Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG AN TOÀN ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.43 KB, 14 trang )

CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG AN TOÀN ĐỐI VỚI
KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
ĐỐNG ĐA
I.ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHCT ĐỐNG ĐA TRONG NĂM 2005
Với mục tiêu “ ổn định- An toàn và phát triển” NHCT Đống Đa đã đề ra
định hướng chiến lược cho hoạt động tín dụng cho năm 2005 với các nội dung:
1. Tập trung các biện pháp để đẩy mạnh huy động vốn, tích cực tiếp thị để
khai thác các nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế -xã hội trên địa bàn, đảm bảo
đủ vốn để cho vay các thành phần kinh tế và nhu cầu thanh toán của khách hàng.
2. Chủ động nắm diễn biến lãi suất, phí dịch vụ trên thị trường để điều chỉnh
kịp thời đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu
tăng trưởng huy động vốn và cho vay nền kinh tế.
3. Tiếp tục mở rộng và tăng trưởng tín dụng, tập trung đầu tư vào các doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả,có tín nhiệm với Ngân hàng.
4. Thực hiện nghiêm túc việc hạch toán dự thu, dự trả hàng tháng để phản
ánh đúng kết quả tài chính , bám sát kế hoạch lợi nhuận được giao, triệt để tận thu
và tiết kiệm chi phí đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi
nhuận được giao.
5. Tăng cường kiểm tra và kiểm soát nội bộ, nâng cao ý thức chấp hành cơ
chế chính sách của ngành và của NHCT. Tăng trưởng dư nợ nhưng không hạ thấp
điều kiện tín dụng và lãi suất. Sử lý nghiêm đối với cán bộ vi phạm.
Mục tiêu
a. Tổng nguồn vốn huy động đạt B/Q900 tỷ đồng- cao nhất 1000 tỷ đồng.
Trong đó: Nguồn vốn VNĐ chiếm 70%
Nguồn ngoại tệ chiếm 30 %
Nguồn tiền gửi doanh nghiệp chiếm 25 % tổng vốn huy động.
b.Dư nợ cho vay và đầu tư B/Q đạt 750 tỷ đồng - cao nhất 900 tỷ đồng.
Trong đó: Cho vay trung dài hạn đạt 40% tổng dư nợ.
c. Lợi nhuận hạch toán vượt 5-7 % kế hoạch.
d. Tỷ lệ nợ quá hạn trên Tổng dư nợ <1.33 %
e. Tỷ lệ NQH có khả năng tổn thất / Dư nợ qúa hạn <0.5


II. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHI NHÁNH NHCT
ĐỐNG ĐA
1. Công tác tổ chức, đào tạo cán bộ
Con người là yếu tố trung tâm, quyết định hiệu quả trong mọi hoạt động
kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng. Vì vậy,
việc đào tạo một đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, có đạo đức và tinh thần
trách nhiệm tốt đối với công việc là một trong những biện pháp rất quan trọng để
hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Trong những năm gần đây, NHCT Đống Đa đã có những biện pháp đào tạo
cán bộ như cử cán bộ tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo do NHNN Việt
Nam tổ chức hay những buổi học tập nghiệp vụ tại chỗ do trung tâm đào tạo
NHCT Việt Nam giảng dạy...Đó là những dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ ý thức của
ban lãnh đạo trong công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nghiệp vụ
cho cán bộ, nhân viên của chi nhánh. Những việc làm này cần tiếp tục được phát
huy. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thấy rằng hiệu quả của các công việc trên còn
hạn chế do thời gian huấn luyện ngắn và phần nào còn mang tính phổ cập chưa thật
chuyên sâu.
Hiện nay, ở NHCT Đống Đa các cán bộ được giao nhiệm vụ theo hình thức
khoán quản lý mức dư nợ , họ phải đảm đương mọi công việc như tìm kiếm khách
hàng, thẩm định dự án, phân tích tài chính , thanh tra , kiểm soát đến cho vay và
thu nợ. Hàng loạt những công việc đó đòi hỏi trình độ của cán bộ tín dụng phải
toàn diện và có hiểu biết nghiệp vụ sâu sắc. Vì vậy,công tác đào tạo cán bộ phải
chú trọng đến đào tạo chuyên sâu và toàn diện các mặt như luật pháp, tài chính, kế
toán hay marketing ...
Cùng với việc tổ chức đào tạo cán bộ , Ngân hàng còn cần phải đề ra các
tiêu chuẩn về bằng cấp, kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ hay khả năng giao tiếp
làm cơ sở cho việc tuyển chọn cán bộ, đồng thời khuyến khích các cán bộ cũ của
Ngân hàng không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để trau dồi kiến thức năng lực.
Bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, ban lãnh đạo Ngân hàng phải cân
nhắc thận trọng khi bố trí nhân sự để phát huy thế mạnh và hạn chế được nhược

điểm của mỗi cán bộ. Điều đó đòi hỏi ban lãnh đạo phải thường xuyên theo sát
hoạt động của nhân viên để đánh giá họ được chính xác. Ngoài ra, việc đề ra một
chế độ đãi ngộ xứng đáng như về lương, thưởng đối với cán bộ tín dụng để động
viên , khuyến khích kịp thời làm cho cán bộ và nhân viên không ngừng nâng cao
tinh thần trách nhiệm, kích thích sự cố gắng phấn đấu trong công tác nghiệp vụ của
mỗi người.
2. Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin
Thu thập phân tích và xử lý kịp thời chính xác các thông tin liên quan đến
hoạt động tín dụng là điều hết sức cần thiết, nó giúp nâng cao hiệu quả công tác tín
dụng và hạn chế rủi ro.
Trong giai đoạn thẩm định dự án, giai đoạn quyết định sự an toàn của khoản
tín dụng- Cán bộ tín dụng phải nắm được các thông tin tài chính cũng như các
thông tin phi tài chính của doanh nghiệp để ra các quyết định cho vay bảo đảm có
hiệu quả .Các thông tin tài chính gồm : khả năng tài chính, kết quả kinh doanh
trong quá khứ, công nợ , nhu cầu vốn hợp lý, hiệu quả của phương án sản xuất kinh
doanh, khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp...Các thông tin phi tài chính gồm: tư
cách, uy tín, năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh quan hệ xã hội, gia
đình , kinh tế...của người vay, cung cầu, giá cả thị trường... của đối tượng được cấp
tín dụng. Yêu cầu của thông tin là chính xác, đầy đủ, kịp thời để đạt được điều đó
có nhiều kênh thông tin khác nhau. Hiện nay các cán bộ tín dụng có thể lấy thông
tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN hay trung tâm phòng ngừa rủi
ro (TPR) của NHCT Việt Nam. Những thông tin này tuy còn ít và chưa thật kịp
thời nhưng cũng rất quan trọng và cần thiết, cán bộ tín dụng cần phải biết cách tra
cứu tìm tòi và tận dụng triệt để nguồn tin này. Đồng thời, theo quy định của Ngân
hàng, các cán bộ tín dụng phải tự mình đi thu thập thông tin ngay từ chính khách
hàng đến vay vốn.Trên cơ sở những thông tin thu thập được cần phân tích cẩn thận
để có quyến định chính xác, tránh để xảy ra rủi ro do khách hàng sử dụng các thủ
đoạn lừa đảo, giả mạo hồ sơ vay vốn hay tận dụng các sơ hở của luật pháp để dùng
một tài sản thế chấp vay vốn nhiều ngân hàng khác nhau.
Sau khi cho vay vốn, vấn đề đặt ra là phải giám sát, đảm bảo sử dụng vốn

vay đúng mục đích và tiến độ. Việc giám sát có thể được thực hiện như kiểm tra
định kỳ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình sản xuất kinh
doanh thực tế, kiểm tra chi trả, thanh toán của doanh nghiệp... Kịp thời phát hiện
những dấu hiệu rủi ro tín dụng để sớm có biện pháp sử lý thích hợp.
3. Linh hoạt sáng tạo trong sử lý nghiệp vụ
Trong quá trình cho vay, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, tránh được rủi ro,
kể cả khi công tác thẩm định đã được thực hiện tốt, kế hoạch vay vốn vẫn có thể
gặp khó khăn nảy sinh trong thời gian sử dụng vốn vay, vì vậy sự linh hoạt, sáng
tạo trong sử lý nghiệp vụ của cán bộ tín dụng là một biện pháp quan trọng nhằm
hạn chế rủi ro tín dụng.
Khi khách hàng gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, rủi ro tín
dụng là điều rất dễ xảy ra, trong những tình huống đó, cán bộ tín dụng kết hợp với
doanh nghiệp cùng tháo gỡ khó khăn sẽ bảo vệ lợi ích của cả doanh nghiệp và ngân
hàng. Khi đó có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
+ Gia tăng khối lượng tiền cho vay đối với những doanh nghiệp có phương án
phục hổi sản xuất có tính khả thi cao. Giải pháp này chỉ thực hiện có hiệu quả khi
cả ngân hàng và doanh nghiệp đều phải nỗ lực cho doanh nghiệp đi lên. Nếu không
có sự giúp đỡ này của ngân hàng thì món nợ của doanh nghiệp có nhiều khả năng
không được thanh toán dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.
+ Ngân hàng có thể kêu gọi người bảo lãnh để cứu giúp cho doanh nghiệp đồng
thời đảm bảo được sự san sẻ rủi ro.
+ Cán bộ tín dụng có thể cố vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề như sáng kiến cải
tiến, chuyển hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát hiện bất hợp lý giúp doanh
nghiệp tự tháo gỡ khó khăn.
4. Các giải pháp phân tán rủi ro tín dụng
Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh tiền tệ, rủi ro là điều khó tránh
khỏi. Vấn đề là làm thế nào để tối thiểu hoá những rủi ro đó đồng thời đạt được
mục tiêu lợi nhuận. Phân tán rủi ro chính là việc thực hiện nguyên tắc kinh điển
trong kinh doanh: “Không nên bỏ tất cả số trứng của bạn vào một rổ” có các cách
phân tán rủi ro như sau:

4.1 Đa dạng hoá đối tượng đầu tư:
Đây là biện pháp tốt nhất chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro. Ngân
hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư, nhiều ngành nghề
khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Điều này vừa
mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, khuếch trương thanh
thế, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện được điều này NHCT
Đống Đa cần vạch ra được một số chiến lược kinh doanh thích hợp trên cơ sở quán
triệt một số vấn đề sau:
+ Đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh được sự cạnh
tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc dành giật thị phần trong phạm vi
hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những
chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề
nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại một số ngành kinh tế.

×