Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154 KB, 21 trang )

TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
2.1. Sự cần thiết phải tiến hành tự do hoá tài chính tại Việt Nam.
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới việc nâng cao chất lượng
cuộc sống vật chất, tinh thần của con người thông qua các hoạt động kinh tế, chính
trị, tư tưởng, văn hoá...,trong đó, hoạt động kinh tế đóng vai trò quyết định. Chính
vì vậy, mục tiêu chính của các nước đang phát triển hiện nay là phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, cũng giống như các nước đang phát triển khác, để làm được điều đó,
Việt Nam không thể chỉ sử dụng nguồn lực trong nước mà cần phải huy động tối
đa các nguồn lực bên ngoài bằng cách mở cửa nền kinh tế, thực hiện tự do hoá
kinh tế nói chung và tự do hoá tài chính nói riêng. Như đã phân tích ở chương 1,
tuy còn có những tranh luận về lợi ích và tác hại của tự do hoá tài chính nhưng
chắc chắn rằng, những lợi ích mà tự do hoá tài chính mang lại sẽ lớn hơn nhiều so
với những nguy cơ mà nó có thể gây ra, đồng thời, những nguy cơ ấy là hoàn toàn
có thể phòng tránh được nếu chúng ta có một lộ trình thực hiện đúng đắn, một cơ
chế giám sát chặt chẽ có hiệu quả và sự chuẩn bị tốt cho năng lực của các tổ chức
trung gian trong nước.
2.2. Quá trình tự do hoá tài chính ở Việt Nam.
Ý thức được tầm quan trọng của khu vực tài chính trong nền kinh tế, ngay từ
khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Việt Nam đã có rất nhiều những cải cách liên quan
đến khu vực này theo hướng nới lỏng dần cơ chế quản lý đối với hệ thống tài
chính, từng bước nâng cao vai trò của thị trường trong sự vận hành của đồng vốn.
Phần viết dưới đây tập trung phân tích những kết quả cũng như tồn tại của quá
trình tự do hoá tài chính ở Việt Nam theo các khía cạnh: lãi suất, thị trường tín
dụng, các định chế tài chính, dịch vụ tài chính và bước đầu đánh giá một số tác
động của quá trình đó tới nền kinh tế Việt Nam
2.2.1. Tự do hoá lãi suất
Chính sách lãi suất luôn có tác động rất lớn tới tất cả các lĩnh vực của nền
kinh tế. Cơ cấu và các mức lãi suất trong một nền kinh tế thị trường nhằm để hỗ trợ
cho ba mục tiêu sau đây:
- Khuyến khích tiết kiệm và trung gian tài chính.
- Hướng các nguồn lực tài chính vào các hoạt động có tỷ suất lợi


nhuận cao nhất, cũng như điều chỉnh co cấu kỳ hạn của các luồng vốn tài chính,
tức là ngắn hạn với dài hạn.
- Mang lại mức chênh lệch đủ để các tổ chức tài chính trang trải chi
phí hoạt dộng, chi phí vốn, chi phí chấp nhận rủi ro và lợi nhuận trên vốn tự có.
Để đạt được những mục tiêu trên, lãi suất thực phải dương và thống nhất với
những giao dịch tài chính. Chính sách lãi suất của Việt Nam cũng không đi chệch
những mục tiêu này.
a) Kết quả đạt được
Từ khi bắt đầu chương trình đổi mới, NHNN đã chuyển từ cách điều hành
can thiệp sâu trước đó sang tạo mức chủ động cao hơn cho các ngân hàng trong
việc ấn định từng loại lãi suất cụ thể và giảm bớt những lệch lạc. Các mốc cụ thể là:
- Tháng 3/1989, NHNN quán triệt một mức lãi suất dương, tuy nhiên
do không kiềm chế được lạm phát ( năm 1990 đến năm 1992 ) nên lãi suất âm vẫn
xuất hiện.
- Tháng 10/1993, NHNN đã hạn chế được tính bao cấp hành chính và
phức tạp trong chính sách lãi suất bằng việc loại bỏ các lãi suất cho vay cụ thể theo
ngành, thay bằng lãi suất phân biệt theo cơ cấu kỳ hạn khoản vay ( cơ chế lãi suất
trần tín dụng ) và đồng thời thi hành cơ chế lãi suất thoả thuận đối với những
trường hợp cho vay từ nguồn phát hành kỳ phiếu. Thêm vào đó, NHNN đã ấn định
lãi suất danh nghĩa ở mức làm cho lãi suất thực chủ yếu là dương, điều này cho
thấy sự kiềm chế về tài chính đã được giảm thiểu.
- Tháng 1/1996, NHNN áp dụng cơ chế một trần lãi suất tín dụng,
khống chế chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra, tự do hoá lãi suất đầu vào , trần lãi
suất tín dụng trung - dài hạn được qui định cao hơn trần lãi suất tín dụng ngắn hạn.
Tới thời điểm này, các ngân hàng mới thực sự có tính tự chủ trong các hoạt động
của mình. Việc áp dụng mức chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay ở mức 0,35%/
tháng không đem lại hiệu quả kinh tế và gây khó khăn phức tạp trong việc tính
toán và kiểm soát của NHNN.
- Tháng 1/1998, NHNN chỉ tập trung vào điều hành trần lãi suất tín dụng
( bỏ mức chênh lệch khống chế), tiếp tục nâng cao một bước tính tự chủ của các

ngân hàng.
- Tháng 8/2000, NHNN đã tiến một bước quan trọng trong việc chuyển đổi
lãi suất sang cơ chế thị trường qua việc thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản. Theo đó,
NHNN tham khảo lãi suất của các NHTM chủ chốt để đưa ra lãi suất cơ bản và cho
phép các NHTM được tự quyết định lái suất cho vay trên cơ sở không vượt quá
biên độ mà NHNN khống chế. Tuy nhiên, thực chất cơ chế này vấn còn là một hình
thức lãi suất trần.
- Ngày 30/5/2002, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành quyết định số
546/2002/QĐ-NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động
tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng. Cơ chế
lãi suất thoả thuận là cơ chế lãi suất thị trường theo đó, lãi suất được hình thành và
biến động chủ yếu do quan hệ cung - cầu vốn thị trường, sự kiểm soát lãi suất của
NHNN được thực hiện thông qua việc điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ
tác động lên cung - cầu vốn để hướng lãi suất thị trường biến động phù hợp với
mục tiêu của chính sách tiền tệ. Rõ ràng đây là một bước chuyển đổi quan trọng,
mạnh mẽ và cần thiết trong chính sách tín dụng, phù hợp với nguyên tắc thị trường,
nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính được phân bổ một cách hiệu quả hơn.
b) Tác động tích cực của việc thay đổi cơ chế lãi suất theo hướng thị trường.
Đối với các nước, việc thực hiện cơ chế lãi suất thị trường là yếu tố có tính
"hạt nhân" để thúc đẩy thị trường tài chính phát triển theo chiều sâu, làm tăng tính
cạnh tranh, thúc đẩy các dịch vụ tài chính phát triển, góp phần ổn định và phát triển
kinh tế vĩ mô, hội nhập kinh tế quốc tế (thể hiện ở chỉ tiêu M
2
/GDP- phản ánh mức
độ huy động vốn trong nước của khu vực tài chính chính thức tăng lên, như Thái
Lan tăng từ 52% lên 80% năm 1994, Singapore tăng từ 58% lên 84,4% so sánh
giữa trước và sau thời điểm tự do hoá lãi suất...).
Đối với Việt Nam, quá trình thay đổi cơ chế lãi suất theo thị trường có những
tác động tích cực đối với kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính - tiền tệ, biểu hiện
như sau:

Một là: việc "nới lỏng" cơ chế điều hành lãi suất theo hướng thị trường đã tạo
khả năng cho thị trường tài chính phát triển theo chiều sâu, thể hiện trong biểu đồ
biến động tăng chỉ tiêu M
2
/GDP ( xem biểu đồ 1)
Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 7 năm 2002
Hai là: sự thay đổi của chính sách lãi suất là phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ
mô, nhưng cũng chính yêu cầu phát triển nền kinh tế, tiền tệ hoá các mối quan hệ
kinh tế và sự hình thành các nhân tố kinh tế thị trường đã buộc chính sách lãi suất
phải có sự "nới lỏng" để chuyển dần sang cơ chế lãi suất thoả thuận nhằm tạo điều
kiện cho việc huy động tối đa nguồn lực trong nước phục vụ cho đầu tư phát triển
và đồng bộ với tổng thể chính sách kinh tế - tài chính -đối ngoại (vốn huy động và
tín dụng đối với nền kinh tế tăng trưởng trên 20%/năm; vốn tín dụng cung ứng cho
nền kinh tế tuy tăng trưởng mức cao, năm 1991 tương đương 21% GDP, năm 2001
là 40%) (xem biểu đồ 2)
Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 7 năm 2002
Ba là: việc "nới lỏng" cơ chế lãi suất làm cho lãi suất tự điều chỉnh linh hoạt
và phù hợp hơn với quan hệ cung - cầu vốn thị trường, các luồng vốn được lưu
chuyển đến nơi có lợi nhuận cao với mức rủi ro thấp, nâng cao hiệu quả đầu tư
thúc đẩy việc các NHTM phát triển nhanh chóng mạng lưới chi nhánh ở thành thị,
nông thôn, đưa ra các mức lãi suất, sản phẩm dịch vụ thích hợp cho các khách
hàng. Thực tế những năm 1991 - 1995 cho thấy khi NHNN khống chế chặt chẽ
mức trần lãi suất cho vay ở mức thấp đã khuyến khích sự vay mượn lòng vòng trên
thị trường không chính thức, trốn tránh sự kiểm soát, lãi suất tiền gửi tăng, nhưng
lãi suất cho vay lại không tăng được và chênh lệch lãi suất chỉ đủ bù đắp chi phí
kinh doanh, lợi nhuận rất thấp, khả năng tài chính của các NHTM bị yếu đi, dễ gây
xáo trộn, tổn thương cho thị trường tài chính.
Bốn là: quá trình chuyển dần sang cơ chế lãi suất thoả thuận đi liền với quá
trình "nới lỏng" kiểm soát ngoại hối và thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt làm cho
lãi suất trong nước bám sát hơn lãi suất quốc tế, việc huy động vốn ở trong nước và

từ nước ngoài tăng lên để tài trợ cho nhu cầu tín dụng trong nưóc.
Năm là: quá trình chuyển dần sang cơ chế lãi suất thoả thuận làm cho mức
biến động ngày càng tăng của các luồng vốn đầu tư, NHNN phải sử dụng và phát
huy nhiều hơn các công cụ gián tiếp để điều hành chính sách tiền tệ, tăng cường
kiểm soát rủi ro tín dụng và phát triển đồng đều các bộ phận của thị trường tiền tệ.
Sáu là: sau mỗi giai đoạn "nới lỏng" cơ chế điều hành lãi suất, việc huy động
vốn và mở rộng cho vay của TCTD được thuận lợi hơn, người sản xuất và tổ chức
kinh tế ở nông thôn được vay vốn nhiều hơn do khối lượng vốn chuyển về khu vực
nông thôn tăng lên (tín dụng đối với khu vực nông thôn 5 năm gần đây tăng bình
quân 23 - 25%/năm, lớn hơn mức bình quân chung).
Bảy là: ngân sách Nhà nước có điều kiện huy động được tối đa nguồn lực
trong nước để bù đắp thâm hụt, thay vì đi vay nước ngoài quá lớn hoặc sử dụng
tiền phát hành.
Như vậy, với điều kiện kinh tế - xã hội và thị trường tài chính - tiền tệ trong
những năm qua, việc áp dụng cơ chế điều hành lãi suất theo hướng thị trường là
bước đi thích hợp. Tuy nhiên, nhìn lại cơ chế điều hành lãi suất cơ bản thời gian
qua có một số tồn tại.
c) Các tồn tại.
- Về thực chất, cơ chế lãi suất cơ bản vẫn còn sự can thiệp hành chính của Nhà
nước, thể hiện ở việc khống chế biên độ. Trên thực tế, lãi suất cho vay và huy động
của TCTD của địa bàn thành thị về cơ bản đã thực hiện theo cơ chế lãi suất thoả
thuận; đối với địa bàn nông thôn lãi suất cho vay đã sát biên độ, làm cho lãi suất
nhiều khi không phản ánh đúng cung - cầu vốn thị trường, các TCTD gặp trở ngại
trong việc huy động và cho vay vốn.
- Do việc khống chế biên độ làm cho các TCTD không thể phản ứng kịp thời
để phòng tránh rủi ro về lãi suấtvà thanh khoản khi lãi suất thị trường tiền tệ trong
và ngoài nước biến động theo hướng tăng, chênh lệch lãi suất cho vay và huy động
bị thu hẹp do lãi suất huy động tăng nhưng lãi suất cho vay không tăng.
- Cơ chế lãi suất có sự kiểm soát bằng công cụ hành chính không phù hợp với
yêu cầu của việc phát huy và khai thác nguồn vốn nội lực đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, vì với tư cách là "hàng hoá", nó vận hành
theo quan hệ cung - cầu, nếu lãi suất thấp việc huy động vốn sẽ khó khăn.
Những tác động tích cực của cơ chế điều hành lãi suất theo hướng thị trường
và hạn chế của cơ chế lãi suất cơ bản thời gian qua cho thấy rằng việc chuyển sang
thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận là điều cần thiết.
2.2.2. Tự do hoá hoạt động tín dụng
a) Kết quả.
Chính sách tín dụng của NHNN Việt Nam theo đuổi các mục tiêu : đẩy
mạnh huy động vốn để cho vay; đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng giảm bớt tín
dụng ngắn hạn, nâng dần tỷ lệ cho vay trung và dài hạn; mở rộng tín dụng cho mọi
thành phần kinh tế; tín dụng không chỉ dành riêng cho khu vực quốc doanh và dân
cư ; nâng cao tính hiệu quả của tín dụng và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong
tín dụng.
Kết quả các năm vừa qua đã cho thấy công tác tín dụng đã đạt được một số
kết quả tích cực nhất định. Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn so tổng dư nợ cũng như tỷ
trọng tín dụng cấp cho các doanh nghiệp quốc doanh đã giảm
Bảng 2.1. Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn so với tổng dư nợ của các ngân hàng
Chỉ tiêu 1991 1997 1998
Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn so với tổng dư nợ tín dụng (%) 85.0 60.5 54.5
Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp quốc doanh (%) 90.0 51.0 75.0
Nguồn: Báo cáo của IMF 1- 2000
Quy chế tín dụng ngày càng phù hợp với nền kinh tế thị trường, "thông
thoáng hơn". Gần đây nhất, Quyết định số 1627/2001/QG-NHNN ban hành về Quy
chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, với nhiều điểm mới:
- Đối tượng áp dụng được cụ thể hơn trước: các tổ chức tín dụng được thành
lập và thực hiện nghiệp vụ cho vay theo qui định của Luật các tổ chức tín dụng.
Khách hàng vay tại tổ chức tín dụng, bao gồm: các pháp nhân là: doanh nghiệp
Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, các pháp nhân, cá nhân là người nước ngoài và các tổ
chức khác có đủ các điều kiện qui định tại Điều 94 của Bộ Luật dân sự, cá nhân, hộ

gia đình, tổ hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân.
- Đối tượng cho vay được mở rộng bao gồm giá trị vật tư, hàng hoá, máy
móc, thiết bị và các khoản chi phí hợp lý, trong đó tiền thuế xuất khẩu, lãi tiền
vay trung dài hạn trong thời gian tài sản cố định đang được thi công cũng được
xem xét cho vay, trước đây không có qui định về điều hành này.
- Thời hạn cho vay cũng qui định cụ thể hơn, bao gồm cho vay ngắn hạn tối
đa đến 12 tháng, cho vay trung hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, cho vay dài hạn
từ trên 60 tháng trở lên.
- Quy chế còn quy định một số hình thức cho vay đặc thù như: cho vay ngoại
tệ, cho vay ưu đãi, cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch của Nhà nước,
cho vay uỷ thác cho chính phủ và tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước...
- Lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với
qui định của NHNN tại thời điểm cho vay.
- Giới hạn cho vay so với tài sản làm bảo đảm tiền vay và không vượt quá
15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
- Thời gian giải quyết cho vay của các tổ chức tín dụng được qui định cụ thể
hơn nhằm hạn chế tới mức thấp nhất phiền hà trong cho vay của các tổ chức tín
dụng đối với khách hàng, chậm nhất là 10 ngày đối với cho vay ngắn hạn và 45
ngày đối với vay trung và dài hạn.
- Đưa ra các quy định khi khách hàng bị khó khăn về tài chính do nguyên
nhân khách quan, không trả đúng hạn nợ gốc và lãi thì tổ chức tín dụng xem xét
cho gia hạn nợ vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, miễn giảm lãi tiền vay.
- Theo các quy định hiện hành, các đối tượng vay vốn không phải áp dụng
các biện pháp bảo đảm bao gồm:
+ Hộ gia đình nghèo vay vốn tại ngân hàng phục vụ người nghèo và vay tại
các tổ chức tín dụng khác.
+ Hộ nông dân (không thuộc diện nghèo) vay tại các tổ chức tín dụng có mức
vay dưới 5 triệu đồng.

×