Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Pháp luật về dịch vụ kiểm toán ở việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.9 MB, 73 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TưPHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TẠ LÊ NGUYỆT Q ưẾ

PH Á P LUẬT
v ụ• KIEM t o á n ở v i ệ• t n a m
• VỂ DỊCH

NH ŨNG VÂN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẺN

Chuyên ngành: Luật Kinh tê
Mã số: 60.38.50

LUẬN VĂN THẠC SỶ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẨN: TS. ĐồNG NGỌC BA

thư viện
ỈRỰỮNG Đ ẠI HỌ C LUẬT HÀ NỘI

jròfGĐỘC_

JJ2 ã £ i

HÀ NỘI 2009



i

Mục lục


m

Trai

Muc
luc



1

Danh muc viết tắt

2

Lịi nói đầu

3

Chương 1. Một số vấn đề lý luận về dịch vụ kiểm toán và pháp luật về
dịch vụ kiểm toán

6


1.1. Khái quát về dịch vụ kiểm toán

6

1.2. Khái quát pháp luật về dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam

15

Chương 2. Thực trạng pháp luật về dịch vụ kiếm toán ở Việt Nam

22

2.1. Nội dung của pháp luật hiện hành về dịch vụ kiểm toán

23

2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về dịch vụ kiếm tốn ở Việt Nam

33

Chương 3. Phương hướng, giải pháp hồn thiện và đảm bảo hiệu quả
thực thi pháp luật về dịch vụ kiểm tốn ờ Việt Nam
3.1. Phương hướng hồn thiện pháp luật về dịch vụ kiểm toán
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ kiểm tốn

^

3.3. Một sơ giải pháp đảm bảo thực thi có hiệu quả pháp luật về dịch vụ
kiểm toán ở Việt Nam
57

Kết luân
65
Danh mục tài liêu tham khảo

66
Phu• •luc
68


2

Danh mục viểt tắt


1. ACCA - Hiệp hội kế tốn cơng chứng Anh
2. BCKT - Báo cáo kiểm tốn
3. BCTC - Báo cáo tài chính
4. CMKT - Chuẩn mực kiểm toán
5. DNKT - Doanh nghiệp kiểm toán
6. HĐKT - Hợp đồng kiểm tốn
7. IFAC - Liên đồn quốc tế các nhà kế toán
8. KTNN - Kiểm toán nhà nước
9. KTV - Kiểm toán viên
10.VAA - Hội Ke toán và Kiểm toán Việt Nam
11.VACPA - Hội Kiểm toán viên Việt Nam
12.WTO

- Tổ chức Thương mại thế giới



3

1

> •

f •

-I A

Lời nói đâu
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Dịch vụ kiêm toán là một hoạt động đặc trưng cua kinh tế thị trường.
Chủ trương đa dạng hố các loại hình sở hừu và đa phương hố đầu tư đã đặt
ra những địi hỏi cấp thiết về dịch vụ kiểm toán.
Cho đến nay, trên thế giới đã có hàng trăm ngàn tổ chức kiềm tốn độc
lập hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và tư vẩn tài chính. Đây là các tổ chức
kinh doanh dịch vụ kiếm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách hàng. Ở Việt
Nam, trước năm 1976 đã có DNKT độc lập cùa nước ngoài và các giám định
viên kế toán hành nghề độc lập ở các tỉnh và thành phố phía Nam. Tuy nhiên
sự hiện diện chính thức của kiếm toán độc lập Việt Nam được đánh dấu bàng
sự ra đời của Cơng ty Kiếm tốn Việt Nam (VACO) và Cơng ty Dịch vụ kế
tốn, kiếm tốn và tư vấn tài chính (AASC) vào tháng 5/1991. Theo Cơng văn
số 521/VACPA ngày 21/11/2008 của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt
Nam thì hiện nay ở Việt Nam đã có gần 160 DNKT độc lập với 5.000 nhân
viên, cung cấp 20 loại dịch vụ khác nhau.
Sự ra đời của các DNKT độc lập đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng
trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn cho những người quan tâm
trong cơ chế kinh tế mới. Việc thị trường chứng khốn Việt Nam hình thành
và phát triên nhanh chóng, u cầu phải minh bạch hố thơng tin tài chính của

các doanh nghiệp khi niêm yết lên sàn, khi đăng ký trở thành cơng ty đại
chúng càng địi hỏi vai trò của các DNKT độc lập phải chuyên nghiệp theo
chuẩn quổc tế. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại thể giới (WTO) đã ảnh hưởng tích cực đến thị trường cung cấp
dịch vụ kiểm toán trong nước. Với cam kết mở cửa thị trường, thị trường dịch
vụ kiềm toán Việt Nam hứa hẹn sẽ phát triển nhanh, mạnh và đi cùng với đó
là sự cạnh tranh quyết liệt khơng chỉ giữa các DNKT trong nước mà giữa cả
các DNKT trong nước với các DNKT nước ngoài với nhau.
Thực tế cho thấy, sự hình thành và phát triển một thị trường dịch vụ kiểm
tốn khơng chỉ địi hỏi ở sự đồng thuận chuẩn mực chun mơn và năng lực
chun gia kiểm tốn mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào việc hồn thiện hệ
thống pháp luật về kiềm tốn. Vì lê đó, cần phai nghiên cứu pháp luật điều
chỉnh thị trường dịch vụ kiểm toán để tạo lập một thị trường cạnh tranh lành


4

mạnh đa dạng về sản phâm; và từ đó, đưa ra một số biện pháp kiến nghị nhằm
hoàn thiện hệ thống pháp luật kiếm toán, phát triền thị trường dịch vụ kiếm
toán Việt Nam theo hướng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các cơng trình nghiên cứu về kiểm tốn độc lập từ trước đến nay hầu hết
đều tập trung nghiên cứu ở góc độ nghiệp vụ kiểm tốn, nhằm xây dựng và
hồn thiện các quy trình kiếm tốn, nghiệp vụ kiểm tốn. Một vài cơng trình
nghiên cứu đề cập đến khía cạnh pháp lý của dịch vụ kiểm toán và hoạt động
cung câp dịch vụ kiềm toán như:
- Bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Th trên Tạp chí Cơng nghiệp
số tháng 5 năm 2005: “Một sổ vấn đề về kiểm soát chất lượng hoạt động của
kiểm toán độc lập ở Việt Nam”. Bài viết đã đưa ra được những giải pháp thực
hiện từ phía cơng ty kiểm tốn và từ phía Nhà nước nhàm nâng cao chất

lượng hoạt động cung cấp dịch vụ kiếm toán.
- Kỷ yếu Hội thảo ACCA (Hiệp hội kế tốn cơng chứng Anh - Việt Nam)
ngày 25/9/2007 của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam: “Giải pháp đưa kế
toán và kiếm toán Việt Nam ngang tầm khu vực và quốc tế” đã giới thiệu
những đặc điểm riêng của hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam và phân
tích những khó khăn, thách thức đối với kiểm toán Việt Nam, đồng thời đưa
ra được một số biện pháp nhằm phát triến dịch vụ kiếm toán ở Việt Nam.
- Bài viết của Tiến sĩ Trần Thị Giang Tân, giảng viên Đại học Kinh tế
thành phổ Hồ Chí Minh trên Tạp chí Kế tốn số tháng 9/2008 (10/9/2008):
“Đạo đức nghề nghiệp từ lý luận đến thực tiền” đã phân tích, đánh giá vai trị
của các chuan mực kiếm toán, đặc biệt là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, từ
đó đưa ra giải pháp xây dựng một cơ chế để giám sát việc tuân thủ đạo đức
nghề nghiệp cũng như xử lý các vi phạm đạo đức nghề nghiệp thông qua tham
khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác.
Có thể khắng định đề tài: “Pháp luật về dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam Những vẩn đề lý luận và thực tiễn ” là một đề tài mới, không trùng lặp về nội
dung và cách tiếp cận với các cơng trình khoa học đã được cơng bố trước đây.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vân đê lý luận và thực tiễn về hệ thong pháp
luật vê dịch vụ kiêm toán của Việt Nam; chủ yếu đi sâu nghiên cứu những


5

quy định pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ kiếm toán, về DNKT độc
lập cũng như các dịch vụ kiểm tốn mà nó cung cấp, đồng thời có tham khảo
pháp luật về kiểm toán độc lập của một số nước trên thế giới.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiến cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiền về
pháp luật về dịch vụ kiếm toán; đánh giá được những un điểm, hạn chế, bất
cập, nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong xây dụng và thi hành pháp luật

vê dịch vụ kiêm tốn ở Việt Nam; trên cơ sở đó đưa ra phương hướng, giải
pháp góp phân hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về dịch vụ
kiêm tốn ở Việt Nam.
Để đạt mục đích trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ bản chất của dịch vụ kiểm toán; vai trị của pháp luật về dịch vụ
kiêm tốn đối với nền kinh tế thị trường.
- Chỉ rõ những điểm hạn chế, bất cập trong hệ thống pháp luật Việt Nam
hiện hành về dịch vụ kiểm toán.
- Đưa ra một sổ giải pháp hồn thiện và đảm báo thực thi có hiệu quả
pháp luật về dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu
Đe tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin về phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan
điêm của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phát triến các dịch vụ thương
mại. Đồng thời, quá trình nghiên cứu đề tài cịn sử dụng một số phương pháp
cụ thể như: phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, khảo sát, thống kê,
hệ thống hố, mơ hình hố, so sánh luật học...
6. Co’ cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về dịch vụ kiểm toán và pháp luật về
dịch vụ kiểm toán.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về dịch vụ kiểm toánở Việt Nam.
- Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện và đảm bảo hiệu quả
thực thi pháp luật về dịch vụ kiềm toán ở Việt Nam.


6


Chương 1
Một số vấn đề lý luận
về dịch vụ kiểm toán và pháp luật về dịch vụ kiểm toán
1.1 Khái quát về dịch vụ kiểm toán
/. /. 1. Khái niêm
dich
vu
kiểm toỏn
ã
ã
ô
Trờn the gii, thut ng kim toỏn ó cú t lâu, từ khi xuất hiện nhu
cầu xác định tính trung thực, độ tin cậy của thông tin trong BCTC, kế toán và
thực trạng tài sản của một chủ thể kinh tế trong quan hệ kinh tế. Theo định
nghĩa của Liên đồn quốc tế các nhà kế tốn (International Federration of
Accountants - ỈFAC) thì “Kiểm tốn là việc các KTV độc lập kiểm tra và
trình bày ý kiến của mình về các bản báo cáo tài chính” [20, tr.33]. Theo tác
già Jean Raffegeau, Femand Dubois (người Pháp) trong giáo trình kiểm tốn
thì kiểm tốn được hiểu là “việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản niên độ
của một tố chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là một KTV tiến
hành để khăng định ràng nhừng tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài
chính llìực tê, không che dâu sự gian lận và chúng được trinh bày theo mẫu
chính thức cua luật định” [24, tr.5]. Trong giáo trình kiểm tốn của các tác giả
Alvin A.Rens và James K.Loebbecker (người Mỹ) định nghĩa: “Kiểm tốn là
q trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền thu thập và đánh giá các
bàng chứng về các thông tin có thể định lượng được cua một đơn vị cụ thể
nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin
này với các chuẩn mực đã được thiết lập” [24, tr.5]. Nghị định số
105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về kiểm tốn độc lập của Chính phủ có nêu:
“Kiểm tốn độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của KTV và DNKT về tính

trung thực và hợp lý của các tài liệu, sổ liệu kế toán và báo cáo tài chính
(BCTC) của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị được kiếm tốn)
khi có yêu cầu của các đơn vị này” . Như vậy, có thê thấy kiếm tốn là một
hoạt động nghề nghiệp.


7

Dịch vụ kiêm tốn là một trong những loại hình cua thương mại dịch vụ.
Có thế hiêu dịch vụ kiếm toán là việc cung ứng các hoạt động kiểm tra và thể
hiện ý kiến bàng văn bản của KTV chuyên nghiệp thuộc các DNKT về tính
trung thực, đúng đan và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của
các doanh nghiệp, tô chức theo yêu câu của chính các khách hàng này đã thỏa
thuận trong hợp đồng kiêm tốn (HĐKT). Đây là loại dịch vụ có thu phí dịch
vụ được pháp luật thừa nhận và quản lý chặt chẽ. Tính độc lập, tính khách
quan, những bằng chứng pháp lý, phẩm chất nghề nghiệp và yêu cầu kiểm
soát chất lượng dịch vụ là các đặc điểm nổi bật của loại hình dịch vụ này.
Khái niệm dịch vụ kiêm toán được cụ thể hoá trong khoản 1 điều 22 Nghị
định 105/2004/NĐ-CP bằng cách liệt kê 9 loại hình dịch vụ, gồm: 1) Kiểm
toán BCTC; 2) Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế và dịch vụ quyết tốn thuế;
3) Kiểm toán hoạt động; 4) Kiểm toán tuân thủ; 5) Kiểm toán nội bộ; 6) Kiểm
toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (kể cả BCTC hàng năm); 7)
Kiếm toán báo cáo quyết toán dự án; 8) Kiếm tốn thơng tin tài chính; 9)
Kiêm tra thơng tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước,
Ị. 1.2. Phân biệt
dịch
vụ
kiểm tốn với hoạt
động
kiểm toản






o
Hoạt động kiểm tốn là một hoạt động nghề nghiệp, có đặc điểm sau:
Thứ nhất, đây là hoạt động độc lập, có chức năng chính là xác minh tính
trung thực của thơng tin, tính đảm bao quy tắc, hay tính hiệu quả của quá trình
hoạt động kinh doanh trong việc thực hiện các nghiệp vụ kế tốn, tài chính
nhằm các mục tiêu cụ thể;
Thứ hai, đối tượng của hoạt động kiểm toán là thực trạng hoạt động tài
chính, thể hiện chủ yếu qua các BCTC cùa một thực thể kinh tế;
Thứ ba, khách thế của hoạt động kiểm toán là một thực thể kinh tế;
Thứ tư, chủ thê của hoạt động kiếm toán là những kiếm tốn viên (KTV)
độc lập, có nghiệp vụ;
Thứ năm, phương pháp của hoạt động kiêm tốn bao gơm những phương
pháp kiêm toán chứng từ (cân đoi, đối chiếu logics, diễn giải thông tin, quy


8

nạp nguồn thơng tin...) và phương pháp kiêm tốn ngồi chứng từ (điều tra,
quan sát, kiểm kê, thử nghiệm...).
Hoạt động kiểm tốn có thể được thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận
hoặc phi lợi nhuận. Khi được thực hiện với tính chất nghề nghiệp và nhằm
mục đích lợi nhuận, hoạt động kiếm tốn là một loại hình của thương mại dịch
vụ, được cung ứng theo yêu cầu của khách hàng thơng qua hình thức hợp đồng.
1.1.3. Phân biệt hoạt động kiểm toán độc lập với hoạt động kiểm toán nhà
nước và hoạt động kiếm toán nội bộ

Mối quan hệ giữa các chù thể kiểm toán phản ánh bản chất của các loại
hinh kiểm tốn, nó thế hiện địa vị pháp lý của các KTV trong nền kinh tế và
trong quá trình kiếm tốn. Sự khác biệt này dẫn đến quyền hạn, trách nhiệm,
phạm vi hoạt động của KTV cũng như những đóng góp khác nhau đổi với nền
kinh te. Trong thực tiễn, tuỳ thuộc vào hệ thống tố chức và chủ thể kiểm toán
mà kiếm toán được phân thành kiếm toán nhà nước (KTNN), kiểm toán độc
lập và kiếm toán nội bộ. Đặc điểm của hoạt động kiểm toán độc lập bao gồm
những thuộc tính riêng phản ánh bản chất của hoạt động kiểm tốn độc lập
với những loại hình kiêm toán khác.
Thứ nhất, hoạt động kiểm toán độc lập thực chất là thực hiện một hợp
đồng dịch vụ trên cơ sở tự nguyện và theo thỏa thuận giữa DNKT với đơn vị
được kiểm toán (khách hàng). Hợp đồng dịch vụ này thể hiện bàng thư mời
kiểm toán và sự đồng ý kiểm toán; kết quả của hoạt động kiểm tốn độc Ịập là
các kiến nghị trong BCKT hồn tồn mang tính chất khuyến nghị khơng bắt
buộc thực hiện với đơn vị được kiêm tốn. Đây là tiêu chí cơ bản và quan
trọng đê phân biệt sự khác nhau giữa hoạt động kiêm toán độc lập với KTNN.
Nêu kiêm toán độc lập là hoạt động dịch vụ và có thu phí thì KTNN là cơng
việc kiêm tốn do cơ quan KTNN tiến hành theo luật định và khơng thu phí
kiếm toán, tiến hành kiểm toán phục vụ nhu cầu về quản lý và hoạch định
chính sách. Hoạt động KTNN được thực hiện trên cơ sở của một quyết định
k.êm toán; quyết định này mang tính hành chính cùa cơ quan nhà nước có
thẩm quyền (cơ quan KTNN) và quyết định này có giá trị bắt buộc tuân thủ


9

đối với đơn vị được kiếm toán, v ề BCKT, báo cáo cua KTNN cũng địi hỏi
tính giải trinh cao hơn. Cịn đổi với hoạt động kiểm tốn nội bộ thì kiểm tốn
nội bộ là một bộ phận của đơn vị được kiêm toán, thực hiện kiêm tra và báo
cáo trực tiêp theo yêu cầu của cấp cao nhất của đơn vị (như Thủ trưởng đơn

vị, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc...) hoặc theo đúng quy chế về cơ cấu tổ
chức cũng như hoạt động của đơn vị được kiểm tốn. Như vậy, có thể thấy về
tính độc lập thì kiêm tốn nội bộ khơng cao so với kiếm toán độc lập.
Thứ hai, chủ thê thực hiện kiếm toán trong hoạt động kiếm toán độc lập
là các KTV độc lập thuộc các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp (DNKT) tiến
hành. Các KTV độc lập này là đội ngữ hành nghề chuyên nghiệp (đã đăng ký
hành nghề tại một DNKT được thành lập và hoạt động theo quy định của
pháp luật), có đạo đức, có kỹ năng nghề nghiệp và phải đạt được những tiêu
chuan nhất định về bàng cấp và kinh nghiêm theo quy định về kiểm toán độc
lập. Cịn chủ thể tiến hành kiểm tốn trong hoạt động KTNN là các KTV của
cơ quan KTNN. Theo quy định tại Điều 27 Luật KTNN: “KTV nhà nước là
công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch KTV để thực hiện nhiệm vụ
kiêm toán” và cơ quan KTNN là một to chức kiểm tra tài chính cơng cao nhất
trong bộ máy quản lý của nhà nước; trong khi đó, theo Điều

15

NĐ105/2004/NĐ-CP thì “cán bộ, cơng chức theo quy định của pháp luật về
cán bộ, công chức” là một trong những tiêu chí về những người khơng được
đăng ký hành nghề kiểm tốn độc lập. Đây chính là đặc điểm quan trọng nhất
đế phân biệt giữa hoạt động kiểm toán độc lập và hoạt động KTNN về chủ thể
tiến hành. Theo Chuẩn mực kiểm tốn quốc tế sổ 610 thì “Kiểm toán nội bộ là
bộ phận kiếm soát trong đơn vị, thực hiện kiểm tra vì lợi ích của đơn vị này”,
như vậy kiểm toán nội bộ là do các KTV nội bộ của đơn vị tiến hành theo yêu
cầu của Giám đổc doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị.
Thứ ba, về đơn vị được kiểm toán. Đơn vị được kiểm toán của kiểm toán
độc lập là tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức có nhu cầu được cung cấp dịch
vụ kiêm tốn, ngồi ra cịn có các đơn vị bắt buộc và các đơn vị phải được
DNKT kiểm toán BCTC hàng năm, gồm các đổi tượng quy định tại Điều 10



10

NĐ105/2004/NĐ-CP. Cịn đơn vị được kiểm tốn cua hoạt động KTNN là
những tô chức, đơn vị sử dụng vôn và kinh phí của nhà nước quy định trong
Điêu 63 Luật KTNN. Đơn vị được kiêm toán trong hoạt động kiểm tốn nội
bộ chính là đơn vị có bộ phận kiểm tốn nội bộ đó. Như vậy, có thể thấy các
đơn vị được kiếm toán trong kiêm toán độc lập đa dạng, phong phú hơn so
với của hoạt động KTNN cũng như của hoạt động kiêm toán nội bộ.
Thứ tư, về phạm vi kiểm toán. Điều 22 NĐ105/2004/NĐ-CP quy định
phạm vi kiếm toán độc lập bao gồm kiểm toán BCTC, kiểm tốn BCTC vì
mục đích thuế và dịch vụ quyết tốn thuế, kiểm toán hoạt động, kiểm toán
tuân thủ... hay tiến hành các dịch vụ tư vấn tài chính - kinh tế khác theo yêu
câu của khách hàng được quy định rõ ràng trong HĐKT. Tuy nhiên, phạm vi
của hoạt động kiểm toán độc lập phụ thuộc vào yêu cầu của đơn vị được kiểm
toán và bị áp đặt trong HĐKT cũng như phụ thuộc vào việc thực hiện trách
nhiệm của đơn vị được kiếm toán đến đâu trong cung cấp thơng tin, tài liệu
phục vụ cho việc kiềm tốn, trong phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho KTV
thực hiện kiêm toán... Mặc dù vậy, phạm vi của hoạt động kiêm toán độc lập
vẫn rộng hơn phạm vi của hoạt động KTNN và của kiểm toán nội bộ. Điều
này thê hiện ở chô, hoạt động KTNN được thực hiện thường xun hàng năm
theo chương trình, kế hoạch kiểm tốn đã được chấp thuận, đối với những
đơn vị phải chịu kiêm tốn theo quy định của pháp luật với mục đích xem xét
việc chấp hành các chính sách luật lệ và các chế độ của Nhà nước và đánh giá
sự hữu hiệu, hiệu quả hoạt động tại các đơn vị sử dụng vổn và kinh phí của
nhà nước; về BCKT, báo cáo của KTNN cũng địi hỏi có tính giải trình cao
hơn. Cịn về phạm vi của kiểm tốn nội bộ thì có sự biến động, tùy thuộc vào
quy mơ, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cũng như theo yêu cầu của các nhà
quản lý đơn vị, thường hạn hẹp trong lĩnh vực sau: 1) Rà soát lại hệ thống kế
tốn và các quy chế kiềm sốt nội bộ có liên quan, giám sát sự hoạt động của

các hệ thống này cũng như góp phần hồn thiện chúng; 2) Kiểm tra lại các
thông tin tác nghiệp và thông tin tài chính bao gơm việc sốt xét lại các
phương tiện đã sử dụng đế xác định, tính tốn, phân loại và báo cáo những


thông tin này, thâm định cụ thê các khoản cá biệt (kiêm tra chi tiêt các nghiệp
vụ, các số dư tài khoản...); 3) Kiếm tra tính hiệu lực, tính kinh tế và hiệu quả
của các hoạt động trong đơn vị.
Tóm lại, kiếm toán độc lập, KTNN và kiêm toán nội bộ tuy có sự khác
nhau nhưng mục đích của chúng vẫn là đưa ra ý kiến nhận xét một cách độc
lập, khách quan về đối tượng kiếm toán; chúng đều không làm tăng thêm các
thông tin kinh tế mà chỉ đảm bảo từ nguồn độc lập, họp lý rằng các thơng tin
kinh tế đó đã được lập có dựa trên các nguyên tắc, chuẩn mực đã được thiết
lập và có trình bày một cách trung thực, hợp lý hay khơng.
1.1.4. Sơ lược q trình hình thành kiểm tốn độc lập ở Việt Nam
Xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,
hoạt động kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh
doanh và nâng cao chất lượng của các doanh nghiệp. Nhu cầu kiểm tốn xuất
hiện từ khi có sự phân tách giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, khai thác
kinh doanh các tài sản, tiền vốn. Từ những hình thức đơn giản khi các thương
nhân giao các tài sản của minh cho người khác quản kinh doanh đến các hình
thức phức tạp, hồn thiện hơn, đó là hình thái các cơng ty cơ phân trong đó,
các cổ đông không trực tiếp quản lý điều hành hoạt động cơng ty mà do một
nhóm các nhà quản lý đại diện thực hiện chức năng quản lý kinh doanh có trả
thù lao. Dù dưới hình thức nào thì có rất nhiều lý do dẫn đến khả năng BCTC
do những người này lập nên và đệ trình lên chủ sở hừu có thê sè khơng phản
ánh trung thực về tình hình tài và kết quả kinh doanh hoặc ít nhất là thiếu
khách quan. Mặt khác, thực tế hầu như và không thế mọi chủ sở hữu đều có
điều kiện và khả năng để soát xét các sổ sách kế toán và BCTC của công ty.
Điều này tạo ra nhu cầu cần có các KTV kiểm tra và báo cáo lại một cách độc

lập khách quan về tình hình tài chính của họ, đồng thời các chủ sở hữu tin
tưởng rằng với kiểm toán các hành vi gian lận hoặc thiếu trung thực của các
nhà quản lý sẽ khơng có cơ hội thực hiện, do đó kiểm tốn là cần thiết và
được xem như là một sự bảo đám. Đây chính là lý do cho sự ra đời và phát


12

triên cua kiêm toán. Như vậy, vê mặt lịch sư thì hoạt động kiêm tốn tơn tại,
có trước các quy định pháp lý về kiểm tốn.
ơ Mỹ đã có nhiêu cơng trình khảo sát cho thây kiêm tốn tơn tại độc lập
và có trước các quy định pháp lý yêu cầu các BCTC của doanh nghiệp phải
được kiêm toán xác nhận. Năm 1899 ở Mỹ có 183 Kê tốn viên cơng chứng ở
thành phố New York và 71 kế tốn viên công chứng ở thành phổ Chicago
hành nghê và chủ yếu là hoạt động kiếm tốn; năm 1926 có tới 82% các
doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán New York có BCTC được
kiêm tốn và tỷ lệ này tăng lên 94% trước khi Luật chúng khoán của Mỳ quy
định việc lập và có xác nhận của kiêm tốn vào BCTC vào năm 1934. Hoặc
những năm 80 của thể kỷ XX, có tới 80% khách hàng của Cơng ty Price
Waterhouse Cooper (1 trong 8 công ty hàng đầu thế giới khi đó) là các khách
hàng khơng đăng ký trên thị trường chứng khoán (Nguồn: Aditing - Wanda A.
Wallce, Tiến sĩ, Kê tốn viên cơng chủng (CPA) CMA, CIA giáo sư trường
đại học Texas A&M) [26]. Ở Việt Nam, trước năm 1975 đã có văn phịng
kiêm tốn của các cơng ty kiêm tốn qc tê hoạt động ở Sài Gịn. Sau khi đât
nước thống nhất, hoạt động kiểm toán của các văn phịng này khơng cịn thích
hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung lúc bấy giờ. Trong nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung bao cấp, các hoạt động kinh tế được chỉ đạo thống nhất,
định săn. Cùng với chế độ sở hữu tập thê đã dẫn tới việc xác định quyền lợi,
trách nhiệm, quyền hạn của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng các cấp lãnh
đạo khác không rõ ràng. Việc kiểm tra các thông tin kinh tế ở thời kỳ này

mang tính tuân thủ là chủ yếu và việc kiểm tra được thực hiện bởi các cơ quan
chức năng (thuế, tài chính, cơ quan chủ quản...). Các thông tin này là cơ sở
để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch và xây dựng kế hoạch cho giai đoạn
tiếp theo. Mặt khác với cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì
khơng thể tồn tại một doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế nào được xem là độc
lập đe thực hiện đầy đủ chức năng kiểm tốn. Do vậy vào thời kì này khơng
xuất hiện nhu cầu về kiểm tốn. Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các
loại hình doanh nghiệp theo các hình thức sở hữu khác nhau được thành lập


13

và phát triên mạnh đóng vai trị và có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triên
của nền kinh tế, đồng thời các doanh nghiệp nhà nước chuyến sang cơ chế
hạch tốn kinh doanh độc lập. Với sự chun đơi này cho thấy đã xuất hiện
đầy đu các điều kiện và yêu cầu cho sự ra đời của hoạt động kiểm tốn độc lập.
Tóm lại, sự xuất hiện kiểm tốn ở Việt Nam là tất yếu khách quan, hoạt
động kiếm toán độc lập thực sự cần thiết trong nền kinh tế thị trường và là
nhu cầu của nền kinh tế.
/. /. 5. Vai trị của dịch vụ kiếm tốn đối với việc hình thành thị trường dịch
vụ thương mại ở Việt Nam
Từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, thực hiện chủ trương đa phương hố
các hình thức đầu tư, đa dạng hoá các thành phần kinh tế, Nhà nước khơng
cịn là chủ sở hữu duy nhất. Từ đó, sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước bàng
kế hoạch, bằng kiểm tra trực tiếp... không thể thực hiện với các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh, kể cả với nhà đầu tư nước ngồi, thậm chí với các
doanh nghiệp nhà nước. Cách thức can thiệp của Nhà nước cũng không thể
như cũ được nữa. Mặt khác, các nhà đầu tư, khách hàng, người lao động...
cũng cần có niềm tin vào tài liệu kế tốn trong khi họ khơng có đủ đội ngũ
chun gia về kế tốn, kiếm tốn đơng đảo như Nhà nước. Đồng thời, những

nhà kinh doanh trong cơ chế thị trường cũng cần thông tin và để tránh rủi ro
thường có. Như vậy, người quan tâm đến thơng tin kế tốn khơng chỉ có Nhà
nước mà cịn tất cả các nhà đầu tư, những nhà quản lý, những khách hàng và
người lao động...; đặc biệt là các thông tin tài chính của doanh nghiệp khơng
chỉ dùng để báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước để kiếm tra và xét
duyệt mà nay các thông tin này được nhiều đối tượng khác quan tâm, khai
thác sử dụng cho các quyết định kinh tế. Vì vậy, cơng tác kiểm tra cũng cần
được thực hiện rộng rãi, đa dạng song thật khoa học, khách quan, trung thực,
đủ sức thuyết phục và có giá trị pháp lý để tạo niềm tin cho người quan tâm.
Kiểm toán làm tăng mức độ tin cậv đổi với các thơng tin tài chính, góp phần
làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế. Trong điều kiện đó, kiếm tốn độc lập
đã phát huy vai trị của nó và một thị trường cung cấp các loại hình dịch vụ


14

kiếm tốn hình thành phát triển là một bộ phận tất yếu cua nền kinh tế thị
trường hiện đại.
Trong cơ chế kinh tế thị trường mớ cửa và hội nhập, ngồi vai trị là
cơng cụ quản lý kinh tế - tài chính và cung cấp thơng tin tin cậy, hữu ích phục
vụ cho các quyêt định quản lý và kinh doanh, kiêm toán độc lập đã và đang
được thừa nhận là một dịch vụ không thế thiếu của một nền kinh tế mở. Dịch
vụ kiêm toán đã trở thành một dịch vụ - dịch vụ hỗ trợ quản lý kinh doanh quan trọng trong từng phạm vi quốc gia, trong khu vực và thế giới, là một bộ
phận cần thiết và quan trọng không thể thiếu trong đời sống các hoạt động
kinh tê. Luật pháp Việt Nam và nhiều nước đã thừa nhận và có những quy
định mang tính pháp lý về hành nghề kiểm toán, cung cấp dịch vụ kiểm tốn.
Thị trường dịch vụ kiêm tốn Việt Nam hình thành sau khi Chính phủ
ban hành Nghị định 07/1994/NĐ-CP về Quy chế kiểm toán độc lập trong nền
kinh tế quốc dân với sự góp mặt cua 6 doanh nghiệp KTNN (trong đó có 5
doanh nghiệp trực thuộc Bộ tài chính và 1 doanh nghiệp trực thuộc UBND

thành phổ Hồ Chí Minh) và những DNKT hàng đầu thế giới như KPMG,
Price Waterhouse Cooper... Giai đoạn sau này, thị trường cung cấp dịch vụ
kiếm toán độc lập của Việt Nam đã tăng đáng kể số lượng DNKT hoạt động
dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, và doanh
nghiệp tư nhân. Nhưng khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa mạnh mẽ, nhiều tổ
chức tài chính nước ngồi, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho rằng, Việt Nam không nên để tồn tại mơ
hình doanh nghiệp KTNN vì sẽ làm giảm ý nghĩa độc lập trong kiểm tốn.
Chính vì vậy, hiện nay tại Việt Nam quy định chỉ có 4 loại hình doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ kiểm tốn độc lập là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
họp danh, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Một vấn đề khác liên quan đến sự hình thành và
phát triên thị trường dịch vụ kiêm toán là việc Việt Nam phải thực hiện các
cam kêt quôc tế về mở cửa thị trường dịch vụ nói chung và thị trường dịch vụ
kiếm tốn nói riêng. Như vậy, sẽ có các cơng ty dịch vụ kiểm tốn của nước


15

ngoài được phép thành lập và hoạt động ở Việt Nam. Đi kèm với đó, các
DNKT Việt Nam sẽ được phép hoạt động ở nước ngoài với tư cách là nhà đầu
tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Các KTV có chứng chí hành nghề, đu điều
kiện hành nghề sẽ được phép hành nghề và cung cấp dịch vụ khơng chỉ trong
nước mà cả ở nước ngồi.
Tóm lại, một thị trường dịch vụ kiềm toán thống nhất đã và đang hình
thành trong khu vực và trên thế giới, sự hình thành và phát triên của thị
trường này sẽ có những tác động mạnh mẽ đến hoạt động cung cấp dịch vụ
kiêm tốn độc lập cứa Việt Nam nói riêng và đến thị trường dịch vụ thương
mại Việt Nam nói chung .
1.2. Khái quát pháp luật về dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam

1.2.1. Khải niệm và nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ kiểm toán
Cùng như các hoạt động dịch vụ khác, dịch vụ kiêm toán được thực hiện
trong một khuôn khổ pháp lý nhất định. Tổng hợp các quy phạm pháp luật do
Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
từ hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán tạo thành hệ thống pháp luật về dịch
vụ kiêm tốn.
ơ Việt Nam, trong nhiêu năm qua hệ thơng văn bản pháp luật vê dịch vụ
kiểm toán đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Trước hết là Luật Ke
toán năm 2003 - văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh lĩnh vực này. v ề văn
bản nghị định, đến nay đã có 03 nghị định về kiểm tốn độc lập được ban
hành: NĐ 07/CP ngày 29/01/1994 ban hành Quy chế về kiểm toán độc lập
trong nền kinh tế quốc dân; NĐ 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về Kiểm
toán độc lập thay thế NĐ 07/CP; NĐ 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 về
việc sửa đổi, bồ sung một sổ điều của NĐ105/2004/NĐ-CP. Trên cơ sở đó,
Bộ Tài chính và các ngành hữu quan cũng đã ban hành đầy đủ các văn bản
hướng dần quản lý nhà nước cho lĩnh vực dịch vụ kiếm toán hoạt động như:
Thông tư 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 hướng dẫn thực hiện một số điều
cua Nghị định số 105/2004/NĐ-CP cua Chính phủ về kiêm tốn độc lập;
Thơng tư 60/2006/TT-BTC ngày 28/6/2006 hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện


16

thành lập và hoạt động đối với DNK.T; Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC ngày
24/10/2007 về việc ban hành Quy chế lựa chọn DNKT được chấp thuận kiểm
toán cho tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán; Quyết định
121/2005/QĐ-NHNN ngày 2/2/2005 về việc Ban hành Quy chế về kiểm tốn
độc lập đơi với các tơ chức tín dụng.
Bên cạnh các văn bản pháp luật chuyên ngành, pháp luật điều chỉnh lĩnh
vực dịch vụ kiêm tốn cịn có những văn bản pháp luật chung như Bộ luật

Dân sự và Bộ luật Tổ tụng dân sự, Luật Thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật
phá sản... điều chỉnh các quy định về HĐKT, về việc thành lập, hoạt động,
chấm dứt hoạt động của các DNKT, cũng như các tranh chấp phát sinh trong
quá trình thực hiện HĐKT, hoạt động của DNKT.
Ngồi ra, quy định điều chỉnh lĩnh vực dịch vụ kiếm tốn cịn được tìm
thấy trong các chuấn mực kiểm tốn (CMKT). Theo tài liệu thuật ngữ kế toán
- kiếm toán của IFAC thì: “CMKT là những văn kiện mơ tả các ngun tắc cơ
ban vê nghiệp vụ và xử lý các mổi quan hệ phát sinh trong q trình kiểm
tốn mà trong quá trình hành nghề các KTV buộc phải tuân theo”. Các
CMKT là yêu cầu tất yếu của hoạt động kiểm tốn độc lập. Nó làm n lịng
nhừng người sử dụng thơng tin tài chính và là cơ sở thực hiện cơng việc kiêm
tốn và đo lường, đánh giá cơng việc của KTV.
Ớ nhiều nước trên thế giới, việc nghiên cứu và ban hành các chuẩn mực
và quy tẳc kế toán do các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp ban hành. Hiện nay,
Việt Nam là một trong số 133 thành viên của của IFAC. Đối với các nước
thành viên của IFAC và một số nước khác chưa phải là thành viên của IFAC
cũng chấp nhận và coi những nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế do IFAC
ban hành làm các văn bản pháp quy về kiểm toán của quốc gia mình. Ở Việt
Nam, Bộ Tài chính có trách nhiệm soạn thảo và ban hành các CMKT và đến
nay đã ban hành được 38 CMKT độc lập, đặc biệt là đã ban hành được Chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp. Các CMKT này đã cụ thể hóa các nguyên tắc,
phương pháp, thú tục thực hiện trong q trình kiêm tốn dựa trên Chuân mực
quôc tế. Các CMKT được ban hành đã the hiện một bước phát triển mạnh


17

trong hoạt động kiêm toán, đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt
động kiểm toán độc lập, là cơ sở cho KTV chuyên nghiệp và DNK.T kiểm tra
đánh giá các thơng tin tài chính một cách trung thực, khoa học và khách quan.

CMKT còn là cơ sở cho việc chi’ đạo giám sát, kiếm tra và đánh giá chất lượng
dịch vụ kiêm toán, là cơ sở cho việc đào tạo, huân luyện và thi tuyến KTV.
Việc tuân thủ các nguyên tẳc, CMKT và pháp luật của Nhà nước là các
cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm tốn trong q trình hành nghề. Neu pháp
luật về dịch vụ kiểm toán được xây dựng đồng bộ, phù hợp với trình độ phát
triển của nền kinh tế, đáp ứng được những yêu cầu khách quan của nền kinh
tể thị trường sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư
phát triên thị trường dịch vụ kiêm toán, tạo ra một thị trường tài chính minh
bạch, lành mạnh; bên cạnh đó cịn thu hút được hàng ngàn người lao động có
trình độ cao vào làm việc trong lĩnh vực này, tạo ra một thị trường sức lao
động chât lượng có sức cạnh tranh mạnh.
Pháp luật về dịch vụ kiếm tốn có các nội dung chính sau:
Thứ nhất, các quy định về nguycn tắc hoạt động cua kiểm toán độc lập,
bao gồm: 1) Tuân thủ pháp luật, chuẩn mực kiểm toán; 2) Chịu trách nhiệm
trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả kiểm tốn; 3) Bảo đảm
tính độc lập về chun mơn, nghiệp vụ, lợi ích và tính trung thực, đúng pháp
luật, khách quan của hoạt động kiểm toán độc lập; 4) Bảo mật các thơng tin
của đơn vị được kiểm tốn.
Thứ hai, các quy định về chủ thể tham gia trong quan hệ dịch vụ kiểm
toán, bao gồm: 1) Các quy định về KTV như quy định về tiêu chuẩn KTV,
điều kiện hành nghề, các trường hợp không được đăng ký hành nghề, quy
định về trách nhiệm, phạm vi hoạt động của KTV trong khi thực hiện kiểm
toán; 2) Các quy định về DNKT, bao gồm các quy định về việc thành lập,
hoạt động, chấm dứt hoạt động của DNKT; cơ cấu, tổ chức hoạt động; địa vị
pháp lý của DNKT trong nên kinh tế và trong q trình kiêm tốn, nhất là xác
định rõ quyền và trách nhiệm cua doanh nghiệp; 3) Các quy định về đơn vị


18


cân kiêm toán gồm các quy định về quyền, trách nhiệm khỉ tham gia ký
HĐK.T, các trường hợp kiểm toán bẳt buộc.
Thứ ba, các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động kiếm toán
bao gồm: nội dung quản lý nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan quản lý nhà nước.
Thứ tư, các quy định khác liên quan đen hoạt động kiếm toán độc lập,
như các quy định về CMKT, BCKT, HĐKT, các loại dịch vụ kiểm tốn...
Như vậy, nhìn chung, các quy định của pháp luật về dịch vụ kiểm toán
quy định nhàm thống nhất quản lý hoạt động kiểm toán độc lập, bảo vệ lợi ích
của cộng đồng và quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư, đảm bảo cung cấp
thông tin kinh tế, tài chính trung thực, hợp lý, cơng khai, đáp ứng yêu cầu
quản lý của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân.
1.2.2. Các yếu tổ ảnh hưởng đến sự điều chính pháp luật về dịch vụ kiểm tốn
Có nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến sự điều chỉnh pháp luật về dịch vụ kiểm
tốn, có thể tổng hợp các yếu tố này thành 2 nhóm chủ yếu là nhóm các yếu tố
bên ngồi và nhóm các yếu tố bên trong.
1.2.2.1. Nhổm các yếu tổ bên ngoài: bao gồm nhu cầu của nền kinh tẻ và cơ
chế quản lý kinh tế.
Thủ nhất, thực tế cho thấy khơng có sản phẩm dịch vụ nào cung cấp cho
thị trường lại không nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của nền kinh tế. Do vậy ở
bất cứ trình độ nào thì hệ thống pháp luật về dịch vụ kiểm toán cũng bị chi
phối, ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu nhất định của nền kinh
tế. Ảnh hưởng của nhu cầu của nền kinh tế đối với pháp luật về dịch vụ kiểm
tốn thể hiện qua địi hỏi của thị trường. Ở những thị trường khác nhau có
những địi hỏi về dịch kiểm toán khác nhau và đổi tượng kiếm toán khác nhau
nên sự điều chỉnh của pháp luật về dịch vụ kiểm tốn cũng khác nhau, Có
những đối tượng cần kiểm toán bời theo quy định của nhà nước phải kiểm
tốn, có đối tượng cần kiểm tốn do u cầu quản lý của bản thân họ hay do
yêu cầu cua bên thứ ba, đối tác kinh doanh... Mặc dù kiểm tốn cho đổi
tượng nào đi chăng nữa thì cơng việc kiểm toán cũng phải tuân theo pháp luật



19

và các chuân mực nghê nghiệp. Tuy nhiên các điêu kiện riêng của từng đôi
tượng này là không giông nhau, doanh nghiệp có vốn đâu tư nước ngồi khác
với doanh nghiệp nhà nước và khác với công ty cô phần... Luật pháp điều
chính đơi với các đổi tượng này khơng giống nhau, hệ thống quản lý, kiêm
soát cua các đổi tượng này cũng rất khác nhau và mục đích sử dụng kiềm tốn
cùng khơng thống nhất. Thực tế khơng thê đánh giá hoặc so sánh dịch vụ
kiêm toán ở Việt Nam với dịch vụ kiểm toán ở các nuớc phát triển như Anh,
Mỳ, Pháp... bởi hệ thổng lý luận về kiểm tốn, hệ thống quy trình kỳ thuật
nghiệp vụ của Việt Nam vẫn khác nhiều so với các nước đỏ. Điều này thực sự
ảnh hưởng đến các quy định điều chỉnh quan hệ dịch vụ kiểm toán của pháp
luật. Trong bổi cảnh tồn cầu hóa, thị trường dịch vụ kiểm tốn được mở cửa
thì u cầu đặt ra ở đây là phải có sự thu hẹp khoảng cách của sự khác biệt về
khung khô pháp lý, và như vậy sẽ có những tác động khơng nhở tới các quy
định của pháp luật điều chỉnh sao cho phù hợp với khu vực và quốc tế.
Thứ hai, đó là về cơ chế quản lý kinh té. Bất cứ hoạt động kinh tế nào,
dirới chế độ nào đều chịu tác động, chi phối bởi cơ chế quản lý kinh tế nhất
định. Do đó, hoạt động dịch vụ kiểm toán cùng bị chi phối bới cơ chế quản lý
kinh tế và sự điều chỉnh của pháp luật về dịch vụ kiểm toán cùng bị ảnh
hưởng thế hiện qua mục tiêu kinh tế và các chính sách kinh tế. Mục tiêu phát
triển kinh tế có thể làm thay đổi lớn đến nhu cầu về kiểm toán kéo theo nhừng
ảnh hương đến pháp luật về dịch vụ kiểm toán, đặc biệt là về phạm vi điều
chỉnh. Ví dụ chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hoặc quy định
khi công bố BCTC phải được kiểm toán xác nhận đã tạo ra thị trường lớn về
nhu cầu kiểm toán; hoặc định hướng phát triển dịch vụ kiểm toán của Đảng
Cộng sản Việt Nam cũng tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển của hoạt động
này, từ đó u cầu hồn thiện pháp luật về dịch vụ kiểm toán cho phù hợp với

thực tiễn ngày càng được địi hởi ở trình độ cao hon. Chính sách kinh te cũng
có tác động rõ nét đến pháp luật về dịch vụ kiếm toán. Trên cơ sở xác định
mục tiêu phát triên kiêm tốn, Nhà nước đã có hàng loạt các biện pháp đảm
bảo cho sự phát triển như việc đầu tư nghiên cứu các CMKT, kế toán, và quan


20

trọng nhât là xây dựng được một hành lang pháp lý an toàn, đầy đu cho hoạt
động dịch vụ kiêm tốn tồn tại, phát triên. Hoặc chính sách khuyến khích
DNKT quốc tế kết hợp cùng các DNKT trong nước kiểm toán các khách hàng
là doanh nghiệp nhà nước, dự án đã tạo cho sự trao đôi học hỏi kinh nghiệm
cùng nâng cao chất lượng dịch vụ kiếm toán. Đây là những nồ lực lớn nhằm
phát triên hoạt động kiêm toán. Bên cạnh đó có những chính sách nếu khơng
được quan tâm kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt tới việc xây
dựng và thực thi pháp luật về dịch vụ kiếm toán, làm cho pháp luật về dịch vụ
kiêm tốn khơng phù hợp với thực tiễn, cản trở những ý tưởng và hành vi
kinh doanh chính đáng mang lại lợi ích cho người lao động và cả cộng đồng,
làm gia tăng tình trạng vi phạm pháp luật. Ví dụ việc quy định về khung giá
phí kiêm tốn hoặc cơ chế tiền lương của các KTV trong các DNKT là doanh
nghiệp nhà nước làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động, doanh
thu của đơn vị kiêm tốn, từ đó dần việc áp dụng các quy định pháp luật về
dịch vụ kiêm tốn khó khăn.
ỉ. 2.2.2. Nhóm các yếu tổ bôn trong: bao gồm yếu tổ con người và cơng nghệ
cua q trình kiêm tốn.
Con người ln là nhân tố quan trọng và mang tính quyết định trong các
hoạt động kinh tế xã hội. Công việc kiểm toán độc lập do KTV chuyên nghiệp
thực hiện, lao động của KTV (bao gồm cả các cấp quản lý) là yếu tố chính, cơ
bản nhất tạo nên giá trị dịch vụ, vì vậy năng lực cũng như chất lượng của đội
ngũ KTV đều có thể ảnh hưởng tới sự điều chỉnh pháp luật về dịch vụ kiểm

tốn. Nếu KTV có trình độ nghiệp vụ cao, tư chất đạo đức tốt, hiểu biết pháp
luật thì các quy định của pháp luật sẽ thơng thống, cởi mở và tất nhiên là
trình độ phát triên, tư duy lập pháp cũng ở mức độ cao hơn, phức tạp hơn.
Ngược lại, nếu với đội ngũ KTV chưa phát triển thì các quy định của pháp
luật sẽ phai quy định thêm nhiều chế tài để hạn chế và ngăn ngừa các vi phạm
cũng như quy định pháp luật phải chặt chẽ đê tạo hành lang pháp lý cho hoạt
động kiêm tốn phát triến. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về dịch vụ


21

kiêm tốn nếu phù hợp trình độ cua đội ngũ KTV thì việc áp dụng cũng như
thực thi các quy định của pháp luật sẽ dề dàng hơn.
Công nghệ cúa q trình kiểm tốn chính là yếu tố kỳ thuật. Đê cụ thế
hóa các chuẩn mực chun mơn, các DNKT thiết kế riêng cho mình hệ thống
các quy trình kỳ thuật, các bước và phương pháp thu thập bằng chứng kiểm
tốn, để dựa vào đó KTV tiến hành thực hiện công việc được giao. Hệ thổng
các yếu tố kỹ thuật này sẽ đảm bảo cho các KTV thực hiện công việc một
cách khoa học, thu thập được đầy đủ các bàng chứng kiểm tốn thích hợp với
chi phí và thời gian hợp lý, hạn chế thấp nhất rủi ro kiểm tốn. Trong hệ
thống các yếu tổ kỹ thuật có thể kể đến sự hồ trợ của các phần mềm máy tính
được các chuyên gia thiết lập, áp dụng cho một số các thủ tục kiếm tốn như
giúp các KTV có được số liệu phân tích, đánh giá hoặc đưa ra kết quả lựa
chọn phương pháp chọn mẫu,..., và các ứng dụng khác; điều kiện phương tiện
làm việc như máy tính, fax, mạng máy tính nội bộ, phương tiện liên lạc cũng
như đi lại... Cơng nghệ của q trình kiểm tốn phát triển thì chất lượng dịch
vụ kiếm tốn càng được đảm bảo, do đó các quy định pháp luật về dịch vụ
kiểm toán về BCKT sẽ phải đặt ra nhiều yêu cầu cao hơn, cũng như quy định
trách nhiệm của KTV đổi với sản phẩm của mình sẽ phải cao hơn, hay quy
định về mức phí kiểm tốn (trường hợp có quy định mức khung giá phí) sẽ

phải thay đổi cho phù hợp với chi phí bỏ ra. Điều này chứng tỏ cơng nghệ của
q trình kiểm tốn cũng có những tác động nhất định đến quy định của pháp
luật về dịch vụ kiểm tốn, địi hỏi pháp luật phải phù hợp với trình độ phát
triển cơng nghệ của q trình kiểm tốn.


22

Chương 2
Thực trạng pháp luật về dịch vụ kiếm toán ỏ’ Việt Nam
2.1. Nội dung của pháp luật hiện hành về dịch vụ kiểm toán
2. /. 1. Các quy định về doanh nghiệp kiểm toán
Theo quy định hiện hành của Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
kiêm toán độc lập được tơ chức và hoạt động theo các hình thức là: công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (Điều 20 NĐ
105/2004/NĐ-CP và Điều 1 NĐ 133/2005/NĐ-CP). Như vậy, hình thức tơ
chức của các DNKT ở Việt Nam về cơ bản đã tương đồng với hình thức tổ
chức của các tơ chức kiêm toán độc lập ở các nước trên thế giới. Với cam kết
khi gia nhập WTO, việc quy định hình thức tồ chức của các doanh nghiệp
kiểm toán như trên là phù hợp; đồng thời cũng phù hợp với tính chất của hoạt
động cung cấp dịch vụ kiểm toán.
v ề điều kiện để thành lập doanh nghiệp hành nghề kiểm toán, theo quy
định tại Điều 23 Nghị định 105/2004/NĐ-CP thì DNKT chỉ được thành lập
khi có ít nhất 3 KTV có Chứng chỉ hành nghề kiểm toán trở lên làm việc trọn
thời gian cho doanh nghiệp. Trong từng lĩnh vực, ngoài việc tuân thủ các quy
định chung về hoạt động kiểm tốn, cịn có những quy định riêng về các
doanh nghiệp được phép kiểm toán. Trong lĩnh vực ngân hàng, theo Điều 5
Quyết định 121/2005/QĐ-NHNN ngày 2/2/2005 điều kiện để các DNKT
được kiểm tốn các tổ chức tín dụng là phải có vốn điều lệ tối thiểu là 3 tỷ
đồng trở lên đối với DNKT trong nước, vốn điều lệ là 300.000USD đối với

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, có số lượng KTV hành nghề từ 10
người trở lên và một số điều kiện khác như phải bố trí ít nhất 3 KTV hành
nghề tham gia kiểm toán 01 tổ chức tín dụng... Với quy định các tiêu chuẩn,
điều kiện chặt chẽ do tính chất của q trình kiểm tốn tổ chức tín dụng rất
phức tạp như vậy thì các DNKT của Việt Nam đáp ứng được là rất ít. Vì thực
tế các DNKT hiện nay thường chỉ có 03 đến 05 KTV với vốn điều lệ bình
quân từ 1 đến 1,5 tỷ đồng [16]. Điều này yêu cầu các DNKT Việt Nam phải


23

CÓ chiến lược phát triển nâng tầm chất lượng và quy mơ của cơng ty để có thế
đáp ứng các tiêu chuẩn luật định. Đối với việc kiểm toán các cơng ty, doanh
nghiệp tham gia thị trường chúng khốn, DNKT cũng phải đạt được các tiêu
chuẩn về vốn điều lệ và số KTV hành nghề theo Điều 5 Quyết định
89/2007/QĐ-BTC ngày 24/10/2007, đó là: có vốn điều lệ hoặc vốn chù sở
hữu từ 02 tỷ đồng trở lên đối với DNKT trong nước, vốn điều lệ là
300.000USD đối với doanh nghiệp có vổn đầu tư nước ngồi, có số lượng
KTV hành nghề từ 07 người trở lên, thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt
Nam tối thiêu là 03 năm tính từ ngày thành lập đến ngày nộp Đơn đăng ký
tham gia kiểm tốn và có số lượng khách hàng kiểm toán hàng năm tối thiếu
là 30 đơn vị trong 2 năm gần nhất. So với Quyết định sổ 76/2004/QĐ-BTC
ngày 22/9/2004 đã bị thay thế thì quy định trong Quyết định 89/2007/QĐBTC thực sự đã thơng thống, cụ thể hơn rất nhiều và phù hợp với thực tế
phát triên của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như của các DNKT.
Trên thị trường chứng khốn Việt Nam hiện nay có nhiều công ty nhỏ, công
ty mới niêm yết nên việc các cơng ty này thuc kiểm tốn BCTC rất khó vì các
DNKT đã có nhiều khách hàng lớn, khách hàng truyền thống trong khi sổ
lượng các DNKT hiện tại rất ít, điều này dễ gây ra sự độc quyền do cơ hội cho
khách hàng lựa chọn DNKT không nhiều. Tại thời điểm tháng 10/2007, thị
trường chỉ có 12 DNKT được phép kiểm tốn lĩnh vực chứng khốn, trong

khi đó số lượng doanh nghiệp, quỹ đầu tư có nhu cầu kiểm toán đã lên đến
khoảng 300 đơn vị [17]. Theo Quyết định số 76/2004/QĐ-BTC đă hết hiệu
lực thì tiêu chuẩn, điều kiện đối với DNKT được chấp thuận kiểm toán cho tổ
chức phát hành, niêm yết, kinh doanh chứng khoán là phải có số lượng KTV
hành nghề từ 10 người trở lên, thời gian hoạt động kiểm toán phải được 05
năm và số lượng khách hàng kiểm toán hàng năm tối thiểu là 30 đơn vị. Quy
định như vậy là chưa phù hợp trong hoàn cảnh thị trường hiện nay thiếu KTV,
nhât là các KTV có trình độ kinh nghiệm cũng như sự hình thành, phát triên
của các DNKT Việt Nam còn non trẻ và trong thời gian ngắn nên nhất thiết đã
phải sửa đổi, thay thế.


×