Tiến trình thực hiện tự do hóa tài chính
ở Việt Nam
Tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu sự kiểm soát của Nhà nước đối
với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ thống này hoạt động tự
do hơn và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường. Đây là một xu thế tất yếu cho sự
phát triển kinh tế của một nước và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ năm
1986, nền kinh tế Việt nam từng bước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việt Nam
đang trên đường tiến tới tự do hóa tài chính hoàn toàn. Ở đây ta xét tự do hóa tài
chính theo hai hướng, đó là:
-Tự do hóa tài chính trong nước : tức là sẽ cho phép các tổ chức tài chính trong
nước tự do thực hiện các dịch vụ tài chính theo nguyên tắc thị trường, các thị
trường tài chính trong nước được khuyến khích phát triển, các công cụ chính sách
tiền tệ được điều hành theo tín hiệu thị trường. hay ta có thể nói rõ hơn là xóa bỏ
kiểm soát lãi suất và phân bổ tín dụng.
-Tự do hóa tài chính với nước ngoài :bao gồm tự do hóa giao dịch vãng lai và tự
do hóa giao dịch vốn hay nói cách khác tự do hóa tài chính với nước ngoài là loại
bỏ kiểm soát vốn và các hạn chế trong quản lý ngoại hối.
Lộ trình tự do hóa tài chính trong nước
Trước năm 1990
HTNH Việt Nam theo mô hình một cấp NHNN vừa làm chức năng kinh
doanh vừa quản lý. Hoạt động của NHNN không hiệu quả, nó mang nặng tính chất
bao cấp nên không kích thích đầu tư và nền kinh tế chưa đủ lực để phát triển. Tuy
nhiên một cải cách mới của HTNH Việt Nam với sự ra đời của Pháp lệnh về Ngân
hàng Nhà nước và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài
chính (tháng 5/1990) đã đưa đến việc hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp. Theo
đó, các NHTM thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ và cung cấp các dịch vụ
ngân hàng; NHNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chức năng NHTW.
Trong Giai đoạn trước tháng 6/1992
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) can thiệp ở mức độ cao và trực tiếp vào lãi
suất thông qua ấn định các mức lãi suất tiền gửi (LSTG) và lãi suất cho vay
(LSCV). Cơ chế lãi suất âm và mang nặng tính chất bao cấp được duy trì suốt thời
kỳ này với:
- LSCV đối với DNNN < LSCV đối với DN ngoài quốc doanh;
- Lãi suất danh nghĩa < tỷ lệ lạm phát;
- LSCV ngắn hạn > LSCV dài hạn;
- LSTG tiết kiệm > LSTG của các tổ chức kinh tế.
Tình trạng này làm cho lãi suất không thực hiện được chức năng vốn có của
nó; lãi suất không còn là đòn bẩy kích thích nhu cầu gửi tiền của công chúng, phát
huy tính hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn và đảm bảo lợi nhuận cho ngân
hàng.
Trong Giai đoạn 6/1992 – 1995
NHNN đã có nhiều bước điều chỉnh trong điều hành chính sách lãi suất:
- Chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương
- Xoá bỏ về cơ bản sự chênh lệch lãi suất cho vay giữa các thành phần kinh
tế.
- NHNN cho phép Ngân hàng thương mại (NHTM) được thoả thuận lãi suất
với khách hàng (áp dụng trong trường hợp huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu-
lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn 0,2%/tháng và cho
vay cao hơn mức trần 2,1%/ tháng)
Sự thay đổi từ việc ấn định các mức lãi suất cụ thể sang quy định trần và sàn
lãi suất, cho phép các TCTD chủ động, tự quyết định mức lãi cụ thể của đơn vị
mình là bước chuyển biến quan trọng để tiến tới quá trình tự do hoá lãi suất, hạn
chế đến mức thấp nhất sự can thiệp trực tiếp của NHNN vào hoạt động của
NHTM.
Mặc dù vậy, cơ chế này vẫn khống chế trực tiếp lãi suất trên thị trường, làm
giảm tác dụng kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Trong Giai đoạn từ năm 1996 đến tháng 7/2000
NHNN tiếp tục ấn định mức lãi suất tái cấp vốn và có những đổi mới căn
bản về điều hành lãi suất:
- Thay vì qui định khung lãi suất tối thiểu về tiền gửi, lãi suất tối đa về tiền
vay, NHNN chỉ qui định các mức lãi suất “trần” theo thời hạn cho vay và khống
chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân là
0,35%/tháng (4,2%/năm) để khắc phục tình trạng hầu hết các ngân hàng thương
mại đều có mức lợi nhuận cao trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn về tài
chính (khi thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận ở giai đoạn trước).
- Đến cuối tháng 1/1998, NHNN xoá bỏ qui định chênh lệch lãi suất, chỉ còn
qui định trần lãi suất cho vay.
- Trong năm 1997, NHNN đã thay đổi hình thức qui định lãi suất tái cấp vốn,
chuyển sang qui định mức lãi suất cụ thể. Mức lãi suất tái cấp vốn cũng được điều
chỉnh giảm xuống trong thời gian này (từ 1,1% năm 1997 xuống 0,7%/tháng từ
4/9/ 99) để phù hợp với chỉ số lạm phát.
- Để bổ sung thêm công cụ điều hành lãi suất, tháng 11/1999 NHNN đưa
vào sử dụng nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá cho các NHTM. Lãi
suất tái chiết khấu được qui định ở mức thấp hơn 0,05%/tháng so lãi suất tái cấp
vốn;
- Tháng 7/2000, NHNN đưa vào sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất
thị trường mở được hình thành qua các phiên giao dịch.
Việc điều chỉnh chính sách lãi suất như trên nhằm tiến tới việc duy trì một
trần lãi suất cho vay, tạo điều kiện để áp dụng mức lãi suất cơ bản và từng bước tự
do hoá lãi suất, mặt khác nhằm mục đích kích cầu thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng.
Trong giai đoạn từ giữa năm 2000 đến nay
- Vào tháng 8 năm 2000, NHNN đưa ra một cơ chế lãi suất mới trong đó lãi
suất cho vay nội tệ của ngân hàng được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản do NHNN.
Tuy nhiên, các ngân hàng không được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ
bản + 0,3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và + 0,5%/tháng đối với vốn trung, dài
hạn.
- Từ tháng 8.2000 đến tháng 5.2001 áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản, nghĩa là
Ngân hàngNhà nước sẽ công bố lãi suất cơ bản và biên độ dao động cho phép trên
cơ sở đó ngân hàng thương mại sẽ quyết định lãi suất kinh doanh của mình.
- Từ tháng 6.2001 đến tháng 5.2002 áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản đối với
đồng Việt Nam và lãi suất thị trường đối với ngoại tệ (USD).
- Vào tháng 11/2001, trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ, từ đó cho
phép những người vay ngoại tệ trong nước có thể thương lượng lãi suất với các
ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài.
- Vào tháng 6/2002, lãi suất được tự do hóa hoàn toàn với việc các ngân
hàng được phép xác định lãi suất cho vay trên cơ sở tự thẩm định và thương lượng
với khách hàng.
Qua việc xem xét lộ trình Việt Nam tự do hóa tài chính trong nước thì ta
thấy Việt Nam đã nỗ lực hết mình cho nền kinh tế mặc dù vẫn chưa tự do tài chính
trong nước hoàn toàn do bởi còn nhiều nguyên nhân khiến tài chính trong nước vẫn
còn sự quản lý của nhà nước nhưng trong tương lai gần chúng ta sẽ thực hiện được
sự giảm thiểu đến mức tối đa sự can thiệp của nhà nước và hoàn toàn các hoạt
động tài chính là theo cơ chế thị trường.
Lộ trình tự do hóa tài chính ngoài nước
Chính sách quản lý ngoại hối trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài: Trước đây
các DN FDI phải tự cân đối ngoại tệ trong kế hoạch thu, chi cuả mình và không
được phép mua ngoại tệ tại các ngân hàng (trừ DN FDI hoạt động trong lĩnh vực
cơ sở hạ tầng hoặc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu), việc mua ngoại tệ phải được
cấp giấy phép. Tuy nhiên đến cuối những năm 1990, các quy đinh này đã được bãi
bỏ, cơ chế cấp giấy phép không còn nữa, các DN FDI có nhu cầu ngoại tệ cho các
giao dịch vãng lai, các giao dịch được phép khác được trực tiếp liên hệ với các
ngân hàng thương mại để mua ngoại tệ.
Chính sách đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài: Hiện nay, Việt Nam
đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu
của các DN Việt Nam với một tỷ lệ nhất định (Quyết định số 998/QĐ-NHNN ngày
13/9/2002 của Thống đốc NHNN quy định về quản lý ngoại hối với các giao dịch
mua, bán chứng khoán của các tổ chức và cá nhân nước ngoài tại trung tâm giao
dịch chứng khoán).
Tự do hóa chính sách kết hối:
Tháng 9/1998 Chính phủ ban hành Quyết định 173 và NHNN ban hành
Thông tư 8 hướng dẫn chế độ kết hối. Theo đó quy định, các tổ chức kinh tế là
người cư trú (trừ DN có vốn đầu tư nước ngoài - DN FDI) phải bán 80% nguồn thu
vãng lai cho ngân hàng, các tổ chức phi kinh tế phải bán 100% ngoại tệ từ nguồn
thu vãng lai.
Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế, với xu hướng tự do hóa các giao dịch
vãng lai, tỷ lệ kết hối đã được giảm dần, năm 1999 còn 50%, năm 2001 còn 40%,
năm 2002 còn 30% và từ năm 2003 là 0%.
Thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá từ tỷ giá cố định sang tỷ giá có điều chỉnh,
đến tỷ giá công bố theo mức hình thành cuối ngày trên thị trường
Đặc biệt trong tiến trình tự do hóa tài chính ngoài nước của việt nam để tiến
tới hội nhập kinh tế quốc tế là việc Việt Nam đã chủ động hội nhập tài chính và
từng bước thực hiện tự do hóa tài chính. Trước hết là việc :
- Thiết lập được các mối quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế: Quỹ tiền tệ thế giới (IMF); Ngân hàng thế giới (WB) kể từ năm 1992.
- Gia nhập và trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995.
- Tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế: Diễn đàn hợp tác Á – Âu năm tháng
3.1996 với tư cách là thành viên sáng lập. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương (APEC) từ tháng 11.1998.
- Tham gia khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
- Điều đặc biệt đáng lưu ý là vào tháng 7.2000, Việt Nam đã tiến hành đàm
phán và ký kết hiệp định thương mại Việt Mỹ, đến tháng 12.2001 Quốc hội hai
nước đã chính thực thông qua hiệp định này.
- Và cuối cùng là việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
WTO với những cam kết trong lộ trình sẽ tự do hóa hoàn toàn tài chính như:
• Hầu hết các dịch vụ tài chính đều cam kết mở cửa rộng rãi và các DN
nước ngoài có thể tham gia thị trường Việt Nam với hình thức đầu tư
100% vốn trong thời gian tối đa là 5 năm.
• Lĩnh vực dịch vụ kế toán- kiểm toán, tư vấn thuế đã được mở cửa hoàn
toàn cho các bên nước ngoài.
• Đối với lĩnh vực bảo hiểm, Việt Nam đã cam kết cho phép các công ty
bảo hiểm hoạt động tại nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho
các DN có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt
Nam
• Dịch vụ tái bảo hiểm, dịch vụ bảo hiểm đối với vận tải quốc tế, môi giới
bảo hiểm và các dịch vụ hỗ trợ về định phí, tư vấn…
• Đối với dịch vụ chứng khoán sẽ cho phép thành lập văn phòng đại diện
và liên doanh có 49% vốn ĐTNN từ thời điểm gia nhập. Sau 5 năm kể
từ khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ cho phép thành lập các công ty cung
cấp dịch vụ chứng khoán 100% vốn nước ngoài và cho phép thành lập
chi nhánh của các công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài
hoạt động trong các loại hình dịch vụ quản lý tài sản, quản lý quỹ đầu
tư, lưu ký, thanh toán bù trừ, cung cấp và chuyển giao thông tin tài
chính, tư vấn và các hoạt động môi giới và phụ trợ khác liên quan đến
chứng khoán…
Việc Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức WTO điểu này có nghĩa là việc tự
do hóa tài chính hoàn toàn cả tự do trong nước lẫn tự do hóa tài chính với nước
ngoài là việc làm sớm muộn, chỉ còn trong tương lai gần.vậy khi việt nam tự do
hóa tài chính hoàn toàn thì nội lực của nó đã đủ để hấp thụ những lợi ích nó mang
lại. Vậy thì bây giờ nền kinh tế của ta phải như thế nào để có thể theo kip xu thế.
Trước khi trả lời câu hỏi này thì ta cần phải biết được là tại sao Việt Nam phải tự
do hóa tài chính, nó có lợi ích gì mà để ta phải theo đuổi nó và đi đôi với lợi ích thì
nó có những rủi ro gì dể từ đó ta sẽ có những giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam
đang tiến tới tự do hóa tài chính để tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế
Lợi ích của tiến trình tự do hóa tài
chính
Tự do hóa tài chính không chỉ là yêu cầu bắt buộc để có thể tham gia sân
chơi thế giới mà còn là xu thế tất yếu của hội nhập kinh tế bởi những lợi ích vô
cùng to lớn mà nó mang lại cho các quốc gia. Quá trình tự do hóa tài chính sẽ giúp
tạo ra một môi trường minh bạch, linh hoạt và hiệu quả cho hệ thống tài chính, thu
hút đầu tư, kích thích sự cạnh tranh lành mạnh, mang lại động lực phát triển, khả
năng tiếp cận công nghệ mới cho các tổ chức tài chính trong nước cũng như cơ hội
sử dụng các dịch vụ tài chính đa dạng, chất lượng cao cho người dân trong nước…
Sau đây chúng ta sẽ phân tích những lợi ích đó:
Trước hết ta thấy rằng khi tự do hóa tài chính, sẽ có rất nhiều các tổ chức tài
chính nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.Với tính chuyên nghiệp và quy mô của
các tổ chức này, để có thể tồn tại và phát triển tự bản thân các tổ chức tài chính
trong nước phải nâng cao năng lực quản lý và hoạt động của mình. Các tổ chức này
phải làm việc thật sự cật lực nhằm xác định những dự án nào là những dự án mang
lại khả năng sinh lợi cao, để quyết định việc cho vay vốn trong khoảng thời gian
ngắn nhất với thủ tục nhanh gọn nhất. Như vậy, do áp lực cạnh tranh ngày càng
tăng, các định chế tài chính ngày càng nâng khả năng làm việc. Kết quả là việc
đánh giá, thẩm định dự án được thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao hơn.
Chính vì vậy, vốn đầu tư có thể được đưa vào những dự án mang tính sinh lợi và
có hiệu quả cao. Qua đó nâng cao hiệu suất sử dụng vốn đầu tư của toàn xã hội.
Ngoài ra chính sự cạnh tranh do tự do hoá mang lại sẽ làm tăng thêm chất lượng
các dịch vụ tài chính được cung cấp bởi lúc này sự độc quyền bị loại bỏ. Người
tiêu dùng có thể được hưởng những sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng, tiện ích với
chất lượng tốt nhất, chi phí thấp nhất và thời gian ngắn nhất. Mặt khác như chúng
ta đã biết một nhược điểm nổi bật của quá trình luân chuyển tiền tệ là không thể
chuyển hết toàn bộ số tiền tiết kiệm huy động được cho đầu tư, mà nó luôn bị tiêu
hao một phần cho các giao dịch phát sinh và đọng lại trong các tổ chức kinh doanh
tài chính (dưới dạng dự trữ bắt buộc hay tiền mặt chờ luân chuyển...). Việc tự do
hoá tài chính như đã nói sẽ cắt giảm đáng kể các khoản chi phí giao dịch, chi phí
quản lý và đặc biệt là giảm sự khác biệt giữa lãi suất cho vay và lãi suất vay vốn.
Chính điều này làm tỷ trọng tiền tiết kiệm dành cho đầu tư ngày càng gia tăng,
giúp tăng thêm nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế.
Thứ hai, khi tự do hóa tài chính, nếu môi trường đầu tư trong nước trở nên
thuận lợi, cho phép nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi ích, thì lập tức các nguồn tài
chính từ bên ngoài sẽ nhanh chóng vận hành vào thị trường trong nước để thỏa
mãn các nhu cầu mở rộng, phát triển kinh tế. Do đó tốc độ phát triển kinh tế cũng
sẽ nhanh chóng tăng lên. Nguồn tài chính từ thị trường quốc tế xâm nhập vào thị
trường nội địa sẽ kéo theo sự xâm nhập của công nghệ, lao động tay nghề cao và
sự xâm nhập của các loại nguyên liệu, dịch vụ phục vụ cho quá trình phát triển sản
xuất kinh doanh. Có nghĩa là nền kinh tế sẽ hưởng lợi to lớn từ nguồn lực tài chính
do bên ngoài đầu tư vào trong nước. Tạo công ăn việc làm, tay nghề công nhân
được nâng lên thỏa mãn được nhu cầu thị trường quốc tế, hàng hóa chất lượng cao
sẽ được sản xuất, kim ngạch xuất khẩu tăng lên nhanh chóng. Tất cả những điều
này sẽ tạo tiền đề và động lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội.
Dẫn chứng:
+Bình quân 10 năm lại đây, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra trên
25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm; sử dụng gần 10% lao động công nghiệp;
tham gia hơn 20% tổng đầu tư toàn xã hội bình quân/năm...
+Năm 2007, tính chung cả cấp mới và tăng vốn, thu hút nguồn vốn FDI đạt
20,3 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, gần bằng tổng mức FDI trong 20 năm
qua
Cùng với xu thế mở cửa, giao lưu quốc tế ngày càng tăng, nhu cầu chi trả,
thanh toán cho các giao dịch vãng lai ngày càng lớn, nhưng đây chủ yếu là những
khoản thanh toán, chi trả cho các nhu cầu thường xuyên cần thiết với kim ngạch
không lớn. Việc tự do hoá các giao dịch này sẽ giảm bớt chi phí xã hội, giảm bớt
phiền hà cho người dân khi có nhu cầu mua ngoại tệ chuyển ra nước ngoài vì
những mục đích hợp pháp, các nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về nước khi kinh
doanh có lãi; xoá bỏ cơ chế xin-cho (Giấy phép và giấy phép con); làm giảm tâm
lý cất giữ ngoại tệ, mang ngoại tệ lậu ra nước ngoài…
Ngoài ra việc tự do tài chính còn đẩy mạnh việc sử dụng vốn nhàn rỗi của tư
nhân vào tiến trình đầu tư, bởi vì lúc này những ràng buộc về thủ tục vay vốn sẽ
được đơn giản hoá, lãi suất huy động tương đối thấp do sự cạnh tranh của các tổ
chức đầu tư tài chính. Từ đó nguồn vốn được đưa vào nền kinh tế một cách thuận
lợi và hiệu quả góp phần vào việc tạo ra hàng hóa, của cải vật chất cho xã hội
Hơn nữa, quá trình tự do tài chính sẽ giúp cho các cá nhân dễ dàng tiếp cận
được các nguồn tín dụng. Thông qua việc kinh doanh hoặc học tập bằng các nguồn
tín dụng vay mượn được, mỗi cá nhân có thể nâng cao kiến thức của mình. Ngoài
ra, hiệu ứng lan tỏa (spillover/external effects) về “vốn tri thức” sẽ làm cho mặt
bằng kiến thức của xã hội không ngừng nâng cao. Chính vì vậy, chất lượng nguồn
nhân lực của xã hội được cải thiện một cách đáng kể.
Việc tự do hoá tài chính sẽ đảm bảo cho lãi suất thực được dương bởi vì sự
cân bằng giữa cung và cầu vốn trên thị trường tài chính. Người cho vay sẽ an tâm
hơn khi gửi tiền vào các tổ chức tín dụng.
Việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính cũng góp phần thúc đẩy chính phủ
các nước chủ nhà cải tiến phương pháp quản lý vĩ mô nền kinh tế và thay đổi cách