Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

Xây dựng và áp dụng mô hình quản lý và kỹ thuật bảo trì ngăn ngừa cho công ty gỗ (một trường hợp nghiên cứu tại dây chuyền sản xuất thớt gỗ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.11 MB, 234 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN QUANG NHỰT

XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG MƠ HÌNH QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT
BẢO TRÌ NGĂN NGỪA CHO CƠNG TY GỖ
(MỘT TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI DÂY CHUYỀN SẢN
XUẤT THỚT GỖ)

Chuyên Ngành : KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Mã số
: 60520117

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2018.


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM.
Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam.
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký).

Cán bộ nhận xét 1:

TS. Đường Võ Hùng.

(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký).

Cán bộ nhận xét 2:



TS. Dương Quốc Bửu.

(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký).

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM, ngày
06 tháng 12 năm 2018.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm điểm bảo vệ luận văn thạc sĩ).

1. Chủ tịch hội đồng:

TS. Phan Thị Mai Hà.

2. Thư ký hội đồng:

TS. Đinh Bá Hùng Anh.

3. Ủy viên Phản biện 1:

TS. Đường Võ Hùng.

4. Ủy viên Phản biện 2:

TS. Dương Quốc Bửu.

5. Ủy viên hội đồng:

TS. Đỗ Thành Lưu.


Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS. Phan Thị Mai Hà

TRƯỞNG KHOA

PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

NGUYỄN QUANG NHỰT

MSHV:

1570807.

17/05/1981

Nơi sinh:


Tp.HCM.

Mã số :

60520117.

Ngày, tháng, năm sinh:
Chuyên ngành:

KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

I. TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG MƠ HÌNH QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT
BẢO TRI NGĂN NGỪA CHO CÔNG TY GỖ. (MỘT TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
TẠI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT THỚT GỖ).
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Nhiệm vụ 1: Đánh giá hiện trạng đối tượng nghiên cứu.
 Nhiệm vụ 2: Xây dựng mơ hình và bộ chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì phù hợp.
 Nhiệm vụ 3: Áp dụng mơ hình và bộ chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì vào đối tượng.
 Nhiệm vụ 4: Đo lượng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo trì.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

:

13/08/2018

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ :

02/12/2018

V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


PGS.TS LÊ NGỌC QUỲNH LAM.

:

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Trước hết xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô bộ môn Kỹ
Thuật Công Nghiệp - Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM. Bằng sự hướng dẫn tận
tình và chu đáo của q thầy cơ, đã giúp học viên tiếp thu được nhiều kiến thức, kinh
nghiệm bổ ích trong lĩnh vực kỹ thuật cơng nghiệp, từ đó tạo điều kiện cho học viên
ngày càng hồn thiện chun mơn của mình.
Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ học viên trong suốt thời gian qua. Nhờ sự hướng dẫn chu
đáo của Cô mà học viên mới có thể hồn thành được đề tài trong thời hạn quy định.
Cảm ơn ban giám đốc, toàn thể cán bộ nhân viên công ty đã tạo điều kiện thuận
lợi trong quá trình làm việc thu thập số liệu tại cơng ty.
Xin chúc tồn thể Q Thầy/Cơ, ban giám đốc công ty sức khỏe và thành công.

Tp. HCM, ngày …… tháng……năm……


Nguyễn Quang Nhựt

i


TÓM TẮT ĐỀ TÀI.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay ở nước ta, cùng với sự
tiến bộ và phát triển của quốc tế, tính cạnh tranh của nền kinh tế trở nên khốc liệt hơn
bao giờ hết. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình, phải thay đổi cơng nghệ,
nâng cao chất lượng, giá cả sản phẩm phải cạnh tranh, đáp ứng nhanh các u cầu
của đơn hàng, phải có cơng tác tổ chức quản lý phù hợp thì mới có thể đứng vững
trên thị trường trong nước và ngồi nước.
Cơng Ty Gỗ Lâm Việt là công ty chuyên gia công và sản xuất gỗ nội và ngoại
thất. Vấn đề đang đặt ra với Cơng ty là làm sao cải thiện được tình trạng sản xuất hiện
nay, đáp ứng tốt nhất đơn hàng với chi phí phù hợp nhất. Qua q trình quan sát và
đo lường thực trạng nhà máy, tác giả xác định được sản phẩm thớt Gỗ là mặt hàng
mới chiến lược đang được công ty chú trọng cải tiến quy trình cơng nghệ, nâng cấp
thiết bị máy móc, chun nghiệp hóa cơng đoạn sản xuất. Tuy nhiên việc cải tiến
đang gặp khó khăn vì thiết bị vận hành thiếu ổn định, không đồng bộ, hư hỏng vặt.
Và đây cũng là vấn đề chung của các dây chuyền sản xuất khác. Đề tài “Xây dựng và
áp dụng mơ hình quản lý và kỹ thuật bảo trì ngăn ngừa cho Cơng ty gỗ. Một trường
hợp nghiên cứu tại dây chuyền sản xuất thớt gỗ” là hướng nghiên cứu của luận văn
này.
Tiến hành tìm hiểu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu đưa ra mơ hình đo lường
các chỉ số hiệu quả để đánh giá bảo trì với các thiết bị trọng yếu. Tiến hành phân tích
tìm ngun nhân gốc rễ và giải pháp ngăn ngừa, cải thiện hiệu quả bảo trì.
Sau khi áp dụng các biện pháp cải tiến, thời gian 2 tháng theo dõi đã có những
chuyển biến tích cực về hiệu quả bảo trì. So sánh các kết quả với mục tiêu ban đầu
đúc kết cần tiếp tục theo dõi và thu thập dữ liệu, để chứng minh tính hiệu quả của các

phương pháp.

ii


MỤC LỤC.
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i
TÓM TẮT ĐỀ TÀI.................................................................................................. ii
MỤC LỤC..............................................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ................................................................................... vi
DANH SÁCH HÌNH ẢNH ................................................................................... viii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... xii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
2. Lý do thực hiện đề tài......................................................................................... 1
3. Mục tiêu đề tài. .................................................................................................. 3
4. Phạm vi đề tài. ................................................................................................... 4
5. Nội dung thực hiện. ............................................................................................ 4
6. Bố cục luận văn.................................................................................................. 4
7. Các nghiên cứu liên quan. .................................................................................. 5
8. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 9
1. Tổng quan bảo trì cơng nghiệp ........................................................................... 7
1.1. Định nghĩa hư hỏng thiết bị .................................................................... 7
1.2. Định nghĩa bảo dưỡng công nghiệp. ....................................................... 7
1.3. Các loại hình bảo dưỡng cơng nghiệp trên thế giới ................................. 8
2. Phương pháp luận ............................................................................................ 13
3. Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì ................................................................... 18
3.1. Bộ chỉ số định lượng............................................................................. 18
3.2. Bộ chỉ số định tính................................................................................ 20

4. Phương pháp và qui trình thực hiện đề tài ........................................................ 24

iii


4.1. Các bước thưc hiện đề tài ..................................................................... 24
4.2. Phướng pháp và quy trình thu thập số liệu ............................................ 25
CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................................................... 26
1. Giới thiệu về công ty ........................................................................................ 26
2. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 29
2.1. Tổ chức công ty .................................................................................... 29
2.2. Tổ chức phân xưởng bảo trì .................................................................. 30
2.3. Thơng tin truyền tải phân xưởng bảo trì ................................................ 31
3. Qui trình sản xuất và các sản phẩm chính ......................................................... 31
3.1. Qui trình sản xuất chung ....................................................................... 31
3.2. Các sản phẩm chính của cơng ty ........................................................... 35
4. Giới thiệu về phân xưởng Gỗ Thớt ................................................................... 37
4.1. Mặt bằng dây chuyền Thớt Gỗ ............................................................. 37
4.2. Tổng quan quy mô thiết bị phân xưởng Thớt ........................................ 39
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ......................................... 40
1. Xác định vấn đề. .............................................................................................. 40
1.1. Hiện trạng bảo trì nhà máy.................................................................... 40
1.2. Thực hiện đánh giá hiệu quả bảo trì lần đầu phân xưởng Thớt Gỗ ........ 45
2. Xác định mục tiêu. ........................................................................................... 52
3. Xây dựng mơ hình và bộ chỉ số đo lường bảo trì phù hợp................................. 53
3.1. Xây dựng mơ hình bảo trì phù hợp. ...................................................... 53
3.2. Bộ chỉ số và mục tiêu đo lường............................................................. 54
CHƯƠNG 5: ÁP DỤNG MƠ HÌNH VÀ BỘ CHỈ SỐ ........................................... 59
1. Triển khai mơ hình bảo trì ngăn ngừa (5 bước)................................................. 59
1.1. Đánh giá thiết bị và máy móc (bước 1). ................................................ 75

1.2. Kế hoạch bảo trì (bước 2). .................................................................... 85
1.3. Kiểm sốt chi phí bảo trì (bước 3)......................................................... 91
1.4. Chuẩn hóa thao tác bảo trì (bước 4). ..................................................... 93
iv


1.5. Hồn thiện bảo trì ngăn ngừa (bước 5). ................................................. 94
2. Các kết quả đạt được (Kết quả lần 2 đánh giá hiệu quả cơng tác bảo trì ngăn ngừa)
......................................................................................................................... 94
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 97
1. Kết luận ........................................................................................................... 97
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 99
PHỤ LỤC A: BỘ CHỈ SỐ ĐỊNH LƯỢNG ............................................................ A
PHỤ LỤC B: BỘ CHỈ SỐ ĐỊNH TÍNH ................................................................. B
PHỤ LỤC C: CÁC QUI TRÌNH ............................................................................ C
PHỤ LỤC E: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ .................................................................... E

v


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Chi phí ngừng máy một số ngành công nghiệp tại Mỹ. ............................ 2
Bảng 2.1: Bảng mô tả thể hiện các cấp độ bảo dưỡng khác nhau ........................... 12
Bảng 2.2: Bộ chỉ số định lượng Lập kế hoạch điều độ bảo trì. ............................... 18
Bảng 2.3: Bộ chỉ số định lượng Bảo trì chủ động. ................................................. 19
Bảng 2.4: Bộ chỉ số Tài chính bảo trì. ................................................................... 19
Bảng 2.5: Bộ chỉ số định lượng Quy trình sản xuất................................................ 20
Bảng 2.6: Các bộ chỉ số định tính đánh giá hiệu quả bảo trì................................... 20
Bảng 2.7: Điểm các mức độ hồn hão bảo trì. ....................................................... 22

Bảng 2.8: Đánh giá cac cấp độ bảo trì. .................................................................. 23
Bảng 3.1: Quy mơ cơng ty ..................................................................................... 26
Bảng 3.2: Số lượng máy móc thiết bị và nhân viên vận hành xưởng Gỗ Thớt. ....... 39
Bảng 4.1: Kết quả đánh giá lần đầu kế hoạch bảo trì. ............................................. 45
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá lần đầu bảo trì chủ động. ............................................ 46
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá lần đầu chỉ số tài chính bảo trì. ................................... 47
Bảng 4.4: Kết quả đánh giá lần đầu chỉ số Quy trình sản xuất. .............................. 48
Bảng 4.5: Kết quả đánh giá lần đầu chỉ số định tính đánh giá hiệu quả bảo trì ....... 49
Bảng 4.6: Kết quả đánh giá lần đầu hiệu quả bảo trì. ............................................. 51
Bảng 4.7: Mục tiêu thực hiện đánh giá chỉ số kế hoạch bảo trì. ............................. 54
Bảng 4.8: Mục tiêu thực hiện đánh giá chỉ số bảo trì chủ động. ............................. 55
Bảng 4.9: Mục tiêu thực hiện đánh giá chỉ số tài chính bảo trì. .............................. 56
Bảng 4.10: Mục tiêu thực hiện đánh giá chỉ số qui trình sản xuất........................... 56

vi


Bảng 4.11: Mục tiêu thực hiện đánh giá chỉ số định tính. ....................................... 56
Bảng 5.1: Danh sách thơng số thiết bị máy móc phân xưởng Thớt Gỗ. .................. 63
Bảng 5.2: Tiêu chí đánh giá phân loại mức độ “Ranking” cho thiết bị máy móc. ... 71
Bảng 5.3: Tổng hợp tác vụ bảo trì thiết bị phân xưởng Thớt Gỗ. ........................... 79
Bảng 5.4: Thơng tin ghi nhận trên phiếu bảo trì. .................................................... 80
Bảng 5.5: Ngân sách bảo trì PX Thớt Gỗ - 2018. .................................................. 87
Bảng 5.6: Tiêu chuẩn phân loại tồn kho. ................................................................ 90
Bảng 5.7: Tóm tắt kết quả của các bộ chỉ số định lượng. ....................................... 95
Bảng 5.8: kết quả đánh giá mức độ hồn hảo bảo trì lần 2. .................................... 96
Bảng 6.1: Mục tiêu và kết quả thực hiện. ............................................................... 98

vii



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Ngun nhân cơ bản xuống cấp của thiết bị. ............................................ 7
Hình 2.2: Quan hệ giữa bảo dưỡng Phòng ngừa theo thời gian và bảo dưỡng Phịng
ngừa theo tình trạng thiết bị........................................................................... 10
Hình 2.3: Phân loại các hình thức bảo dưỡng. ........................................................ 11
Hình 2.4: Mối quan hệ của Mơ hình Logic đánh giá hiệu quả hoạt động tổng qt.
...................................................................................................................... 15
Hình 2.5: Mơ hình Logic tổng qt đánh giá hoạt động bảo trì .............................. 17
Hình 2.6: Các bước thực hiện đề tài. ...................................................................... 24
Hình 3.1: Quy hoạch tổng thể nhà máy .................................................................. 27
Hình 3.2: Văn phịng Trụ sở cơng ty ...................................................................... 27
Hình 3.3: Sơ đồ mặt bằng cơng ty.......................................................................... 29
Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức cơng ty ............................................................................ 32
Hình 3.5: Sơ đồ tổ chức Phân xưởng Bảo Trì cơng ty ............................................ 30
Hình 3.6: Sơ đồ phân tầng thơng tin Phân xưởng bảo trì cơng ty ........................... 31
Hình 3.7: Qui trình sản xuất giai đoạn tạo Phơi chi tiết cơng ty.............................. 32
Hình 3.8: Qui trình sản xuất giai đoạn định hình chi tiết cơng ty............................ 33
Hình 3.9: Qui trình sản xuất giai đoạn Lắp ráp thành phẩm cơng ty ....................... 34
Hình 3.10: Dịng sản phẩm ngồi trời .................................................................... 35
Hình 3.11: Dịng sản phẩm trong nhà .................................................................... 36
Hình 3.12: Dịng sản phẩm đồ trẻ em..................................................................... 36
Hình 3.13: Dịng sản phẩm Thớt Gỗ ...................................................................... 37
Hình3.14: Mặt bằng bố trí sản xuất chuyền Thớt Gỗ.............................................. 38
viii


Hình 4.1: Kho phụ tùng thay thế khơng được sắp xếp. ........................................... 42
Hình 4.2: Kho vật tư khơng áp dụng nhãn theo dõi. ............................................... 42
Hình 4.3: Máy gia cơng cơ khí khơng được bảo trì sửa chữa và 5S. ....................... 43

Hình 4.4: Máy cơng cụ (máy bào 2 mặt) khơng được bảo trì đúng mức ................. 43
Hình 4.5: Khu vực để máy sản xuất chưa được chuẩn hóa. ................................... 44
Hình 4.6: Thiết bị chuyền động khơng có bảo vệ an tồn. ...................................... 44
Hình 4.7: Sơ đồ bảo dưỡng phịng ngừa – bảo dưỡng định kỳ................................ 53
Hình 5.1: 5 bước chính triển khai bảo trì ngăn ngừa. ............................................. 61
Hình 5.2: Bảng kết quả đánh giá Ranking thiết bị phân xưởng Thớt Gỗ. ............... 72
Hình 5.3: Biểu đồ kết quả đánh giá Ranking thiết bị phân xưởng Thớt Gỗ. ........... 72
Hình 5.4: Tủ dụng cụ trực tuyến. ........................................................................... 74
Hình 5.5: Biểu mẫu kiểm CCDC Hằng Ngày......................................................... 75
Hình 5.6: Kế hoạch bảo trì thiết bị chuyền Thớt Gỗ. .............................................. 78
Hình 5.7: Tỉ lệ Tác vụ bảo trì theo tần suất. ........................................................... 79
Hình 5.8: Sơ đồ qui trình quản lý hỏng hóc thiết bị. ............................................... 82
Hình 5.9: Phần 1 của phiếu báo cáo hư hỏng. ........................................................ 83
Hình 5.10: Lược đồ thực thi phân tích hư hỏng thiết bị. ......................................... 84
Hình 5.11: Đồ thị tổng chi phí bảo trì có kế hoạch và khơng có kế hoạch (Thực
tế).................................................................................................................. 89
Hình 5.12: Biểu đồ Tỉ lệ tổng ngân sách bảo trì so với giá trị tài sản PX Thớt Gỗ
2018. ............................................................................................................. 89
Hình 5.13: Thống kê tổng vật tư tồn kho năm 2017. .............................................. 91
Hình 5.14: Một thủ tục hướng dẫn bảo trì chuẩn. ................................................... 92
ix


Hình 5.15: Lộ trình thực hiện xây dựng thủ tục vận hành chuẩn của phân xưởng Thớt
Gỗ. ................................................................................................................ 93
Hình 5.16: Sơ đồ tổ chức ban cải tiến công ty Gỗ Lâm Việt. ................................. 94
Hình 5.17: Biểu mẫu cải tiến tiêu biểu. .................................................................. 94

x



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
FDI .......................................................................................................... VỐN FDI
EU ........................................................................................................... EUROPE
EVFTA................................HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU
VPA/FLEGT .......................... HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC LÂM SẢN VIỆT NAM – EU
MPM ................................ MAINTENANCE PERFORMANCE MEASUREMENT
ATP ........................................................................ Advanced Technology Program
BD ..................................................................................................... Break Down.
PM .................................................................................... Productive Maintenance
TPM ........................................................................... Total Productive Maintenance
CCDC ......................................................................................... Công Cụ Dụng Cụ.

xi


CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CHUNG
Trong chương này, tác giả tập trung trình bày về lý do hình thành đề tài, mục tiêu đề
tài, phạm vi giới hạn của đề tài và phương pháp thực hiện đề tài.
1. Đặt vấn đề.
Theo số liệu báo cáo “Tiến trình đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt
Nam và EU” Tổng cục Lâm Nghiệp – Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn VN
vào tháng 7/2014 đưa ra, ở Việt Nam có khoảng 3.500 doanh nghiệp chế biến Gỗ và
các sản phẩm từ Gỗ, trong đó có tới 95% doanh nghiệp Gỗ nhỏ và siêu nhỏ [1.1]. Về
đóng góp xuất khẩu Gỗ và các sản phẩm từ gỗ, theo số liệu của Bộ công thương
12/2013 xuất khẩu ngành Gỗ đạt 5,67 tỷ USD, tăng trưởng bình quân 27,15%/năm
[1.2], chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi (FDI). Tuy nhiên, do sự tăng trưởng kinh tế chậm lại ở các nước có thị
trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU v.v. Đồng thời tác động

bởi các cam kết đã ký trong năm 2016 như EVFTA hay hiệp định VPA/FLEGT,
ngành công nghiệp Gỗ và các sản phẩm từ Gỗ ở Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng
chậm lại ở mức 2%/năm [1.3].
Đây là con số rất thách thức đối với các công ty Gỗ của Việt Nam, đặc biệt là các
công ty Gỗ nhỏ và siêu nhỏ. Để tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi
các doanh nghiệp Gỗ trong nước cần phải có chiến lược và chiến thuật vận hành hợp
lý, để tối ưu lợi nhuận, giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh. Muốn thành cơng và trụ
vững, việc giải bài toán đầu tư chuyên nghiệp sẽ là một địi hỏi tun quyết cho các
cơng ty hiện nay [1.4].
2. Lý do thực hiện đề tài.
Giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận doanh nghiệp có nhiều giải pháp trong cơng
tác kiểm sốt chi phí doanh nghiệp. Trong đó, việc sử dụng một cách hiệu quả thiết
bị sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp.

1


Lợi Nhuận = Doanh Thu - Chi Phí.
Theo thống kê trên thế giới, các doanh nghiệp áp dụng công nghệ bảo trì tiến tiến,
thì chi phí bảo dưỡng bình qn khoảng 4% tổng giá trị thiết bị của doanh nghiệp đó
[1.5]. Trong trường hợp khơng áp dụng cơng nghệ bảo trì tiên tiến thì doanh nghiệp
có nhiều nguy cơ rủi ro đối mặt với chi phí dừng máy rất lớn.
Theo số liệu thống kê của cục Công nghiệp Mỹ cho thấy chi phí ngừng máy do
hư hỏng thiết bị gây ra trong quá trình sản xuất ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Chi phí ngừng máy một số ngành cơng nghiệp tại Mỹ.
TT

Cơng Nghiệp


Chi phí ngừng
máy/giờ (USD)

1

Năng lượng

2.817846

2

Viễn thơng

2.066.245

3

Chế tạo

1.610.654

4

Tổ chức tài chính

1.495.134

5

Cơng nghệ thơng tin


1.344.461

6

Bảo hiểm

1.202.444

7

Bán lẻ

1.107.274

8

Dược phẩm

1.082.252

9

Ngân hàng

996.802

10

Thực phẩm đồ uống


804.192

11

Hàng tiêu dùng

785.719

12

Hóa chất

704.101

13

Vận tải

668.586

14

Y tế

636.030

15

Luyện kim


580.588

16

Điện tử

477.601

17

Xây dựng

389.395

Trung bình

944.395

2


Đối với ngành công nghiệp Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có số liệu thống kê
chính thức về chi phí dừng máy trong các ngành. Tuy nhiên, đối với ngành Gỗ Việt
Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thì nhận thức cũng như thực
hành về quản lý và kỹ thuật bảo trì vẫn cịn nhiều hạn chế, đội ngũ bảo trì ln trong
tình trạng bị động đối phó, làm tăng thiệt hại cho doanh nghiệp, chi phí sửa chữa và
phụ tùng thay thế cao, lịch trình sản xuất không đảm bảo, trễ kế hoạch đơn hàng
thường xun xảy ra.
Khơng có một mơ hình bảo dưỡng nào là duy nhất đúng cho các doanh nghiệp

này. Việc lựa chọn, xây dựng và áp dụng mơ hình bảo dưỡng phù hợp là yếu tố quyết
định giúp cho doanh nghiệp Gỗ Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn.
Công ty Gổ Lâm Việt tọa lạc tại Bình Dương, đang hoạt động trong ngành chế
biến sản phẩm về gỗ với nhiều sản phẩm khác nhau, chủ yếu xuất khẩu. Công ty luôn
mong muốn là đối tác đáng tinh cậy của các khách hàng nước ngồi.
Tuy nhiên việc đảm bảo duy trì sản xuất liên tục và tối ưu hóa chi phí cũng như
chun mơn hóa cơng tác tổ chức sản xuất ln là vấn đề của cơng ty, trong đó việc
tăng cường hiệu quả của cơng tác bảo trì nhằm duy trì tình trạng sẵn sàng của thiết
bị, máy móc đang là trở ngại lớn của cơng ty. Qua thời gian tìm hiểu tác giả nhận
thấy công ty chưa đánh giá đầy đủ thiệt hại do bảo trì khơng hiệu quả gây ra, vì vậy
xây dựng mơ hình bảo trì phù hợp là vấn đề cấp thiết với công ty. Do giới hạn thời
gian thực hiện đề tài, tác giả chọn phân xưởng Thớt Gỗ - (Phân xưởng được ban giám
đốc công ty đầu tư xây dựng mơ hình kiểu mẫu) – làm đối tượng nghiện cứu “Xây
dựng và áp dụng mô hình quản lý và kỹ thuật bảo trì ngăn ngừa” nhằm tăng cường
hiệu quả của cơng tác bảo trì.
Trên cơ sở mơ hình được xây dựng cho đối tượng, cơng ty tiếp tục áp dụng triển
khai và nhân rộng trong tồn cơng ty.
3. Mục tiêu đề tài.
Xác định và xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì phù hợp. Nhằm hỗ trợ
ra quyết định, cải tiến và nâng cao hiệu quả cơng tác bảo trì.
Áp dụng và triển khai mơ hình quản lý bảo trì ngăn ngừa vào thực tế.

3


4. Phạm vi đề tài.
Phần thực hiện chỉ giới hạn trong phân xưởng sản xuất dòng sản phẩm Thớt Gỗ
của cơng ty cổ phần Gỗ Lâm Việt có vốn đầu tư 200 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện: nghiên cứu tập trung trong thời gian từ 8/2018 – 12/2018.
5. Nội dung thực hiện.

Nghiên cứu sử dụng công cụ thống kê, kết hợp với kỹ thuật ghi nhận dữ liệu về
công tác bảo trì giải quyết các vấn đề nghiên cứu.
 Tìm hiểu lý thuyết bảo trì cơng nghiệp hiện đại.
 Phân biệt các cấp độ bảo trì và bộ chỉ số đánh giá hiệu quả của từng cấp độ.
 Tìm hiểu hiện trạng bảo trì hiện tại của cơng ty, xác định các mục tiêu cải tiến
hiệu quả bảo trì.
 Xây dựng mơ hình và thiết kế bộ chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì thực hiện
trong cơng ty.
6. Bố cục luận Văn
Luận văn được chia thành 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung
 Trong chương 1, tác giả sẽ giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, bao gồm
lý do hình thành đề tài, mục tiêu đề tài, phạm vi đề tài và nội dung đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận.
 Các lý thuyết được áp dụng trong đề tài, phương pháp luận và phương pháp
thu thập dữ liệu sẽ được trình bày trong chương này.
 Các lý thuyết gồm: lý thuyết bảo trì công nghiệp, các công cụ sử dụng thống
kê, các bộ chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì.
Chương 3: Giới thiệu về công ty
 Trong chương 3, tập trung giới thiệu về cơng ty Gỗ Lâm Việt về loại hình cơng
ty, cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất, các sản phẩm chính. Giới thiệu về dây
chuyền sản xuất Thớt Gỗ, dòng sản phẩm trong đề tài nghiên cứu.

4


Chương 4: Xác định vấn đề, áp dụng bộ chỉ số đo lường hiệu quả bảo trì.
 Trong chương 4, tác giả tập trung đánh giá hiện trạng nhà máy nhằm xác định
vấn đề từ đó xác lập các bộ chỉ số đo lường hiệu quả bảo trì, thực hiện việc đo
lường và thu thập dữ liệu đánh giá hiệu quả bảo trì lần đầu. Từ đó đề xuất mơ

hình thực thi bảo trì và chọn lọc bộ thơng số phù hợp tiến hành áp dụng cho
đối tượng nghiên cứu.
Chương 5: Triên khai mơ hình và kiểm sốt bộ chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì.
 Trong chương này, tiếp hành triển khai mơ hình, và áp dụng các bộ chỉ số đánh
giá hiệu quả được chọn lọc, đồng thời tiến hành phân tích bộ chỉ số, đặt ra các
mục tiêu kiểm soát. Đánh giá và xác định hiệu quả được áp dụng.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
 Chương này sẽ rút ra những kết quả đạt được, hạn chế của nghiên cứu. Từ đó
đề xuất hướng tiếp theo.
7. Các nghiên cứu liên quan.
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ BẢO TRÌ của Trần Thanh Bình, khóa 2011; sử dụng mơ hình Logic đánh giá
hiệu quả bảo trì, giới thiệu các bộ chỉ số định lượng và các bộ chỉ tiêu định tính, qua
đó xây dựng quy trình đánh giá hiệu quả bảo trì chung.
SỔ TAY BẢO DƯỠNG CƠNG NGHIỆP TIÊN TIẾN của tác giả Nguyễn Hồng
Long – chủ biên, thuộc dự án XÂY DỰNG NĂNG LỰC VÀ TRÌNH DIỄN KỸ
THUẬT BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP TIÊN TIẾN; nghiên cứu và đề xuất mơ
hình bảo dưỡng cơng nghiệp tiên tiến cho Việt Nam, đề xuất các bước thực hiện quy
trình bảo dưỡng cơng nghiệp tiên tiến áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất.
TÁI THIẾT KẾ MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG GỖ CÔNG TY THEDORE
ALEXANDER.LTD của Phạm Thanh Tuấn, khóa 2007; phương pháp bố trí mặt bằng
máy phân xưởng mộc, phân chia theo cụm modul máy, giảm thời gian di chuyển, tối
ưu hóa khơng gian.

5


8. Phương pháp nghiên cứu.
Vì giới hạn của đề tài, phương pháp nghiên cứu của luận văn được lựa chọn dựa
trên:

 Các nghiên cứu liên quan được áp dụng, chọn lọc các kết quả phù hợp áp dụng
trong thực tế.
 Sử dụng phương pháp khảo sát và mô tả để nắm được cách vận dụng.
 Sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích nhân-quả,
phương pháp chuyên gia, phương pháp root-cause trong phân tích dữ liệu.
 Sử dụng phần mềm Minitab, E-draw Mind Map, Excel Macro, Microsoft Visio
trong phân tích kết quả và trình bày kết quả.
Tóm tắt chương 1:
Trong chương 1, tác giả đã khái quát nguyên nhân đề tài được chọn và thực hiện,
bắt nguồn từ dữ liệu thu thập của bộ phận bảo trì cơng ty cho thấy tần suất và số lần
dừng máy hỏng hóc ngày càng tăng mạnh trong thời gian qua, thậm chí là mất kiểm
sốt. Tác giả cũng đã nêu mục tiêu của đề tài, phạm vi giới hạn của đề tài, nội dung
đề tài, phương pháp thu thập dữ liệu. Trong chương 2, sẽ trình bày nhiều hơn về lý
thuyết bảo trì cơng nghiệp, các bộ chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì và áp dụng hiệu
quả vào cho Doanh Nghiệp.

6


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUẾT
1. Tổng quan về bảo trì công nghiệp.
1.1. Định nghĩa hư hỏng thiết bị.
Định nghĩa hư hỏng thiết bị cơ bản trong nhà máy sản xuất trong (hình 2.1) cho
thấy mối liên hệ chặc chẽ giữa cơng tác quản lý và kỹ thuật bảo trì cơng nghiệp với
hệ thống bảo trì tự quản. Do vậy các cơng ty ngày nay, ngồi cơng tác xây dựng hệ
thống đo lường hiệu quả của bảo trì cơng nghiệp thơng qua bộ chỉ số, họ còn xây
dựng hệ thống bảo trì tự quản liên kết chặt chẽ với đội ngũ kỹ thuật bảo trì. Đây là
giải pháp giúp giảm chi phí bảo trì, tăng cường tính hiệu quả và sẵn sàng của thiết bị,
nhân sự kỹ thuật.


(nguồn tài liệu huấn luyện nội bộ cơng ty M&S Industrial)
Hình 2.1: Ngun nhân cơ bản xuống cấp của thiết bị.
1.2. Định nghĩa bảo dưỡng công nghiệp.
Theo quan điểm thực hành bảo dưỡng [1.5], bảo dưỡng là thực hiện các tác vụ giúp
bảo tồn năng lực thiết bị, qua đó đảm bảo tính liên tục và chất lượng sản xuất. Bảo

7


dưỡng tốt là đảm bảo đạt được hoạt động ở mức chi phí tối ưu, thiết bị ln sẳn sàng
hoạt động với độ tin cậy cao nhất.
1.3. Các loại hình bảo dưỡng công nghiệp trên thế giới.
Nhu cầu về bảo dưỡng máy móc xuất hiện kể từ khi lồi người bắt đầu sử dụng
chúng trong sản xuất. Kể từ đó bảo dưỡng đã trải qua các bước phát triển từ thấp đến
cao, từ bị động đến chủ động. Sau đây là các loại hình bảo dưỡng đã và đang được áp
dụng trên thế giới.
Phương pháp bảo dưỡng sửa chữa (bảo dưỡng hỏng máy – Breakdown
Maintenance).
Đây là phương pháp bảo dưỡng lạc hậu nhất. Thực chất lịch bảo dưỡng được quyết
định khi máy móc bị hỏng và con người hồn tồn bị động. Khi máy hỏng, sản xuất
bị ngừng lại và công tác bảo dưỡng mới được thực hiện.
Phương pháp bảo dưỡng này có rất nhiều nhược điểm như: gây dừng máy bất
thường, không ngăn ngừa được sự xuống cấp của thiết bị, có thể kéo theo sự hỏng
hóc của máy móc khác liên quan và gây tai nạn, làm cho các nhà quản lý sản xuất bị
động trong việc lên kế hoạch sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng cung ứng sản phẩm
trên thị trường, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.
Do thời điểm xảy ra các hỏng hóc thường ngẫu nhiên, bất ngờ nên các nhà quản lý
bảo dưỡng luôn bị động trong việc chuẩn bị các chi tiết thay thế, bố trí các cơng tác
sửa chữa làm kéo dài thời gian dừng máy gây chi phí lớn. Trong một số trường hợp,

thậm chí đã chuẩn bị rất nhiều chi tiết thay thế nhưng do tính đa dạng và khó dự đốn
của các hư hỏng nên khối lượng các chi tiết vẫn rất lớn gây tốn kém, hơn nữa mật độ
các loại hư hỏng thay đổi liên tục nên các chi tiết thay thế luôn bị thiếu, trong khi các
chi tiết khác lại nằm ở kho hàng chục năm mà không được dùng tới.
Một nhược điểm lớn của phương pháp này là hư hỏng thường xảy ra ở một cụm
máy móc nào đó do khơng kịp ngăn chặn có thể gây hư hỏng dây chuyền làm nguy
hiểm đến các bộ phận khác hoặc gây tai nạn cho người sử dụng.

8


Do các hạn chế nêu trên, chi phí cho bảo dưỡng theo phương pháp này rất lớn vì
vậy cho đến nay nó hầu như khơng cịn được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất
công nghiệp ở các nước tiên tiến nữa.
Bảo dưỡng phòng ngừa theo thời gian (Preventive Maintenance – Time Base
Maintenance).
Phương pháp này còn được gọi đơn giản là Bảo dưỡng phòng ngừa. Đây là phương
pháp bảo dưỡng đang được áp dụng hầu hết ở các nhà máy, dây chuyền sản xuất ở
Việt Nam. Phương pháp này được phổ biến trên thế giới những năm 1950.
Phương pháp này dựa trên việc sửa chữa, thay thế máy móc thiết bị trên dây chuyền
sản xuất theo thời gian định kỳ. Ví dụ trong mỗi tháng một lần dừng máy để sửa chữa
bảo trì nhỏ, và khoảng 1 đến 2 năm sẽ thực hiện các sửa chữa lớn. Mỗi khi dừng máy
các bộ phận sẽ được kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa. Các bộ phận, chi tiết máy được
cân chỉnh phục hồi, nếu cần thiết thì thay mới.
Về mặt lý thuyết thì đây có thể là phương pháp khá lý tưởng. Tuy nhiên trong thực
tế phương pháp này vẫn bộc lộ nhiều khuyết điểm:
Việc xác định chu kỳ thời gian để ngừng máy. Do phân bố hư hỏng các chi tiết rất
khác nhau nên việc ấn định thời gian chung để dừng máy sửa chữa theo chu kỳ là rất
khó. Nếu khoảng thời gian dừng máy giữa 2 lần sửa chữa lớn sẽ gây nguy cơ dừng
máy bất thường. Nếu khoảng thời gian giữa 2 lần dừng máy ngắn sẽ gây lãng phí,

khối lượng cơng việc, một số chi tiết vẫn chưa đến thời điểm hư hỏng vẫn bị thay thế.
Việc xác định nhân lực, vật lực cho mỗi lần dừng máy sửa chữa là rất lớn, nhưng
thực tế các chi tiết thực sự cần thiết thay thế, sửa chữa thì rất nhỏ cũng gây ra khơng
ít lãng phí.
Một số thiết bị máy móc sẽ mau hư hỏng hoặc xuống cấp do kỹ thuật thao tác tháo
lắp của công nhân kỹ thuật. Vì nhiều lần tháo, lắp kiểm tra các chi tiết sẽ làm giảm
tuổi thọ của các chi tiết kiểm tra, gây nguy cơ dừng máy ngẫu nhiên lớn. Và đó được
gọi là “bảo dưỡng q mức”.
Bảo dưỡng phịng ngừa theo tình trạng thiết bị (Preventive Maitenance –
Condition Based Maintenance)

9


Phương pháp này được gọi là bảo dưỡng theo tình trạng của thiết bị. Đây là phương
pháp bảo dưỡng tiên tiến được phát triển từ bảo dưỡng phòng ngừa theo thời gian, và
được áp dụng trong ngành công nghiệp thế giới từ những năm 1950. Nội dung chính
của phương pháp này là: Trạng thái của máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất
sẽ được giám sát thông qua một hệ thống giám sát và chuẩn đốn tình trạng thiết bị.
Hệ thống giám sát sẽ chịu trách nhiệm giám sát các hiện tượng xuất hiện trong quá
trình làm việc của thiết bị như tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ làm việc .v.v… phát hiện
các trạng thái bất thường của thiết bị, qua đó xác định các hư hỏng có thể của thiết
bị. Hệ thống phân tích sẽ thu thập dữ liệu giám sát và chịu trách nhiệm phân tích dữ
liệu để dự báo được trạng thái sẽ hư hỏng của thiết bị sắp xảy ra, từ đó giúp các nhà
quản lý bảo trì chủ động được kế hoạch và vật tư phụ tùng, nguồn lực thực hiện sửa
chữa ngăn ngừa.
Vì chi phí cho cơng việc thực hiện các phép đo và phân tích thấp hơn nhiều so với
việc sửa chữa, độ an toàn và độ tin cậy của dây chuyền cao (do được giám sát chặt
chẽ) nên đây được xem là phương pháp bảo dưỡng ưu việt nhất hiện nay.


Hình 2.2: Quan hệ giữa bảo dưỡng Phòng ngừa theo thời gian và bảo dưỡng
Phịng ngừa theo tình trạng thiết bị.

10


PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC BẢO DƯỠNG

BẢO DƯỠNG HỎNG MÁY SỬA CHỮA

Khắc phục tạm
thời

Bảo dưỡng sửa
chữa.

Hư hỏng

Sửa chữa tạm thời.

BẢO DƯỠNG HIỆU NĂNG
(TPM)

BẢO DƯỠNG PHỊNG NGỪA

Bảo trì phịng ngừa
(PM)

Bảo trì chất lượng
(QM)


Bảo dưỡng định kỳ

Bảo dưỡng theo
tình trạng thiết bị.

Bảo dưỡng dự báo

Lịch bảo dưỡng.

Các ngưỡng xác
định trước.

Các cấp độ dự báo

TBM: Bảo trì theo
thời gian.

CBM: Bảo trì theo
điều kiện

Lãng phí, KPI

Kiểm tra

Kiểm sốt

Chuẩn đốn

Kiểm tra


Kiểm sốt

Chuẩn đốn

Sửa chữa phục hồi.

Nâng cấp phần
mịn hỏng, xuống
cấp.

Khái
niệm
bảo
dưỡng.

Sự kiện

Hoạt
động
bảo
dưỡng

Cải tiến liên tục.
Huấn luyện.

Hình 2.3: Phân loại các hình thức bảo dưỡng.
Bảo dưỡng theo hiệu năng (Productive Maintenance PM)
Còn được gọi là bảo dưỡng theo hiệu quả, tức là bảo dưỡng nhằm nâng cao năng
suất và hiệu quả. Xuất phát từ quan điểm khắc phục nhược điểm của bảo dưỡng phòng

ngừa là “bảo dưỡng quá mức”. Bảo dưỡng hiệu năng vừa làm giảm chi phí vừa giảm
tối thiểu thiệt hại do thiết bị xuống cấp.
Bảo dưỡng hiệu năng là loại hình bảo dưỡng nâng cao hiệu suất của doanh nghiệp
nhờ giảm các chi phí của máy móc từ khâu vận hành, bảo dưỡng đến việc chống
xuống cấp cưỡng bức.
Cần chú ý: Bảo dưỡng hiệu năng là bước kế tiếp của bảo dưỡng dựa trên tình trạng
thiết bị. Nếu khơng có các cơ sở hạ tầng thích hợp cần thiết và bảo dưỡng dựa trên
tình trạng thiết bị vẫn chưa được doanh nghiệp thực sự làm chủ thì khơng thể chuyển
sang bảo dưỡng hiệu năng được.
Bảo dưỡng hiệu năng tổng thể TPM (Total Productive Maintenance)

11


×