Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.74 KB, 18 trang )

CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG THANH XUÂN.
I. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Công thương Thanh Xuân
trong năm 2002:
Với mục tiêu " ổn định - An toàn và phát triển " NHCT Thanh Xuân đã đề ra
định hướng chiến lược cho hoạt động tín dụng cho năm 2002 với các nội dung:
1. Tập trung các biện pháp để đẩy mạnh huy động vốn, tích cực tiếp thị để
khai thác các nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn, đảm bảo
đủ vốn để cho vay các thành phần kinh tế và nhu cầu thanh toán của khách hàng.
2. Chủ động nắm diễn biến lãi suất, phí dịch vụ trên thị trường để điều chỉnh
kịp thời đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu
tăng trưởng huy động vốn và cho vay nền kinh tế.
3. Tiếp tục mở rộng và tăng trưởng tín dụng, tập trung đầu tư vào các doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả, có tín nhiệm với Ngân hàng.
4. Thực hiện nghiêm túc việc hạch toán dự thu, dự trả hàng tháng để phản
ánh đúng kết quả tài chính, bám sát kế hoạch lợi nhuận được giao, triệt để tận thu
và tiết kiệm chi phí đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi
nhuận được giao.
5. Tăng cường kiểm tra và kiểm soát nội bộ, nâng cao ý thức chấp hành cơ
chế chính sách của ngành và của NHCT. Tăng trưởng dư nợ nhưng không hạ thấp
điều kiện tín dụng và lãi suất. Sử lý nghiêm đối với cán bộ vi phạm.
Mục tiêu:
a. Tổng nguồn vốn huy động đạt B/Q 900 tỷ đồng – cao nhất 1000 tỷ đồng.
Trong đó: Nguồn vốn VNĐ chiếm 70%
Nguồn ngoại tệ chiếm 30%
Nguồn tiền gửi doanh nghiệm chiếm 25% tổng vốn huy động.
b. Dư nợ cho vay và đầu tư B/Q đạt 750 tỷ đồng – cao nhất 900 tỷ đồng.
Trong đó: Cho vay trung dài hạn đạt 40% tổng dư nợ.
c. Lợi nhuận hạch toán vượt 5 – 7% kế hoạch.
d. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là < 1,33%.
e. Tỷ lệ NQHcó khả năng tổn thất/Dư nợ quá hạn < o,5.


II. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với Chi nhánh Ngân hàng Công
thương Thanh Xuân:
1. Công tác tổ chức, đào tạo cán bộ:
Con người là yếu tố trung tâm, quyết định hiệu quả trong mọi hoạt động
kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng. Vì vậy,
việc đào tạo được một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ nghiệp vụ cao , có đạo
đức và tinh thần trách nhiệm tốt đối với công việc là một trong những biện pháp rất
quan trọng để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Trong những năm gần đây, NHCT Thanh Xuân đã có những biện pháp đào
tạo cán bộ như cử cán bộ tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo do NHNN
Việt Nam tổ chức hay những buổi học tập nghiệp vụ tại chỗ do trung tâm đào tạo
NHCT Việt Nam giảng dạy... Đó là những dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ ý thức
của ban lãnh đạo trong công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nghiệp
vụ cho cán bộ, nhân viên của Chi nhánh. Những việc làm này cần tiếp tục được
phát huy. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thấy rằng hiệu quả của các công việc trên
còn hạn chế do thời gian huấn luyện ngắn và phần nào còn mang tính phổ cập chưa
thật chuyên sâu.
Hiện nay, ở NHCT Thanh Xuân, các cán bộ được giao nhiệm vụ theo hình
thức khoán quản lý mức dư nợ, họ phải đảm đương mọi công việc như tìm kiếm
khách hàng, thẩm định dự án, phân tích tài chính, thanh tra, kiểm soát đến cho vay
và thu nợ. Hàng loạt những công việc đó đòi hỏi trình độ của cán bộ tín dụng phải
toàn diện và có hiểu biết nghiệp vụ sâu sắc. Vì vậy, công tác đào tạo cán bộ phải
chú trọng đến đào tạo chuyên sâu và toàn diện các mặt như luật pháp, tài chính, kế
toán hay maketing ...
Cùng với việc tổ chức các hoạt động đào tạo cán bộ , Ngân hàng còn cần
phải đề ra những tiêu chuẩn về bằng cấp, kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ hay khả
năng giao tiếp làm cơ sở cho việc tuyển chọn cán bộ, đồng thời khuyến khích các
cán bộ cũ của ngân hàng không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để trau dồi kiến thức
năng lực.
Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, ban lãnh đạo Ngân hàng phải cân

nhắc thận trọng khi bố trí nhân sự để phát huy được thế mạnh và hạn chế được
nhược điểm của mỗi cán bộ. Điều đó đòi hỏi ban lãnh đạo phải thường xuyên theo
sát hoạt động của nhân viên để đánh giá về họ được chính xác. Ngoài ra, việc đề ra
một chế độ đãi ngộ xứng đáng như về lương, thưởng đối với cán bộ tín dụng để
động viên, khuyến khích kịp thời nhằm làm cho cán bộ, nhân viên không ngừng
nâng cao tinh thần trách nhiệm, kích thích sự cố gắng phấn đấu trong công tác
nghiệp vụ của mỗi người.
2. Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin:
Thu thập, phân tích và xử lý kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến
hoạt động tín dụng là điều hết sức cần thiết, nó giúp nâng cao hiệu quả công tác tín
dụng và hạn chế rủi ro.
Trong giai đoạn thẩm định dự án, giai đoạn quyết định sự an toàn của khoản
tín dụng - cán bộ tín dụng phải nắm được những thông tin tài chính cũng như các
thông tin phi tài chính của doanh nghiệp để ra quyết định cho vay bảo đảm có hiệu
quả. Các thông tin tài chính gồm : Khả năng tài chính, kết quả kinh doanh trong
quá khứ, công nợ, nhu cầu vốn hợp lý, hiệu quả của phương án sản xuất kinh
doanh, khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp... Các thông tin phi tài chính gồm :
Tư cách, uy tín, năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh, quan hệ xã hội,
gia đình, kinh tế ... của người vay, cung cầu, giá cả thị trường... của đối tượng được
cấp tín dụng. Yêu cầu của thông tin là phải chính xác, đầy đủ, kịp thời. Để đạt
được điều đó có nhiều kênh thông tin khác nhau. Hiện nay các cán bộ tín dụng có
thể lấy thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC ) của NHNN hay trung tâm
phòng ngừa rủi ro ( TPR) của NHCT Việt Nam. Những thông tin này tuy còn ít và
chưa thật kịp thời nhưng cũng rất quan trọng và cần thiết, cán bộ tín dụng cần phải
biết cách tra cứu, tìm tòi để tận dụng triệt để nguồn tin này. Đồng thời, theo quy
định của Ngân hàng, các cán bộ tín dụng phải tự mình đi thu thập thông tin ngay từ
chính khách hàng đến vay vốn. Trên cơ sở những thông tin thu thập được, cần phân
tích cẩn thận để có quyết định chính xác, tránh để xảy ra rủi ro do khách hàng sử
dụng các thủ đoạn lừa đảo, giả mạo hồ sơ vay vốn hay tận dụng các sơ hở của luật
pháp để dùng một tài sản thế chấp vay vốn nhiều ngân hàng khác nhau.

Sau khi cho vay vốn, vấn đề đặt ra là phải giám sát người vay, đảm bảo sử
dụng vốn vay đúng mục đích và tiến độ. Việc giám sát có thể được thực hiện qua
nhiều hình thức như kiểm tra định kỳ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kiểm
tra tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, kiểm tra khả năng chi trả, thanh toán của
doanh nghiệp... Kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro tín dụng để sớm có biện
pháp xử lý thích hợp.
3. Linh hoạt sáng tạo trong xử lý nghiệp vụ:
Trong quá trình cho vay, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, tránh được rủi ro,
kể cả khi công tác thẩm định đã được thực hiện tốt, kế hoạch vay vốn vẫn có thể
gặp khó khăn nảy sinh trong thời gian sử dụng vốn vay, vì vậy sự linh hoạt, sáng
tạo trong xử lý nghiệp vụ của cán bộ tín dụng là một biện pháp quan trọng nhằm
hạn chế rủi ro tín dụng.
Khi khách hàng gặp khó khăn trong quá rình sản xuất kinh doanh, rủi ro tín
dụng là điều rất dễ xảy ra, trong những tình huống đó, cán bộ tín dụng kết hợp với
doanh nghiệp cùng tháo gỡ khó khăn sẽ bảo vệ được lợi ích của cả doanh nghiệp
và Ngân hàng. Khi đó có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
+ Gia tăng khối lượng tiền cho vay đối với những doanh nghiệp có phương
án phục hồi sản xuất có tính khả thi cao. Giải pháp này chỉ thực sự có hiệu quả khi
cả ngân hàng và doanh nghiệp đều phải nỗ lực cho doanh nghiệp đi lên. Nếu không
có sự giúp đỡ này của Ngân hàng thì món nợ của doanh nghiệp có nhiều khả năng
không thể được thanh toán dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.
+ Ngân hàng có thể kêu gọi người bảo lãnh để cứu giúp cho doanh nghiệp
đồng thời đảm bảo được sự san sẻ rủi ro.
+ Cán bộ tín dụng có thể cố vấn cho doanh nghiệp vè các vấn đề như sáng
kiến cải tiến, chuyển hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát hiện bất hợp lý
giúp doanh nghiệp tự tháo gỡ khó khăn.
4. Các giải pháp phân tán rủi ro tín dụng:
Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh tiền tệ, rủi ro là điều khó tránh
khỏi. Vấn đề là làm thế nào để tối thiểu hoá những rủi ro đó, đồng thời đạt được
mục tiêu lợi nhuận. Phân tán rủi ro chính là việc thực hiện nguyên tắc kinh điển

trong kinh doanh : " Không nên bỏ tất cả số trứng của bạn vào một rổ ". Có các
cách phân tán rủi ro như sau :
4.1. Đa dạng hoá đối tượng đầu tư:
Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất của NHTM trong việc phân tán rủi
ro. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư, nhiều
ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau.
Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, khuếch
trương thanh thế, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện được điều
này, NHCT Thanh Xuân cần vạch ra được một chiến lược kinh doanh thích hợp
trên cơ sở quán triệt các vấn đề sau :
+ Đầu tư vào nhiều ngành kinh tế khác nhau, để tránh sự cạnh tranh của các
tổ chức tín dụng khác trong việc dành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số
ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà
nưóc với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế
hoạch cơ cấu lại nền kinh tế.
+ Đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác
nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm đặc biệt là những loại
sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích hay những sản phẩm
đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.
+ Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ
cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và
rủi ro bất ngờ của khách hàng đó.
+ Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau bảo đảm sự cân đối giữa số vốn
cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi
ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.
+ Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng VND và cho vay bằng
ngoại tệ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng tránh đựoc rủi ro
tín dụng do sự thay đổi tỷ giá hối đoái.
.4.2. Cho vay đồng tài trợ:
Trong thực tế, có những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn mà một

ngân hàng không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn
và khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, các ngân hàng
cùng nhau liên kết để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi
và nghĩa vụ của mỗi bên.
Đây là một hình thức tín dụng khá mới mẻ đối với các NHTM Việt Nam.
Trong thời gian qua, NHCT Thanh Xuân chưa thực hiện một khoản cho vay đồng
tài trợ nào, một phần do sự phức tạp của hình thức này, một phần còn do vướng
mắc trong việc thoả hiệp giữa các ngân hàng về quyền lợi và trách nhiệm trong khi
liên kết.
Hiện nay NHNN Việt Nam đã ra quy chế về vấn đề cho vay đồng tài trợ là
tiền đề, cơ sở về mặt pháp lý cho việc xúc tiến hoạt động đó.
Để thực hiện có hiệu quả hình thức tín dụng này, các ngân hàng cần phải có
ý thức hợp tác, đồng thời cần phải có một ngân hàng chủ trì cho việc thoả hiệp
giữa họ, vai trò này có thể giao cho NHNN hoặc UBND cấp tỉnh, thành phố thực
hiện.
.4.3. Bảo hiểm tín dụng:
Bảo hiểm tín dụng là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro. Bảo hiểm tín
dụng có thể thực hiện dưới các loại như: bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài
sản, bảo hiểm tiền vay. Có thể học hỏi một số hình thức bảo hiểm mà các nước đã
thực hiện như sau:
+ Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho ngành, nghề mà
họ kinh doanh.
+ Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên
nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.
+ Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay.
5. Các biện pháp bảo đảm tiền vay:
Theo luật các tổ chức tín dụng, theo quy định của Nghị định 178/1999/NĐ-
CP của Chính phủ và thông tư số 06 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng,
ngân hàng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hay
cho vay không có bảo đảm theo quy định và chịu trách nhiệm về quyết định của

mình.
5.1. Trường hợp khách hàng có đủ điều kiện được vay không có bảo đảm bằng tài
sản:
Trong trường hợp này, Ngân hàng có thể quyết định cho vay nhưng cần lưu
ý một số điểm sau:
+ Phải xác định được những tài sản có khả năng bảo đảm để trong trường
hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, Ngân
hàng sẽ buộc họ thực hiện các biện pháp bảo đảm.
+ Có biện pháp thu nợ trước hạn nếu khách hàng không thực hiện được các
biện pháp bảo đảm tài sản trong trường hợp trên.
5.2. Trường hợp vay vốn có bảo đảm bằng tài sản:
Nếu tiền vay được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay ngân hàng
cần có những biện pháp quản lý như sau :
+ Xác định rõ quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản hình thành từ vốn
vay của người vay.

×