Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.97 MB, 98 trang )

:OA MỌ'

VIỆN NHÀ

X ■ ỉ ' O Ỉ VK

Nưởc VÀ PHÁP LU Ậ T

B Ộ G ÍA U DỤt:

Ạ ữẰ O TẠO

T R Ư Ờ N G Đ Ạ I HỌC LU Ậ T T P H ồ C H Í M IN H

BÙ/ THỊ LONG

UAT VẺ BẦO VỆ NGƯƠI TIEI
#

ơ VỈẸT NAM HIỆN NAY

\ \ \

874

1

\

M M' S Ĩ !J! V!



VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP H ổ CHÍ MINH

%

BÙI THỊ LONG

PHÁP LUẬT VÊ BẢO VỆ NGUỪI TIÊU DÙNG
ở VIỆT NAM HIỆN NAY
C h u y ê n ngành: L uật Kinh tế
M ã sô : 60 38 50

LUÂN
• VỒN THAC
• s v LUÂT


Ngườỉ hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYÊN NHƯ PHÁT
THƯ VI ỆN
TRƯỜNGĐAI HOCLŨÂĨ HÀ NƠI
PHỊNG ĐĨC

HÀ NỘ I, 1-2007


..'-ẬỊLĨM-


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRO NG LUẬN VÃN

BLDS

Bộ Luật Dân sự

BTTH

Bồi thường thiệt hại

BVNTD

Bảo vệ người tiêu dùng

CI

Tổ chức Quốc tế người tiêu dùng

CLHH

Chất lượng hàng hoá

NHH

Nhãn hàng hoá

NTD


Người tiêu dùng

SI

Hệ đơn vị đo lường quốc tế

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TAND

Toà án nhân dân

TC & BVNTDVN

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng V iệt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBTVQH

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm



M Ụ C LỤ C
Trang
MỞ ĐẨU
C hương 1: c ơ s ở LÝ LUẬN VỂ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DỪNG

1
7

1.1 Người tiêu dùng và sự cần thiết phải bảo vệ người tiêu dùng

7

1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng

7

1.1.2 Sự cần thiết phải bảo vệ người tiêu dùng

11

1.2 Vai trò của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng

13

1.3 Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng

15


1.3.1 Trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ

16

1.3.2 Q uyền cơ bản của người tiêu dùng

16

1.3.3 N ghĩa vụ của người tiêu dùng

18

1.4 Pháp luật BVNTD trên th ế giới và ở Việt Nam

19

1.4.1 Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trên thế giới

21

1.4.2 Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam

25

1.4.2.1 Pháp luật BVNTD V iệt Nam giai đoạn trước 1999

25

1.4.2.2 Pháp luật BVNTD V iệt Nam giai đoạn từ 1999 đến nay


26

C hương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO

28

VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

2.1 Thực trạng pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam
2.1.1 Pháp luật về ch ế độ trách nhiệm của nhà sản xuất và nhà cung cấp
hàng hoá, dịch vụ

2g
2 8

2.1.1.1 Trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ đối
với chất lượng, số lượng hàng hoá, dịch vụ

^

2.1.1.2 Trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ đối
với nhãn m ác hàng hoá

39


2.1.1.3 Trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ đối
với việc bảo hành sản phẩm
2.1.1.4 Trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ đối


44

4 7

với việc bảo đảm trung thực về giá cả hàng hoá
2.1.1.5 Trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ đối
với các hợp đồng mẫu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu
dùng
2.1.1.6 Trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ đối
với các quảng cáo khơng trung thực, xâm phạm lợi ích của người tiêu
dùng
(ấĨ 2.1.2 Q uyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng

#

^

51

56

2.1.2.1 Q uyền cơ bản của người tiêu dùng

56

2.1.2.2 N ghĩa vụ của người tiêu dùng

66

2.1.3 Các thiết chê và phương thức bảo vệ quyền lọi người tiêu dùng


67

2.1.3.1 Thiết ch ế nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

67

2.1.3.2 Các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng

70

2.1.4 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo

71

2.2 Những bất cập, phương hướng và giải pháp hoàn thiện của pháp
luật bảo yệ người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay

74

2.2.1 Những bất cập của pháp luật BVNTD ở V iệt Nam hiện nay

7 4

2.2.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật BVNTD ở V iệt N am hiện nay

7 5

2.2.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật BVNTD ở V iệt Nam hiện nay


yg

KẾT LUẬN

86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

88


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời đại nào cũng vậy, xét cho cùng thì con người ln là chủ thể xây
dựng và là khách thể được quan tâm bảo vệ nhất của pháp luật. Với mong
muốn xây dựng một xã hội công dân, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì ngồi việc tạo ra một khung
pháp luật cho sự tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, pháp luật cịn có một
nhiệm vụ hết sức quan trọng khác là phải bảo vệ quyền lợi của con người
trong đó có người tiêu dùng, một lực lượng chủ yếu và đông đảo trong xã hội.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự cấp bách của việc bảo vệ
người tiêu dùng, có chính sách tơn trọng các quyền của người tiêu dùng, có
biện pháp chống lại sự lạm dụng của các nhà sản xuất kinh doanh. Tại Việt
Nam, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng hầu như không được đặt ra trong thời kỳ
kế hoạch hoá tập trung do các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng đều được
nhà nước phân phối thông qua hệ thống tem phiếu. Đại hội lần thứ VI của
Đảng cộng sản Việt Nam đã đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ từ nền kinh tế
vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều

tiết của nhà nước. Quan hệ giao dịch giữa nhà sản xuất kinh doanh và người
tiêu dùng từng bước được định hình và phát triển.
Cơ chế thị trường đem lại cho NTD nhiều lựa chọn hàng hoá hơn song
mặt khác cơ chế thị trường cũng đặt NTD trước những nguy cơ về sử dụng
những sản phẩm, hàng hố khơng an tồn. Hiện nay, với chính sách hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam, bên cạnh những sản phẩm tốt được sản xuất từ
những dây chuyền công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, thì vẫn
tồn tại hiện tượng nhiều nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài dùng Việt Nam
là nơi giải quyết hàng tổn kho, lắp ráp những dây chuyền công nghệ lạc hậu,
tiến hành các chiêu thức tiếp thị khổng lổ, gây nhầm lẫn cho NTD. NTD là


2

nạn nhân trong các chiến dịch quảng cáo rầm rộ nhưng thiếu chính xác và sai
lệch này.
Thị trường chủ yếu do tiêu dùng điều tiết trong nền kinh tế thị trường.
NTD có ảnh hưởng to lớn đến những quyết sách về kinh tế, cho dù là của khu
vực nhà nước hay của khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, NTD còn là đối tượng
chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các quyết định về kinh tế. Bảo vệ NTD là một
trong những hoạt động nhằm thực hiện một xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh và đồng thời duy trì, bồi dưỡng một động lực quan trọng trong nền kinh
tế. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì vấn đề NTD và bảo vệ NTD càng
cần đật ra và thực hiện nghiêm túc. Vấn đề bảo vệ NTD xuất hiện ở Việt Nam
chưa lâu nhưng lại là vấn đề quan trọng và cần sự quan tâm thích đáng của
nhà nước cũng như của toàn xã hội.
Điều 28 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước có chính
sách bảo vệ quyền lợi của người SXKD và quyền lợi của NTD. Mọi hoạt động
SXKD bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân làm thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công

dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật”.
Nhằm cụ thể hoá những quy định trong Hiến pháp và để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của NTD, ngày 27/04/1999, UBTVQH nước CHXHCN Việt
Nam đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có hiệu lực từ
ngày 01/10/1999. Ngày 02/10/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng. Hiện
nay, BVNTD đã trở thành vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của hầu hết các
lĩnh vực pháp luật như Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Thương Mại, Luật
Hành Chính và gần đây là Luật Cạnh tranh...
Qua quá trình thực hiện, các văn bản pháp luật về BVNTD bước đầu đã
tạo ra hành lang pháp lý cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NTD.
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền lợi hợp pháp của NTD ở Việt Nam hiện


3

còn diễn ra phổ biến. Pháp luật chưa thực sự trở thành cơng cụ hữu hiệu để
bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dân. Nói chung, các quy định pháp luật về
lĩnh vực này cịn chưa tồn diện. Hiệu lực của những quy định trong Pháp lệnh
còn chưa mạnh. Trên thực tế, vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của
người kinh doanh, vào sự hiểu biết và nhận thức của NTD.
Vì những lý do trên, việc nghiên cứu hồn thiện pháp luật BVNTD để
biến nó trở thành một cơng cụ đích thực trong việc duy trì trật tự và ổn định xã
hội là vấn đề thời sự cấp bách hiện nay. Đề tài “Pháp luật về bảo vệ người tiêu
dùng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” là một hướng nghiên cứu có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn, với mong muốn góp phần vào q trình xây dựng
và hồn thiện pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng cho phù hợp với
yêu cầu hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các cơng trình nghiên cứu đề tài này ở cấp nhà nước hầu như chưa có.

Trình bày những vấn đề lý luận về tiêu dùng, có “Bàn về tiêu dùng của
CNX1T' của Trần Trí Hồng, Nxb Chính trị quốc gia, 1999 và “Tìm hiểu Luật
bảo vệ người tiêu dùng các nước và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng ở Việt
Nam” của Viện Nhà nước và Pháp luật biên soạn, Nxb Lao động, 1999.
Ngồi ra, hiện đã có một số tác giả nghiên cứu về một số vấn đề có liên
quan đến lĩnh vực pháp luật BVNTD như: PGS. TS. Nguyễn Như Phát, Cạnh
tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam , Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội, 2001; PGS. TS. Nguyễn Như Phát, Điều kiện Thương mại chung và
nguyên tắc tự do kh ế ước, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6/2003; PGS. TS.
Nguyễn Như Phát, Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh
không lành mạnh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9/ 2000; khoá luận tốt
nghiệp cử nhân luật của tác giả Đỗ Thị Thanh Thuỷ với đề tài “Pháp luật điều
chỉnh hoại động quảng cáo không trung thực xâm phạm đến lợi ích của
NTD”\ Thạc sỹ Ngơ Vĩnh Bạch Dương: Bảo vệ quyển lợi NTD trong pháp


4

luật cạnh tranh, Tạp chí Nhà Nước và Pháp luật số 11/2000; Đặng Vũ Huân,
Pháp luật và vấn đề BVNTD, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về
pháp luật và tiêu dùng tháng 1/2005; Tô Giang, Quyền lợi người tiêu dùng vần
chưa được đảm bảo, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về pháp luật
và tiêu dùng tháng 1/2005; Hội thảo đẩy mạnh công tác BVNTD ở Việt N am ,
Sáng kiến trong khuôn khổ dự án 7UP2 ngày 20/3/2006 do Cục Quản lý cạnh
tranh, Bộ Thương mại chủ trì....
Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu tổng thể, tồn diện và
sâu sắc về pháp luật BVNTD bởi những nghiên cứu trên mới chỉ đề cập một
hoặc một số khía cạnh nào đó của vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD và nhìn
chung, những vấn đề đặt ra chưa được giải quyết triệt để.
3. Phạm vi nghiên cứu

Pháp luật BVNTD, khái niệm mới xuất hiện trong tài liệu pháp lý ở Việt
Nam trong thời gian gầy đây, là một lĩnh vực rất rộng và có biên giới với
nhiều lĩnh vực và chế định pháp luật khác nhau. Thơng thường, khi nói tới
pháp luật BVNTD, người ta hình dung 02 lĩnh vực pháp luật liên quan đến
quyền, trách nhiệm của NTD và trách nhiệm của nhà SXKD. Tuy nhiên, bên
cạnh hai lĩnh vực pháp luật cơ bản này, thuộc về hay liên quan đến pháp luật
BVNTD cịn có nhiều lĩnh vực pháp luật khác nữa như: pháp luật cạnh tranh,
pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về nhãn hiệu hàng hố, pháp luật về
quảng cáo, pháp luật VSATTP, pháp luật về điều kiện thương mại chung. Bên
cạnh đó, khi xem xét pháp luật BVNTD từ phương diện xã hội học pháp luật,
các nhà luật học còn quan tâm đến cả cơ chế chuyển hoá pháp luật BVNTD
vào cuộc sống như những vấn đề về tổ chức và hoạt động của các cơ quan
quản lý nhà nước về BVNTD, về trình tự và thủ tục giải quyết khiếu nại và
khiếu kiện, thẩm quyền của các cơ quan tài phán cũng như khả năng áp dụng
các chế tài. Bảo vệ NTD là vấn đề khơng hề đơn giản. Vấn đề này có thể được
giải quyết dưới góc độ kinh tế và pháp lý. Trong phạm vi nghiên cứu có hạn


5

của mình, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề chính
yếu đặt ra với vấn đề bảo vệ người tiêu dùng theo pháp luật nói chung, như:
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
quyền và nghĩa vụ của NTD; quản lý nhà nước vể bảo vệ quyền lợi NTD và vấn
đề thủ tục khởi kiện, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. M ục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề BVNTD theo pháp luật Việt Nam như
khái niệm , vai trò, phạm vi điều chỉnh, quyền và trách nhiệm của NTD; trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân SXKD hàng hóa, dịch vụ; vai trị của cơ quan nhà
nước và H iệp hội BVNTD trong việc bảo vệ quyền lợi NTD; giải quyết khiếu

nại, tố cáo và xử lý vi phạm...
- Đ ánh giá, phân tích hiện trạng pháp luật BVNTD ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
- Đưa ra phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp
luật BVNTD.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu nội dung đề tài, luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa M ác - Lênin kết hợp
với phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và thống kê. Trong đó, phương
pháp phân tích các quy phạm pháp luật, phương pháp nghiên cứu pháp lý dựa
irên các tiêu chí xã hội và phương pháp luật học so sánh được coi là những
phương pháp chú đạo, được áp dụng trong quá trình thực hiện luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn
Về m ặt lý luận, luận văn là cơng trình chun khảo tương đối có hệ
thống về pháp luật bảo vệ NTD ở Việt Nam, góp phần xây dựng các luận cứ
khoa học cho việc bảo vệ NTĐ bằng pháp luật hiện hành. Việc nghiên cứu
pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD cịn phục vụ trực tiếp cho q trình hồn


6

thiện, pháp điển hoá pháp lệnh, tiến tới xây dựng Luật Bảo vệ người tiêu dùng
ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, có lẽ đây là nghiên cứu đầu tiên mang tính tổng thể,
có hệ thống, có phân tích, đánh giá hiện trạng pháp luật BVNTD ở Việt Nam.
Từ đó, đưa ra giải pháp hồn thiện, góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi của
NTD.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia
làm 02 chương, 06 tiết.

CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO
VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM


7

CHƯƠNG 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

1.1 Người tiêu dùng và sự cần thiết phải bảo vệ người tiêu dùng
1.1.1 K hái niệm người tiêu dùng
Tiêu dùng là m ột khâu quan trọng và có ảnh hưởng quyết định tới q
trình sản xuất. Tiêu dùng là dùng của cải, vật chất để phục vụ nhu cầu sinh
hoạt, sản xuất [6, tr.1640]. Đây là một trong những hoạt động cơ bản và tự
nhiên của con người. Tiêu dùng chính là một hoạt động tác động đến một vật
bằng cách sử dụng nó, là việc sử dụng một vật bằng cách làm cạn kiệt vật đó
[13, tr.312].
Tiêu dùng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh tế xã hội, nhất
là trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta hiện nay. Tiêu dùng gồm hai loại: tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng đời sống.
Trong quá trình sản xuất, con người cần phải tiêu dùng một số nguyên liệu
nhất định và công cụ sản xuất bị hao mịn. Đây chính là tiêu dùng sản xuất,
loại này được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất, gồm có quá trình sản xuất và
quá trình liên quan trực tiếp tới sản xuất. Do vậy, người mua, sử dụng hàng
hoá, dịch vụ cho m ục đích sản xuất, kinh doanh khơng thuộc phạm vi điều
chỉnh của pháp luật bảo vệ NTD. Tiêu dùng đời sống là sự tiêu dùng những tư
liệu sinh hoạt bảo đảm cho con người tồn tại và phát triển. Mác nói “Trong
q trình ăn uống, m ột trong những hình thức tiêu dùng con người sản xuất ra
bản thân cơ thể của m ình, điều đó hồn tồn đã rõ...N hư ng điều đó cũng có

giá trị đối với mọi hình thức tiêu dùng khác, những hình thức tiêu dùng này về
mặt này hay m ặt khác, mỗi hình thức một kiểu, đang góp phần vào việc sản
xuất ra con người” [14, tr.864]. Nghĩa là, tư liệu tiêu dùng được sử dụng trong
đời sống là cần thiết đê’ phát triển tái sản xuất và phát triển văn hố của bản
thân con người. Ngồi ra tiêu dùng sản xuất khơng phải là mục đích cuối cùng


8

của hoạt động kinh tế của loài người mà chỉ là phương tiện làm cho tiêu dùng
đời sống có thể liên tục phát triển. Với ý nghĩa ấy, tiêu dùng sản xuất cần phải
dựa vào tiêu dùng đời sống, phục vụ cho tiêu dùng đời sống. Đương nhiên
khơng có sản xuất thì cũng khơng thể có tiêu dùng thật sự. Nhưng khơng có
tiêu dùng đời sống của lồi người thì sản xuất cũng mất hết ý nghĩa và trở
thành sản xuất khơng có mục đích, biến thành sản xuất dự trữ lãng phí đặc
biệt. Chính vì thế sản xuất cần có tiêu dùng đời sống, đó là một q trình mâu
thuẫn, tiêu dùng đời sống là một mặt đối lập với sản xuất đổng thời lại là sợi
dây liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng [62, tr.8].
Vậy người tiêu dùng là ai?
Khái niệm NTD là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam, bởi nó ra
đời và tồn tại gắn liền với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. NTD
là người m ua hoặc sử dụng hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu của bản
thân hoặc gia đình, sản phẩm hàng hố qua sử dụng của NTD sẽ dần mất đi,
nói chung khơng được tái tạo lại.
Điều 1 Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD ngày 27/4/1999 của ƯBTVQH
quy định người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hố, dịch vụ cho mục
đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức [44, Đ l].
Luật BVNTD ở Liên Xô cũ định nghĩa NTD là cơng dân sử dụng, mua,
đặt hàng hoặc có ý định mua sắm sản phẩm để sử dụng riêng [28, tr. 159].

Luật BVNTD của Tiệp và Xlôvăc năm 1992 định nghĩa NTD là người vì
mình hoặc vì các thành viên của gia đình mình mua sắm sản phẩm hoặc sử
dụng dịch vụ để tiêu dùng cho mục đích cá nhân.
Luật Tiêu dùng của CHLB Đức định nghĩa NTD là người sử dụng hàng
hoá hoặc dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của cá nhân hoặc gia đình, nói cách
khác đó là N TD cuối cùng.


9

Theo Luật Tiêu dùng Pháp thì NTD được hiểu là người không phải chủ
doanh nghiệp, tức là thể nhân mua các sản phẩm và dùng các dịch vụ không
nhằm mục đích hoạt động nghề nghiệp, kiếm lợi nhuận để phục vụ cho gia
đinh hoặc bản thân.
NTD là người mua hàng hoá hoặc dịch vụ để sử dụng cho cá nhân, gia
đình hoặc hộ gia đình mà khơng có ý định bán lại; là một tự nhiên nhân sử
dung sản phẩm phục vụ mục đích cá nhân, khơng phải nhằm mục đích kinh
doanh” [13, tr.3 11].
NTD là người mua hàng hố hoặc dịch vụ nhằm mục đích cuối cùng là
tiêu dùng hoặc sử dụng cho cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình [22, tr.3].
Luật BVNTD của Thái Lan năm 1979 định nghĩa NTD là người mua
hoặc sử dụng hàng hoá, dịch vụ của một nhà kinh doanh, kể cả những người
được chào hàng hoặc được đề nghị mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của nhà
kinh doanh.
Luật BVNTD của Ấn Độ ngày 24/12/1986 quan niệm “N TD ” là bất cứ
người nào:
+ M ua hàng có trả tiền, đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán, hoặc đã
thanh toán một phần và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần; khái
niệm này bao gồm cả những người sử dụng hàng hố đó ngồi người trực tiếp
mua hàng có trả tiền, đã thanh toán hoặc hứa thanh toán, hoặc đã thanh toán

một phần, hoặc theo cách trả dần một khi cách này được người đó tán thành;
nhưng khái niệm này khơng bao gồm người mua hàng hố đó để bán lại hoặc
vì các mục đích thương mại.
4- Th dịch vụ có trả tiền, đã thanh tốn hoặc đã hứa thanh toán hoặc
đã thanh toán một phần và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần;
khái niệm này bao gồm cả những người được hưởng dịch vụ đó ngồi người
trực tiếp th dịch vụ có trả tiền, đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán, hoặc


10

đã thanh toán và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần một khi
dịch vụ này có sự tán thành của người đã được nhắc đến đầu tiên ở trên.
Có thể nói Luật bảo vệ người tiêu dùng của các nước nêu trên và các
nước nói chung đều chỉ áp dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân và gia đình,
khơng bàn đến tiêu dùng sản xuất, bởi trong phạm vi sản xuất và tiêu dùng
cho sản xuất, các nước đã có chế định luật chi tiết trong nhiều đạo luật và các
văn bản dưới luật cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Đa số các định nghĩa về NTD
trên không theo kịp với sự phát triển của khái niệm NTD và hoạt động bảo vệ
NTD trong giai đoạn hiện nay. NTD khơng chỉ mua hàng hố mà cịn sử dụng
chúng, khơng chỉ liên quan đến hàng hố là chủ yếu như trước mà còn ngày
càng liên quan tới các lĩnh vực đa dạng của các loại hình dịch vụ mà trong
tương lai có thể vượt xa các loại hàng hố vật chất về giá trị.
Tóm lại, có thể xác định một cách tổng quát phạm vi của khái niệm
NTD như sau: NTD là những người mua, sử dụng hàng hố, dịch vụ cho mục
đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức. Có thể thấy rằng,
NTD là tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, thành phần, dân tộc, giới
tính, địa vị xã hội... bởi ai ai cũng cần trao đổi, mua bán để có những hàng
hố, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của chính mình, sau đó là nhu cầu của gia đình
và của tổ chức mình. Như vậy thì:

Thứ nhất, NTD có thể là:
+ Người mua hàng hố hoặc dịch vụ;
+ Người sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ;
+ Người mua và sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ.
Thứ hai, hàng hố và dịch vụ đó nhằm phục vụ cho cá nhân và gia đình
hoặc tập thể với mục đích tiêu dùng cá nhân, khơng phải với mục đích để
bn bán, cũng khơng phải với mục đích để sản xuất.


11

Điều 2 Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 quy định chi tiết thi
hành Pháp lệnh BVNTD xác định:
“ 1. Những quy định của Nghị định này điều chỉnh đối với tổ chức, cá
nhân SXKD hàng hoá, dịch vụ và người mua, sử dụng hàng hố, dịch vụ cho
mục đích tiêu dùng sinh hoạt và nhu cầu công việc của tổ chức, cá nhân, gia đình.
2.

Người mua sử dụng hàng hố, dịch vụ phục vụ cho mục đích tiêu

dùng, sinh hoạt và nhu cầu công việc của tổ chức, cá nhân, gia đình bao gồm:
a. Người mua và là người sử dụng hàng hố, dịch vụ đã mua cho chính
bản thân mình;
b. Người mua hàng hoá, dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc cho
tổ chức sử dụng;
c. Cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hố, dịch vụ do người khác
mua hoặc do được cho, tặng”.
Đồng thời, Điều 3 Nghị định này quy định: “Người mua, sử dụng hàng
hoá, dịch vụ cho mục đích SXKD khơng thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị
định này”. Như vậy, khái niệm NTD và phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh

BVNTD Việt Nam cũng tương đồng với quy định của Quốc tế NTD (CI) và
pháp luật nhiều nước trên thế giới.
1.1.2 Sự cần thiết phải bảo vệ người tiêu dùng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, số lượng hàng tiêu dùng tăng lên không ngừng, phạm vi tiêu dùng mở
rộng, hoạt động mua bán diễn ra sôi động. Nếu NTD thiếu kiến thức về hàng
hoá, xã hội sẽ bị thiệt hại khi mua và tiêu dùng hàng hoá. Trong xã hội ngày
nay, NTD rất dễ “choáng ngợp” trước cơ man hàng hoá đa chủng loại, chất
lượng, giá cả, nguy cơ bị người sản xuất và kinh doanh thiếu đứng đắn lừa là
rất dễ xảy ra. Bởi những lý do sau:


12

- NTD chiếm lực lượng đơng, đóng vai trị quyết định nhưng ít được
lắng nghe.
- NTD khơng được tập hợp lại thì rất dễ bị tổn thương
- Bảo vệ quyền lợi NTD là bảo vệ động lực phát triển kinh tế, là đạo đức
của xã hội.
- Để xây dựng một xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
- Giải quyết khiếu nại là một hoạt động bảo vệ người tiêu dùng.
Bảo vệ NTD là nhu cầu khách quan của kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa không ngừng phát triển và khoa học kỹ thuật không ngừng
tiến bộ, và đồng thời là nguyện vọng bức xúc của NTD. Đặc biệt trong xã hội
ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, kỹ thuật mới, cơng nghệ
mới, vật liệu mới vận dụng rộng rãi trong sản xuất, nhiều sản phẩm mới ra đời,
kỹ thuật mới cũng mang lại tính đa dạng và tính phức tạp của hàng hố dịch
vụ. Trong bối cảnh đó, NTD rất khó so sánh phân tích, tổng hợp về chủng loại,
chất lượng, giá cả hàng hố, vì thế NTD sẽ rất dễ bị mắc lừa, thiệt hại nếu
người sản xuất và người kinh doanh khơng có mục đích kinh doanh đúng đắn.

Khách quan này đòi hỏi các cơ quan chức năng của chính phủ phải áp dụng
các biện pháp cần thiết bảo vệ NTD.
ở những nước mà nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, ngồi
việc bn bán, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau thì quan hệ kinh tế
chủ yếu là quan hệ giữa các nhà SXKD và NTD.
Bảo vệ lợi ích của NTD là ,một trong những nhiệm vụ quan trọng của tất
cả các quốc gia trên thế giới và đặc biệt cấp bách đối với các nước đang phát
triển, bởi xét từ khía cạnh kinh tế học, thì tiêu dùng là một khâu của quá trình
tái sản xuất; là mục đích và điều kiện tiên quyết của sản xuất. BVNTD thực
chất cũng là bảo vệ sản xuất, bảo đảm cho sản xuất phát triển vừa hiệu quả,
vừa đúng hướng. Xét từ góc độ xã hội - nhàn văn thì rõ ràng con người là


13

trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển bền vững, tồn diện và lâu
dài; con người có quyền được hưởng một cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh;
NTD có quyền được hưởng các sản phẩm an tồn, phù hợp với khả năng và
điều kiện của mình.
1.2 Vai trị của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Trong mơi trường kinh doanh lành mạnh, có trật tự, NTD cịn có vai trị
là người trọng tài cơng minh, khách quan nhất khi đánh giá về chất lượng các
sản phẩm của doanh nghiệp. Mấu chốt của kinh tế thị trường là nhu cầu và
quyền lựa chọn của NTD. Sức tiêu thụ và sở thích của NTD là trọng tâm
hướng tới của thị trường, là thước đo trung thực về hình thức, kiểu dáng và
chất lượng của sản phẩm hàng hoá dịch vụ. NTD có quyền lựa chọn những sản
phẩm tốt nhất, phù hợp với yêu cầu của họ. Do đó, để bảo đảm lợi ích của
NTD, pháp luật cịn có nhiệm vụ xây dựng hành lang pháp lý và bảo đảm để
tất cả các loại hình thị trường ln có tính cạnh tranh lành mạnh. Chỉ có như
vậy mới bảo đảm để các nhà sản xuất và NTD không thể lạm dụng ưu thế của

mình trên thị trường và lạm dụng lẫn nhau, giúp nhà nước thực hiện hiệu quả
chính sách bảo vệ lợi ích nhà sản xuất và NTD (Điều 28 Hiến pháp 1992).
Mối quan hệ giữa nhà sản xuất và NTD ln gắn bó mật thiết và tác
động lẫn nhau. Pháp luật quy định và bảo hộ quyền của NTD trong việc lựa
chọn sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, quyền được thông tin trung thực về chất
lượng, giá cả, được hướng dẫn những hiểu biết cần thiết về tiêu dùng. Đồng
thời, pháp luật cũng nghiêm cấm các chủ thể sản xuất kinh doanh có những
hành vi gian lận, sản xuất hàng giả, hàng nhái, những sản phẩm có thể gây
nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ con người, các hành vi lừa dối
người tiêu dùng, có những thơng tin, quảng cáo thiếu chính xác, sai sự thật về
hàng hố, dịch vụ gây phương hại đến lợi ích NTD và lợi ích xã hội. Tuy
nhiên, pháp luật cũng yêu cầu bản thân NTD phải có trách nhiệm tự bảo vệ lợi
ích chính đáng của mình khi mua bán, sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch
vụ trên thị trường. NTD cần đổ cao trách nhiệm trong việc phát hiện, tố cáo


14

các hành vi gian lận về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá,
giá cả và những hành vi lừa dối khác của các chủ thể sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ đã và có thể gây thiệt hại cho bản thân mình và cộng đổng, thực hiện
khiếu kiện, khiếu nại các hành vi gian lận nói trên đến các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền để địi bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu các cơ quan có trách
nhiệm xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, NTD
cũng cần phát huy vai trị của mình trong việc xây dựng và thực hiện chính
sách, pháp ỉuật về bảo hộ quyền lợi của mình; yêu cầu tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện đúng trách nhiệm trong việc bảo
vệ quyền lợi cho bản thân và cho cộng đồng.
BVNTD ở Việt Nam là vấn đề rất bức thiết. Hiến pháp 1992 nêu rõ,
Nhà nước có chính sách bảo vệ quyền lợi của NTD. Điều 623 BLDS đã quy

định về BTTH do vi phạm quyền lợi của NTD. Pháp lệnh BVNTD ra đời năm
1999 là công cụ pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi NTD, tạo môi
trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn
cách mạng mới. Các văn bản pháp luật về BVNTD nhằm tạo ra một hành lang
pháp lý cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD; bảo vệ sự ổn
định và cải thiện đời sống nhân dân bằng cách định ra trách nhiệm của Nhà
nước, của chính quyền địa phương và của các nhà SXKD; định ra các biện
pháp đồng bộ để bảo vệ và đề cao quyền lợi của NTD. Việc thực hiện pháp
ỉuật BVNTD cịn góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội, nâng cao cuộc sống,
ổn định và phát triển kinh tế.
Pháp luật BVNTD có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của NTD; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân SXKD hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo vệ
quyền lợi NTD. Việc Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật quy định việc
bảo vệ quyền lợi NTD không những làm cho quyền lợi NTD được bảo vệ tốt
hơn mà cịn làm lành mạnh hố các quan hệ xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát
triển, đổng thời cũng là duy trì và bổi dưỡng cho một động lực quan trọng về


15

kinh tế. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì vấn đề NTD và BVNTD
càng cần đề ra một cách nghiêm túc và cấp thiết.
1.3 Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Ngày 15/3/1962, cố Tổng thống Mỹ Giôn-Ken-nơ-đi phát biểu tại
Thượng viện Mỹ: “NTD theo định nghĩa, bao gồm toàn thể chúng ta. Họ là
nhóm người đơng đảo nhất, có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của hầu hết các
quyết định về kinh tế, dù là của nhà nước hay tư nhân. Vậy mà họ là nhóm
người quan trọng độc nhất mà quan điểm của họ thường không được chú ý
tới”.

Ban đầu, tuyên bố này chỉ đề cập đến 4 quyền cơ bản của NTD là:
quyền được an tồn; quyền được thơng tin; quyền được lựa chọn và quyền
được bày tỏ quan điểm. Bốn quyền này là cốt lõi trong cương lĩnh của các tổ
chức NTD trên thế giới hồi đó. Ngày nay, hầu hết các tổ chức NTD của các
nước được tập hợp lại trong Tổ chức Quốc tế NTD - CI.
Qua quá trình hoạt động thực tiễn, CI và các tổ chức NTD các nước đã
bổ sung thêm 4 quyền của NTD. Đó là các quyền: quyền được thoả mãn
những nhu cầu cơ bản; quyền được khiếu nại và bồi thường; quyền được giáo
dục, đào tạo về tiêu dùng; quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền
vững.
Ngày quyền của NTD thế giới được tổ chức lần đầu tiên vào ngày
15/3/1983, hai năm sau, ngày 9/4/1985, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc phê
chuẩn bản hướng dẫn của Liên Hiệp quốc về BVNTD (Guidelines for
Consumer Protection) do nỗ lực hàng thập kỷ đấu tranh, thuyết phục của Quốc
tế NTD và các tổ chức tiêu dùng toàn thế giới. Bản hướng dẫn đưa ra các
nguyên tắc dựa trên 8 quyền của NTD và vạch ra những nguyên tắc khung để
tăng cường các chính sách BVNTD của các quốc gia. Năm 1995, bản hướng
dẫn này được sửa đổi lần 2.


16

1.3.1 Trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hố, dịch
vụ
BVNTD khơng những là trách nhiệm mà cịn là quyền lợi trực tiếp của
các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
Pháp lệnh BVNTD quy định, người SXKD có đăng ký kinh doanh phải
đăng ký, cơng bố tiêu chuẩn, CLHH, dịch vụ theo quy định của pháp luật và
thực hiện đúng cam kết với NTD; phải thường xuyên kiểm tra về an toàn,
CLHH, dịch vụ, thực hiện việc cân, đong, đo, đếm chính xác. Đối với những

trường hợp SXKD hàng hố, dịch vụ khơng đăng ký, cơng bố tiêu chuẩn,
CLHH sẽ do Chính phủ quy định cụ thể.
Người SXKD phải thơng tin, quảng cáo chính xác và trung thực về hàng
hoá, dịch vụ; niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ; công bố điều kiện, thời hạn, địa
điểm bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hoá, dịch vụ của mình cho NTD.
Người SXKD phải giải quyết kịp thời những khiếu nại của NTD về hàng hoá,
dịch vụ của mình khơng đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, giá cả đã công
bố hoặc hợp đồng đã giao kết; thực hiện trách nhiệm bảo hành hàng hoá, dịch
vụ đối với khách hàng.
Người SXKD có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của
NTD; BTTH cho NTD theo quy định của pháp luật.
1.3.2 Quyền cơ bản của người tiêu dùng
Ngày nay, Liên Hiệp Quốc và nhiều nước trên thế giới thừa nhận người
tiêu dùng có 8 quyền sau:
ỉ . Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản
Là quyền được có những hàng hố, địch vụ thiết yếu, nơi ở, chăm sóc
sức khoẻ, nhu cầu tinh thần... với giá cả hợp lý.
2. Quyền được an toàn


17

Quyền được có những hàng hố, dịch vụ an tồn, khơng gây nguy hiểm
cho sức khoẻ và tính mạng, cả trước mắt và lâu dài.
3. Quyền được thông tin
Người tiêu dùng được cung cấp các thơng tin trung thực, chính xác và
đầy đủ về các hàng hoá, dịch vụ để có thể lựa chọn một cách khách quan,
chính xác. Quyền này còn bao gồm việc được bảo vệ chống lại các thủ đoạn
dối trá, lừa đảo, các quảng cáo lừa dối.
4. Quyền được lựa chọn

Đây là quyền được lựa chọn hàng hố và dịch vụ mình cần một cách
trung thực, không bị ép buộc, lừa dối hoặc làm lạc hướng với CLHH, dịch vụ
phù hợp với giá cả.
5. Quyền được lắng nghe
Là quyền được bày tỏ ý kiến trong việc hoạch định các chủ trương,
chính sách có liên quan đến lợi ích của NTD, cả đối với cơ quan nhà nước và
các tổ chức kinh doanh. Quyền này bao gồm cả việc được tham khảo ý kiến,
trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình về những vấn đề liên quan đến
NTD.
6. Quyền được khiếu nại và bồi thường
NTD khi bị thiệt thịi có quyền khiếu nại và địi bổi thường những thiệt
hại chính đáng của mình, kể cả việc khiếu nại hoặc kiện trước toà án.
7. Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng
NTD được quyền bồi dưỡng những kiến thức về tiêu dùng, kỹ năng tiêu
dùng, phong cách tiêu dùng lành mạnh và hợp lý để có thể chủ động và sáng
suốt trong lựa chọn, để có được cuộc sống tiêu dùng hợp lý, có thể tự bảo vệ
mình và góp phần vào sự phát triển của xã hội.
8. Quyển được có mơi trường sống lành mạnh và bền vững

THỮVÌE N —
TRƯỜNG Đ A I H O C LÙẢT

1PHONG ĐOc . _

hà nổi

im

i



18

Được sống trong một mơi trường an tồn, lành mạnh, được sống xứng
đáng, không bị đe dọa tới hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Luật BVNTD các nước nói chung và Pháp lệnh BVNTD Việt Nam nói
riêng đều cơ bản dựa trên 8 quyền của NTD đã được CI công nhận.
1.3.3 Nghĩa vụ của người tiêu dùng
NTD cần được bảo vệ, điều đó là cần thiết. Nhưng quan trọng là NTD
phải biết chủ động tự bảo vệ mình, khơng thể chỉ địi hỏi người khác bảo vệ
cho mình cũng như chỉ ra sức địi quyền lợi mà khơng thấy trách nhiệm của
mình bởi vì “quyền lợi ln đi đơi với nghĩa vụ”. Theo CI thì NTD có 05
nghĩa vụ sau đây:
1. Biết phê bình
NTD phải ln tỉnh táo, cảnh giác và biết nhận xét đối với giá cả,
CLHH, dịch vụ mà mình sẽ mua, sẽ thuê, sẽ sử dụng. Khi thấy những hiện
tượng tiêu cực làm ảnh hưởng tới lợi ích của mình và của xã hội, NTD có trách
nhiệm phát hiện, phê bình và đấu tranh.
2. Hành động
NTD phải có trách nhiệm trang bị cho mình những kiến thức cần thiết
để có những hành động đúng đắn, không để bản thân bị biến thành người thụ
động luôn bị kẻ khác lừa dối, lợi dụng. Phải chủ động và thực hiện việc phê
bình, đấu tranh nhằm làm cho xã hội công bằng, dân giàu nước mạnh, khơng
né tránh, đùn đẩy.
3. Có ý thức cộng đồng và xã hội
NTD phải quan tâm đến cộng đồng và xã hội nói chung, phải ln hiểu
rằng việc tiêu dùng của mình khơng chỉ liên quan đến bản thân mà cịn ảnh
hưởng đến những người xung quanh. Do đó cần tránh gây ảnh hưởng xấu cho
người khác, góp phần thiết thực vào sự tiến bộ của xã hội.



19

NTD cần quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau. NTD khơng thể chỉ
nghĩ đến mình mà khơng nghĩ đến người khác, phải đoàn kết, cùng nhau hành
động để nâng cao sức mạnh, bảo vệ được mình và mang lại công bằng, hạnh
phúc cho xã hội.
4. Hiểu biết về tiêu dùng và mơi trường
NTD cần tự rèn luyện mình để trở thành NTD có trình độ hiểu biết về
mơi trường, về những hậu quả do việc tiêu dùng của bản thân gây ra đối với
môi trường. Phải nhận thức được trách nhiệm của cá nhân và xã hội trong việc
giữ gìn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ trái đất, khí quyển để tự
bảo vệ mình, góp phần tạo lập và duy trì một mơi trường sống lành mạnh, bền
vững đảm bảo hạnh phúc cho thế hệ hiện tại và cả các thế hệ mai sau.
1.4 Pháp luật BVNTD trên thê giói và ở Việt Nam
Theo nghĩa chung nhất thì pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do
Nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm
tạo ra trật tự và ổn định trong xã hội.
“Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” là tổng hợp các biện pháp được Nhà
nước quy định và bảo đảm thực hiện để bảo đảm quyền lợi của người mua và
sử dụng hàng hoá, dịch vụ; ngăn chặn những nhà sản xuất có hành vi gian
lận... để thu lợi bất chính (bao gồm các biện pháp pháp luật, kinh tế, văn hố,
xã hội). Nói cách khác, BVNTD chính là làm cho các quyền của NTD được
thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, trong số các công cụ chủ yếu được Nhà
nước sử dụng để BVNTD thì pháp luật là cơng cụ hữu hiệu hơn cả vì nó là
phương thức hiện thực hố các cơng cụ BVNTD khác trong điều kiện Nhà
nước pháp quyền và xã hội công dân.
Nhiều quốc gia trên thế giới đều coi luật pháp là một trong những
phương tiện chủ yếu bảo vệ NTD, là một cơng trình hệ thống, đề cập đến việc

lập pháp nhiều mặt như quan hệ xã hội, dân sự, hành chính, kinh tế, hình sự,


20

trình tự tố tụng có liên quan đến đời sống tiêu dùng cá nhân. Tại Việt Nam,
nhiều văn bản pháp quy về bảo vệ người tiêu dùng đã được ban hành như
Pháp lệnh sô' 13/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27/4/1999 của u ỷ ban thường vụ
quốc hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định 69/2001/NĐ-CP
ngày 2/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh
tranh, Điều lệ Hội khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hoá- chất lượng và bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam năm 2000, Điều lệ văn phòng khiếu nại
của người tiêu dùng... Tuy nhiên, các văn bản pháp quy này chưa đầy đủ,
nhiều quy định chưa có tính quyền uy, chỉ dừng lại ở hình thức, vì vậy rất cần
chế định luật cơ bản bảo vệ quyền lợi NTD. Và yêu cầu bảo vệ quyền lợi
NTD là trách nhiệm chung của toàn xã hội với sự phối hợp của nhiều biện
pháp mà chủ yếu trong đó là biện pháp pháp luật.
Nhằm bảo vệ thiết thực quyền lợi NTD, cần thiết phải phát huy việc
thực thi hiệu quả pháp luật trong nhiều lĩnh vực, đặc bịêt là hiệu quả quản lý
nhà nước đối với các mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Cụ thể, lợi ích của
NTD liên quan trực tiếp đến việc thực thi hiệu quả pháp luật về thương mại,
tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hố, thực phẩm, thơng tin, quảng cáo,
bảo vệ mơi trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quản lý giá, bảo vệ và kiểm
dịch động vật, thực vật, quản lý việc khám, chữa bệnh, sản xuất và kinh doanh
thuốc đông dược, tân dược, thiết bị y tế, trong việc thực hiện các dịch vụ về
giao thông vận tải, du lịch.... Nếu các nhà sản xuất kinh doanh, các cơ quan
nhà nước, tổ chức kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực nói trên tự giác chấp
hành pháp luật hoặc được quản lý chặt chẽ, được tuyên truyền sâu rộng và có

ý thức về việc bảo vệ lợi ích NTD, chắc chắn rằng, lợi ích của NTD trong xã
hội sẽ được bảo vệ, họ sẽ trở thành nhân tố thúc đẩy các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ phát triển phong phú và đa dạng.


×