước... cho thời sau; cho đời
sau và cho người sau đang tồn tại. Để chỉ những gì mà thời trước hay người trước
để lại, người ta thường dùng hai từ “di sản
Thuật ngữ “di s ả n ” là một từ ghép Hán Việt được tách ra làm hai từ để
hiểu. Trước hết “d i” trong Từ điển tiếng Việt [76. Tr.246, 247] được hiểu ở các
khía cạnh sau:
- “D i” biểu hiện sự chuyển động ra khỏi vị trí nhất định thơng qua sự tác
động nào đó lên một vật để lại dấu vết nhất định.
- “D i” còn được hiểu là dời đi nơi khác, dời đi chỗ khác, “th o á t” khỏi vị trí

ban đầu, biểu hiện của sự chuyển động từ nơi này đến nơi khác, từ điểm này đến
điểm khác trong không gian và thời gian (không gian là điều kiện căn bản của sự


10

tổn tại của vật chất, còn thời gian là điều kiện căn bản của sự biến đổi trạng thái
của vật chất).
- "D i” với nghĩa khác là sự truyền lại, lưu lại, để lại cho đời sau, thế hệ sau,
người “đ i” sau, như “di b ả n ”, “di c ả o ”. "D i" với nghĩa để lại lời dạy, lời dặn lại
của một người trước khi chết, đó là “di huấn, di ch ú c”. Cịn “di thần” là để chỉ
bầy tơi cịn lại của triều vua trước đã bị lật đổ trong quan hệ với triều vua mới, như
di thần triều Lê dưới triều Nguyễn...
Với các nghĩa trên đây, “d i ” có th ể được hiểu một cách chưng nhất là sự
dịch chuyển sự vật, hiện tượng làm thay đổi vị trí của chúng trong khơng gian và
thời gian. Sự thay đổi vị trí của chúng bao giờ cũng thể hiện yếu tố “trước” và
“sau

Nó có thể diễn ra trong một thời gian rất ngắn (như nét vẽ đầu tiên đến nét

vẽ tiếp theo trong một bức tranh) hoặc nó được diễn ra trong một thời gian dài (như
từ thời cổ đại sang thời trung đại)...
Từ “sởn ” trong tiếng Việt được hiểu ở các khía cạnh sau:
- Sinh ra, làm ra, tạo ra sản phẩm để sinh sống;
- Cái do con người tạo ra là kết quả tự nhiên của quá trình lao động, sản xuất;
- Là từ dùng để chỉ gia tài, sản nghiệp mang tính tổng thể của những tài sản
trong một khối.
- Vì thế, trong nhân dân, người ta thường dùng câu “sản nghiệp của cha ông
đ ể lạ i”, “gia tài của ông bà, cha mẹ đ ể lạ i”.
Với các nghĩa trên đây, “sản ” được hiểu một cách chung nhất là tài sản hoặc

khối tài sản nằm trong sự chiếm hữu và sử dụng đ ể mang lại lợi ích cho con người.
Từ “d i” được ghép với từ “sản ” thành “di sản” nhằm để chỉ của cải, gia tài,
sản nghiệp, cái mà thời trước để lại cho đời sau. Trong Từ điển tiếng Việt thì “di
sán ” được hiểu với nghĩa là:
- Tài sản của người chết để lại, ‘‘hưởng di sản của cha mẹ đ ể lạ i”.
- Cái của thời trước để lại: K ế thừa di sản văn hoá, kinh tế; di sản pháp luật;
di sản về nghiên cứu khoa học... chẳng hạn như di tích lịch sử, di vật lịch sử, bản
viết hoặc in của thời trước để lại, kể cả để lại những mối hận, những tai hoạ, những
tàn dư của thời trước, đến cả những lời dặn dò, những lời răn dạy của một người
trước khi chết cho con cháu...


11

Hiểu theo nghĩa rộng, nghía thơng thường thì “di sàn ” là tài sản của người
chết để lại hoặc những cái mà thời trước để lại cho đời sau, bao gồm:
- Các giá trị vật chất là các tài sản đáp ứng nhu cầu nào đó của con người.
- Các giá trị tinh thần thuộc về đời sống nội lâm, những tư duy, ý tưởng, ý
nghĩ định hướng cho hoạt động của con người.
Thuật ngữ “di san ” được dùng trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động của con
người. Chúng được dùng phổ biến nhất là trong lĩnh vực văn hoá, kinh tế, pháp
luật, khảo cổ học, nghệ thuật, thẩm mỹ và nhân chủng học. Biểu hiện cụ thể của nó
là các qui luật hoạt động kinh tế, các phát minh khoa học, các văn bản pháp luật,
các công trinh kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, các cơng trình xây dựng, các tác phẩm
văn học và các thắng cảnh khác.
Thuật ngữ ê,cli sản ” cũng được dùng để chỉ di sản của thế giới, di sản của
quốc gia riêng biệt và di sản của cá nhân (công dân).
* Di sản th ế giới được xác định làm hai loại:
Loại thứ nhất là toàn bộ lãnh thổ (bao gồm những bộ phận lãnh thổ được sử
dụng chung cho cả cộng đồng quốc tế) như biển quốc tế, vùng trời trên vùng đặc

quyền kinh tế, vùng trời quốc tế, vùng đáy biển quốc tế, khoảng không vũ trụ (kể
cả mặt trăng và các hành tinh), châu Nam cực cùng với tài nguyên của nó và giá trị
sử dụng của các bộ phận lãnh thổ ấy là tài sản chung của nhân loại (Rex
comnunex). Các bộ phận lãnh thổ mà pháp luật quốc tế gọi là lãnh thổ quốc tế đã
có sẵn trên trái đất. Lúc đầu con người chỉ chiếm hữu và sử dụng những sản vật sẵn
có trong giới tự nhiên trong các bộ phận lãnh thổ ấy để sinh tồn. Cùng với các
“nấc thang ” tiến hoá của xã hội loài người, dần dần và từng bước họ đồng thời đã
nhận thức, chinh phục và cải biến thế giới để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của
mình. “Con người không thê bằng ý thức mà sản sinh ra các đối tượng vật chất
được. Con người chỉ có thể cải biến th ế giới vật chất theo những thuộc tính, những
qui luật vốn có của nó đ ể đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống hiện thực”. [1. Tr.79].
* Trên phương diện triết học và phương diện xã hội, những bộ phận lãnh thổ
trên trái đất theo năm tháng và cùng với sự phát triển của xã hội loài người vẫn tồn
tại vĩnh viễn, được truyền lại cho các thế hệ người sống trên trái đất. Sự “truyền
lại ” này biểu hiện sự “dịch chuyển ” về quyền làm chủ và cải biến nó của các thế
hệ người chứ khơng phải là sự dịch chuyển cơ học của chúng trong không gian. Sự


12

“truyền lạ i” này chỉ yếu tố “trước”, “s a u ” của một q trình nối tiếp mang tính
kế thừa tự nhiên của xã hội loài người.
*

Trên phương diện pháp lý, dựa trên cơ sở ghi nhận lãnh thổ quốc tế và các

tài nguyên của nó là tài sản chung của nhân loại, tất cả các quốc gia và các chủ thể
khác của Luật quốc tế đều có quyền bình đẳng trong việc sử dụng tài sản thế giới
vào mục đích hồ bình và phát triển, vì lợi ích của tồn thể lồi người. Ở đây, thể
hiện tính sở hữu quốc tế, vì thế khơng có quốc gia nào được phép xác lập chủ

quyền hoặc quyền chủ quyền của mình đối với khối tài sản thuộc quyền sở hữu của
cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, để tất cả các quốc gia được bình đẳng trong việc
hưởng quyền sử dụng “khối tài sản ” thuộc quyền sở hữu của cộng đồng quốc tế,
căn cứ vào vị trí, tính chất, vai trò, tác dụng... của từng "bộ phận tài sản ” mà pháp
luật quốc tế đã dựa trên nguyên tắc chung làm cơ sỏ cho việc sử dụng các bộ phận
lãnh thổ quốc tế được qui định tại các ngành luật của hệ thống pháp luật quốc tế.
Đó là, Luật biển quốc tế qui định nguyên tắc “tự do biển cả ”, nguyên tắc “đất
thống trị biển”..., Luật Hàng không quốc tế qui định nguyên tắc “tự d o bay trong
vùng trời quốc tế ”, Luật Vũ trụ quốc tế qui định nguyên tắc “tự do nghiên cứu và
sử dụng khoảng không vũ trụ ”, nguyên tắc “vùng và di sản trên vùng là di sán
chung của nhãn lo ạ i”...
Các quyền sử dụng tài sản chung của cộng đồng quốc tế ngày càng được mỏ
rộng cho tất cả các quốc gia thể hiện qua các thời kỳ phát triển kể từ thời kỳ cổ
đại, thời kỳ trung đại, thời kỳ cận đại cho đến nay (thời kỳ hiện đại). Việc mở rộng
quyền sử dụng tài sản chung của cộng đồng quốc tế cũng chính là nội dung pháp lý
của pháp luật quốc tế ngày càng phong phú. Điều đó chứng tỏ rằng nhận thức của con
người trong mối quan hệ với mơi trường tự nhiên đã có sự thay đổi sâu sắc, cụ thể là:
- Thay đổi về cách nhìn nhận, đánh giá vai trò và tầm quan trọng từng bộ
phận của khối tài sản thuộc cộng đồng quốc tế;
- Thay đổi về việc cần thiết phải bảo vệ khối tài sản theo từng bộ phận của nó;
- Thay đổi nhận thức chung về các vấn đề môi trường quốc tế;
- Thay đổi về việc phải mở rộng thêm quyền cho các quốc gia khi sử dụns
khối tài sản thuộc cộng đồng quốc tế...;
- Thay đổi về việc cần thiết phải có quy chế pháp lý đối với từng bộ phận
trong khối tài sản của nhân loại (hình thành khung pháp luật quốc tế về môi
trường, về vùng và tài nguyên của nó...).


13


“Vùng’' được hiểu là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới
hạn thẩm quyền tài phán quốc gia [22. ^.hoản 1 Điều 01]. Tài nguyên của vùng
bao gồm các tài nguyên khoáng sản ở thể rắn, lỏng hoặc thể khí (insitu) (ngay tại
chỗ), kể cả các khối đa kim nằm dưới đáy đại dươne và trong lòng đất dưới đáy
[22. Điều 136]. Nghị quyết số 2749 ngày 17/12/1970 của Đại hội đồng Liên hợp
quốc và Điều 136 của Công ước Luật Biển 1982 đã bổ sung mở rộng khái niệm về
vùng bằng thuật ngữ mới xác định rõ chế độ pháp lý của vùng, khái niệm di sản
chung của lồi người được chính thức hình thành. “Vùng và tài ngun của nó ìà
di sản chung của lồi người

Khái niệm này xác định khối tài sản khơng thể phân

chia, thuộc sở hữu của cộng đồng quốc tế. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo
khơng có sự thay đổi nào đối với nội dung vùng và tài nguyên của vùng là di sản
chung của loài người, đồng thời cam kết không tham gia vào bất kỳ điều ước quốc
tế nào vi phạm nguyên tắc pháp lý này. Chế độ pháp lý vùng được xây dựng dựa
trên nền tảng của nguyên tắc vùng và tài nguyên của vùng là di sản chung của
nhân loại.
Từ thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX đến nay, con người đã phải nhận thức lại
về mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển, giữa môi trường và con người, bởi
hậu quả của các vụ ô nhiễm làm suy giảm tầng ơ - zơn suy thối mơi trường, thay
đổi khí hậu.... Sự thay đổi nhận thức này được thể hiện trong quá trình hình thành
và phát triển của một ngành luật mới - Luật quốc tế về môi trường. Đây là vấn đề
tất yếu khách quan do nhu cầu phát triển của thực tiễn đời sống quốc tế cũng như
khoa học pháp lý. Luật quốc tế về môi trường ra đời tạo nên “khung pháp lý ” để bảo
vệ và phát triển bền vững môi trường của mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi toàn
thế giới. Luật quốc tế về mơi trường, mà trong đó có các vấn đề pháp lý cơ bản là: bảo
vệ khí quyển và khí hậu; bảo vệ rừng; bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ tài nguyên
nước; bảo vệ mòi trường biển.
Pháp luát quốc tế, bên cạnh qui định quyền bình đẳng của các quốc gia

trong việc sử dụng các bộ phận lãnh thổ quốc tế và tài ngun thiên nhiên của nó
thì đồng thời qui định nghĩa vụ của các quốc gia khi sử dụng, khai thác, quản lý
nghiên cứu chúng và cả nghĩa vụ gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với
hoạt động gây phương hại đến lợi ích của cộng đồng nhân loại [79. Tr. 469, 470]
Loại thú hai là các di tích, các quần thể, các thắng cảnh, các di tích tự
nhiên, các cấu trúc địa chất học, các cảnh vật tự nhiên... thuộc sở hữu của một
quốc gia nào đó nhưng có giá trị quốc tế đặc biệt (có giá trị nổi bật tồn cầu) xét


14

theo quan điểm lịch sử, khoa học, nghệ thuật, bảo tổn hay thẩm mỹ đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hoá, di sản thiên nhiên thế giới.Các tiêu chí này
dược xem xét theo qui định của Cơng ước năm 1972 của UNESCO về việc bảo vệ
các di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới. Đây là văn bản pháp lý quốc tế cao nhất
làm cơ sở cho việc công nhận và bảo vệ các di sản văn hố và thiên nhiên thế giới
được thơng qua tại khố họp lần thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO họp tại Paris
ngày 16/11/1972. Việt Nam đã trở thành thành viên của Cồng ước này ngày
19/10/1987 theo hình thức chấp thuận. Cơng ước này ra đời với những địi hỏi cấp
thiết từ những nguyên nhân trầm trọng cả về khách quan và chủ quan. Cụ thể: Tính
cổ truyền (lâu đời) bị xuống cấp một cách tự nhiên; hành vi phá hoại của con người
làm cho các loại di sản bị hư hỏng, bị tàn phá ghê gớm; sự xuống cấp và tàn phá đã
làm nghèo nàn di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới.
Nếu từng quốc gia riêng lẻ thực hiện việc bảo vệ nó thì khồng có đủ điều
kiện về nguồn lực kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Bởi lẽ, việc bảo vệ các di sản này
đòi hỏi rất nhiều phương tiện để bảo tồn một cách hoàn chỉnh mới đạt được hiệu
quả cao nhất. Lời nói đầu Cơng ước năm 1972 của UNESCO về việc bảo vệ các di
sản văn hoá và thiên nhiên thế giới xác định rõ: Mục đích giúp đỡ, duy trì, xúc tiến
và p h ổ biến kiến thức đ ể chăm lo tới việc bảo tồn và bảo vệ di sản của th ế giới,


khuyến nghị cho tất cả các dân tộc có liên quan đến Cơng ước quốc tế. Điểu đó lại
càng quan trọng đối với việc bảo tồn các tài sản độc nhất và không th ể thay th ế
được, bất luận chúng thuộc về dân tộc nào [23]. Theo Cơng ước này thì di sản bao
gồm di sản văn hố và di sản thiên nhiên.
Tính đến tháng 7/2003, Uỷ ban Di sản thế giới của UNESCO đã ghi tên 574
địa danh có giá trị quốc tế đặc biệt của 129 quốc gia, trong đó các di sản của Việt
Nam được ghi vào danh mục các di sản thế giới là năm di sản: Quần thể di tích cố
đơ Huế, Nhã nhạc cung đình H uế (kiệt tác văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của
nhân loại); Vịnh Hạ Long (về cảnh quan, địa chất, địa mạo); Khu đô thị cổ Hội An
(sự giao lưu của các nền văn hố điển hình về truyền thống định cư của lồi
người); khu Di tích Mỹ Sơn; (là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hố và bằng
chứng duy nhất của một nền văn minh ở Châu Á bị biến mất); Vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng (là một trong những vùng Karst cổ rộng lớn bị chia cắt mạnh và phát
triển liên tục, được hình thành trên 400 triệu năm, tiêu biểu nhất cho hệ đá vôi
cacbon-pecmi).


15

Xét trén phương diện kinh tế - xã hội, các di sản thế giới của bất kỳ một
quốc gia nào cũng nằm trong sự nối tiếp, kế thừa của việc bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo
và tái sử dụng di sản đó.
Về phương diện pháp lý, mỗi một quốc gia có di sản được cóng nhận là di
sản thế giới phải có trách nhiệm bảo đảm việc xác định bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và
truyền lại cho các thế hệ tương lai di sản văn hoá và di sản tự nhiên này trên lãnh
thổ của mình và phải coi đó là trách nhiệm trước tiên của quốc gia mình. Điều 4
Công ước năm 1972 về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới khẳng
định: Quốc gia này phải nỗ lực hành động tối đa cho mục đích tơn tạo và bảo tồn
và sử dụng bằng những nguồn lực mà mình sẵn có và nếu có, thì bằng cả sự viện
trợ và hợp tác quốc tế mà nó có thể được hưởng nhất là về mặt tài chính, nghệ thuật,

khoa học và kỹ thuật [23].
Được công nhận là di sản thế giới nhưng chủ quyền quốc gia đối với những
di sản đó vẫn được tơn trọng. Các tài sản nằm trong danh sách di sản thế giới vẫn
thuộc quyền sở hữu của các quốc gia có di sản đó. Các nước tham gia Cơng ước
phải cơng nhận đó là một di sản của thế giới mà tồn thể cộng đồng quốc tế có
nghĩa vụ hợp tác để bảo vệ, góp sức một cách tương xứng vào sự bảo tồn và bảo vệ
di sản nếu quốc gia có di sản nằm trên lãnh thổ của nó yêu cầu. Các quốc gia
khóng được phép dùng bất cứ biện pháp nào có thể gây phương hại đến di sản thế
giới nằm trên lãnh thổ của nước khác tham gia Cơng ước này.
Nhìn nhận một cách tổng quan thì D i sản th ế giới chính là tài sàn nằm
trong quá trình dịch chuyển từ đời này qua đời khác, từ thời trước truyền lợi cho
các th ế hệ tương lai theo từng nấc thang tiến hoá của x ã hội ì ồi người. Việc xác
định, bảo vệ, bào tồn, tơn tạo tái sử dụng và quản lý nó phải được áp dụng các
biện pháp pháp luật, khoa học, kỹ thuật, hành chính và tài ngun quốc tế, ln
ln được bảo hộ quốc t ế về mặt pháp lý.
*

Di sản quốc gia được xác định dựa trên sự công nhận quốc tế về quyến

năng chủ thể của Luật Quốc tế. Quyền năng này chính là những phương diện thể
hiện khả năng pháp lý đặc trưng của những thực thể pháp lý được hưởng quyền và
gánh vác những nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý trong quan hệ quốc tế.
Khoa học Luật Quốc tế quan niệm, quốc gia là thực thể được hình thành trên CO' sở
có lãnh thổ, có dân cư và quyền lực nhà nước với thuộc tính chính trị - pháp lý bao
trùm là chủ quyền quốc gia. Cho đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất trên bình


16

diện quốc tế về quốc gia. Tuy vậy, cách tiếp cận của khoa học pháp lý quốc tế

truyền thống và hiện đại cũng đã xác định những tiêu chí được thừa nhận rộng rãi
về thực thể có dinh nghĩa quốc gia [79. Tr.60]. Theo công ước Mon Monter năm
1933 về quyền /à nghĩa vụ quốc gia thì một thực thể được coi là quốc gia theo
pháp luật quốc ế phải có bốn yếu tố cơ bản sau: dân cư thường xuyên; lãnh thổ
được xác định; Chính phủ; năng lực của quốc gia
Quốc gia là chủ thể gắn liền với pháp lý - chính trị đặc thù là chủ quyền
quốc gia. Chủ qiyền quốc gia là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ
của mình và qu}ền độc lập của quốc gia đó trong quan hệ quốc tế. Trong thời đại
ngày nay, chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ
của mình và qu\ền độc lập của quốc gia đó trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi
lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền lực chính trị tối cao. Quyền lực tối cao này
thể hiện là quyền quyết định mọi vấn đề về chính trị, kinh tế, xã hội đời sốne; vật
chất và tinh thầr của quốc gia. Mà lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất, bao
gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn
riêng biệt hoặc tuyệt đối của một quốc gia. Các mơi trường tự nhiên này chính là
nội dung vật chất của lãnh thổ quốc gia và thuộc về quốc gia trong phạm vi được
giới hạn bởi đường biên giới quốc gia. Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn đầy đủ

và trọn vẹn tất ci các tài nguyên thiên nhiên của tất cả các “vùng” nằm trong lãnh
thổ quốc gia. Quốc gia cũng có quyền sở hữu đối với tất cả các thành quả lao động
của nhân dân nuớc mình làm ra và kế thừa những thành quả cách mạng. Ví dụ, khi
Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Nhà nước Xô Viết đã tuyên bố kế thừa tất
yếu đối với tất cả các tài sản của nước Nga cũ, khơng kể tài sản đó đang ở tại đâu
và kế thừa tất cả những thành quả lao động của nhân dân nước Nga làm ra. Tương
tự như vậy, ở Việt Nam, sau khi miền Nam được hồn tồn giải phóng (ngày
30/4/1975) Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ban hành nhiều
văn bản pháp lý có liên quan đến vấn đề kế thừa quốc gia, trong đó có Tuyên bố
ngày 30/4/1975 [87, tr 6]. Nội dung Tuyên bố này ghi rõ:
Tất cả tài sỉn ở miền Nam Việt Nam cũng như nước ngoài, những bất động
sản và động sản, liền tệ, vàng bạc, các phương tiện giao thơng... trước thuộc chính

quyền Sài Gịn, từnay thuộc về nhân dân miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách
mạng lâm thời cộig hồ miền Nam Việt Nam được pháp luật quốc tế công nhận.
Hoặc trong Tuyên bố ngày 1/5/1975 về vấn đề các cơ quan đại diện của Chính
quyền Sài Gịn cũ ở nước ngồi, Bộ Ngoại giao Cộng hoà miền Nam Việt Nam ghi


17

rõ: Tồn bộ tài sản cửa các cơ quan đó, k ể cả hỗ sơ tư liệu, tài khoản ở ngân hàng,
nhà cửa, phương tiện vận chuyển... là tài sản của nhân dân miền Nam Việt Nam.
Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam quản lý tất cả hổ sơ, tư liệu và
tài sản đó.
Về phương diện kinh tế - xã hội: các tài sản của quốc gia sẽ được quốc gia
sử dụng cho lợi ích cộng đồng dân cư trên lãnh thổ của quốc gia. Các tài sản đó
cũng được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong quá trình hình thành và
phát triển của quốc gia.
Về phương diện pháp lý: Trên nguyên tắc chủ quyền vĩnh viễn đối với tài
nguyên thiên nhiên cũng như các loại tài sản khác trên lãnh thổ quốc gia, quốc gia
thực hiện quyền tài phán đối với tài sản trong phạm vi lãnh thổ một cách không
hạn chế và vĩnh viễn (trừ khi có sự thay thế của một quốc gia này cho một quốc gia
khác trong việc hưởng quyền và gánh chịu nghĩa vụ pháp lý quốc tế đối với lãnh
thổ nào đó - tức là có sự thay đổi triệt để về chủ quyền của một quốc gia tại một
lãnh thổ nhất định). Hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa chung nhất thì di sản quốc gia là
những gì được để lại theo tính kế truyền tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác,
thậm chí từ chế độ chính trị-xã hội này sang chế độ chính trị-xã hội khác trong quá
trình hình thành và phát triển của quốc gia. Theo nghĩa này thì di sản quốc gia bao
gồm cấ những bộ phận lớn nhất như vùng đất, vùng trời, vùng nước... cùng tài
nguyên của nó, đến các sản phẩm vật chất và tinh thần của con người làm ra;
những bí quyết về một nghề truyền thống, lối sống, nếp sống, những kinh nghiệm
về chiến tranh cách mạng, về những quyền mưu, binh pháp, di chỉ khảo cổ các bí

quyết y học cổ truyền, tư tưởng đạo đức và lối sống của con người của xã hội cũ để
lại...
Có thể khẳng định ở bất cứ quốc gia nào thì người xưa cũng để lại những di
sản quý báu không những cho quốc gia sở tại mà cho cả nhân loại (như kiến trúc
về Hin-Đu giáo đồ sộ ở ẢngKo, những kiến trúc Phật giáo Bay-On của
Campuchia, Vạn lý trường thành, lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng, Cung điện Mùa hè...
của Trung Quốc, tháp Eiffen, nhà thờ Đức Bà của Pháp, toà thánh Vatican, tháp
nghiêng Pisa, đấu trường Colossaum của Italia; cung điện nhà thờ Charle Magne
của Đức, tháp Thạt - luổng của Lào...
Trong các quá trình kế thừa của các quốc gia có kế thừa tự nhiên và kế thừa
chủ động các di sản của thế hệ trước để lại, trong đó, kế thừa chủ động phụ thuộc

THƯ VI ỆN
TRƯỜNG ĐAI H O C L Ũ Â T HA N Ò I Ị


18

vào Cv/ào chế độ chính trị, cách nhìn nhận, thế giới quan và nhân sinh quan của chủ thé
văn ỉvăn hố.
ở Việt Nam, từ xa xưa ơng cha ta đã rất quan tâm đến việc bảo vệ và phá
huy nuy các di sản văn hố dân tộc, coi đó là nhân tố quan trọng để xác lập và vun đắỊ
tình ình yêu quê hương, đất nước và con người. Ông cha ta để lại trên đất nước mộ
kho Kho tàng di sản vô cùng phong phú và đa dạng, biểu hiện truyền thống lịch sử vì
văn í/ăn hố của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đó chính là cơ sở để xây dựng vì
phát íhát triển nền văn hố mới trên cơ sỏ' kế thừa có chọn lọc “cái ” mà cha ơng để lại
Trong tồn bộ “những g ì ” mà cha ông để lại được coi là di sản (di sản Ví
kinh á n h tế, kỹ thuật trồng lúa nước; di sản về y học cổ truyền; di sản về pháp luật; d
sản vản văn hoá ẩm thực; trang phục truyền thống; các di tích, các quần thể kiến trúc
các các danh lam thắng cảnh và các loại khác) thì trong đó theo các nhà nghiên cứi

văn tvăn hố, lịch sử, dân tộc học, có một bộ phận di sản có tính kế thừa một cách mãnỉ
liệt, dột, có tính cội nguồn và là "vốn liến g ” quan trọng của một dân tộc để đảm bảc
cho sho sự phát triển bền vững một nền văn hố. GS.TS Trương Quốc Bình (Cục bả(
tồn tồn bảo tàng Bộ Văn hố thơng tin) cho rằng: “Kho tàng di sản văn hoá ngưriị
đọngĩọng những tri thức kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc th ể hiện th ế ứng XI
giữa ịiữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người” [75]. Cịn TS. Hồ Bí
ThànThành (Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn) có kết luận rằng: Bản thản di sảì
thơnịhóng qua chủ thể văn hoá bao giờ cũng phải tự phê phán và k ế thừa, phát triển
vai trai trò của quản lý văn hoá, luật và dư luận x ã hội, các qui định kiểm tra, xử lý h
vô cừô cùng quan trọng không nên đ ể tự phát, tự điều chỉnh theo kiểu k ế thừa tự nhiên
[75]. 75]. Sắc nét hơn và cũng quan trọng hơn khi nhận định về sự mất cịn của dân tộc
có nhó nhà nghiên cứa văn hoá đã cho rằng “Văn hoá là linh hồn, là sức sống của mỗ
quốciuốc gia dân tộc. văn hố cịn thì dân tộc cịn, văn hố suy thì dân tộc suy, vủì
hố nố mất thì dân tộc diệt vo n g ” [75. Tr.8].
Từ những góc độ ấy, di sản văn hóa khơng chỉ là nền tảng hay tiền đề mi
cịn l;ịn là mơi trường văn hố nội sinh cho các thế hệ nối tiếp giao lưu kế thừa và sán<
tạo. (ạo. Qua thời gian, nó lắng đọng lại trong hồn dân tộc, trong trí tuệ nhân dân
nhưmhưng khơng phải điều gì cũng tốt, bởi cịn cả những điều lạc hậu đọng lại nhi
một một nét vẽ trong “bộ n h ớ ” của con người. Vì thế, trong quá trình kế thừa cần phả
có sựó sự sàng lọc, “%ạn đục khơi trong
nén dén để buộc phải giao lưu và chọn lọc.

cuộc sống ln biến động khiến nó bị dồi


19

Cùng với thời gian, một bộ phận di sản của Việt Nam cũng nằm trong tình
trạng chung như di sản của các quốc gia khác trên thế giới, bị xuống cấp, bị biến
dạng, mai một... do tính cổ truyền (láu đời) của nó. Một số di sản văn hố có thể bị

biến mất do bị huỷ diệt hoặc bị vô hiệu hố trong tiến trình phát triển bị gạt ra bên
ngoài bởi những quan niệm mới (nhưng chưa hẳn tiến bộ của con người).
Một bộ phận di sản bị con người phá hoại đưa đến sự hư hỏng, tàn phá ngồi
sức tưởng tượng Bên cạnh đó, một bộ phận di sản, đặc biệt là di sản văn hoá là sản
phẩm sáng tạo cảa nhiều thế hệ trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và cũng do hạn chế
lịch sử mà nó sinh ra. Di sản chính là truyền tlĩống, nó cũng chứa đựng những mâu
thuẫn của sự phát triển. Vì thế, khi nghiên cứu nó cũ no như khi xây dựng xã hội
cũng nên nhìn tlĩẳng vào mặt lạc hậu của nó, bởi nó có th ể đè nặng lên vai người
đang sống, làm ơ nhiễm mơi trường văn hố hiện tại. [75. Tr.21].
Kế thừa iruyền thống của ông cha, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta với
những nhận thức mới về vai trị quan trọng của văn hố nói chung và di sản văn
hố nói riêng đĩ định hình được di sản trong những chủ trương, đường lối của
mình mà tập tring nhất là trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
Trung ương Đảr.g khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến dậm đà bản sắc dân tộc.
Nghị quyìt đã đề ra: Di sản văn hố là tài sẩn vơ giá, gắn kết cộng đồng
dân tộc là cốt lơ của bấn sắc dân tộc, cơ sở đ ể sáng tạo những giá trị mới và giao
lưu văn hoá, hết sức coi trọng bảo tồn, k ế thừa và phát huy những giá trị văn hoá
truyền thống, vãi hoá cách mạng bao gồm văn hoá vật th ể và phi vật thể. [33]
Việc bảo tồn và phát huy di sản văn hố dân tộc là một u cầu mang tính
cấp bách, cần thết gắn liền với sự phồn thịnh của mỗi quốc gia, dân tộc; là quốc
sách mang tính tên phong. Nghị quyết hội nghị của Trung ương Đảng về xây dựng
và phát triển nền văn hoá đã được thể chế hoá thành những qui định pháp lý của
Luật Di sản v ăn to á năm 2001.
Luật Di sin văn hoá đã xác định cụ thể nội hàm của khái niệm “di sản văn
hoá

Đồng thời trên cơ sở phạm vi và đối tượng điều chỉnh đã được mở rộng này,

Luật đã xác địnl những qui định pháp lý về việc bảo vệ, nghiên cứu và phát triển

di sản văn hoá rước ta; xác định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối
với di sản văn hcá ở Việt Nam.


20

Điều 1 Luật Di sản văn hoá năm 2001 qui định: Dì sản văn hố bao gồm di
sân văn hố phi vật th ể và di sản văn hoá vật thể, là sán phẩm tinh thần, vật chất
có giá trị lịch sứ, văn hoá, khoa học được lưu truyền tử rhếlĩệ này qua th ế hệ khác
ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo qui định này thì di sản văn
hố, trước hết là tài sản q, có giá trị và mức độ ảnh hưởng về lịch sử, văn hoá,
khoa học; thể hiện nguồn gốc và mang tính bền vữns được lưu truyền từ thế hệ này
qua thế hệ khác ở nước ta và đặt dưới sự bảo hộ của quốc gia về mặt pháp lý. Luật
Di sản văn hoá qui định thành hai loại: Di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá
vật thể.
Về tổng quan, di sản quốc gia là những tài sản quý giá được lưu truyền từ
th ế hệ này sang th ế hệ khác và đặt dưới sự bào hộ của quốc gia về mặt pháp lý.
* Di sản của cá nhân
Đối với cá nhân, sống trong cộng đồng dân cư của một quốc gia thì cá nhân
là chủ thể của mọi quan hệ xã hội. Ngoài việc con người tác động vào giới tự nhiên
thì giữa con người với con người lại có quan hệ với nhau trong mọi lĩnh vực của
cuộc sống xã hội.
Theo c. Mác, con người trước hết phải ăn, mặc, ở, đi lại sau đó mới đến làm

chính trị, khoa học, nghệ thuật. Muốn tồn tại và hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực
nào thì con người cũng khơng tách rời khỏi cơ sở vật chất nhất định cũng như
những yếu tố tinh thần, những giá trị tinh thần gắn với mỗi con người cụ thể. Có
nghĩa họ sống, làm việc, sinh hoạt và phát triển thì cần và phải có ‘‘những th ứ ” để
tồn tại, làm việc và tham gia các quan hộ xã hội.
V ề phương diện đạo đức, bổn phận của mỗi người đối với gia đình, đối với

con cháu, đối với ông, bà, cha, mẹ và những người thân không chỉ được ghi nhớ và
thực hiện trong hiện tại mà cả trong tương lai. Với quan niệm này thì các thế hộ
ông bà, cha mẹ, cháu con đều thấy được bổn phận phải thực hiện trách nhiệm về
tinh thần cũng như vật chất khi còn sống và cả sau khi đã chết đối với nhau. Khi
còn sống họ cùng nhau gây dựng gia tài của gia đình để cùng chăm lo cho cuộc
sống của nhau. Lúc chết, phần tài sản chung trong đó cũng như tài sản riêng của
họ được để lại cho người thân trong gia đình, trong dòng họ và cả những bạn bè
đồng nghiệp. Ngược lại, những người còn sống cũng xác định được bổn phận của
mình đối với người đã chết (chẳng hạn như tự nguyện thực hiện nghĩa vụ về tài sản
của người chết để lại).


×