Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Những vấn đề pháp lý về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.28 MB, 87 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẨN VĂN KIÊN

NHỮNG VÂN ĐÊ PHÁP LÝ
VÊ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN C0 s ở

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC








NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS TRẦN NGỌC DŨNG

THƯ V I Ệ N
TRƯỜNG r i! .-’ỌC l ŨÂT h ả


HÀ NỘI 2009

nòi


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẨU
Chương 1
NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ T ổ CHỨC VÀ HOẠT
.1
.2
.3
.4
.5

ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN c ơ SỞ
Khái niệm Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Vai trị của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Bản chất, đặc điểm của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Khái quát về pháp luật điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của
Quỹ TDNDCS.
Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh việc
tổ chức và hoạt động của Quỹ TDNDCS.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐlỀU CHỈNH VIỆC T ổ CHÚC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN c ơ SỞ
Các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quỹ TDNDCS.
Các quy định về các quyền và nghĩa vụ của Quỹ TDNDCS.

.1


2
3
4.
5,

6

,

Các quy định về cơ cấu tổ chức của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Các quy định về hoạt động kinh doanh của Quỹ TDNDCS.
Các quy định về phân phối thu nhập của Quỹ TDNDCS.
Đánh giá chung về thực trạng pháp luật điều chỉnh về tổ chức
và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT ĐIỀU CHỈNH T ổ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN c ơ SỞ.
1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về Quỹ TDNDCS.
Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về tổ chức
và hoạt động của Quỹ TDNDCS.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỬ VIẾT TẮT


BKS

Ban Kiểm sốt

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hố- Hiện đại hoá

ĐHTV

Đại hội thành viên



Giám đốc

HĐQT

Hội đồng Quản trị

HTX

Hợp tác xã

HTXTD

Hợp tác xã tín dụng

Luật CTCTD


Luật Các tổ chức tín dụng

Luật HTX

Luật Hợp tác xã

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

Quỹ TDND

Quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ TDNDCS

Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

Quỹ TDNDTW

Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

TCTD

Tổ chức tín dụng

TCTDHT

Tổ chức tín dụng hợp tác


VBPL

Văn bản pháp luật


1

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở là mơ hình chủ yếu của tổ chức kinh tế tập
thể hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ- ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. Ra đời và
phát triển từ năm 1993, với khoảng 1000 Quỹ được thành lập và hoạt động trong
phạm vi hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, hệ thống Quỹ TDNDCS đã
góp phần quan trọng trong việc bước đầu đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, thực hiện mục tiêu tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của người dân.
Hiện nay, khung pháp luật điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của Quỹ
TDND nói chung đã tương đối đầy đủ, có nhiều ưu điểm và thành cơng. Tuy
nhiên, hệ thống các VBPL này vẫn cịn có một số nhược điểm và bấl cập, điều
chỉnh kém hiệu quả việc tổ chức, hoạt động cũng như quá trình kinh doanh của các
Quỹ TDNDCS. Mặt khác, trong quá trình áp dụng pháp luật về tổ chức và hoạt
động của Quỹ TDNDCS đã xuất hiện một số vướng mắc, gây trở ngại cho sự phát
triển của loại hình tổ chức kinh tế tập thể này.
Nhà nước và xã hội đặt ra yêu cầu là cần phải sửa đổi, bổ sung những VBPL
về tổ chức và hoạt động của Quỹ TDNDCS nhằm nâng cao năng lực điều chỉnh
của pháp luật đối với việc tổ chức và hoạt động của Quỹ TDNDCS. Đây là cơ sở
quan trọng để loại hình doanh nghiệp này có thể phát huy quyền tự do kinh doanh,
đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình thực hiện các hoạt động ngân hàng
của mình trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

Do vậy, khoa học pháp lý cần phải có những cơng trình nghiên cứu về cơ sở
pháp lý của việc tổ chức và hoạt động của Quỹ TDNDCS, nhằm chỉ ra những ưu
điểm, thành công cũng như những khiếm khuyết, nhược điểm của các VBPL về tổ
chức và hoạt động của Quỹ TDNDCS và đề xuất phương hướng, giải pháp cho việc
hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này. Nhằm góp phần đáp ứng u cầu đó, tơi đã


2

mạnh dạn chọn vấn đề "Những vấn đề pháp lý về tổ chức và hoạt động của Quỹ
tín dụng nhân dân cơ s ỏ ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học, trong
đó có một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Luật học nghiên cứu về những vấn đề
pháp lý về tổ chức và hoạt động của tổ chức kinh tế tập thể, về địa vị pháp lý của
các HTX nói chung. Đó là những cơng trình sau: “Những vấn đề pháp lý vê đổi
mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp tập thể”- luận
văn thạc sĩ của Nguyễn Đức Long (1996); “So sánh Luật H(/p tác xã ở một số
nước trên th ế giới” luận văn thạc sĩ của Phan Hùng Dũng (1997); “C h ế độ pháp lý
xã viên HTX- Những vấn đề lý luận và thực tiễn” - luận văn thạc sĩ của Nguyễn
Thị Ngọc Hà (1997); “Những vấn đề pháp lý về đổi rrưyi tổ chức và quản lý các
HTX”- luận án tiến sĩ của Trần Thị Thơ (2001); “Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của HTX ở mật s ố nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ” - luận văn thạc sĩ
của Đỗ Thị Kiều Phương (2005)...
Hiện nay cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu về Quỹ TDND, nhưng
các cơng trình khoa học này chủ yếu nghiên cứu Quỹ TDND dưới góc độ kinh tế,
đi sâu xem xét các nội dung hoạt động nghiệp vụ cụ thể của mơ hình này. Đó là
các cơng trình: “Giải pháp hồn thiện mơ hình tổ chức và hoạt động của hệ thống
Quỹ TDND ở Việt Nam.” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành của Nguyễn
Ngọc Oánh (2001), “Quỹ TDND-Mô hình tín dụng hợp tác kiểu mới xố đối giảm

nghèo ở Việt N a m ” của tác giả Bùi Chính Hưng (2004), “Những giải pháp đảm
bảo an tồn hoạt động Quỹ TDND

Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Quang

Khánh (2005), “Hoàn thiện và phát triển hệ thống Quỹ TDND ở Việt N a m ’' Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Đình Lưu (2008)....
Tuy vậy, cho tới nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu nào của khoa
* học pháp lý nghiên cứu hệ thống pháp luật điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động
của Quỹ TDNDCS.


3

Có thể nói, luận văn này là cơng trình nghiên cứu đầu tiên của khoa học
pháp lý nghiên cứu về hệ thống pháp luật điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của
Quỹ TDNDCS.
3. Mục đích, đỏi tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng pháp luật về Qũy TDNDCS, mục đích của
luận văn là đề ra phương hướng và những giải pháp hoàn thiện pháp luật điều
chỉnh tổ chức và hoạt động của các Quỹ TDNDCS, góp phần hồn thiện khung
pháp luật về hoạt động tín dụng- ngân hàng của Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề cơ bản của pháp luật
Việt Nam điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động
của Quỹ TDNDCS.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các TCTDHT bao gồm: Ngân hàng
hợp tác, Quỹ TDND và HTXTD. Tuy nhiên, trong thực tế, mơ hình HTXTD đã
tồn tại trong thời gian dài trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và
bộc lộ nhiều hạn chế, không phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay. Ngân
hàng hợp tác- loại hình TCTDHT phát triển ở trình độ cao- mặc dù đã được quy
định trong luật, nhưng trên thực tế chưa xuất hiện trong nền kinh tế ở Việt Nam.

Quỹ TDNPCS là TCTDHT tồn tại và phát triển phù hợp nhất với điều kiện kinh tếxã hội và đã khẳng định vai trò của mình trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, tác giả khơng nghiên cứu pháp luật về
Quỹ TDND nói chung mà chỉ tiếp cận nghiên cứu các quy định của pháp luật điều
chỉnh việc tổ chức và hoạt động của Quỹ TDNDCS.
Luận văn cũng dành một phần thích hợp để nghiên cứu các quy định pháp
luật điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của các TCTDHT ở một số nước, nhằm
rút ra những bài học bổ ích cho việc hồn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động
của Quỹ TDNDCS ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn.
Việc nghiên cứu đề tài luận văn dựa trên cơ sở thế giới quan và phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin. Đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy


4

vật lịch sử. Tác giả luận văn cũng nghiên cứu những vấn đề thuộc nội dung đề tài
trong sự thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức, quản lý kinh tế tập
thể và những quan điểm đổi mới quản lý kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong q trình đổi mới tồn diện ở Việt Nam.
Ngoài ra, tác giả luận văn cũng đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu
vừa có tính truyền thống vừa có tính hiện đại, như: phương pháp phân tích, phương
pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, diễn giải, phương pháp luật học so sánh...
để giải quyết các nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra, giải thích, đánh giá và kết luận một
số vấn đề cụ thể của pháp luật về Quỹ TDNDCS.
6. Nội dung nghiên cứu và những kết quả mới có thể đem lại
Luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách
có hệ thống những vấn đề cơ bản của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ
TDNDCS.
Luận văn nghiên cứu một cách cụ thể thực trạng pháp luật và thực trạng áp
dụng pháp luật về Quỹ TDNDCS ở Việt Nam.

Tác giả luận văn cũng đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp cụ thể
đối với việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh việc tổ chức và
hoạt động của Quỹ TDNDCS.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần Lời nói đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn có kết cấu gồm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của Quỹ Tín dụng
nhân dân cơ sở
Chương 2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của
Quỹ Tín dụng nhân nhân cơ sở.
Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh tổ
chức và hoạt động của Quỹ TÚI dụng nhân dân cơ sở.


5

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ T ổ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN c ơ SỞ
1.1. KHÁI NIỆM QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN c ơ s ở .
Cùng với sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hoá, tiền tệ và nghề kinh
doanh tiền tệ cũng ra đời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và mở rộng các
hoạt động lưu thơng hàng hố. Sự phát triển của nghề kinh doanh tiền tệ
cũng tạo tiền đề và đòi hỏi phải xuất hiện các TCTD với tư cách là các hình
thức tổ chức đảm nhiệm lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Các TCTD thực hiện chức
năng điều hoà nguồn vốn, dẫn vốn từ các chủ thể có nhu cầu vốn nhàn rỗi
sang các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ chủ
yếu là thu nhận tiền gửi của công chúng và đem số tiền đó cho người khác
vay, đáp ứng các nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
TỔ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập để hoạt động ngân hàng. Hoạt

động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng vói nội dung
thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các
dịch vụ thanh tốn. Tổ chức tín dụng được thành lập vói nhiều loại hình khác nhau tuỳ
theo hình thức sở hữu, mục tiêu hoạt động, lĩnh vực cung ứng dịnh vụ ngân hàng, phạm
vi thực hiện các nghiệp vụ.
Tổ chức tín dụng hợp tác là loại hình kinh tế hợp tác hoạt động trong lĩnh
vực tín dụng, được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử phong trào HTX.
Sự xuất hiện của các tổ chức này mang tính tất yếu “như là sự tự vệ của lực lượng
sản xuất tư nhân, cá thể, hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ trước sự cạnh tranh
khốc liệt cố tính huỷ diệt của các tập đồn tư bản và các cơng ty độc quyên” [7,
Tr. 16]. Nguồn gốc của TCTDHT xuất phát từ tinh thần tương thân tương trợ cộng
đồng của những người sản xuất nhỏ. Cùng với quá trình tư bản hố, những người
sản xuất nhỏ, do có ít tài sản, nên khó có thể vay vốn của các ngân hàng. Họ
cùng nhau trao đổi năng lực tài chính trên tinh thần hợp tác, tương trợ nhằm giúp


6

đỡ nhau về vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và khắc phục khó khăn về đời
sống. Những tổ chức tài chính mang tính tập thể được hình thành. Những mơ
hình HTXTD đầu tiên xuất hiện ở Đức vào năm 1848 sau đó lan dần sang Anh,
Pháp, Italia, Canada (1900), M ỹ...
Tổ chức tín dụng hợp tác là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng,
do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là
tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Như vậy, các tổ chức này
thực hiện các mục tiêu tương trợ thông qua hoạt động kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ
ngân hàng.
Tuỳ theo bối cảnh ra đời, điều kiện kinh tế- xã hội và sự chấp thuận của dân
chúng mà ở các quốc gia khác nhau, TCTDHT được thành lập với các tên gọi khác
nhau. Ở CHLB Đức các TCTDHT được gọi chung là các Ngân hàng HTX, ở đô thị gọi

là các Ngân hàng nhân dân, cịn ở vùng nơng thơn gọi là các Ngân hàng Raifeisen, ở
Philippin gọi là các HTXTD, ở Canada gọi là các Quỹ tín dụng Desjadins...
Các TCTDHT thường được tổ chức thành hệ thống bao gồm ba khâu độc lập về
tổ chức, hoạt động và tài chính nhưng lại liên kết với nhau chặt chẽ, có cơ chế hỗ trợ
nhau trong q trình hoạt động. Đó là các ngân hàng hợp tác xã (hoặc HTXTD, quỹ tín
dụng...) cơ sở; ngân hàng hợp tác xã cấp khu vực và ngân hàng hợp tác xã câp trung
ương. Ví dụ như ở CHLB Đức, cấp cơ sở là các Ngân hàng HTX cơ sở trực tiếp hoạt
động kinh doanh, phục vụ khách hàng chủ yếu là thành viên. Cấp khu vực là ngân hàng
HTX khu vực mà các thành viên là các ngân hàng HTX cơ sở, cấp quốc gia là ngân
hàng HTX trung ương (DZ Bank). Các ngân hàng này hoạt động trên nguyên tắc
không cạnh tranh lẫn nhau, hỗ trợ nhau thơng qua hoạt động điều hồ vốn hoặc thơng
qua tổ chức liên kết phát triển hệ thống như Quỹ Bảo tồn tổ chức, Hiệp hội Kiểm tốn,
Hiệp hội Liên bang Ngân hàng HTX.
Ở Việt Nam, TCTDHT bao gồm các loại hình ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng
nhân dân, HTXTD. Mỗi một loại hình lại có đặc thù riêng về tổ chức và hoạt động,
mức độ thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng cũng có điểm khác nhau.


7

Ngân hàng hợp tác là mơ hình hồn thiện nhất trong trong các loại hình
TCTDHT. Loại TCTD này được thực hiện mọi nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng theo
mô hình ngân hàng đa năng. Nó có thể huy động vốn và cho vay đối với các đối tượng
là thành viên hoặc không là thành viên, không giới hạn về địa bàn hoạt động. Ngân
hàng hợp tác khác với các ngân hàng thương mại ở chỗ, nó được tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc của HTX và hoạt động vì mục tiêu chủ yếu là tương trợ các thành viên.
“Hợp tác xã tín dụng là TCTD thuộc sở hữu tập thể, được thành lập bằng
vốn đóng góp của xã viên, huy động các nguồn vốn của xã viên và cho xã viên
vay” (Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, cơng ty tài chính (1990). Đây
là loại hình TCTDHT sơ khai. HTXTD có hoạt động nghiệp vụ đơn giản, phù

hợp với những nơi có điều kiện kinh tế hàng hoá chưa phát triển và khả nãng
quản lý thấp. Thành viên của các HTXTD là các cá nhân và hộ gia đình, hoạt
động trong một địa bàn hẹp. Hoạt động của các HTXTD bị giới hạn trong một số
nghiệp vụ ngân hàng nhất định, chỉ huy động vốn của xã viên và cho xã viên vay.
Ở Việt Nam, những HTXTD đầu tiên đã xuất hiện vào giữa những năm năm
mươi của thế kỷ 20. HTXTD đã có vai trị rất quan trọng trong việc tham gia khôi
phục, phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và phục vụ đắc
lực cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Đến cuối
những năm 1980, ở Việt Nam đã có khoảng 7.600 HTXTD.
Quỹ tín dụng nhân dân là mơ hình TCTDHT xuất hiện đầu tiên ở bang QuebecCanada do ông Alphonse Desjadins - một nhà báo, nghị sĩ Quốc hội Canada- lập ra
năm 1900. Những Quỹ TDNDCS ban đầu được thành lập để thực hiện ba mục tiêu: Cải
thiện điều kiện kinh tế và đòi sống của các thành viên; đưa ra các dịch vụ tài chính tốt
nhất; đề cao tính tương hỗ lẫn nhau. Mơ hình này sau đó được phổ biến và phát triển
mạnh ở Peru, Mỹ. Trong những năm gần đây, một số quốc gia Nam Mỹ, Đông Âu,
một số nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam cũng học tập kinh nghiệm,
xây dụng và phát triển mơ hình này ở nước mình.


8

Quỹ TDND “là loại hình TCTDHT hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện,
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là
tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng
thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và cải thiện đời sông. Hoạt động của QTDND phải bảo đảm bù đắp chi
phí và có tích lũy đ ể phát triển \ (Điều 2, Nghị định số 48/2001/NĐ-CP)
Quỹ TDND là loại hình TCIDHT phức tạp hơn với các nghiệp vụ phong phú
hơn so vói các HTXTD. Thành viên của Quỹ TDND bao gồm các cá nhân, hộ gia đình,
pháp nhân. Nghiệp vụ hoạt động của Quỹ TDND bao gồm huy động vốn, cho vay và
các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng là thành viên và khơng phải thành viên ở trong

và ngồi địa bàn. Tuy nhiên, nếu so vói các ngân hàng thương mại, phạm vi và nội
dung hoạt động ngân hàng của Quỹ TDND hạn chế hơn nhiều. Tuỳ vào trình độ phát
triển kinh tế- xã hội của từng quốc gia, các Quỹ TDND được phép thực hiện các nghiệp
vụ ngân hàng khác nhau. Theo xu hướng chung, Quỹ TDND được phát triển thành các
TCTD hoạt động ngân hàng tổng hợp và đa năng.
Quỹ TDND được tổ chức theo hệ thống bao gồm Quỹ TDNDTVV, Quỹ TDND
khu vực và Quỹ TDNDCS và có sự liên kết vói nhau theo cơ chế tự nguyên hoặc bắt
buộc. Sự liên kết này tạo cơ sở cho việc hỗ trợ lẫn nhau giữa các Quỹ TDNDCS, giữa
Quỹ TDNDTV/, Quỹ TDND khu vực vói các Quỹ TDNDCS về nguồn vốn, việc đảm
bảo an toàn trong hoạt động, trao đổi, tư vấn về nghiệp vụ, đào tạo...
Như vậy, Quỹ TDNDCS là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống
Quỹ TDND, “là TCTDHT do các thành viên trong địa bàn tự nguyện thành lập và hoạt
động nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên” (Điều 3, Nghị định số
48/2001/NĐ-CP). Đó là các TCID tồn tại dưới mơ hình của các HTX hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, ngân hàng. Các Quỹ TDNDCS độc lập, tự chủ về tư cách
chủ thể và hoạt động, tự chịu trách nhiệm về tài chính và kết quả hoạt động. Mỗi một
Quỹ TDNDCS hoạt động trên một địa bàn hẹp (chủ yếu là trên địa bàn một xã,
phường) và là bộ phận hữu cơ trong hệ thống Quỹ TDND.
So với mơ hình HTXTD, Quỹ TDNDCS có những điểm nổi trội sau:


9

Quỹ TDNDCS là một chủ thể kinh tế độc lập, tự chủ với các chủ thể khác
trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Trong đó việc Luật HTX (2003) khẳng
định “Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, không can thiệp vào việc quản lý nội bộ và
hoạt động hợp pháp ” đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các Quỹ TDNDCS
phát huy khả năng của mình đảm bảo tính hiệu quả, linh hoạt trong việc xác lập
các mối quan hệ kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu của mình. Trong khi đó, các

HTXTD trước đây được quan niệm như là “trợ thủ của NHNN vê quản lý tiền tệ
tín dụng”, và “chịu sự lãnh đạo trực tiếp của đảng uỷ, và uỷ ban nhân dân
x ã ”[20]. Với ý nghĩa đó, HTXTD chỉ là cơng cụ đắc lực của chính quyền địa
phương để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn dân cư.
Về phương thức hoạt động, Quỹ TDNDCS được chủ động trong việc
huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn của mình và tự chịu trách nhiệm về
kết quả hoạt động kinh doanh của mình.
Các Quỹ TDNDCS được huy động vốn không chỉ của thành viên mà có
thể vay vốn từ các đối tượng là cá nhân, doanh nghiệp không phải là thành
viên để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh. Trong việc cho vay, khách hàng chủ
yếu của quỹ là các thành viên, nhưng trong một số trường hợp, cũng có thể
cho người khơng phải là thành viên như cho hộ nghèo trên địa bàn v ay ...
Quỹ TDNDCS được thực hiện nội dung hoạt động đa dạng hơn so với
mơ hình HTXTD. Bên cạnh các các hoạt động nghiệp vụ mang tính truyền
thống là huy động vốn và cho thành viên vay, Quỹ TDNDCS cịn có thể thực
hiện các dịch vụ khác như: dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, đại lý cho vay,
đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác... trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện nhất
định do pháp luật quy định.
Về mục tiêu hoạt động, Quỹ TDNDCS có mục tiêu hoạt động là giúp
đỡ, tương trợ về tài chính giữa các thành viên.


10

v ề tính liên kết hệ thống, các HTXTD là các TCTD hoạt động đơn lẻ,
khơng có cơ chế liên kết, nên khi gặp khó khăn, khơng có sự trợ giúp lẫn nhau,
dễ dẫn tới đổ vỡ hàng loạt. Còn các Quỹ TDNDCS đều là các chủ thể kinh
doanh độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động nhưng lại được liên
kết với nhau thành một hệ thống chặt chẽ nên có thể trợ giúp nhau về mặt tài
chính khi cần thiết (thơng qua hoạt động điều hồ vốn của Quỹ TDNDTVVQuỹ TDNDTW có thành viên chủ yếu là các Quỹ TDNDCS, qua trợ giúp của

Quỹ An toàn hệ thống QTDND...) hoặc trao đổi thông tin, tư vấn, hỗ trợ đào
tạo... Do vậy, hoạt động của Quỹ TDNDCS sẽ hiệu quả và an toàn hơn.
Trên cơ sở những phân tích trên đây có thể đưa ra định nghĩa Quỹ
TDNDCS như sau: Quỹ TDNDCS là tổ chức kinh tế do các cá nhân, hộ gia
đìnli, pháp nhân thành lập đ ể tiến hành các hoạt động kinh doanh tiền tệ và
làm các dịch vụ ngân hàng, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự
chiu trách nhiệm vê kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương
trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập th ể và của từng
thành viên, giúp nliau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống.
1.2. VAI TRỊ CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN c ơ SỞ:
Quỹ TDNDCS được coi là mơ hình TCTD phù hợp nhất với những
người lao động sản xuất nhỏ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc
giúp cho các chủ thể này dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính, ngân hàng, hỗ
trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Qua các hoạt động của mình, Quỹ
TDNDCS đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội
của đất nước. Vai trị đó thể hiện ở những điểm sau:
1)

Quỹ TDNDCS góp phần đáp ứng nhu cẩu vốn phục vụ cho nhu cầu

phát triển kinh tế- xã hội, nhất là ở khu vực nông nghiệp, nơng thơn.
u cầu CNH-HĐH nơng nghiệp nơng thơn địi hỏi cần phải có một
nguồn vốn lớn đầu tư vào khu vực này. Hiện nay, nguồn vốn cho khu vực này


11

được đáp ứng bởi các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội và
một số quỹ tài chính khác. Tuy nhiên, các chủ thể này chưa đáp ứng đủ nhu

cầu vốn phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như phát triển các
hoạt động sản xuất, dịch vụ trong các ngành nghề kinh tế khác ở khu vực nơng
thơn. Các Quỹ TDNDCS là mơ hình phù hợp nhất để có thể huy động vốn và
cho vay tại chỗ đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế ở khu vực nông
thôn. Với lợi thế tại chỗ, các Quỹ TDNDCS có điều kiện kêu gọi, vận động
dân cư trong địa bàn hoạt động đóng góp từ các khoản vốn nhỏ, với chi phí
đầu vào thấp, ít bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại.
Thông qua hoạt động của các Quỹ TDNDCS, các thành viên có điều kiện
thuận lợi để vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, qua đó tạo thêm việc làm
cho người dân sống ở nơng thơn, góp phần khôi phục và phát triển một số
ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
2) Quỹ TDNDCS góp phần quan trọng thực hiện mục tiều xố đói, giảm
nghèo và hạn chế nạn cho vay nặng lãi.
Với tính chất là một tổ chức kinh tế hoạt động trên tinh thẩn tự nguyện vì
mục tiêu tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trên địa bàn tương đối hẹp, nên các Quỹ
TDNDCS có một lợi thế đặc biệt là rất gần gũi vối các thành viên đồng thời cũng
là các đối tượng phục vụ của mình. Quỹ có điều kiện nắm bắt khả năng kinh tế,
sản xuất, nhu cầu về nguồn vốn của các đối tượng do mình phục vụ.
Từ vị thế trên và khả năng tiếp cận giao dịch với khách hàng một cách
thuận lợi, các Quỹ TDNDCS có thể đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu giao dịch
của khách hàng, kể cả các khoản vay nhỏ lẻ mà khách hàng sẽ rất khó khăn
nếu vay của các ngân hàng lớn. Với nguồn vốn đó, các thành viên có điều kiện
phát triển kinh tế gia đình, vượt qua tình trạng đói nghèo, nâng cao đời sống.
Nhu cầu vốn của người dân được đáp ứng sẽ góp phần đẩy lùi tình trạng cho
vay nặng lãi trên địa bàn nông thôn.
3) QuỹTDNDCS triển khai chính sách tín dụng và đổi mới hoạt động ngân
hàng trên địa bàn nông thôn.


12


Chính sách tín dụng đối với nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn địi hỏi
phải đáp ứng nhanh chóng và kịp thời các nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của các
thành phần kinh tế, đặc biệt là các hộ nơng dân “nhằm góp phần xây dựng cơ sở
vật chất, kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nơng nghiệp,
phát triển sản xuất hàng hố, thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng
nghiệp và nông thôn” (Điều 8, Luật CTCTD). Cùng với các ngân hàng thương mại
và ngân hàng chính sách, Quỹ TDNDCS góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu
vốn, thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.
Sự xuất hiện của Quỹ TDNDCS cũng đánh dấu sự đổi mới căn bản trong
hoạt động tiền tệ, túi dụng trên địa bàn nông thôn, khai thác được tối đa các nguồn
lực tại chỗ (huy động vốn tại chỗ, cho vay tại chỗ), mở rộng cơ hội cho người dân
có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
1.3. BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIEM c ủ a q u ỹ t ín d ụ n g n h â n d â n c ơ s ở .
V ề bản chất, Q uỹ TD ND CS là tổ chức kinh tế tập thể hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, ngân hàng. Q uỹ TD ND CS được tổ
chức và ho ạt động dựa trcn các nguycn tắc tự nguyện, cùng có lợi, vì
m ục tiêu tương trợ giữa các thành viên.
V ề m ặ t kinh tế, Quỹ TDNDCS là doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
Trước hết, với bản chất là m ột tổ chức kinh tế tập thể, Quỹ
TDNDCS có hoạt động cơ bản là tiến hành các hoạt động kinh doanh tiền tệ,
cung ứng các dịch vụ tín dụng để đáp ứng các nhu cầu về vốn cho các thành
viên. Với tư cách là một TCTD, Quỹ TDNDCS hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực tiền tệ, ngân hàng. Đây là một loại hoạt động kinh doanh đặc biệt bởi đối
tượng kinh doanh là tiền tệ - hàng hoá của các loại hàng hoá. Hoạt động chủ
yếu của các Quỹ TDNDCS là nhận tiền gửi của các thành viên và sử dụng số
tiền gửi này để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất và
tiêu dùng của chính các thành viên. Đối tượng huy động vốn và đối tượng phục



13

vụ hạn chế trong phạm vi thành viên của Quỹ TDNDCS. Điều này xuất phát từ
quy mô hoạt động của Quỹ TDNDCS thường nhỏ và địa bàn hoạt động chủ
yếu trong một xã, phường.
Là một doanh nghiệp tập thể tiến hành hoạt động ngân hàng nên hoạt
động kinh doanh của Quỹ TDNDCS cũng chứa đựng các yếu tố rủi ro đặc thù
của hoạt động kinh doanh tiền tệ. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt
động kinh doanh dựa trên cơ sở của lịng tin, sự tín nhiệm giữa các bên. Đây là
hoạt động kinh doanh có liên quan đến rất nhiều chủ thể trong xã hội (các tổ
chức, cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi gửi, Quỹ TDNDCS và các thành viên sử
dụng dịch vụ của Quỹ TDNDCS). Cho nên rủi ro từ hoạt động kinh doanh này
mang tính dây truyền. Rủi ro xảy ra cho một Quỹ TDNDCS có thể ảnh hưởng
tới sự an tồn của các Quỹ TDNDCS khác cũng như toàn hệ thống các TCTD.
X uất phát từ việc Q uỹ TDNDCS là m ột TCTD H T hoạt động trong
lĩnh vực có tính chất rủi ro cào, nên trong tổ chức và hoạt động, nó phải
chịu sự điều chỉnh rất chặt chẽ bởi các quy định của L uật Hợp tác xã và
đặc biệt là pháp luật về các TCTD (Luật CTCTD và các VBPL do Chính
phủ và N gân hàng N hà nước ban hành).
-

Q u ỹ T D N D C S là tổ chức kinh t ế m ang tính x ã hội sâu sắc, m ục

tiêu h oạt động chính của nó là tương trợ giúp đ ỡ các thành viên trong
quỹ. T ính xã hội của Q uỹ TD ND CS thể hiện cách thức tham gia và tiến
hành các hoạt động kinh tế và ở m ục tiêu hoạt động của Q uỹ TDNDCS.
Đ ể trở thành thành viên của Q uỹ TDNDCS, các cá nhân, hộ gia đình,
pháp nhân phải cùng góp vốn, góp sức, cùng tham gia gia quản lý điều
hành hoạt động của quỹ. Với việc luật pháp quy định các điều kiện trở

thành thành viên không quá k h ắt khe (các điều kiện về phạm vi chủ
thể, góp vốn, góp sức), cho nên, hầu hết m ọi đối tượng trong xã hội đều
có thể trở thành thành viên của Q uỹ TDNDCS. Đ iều này có ý nghĩa rất
lớn trong việc tạo điều kiện và cơ hội cho các đối tượng có ít vốn,


14

khơng có kinh n g h iệm trong làm ăn kinh tế cũng có thể tham gia Q uỹ
TDNDCS, từ đó có thể sử dụng được nguồn vốn từ Q uỹ TDNDCS, đáp
ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của bản thân. Đ iều này cịn có ý nghĩa
hơn khi tỷ lệ người dân sống ở khu vực nông thôn, sống bằng nghề
nơng ở V iệt N am cịn rất lớn, tích luỹ tài sản chưa nhiều cũng có cơ hội
để làm quen với m ôi trường kinh doanh, được giao lưu, học hỏi kinh
nghiệm sản xuất, làm ăn, giúp n hau cùng tiến bộ.
Là m ột tổ chức có hoạt động cơ bản là kinh doanh, Q uỹ TDNDCS
cũng hoạt động vì lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ là phương tiện
giúp cho m ơ hình kinh tế này đạt m ục tiêu tối thượng là tương trợ các
thành viên. Q uỹ TD N D C S “không theo đuổi m ục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận n h ư công ty m à theo đuổi m ục tiêu tối đa hố lợi ích thành
v iê n ”[6, tr.29]. V iệc xác định m ục tiêu hoạt động của Q uỹ TDNDCS là
rất quan trọng để đảm bảo hoạt động của Q uỹ TDNDCS không xa rời
bản chất củ a m ình. V iệc L uật H TX (2003) quy định “H TX hoạt động
như m ột loại hình doanh n g h iệ p ” là m ột lời khẳng định của các nhà làm
luật V iệt N am trong việc xác định m ục tiêu hoạt động của HTX nói
chung và củ a Q uỹ T D N D C S với tư cách là m ột tổ chức kinh tế tập thể
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, ngân hàng.
-

V ề m ặ t p h á p lý, Q u ỹ T D N D C S là tổ chức kinh t ế có tư cách


p h á p nhân. T rong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc thừa nhận m ột
tổ chức k inh tế có tư cách pháp nhân là chủ thể độc lập có ý nghĩa quan
trọng tạo cơ sở cho tổ chức đó có thể tự chủ và bình đẳng trong việc
xác lập các q u an hệ kinh tế. Q uỹ TD N D CS có đầy đủ các dấu hiệu của
m ột pháp n h ân th eo quy định tại Đ iều 84, Bộ luật D ân sự (2005). Quỹ
TD ND CS được th àn h lập theo trình tự, thủ tục được quy định trong
L uật H TX và L u ật CTCTD . Sau khi được cấp giấy phép thành lập và
hoạt động của N H N N , Q uỹ TD N D C S phải đăng ký kinh doanh và được
cấp giấy chứ ng n hận đăng ký kinh doanh. Q uỹ TD N D CS có tài sản


15

riêng bao gồm các tài sản do các Ihành viên góp, tài sản tích luỹ từ hoạt
động kinh doanh và các nguồn tài sản khác do N hà nước và các tổ chức
cá nhân hỗ trợ. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
Q uỹ TD N D CS được sử dụng con dấu và tài sản của m ình để tự chủ
trong việc xác lập và thực hiện các giao kết kinh tế. V iệc thừa nhận
Q uỹ TD N D C S có tư cách pháp nhân còn khẳng định quỹ được hưởng
ch ế độ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ
tài sản khác trong phạm vi tài sản m à m ình có.
- V ề tổ chức quản lý, Q uỹ T D N D C S hoạt động theo nguyên tắc
dân chủ, bình đẳng trong m ối quan hệ giữa các thành viên. Đ ây là m ột
đặc thù của H TX nói chung và của Q uỹ TD ND CS nói riêng. Trong
pháp lu ật của các quốc gia khác và trong pháp luật V iệt N am đều có
quy định giới hạn góp vốn đối với thành viên của Q uỹ TDNDCS. Đ ặc
biệt, các VBPL đều khẳng định nguyên tắc dân chủ và bình đẳng của
các thành viên trong việc tham gia quản lý, quyết định các vấn đề có
liên quan đến Q uỹ TDNDCS. Theo đó, tỷ lệ góp vốn của các thành

viên có thể khác nhau, nhưng khi biểu quyết các vấn đề của Q uỹ
T D N D C S thì m ỗi thành viên cũng chỉ có m ột phiếu biểu quyết. Các
phiếu biểu quyết đều có giá trị như nhau. Đ ây là điểm khác biệt khi
chúng ta so sánh với ch ế độ dân chủ cổ phần - biểu quyết theo tỷ lệ
phần vốn góp - trong các loại hình doanh nghiệp khác như cơng ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ p h ầ n ...
-

V ề phạm vi hoạt động, các Quỹ TDNDCS chủ yếu hoạt động trên địa

bàn của một xã, phường, thị trấn. Do phạm vi hoạt động hẹp như vậy nên quy
mô vốn của Quỹ TDNDCS thường không lớn, khả năng phục vụ của Quỹ
TDNDCS cũng bị hạn chế. Tuy nhiên, địa bàn hoạt động hẹp làm cho mối liên
hệ giữa các thành viên với nhau và giữa thành viên với Quỹ TDNDCS rất gần
gũi, chặt chẽ và giúp cho quá trình huy động vốn và cấp tín dụng của Quỹ
TDNDCS dễ dàng hơn. Tính gần dân giúp cho Quỹ TDNDCS có một lợi thế


16

quan trọng trong điều kiện phải cạnh tranh với nhiều ngân hàng đang kinh doanh
Irên cùng địa bàn.
-

Thành viên của Quỹ TDNDCS là các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân

đáp ứng được các điều kiện của pháp luật, tán thành Điều lệ của quỹ. Thơng
thường, đó là những chủ thể kinh doanh với nguồn vốn nhỏ, kinh nghiệm làm ăn
chưa nhiều. Họ có nhu cầu hợp tác với nhau, hỗ trợ nhau về vốn phục vụ cho sản
xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống.

1.4. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT Đ lỄư CHỈNH VIỆC T ổ CH ú t VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TDNDCS.
1.4.1. Bản chất, đặc điểm của pháp luật điều chỉnh việc tổ chức và hoạt
động của Quỹ TDNDCS.
Quỹ TDND là một loại chủ thể kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực tiền
tệ, ngân hàng. Yêu cầu tất yếu và khách quan đặt ra là Nhà nước cần phải ban
hành hệ thống các quy tắc điều chỉnh hành vi của chủ thể này, một mặt để thực
hiện sự quản lý nhà nước phù hợp mục tiêu của mình, đồng thời, tạo ra hành lang
pháp lý đồng bộ đảm bảo cho các Quỹ TDND thực hiên quyền tư chủ kinh
doanh, hoạt động an toàn, hiệu quả, phù hợp với tính chất ngành nghề kinh doanh
đặc biệt của mình.
Hệ thống pháp luật về Quỹ TDND bao gồm các quy phạm do Nhà nước
ban hành điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của Quỹ TDND nói chung (Quỹ
TDNDTW và Quỹ TDNDCS) và các quy phạm điều chỉnh những quan hệ có liên
quan mật thiết đến tổ chức và hoạt động của loại chủ thể này. Đó là các quy định
về đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống, liên kết hệ thống, các chính sách của
Nhà nước về vốn, chính sách thuế, tài chính...
Pháp luật điểu chỉnh tổ chức và hoạt động của Quỹ TDNDCS là tổng thể
các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh những quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động kinh doanh tiền tệ và làm dịch
vụ ngân hàng của Quỹ TDNDCS. Pháp luật về Quỹ TDNDCS là một bộ phận
của pháp luật về QuỹTDND và pháp luật về ngân hàng.


17

Nội dung cơ bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của quỹ bao gồm:
- Những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của QTDNDCS.
- Các quy định về các quyền và nghĩa vụ của Quỹ TDNDCS.
- Các quy định về cơ cấu tổ chức của Quỹ TDNDCS.

- Các quy định về hoạt động kinh doanh của Quỹ TDNDCS.
- Các quy định về tổ chức lại Quỹ TDNDCS.
- Các quy định về phân phối thu nhập của Quỹ TDNDCS.
Pháp luật điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của Quỹ TDNDCS có
những đặc điểm sau đây:
*

Về mặt hình thức: Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một đạo luật riêng

điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của Quỹ TDND. Việc tổ chức và hoạt
động của Quỹ TDND chủ yếu được điều chỉnh bởi các đạo luật sau: Luật HTX
(2003), Luật CTCTD (1997) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
CTCTD (2004). Do đặc thù của loại hình doanh nghiệp này, Chính phủ đã ban
hành các Nghị định để hướng dẫn thi hành luật áp dụng riêng cho hệ thống
Quỹ TDND, thí dụ như Nghị định số 48/2001/NĐ-CP và Nghị định số
69/2005/NĐ-CP). Bên cạnh đó, NHNN cũng ban hành nhiều Quyết định,
Thông tư để chỉ đạo thi hành việc tổ chức và hoạt động của Quỹ TDNDCS.
Bản chất của Quỹ TDNDCS là một TCTDHT, nên pháp luật điều chỉnh
việc tổ chức và hoạt động của Quỹ TDNDCS được hình thành từ các quy phạm
điều chỉnh về tổ chức được quy định chủ yếu trong Luật HTX và các quy
phạm thuộc lĩnh vực pháp luật ngân hàng điều chỉnh những vấn đề mang tính
đặc thù trong tổ chức và hoạt động của một TCTD- loại chủ thể kinh doanh
trong lĩnh vực đặc biệt của nền kinh tế. Luật HTX chủ yếu quy định về
nguyên tắc tổ chức và hoạt động, tính chất, mục tiêu hoạt động, về thành lập
quỹ, về thành viên, về cơ cấu tổ chức và quản lý các quỹ TDND... Luật
CTCTD chủ yếu điều chỉnh nội dung hoạt động của Quỹ TDND.
Trong mối quan hệ giữa hai nhóm quy phạm trên, pháp luật về HTX điều
chỉnh tổ chức, cớ cấu của Quỹ TDNDCS được coi là luật chung, còn các quy
T MỰ y *£ N
1ỉ? Ư Ỏ N G 0 A I H O C " ’^ t HÀ n ô i


PHO

ã3Ẵd


18

phạm của pháp luật ngân hàng điều chỉnh tổ chức và hoạt động của Quỹ
TDNDCS được coi là luật chuyên ngành, v ề nguyên tắc áp dụng luật, Điều 2
Luật CTCTD (1997) quy định: “Việc tổ chức và hoạt động của các TCTD, hoạt
động ngân hàng của các tổ chức khác phải tuân theo các quy định của Luật
tiày và các quy định khác có liên quan của pháp luật”. Như vậy, về tổ chức và quản
lý, Quỹ TDNDCS với tư cách là các TCTDHT trước hết phải tuân theo Luật CTCTD,
trường hợp Luật CTCTD khơng quy định thì áp dụng các quy định của Luật HTX.
* Pháp luật điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của Quỹ TDNDCS chịu sự
ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở thực tiễn cho sự tồn tại và phát
triển của Quỹ TDNDCS.
* Pháp luật điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của Quỹ TDNDCS bị chi
phối bởi quan điểm của Đảng và Nhà nước về định hướng xây dựng các thành
phần kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Trong
điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, chúng ta chủ trương đa dạng hố các
hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trên cơ sở đảm bảo quyền tự do kinh
doanh, tự do cạnh tranh và bình đẳng giữa các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau phù hợp với các quy luật của thị trường. Mặt khác, chúng ta vẫn
khẳng định “kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền
kinh tế quốc dân

Các đơn vị kinh tế thuộc thành phần kinh tế tập thể được Nhà


nước “tạo điều kiện đ ể củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu
quả”{Hiến pháp 1992).
* Pháp luật điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của Quỹ TDNDCS được
quy định bởi đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng, là hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực đặc biệt của nền kinh tế. Hoạt động ldnh doanh ngân hàng là
hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, là hoạt động có liên quan đến
nhiều chủ thể trong xã hội. Những tác động cả tiêu cực lẫn tích cực từ hoạt động
kinh doanh của một TCTD có thể ảnh hưởng tới các TCTD khác, tới cả hệ thống
TCTD thậm chí là cả nền kinh tế (mang tính chất dây chuyền). Do vậy, pháp luật
điều chỉnh lĩnh vực này phải vừa đảm bảo môi trường pháp lý thuận lợi cho các


19

TCTD nói chung, Quỹ TDND nói ricng phát huy quyền tự do kinh doanh của mình
vừa đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước để tránh
nguy cơ xảy ra rủi ro cho các chủ thể khác trong xã hội.
1.4.2. Cơ cấu của pháp luật điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của Quỹ
TDNDCS.
Nguồn của pháp luật là những VBPL có chứa đựng các quy phạm pháp
luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nguồn của pháp luật
hiện hành điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của quỹ TDNDCS bao gồm
các văn bản luật và các văn bản dưới luật. Đó là:
- Hiến pháp (1992) và Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Hiến pháp (1992) : Các quy định trong các văn bản này
xác định định hướng phát triển kinh tế hợp tác.
- Luật HTX (2003), Luật CTCTD (1997), Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật CTCTD (2004).
- Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2001 của Chính
phủ vc tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, Nghị định số

69/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP, Nghị định số 177/NĐCP của Chính phủ ngày 12 tháng 10 năm 2004 Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật HTX (2003), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm.
- Các Quyết định do Thống đốc NHNN ban hành: Quyết định số
31 /2006/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Thống đốc NHNN ban
hành Quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên BKS
và người điều hành Quỹ TDND, Quyết định số 1627/2005/QĐ-NHNN ngày
31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế cho vay của
TCTD đối với khách hàng...
- Các Thơng tư của Thống đốc NHNN Ihể hố các Quyết định do
NHNN ban hành như Thông tư số 08/2005/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm


20

2005 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP và Nghị định số
69/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ TDND...
1.5. ỌƯÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN c ủ a p h á p l u ậ t
ĐIỀU CHỈNH VIỆC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TDNDCS:
Sự hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh việc tổ chức và
hoạt động của Quỹ TDNDCS gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các
TCTD- những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, ngân
hàng. Trong từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội khác nhau của đất nước,
sự điều chỉnh của pháp luật đối với tổ chức và hoạt động của Quỹ TDNDCS
cũng có sự thay đổi tương ứng, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội và quan
điểm phát triển kinh tế của Nhà nước.
1) Giai đoạn trước năm 1993:
Pháp luật về các TCTD trong thời kỳ này mang nặng tính chất hành chính
mệnh lệnh, v ề hình thức, các quy phạm điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các

HTXTD thể hiện trong các văn bản dưới luật và thể hiện một cách manh mún, vừa
thiếu vừa yếu. Các văn bản pháp luật đá xác định HTXTD là một "tỏ chức kinh tê
tập thể xã hội chủ nghĩa” [20]. Hoạt động chủ yếu của các HTXTD chủ yếu là
huy động vốn cổ phần của xã viên, cho vay làm kinh tế phụ gia đình và cho vay
đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống của nông dân bằng nguồn vốn tự có của mình.
Bên canh đó, các HTXTD cũng làm đại lý huy động tiền gửi tiết kiệm cho NHNN
và cho nông dân vay ngắn hạn bằng nguồn vốn đã huy động được, nếu thiếu thì
NHNN cho vay bổ sung điều hồ vốn. HTXTD cịn được coi “là trợ thủ của
NHNN về quản lý tiền tệ tín dụng”, được “kiểm tra và quàn lý tiền mặt đối với CƯ
quan, đoàn thể, tổ chức kinh tế trong x ã ”, ”chi trả trợ cấp hưu trí và thương binh
xã hội ”.[20] Năm 1990, Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, Cơng ty tài
chính được ban hành. Theo văn bản pháp luật này, “Hợp tác xã tín dụng là tổ chức
tín dụng thuộc sở hữu tập thể, được thành lập bằng vốn đóng góp của xã viên, huy
động các nguồn vốn của xã viên và cho xã viên vay

Tuy nhiên, Pháp lệnh này


21

chưa quy định cụ thể nội dung hoạt động của HTXTD. Đến năm 1985 hầu hết các
xã trong địa bàn cả nước đều có các HTXTD với số lượng 7160 đơn vị. Từ năm
1986 đến năm 1990 đã có khoảng 500 Quỹ tín dụng ở đơ thị được thành ỉập đưa số
lượng các TCTD loại này lên đến 7.660 đơn vị cơ sở.[32, tr.6]
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, cùng với sự
chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, hệ thống ngân hàng cũng có sự chuyển
đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp (ngân hàng vừa thực hiện chức năng quản lý
vừa tiến hành kinh doanh) sang hệ thống ngân hàng hai cấp, trong đó, chức năng
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ thuộc về NHNN còn các TCTD thực hiện

chức năng kinh doanh. Do khơng thích nghi kịp với cơ chế quản lý thị trường,
cùng với việc Nhà nước chưa có chính sách hữu hiệu điều chỉnh hoạt động của
các tổ chức này cho nên nhiều HTXTD và các quỹ tín dụng đô thị kinh doanh bị
thua lỗ dẫn tới việc đổ vỡ hàng loạt, gây khủng hoảng thị trường tiền tệ.
2) Giai đoạn từ ỉ 993 đến năm 2000:
Với chủ trương tổ chức lại các HTXTD, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết
định số 390/TTg ngày 27/7/1993 cho phép triển khai thực hiện Đề án thí điểm
thành lập Quỹ TDND, mơ hình HTX hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngân
hàng trong điều kiện mới, theo mơ hình ba cấp (cơ sở, khu vực và trung ương).
Có thể nói đây là VBPL vô cùng quan trọng tạo tiền đề cho việc xây dựng hệ
thống các TCIDHT kiểu mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Trong giai đầu của giai đoạn thí điểm, Quỹ TDND được tổ chức và hoạt
động chủ yếu dựa trên các quy định của Pháp lệnh Ngân hàng, HTXTD, Cơng ty
tài chính (1990).
Năm 1996, Luật HTX được Quốc hội ban hành. Trên cơ sở VBPL này,
Chính phủ ban hành Nghị định số 16/CP ngày 21 tháng 2 năm 1997 về chuyển
đổi, đãng ký HTX và tổ chức hoạt động của liên hiệp hợp tác xã và Nghị định số
42/CP ngày 29 tháng 4 năm 1997 ban hành Điều lệ mẫu Quỹ tín dụng nhân dân.
Theo đó, tổ chức của các Quỹ TDNDCS được xây dựng (hoặc chuyển đổi) và vận


×