Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Hình phạt tử hình so sánh luật hình sự việt nam với luật hình sự singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.51 MB, 71 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HANỘI

Đ Ạ I H Ọ C T Ổ N G H Ợ P LƯ N D , TH Ư Ỵ Đ IỀ N
khoa luật

NGUYỄN QUÝ KHUYỂN

HÌNH PHẠT TỬ HÌNH -

so SÁNH LUẬT

HÌNH S ự VIỆT NAM VỚI LUẬT HÌNH s ự SINGAPORE

C huyên ngành: L uật quốc tế và luật so sánh
M ã số: 60 38 60

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

G S.TS. PE R O L E T R A SK M A N

G S.TS. N G U Y Ễ N N G Ọ C H O À

THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI H Ọ C LUẦĩ HÀ NỘI
PH ÒN G Đ O C

H À N Ộ I 2009



Lời cảm ơn

Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn tất cả các thành viên trong gia đình tơi, nhờ có
họ tôi mới được thành người như ngày hỏm nay. Tôi xin cảm ơn Trường Đại
học Luật Hà N ội, Khoa Luật, Đại học Lund, Thuỵ Điển, Tổ chức hợp tác phát
triển quốc tế Thuỵ Điển đã tạo cơ hội cho tơi tham dự khố học này. Tơi vơ
cùng cảm ơn các giáo sư của Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật, Đại
học Lund, Thuỵ Điển đã nhiệt tình giảng dạy chúng tơi trong tồn khố học. Tơi
đặc biệt cảm om GS.TS. Nguyễn N gọc Hoà và GS.TS. Traskman, những người
đã rất kiên nhẫn, nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành bản Luận văn
này.

1


Phu luc




Trang
Lời cảm ơn

1

Muc luc

2

Tóm tắt luận văn


3

1

Lời nói đầu

4

1.1

Lý do lựa chọn đề tài

4

1.2

Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5

1.3

Trình bày vấn đề

6

1.4

Phương pháp nghiên cứu


6

2

Những vấn đề chung về hình phạt tử hình

8

2.1

Hình phạt tử hình - những vẫn đề lý luận

8

2.2

Pháp luật quốc tế về hình phạt từ hình

22

2.3

Các xu hướng quy định hình phạt từ hình trong Luật hình sự

27






của các nước trên thế giới
3

So sánh các quy định của Luật hình sự Việt Nam với các

34

quy định của Luật hình sự Singapore về hình phạt tỉr hình
3.1

So sánh các quy định chung về hình phạt tử hình

34

3.2

So sánh các quy định phần các tội phạm cụ thể về hình phạt tử hình

44

4

Thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam,

57

Singapore và một số kiến nghị đối với Việt Nam
4.1


Thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam và Singapore

57

4.2

Một số kiến nghị hồn thiện Luật hình sự Việt Nam về hình

60

phạt tử hình
5

Kết luân

64

Danh mục văn bản pháp luật liên quan

66

Danh mục tài liệu tham khảo

67

2


Tóm tắt luận văn



Trong các tài liệu pháp lý hiện nay, hình phạt tử hình rất được quan tâm.
Một trong những vấn đề được tranh luận nhiều là việc duy trì hình phạt tử hình
có vi phạm luật quốc tế không? Đối với Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì để
các quy định của Luật hình sự về hình phạt tử hình hài hồ với luật quốc tế và
Luật hình sự của các nước khác trong khu vực? Đó cũng chính là những vấn đề
được trình bày trong Luận văn này. Ngồi lời nói đầu và kết luận, nội dung
chính của Luận văn được chia thành 3 phần:
Thứ nhất, tác giả trình bày những vấn đề chung về hình phạt tử hình.
Trong phần này, Luận văn trình bày những vấn đề lý luận chung về hình phạt tử
hình như: khái niệm, đặc điểm và một số luận điểm ủng hộ hoặc phản đối duy
trì hình phạt tử hình. Tiếp đó, tác giả phân tích một số xu hướng chính trong
quy định của luật quốc tế về hình phạt tử hình. Quy định của Luật quốc tế về
hình phạt tử hình rất phức tạp, có nhiều xu hướng khác nhau. Thơng qua đó
chúng ta sẽ giải đáp vấn đề hiện nay luật quốc tế có cấm sử dụng hình phạt tử
hình hay khơng?
Cũng trong phần này, tác giả trình bày m ột số xu hướng chính trong quy
định của Luật hình sự các nước ưên thế giới. Qua đó, tác giả đã chứng minh
rằng xu hướng xố bỏ hình phạt tử hình trên thế giới chưa trở thành tập quán
quốc tế.
Thứ hai, tác giả so sánh các quy định của Luật hình sự Việt Nam với các
quy định của Luật hình sự Singapore về hình phạt tử hình. Tác giả so sánh chi
tiết các quy định chung về hình phạt tử hình của hai nước như phạm vi quy định
hình phạt tử hình, điều kiện khơng áp dụng hình phạt tử hình, điều kiện khơng
thi hành hình phạt tó hình. Luận văn cũng so sánh các quy định phần các tội
phạm cụ thể về hình phạt tử hình để thấy được điểm giống và khác nhau giữa
luật hình sự của hai nước.
Thứ ba, tác giả phân tích một số nội dung về thực tiễn áp dụng hình phạt
tử hình ở Việt Nam và Singapore. Cuối cùng, tác giả đưa ra một số kiến nghị
hồn thiện Luật hình sự Việt Nam về hình phạt tử hình theo hướng hạn chế sử

dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam.

3


1.

Lời nói đầu

1.1

Lý do chọn đề tài
Tử hình là loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, được

sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, từ thế kỷ XVIII đã bắt đầu xuất hiện
những tư tưởng nhằm phản đối duy trì hình phạt tử hình. Từ đó đến nay ln
diễn ra các cuộc tranh luận giữa hai trào lưu tư tưởng ủng hộ và phản đối duy trì
hình phạt tử hình. Xu hướng xố bỏ hình phạt tử hình đã ảnh hưởng trực tiếp
đến Luật hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay từ thế kỷ XVIII đã có
nhiều quốc gia loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi Luật hình sự (Tuscany- 1789,
Austria- 1787). Xu hướng hạn chế, xố bỏ hình phạt tử hình phát triển mạnh
trong thế kỷ XX. Tính đến năm 2007 trên thế giới có 141 nước bãi bỏ hình phạt
tử hình trong Luật hình sự hoặc trong thi hành.
Ở Việt Nam do tình hình tội phạm phức tạp, việc duy trì hình phạt tử hình
trong Luật hình sự vẫn cần thiết. Quan điểm chung trong nghiên cứu và thực
tiễn là ủng hộ việc duy trì hình phạt tử hình, nhưng cần hạn chế phạm vi sử
dụng hình phạt tử hình. Đen nay đã có một số cơng trình nghiên cứu, bài tạp chí
đề cập đến vấn đề này. Trong lĩnh vực lập pháp, thông qua việc ban hành Bộ
luật hình sự 1999 thay thế Bộ luật hình sự 1985, số điều luật quy định áp dụng
hình phạt tử hình đã giảm 1/3 (tò 44 điều xuống còn 29 điều); đối tượng, phạm

vi áp dụng hình phạt tử hình nhìn chung đã được thu hẹp.
1

Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam và tác động

của quá trình hội nhập quốc tế, đã đặt ra vấn đề cần hồn thiện pháp luật hình sự
Việt Nam về hình phạt tử hình theo hướng hạn chế, tiến tới xố bỏ hình phạt tử
hình trong tương lai.
So sánh Luật hình sự Việt Nam với Luật hình sự của các nước trên thế giới
về hình phạt tử hình là m ột trong những cách tiếp cận góp phần giải quyết vấn
đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này. Thông qua việc so sánh,
chúng ta hiểu rõ hơn về Luật hình sự Việt Nam, tham khảo phương án giải
quyết vấn đề của nước khác, nghiên cứu, lựa chọn phương án giải quyết phù
hợp với Việt Nam và trong chừng mực nào đó làm cho các quy định của Luật
hình sự Việt Nam hài hồ hơn với pháp luật quốc tế và pháp luật các nước khác
trong khu vực và trên thế giới.
4


Theo nhận định chung, các nước khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm
nay đã sử dụng hình phạt tử hình rất nhiều, nhưng đến nay có nhiều nước bãi bỏ
hình phạt tử hình trong luật hình sự hoặc trong thực tế như: Philipine, Lào,
Brunây, Cambodia. Việc tìm hiểu hình phạt tử hình trong các quy định của Luật
hình sự Việt Nam và Luật hình sự của một nước cịn duy trì khá phổ biến hình
phạt tử hình trong khu vực như Singapore là rất cần thiết. Với những điểm
tương đồng về văn hoá, xã hội giữa Việt Nam và Singapore, việc so sánh các
quy định của Luật hình sự Việt Nam với các quy định của Luật hình sự
Singapore về hình phạt tử hình sẽ cho chúng ta thấy một số điểm có thể suy
nghĩ áp dụng ở Việt Nam.
Với ỉý do trên tác giả lựa chọn đề tài “ Hình phạt tử hình - So sánh Luật

hình sự Việt Nam với Luật hình sự Singapore ” làm Luận văn thạc sĩ luật học,
chuyên ngành luật quốc tế và luật so sánh.
1.2

Mục đích, đối tương và phạm vỉ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu về hình phạt tử hình và đề xuất hướng

hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt tử hình.
Các nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Nghiên cứu những vấn đề chung về hình
phạt tử hình; (2) So sánh các quy định của Luật hình sự Việt Nam với các quy
định Luật hỉnh sự Singapore về hìiửi phạt tử hình (3) Nghiên cứu tiễn áp dụng
hình phạt tử hình ở Việt Nam và Singapore, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
hồn thiện Luật hình sự Việt Nam về hình phạt tử hình.
Đối tượng nghiên cứu: (1) Một số quan điểm, lý thuyết về hình phạt tử
hình. (2) Pháp luật quốc tế, các quy định của Luật hình sự Việt Nam và Luật
hình sự Singapore về hình phạt tử hình. (3) Thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình
ở Việt Nam và Singapore.
Phạm vi nghiên cứu: đối với pháp luật quốc tế là một số văn kiện quốc tế
liên quan đến hình phạt tử hình; đối với các quy định của Luật hình sự Việt
Nam là Bộ Luật hình sự Việt Nam (1999); đối với Luật hình sự Singapore là
Bộ luật hình sự (Penal Code), Bộ luật tố tụng hình sự (Criminal Proceedure
Code), Luật về lạm dụng ma tuý (Misuse of Drug Act), Luật về tội phạm liên
quan đến sử dụng vũ khí quân dụng (Arms Oíĩences Act), Luật an ninh quốc gia
(Intemal Security Act) và Luật về các tội bất cóc tống tiền (Kidnapping Act).
5


v ề thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam và Singapore, luận văn chủ
yếu nghiên cứu trong thời gian 5 năm gần đây.
1.3


Trình bày vấn đề
Hình phạt tử hình đã được sử dụng khá phổ biến trên thế giới nhưng đến

này vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Từ thế kỷ XVIII trên thế giới đã có hai
quan điếm chính về hình phạt tử hình: phản đối duy trì hình phạt tử hình và ủng
hộ duy trì hình phạt tử hình. Cuộc đấu tranh của hai xu hướng trên ngày càng
gay Rắt và ảnh hưởng lớn đến Luật hình sự của nhiều quốc gia. v ấ n đề cơ bản
trong các tranh luận là chúng ta có nên duy trì hình phạt tử hình hay khơng?
Nếu có thì vấn đề là chúng ta quy định hình phạt tử hình như thế nào?
Hiện nay, Việt Nam đang trong q trình hồn thiện Luật hình sự. Những
vấn đề trên càng được quan tâm. v ấ n đề thường được đặt ra là việc sử dụng
hình phạt tử hình có vi phạm luật quốc tế khơng? các quy định của Luật hình sự
Việt Nam về hình phạt tử hình giống và khác với Luật hình sự của các nước
khác trong khu vực như thế nào? Những vấn đề đó sẽ được nghiên cứu trong
Luận văn này.
Giải quyết các vấn đề trên là cơng việc khó khăn. Điều đó phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: nhận thức về hình phạt tử hình, giá trị văn hố và điều kiện cụ thể
của từng quốc gia. Để giải quyết các vấn đề trên, Luận văn nghiên cứu các nội
dung sau: thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về hình phạt tử hình; thứ
hai, phân tích các quy định của luật quốc tế về hình phạt tử hình; thứ ba, tìm
hiểu các xu hướng quy định hình phạt tử hình trên thể giói; thứ bốn, so sánh quy
định của Luật hình sự Việt Nam với các quy định của Luật hình sự Singapore về
hình phạt tử hình; thứ năm, sau khi nghiên cứu thực tiễn áp dụng và thi hành
hình phạt tử hình ở Việt Nam và Singapore, tác giả nêu m ột số kiến nghị hoàn
thiện các quy định của Luật hình sự Việt Nam về hình phạt tử hình.
1.4

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong Luận văn này là


phương pháp phân tích và phương pháp so sánh luật. Phương pháp phân tích
được sử dụng trong việc trình bày các khái niệm, đặc điểm của hình phạt tử
hình, các luận điểm ủng hộ hoặc phản đối hình phạt tử hình. Phương pháp phân
tích cũng được sử dụng để phân tích các quy định của luật quốc tế. Đe nghiên
6


cứu luật qc tê phương pháp giải thích luật cũng được áp dụng đê tìm hiêu
mục đích thực sự của các văn kiện quốc tế.
Luận văn này sử dụng rất nhiều phương pháp so sánh luật để so sánh Luật
hình sự Việt Nam và Luật hình sự Singapore về hình phạt tử hình. Tiêu chí so
sánh tập trung chủ yếu vào các quy định chung về hình phạt tử hình như phạm
vi quy định hình phạt tử hình, các trường hợp khơng áp dụng hoặc khơng thi
hành hình phạt tử hình và các quy định trong phần các tội phạm cụ thể. Thông
qua việc so sánh Luận văn chỉ ra sự giống và khác nhau trong quy định của hai
nước và ở mức độ nào đó giải thích tại sao lại có điều đó. Trên cơ sở đó lựa
chọn các giải pháp phù hợp với Việt Nam để kiến nghị hồn thiện Luật hình sự
Việt Nam.

7


2.

Những vấn đề chung về hình phạt tử hình

2.1

Hình phạt tử hình - những vấn đề lý luận


2.1.1

Khái niệm hình phạt tử hình
Tử hình là hình phạt có từ rất sớm trong Luật hình sự của các nước trên thế

giới. Từ thời cổ đại ở Phương Đơng, hình phạt tử hình đã được quy định trong
Bộ luật Hammurapi và Bộ luật Mannu; ở Phương Tây, Bộ luật La Mã cũng đã
quy định về hình phạt tử hình. Trong thời kỳ trung đại, hình phạt tử hình được
áp dụng phổ biến. Trong các Bộ luật của phong kiến Trung Quốc, Bộ luật Xalic
của Tây Âu, phạm vi áp dụng hình phạt tử hình rất rộng và cách thức thi hành
hình phạt tử hình cũng rất phong phụ. Hình phạt tử hình thời kỳ này mang tính
chất trả thù ngang bằng về mức độ (máu trả máu) và tàn khốc, áp dụng hình
phạt với cả người thân của người phạm tội (chu di tam tộc). Pháp luật cịn cho
phép người thân thích của nạn nhân cũng có quyền trả thù người phạm tội.
Trong thời kỳ cận đại (bắt đầu từ cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789),
Luật hình sự ở Châu Âu đã có sự thay đổi lớn về hình phạt trong đó có hình
phạt tử hình. Phạm vi áp dụng hình phạt tử hình đã giảm đáng kể. Chỉ những tội
phạm nghiêm trọng nhất mới bị áp dụng hình phạt tử hình và cũng chỉ cá nhân
người phạm tội phải chịu hình phạt.
Hiện nay, các xu hướng sử dụng hoặc hạn chế, loại bỏ hình phạt tử hình
trên thế giới rất phức tạp. Tương quan giữa các xu hướng này khơng chênh lệch
q nhiều, chưa có xu hướng nào là chiếm ưu thế. Trên thế giới có 91 nước đã
xố hình phạt tử hình, 11 nước xố hình phạt tử hình đối với các tội phạm
thường, 33 nước khơng áp dụng hình phạt tử hình trong thực tế. Tuy nhiên, vẫn
cịn 62 nước duy trì hình phạt tử hình.1
Mặc dù hình phạt tử hình được sử dụng từ lâu và rất phổ biến, nhưng cách
hiểu về hình phạt này lại có nhiều điểm khác nhau. Theo cách hiểu của Tồ án
Tối cao Mỹ, “tử hình là hình p h ạ t khi được áp dụng sẽ tước đi mạng sống của
người phạm tộ i" 2 Cách hiểu này chủ yếu nhấn mạnh vào nội dung của hình

phạt tử hình là tước đi mạng sống của con người. Quan điểm khác lại cho rằng
1 Tổ chức ân xá quốc tế: (truy

cập ngày 14/7/2008)
2 Answers.com: />
8


‘'hình phạt tử hình là hình phạt được áp dụng cho những người phạm những tội
nguy hiểm nhất như giết người.”3, Quan niệm này nhấn mạnh phạm vi áp dụng
của hình phạt tử hình.
Ở Việt Nam, Luật hình sự chưa có khái niệm chính thức về hình phạt tử
hình nên cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Quan niệm phổ biến hiện này cho
rằng, " tử hình là hình phạt đặc biệt, có nội dung cưỡng chế nghiêm khắc nhất
tước bỏ quyền sổng của người bị kết án, chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc
biệt nghiêm trọng."4 Dưới góc độ nghiên cứu, TS. Phạm Lợi và các tác giả khác
cho rằng:
"tử hình là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt
được Bộ luật Hình sự quy định, do Toà án nhân danh nhà nước áp dụng đối
với người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và được
thể hiện ở việc tước đoạt quyền sống của người phạm tội"5

Khái niệm này tương đối rộng, đã bao quát được các đặc điểm chung và
đặc điểm riêng của hình phạt tử hình so với các hình phạt khác. Các đặc điểm
chung như được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tồ án áp dụng đối với
người phạm tội và người này phải có lỗi. Các đặc điểm riêng của hình phạt tử
hình so với các hình phạt khác trong hệ thống hình phạt gồm: đây là hình phạt
nghiêm khắc nhất, thể hiện ở việc tước đi mạng sống của người bị thi hành án tử
hình; chỉ được áp dụng tối với những tội đặc biệt nghiêm trọng.
Cũng bàn về khái niệm hình phạt tử hình, TS. Phạm Văn Beo trong Luận

án tiến sĩ của mình viết:
“Hình phạt tử hình cần được hiểu là hình phạt đặc biệt, nghiêm khắc nhất
trong hệ thống hình phạt, tước đi mạng sống của người phạm tội và chỉ được
áp dụng đối với những người phạm tội có tính nguy hiểm đặc biệt cao cho xã
hội”6

Khái niệm này đề cập đặc điểm khác biệt của hình phạt tử hình với các
hình phạt khác trong hệ thống hình phạt, coi đây ià chế tài đặc biệt, v ề nội
dung, hình phạt tó hình tước đi mạng sống của người bị thi hành án tử hình, v ề
3 Answers.com: />4 G iáo trình luật hình sự (2003), ừang 189
5 Hình ph ạ t tử hình và thi hành hình ph ạt tử hình theo ph áp luật Việt Nam (2002), trang 20
6 Phạm Văn B eo (2007), trang 29

9


phạm vi áp dụng, hình phạt từ hình chỉ được áp dụng đối với những người phạm
tội đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, đa số các quan niệm hiện nay định nghĩa khái niệm hình phạt tử
hình theo nghĩa hẹp, tập trung vào các đặc điểm đặc trưng của hình phạt tử hình
so với các hình phạt khác trong hệ thống hình phạt. Đây là quan điểm hợp lý, nó
phản ánh được nội dung và tính chất của hình phạt tử hình với tư cách là một
hình phạt đặc biệt.
2.1.2 Đặc điểm của hình phạt tử hình
Trong hệ thống hình phạt, từ hình được coi là "hình phạt đặc biệt"7. Tính
đặc biệt của hình phạt tử hình trước hết thể hiện trong sự so sánh giữa tử hình
với các hình phạt khác như phạt tiền, tù có thời hạn, tù chung thân... Chúng ta
có thể thấy bốn đặc điểm cơ bản của từ hình sau đây:
Thứ nhất, tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt.
Khi bị áp dụng hình phạt tử hình, người phạm tội bị tước đi quyền sống - một

quyền quan trọng nhất của con người. Đó là loại trách nhiệm hình sự nghiêm
khắc nhất mà người phạm tội phải gánh chịu. Hơn nữa, các hình phạt khác đều
hàm chứa cả nội dung trừng trị và cải tạo, giáo dục, do đó mục đích của chúng
được thể hiện ở việc lập lại công lý, cơng bằng xã hội, phịng ngừa tội phạm,
giáo dục cải tạo người phạm tội, nhưng hình phạt tử hình đã loại bỏ mọi khả
năng giáo dục, cải tạo người phạm tội. Điều đó nghĩa là hình phạt tử hình chi có
tác dụng trừng trị, phịng ngừa mà khơng có tác dụng cải tạo, giáo dục đối với
người phạm tội.

về tính nghiêm khắc của hình phạt tử hình, Cesare Becaria lại có quan
điểm khác khi cho rằng hình phạt tử hình khơng nghiêm khắc bằng hình phạt tù
chung thân. Do đó tính phịng ngừa chung của hình phạt tử hình khơng cao hơn
hình phạt tù chung thân, ơ n g cho ràng:
“Hình phạt tử hình khơng ảnh hưởng sâu sắc đến cảm giác con người bằng các hình
phạt khác như tù giam, bắt buộc lao động khổ sai. Sự tác động của mỗi hình phạt
nằm ở thời gian tồn tại của nó chứ khơng phải ở cường độ của nó. Bời vì, cảm xúc

7 Điều 35 B ộ luật hình sự Việt Nam 1999

10


của chúng ta luôn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự trừng phạt mang tính lặp đi lặp lại
của hình phạt chứ không phải sự trừng phạt diễn ra nhanh chóng”.8

Quan niệm này chưa phản ánh thực tế tâm lý người phạm tội. Quyền sống
luôn là quyền đầu tiên và quan trọng nhất của con người. Bị tước đi quyền sống
là nỗi ám ảnh khủng khiếp nhất đối với mỗi con người. Nhiều tên tội phạm đã
dừng tay không tiếp tục gây tội ác khi nghĩ đến hậu quả nghiêm khắc mà họ sẽ
phải gánh chịu nếu bị áp dụng hình phạt tử hình.

Thứ hai, hình phạt tử hình chỉ quy định đối với những tội phạm nghiêm
trọng nhất. Chỉ những người phạm các tội ác cực kỳ nghiêm trọng, thể hiện
khơng cịn khả năng để cải tạo người đó thành người lương thiện thì mới bị áp
dụng hình phạt từ hình. Tuy nhiên, trên thế giới cách hiểu thế nào là “tội phạm
nghiêm trọng n h ấ t” rất khác nhau. Ưỷ ban nhân quyền Liên họp quốc cho rằng
chỉ có tội giết người mới là "tộiphạm nghiêm trọng nhất”.9 Có quốc gia lại hiểu
rằng "tội phạm nghiêm trọng nhất" khơng chi là tội giết người mà cịn nhiều tội
khác cũng gây ra hậu quả lớn cho xã hội như các tội an ninh quốc gia, tội phạm
kinh tế như Việt Nam, Trung Quốc.
Thứ ba, hình phạt tử hình có tác dụng cao trong phịng ngừa tội phạm. Đối
với người tội phạm, hình phạt tử hình loại bỏ tuyệt đối khả năng tái phạm của
người phạm tội. Đây là đặc điểm mà các hình phạt khác khơng có. Các hình
phạt (trừ tử hình) có vai trị rất ỈỚ11 trong giáo dục, cải tạo người phạm tội,
nhưng hiệu quả không cao, số người tái phạm còn nhiều. Một trong những
nguyên nhân được TS. Nguyễn Khánh Vinh và TS. Nguyễn Mạnh Kháng nêu ra
là:
"trong số những người phạm tội vẫn còn những kẻ ngoan cố, sẵn sàng phạm
tội khi có điều kiện, họ phạm tội không chỉ trong môi trường xã hội bình
thường, mà ngay cả trong những hồn cảnh hết sức ngặt nghèo như đang trong
thời gian chấp hành hình phạt, thậm chí đang trong thời gian tù họ cũng có thể
phạm tội.”10

8 Cesare

Becaria:

/>
(cập

nhật ngày 02/10/2008)

9 Xem Joseph, s ., Schultz, J., Castan, L., (2000), trang 120
10 Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng (2006), trang 205

11


Đối với những người mất hết nhân tính, khơng cịn khả năng giáo dục, nếu để
họ sống trong xã hội họ sẽ lại gây thiệt hại lớn cho xã hội, do vậy cần áp dụng
hình phạt tử hình để vĩnh viễn ngăn ngừa người đó tái phạm.
Đối với xã hội, hình phạt tị hình có tính phịng ngừa chung cao hơn hẳn so
với các loại hình phạt khác. Do tính nghiêm khắc của hình phạt tử hình nên nó
có tác dụng răn đe, kiềm chế những người khác trong xã hội phạm tội, đặc biệt
là những tội nguy hiểm cao cho xã hội. Tuy nhiên, những người phản đối hình
phạt tử hình khơng đồng ý như vậy. Họ chứng minh rằng hình phạt tử hình
khơng có tác dụng phịng ngừa chung hoặc nếu có thì cũng khơng đáng kể.
Thứ tư, khi đã thi hành án tử hình sẽ khơng có cơ hội để sửa sai nếu có sai
lầm trong quá trình tố tụng. Người bị thi hành án tử hình đã chết khơng có cách
nào thay đổi được. Đây là điểm hạn chế lớn của hình phạt tử hình và thường bị
những người phản đối nêu ra để yêu cầu xố bỏ hình phạt này. Tuy nhiên, sự sai
sót có thể xảy ra ở bất kỳ loại hình phạt nào chứ khơng riêng hình phạt tử hình;
hơn nữa đó là vấn đề thủ tục chứ không phải do bản thân hình phạt tử hình.
N hư vậy, hình phạt tử hình cũng như các hình phạt khác trong hệ thống
hình phạt, vừa có điểm mạnh vừa có hạn chế. Khi đưa ra quan điểm ủng hộ hình
phạt tử hình người ta thường chỉ nhấn mạnh các ưu điểm và ngược lại những
người phản đối hình phạt tử hình lại tập trung chỉ ra các hạn chế của nó. Nếu
điều đó là đúng thì cả hai xu hướng trên đều cực đoan, khơng phản ánh được
đầy đủ tính chất, khả năng của hình phạt tử hình. Do vậy, cần có cái nhìn tồn
diện hơn về hình phạt tử hình, trước khi quyết định ủng hộ hay phản đối duy trì
hình phạt tử hình.
2.1.3 Một số luận điểm ủng hộ, phản đối duy trì hình phạt tử hình

Lịch sử phát triển của hình phạt tử hình từ thế kỷ 18 đến nay là lịch sử các
cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng duy trì và xu hướng xóa bỏ hình phạt tử hình.
Mỗi bên đều đưa ra các luận điểm chứng minh cho quan điểm của mình là đúng.
Các cuộc tranh luận này giường như là cuộc đấu tranh giữa quyền cá nhân và lợi
ích cộng đồng (đại diện là nhà nước). Những người phản đối hình phạt tử hình
xuất phát từ sự đề cao các quyền của cá nhân trong xã hội; ngược lại những
người ủng hộ hình phạt tử hình lại đề cao lợi ích của cộng đồng xã hội. Trong
các cuộc ưanh luận đó, các luận điểm dưới góc độ triết học (quyền sống của con

12


người, quyền trừng phạt của nhà nước), và góc độ thực tiễn (tác dụng phòng
ngừa tội phạm, tác dụng khuyến khích bạo lực) thường xun được sử dụng.
Dưới góc độ triết học, các quan niệm khác nhau về quyền con người (đặc
biệt là quyền sống của con người) dẫn đến quan điểm ủng hộ hoặc phản đối duy
trì hình phạt tử hình. Những người muốn xố bỏ hình phạt tử hình đã tuyệt đối
hố quyền sống của con người; ngược lại những người ủng hộ duy trì hình phạt
tử hình lại đề cao quyền trừng phạt của nhà nước và cho rằng quyền sống của
con người cũng có giới hạn nhất định, không phải là tuyệt đối.
- Quyền sổng của con người:
Quyền sống của con người là một quyền cơ bản và quan trọng nhất của con
người. Quyền sống của con người được mọi cá nhân, quốc gia thừa nhận, nhưng
nội hàm của nó cịn mơ hồ, có nhiều cách giải thích khác nhau. Cho đến này,cơ
bản có hai cách hiểu khác nhau về quyền sống của con người:
Thứ nhất, những người phản đối hình phạt từ hình cho rằng, quyền sống
của con người là quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm. Khơng ai có quyền tước
bỏ mạng sống của người khác cho dù đó đó là mạng sống của người phạm tội.
Theo Hugo Adam Bedau, cho dù giá trị cuộc sống của m ột tên giết người và
người bình thường khơng thể như nhau, nhưng người phạm tội vẫn cịn một

chút giá trị nào đó, họ khơng đáng bị phủ nhận hoàn toàn giá trị cuộc sống (như
khi áp dụng hình phạt tử hình đối YỚi họ).11 Quyền sống của con người được coi
là một quyền bất khả xâm phạm và có giá trị tối cao trong hệ thống nhân quyền
thế giới, đã được thống nhất bảo đảm trong các tiêu chuẩn mang tính pháp lý
của thế giới và các khu vực.12
Quyền sống của con người được hiểu theo nghĩa phủ định và trở thành
quyền không bị tước đi mạng sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Những người
phản đối hình phạt tử hình tin rằng:
“cuộc sống là món quà mà thượng đế ban tặng cho chúng ta, do vậy chúng ta
phải bảo vệ nó cho đến ngày thượng đế lấy nó đi (bằng cái chết tự nhiên)...

11 Bedau, Hugo Adam: Bãi bỏ hình p h ạ t từ hình đối với cà nhũng tên giết người tồi tệ nhất, ừong Nhà
nước g iết chóc, Austin Sarat, Nxb Oxíịrd, 1999, trang 41, 42
12 Giải thích Nghị định thư 13 của Công ước Châu Âu về quyền con người và các quyền tự do cơ bản

13


Thượng đế cho chúng ta mạng sống thì chỉ có thượng đế mới có quyền lấy nó
đi . .. tử hình khơng phải là cái chết tự nhiên.”13

Việc sử dụng hình phạt tử hình là vi phạm quyền sống của con người. Quan
niệm trên được hầu hết các nước Châu Âu và một số nước khác trên thế giới đã
xoá hình phạt tử hình thừa nhận.
Thử hai, những người ủng hộ hình phạt tử hình cho rằng quyền sống của
con người khơng phải là quyền tuyệt đối và có thể bị nhà nước tước bỏ bằng
hình phạt tử hình. Quyền sống của mỗi cá nhân được nhà nước bảo vệ bằng
bằng nhiều cách như đảm bảo để quyền sống của con người không bị người
khác (kể cả nhà nước) xâm hại trái pháp luật và vô nguyên tắc; đấu tranh phịng,
chống các hành vi xâm hại tính mạng của người khác; xử phạt thật nghiêm

những người xâm hại trái pháp luật tính mạng của người khác (kể cả việc áp
dụng hình tử hình đối với người phạm tội). Người ta sẽ cảm nhận được sự trân
trọng của nhà nước đối với mạng sống của công dân thông qua việc nhà nước
đó nghiêm khắc như thế nào trong việc trừng trị những hành vi xâm hại tính
mạng người khác.
Quyền sống của con người mặc dù được pháp luật bảo vệ, nhưng khơng
phải là quyền tuyệt đối mà có sự hạn chế nhất định. Quyền sống của một người
bị hạn chế khi bị nhà nước tước bằng việc áp dụng hình phạt từ hình do người
đỏ đă phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Bằng hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng của mình, người đó đã tự tước đi quyền sống của mình. Johne Locke cho
rằng:
“Nếu giả định quyền sống là quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm thì bằng tội ác
của mình, kẻ phạm tội đã tự tước bỏ quyền sống của mình. D o đó hắn khơng cịn
quyền sống nữa. Điều này là hoàn toàn hợp logic, bất kể quyền nào cũng có thể bị
tước đoạt đi nếu chủ thế vi phạm những điều kiện nhất định.”14

Dưới góc độ phịng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng con người, việc sử
dụng hình phạt tử hình khơng những khơng vi phạm quyền sống của con người
mà còn là cách thức hiệu quả để bảo vệ mạng sống của con người trước các

13 Phát biểu của Cadinal Renato Marino - Chủ tịch Hội đồng giám mục vì hồ bình và cơng lý:
htlp://www. alvosha.com/dp/dp5.html.
14 Bedau, Hugo Adam: Bãi bị hình p h ạ t từ hình đ ố i với cả những tên giết người tồi tệ nhắt, trong Nhà
nước g iết chóc, Austin Sarat, Nxb Oxford, 1999, trang 43

14


hành vi vi phạm pháp luật.15 Trong các loại hình phạt, tử hình thường được coi
là hình phạt có tác dụng phịng ngừa tội phạm cao nhất, vì vậy nó sẽ làm giảm

tối đa các tội xâm hại tính mạng con người, do đó quyền sống của con người
được bảo vệ. Việc tước bỏ quyền sống của một người phạm tội nhưng giữ được
mạng sống của nhiều người vô tội khác thì cũng đáng làm. Trong trường hợp
này, lợi ích cơng cộng, lợi ích của số đơng được đặt lên hàng đầu.
Chúng ta có thể thấy tuỳ theo quan niệm về quyền sống của con người
dẫn đến việc có chấp nhận hình phạt tử hình hay khơng. Nếu coi quyền sống của
con người là quyền tuyệt đối và trở thành quyền khơng bị tước tính mạng, thì sẽ
cho rằng hình phạt tà hình vi phạm quyền sống của con người và phản đối hình
phạt tử hình. Ngược lại, nếu coi quyền sống của con người là quyền có hạn chế
thì sẽ chấp nhận hình phạt tử hình; coi hình phạt tử hình như là một cơng cụ để
bảo vệ mạng sống của con người, chứ không vi phạm quyền sống của con
người. Các quan niệm khác nhau này là do sự khác nhau về văn hóa, truyền
thống và các giá trị, lợi ích khác.
- Quyền trừng p h ạ t của nhà nước:
Một luận điểm gần như đối lập với quyền sống của con người là quyền
trừng phạt của Nhà nước đối với người phạm tội. Nhà nước có quyền trừng trị
người phạm tội để thiết lập lại công bằng xã hội và để phòng ngừa tội phạm.
Trong trường hợp thật cần thiết, nhà nước có thể áp dụng hình phạt tử hình,
tước đi quyền sống của người phạm tội khi người này phạm những tội đặc biệt
nghiêm trọng.
Tại sao nhà nước lại có quyền trừng phạt người phạm tội? Theo lý thuyết
khế ước xã hội, quyền trừng phạt người phạm tội của nhà nước phát sinh từ chủ
quyền tối cao của nhà nước. Chủ quyền tối cao của nhà nước có nguồn gốc từ
khế nước xã hội. Khế ước này được thiết lập giữa các thành viên trong xã hội và
trao cho nhà nước chủ quyền tối cao. Jean Jacques Rousseau viết trong tác
phẩm “ Bàn về khế ước xã hội” như sau:
“ Ai muốn dựa vào người khác để bảo vệ sinh mạng của mình thì cũng phải đưa
sinh mạng của mình ra khi người khác cần đến ... Tử hình đối với phạm nhân có lẽ

15 Anderson. David (2002), trang 13


15


cũng theo một quan điểm tương tự. Không muốn làm nạn nhân của bon sát nhân,
người ta đành phải chịu tội chết nếu tự mình lại phạm tội giết người.'’16

v ề luận điểm trên, những người phản đối hình phạt tử hình cho rằng,
trong các nội dung của khế ước xã hội khơng có điều khoản nào thỏa thuận nhà
nước có quyền tử hình người phạm tội. Trả lời câu hỏi đó Rousseau cho rằng,
“chằng ai đi thỏa thuận để treo cỏ mình. Tuy nhiên, theo lẽ cơng bằng họ phải
thỏa thuận nhít vậy (chấp nhận điều khoản này) nếu họ muốn tính mạng của họ
được bảo vệ.”17
Cùng luận giải về cơ sở quyền trừng phạt của nhà nước, quan điểm Mác Lênin về pháp luật cho rằng, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhàm
bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.18 v ề bản chất, hình phạt tử hình là cơng cụ
để giai cấp thống trị duy trì sự thống trị của mình; việc quy định hình phạt tử
hình xuất phát từ ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện ừong luật hình sự.
Trong tác phẩm “Lý luận về đạo đức”, Kant (1724 - 1804) cũng đã tìn h
bày về quyền trừng phạt của nhà nước. Theo ông, Nhà nước cần xử phạt người
phạm tội để duy trì cơng lý và lợi ích chung, bởi vì nếu cơng lý và cơng bàng bị
diệt vong thì cuộc sống của con người khơng cịn có giá trị. Nhà nước có chủ
quyền tối cao thay mặt xã hội, duy trì sự tồn tại và phát triển xã hội, bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong xã hội. Nhà nước có quyền
trừng phạt những hành vi xâm hại đến xã hội và các thành viên để bảo vệ lợi ích
chung của cộng đồng.
Mức độ trừng phạt của nhà nước đối với người phạm tội phải tương xứng
với hậu quả mà anh ta gây ra (theo luật ăn miếng trả miếng - jus talionis). Đe
thiết lập lại công bằng, khôi phục cơng lý người phạm tội phải chịu hình phạt
tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiếm của hành vi phạm tội mà người
đó gây ra. Việc áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội đặc biệt

nghiêm trọng là biện pháp nhằm trả lại sự cơng bằng và trật tự trong xã hội.
Chính bản thân người phạm tội, chứ không phải ai khác đã tự đẩy mình vào
hồn cảnh bị nhà nước tước đi mạng sống. Kant viết:

16 Rousseau, Jean Jacques (2 0 0 4 ), trang 92
17 Rousseau, J. J., (2004) trang 92
18 Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật (2001), trang 61, 62

16


“nếu anh vu khống người khác tức là anh tự vu khống mình; nếu anh ăn trộm của
người khác tức là anh ta tự ăn trộm của mình; nếu anh giết người khác tức là anh tự
giết mình.”

Căn cứ xác định mức độ trừng phạt của nhà nước chính là tính chất và mức độ
nguy hiểm của tội phạm. Người phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng thì phải
chịu hình thức chế tài cao nhất là tử hình. Đây chính là một trong những cơ sở
mà những người ủng hộ hình phạt tử hình thường đưa ra để bảo vệ hình phạt tử
hình.
Tất nhiên, ngun tắc này khơng thể áp dụng cứng nhắc, hiểu theo nghĩa:
người phạm tội gây ra hậu quả như thế nào thì phải chịu hậu quả như vậy (like
with like). Nhà nước không thể hành động giống như người phạm tội, khơng thể
gây thương tích cho người phạm tội khi anh ta gây thương tích cho người khác
hoặc chặt tay anh ta nếu anh ta ăn trộm ... Nhưng tại sao giết người phải đền
mạng? Kant cho rằng, mặc dù khơng có sự cân bằng giữa tội giết người và hình
phạt tử hình nhưng việc thi hành hình phạt tử hình sẽ làm cho cơng lý được thực
thi. Người phạm tội phải bị trừng trị tương xứng với tính chất và mức độ nguy
hiểm do hành vi của họ gây ra.
Sự trừng phạt của nhà nước không phải ngang bằng và cũng không phải là

biện pháp trả thù của nhà nước đối với người phạm tội. Sự khác nhau giữa trừng
phạt (thơng qua áp dụng hình phạt) và sự trả thù đã được Robert Nozick phân
biệt trong tác phẩm “Sự giải thích mang tính triết học” : (1) sự trừng phạt được
áp dụng đối với tội phạm, còn sự trả thù áp dụng cho những thiệt hại, tổn thất,
nỗi đau khơng cần có sự vi phạm pháp luật; (2) sự trừng phạt ln có giới hạn
(tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm), cịn trả thù thì
khơng có giới hạn nào; (3) trả thù mang tính cá nhân, quan hệ giữa người trả thù
và nạn nhân là quan hệ cá nhân thân thuộc, còn cơ quan nhà nước khi trừng phạt
người phạm tội khơng cần có quan hệ gì với nạn nhân; (4) trả thù thường mang
tình cảm căm tức đối với người phạm tội, vì vậy họ thương mong nhìn thây sự
đau đớn của người bị trả thù, điều này khơng có trong trừng phạt; (5) trừng phạt
chỉ có thể áp dụng với người có tội, cịn trả thù có thể áp dụng đối với người vô

19 Ten, C.L., (1987), trang 45

17


Theo các quan điểm trên, lợi ích của cộng đồng, xã hội được đặt lên trên
lợi ích cá nhân, chủ quyền tối cao của nhà nước được coi trọng hơn quyền cá
nhân. Việt Nam và Singapore là những nước có truyền thống coi trọng lợi ích
tập thể hơn lợi ích cá nhân.20 Hai nước đều thừa nhận quyền trừng phạt của nhà
nước đối với người phạm tội ngay cả khi trừng phạt bằng cách tước đi mạng
sống của người phạm tội. Điều này khác với quan niệm của các nước Phương
Tây, họ đề cao các quyền cá nhân và cho rằng chủ quyền của nhà nước không
thể xâm phạm quyền sống của con người - m ột quyền cơ bản và quan trọng nhất
của cá nhân. Sự khác nhau về quan niệm các giá trị cần bảo vệ dẫn đến những
quan điểm khác nhau về vấn đề sử dụng hình phạt tử hình hay khơng.
D ưới góc độ thực tiễn áp dụng pháp luật, nhận thức về mục đích, tác dụng
của hình phạt tử hình trong đấu tranh phịng, chống tội phạm cũng ảnh hưởng

lớn đến quan điểm duy trì hay xố bỏ hình phạt tử hình. Những người ủng hộ
duy trì hình phạt tử hình tin tưởng vào tác dụng phịng ngừa tội phạm của hình
phạt tử hình; cịn những người muốn xố hình phạt tử hình khơng tin vào tác
dụng phịng ngừa tội phạm của hình phạt tử hình, hơn nữa họ cho ràng hình phạt
tử hình khuyến khích bạo lực trong xã hội.
- Tác dụng ngăn ngừa tội p h ạ m :
Theo lý thuyết thực dụng về hình phạt, hình phạt có mục đích ngăn chặn
tội phạm, cải tạo người phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Đối với hình phạt tử
hình, mục đích cải tạo người phạm tội không đặt ra, nhưng đây là một loại hình
phạt (theo những người ủng hộ hình phạt tử hình) có tác dụng phịng ngừa tội
phạm cao nhất. Tác dụng phịng ngừa tơi phạm của hình phạt được thể hiện ở
góc độ phịng ngừa riêng và phịng ngừa chung.
Dưới góc độ phịng ngừa riêng, hình phạt tử hình có tác dụng loại trừ
vĩnh viễn khả năng người phạm tội tiếp tục gây ra tội ác. Điều này trái với quan
niệm cho rằng hình phạt tù chung thân khơng giảm án cũng có tác dụng ngăn
ngừa tội phạm như hình phạt tử hình. Đối với người chấp hành hình phạt tù
chung thân, khơng có gì bảo đảm họ sẽ khơng phạm tội với cán bộ quản lý trại
giam hoặc các phạm nhân khác. Chỉ có hình phạt tử hình mới đảm bảo một cách
20

Li-ann, Thio, Chù nghĩa thực dụng và chủ nghĩa hiện thực khơng có nghĩa là mộtsự thối ữào: sự

điều tra m ang tính p h ê phán và kinh nghiệm đ ố i với những cam kết cùa Singapore đoi với ph áp luật quốc
tế về quyền con người, Sách Singapore về pháp luật quốc tế, 2004, trang 14

18


chắc chắn ràng người phạm tội khơng bao giờ có cơ hội tiếp tục phạm tội. Do
vậy, hình phạt tử hình có tác dụng phịng ngừa riêng hơn hẳn hình phạt chung

thân, kể cả tù chung thân khơng giảm án.
Hình phạt tử hình khơng những loại trừ 100% cơ hội người phạm tội tiếp
tục phạm tội, mà cịn có hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa chung. Đây là lý
do quan trọng nhất mà những người ủng hộ hình phạt tử hình lấy làm căn cứ
biện hộ cho quan điểm của mình.
Tác dụng phịng ngừa chung của hình phạt tử hình xuất phát từ quan niệm
rằng, thi hành từ hình người phạm tội sẽ răn đe, ngăn ngừa người khác vi phạm
pháp luật tương tự. Jeremy Bentham là người đứng đầu đề xướng ra quan điểm
này. Theo ơng, mọi hình phạt đều đem lại sự bất lợi cho người phạm tội nên
mọi người thường tránh không để bị phạt. Nếu lợi ích từ việc phạm tội lớn hơn
sự bất lợi do hình phạt đem lại họ sẽ có nhiều khả năng lựa chọn phương án
phạm tội. Ngược lại nếu họ phải trả giá nhiều hơn (do hình phạt đem lại) lợi ích
mà họ có được do phạm tội thì họ sẽ không lựa chọn phương án phạm tội.21
Quan điểm trên được các nhà kinh tế hiện đại như Isaac Ehrlich, Rechard
Posner, Ronald Clarke ... phát triển thành lý thuyết tội phạm. Lý thuyết này cho
rằng, tội phạm là m ột q trình lựa chọn có chủ định giữa việc phạm tội và
khơng phạm tội của con người. Lựa chọn đó phụ thuộc vào việc nhà nước xử lý
người phạm tội ra sao. Nếu việc xử lý đủ nghiêm khắc để răn đe họ thi người đó
sẽ khơng phạm tội; ngược lại nếu việc xử phạt khơng nghiêm, khơng có khả
năng răn đe người khác thì họ sẽ phạm tội để đạt được lợi ích lớn hơn.22 Theo lý
thuyết này, hình phạt tử hỉnh được xem như rủi ro cao nhất m à người phạm tội
phải cân nhắc trước khi quyết định phạm tội. Họ có thể phải trả giá bằng cả
mạng sống của mình vì hành vi phạm tội của họ. Đó là lý do kiềm chế ý định
phạm tội của người phạm tội. Chính vì vậy, Issac Ehrlich đã đưa ra một tuyên
bố gây nhiều tranh cãi là: “một người bị tử hình sẽ giữa lại được mạng sống của
tám người vô tộ i”.23

21 Andrew Ashworth (2005), trang 75
22 Trung tâm thơng tin về hình phạt từ hình: www.deathpenaltvinfo.org/FaganDeterrence.pdf. ừang 255
23 Trung tâm thơng tin về hình phạt tử hình: www.deathpcnaltvinfo.org/FaaanDetcrrence.ndf. trang 256


19


Cũng về tác dụng phịng ngừa chung của hình phạt tử hình, Eamest Van
Den Haag cho ràng, đó là sự khẳng định từ sự phủ định. Phủ định là kẻ phạm tội
ác sẽ phải chết, còn khẳng định là người vơ tội sẽ sống. Đó là điều mà những
người có ý định phạm tội sợ hãi khi nghĩ đến hình phạt tử hình. Họ sẽ tránh điều
đó bằng cách khơng phạm tội.
Nhiều người phản đối hình phạt tử hình cho rằng, hình phạt tử hình
khơng có tác dụng phịng ngừa tội phạm hoặc nếu có thì cũng rất ít. Theo Roger
Hood, hình phạt tử hình khơng có tác dụng phịng ngừa tội phạm. Sự cảnh báo
hoặc răn đe chỉ có tác dụng đối với những kẻ phạm tội có chủ ý, có kế hoạch.
Nhưng khi đã có kế hoạch phạm tội thì họ đã tính phương án lẩn trốn. Quan
điểm này chưa hồn tồn đúng. Đối với một người có âm m ưu phạm tội, khi lên
kế hoạch phạm tội và cả phương án lẩn trốn, anh ta vẫn phải tính đến nguy cơ bị
bắt và xử tử. Đó là rủi ro mà anh ta nhận thức được khi quyết định thực hiện ý
định phạm tội. Do vậy anh ta sẽ phải cân nhắc trước khi hành động. Lúc này
hình phạt tử hình tác dụng răn đe, kiềm chế anh ta thực hiện ý đồ phạm tội.
Ớ Việt Nam đa số các luật gia đều đồng ý rằng, việc duy trì hình phạt tử
hình ở Việt Nam là cần thiết để răn đe, phòng ngừa tội phạm nguy hiểm đang
diễn ra rất phức tạp.24Trong Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 tại Điều 27 cũng
khẳng định hình phạt (bao gồm cả hình phạt tử hình) "cịn nhằm giáo dục người
khác tôn trụng pháp luật, đấu tranh phỏng ngừa và chống tội p h ạ m ” Theo
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà, hình phạt (trong đó có hình phạt tử hình) có tác
dụng ngăn ngừa chung đối với hai đối tượng khác nhau. Thứ nhất, đối với người
đang có ý định phạm tội, hình phạt có tác dụng răn đe, kiềm chế người đó thực
hiện ý định phạm tội; đồng thời hình phạt còn giáo dục thức tỉnh họ thấy được
sự cần thiết phải tuân theo các quy tắc của đời sống xã hội mà từ bỏ ý định
phạm tội hoặc thận trọng hơn trong xử sự để tránh xử sự của mình trở thành xử

sự phạm tội. Thứ hai, đối với những người khác trong xã hội, hình phạt có mục
đích giáo dục họ nâng cao ý thức pháp luật, tích cực tham gia vào cuộc đấu
tranh chống và phòng ngừa tội phạm.25
Tại Singapore người ta cũng tin rằng, hình phạt tử hình có tác dụng cảnh
báo, răn đe những ai có ý định phạm tội, ngăn ngừa tội phạm từ trong tư tưởng.
24 Hình phạt từ hình và thi hành hình phạt tử hình theo pháp luật V iệt Nam (2 0 0 2 ), trang 74
25 GS.TS. Nguyễn N gọc Hồ: Mục đích của hình phạt, Tạp chí luật học, số 2 /1999, trang 11

20


Do đó để phịng ngừa tội phạm vận chuyển ma tuý, chính phủ Singapore đã cho
in trên vé máy bay, vé tầu đến Singapore lời cảnh báo: “Theo pháp luật của
Singapore những người vận chuyển ma tuỷ sẽ bị tử hình. ”26 Điều đó cho thấy
cảnh báo, răn đe đối với mọi người không vi phạm pháp luật là một trong những
phương pháp được chính phủ Singapore sử dụng để giảm tội phạm về ma tuý.
- Giả thuyết về tác dụng khuyến khích bạo lực:
Ngược lại với quan niệm về tác dụng phịng ngừa tội phạm của hình phạt
tử hình, những người phản đối hình phạt tử hình cho rằng, hình phạt tử hình
khơng những khơng ngăn ngừa tội phạm mà cịn khuyến khích tội ác trong xã
hội gia tăng. Tác dụng khuyến khích bạo lực của hình phạt tử hình là kết quả
của việc chứng kiến sự đối sử tàn khốc khi thi hành hình phạt tử hình. Đối với
người phạm tội, khi suy nghĩ về hình phạt tử hình càng làm cho họ trở nên hung
dữ trong suy nghĩ hoặc trong hành vi. Họ làm điều đó để trả thù cho những gì
mà họ phài gánh chịu sau này.
Tác dụng khuyến khích bạo lực của hình phạt tử hình được nghiên cứu từ
lâu. Năm 1764 Caesar Beccaria đã cho rằng hình phạt tử hình khơng có lợi bởi
sự dã man của nó đối với con người. Thật là ngớ ngẩn khi pháp luật biểu hiện ý
chí của cơng cộng chống lại các hành vi giết người lại vi phạm điều đó và để
ngăn ngừa các hành vi giết người người ta đã sắp đặt một sự giết người cơng

khai. Cho đến ngay những phát biểu trên vẫn cịn nguyên giá trị.27 Những người
khác như Hans Von Hentig - nhà tội phạm học lỗi lạc người Đức nói, hình phạt
tử hình khơng có một tác dụng phịng ngừa nào đối với thủ phạm. Chỉ có một
thứ đó là tác dụng khuyến khích bạo lực của hình phạt đối người thi hành, năng
lực của cơ quan nhà nước và đặc biệt đối với dân chúng.28
Theo giả thuyết về tác dụng khuyến khích bạo lực của hình phạt tử hình,
việc thi hành án tử hình đã xâm hại quyền sống của con người và hợp pháp hoá
hành vi tội ác chống lại con người. Thi hành án tử hình đã đương nhiên hợp
pháp hoá hành vi giết người trong suy nghĩ của người phạm tội.29 Họ được

26 punishment in Singapore
27 Forer, Loisg (1994), trang 118
28 Forer, Loisg (1994), trang 118
29 A llen Ctherine (2006), trang 6.

21


thanh thản về tâm lý khi nghĩ ràng công bằng được lặp lại khi mình đã chịu hình
phạt. Điều đó được cho là làm tăng tỷ lệ phạm tội trong xã hội.
2.2

Pháp luật quốc tế về hình phạt tử hình
Trong các sách báo pháp lý hiện nay viết về hình phạt từ hình, những

người chống lại hình phạt tử hình thường cho rằng việc sử dụng hình phạt tử
hình là vi phạm pháp luật quốc tế. Ngược lại, những người ủng hộ hình phạt tử
hình cho rằng pháp luật quốc tế khơng cấm hình phạt tử hình. Sự thật là pháp
luật quốc tế có cấm sử dụng hình phạt tử hình khơng? Pháp luật quốc tế quy
định hạn chế sử dụng hình phạt tử hình như thế nào? Đây là những vấn đề có ý

nghĩa rất lớn đến vấn đề bãi bỏ hay duy trì hình phạt tử hình trong Luật hình sự
của các quốc gia. Cho đến nay, các quy định của pháp luật quốc tế vẫn chưa có
sự thống nhất về hình phạt tử hình. Luật quốc tế ít nhất có bốn xu hướng quy
định về hình phạt tử hình:
Thứ nhất, pháp luật quốc tế khơng cấm sử dụng hình phạt tử hình. Đa số
các quan điểm hiện nay đều thừa nhận rằng, trên phạm vi toàn cầu chưa có một
văn bản nào cấm sử dụng hình phạt tử hình. Tuy nhiên cũng có những người
cho rằng, việc sử dụng hình phạt tử hình là trái với pháp luật quốc tế. Sự khơng
thống nhất đó bắt đầu từ cách hiểu khác nhau về nội dung Điều 3 của Tuyên
ngôn nhân quyền thế giới (1948).
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (Tuyên ngôn) là văn kiện quốc tế đầu
tiên đề cập đến việc bảo vệ quyền sống của con người. Điều 3 của Tuyên ngôn
quy định: “M ọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an ninh cá n h â n ”.
Thực tế, Tuyên ngôn chứa đựng các quy tắc mang tính đạo đức hơn là một văn
kiện pháp lý. Hơn nữa, Tuyên ngôn cũng không phải là một cơng ước quốc tế và
khơng có quốc gia tham gia ký kết. Tuy vậy, Tuyên ngôn (hoặc ít nhất m ột phần
của Tuyên ngôn) đã trở thành tập quán quốc tế.30 Hầu hết các quốc gia trên thế
giới đang thực hiện theo Tuyên ngôn này. Tuyên ngôn đã trở thành “các tiêu
chuẩn xử sự chung cho mọi người, mọi quốc giá”.31

30 Short, Christy A.: “Xố bỏ hình phạt tử hình: nghĩa của từ “xố bỏ” có giống như bạn nghĩ?”, Tạp
chí nghiên cứu ph áp lý tồn cầu (1999) Tập 6 , ữang 725
31 Short, Christy A. : Sđd, trang 725

22


Quyền sống được quy định trong Điều 3 của Tuyên ngơn có nội dung rất
khái qt và khơng rõ ràng. Đó là nguyên nhân nảy sinh ra nhiều tranh luận
khác nhau về nội hàm của khái niệm quyền sống được quy định trong Điều 3

của Tuyên ngôn.
Những người chống lại hình phạt tử hình cho rằng quyền sống được quy
định trong Điều 3 của Tuyên ngôn là quyền tuyệt đối. Đó là quyền tự nhiên của
con người và có giá trị tối cao trong hệ thống thế giới về nhân quyền.32 Việc sử
dụng hình phạt tử hình là vi phạm Điều 3 của Tuyên ngôn, vi phạm pháp luật
quốc tế.
Những người ủng hộ hình phạt tử hình cho rằng, quyền sống của con
người được quy định trong Điều 3 của Tun ngơn khơng phải là quyền tuyệt
đối, mà có giới hạn nhất định. Quyền sống được nhà nước bảo vệ khỏi sự xâm
hại ừái pháp luật của người khác hoặc của Nhà nước, nhưng nó có thể bị tước đi
nếu người đó phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Do đó việc sử dụng hình phạt tử
hình khơng hề vi phạm Điều 3 của Tun ngơn.
Như vậy có thế thấy, nhận thức về Điều 3 của Tuyên ngôn rất khác nhau.
Điều đó phụ thuộc vào cách nhìn nhận và các chuẩn mực giá trị khác nhau của
mỗi người. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng, Tuyên ngôn không thể hiện
rõ ràng mục đích cấm sử dụng hình phạt tử hình và vì vậy các nước hiện đang
sử dụng hình phạt tử hình khơng vi phạm Điều 3 của Tun ngơn.
Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) cũng khơng cấm
sử dụng hình phạt tử hình. Theo quy định tại Điều 6 (2), (6) của Công ước này,
các quốc gia được khuyến khích xố bỏ hình phạt tử hình, nhưng xuất phát từ
tình hình thực tế của nước mình quốc gia vẫn được quyền sử dụng hình phạt tử
hình đối với những người phạm tội nguy hiểm nhất.
Thứ hai, tuy khơng cấm sử dụng hình phạt tử hình nhưng pháp luật quốc
tế quy định hạn chế áp dụng hình p hạt tử hình. Việc hạn chế áp dụng hình phạt
tử hình được quy định theo hướng hạn chế đối tượng bị áp dụng và hạn chế

32
quyền

Giải thích báo cáo về Nghị định thư số 13 của Công ước Châu Âu về bảo vệ quyền con người và các

tự

do



bản

của con

người,

về

xố

bị

hồn

tồn

hình

phạt tử hình,

(mục

1).


h ttp://cQ nventio n s.coe.in t/treaty /en /re p o rts/H tm l/1 8 7 .h tm

23


×