Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quy hoạch xây dựng đô thị mới ở Việt Nam-các bài học từ Châu Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

QUY HOẠCH XÂY DƯNG


Đ ồ THỊ MÒI Ở VIỆT NAM -



CÁC BÀI HỌC TỪ CHÂU Á



<i>N guyễn H ữu Thái*</i>


Trong thực tế phát triển gần đây, đơ thị hóa ở châu Á rất khác phương Tây.
Châu Á đã khơng hồn tồn mơ phỏng theo hình mẫu hiện đại phương Tây sau
Thế chiến II. Đó là kiểu đơ thị nặng về phân khu chức năng sử dụng, tập trung
dày đặc vào khu trung tâm, đường cao tốc chạy ngang dọc thành p h ố và bành
trướng ra ngoại ô. Lối quy hoạch đó đang gây rối loạn và làm hại đến môi trường
lãn chất lượng cuộc sống đô thị. Ngoài ra, với lịch sử và truyền thống châu Á,
việc chuyển hóa và nhận thức về tính hiện đại cũng phải mang những đặc điểm
riêng của mình. Điều đó tất nhiên tác động đến hướng phát triển mới của qui
hoạch đô thị châu Á. Trong lúc ấy, chính các nhà qui hoạch đô thị phương Tây
cũng đang nghiêm chỉnh xét lại các quan niệm cũ của mình, đề ra các giải pháp
mới nhắm đáp ứng yêu cầu của thời hậu-hiện đại, phù hợp hơn với những giá
trị, văn hóa và lối sống mới.


Tại khắp châu Á đang xuất hiện một sự Phục hưng rất sinh động với những
giấc mơ và tẩm nhìn mới. Trong đó có tầm nhìn mới về qui hoạch đô thị. Đây
là một phần hợp thành và không thể tách rời phong trào Phục hưng vãn hóa và
tinh thần ở châu Á. Việt Nam trong bước đầu phát triển và hội nhập có thể học
tập những kinh nghiệm đó, rút ra các bài học để làm tốt hơn công tác quy hoạch
đô thị mới của mình.


Với nội dung đó, tơi xin trình bày bài tham luận gồm bốn phần:
1- Quy hoạch đô thị châu Á ngày nay


2- Khủng hoảng và thách thức


3- Truyền thống và hiện đại


4- Những bài học cho quy hoạch đô thị mới ở Việt Nam.


<b>I. QUY HOẠCH ĐÔ THỊ CHÂU Á NGÀY NAY</b>


Các thành p h ố châu Á ngày nay xuất hiện như những công trường xây dựng
lớn. Khơng ít cơng trình cũ đã bị phá đi để xây dựng các công trình to lớn hơn


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

VIỆT NAM HỌC - KỶ YỀU HỘI THẢO QUÔC TỀ LẦN THỨ HAI


và mở rộng đường sá, sân bay. Thiên nhiên bị phá hủy, đất nông nghiệp bị lấn
chiếm để xây dựng các khu nhà ngoại ô và cả sân golf.


Tốc độ, lòng tham lam và mật độ dân số cao là những hiện tượng có thể diễn tả
được tình hình phát triển nhanh chóng trong hầu hết các thành phố tại các nước mạn
Đông châu Á. Sự kết hợp của các yếu tố này đã tạo ra những tình hình xây dựng đơ
thị hồn tồn xa lạ với những lý luận và kinh nghiệm phương Tây. Trừ trường hợp
thủ phủ Chandigarcl ở Ấh Độ (do kiến trúc sư người Pháp Le Corbusier thiết kế năm
1949) và Singapore mang dấu ấn phương Tây, rất ít thành phố mới phát triển ở châu
Á áp dụng nguyên xi những lý thuyết quy hoạch hiện đại và kinh nghiệm phương
Tây sau Thế chiến II.


Suốt mấy thập kỷ qua, người ta đã nghe khơng ít lời phê phán của phương
Tây về sự phát triển mà họ cho là hỗn độn của đô thị châu Á. Vậy mà, mặc cho
các dự đoán bi quan về tương lai của chúng, trong thực tế các thành phố này
vẫn phát triển, thu hút và hấp dẫn, do chính cái trật tự hỗn loạn, sự phong phú
đa dạng và tính phức tạp vồ ý thức của chúng. Các thành p h ố đó vẫn tìm cách
vận hành suôn sẻ cho dù quy hoạch xây dựng chưa tốt, nạn tham nhũng và quản
lý sai lệch, đầu cơ đất đai, đầu tư không cao cho cơ sở hạ tầng.



Ở đây, tốc độ xây dựng và phá hủy thật phi thường do kinh tế phát triển
nhanh cùng sự xây dựng tập trung các cơ quan nhà nước lãn nguồn lực đầu tư
nước ngoài. Tuy vậy, bùng nổ đầu cơ đất đai và bất động sản trở thành nỗi ám
ảnh thường trực, một yếu tố gây rối loạn nền kinh tế khu vực.


Tăng tốc đơ thị hóa, di dân nông thôn vào thành p h ố với qui mô lớn, công
ăn việc làm, nhà ở cho người dân nghèo, chất lượng mồi trường và cuộc sống...
phải chăng là những thách thức chưa từng thấy trong các nền kinh tế đang
phát triển ở châu Á ngày nay. Dự kiến clân số các thành p h ố lớn sẽ nhân lên
gấp hai hoặc ba lần trong vòng vài thập kỷ tới, gánh nặng đè lên các thành
p h ố thật đáng sợ! Tuy nhiên, mức độ phát triển lại không đồng đều. Nếu Nhật
Bản, Singapore, rồi Đài Loan, Hàn Quốc... nhanh chóng tiến vào câu lạc bộ
những nước phát triển, thì nhiều nước châu Á khác vẫn còn chật vật đối đầu
với những vấn đề đạt ra hàng ngày với thành p h ố ngày càng phình lớn khơng
kiểm soát nổi.


<b>II. KHỦNG HOẢNG VÀ THÁCH THỨC</b>


Chúng ta cần nhận diện các mặt mạnh yếu của hiện trạng đô thị châu Á để
nhìn ra được tiến trình chuyển hóa lãn các vấn đề và thách thức mà châu Á phải
đối mặt ngày nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

QUY HOẠCH XÀY DỰNG ĐÔ TH| MỚI Ở VIỆT NAM - CÁC BÀ) HỌC TỬ CHÂU Á


hiện khắp nơi. Phải clìũng đó là sự bất lực của các chính quyền thành phố khi
đương đầu vó’i nạn bùng nổ dân số.


Tuy vậy, cũng có khổng ít thành công trong công tác đổi mới đô thị.
Singapore đã hoàn thành ngoạn mục các mục tiêu xây dựng thành phơ" xanh,


sạch và an tồn chỉ trong vòng vài thập kỷ. Tính hiệu quả của giao thông
công cộng của Singapore và Nhật Bản cũng được cả th ế giới thán phục.


Do sự kiện ca Thái Lan và Nhật Bản đều khổng bị phương Tây biến thành
thuộc địa, nên ở các thủ đổ Bangkok và Tokyo khơng có hệ thơng đường sá
phân cấp. Tuy dân số tập trung rất cao, giao thơng khó khăn, giá đất tăng vọt
nhưng lại tạo ra nhiều trung tâm sinh hoạt sổi động. Các khu đất nằm sau các
đường p h ố lớn lại diễn ra nhiều hoạt động đa dạng, nhà cửa giá cả không
đát. Môi trường có vẻ lộn xộn này lại có tác dụng làm sinh động đời sống đô
thị và tạo những điều bất ngờ thú vị.


Ta không nên xem nhẹ việc cung ứng nhà ở cho dân. Singapore và Hongkong
đã cung cấp được nhà ở cộng đồng cho đa số thị dân. Một nhà xã hội học
Singapore nhận xét: “Việc cung cấp nhà ở toàn dân đã và sẽ là nền tảng của
đảng cầm quyền Hành động Nhân dân hiện nay... làm cho họ ln được lịng
<i>người dân Singapore”. Giải quyết được nơi ở cho dân rõ ràng đã góp phần tạo </i>
nên sự ổn định xã hội và chính trị, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy vậy, việc
đầu tư cho nhà cửa tiện nghi cao tầng kiểu Hongkong và Singapore so ra khá
tốn kém và không thể thực hiện nổi đối với nhiều nền kinh tế kém phát triển.
Vì vậy cũng cần nghiên cứu thêm nhiều giải pháp và kinh nghiệm khác, ví như
của Thái Lan và cả Philippin, Trung Quốc.


Với chính sách tài trợ cho vay vốn mua nhà khá tiến bộ và hữu hiệu,
Bangkok đã thành công cung ứng chỗ ở cho rất đông người dân có thu nhập
thấp. Dĩ nhiên, nhà cửa còn nhỏ hẹp và nằm xa trung tâm, nơi mà giá đất còn
rẻ. Làm được như vậy, chính quyền Thái đã phải đề ra các biện pháp khống
ch ế giá đất và hạn chế quyền mua đất của người nước ngoài. Manila trước đây
cũng đầy rẫy khu ở lụp xụp dạng nhà phố ‘shophouse’. Thành công của “Dự
án Pasig” giải tỏa và ổn định chỗ ở cho hàng nửa triệu người trong các khu nhà
ổ chuột kéo dài 10 năm, ta cần nghiên cứu học tập. Bố trí xây dựng các khu


chung cư gần các đầu mối giao thông như tàu điện, xe buýt là kinh nghiệm
khác của các thành phố mới Trung Quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

VIỆT NAM HỌC - KỶ YỀU HỘI THẢO QUÔC TỀ LẦN THỨ HAI


nhà bất hợp pháp vì chúng ta chưa phân b ố đất đai hợp lý. Một khi có đất với
giá cả phải chăng thì người dân dề dàng xây dựng nhà cửa và thường với mật
độ cao. Hầu hết các thành phố lấy lý do tăng dân và nhu cầu phát triển kinh
tế để bành trướng chiếm dụng đất đai canh tác vùng nông thôn chung quanh.
Những biện pháp này xét ra không hợp lý và không mấy cần thiết. Hai thành
ph ố Singapore và Hongkong đã chứng minh hùng hồn rằng không cần phải mở
rộng địa giới mới phát triển được. Vì vậy ranh giới phải được xác định rõ ràng
và mọi việc nới rộng phải được kiểm soát chặt chẽ. Các biện pháp này cần đặc
biệt được chú ý áp dụng cho siêu đơ thị đang hình thành ở Trung Quốc, Ấn
Độ và Indonesia.


Nghĩ cho cùng thì chức năng quan trọng nhất của đô thị ngày nay là cung
cấp môi trường và chất lượng sống tốt nhất cho mọi người. Ngoài Ưu tiên hàng
đầu tạo công ăn việc làm, chỗ cư trú, người dân cũng cần nơi thư gi-n, vui chơi
giải trí, cơ sở phục vụ xã hội, văn hóa, tinh thần dựa trên những tiêu chí cơng
bằng và bình đẳng xã hội. Dĩ nhiên, đối với những nước cịn khó khăn về mặt
kinh tế, ln có sự lúng túng trong các quyết định. Ví như hoặc để kinh tế tự
do thì dễ nảy sinh nạn đầu cơ đất đai hoặc nhà nước phải mạnh dạn nắm quyền
kiểm soát đất đai. Xây dựng sân golf hay công viên, nhà ở sang trọng hay nhà
bình dân, cửa hàng cao cấp hay chợ cho nhân dân. c ầ n phải dung hịa các lợi
ích khác nhau cùng sự đa dạng nhưng phải bảo đảm xã hội phát triển hài hòa.
Thành p h ố phải thành công tạo ra được những không gian, cảnh quan sôi động
và gây thích thú. Phải chăng các trung tâm đồ thị truyền thống từ lâu đã thành
công tạo được các không gian sinh động lẫn cái hồn đô thị đó. Vì thành phố
khơng chỉ là nơi con người sinh sống, làm ăn mà còn là nơi mà thị dán trải qua


những giờ phút vinh quang lẫn tủi nhục, gặp gỡ, yêu thương, tưởng nhớ và tìm
ra được chính mình.


<b>III. TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI</b>


“Hiện đại” nguyên là một khái niệm của phương Tây để chỉ một tiến trình
lịch sử liên tục diễn ra ở châu Âu và sau đó là ở Hoa Kỳ. Nó đặt nền tảng trên
truyền thống Hy Lạp-La Mã và phát triển xuyên suốt từ các thời Trung đại và
Phục hưng cho đến cuộc Cách mạng Công nghiệp cũng như giai đoạn sau này.
Cho nên, đối với phần lớn học giả phương Tây tất cả các truyền thống nào không
lấy phương Tây làm trung tâm là xa lạ với tính hiện đại và thường bị gọi là các
<i>truyền thống khác.</i>


Vào các th ế kỷ gần đây, phần lớn các nước châu Á đã biên thành thuộc địa
phương Tây. Trong thời kỳ đó, truyền thống bản địa bị ngưng đọng, hoặc còn tệ
hại hơn, nhiều khi còn bị chỉnh sửa, thêm thắt cho hợp khẩu vị của quan thầy
thuộc địa. Chủ nghĩa thực dân không những chỉ tác động về các mặt chính trị
và kinh tế mà còn cả về hệ ý thức và văn hóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ TH| MỦI Ở VIỆT NAM - CÁC BÀJ HỌC TỪ CHÂU Á


trong xã hội ngày nay là quá trình mà mồi nước đều phải kinh qua. Hiện đại


hóa và phát triển kinh t ế là nh ữ n g yếu tố cần thiết đ ể hội n h ậ p vào n ề n văn


hóa th ế giới. Người châu Á phải xem xét lại giai đoạn thuộc địa để điều chỉnh
lại những sự sai lệch vô tình hoặc cố ý. Đây là cơng việc nói thì dễ nhưng thực
hiện rất khó


Ngay đối với những nước từng có truyền thống văn hóa mạnh cũng đã phải


mất cả một thế kỷ phấn đấu để có được tính hiện đại riêng của họ. Trung Quốc,
Nhật Bản và cả Ân Độ và Indonesia đã phải chuyển hóa nhiều trong nội bộ để
đạt được tính hiện đại mang tính đặc thù của riêng họ. Singapore có lẽ là thành
phố châu Á mang nhiều nét phương Tây nhất. Nó rất hữu hiệu và tuân theo một
trật tự duy lý, là nơi mà người phương Tây cảm thấy gần gũi nhất. Nhưng phải
chăng đó chỉ là sự kế thừa lịch sử của chủ nghĩa thực dân Anh, không thể là
một gương mẫu phát triển có bản sắc đáng noi theo.


Ở châu Á, chỉ có Nhật Bản là nước duy nhất đạt được tính hiện đại do bản
thân không bị đè nặng, hoặc bởi truyền thống quá khứ như Trung Quốc, hoặc
do di sản thuộc địa như hầu hết các nước châu Á khác. Cho nên về tất cả các
mặt văn hóa, tinh thần và nghệ thuật, Nhật Bản đã tiếp cận dễ dàng và còn tích
cực đóng góp vào nền văn hóa th ế giới. Nhật Bản đã dãn đầu trong con đường
hóa giải sự khống ch ế văn hóa và mỹ thuật của phương Tây. Theo bước chân
họ, trong những năm gần đây đã có khơng ít người châu Á được th ế giới nhìn
nhận, đặc biệt trong lãnh vực nghệ thuật, và không mãi bị phương Tây xem
thường. Ngày nay khơng ít nhà kiến trúc, quy hoạch đô thị Nhật đã được sắp
ngang hàng hoặc cao hơn nhiều đồng nghiệp phương Tây về cả các mặt lý thuyết
lẫn thực hành. Với tiềm lực tài chính lẫn nhân sự to lớn, người Nhật đã thành
công cải thiện chất lượng môi trường đô thị của họ. Đô thị hoạt động hữu hiệu
và rõ ràng mang đặc điểm Nhật Bản, làm cho nhiều nhà nghiên cứu phương Tây
lãn các học giả châu Á bị ảnh hưởng phương Tây không thể nào ngờ được. Cho
nên chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ càng kinh nghiệm quy hoạch xây dựng đô
thị Nhật Bản trong quá trình đề ra những đường hướng mới cho các thành phố
mới ở châu Á.


Dự kiến vào các thập kỷ tới, xã hội loài người sẽ tiến lên m ạnh mẽ nhờ
khoa học kỹ thuật. Nhiều loại b ện h tật sẽ biến mất trên th ế giới, tiện nghi
đời sống sẽ cao hơn nhiều. Tuy vậy, bùng nổ dân số’ đặc biệt tại các nước
nghèo ở châu Á và châu Phi sẽ trở thành những thách thức mới. Nhiều người


vẫn còn đói khổ và mơi trường tiếp tục xuống cấp. Đối với những nền kinh
tế kém phát triển, mục tiêu của phát triển kinh tế phải bao gồm việc đ á p ứng
nhu cầu cơ bản của nhân dân và xóa đói giảm nghèo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÈU HỘI THẢŨ QUÔC TÊ LAN THỨ HAI


clụng được ngành công nghệ mới này để thủ lợi riêng cho họ. Với công nghệ
thông tin và ứng dụng năng suất cao của nó, các cơng ty sẽ không cần sử
dụng nhiều nhân lực mà chỉ cẩn mở rộng mạng lưới công việc tạm thời và
bán thời gian. Chủ xí nghiệp sẽ đóng thuế ít hơn, khỏi phải bận tâm về phúc
lợi xã hội, đối phó với u sách cơng đồn, về mặt quốc tế, mậu dịch tự do
được đẩy mạnh với sự không c h ế của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia và áp
dụng chạt chẽ tác quyền trí tuệ đặc biệt cho công nghệ cao và cơng nghiệp
giải trí. Người giàu và lớp ưu tú sẽ ngày càng giàu hơn. Người nghèo bị đạt
qua bên lề và ngày càng nghèo đi. Ngay tại Hoa Kỳ, tầng lớp trung lưu đông
đảo trong thực tế cũng không hưởng được lợi lộc gì thêm trong thời kỳ phồn
vinh này.


Nhà nghiên cứu xã hội nổi tiếng người Anh Manuel Castells đã thảo luận
<i>nhiều về cái đặc điểm mà ông gọi là Chủ nghĩa TiC bản Thông tin - chính đó là </i>
xã hội mạng lưới ngày nay. Mạng lưới này hoạt động rất hữu hiệu, khá linh hoạt,
dễ dàng xâm nhập và sáng tạo, đặc biệt rất trung thành với giới Ưu tú sản sinh
ra nó. Nó vô hồn lãn vô cảm, khơng đếm xỉa gì đến phúc lợi xã hội và thẳng
tay loại bỏ những cái gì khơng sinh lợi. Tầm hoạt động của nó là xuyên biên
giới và xuyên thời gian. Mục tiêu duy nhất của nó chỉ là lợi nhuận. Chính chủ
nghĩa tư bản thông tin kết hợp cùng các định chế tài chính, ngân hàng thế giới
do Hoa Kỳ khống chế đã từng gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính
từ châu Á đến châu Mỹ La tinh trong các năm gần đây.


Trong một cuộc hội thảo quốc tế, một học giả Chilê lên tiếng báo động


về tác động ngược thật tai hại của Thời đại Thông tin, khi nó đang tạo ra một
giai câp xã hội mới của những người tiếp cận được thông tin và đông đảo
những người không được tiếp cận chúng. Đổi với những nước kém phát triển,
mục tiêu của phát triển kinh tế phải bao gồm việc cung ứng nhu cẩu cơ bản
và xóa đói giảm nghèo. Ớ phương Tây, có lẽ rồi đông đảo nhân dân sẽ đứng
lên đòi hỏi công bàng xã hội một khi họ nhìn ra được sự khống c h ế trắng
trợn của những trung tâm tài chính kiểu Wall Street Mỹ cùng sự tập trung của
cải quá nhiều vào một số rất ít người.


<b>IV. NHỮNG BÀI HỌC CHO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VIỆT NAM</b>


<i>Ngày nay, người ta nói nhiều đến sự Phục hưng châu Ả, với những giấc mơ </i>
và tầm nhìn mới. Quy hoạch đô thị mới ở châu Á cũng là một tầm nhìn. Nó là
yếu tố hợp thành và không thể tách rời của trào lưu văn hóa và tinh thần chung
đó. Tuy vậy, muốn điều đó trở thành hiện thực, phải giải quyết được ba vấn đề
cơ bản này: phục hồi và sáng tạo lại quá khứ tham gia vào xã hội hậu-hiện đại
toàn cầu và phát triển đô thị cho nhân dân theo các tiêu chí cơng bằng xã hội
và bình đẳng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

QUY HOẠCH XÂY DỰKIG ĐÕ TH| MỚI Ở VIỆT NAM - CÁC BÀI HỌC TỬ CHÂU Á


hảo tồn lịch sử và đi san, không phai như một quá khứ bị đóng bũng mà như
là truyền thống sinh động. Với nỗ lực có ý thức và thời gian, như người Nhật
đà làm, các nhà kiến trúc và quy hoạch châu Á sẽ chuyển hóa đưực các hình
thức truyền thống thành hình thức hiện đại và sinh động với tính chất và đặc
trưng nổi trội của châu Á. Hoặc nói như một nhà kiến trúc lớn: «Địa phương
hóa kiến trúc hiện đại và hiện đại hóa kiến trúc địa phương”.


Thứ hai là chân Á phái tham gia vào xã hội hậu-hiện đại của thế giới. Xã hội
mới đặt trọng tâm vào con n^ười và phát triển bền vững, với những giá trị và


tiêu chí hồn tồn khác với khn mầu xã hội công nghiệp phương Tây duy ỉý
và vô hồn kiểu cũ. Những thành phố mới châu Á sẽ tự do, khoan dung, đa dạng,
iront; sán« và dân chủ, đề cao phong trào xanh, nguồn lực bền vững và chống
lại chủ nghĩa tiêu thụ quá đáng. Tron« nhữn« nền kinh tế kém phát triển, các
kế hoạch xây dựng đô thị phải chú ý nhiều hơn đến lớp người thu nhập thấp
và còn nghèo khổ.


Thứ ba là châu Á phải mạnh dạn đón nhận công nghệ thông tin và xã hội
mạng lưới. Chủ nghĩa nhân văn và bệnh sùng bái kỹ thuật luôn mâu thuẫn nhau.
Con người cần có khoa học kỹ thuật để tiến bộ nhưng không để bị chúng khống
chế. Tuy nhiên, chúng ta chống lại sự khống chế của chủ nghĩa tư bản thông
tin. Đó là cuộc đấu tranh chống lại thế lực tư bản bảo thủ Mỹ lẫn “chủ nghĩa
thực dân thị trường” kiểu mới, rất xa lạ với những lý tưởng công bằng xã hội và
bình đẳng. Chỉ với lòng quyết tâm và nỗ lực chúng ta mới thực hiện được một
nền quy hoạch đô thị mới cho châu Á. Điều đó địi hỏi phải đương đầu với những
nhưực điểm cố hữu như tham nhũng và bè phái, gạt ra ngoài những lý thuyết
va cách làm quy hoạch lỗi thời. Chúng ta hướng về một nền quy hoạch đô thị
phục vụ nhân dân, đa dạng và khoan dung. Thành phố châu Á đông dân với
đường p h ố sinh động và không ngớt tạo bất ngờ thích thú. Chúng sẽ tạo một
môi trường đô thị mang sắc thái đặc thù châu Á, không lầm lãn vào đâu được
đối với các nền văn hóa, các giá trị cùng lối sống khác.


<b>V. KẾT LUẬN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÊU HỘI THẢŨ QUÔC TỀ LẪN THỨ HAI


thông trầm trọng, di sản kiến trúc, cảnh quan đô thị mất dẩn. Gần đây, việc
chuyển đổi nhanh từ một nền kinh tế k ế hoạch sang kinh tế thị trường cũng
gây ra khơng ít hỗn loạn.



Tuy vậy, đơ thị hóa là hệ quả tất yếu của quá trình cơng nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước. Các thành phố như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Năng... sẽ nhanh chóng biến thành các quần cư đô thị lớn trong một
tương lai khổng xa. Dự kiến chỉ vài thập kỷ nữa là số dân đô thị Việt Nam sẽ
chiếm một nửa dân số cả nước. Nhiều vấn đề lớn đang đặt ra cho công tác quy
hoạch xây đựng đô thị mới ở nước ta. Mong rằng quy hoạch xây ciựng đô thị
mới của ta sẽ rút tỉa được các bài học kinh nghiệm phát triển đô thị các nước
châu Á. Nhất là tìm cách biến sự phát triển chậm của mình thành thế mạnh và
bảo vệ tương lai bằng cách phát huy, chứ không nên làm lu mờ những đặc điểm
lịch sử, đi sản văn hóa của mình.


<b>TÀI LIÊU THAM KHẢO</b>


<i>1. H iến chương Bắc Kinh '99: K iến tn íc của th ế kỷ XXI, tài liệu Đại hội Kiến trúc SƯ Quốc tế </i>
UIA lđn thứ XX ở Bác Kinh, 1999 .


<i>2. William s. w . Lim, Asian Neir Urbanism, tham luận Đại hội Kiến trúc sư Quốc tế UIA, Bdc </i>
Kinh 1999.


<i>3. Robeit Venturi and Denise Scott Brown, A rchitecture a n d Decorative Arts, Institute Publishing </i>
Co Ltd, Kajima, 1991.


<i>4. Rem Koolhaas and Bruce Mau, S,M, L, XL, 101 Publishers, Rotterdam, 1995.</i>
<i>5. Anwar Ibrahim, The Asian Renaissance, Times Books International, 1996.</i>


<i>6. Manuel Castells, The Inform ation Age: Economy, Society a n d Culture, Blackwell Publishers, </i>
London, 1996/ 97.


<i>7. Nguyễn Hữu Thái, H ành trang bước vào thiên niên kỷ, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2001.</i>
<i>8. Nguyễn Hữu Thái, Những vẩn d ề kiến trúc dương d ạ i Việt N am , Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2002.</i>


<i>9 Nguyễn Hữu Thái, X u bướng mới trong kiến trítc - đơ thị th ế giới và Việt Nam thời hội nhập,</i>


Nxb Xây dựng, Hà Nội,


</div>

<!--links-->

×