Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Một số vấn đề cơ bản về giao kết hợp đồng dân sự trong pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.01 MB, 83 trang )


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐAI
LUẢT
HÀ NƠI
• HOC




VŨ ĐỨC LICH


MỘT SỐ VẨN ĐỀ CO BẢN VỀ GIAO KẾT
HỌP ĐỔNG DẦN Sự TRONG PHÁP LUẬT
VIÊT
■ NAM
CHUYÊN NGÀNH: LUÃT
DÂN s ư•

MÃ SỎ: 60 38 30
L U • N V Ă N T H A• C s ĩ L U Ả• T H O• C
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS. BÙI ĐĂNG HIẾU

THU V IF f
r.pịầ A(j


- y tw

HÀ NỘI - 2010

A


L è ỉ c ả m

ơ n

Nhân đâỵ xin bàỵ tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất
đ ế n cốc Thầỵ giáo, Cô giáo, các Giảng viên
Trường Dại học Luật Hà Nội, đ ặc b i ệ t lồ sự
hưóng dẫ n tận tình của

Tiến sĩ Luật học

Bùi Đăng Hiếu cùng sự giúp đõ, động viên
kịp thịi của gia đình, bạn b è vồ đồ n g nghiệp
đ ể tôi hoàn thành Luận văn này.

Học viên

Vũ Đức Lịch


MỤC LỤC
•k -k -k


LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
GIAO KÉT HỢP ĐÒNG DÂN s ự
1.1. Khái niệm về họp đồng dân sự và giao kết họp đồng
dân sự
1.1.1. Khái niệm và đặc điêm của hợp đồng dân sự
1.1.2. Khái niệm giao kết hợp đồng dân sự

I . l .2.1.. Giao kết hợp đồng dân sự là gì?
1.1.2.2. Ban chất cua giao kết hợp đồng dãn sự
1.2. Các nguyên tấc giao kết hợp đồng dân sự
1.2.1. N guyên tắc "Tự do giao kết hợp đồng nhưng không
được trái pháp luật, đạo đức xã hội"
1.2.2. N guyên tắc: “Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác,
trung thực và ngay thẳng”

CHƯƠNG 2:
TRÌNH TỤ GIAO KÉT HỢP ĐỒNG DÂN s ụ






TRONG PHÁP LUẬT DÂN s ụ VIỆT NAM







2.1. Đe nghị giao kết họp đồng dân sự
2.1.1. Khái niệm, hình thức, nội dung đề nghị giao kết hợp
đồng dân sự
2.1.2. Thời điểm đề nghị giao kết họp đồng dân sự có hiệu lực
2.1.3. Thay đổi, rút lại, huỷ bỏ và sửa đổi đề nghị giao kết
hợp đồng dân sự
2.1.4. C hấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng dân sự


2

2.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp

đồng dân sự

25

2.2.1. Khái niệm, hình thức, nội dung chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng dân sự

25

2.2.2. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự

30

2.2.3. Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự


32

2.2.4. Hậu quả pháp lý của sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng dân sự

33

2.3. Địa điểm, thời điểm giao kết hợp đồng dân sự

33

2.4. Hiệu lực của hợp đồng dân sự

35

CHƯƠNG 3:
TRÁCH NHIỆM DÂN s ụ TRONG QUÁ TRÌNH GLAO KẾT
HỢP ĐỒNG DÂN SỤ

37

3.1. Trách nhiệm dân sự của bên đề nghị giao kết hợp
đồng dân sự

37

3.2. Trách nhiệm dân sự của bên đưọc đề nghị giao kết







o



o

hợp đồng dân sự (bên chấp nhận đề nghị giao kết)

38

3.3. Trách nhiệm dân sự của các chủ thế khác trong quá
trình giao kết hợp đồng dân sự

40

CHƯƠNG 4:
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN s ụ
TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT









4.1. Giao kết hợp đồng đân sự theo mẫu

42
42

4.2. Giao kết hợp đồng dân sự với hình thức bằng hành vi
cu thể

44
4.3. Giao kết hợp đồng dân sự bằng phương tiện điện tủ

46

4.4. Giao kết họp đồng dân sự qua hoạt động của các tổ
chức trung gian

49

4.5. Giao kết hợp đồng mua bán sau khi dùng thử
Vũ Đ ứ c I.Ịch L u ậ n văn T hạc s ì L u ậ t h ọ c: "M ộ t s ố vằn itè c ơ hỏn vè g ia o kẻ i h ợ p đ ô n g d ã n s ự /ro n g p h á p luật Việt N am

■'

T rư ớ n g P ợ i h ọ c L u ậ i H a NộI- 2010

51


3


CHƯƠNG 5:
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT






VÊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN s ự VÀ KIẾN NGHỊ






52

5.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật và một số hạn chế của
pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng dân sự

52

5.1.1. v ề việc sử dụng thuật ngữ “giao kết hợp đồng dân sự”

53

5.1.2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự

54


5.1.3. Giao kết hợp đồng dân sự trong trường hợp một người
có nhiều tư cách chủ thể

54

5.1.4. Hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng bằng văn bản

56

5.1.5. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự
quy định chưa bảo đảm tính thống nhất

57

5.1.6. Xác định thời điếm giao kết hợp đồng khi các bên ở
các nước mà pháp luật theo các thuyết khác nhau
5.2.

58

Kiến nghị phưoiig hướng, giải pháp hoàn thiện pháp

luật về giao kết hợp đồng dân sự ở Việt Nam trong thời gian tới

59

KẾT LUẬN

69


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

Vũ Đ ứ c L ịc h L u ậ n văn T h ạ c s ĩ L u ậ t h ọ c: "M ộ t s ổ vồn đỏ c ơ bán về g ia o kê i h ọ p đ ồ n g d ã n s ự tro n g p h á p lu ậ t Việt N am " Trưửiig D ạ i h ọ c I.uctt H u N ội-2010


LỜI MỞ ĐÀU
'k "k
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hợp đồng dân sự là cơ sở quan trọng để xác định quyền, nghĩa vụ của
chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự cụ thể đó. Việc giao kết hợp đồng dân sự
phù hợp với các quy định của pháp luật sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân
sự giữa các bên với nhau, được pháp luật bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi để các
bên thực hiện hợp đồng dân sự, đồng thời hạn chế vi phạm và giúp cơ quan, tổ
chúc giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, chính xác khi có tranh chấp xảy
ra, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
Việc bày tỏ ý chí của các chủ thể trong q trình xác lập các quyền, nghĩa vụ
dân sự với nhau (giao kết hợp đồng dân sự) được diễn ra thường xuyên, phố biến
trong quan hệ xã hội và liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên, đồng thời liên
quan đến lợi ích của người khác, lợi ích chung của xã hội. Chính vì vậy mà giao kết
hợp đồng dân sự được các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng rất
quan tâm điều chỉnh bằng pháp luật. Hiện nay, Bộ luật Dân sự của Nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày
14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 (dưới đây gọi tắt là Bộ luật Dân sự năm
2005) là cơ sở pháp lý chung điều chỉnh về giao kết hợp đồng dân sự (trong đó dân
sự được hiểu theo nghĩa rộng) đã phát huy tác dụng tích cực trong đời sống xã hội,
giúp các bên xác lập các quyền, nghĩa vụ dân sự với nhau một cách tương đối thuận

lợi. Tuy nhiên, một số quy định về giao kết họp đồng dân sự thể hiện còn chưa thống
nhất, gây khó khăn cho các bên trong quá trình giao kết, tố chức thực hiện trên thực
tế cũng như khi giải quyết tranh chấp phát sinh. Đặc biệt, thực hiện chủ chương xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
của Đảng và Nhà nước ta đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện pháp
luật về dân sự, trong đó có các quy định về giao kết hợp đồng dân sự, đáp ímg yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu dân sự hiện nay.
Trước tình hình đó, học viên chọn đề tài: “ Một số vấn đề cơ bủn về giao kết
hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt N a m ” làm Luận văn tốt nghiệp của mình.


2

1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự ngày
28/10/1995 và Bộ luật Dân sự ngày 14/6/2005 đã có các cơng trình nghiên cứu như:
Luận văn thạc sĩ Luật học năm 1996 của học viên Trần Kim Chi “Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về hợp đồng dân sự”; Luận văn thạc sĩ Luật học năm 1996 của học
viên Nguyễn Viết Tý “Bộ luật Dân sự - nền tảng pháp lý cho hoạt động kinh doanh
ở nước ta

Luận văn thạc sĩ Luật học năm 1997 của học viên Trần Trung Trực

“Một số vấn đề về giao dịch dân sự và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô
hiệu”; Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2001 của học viên Tạ Thanh Bình “Đặc điểm
pháp lý của giao kết hợp đồng mua bán chứng khoán trên thị trường giao dịch tập
trung tại Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2003 cua học viên Hoàng Minh
Chiến “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh - những vấn đề lý luận
và thực tiễn”; Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2004 của học viên Nguyễn Thị Hằng
Nga “Giao kết hợp đồng trong kinh doanh một số vấn đề lý luận và thực tiễn”; Luận

văn thạc sĩ Luật học năm 2006 của học viên Trần Hải Hưng “Đổi mới sự điều chỉnh
pháp luật về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005”; Luận văn tiến sĩ Luật học
năm 2007 của học viên Vũ Thị Thanh Tâm “ Giao kết trục lợi trong nền kinh tế thị
trường ở nước ta và những giải pháp pháp lý nhằm hạn chế, khắc phục”; Luận văn
thạc sĩ Luật học năm 2007 của học viên Đinh Hồng Ngân “Trách nhiệm dân sự trong
họp đồng” ... và một số bài viết, nghiên cứu, bài giảng về hợp đồng dân sự trong đó
có đề cập đến vấn đề giao kết hợp đồng dân sự được đăng trên các tạp chí chuyên
ngành hoặc Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam.
Các cơng trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu khái quát về giao kết hợp đồng
dân sự với tư cách là một mục nhỏ khi giải quyết các vấn đề về hợp đồng dân sự nói
chung hoặc nghiên cứu ở từng giác độ nhất định của chuyên ngành Luật Kinh tế và
đại đa số là nghiên cứu, cơng bố trước khi có Bộ luật Dân sự năm 2005. Vì vậy việc
nghiên cứu: "Một sổ vấn đề cơ bản về giao kết họp đồng dân sự trong pháp luật Việt
Nam ” theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 ơ phạm vi rộng, chuyên sâu, đồng
thời đánh giá, tìm ra những hạn chế, bất cập và phương hướng, giải pháp khắc phục
sẽ góp phần quan trọng trong việc hồn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng dân sự
ở Việt Nam và tổ chức giao kết họp đồng dân sự trên thực tế.
l'ũ Đ ứ c L ịc h l.uận văn T hạc s ĩ L u ậ t h ụ c: ‘M ộ i s ỏ vầu dè c ơ ban \'ê ịỊiiib kế ì hợp dằn g ilãn s ự tro n g p h ấ p ỉiiậ t ỉ i ẹ i

A 'um "

T ru ự u g D ụi h ọ c L u ậ t H à N ộ ĩ-2 0 /0


3

2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
2.1. Mục đích
Mục đích khi nghiên cứu đề tài là phân tích, làm rõ những quy định của Bộ
luật Dân sự năm 2005 về giao kết họp đồng dân sự góp phần nhận thức đúng, đầy đủ

phục vụ cho việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện
pháp luật về giao kết họp đồng dân sự trên thực tế. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá,
tìm ra những hạn chế, bất cập và kiến nghị một số phương hướng, giải pháp hoàn
thiện pháp luật về giao kết họp đồng dân sự ở Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Giao kết hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam là một vấn đề có
phạm vi rộng, với nhiều nội dung, song trong phạm vi của một Luận văn thạc sĩ
luật học, tác giả chỉ xin tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản là: Khái
quát chung về giao kết hợp đồng dân sự; Trình tự giao két hợp đồng dân sự
trong pháp luật dân sự Việt Nam; Trách nhiệm trong quá trình giao kết hợp
đồng dân sự; Giao kết hợp đồng dân sự trong một số trường hợp đặc biệt; Thực
tiễn áp dụng pháp luật về giao kết hợp đồng dân sự và kiến nghị phương
hướng, giải pháp khắc phục hạn chế của pháp luật về giao kết hợp đồng dân sự
hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác
- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, lý luận
chung về Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong quá trình xây dựng, hồn thiện hệ
thống pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng hiện nay.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Phân tích, tổng hợp và các phương pháp nghiên cứu
khác như: so sánh, thống kê, đối chiếu với thực tiễn...để hoàn thành nội dung đề tài.
4. Ý nghĩa của Luận văn
Luận văn góp phần quan trọng trong việc nàng cao nhận thức đúng, đầy
đủ các quy định về giao kết hợp đồng dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2005
Vũ Đ ứ c L ịc h L u ậ n văn T hạc s ĩ L u ậ t học: "M ộ t s ổ vần đ ề CƯ han vể g ia o ké t h ợ p đ ò n g d â n s ự tro n g p h á p lu ậ t Việt N am




T rư ơ n g Đ ạ i h ọ c L u ậ t H à N Ộ Í-20Ỉ0


4

để tổ chức thực hiện trên thực tế; Là tài liệu tham khảo cho việc tiếp tục nghiên
cứu, giảng dạy, học tập và đề ra các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp
luật về giao kết hợp đồng dân sự ở Việt Nam trong thời gian tới, cũng như việc
xác lập các hợp đồng dân sự trên thực tế.
5. Những đóng góp mói của Luận văn
Luận văn có những đóng góp mới như sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề chung về họp đồng dân sự và giao kết họp
đồng dân sự để tạo cơ sở lý luận cho việc định hướng phương hướng, giải pháp hoàn
thiện pháp luật về giao kết hợp đồng dân sự ở Việt Nam trong thời gian tới;
Thứ hai, phân tích làm rõ trình tự giao kết; Xác định trách nhiệm trong quá
trình giao kết hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam phục vụ cho
công tác tuyên truyền, phố biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật;
Thứ ba, chỉ ra một số trường họp giao kết họp đồng dân sự đặc biệt và thực
tiễn áp dụng pháp luật về giao kết họp đồng dân sự để thấy rõ những hạn chế, bất
cập, chưa thống nhất trong quy định của pháp luật cũng như những khó khăn, vướng
mắc trong q trình tổ chức thực hiện trên thực tế;
Thứ tư, đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao
kết họp đồng dân sự ở Việt Nam trong thời gian tới.
6. Cơ cấu của Luận văn
Luận văn được kết cấu cụ thể như sau:
Lời mở đầu;
Chưotig 1: Khái quát chung về giao kết hợp đồng dân sự;
Chương 2: Trình tự giao kết hợp đồng dân sự trong pháp luật dân sự Việt Nam;
Chương 3: Trách nhiệm dân sự trong quá trình giao kết hợp đồng dân sự;

Chương 4: Giao kết hợp đồng dân sự trong một số trường họp đặc biệt;
Chương 5: Thực tiễn áp dụng pháp luật về giao kết họp đồng dân sự và
kiến nghị;
Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo.

Vũ D ử c Lịch L u ậ n vã n T hạc s ĩ L u ậ t h ọ c : "M ội 'Sổ vồn đè c ờ bàn vé ỊỊĨào kẻ! h ợ p đố n g (lãn s ự troìHỊ p h á p lu ậ l v iệ t N am " TrurniỊỊ D ạ i h ọ c L u ậ t H à N ộì-2010


5

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO KÉT HỢP ĐỎNG DÂN s ự
"kV?Vc
1.1. Khái niệm về họp đồng dân sự và giao kết hợp đồng dân sự
1.1.1. Khải niệm và đặc điếm của hợp đồng dân sự
Khái niệm hợp đồng nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng có nhiều
cách tiếp cận khác nhau:
Bộ luật Dân sự Pháp quy định: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các
bên, theo đó một hoặc nhiều n%ườỉ cam kết với một hoặc nhiều người khác về
việc chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một việc nào đ ó ” (Điều 1101);
Pháp luật dân sự Nhật Bản quy định hợp đồng là một loại giao dịch dân
sự thể hiện sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên. Mục đích của hợp đồng
thông thường làm phát sinh nghĩa vụ [28, tr.7].
Luật Hợp đồng của Trung Quốc có quy định: “Hợp đồng là sự thoả
thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ
thể bình đẳng tự nhiên nhân, pháp nhân và các tổ chức khác ” (Điều 2);
Pháp luật về họp đồng của Singapore quy định “hợp đồng là sự thỏa
thuận giữa hai hay nhiều bên, trong đó có một hoặc nhiều sự hứa hẹn
(promỉses) mà việc thực hiện chúng ìà nghĩa vụ pháp lỷ bắt buộc, nếu vi phạm

sẽ phải chịu chế tà i” [2, tr.43].
Ở Việt Nam, về mặt lý luận, khái niệm về hợp đồng dân sự được xem xét
ở phương diện khách quan và phương diện chủ quan. Theo phương diện khách
quan thì hợp đồng dân sự là tổng hợp các quy phạm pháp luật của Nhà nước
ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch
chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau. Theo phương diện chủ
quan, hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi
ý chí với nhau nhằm đi đến sự thoả thuận để cùng nhau làm phát sinh các
quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định [65, tr.92]. Hợp đồng dân sự theo nghĩa
chủ quan là một quan hệ xã hội được hình thành từ sự thoả thuận của các bên
để thoả mãn nhu cầu trao đổi trong giao lưu dân sự.
I Ti

Đ ứ c Lịch L u ậ n văn T học

.vĩ

L u ậ t h ọc: "M ộ t

Xu

van liù c ơ han vẻ g ia n kầl h ọ p đồn g dán s ự tra n g phỞỊì luật Việt N am

"

T n r ìm g D ại h ọc L u ậ t H à N ộ i-2 0 /tì


6


Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 của Việt Nam cũng có quy định xác
định hợp đồng dân sự dưới dạng định nghĩa như: "Hợp đồng dân sự là sự thoả
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của
các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài sản; làm hoặc không làm
một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu đùng” (Điều 1). Quy định này mang tính liệt kê
nên khơng bao qt đầy đủ các hợp đông dân sự xảy ra trên thực tế.
Hiện nay, khái niệm họp đồng dân sự được quy định tại Điều 388 Bộ luật
Dân sự năm 2005: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân s ự ”. Khái niệm này được quy
định giống như khái niệm đã được quy định tại Điều 394 Bộ luật Dân sự ngày
28/10/1995, nhung do phạm vi diều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2005 được mở
rộng hơn so với Bộ luật Dân sự năm 1995 nên thực chất khái niệm về hợp đồng
dân sự cũng đã được mớ rộng hon so với trước đây (bao gồm cả: dân sự, kinh
doanh, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình - Điều 1 Bộ luật Dân sự năm
2005). Họp đồng dân sự không chỉ là sự thoả thuận để một bên chuyển giao
quyền, nghĩa vụ cho bên kia mà có thể cịn là sự thố thuận để thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ đó. 1lợp đồng dân sự là hành vi có ý thức cúa chủ thể nhằm
đạt được mục đích nhất định nên hành vi này mang tính ý chí của chủ thể tham
gia họp đồng, với những mục đích và động cơ nhất định.
Hợp đồng dân sự là hình thức pháp lý quan trọng và phổ biến nhất thể hiện
bản chất của giao dịch dân sự liên quan đến tài sản. Hợp đồng dân sự dù thể hiện
dưới hình thức nào cũng phản ánh bản chất là sự thoả thuận, sự thống nhất ý chí
cúa các bên nhằm xác lập, thay dối hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ pháp lý. Hợp
đồng dân sự có một số đặc điểm sau:
-

Thứ nhất, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của hai

hoậc nhiều chủ thể dân sự. Trong hợp đồng dân sự, ý chí của một bên địi hỏi

sự đáp lại của bên kia, tạo thành sự thống nhất ý chí của các bên, từ đó mới
hình thành được hợp đồng. Các bên trong hợp đỏng dân sự có sự khác biệt về
lợi ích nên phải thỏa thuận đê hướng tới mục tiêu cao nhất là các bên cùng có
lợi Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng (bao gồm cả trách nhiệm
Vũ Đ ừ: L ịch L u ậ n v á n T hạc s ĩ L u ậ t học: "M ộ t x ổ vốn lỉâ c ơ hàn vé .ỊỊÌaơ két

iịỢ Ị)

đồHỊi d â n s ự IroiiỊi pháp iu ậ t Vi('l N am " T n c ù iíg Đ ạ i h ọ c L u ậ t H á S ộ i-2 0 1 0


7

dân sự) do các bên thỏa thuận (trừ các quyền, nghĩa vụ được quy định bởi pháp
luật); Sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các chủ thể phải được bày to dưới
một hình thức nhất định (bằng lời nói; bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ
thể). Khi các bên đạt được “thỏa thuận’'' thống nhất ý chí phù hợp với quy định
của pháp luật và có hiệu lực thì nội dung thoả thuận đó là “luật” đối với các
bên trong hợp đồng dân sự. Sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên vừa là
nguyên tắc, vừa là đặc điểm cua hợp đồng dân sự để phân biệt với hành vi pháp
lý đơn phương trong giao dịch dân sự.
-

Thứ hai, mục đích của hợp đồng là nhằm làm phát sinh, thay đôi, chấm

dứt quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật. Sự thỏa thuận
giữa các chủ thể là điều kiện cần nhưng chưa đủ nếu khơng có mục đích làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự. Họp đồng dân sự là
hành vi có ý thức của các chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định cho nên hợp
đồng dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những

mục đích và động cơ nhất định. Ý chí phải được thể hiện ra bên ngồi dưới một
hình thức nhất định để các chủ thể khác có thể biết được ý chí của chủ thể tham
gia vào một hợp đồng dân sự cụ thể.
Mặt khác, mục đích của thỏa thuận trong họp đồng dân sự phải không vi
phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Điều cấm của pháp luật
là nhũng quy định của pháp luật không cho phép chủ thê thực hiện nhũng hành vi
nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với
người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Chỉ những
tài sản được phép giao dịch, những công việc được phép thực hiện... không vi
phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội mới là đổi tượng của giao
dịch dân sự. Những hợp đồng xác lập nhằm trốn tránh pháp luật hoặc trái đạo đức
xã hội là những hợp đồng có mục đích và nội dung khơng hợp pháp, không làm
phát sinh hiệu lực pháp luật của hợp đồng đó. Đặc điêm này cho thây điêm khác
biệt giữa hợp đồng dân sự với sự thỏa thuận khác (Ví dụ: Các bên tlìóa thuận với
nhau về việc mua bán ma túy là vi phạm điều cấm của pháp luật, không được
pháp luật thừa nhận, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên).

Vù Đ ứ c L ịch L u ậ n vãn Thạc s ĩ L u ậ t h ọ c; "M ộ t s ổ vằn â é c ơ han vê g ia o két h ợ p đồHỊỊ (lãn x ự trong p liá p luật l'iậi N am

"

ín c ừ itg f)ạ i h ọ t L u ậ t H à NỘI-20 K)


8

1.1.2. Khái niệm giao kết hợp đồng dân sự
1.1.2.1. Giao kết hợp đồng dân sự là gì?
Thuật ngữ “giao kết hợp đồng dân s ự ” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau.
Theo nghĩa hẹp, giao kết họp đồng dân sự được hiểu như là một thời điểm mà tại

thời điểm đó sự thống nhất ý chí của các bên làm hình thành hợp đồng dân sự.
Cách hiểu này nhìn nhận giao kết hợp đồng dân sự ở kết quả cuối cùng là hình
thành họp đồng dân sự mà khơng quan tâm đến quá trình hình thành hợp đồng.
Theo nghĩa rộng, giao kết hợp đồng dân sự là quá trình hình thành quan hệ hợp
đồng dân sự với hai yếu tố chủ yếu là đề nghị giao kết hợp đồng {sự bày tỏ ỷ chí
của một bên) và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (sự img thuận của bên kia).
Quan điểm khác giải thích: Giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên bày tỏ
và thống nhất ý chí vói nhau dưới hình thức lời nói (bằng miệng) hoặc văn bản
theo những nguyên tắc và trình tự nhất định nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ dân
sự đối với nhau trong hợp đồng dân sự [71, tr.62]. Quan điểm này có điểm hạn
chế là chỉ liệt k ê “hình thức lời nói (bằng miệng) hoặc vãn bản” nên chưa thật sự
phù hợp với thực tế của giao kết hợp đồng dân sự.
Cũng có quan niệm cho ràng: Giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên bày
tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình tự nhất định đê qua đó xác lập
với nhau các quyền, nghĩa vụ dân sự [65, tr. 107]. Quan điểm này có điểm hạn chế
là khơng thể hiện được hình thức, nội dung của giao kết hợp đồng dân sự.
Các quan điểm trên cũne đã phần nào làm sáng tỏ và phản ánh khá rõ nét
bản chất của giao kết họp đồng dàn sự. Ở Việt Nam, các văn bản pháp luật về
hợp đồng và Bộ luật Dân sự năm 2005 đều khơng có định nghĩa về giao kết
hợp đồng dân sự. Theo chúng tôi, giao kết hợp đồng dân sự là giai đoạn thiết
lập mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể trong quan hệ hợp đồng dân sự.
Thơng thường q trình giao kết hợp đồng dân sự được bắt đầu từ thời điểm
một bên bày tỏ ý chí giao kết hợp dồng và kết thúc khi họp đồng dân sự được
giao kết (Khi bên sau cùng ký vào văn bản; Cũng có thê là thời điểm khi “g ử i”
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đòng; Hoặc thời điêrn “nhận ” được chấD nhận
đề nghị giao kết hợp đồng...). Nội dung sự bày tỏ, thống nhất ý chí giữa các
bên phải thể hiện theo hình thức, nguyên tắc, trình tự nhất định được pháp luật
Vờ Đ ứ c Lịch L uận ván T h ạ c x ì L u ậ t h ọ c: "MƠI

.vố


vàn tlc c ơ bàn .'è <'ifìo kỡi h ọ r "ông (/(III sự trong p h á p luật Viội N am

"

T rư ớ n g Đ ạ i h ọ c ỈAŨỊi H ù N Ộ I-20Ỉ0


9

thừa nhận. Kết quả của việc giao kết hợp đồng dân sự là làm phát sinh, thay đôi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dâu sự của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng
dân sự. Như vậy, giao kết hợp đồng dân sự có thể hiểu là q trình bày tỏ,
thống nhất ỷ ch ỉ giữa các bên theo hình thức, nội dung, nguyên tắc, trình tự
nhất định được pháp luật thừa nhận nhằm xác tập quyền, nghĩa vụ dân sự
đối với nhau.
1.1.2.2. Bản chất của giao kết họp đồng dân sự
Bản chất của hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận, trong đó các bên thể hiện
sự bày tỏ và thống nhất ý chí nhằm hướng tới nhũng lợi ích nhất định. Việc giao
kết hợp đồng dân sự cũng được xác lập trên cơ sở của sự thỏa thuận, thống nhất ý
chí giữa các bên. Q trình giao kết hợp đồng dân sự diễn ra với hai yếu tố: sự bày
tỏ ý chí (đề nghị giao kết) và sự chấp nhận ý chí (chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng dân sự), nhưng trên thực tế không phải hợp đồng dân sự nào cũng xác định
được rõ ràng hai yếu tổ này. Q trình này có thế diễn ra nhanh chóng hay kéo
dài, đơn giản hay phức tạp, diễn ra đồng thời hay tiến triển ở nhiều giai đoạn khác
nhau...(phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: ý chí của các bên, vào nội dung, hình
thức biểu hiện của hợp đồng...). Các bên có thể sử dụng phương thức giao kết
trực tiếp (gặp nhau trao đổi, đàiri phan, thương lượng, ký kêt...) hoặc phương thức
giao kết gián tiếp (thông qua công Văn, đơn chào hàng, các phương tiện điện tử .,.)
để thỏa thuận, thống nhất ý chí với lồn bộ nội dung của hợp đồng.

Hợp đồng dân sự có nhiều loại, nhưng kết quả cuối cùng của quá trình
giao kết hợp đồng dân sự nói chung đều là thể hiện sự thoả thuận, thống nhất ý
chí của các bên để làm phát sinh, ỉhay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự trong quan hệ hợp đồng đó (hình thành họp đồng dân sự). Do đó, bản chất
của giao kết hợp đồng dân sự là quá trình bày tỏ ý chí của các chủ thể tham gia
hợp đồng nhằm thỏa thuận, thống nhất tồn bộ nội dung, hình thức hợp đồng
dân sự theo quy định của pháp luật.
1.2.

Các nguyên tắc giao kết họp đồng dân sự

Nguyên tắc giao kết hợp đc.Ịg dân sự được lìiếu là những nguyên lý, tư
tưởng chỉ đạo làm nền lảng trong quá trình bày tỏ, thống nhất ý chí giữa các bên
nhằm xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự đối với nhau trong họp đồn”.
Đ ức L ịc h L u ậ n vãn T h ạ c s ĩ L u ậ t h ọ c: "MỘI xồ vàn dế c ơ hãn v ề g ia o kết liọj> ctồiiỊỊ (lân s ự tro n g p h á p luậi Việt N am " T nrthiỊỊ D ại liọc l.iiậ i !iá N õ i-2 tìì0


10

Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế (viết tắt theo Tiêng Pháp là
UNIDROIT), một tổ chức quốc tế liên chính phú thành lập năm 1929, đặt trụ sở
tại Roma, Italia, đã tập trung nghiên cứu tìm kiếm các quy định chung để điều
chỉnh họp đồng sao cho có thể thích hợp trong nhiều hệ thống pháp luật của
những nước khác nhau. Năm 1994, UNIDROIT đã soạn thảo và cho ra đời cuốn
sách “Nguyên tắc Họp đồng Thương mại Quốc tế” viết tắt theo tiếng Anh là PICC
(Principle of International Commercial Contract) trong đó có đưa ra nguyên tắc
"tự do họp đồng" (Điều 1.1) và "Nguyên tắc thiện chí và trung thực" (Điều 1.7).
Theo đó, các bên trong hợp đồng được tự do giao kết hợp đồng và quy định nội
dung của hợp đồng; Các bên trong hợp đồng phải hành động phù họp với tinh
thần thiện chí và trung thực trong các giao dịch thương mại quốc tế.

Ở Việt Nam, quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng, Điều 3 Pháp lệnh
Hợp đồng kinh tế năm 1989 có quy định: “Hợp đồng kinh tế được ký kết theo
nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, bình đăng về quyền và nghĩa vụ, trực tiếp chịu
trách nhiệm tài sản và không trái pháp luật”. Điều 2 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự
năm 1991 quy định; "Hợp đồng dân sự được giao kết theo ngun tắc tự nguyện,
bình đẳng, khơng trái với pháp luật và đạo đức xã hội". Sau đó, Điều 395 Bộ luật
Dân sự năm 1995 và hiện nay Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2005 đều có quy
định về nguyên tắc giao kết họp đồng dân sự là: “Việc giao kết hợp đồng dân sự
phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Tự do giao kết họp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức
xã hội;
2, Tự nguyện, bình đang, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thăng
Việc quy định rõ các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự có ý nghĩa
quan trọng bởi đây là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình giao kết hợp đồng
của các chủ thể và vi phạm nguyên tắc giao kết sẽ làm cho hợp đồng dân sự vơ
hiệu. Vì vậy, các ngun tắc giao kết hợp đồng dân sự phải được pháp luật quy
định rõ ràng.
1.2.1.

Nguyên tắc "Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trải pháp

luật, đao đức xã hơi ”
*

'






Vũ Đ ứ c L ịc h L u ậ n vãn T h ạ c s ĩ L u ậ t h ọ c : " M ộ t số vầu đó c ư httn \’ế ịiiâ o k ỏ f h ợ p líồ n x (ỉcin s ự H iỊiig p h à /ỉ liiậ i V iiịi N (im " T ru ờ H ỊỊ Ẽ k ii h ọ c l. v ậ i H ớ


Nguyên tắc này cho phép mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thể
đều có quyền tự do quyết định tham aia giao kết hay không tham gia giao kết hợp
đồng; Có quyền tự do lựa chọn loại hợp đồng đã được pháp luật quy định cụ thể
cũng như cả những họp dồng dân Sụ' khac du ràng pháp luật chưa quy định; Được
tự do lựa chọn chủ thể khác để giao kết hợp đồng với mình, tự do thể hiện ý chí
trong việc thỏa thuận về nội dung cua hợp đồng dân sự; Tự do lựa chọn hình thức
của họp đồng mà khơng ai có quyền ép buộc hay áp đặt ý chí khi các chủ thể giao
kết hợp đồng dân sự.
Tuy nhiên, sự tự do ý chí của các chú thế trong giao kết hợp đồng dân sự
phải nằm trong một khuôn khổ nhất định để bảo đám quyền lợi của người khác
cũng như lợi ích của tồn xã hội. Vì vậy, tự do của mỗi chủ thể phải “không trái
pháp luật, đạo đức xã hội''. Mỗi chủ thể vừa có quyền "tự do giao kết hợp đồng"
vừa có nghĩa vụ “khơng trải pháp luật, đạo đức xã hội" (tôn trọng pháp luật và
dạo đức xã hội) và dây dược coi là "sự giới hạn" ý chí tự do của mỗi một chủ thể
trong việc giao kết hợp dồng dân sụ.
Điều 128 Bộ luật Dân sự năm 2005 có xác định rõ: "Điều cấm của pháp
luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thê thực hiện những
hành vi nhất định" và "Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ủng xử chung giữa
người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng ”,
nhưng không xác định thế nào là "không trái pháp luật". Vậy thuật ngữ "khơng
trái pháp luật" có đồng nghĩa với "khơnụ vi phạm điều cấm của pháp luật" hay trái
pháp luật là khác với quy định của pháp luật?. Theo chúng tôi, quy định nguyên
tắc này là "Tự do giao kết hợp đồng nhưng không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trải đạo đức xã h ộ i” mới thực sự chính xác và bảo đảm tính thống
nhất với các quy định khác trong Bò luật Dân sự.
1.2.2.


Nguyên tăc: "Tự nguyện, bình đăng, ịhiện chí, hợp tác, trung thực

và ngay thẳng”
Ngun tắc này thế hiện bản chất của quan hệ dân sự và đòi hỏi phải bảo
đảm: Tự nguyện trong giao kết họp đồng; Bình đẳng trong giao kết hợp đồng;
Thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng trong giao kết hợp đồng dân sự.

I Ti D itc í.ịch. L u ậ n vãn t h ạ c x ỉ L u ậ t học: 'MỘI s ơ ván

f/«:

c ư ban 1;ia<’ két h(_

ưồiiỊỊ li.III sự W M ịi phaỊ) luật i i ẹ i :\ 111)1

T n ttạ tg

/À y /

h ọ c h ư U l l n N ội-2010


12

Nguyên tắc tự nguyện trong giao kết họp đồng dân sự địi hỏi các chủ thể
phải hồn tồn được tự do lựa chọn quyết định tham gia hay không tham gia giao
dịch mà không bị chi phối, ép buộc, đe dọa, lừa dối, nhầm lẫn khi giao kết hợp
đồng dân sự. Muốn xem xét các chu thể có tự nguyện trong giao kết họp đồng hay
không, cần phải dựa vào sự thống nhất biện chứng giữa hai yếu tố: ý chí và sự bày
tỏ ý chí. Ý chí tự nguyện chính là sự thống nhất giữa ý muốn chủ quan bên trong

và sự bày tỏ ý chí đó ra bên ngồi. Chi khi nào hợp đồng là hình thức phản ánh
một cách khách quan, trung thực những mong muốn bên trong của các bên giao
kết thì việc giao kết đó mới được coi là tự nguyện. Như vậy, tất cả các họp đồng
được giao kết do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối hoặc đe doạ đều là những hợp đồng
không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết và sẽ bị coi là vơ hiệu.
Ngun tắc bình dẳng trong 2;iao kết họp đồng dân sự cho phcp các chủ thể
có địa vị và quyền ngang nhau khi thiết lập quan hệ hợp đồng. Khi thỏa thuận, các
bên được bình đắng trong việc đưa ra nội dung phù hợp với lợi ích của mình để
đạt được mục đích. Không một ai được lấy lý do khác biệt về thành phần xã hội,
dân tộc, giới tính, tơn giáo, hồn cảnh kinh tế để làm biến dạng các quan hệ dân
sự. Chỉ khi nào các bên bình đẳng với nhau về mọi phương diện trong giao kết
hợp đông dân sự thì ý chí tự nguyện của các bên mới thật sự được bảo đảm.
Nguyên tắc thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng trong giao kết hợp
đồng dân sự địi hỏi các chủ thể phải ln có thái độ tơn trọng ý chí của nhau;
Cùng nhau trao đối, thương lượng, thừa nhận, quan tâm đến lợi ích của nhau,
cũng như lợi ích của Nhả nước và các lợi ích khác một cách hợp ỉý để nhanh
chóng thiết lập quan hệ họp đồng; Các chủ thể không được lừa dối nhau, không
được lợi dụng sơ hở, yếu thế của nhau để đạt được lợi ích q cao so với cơng sức
của mình bỏ ra trong giao kết hợp dồng dân sự.
Như vậy, các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự được quy định trong Bộ
luật Dân sự là cơ sở pháp lý quan trọng đế các chủ thể tuân theo, góp phần bảo
đảm thiết lập quan hệ hợp dồng dân sự họp pháp trên thực tế.

Vụ Đ ứ c Lịch L uận văn T h ạ c s ĩ L u ậ t h ọ c:

'M ộ t

sô ván J ẻ c ơ han

IV


ịiìao kừi h ợ p đóm ’ dán s ụ i r o in ' p liã p

lu ậ t

Việt N um " TnrỞH-Ịị Đ ụ i liọc

I.IIỘ I

H à N ội-2010


13

CHƯƠNG 2
TRÌNH TỤ GIAO KÉT HỢP ĐỒNG DÂN s ự






TRONG PHÁP LUẬT DÂN s ụ VIỆT NAM
'kiĩ >ĩ







2.1. Đe nghị giao kết họp đồng dân sự
2.1.1. Khái niệm, h ình tlĩírc, nội (lung đề nghị giao kết hợp đồng dân sự
Một họp đồng dân sự cụ thể là kết qua cua sự thoả thuận giữa các bên trong
hợp đồng đó về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đe
thoả thuận, đi đến thống nhất ý chí giữa các bên trong một hợp đồng dân sự cụ thể
địi hỏi phải có q trình giao kết hợp đồng với một bên bày tỏ ý chí của mình (đề
nghị giao kết hợp đồng dân sự) và bên kia có sự chấp nhận ý chí đã được tun bố
(chấp nhận đề nghị giao kết hợp đông dân sự). Chính vì vậy mà pháp luật điều chỉnh
về giao kết hợp đồng dân sự cua các nước cùng như ở Việt Nam đều có quy định về
đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết họp đồng.
“Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tế” do Viện Thống nhất Tư
pháp Quốc tế soạn thảo có dua ra định nghĩa về đề nghị giao kết là: "Một đề
n%hị được gọi là đề nghị giao kết nếu nó rõ ràng, đầy đu và nêu rõ ỷ định của
bên đưa ra đề nghị mong muốn bi ràng buộc bởi hợp đồnẹ khi đề nghị giao kết
được chấp nhận ”( Điều 2.2).
Một số quan niệm khác cho rằng: “Đe nghị giao kết hợp đồng dân sự là
bày tỏ ỷ chỉ và mong muốn giao kết hợp đồng” [71, tr.54]. Hoặc: "Đe nghị giao
kết hợp đồng là việc một bên biểu lộ ỷ chí của mình trước người khác bằng
cách bày tỏ cho phía bên kia biết ỷ muôn tham gia giao kêt với người đó một
hợp đồng dân sự" [65, tr. 110]. Đề nghị giao kết hợp đồng được gửi cho một
bên xác định có giá trị ràng buộc đối với bên đưa ra đề nghị giấo kết và bên
nhận được đề nghị. Khi bên dược đề nshị nhận được đề nghị chấp nhận toàn bộ
nội dung đề nghị giao kết hợp dồng thì sẽ xác lập quan hộ hợp đồng đó.
Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định: “Đề nghị giao kết hợp đồng ỉà
việc thể hiện rõ ỷ định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này
của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể" (Khoản 1 Điều 390). Như
vậy, Bộ luật Dân sự năm 2005 Việt Nam sử dụng thuật ngữ “đề nghị giao kết


Đ ir c


L ịc h L u ậ n văn T hạc



L u ậ t h ọ c:

"M ộ t s ổ

vần

ilc



b a n IV ị ị i u ị i ■ k v i h ợ p

đồn l i d ậ n

sự

ìrọtiịỉ p h á p

í i i ậ t V iự t

N um

"

T n n n ig


H u

h ọ c L u ậ t H à NỘÌ-20K)


14

hợp đồng” mà không sử dụng thuật ngữ “chào hàng" hay "lời đề nghị" như
pháp luật của các nước cùnu, như Côrm ước của Liên Họp Quốc về hợp đồng
mua bán quốc tế (Cơng ước Viên 1980).
-

v ề hình thúc đề nghị giao kết hợp đồng dân sự: Hình thức đề nghị giao

kết hợp đồng dân sự thể hiện ý chí của bên đề nghị giao kết dưới dạng nhất định mà
người khác có thể nhận biết được. Muốn thiết lập một hợp đồng dân sự thì bên đề
nghị giao kết phải the hiện ý muốn đó cua mình ra bên ngồi thơng qua hình thức
nhất định để bên kia có thể nhận biết được ý muốn của họ và từ đó mới có thể đi đến
việc giao kết hợp đồng dân sự.
Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định về hình thức họp đồng dân sự (cỏ thể
được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể), nhưng khơng
có quy định cụ thể về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng dân sự. Tuy nhiên,
trong các văn bản pháp luật có liên quan và thực tế cho thấy việc đề nghị giao kết hợp
đồng dân sự được thực hiện vỏ'i nhiều hình thức khác nhau và có thể thể hiện dưới
bất kỳ hình thức nào. Bên đề nghị có thể trực tiếp (đối mặt) với bên được đề nghị để
trao đổi, thoả thuận hoặc có thể thơng qua điện thoại, bằng việc chuyển công văn,
giấy tờ qua đường bưu điện, thông qua phương tiện điện tử hoặc các phương tiện
khác mà các bên giao kết hợp đồng khơng có mặt tại cùng một địa điểm để ký kết
họp đồng (bằng lỏi nói, hằng vãn han hoặc bằng hành vi cụ thê...) để biểu lộ ý chí

của mình muốn tham gia giao kết vói chủ thể nhất định một hợp đồng dàn sự. '
Hình thức đề nghị giao kết họp đồng dân sự và hình thức họp đồng dân sự có
điểm khác biệt cơ bản là: Hình thức đề nghị giao kết hợp đồng dân sự chỉ thể hiện ý
chí của bên đề nghị giao kết và do bên đề nghị giao kết tự chọn cách thức thể hiện ý
chí đó để chủ thể khác nhận biết được; Cịn hình thức họp đồng dân sự thể hiện sự
thống nhất ý chí của bên đề nẹhị giao kết với bên chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng và do các bên trong họp dồng thoả thuận cách thức thể hiện ý chí đó hoặc phải
thể hiện bằng hình thức theo quy định của pháp luật. Mặt khác, hình thức của đề nghị
giao kết họp đồng dân sự cũng khơng phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng dân sự:
Đe nghị giao kết họp đồng dân sự có thể dược thể hiện bằng lời nói, nhưng hợp đồng
dân sự lại có thê được các bên i,)' kêi băng văn bản...

Vỉi Đirc L ịch L u ậ n vỡII T h ạ c s ì L u ậ t học: "MỘI s ô

v ã n Ih :

c ơ han

\v

ỹ ạ o kẽi h ợ p đ ỏ n g <1(111 s ự

tr o iiỊ ’

p h á p lnậi l 'iội N am

" T n ờ n t ị ’ />
h ọ c ỉ IIỘI HíI N ộ i-2 0 í0



15

-

Nội dung đê nghị giao kêt hợp đông dân sự: Bên đê nghị giao kêt

hợp đông dân sự phải đưa ra nội dung đề nghị giao kết với những điều khoản
của hợp đồng một cách cụ thể và rõ ràng...để bên kia có thể hình dung ra được
hợp đồng dân sự sẽ được giao kết với nội dung như thế nào, có thể tham gia
giao kết hợp đồng dân sự đó được hay khơng ?...
Cơng ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (gọi tắt là
Công ước Viên 1980) có quy định về cách thức, nội dung của một ký kết hợp
đồng mua bán quốc tế như sau: “Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay
nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu cỏ đủ chính xác và nếu nó
chỉ rỗ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường họp có
sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nỏ nêu rõ hàng
hóa và ấn định sổ lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy
định thể thức xác định những yếu tổ n à y ”(Khoản 1 Điều 14). Như vậy, nội
dung một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán quốc tế phải bảo đảm đủ các yếu tố
là: Chỉ rõ ý chí của người chào hàng; Phải được gửi cho một hay nhiều người
xác định được; Nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.
Pháp luật một số nước cũng quy định các yếu tố để được coi là một đề nghị
giao kết hợp đồng cần phải có như: Người đề nghị giao kết phải thế hiện rõ ý muốn
tạo lập hợp đồng; Các điều kiện trong lời đề nghị giao kết phải cụ thẻ và dút khoát;
Lời đề nghị phải được truyền đạt đến người được đề nghị một cách cụ thể.
Ớ Việt Nam, trong các văn bản pháp luật được ban hành trước khi có Bộ luật
Dân sự năm 2005 như: Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991; Bộ luật Dân sự năm
1995; Pháp lệnh Họp đồng kinh tế năm 1989 đều chưa có quy định về nội dung của

đề nghị giao kết hợp đồng (dân sự, kinh tế). Luật Thương mại năm 1997 có quy định:
"Chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá trong một thời hạn
nhất định, được chuyển cho một hay nhiều người đã xác định và phải có các nội
dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định tại Điều 50 của Luật
này. Chào hàng gôm chào bán hàng và chào mua hàng" (Khoản 1 Điêu 51) và Điêu
50 của Luật này quy định cụ thế nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá

Vũ Đ ứ c Lịch L uận văn T hạc s ĩ L u ậ l h ọc: "MỘI s o vấn đè c ơ han vé g ia o kèt h ợ p don g d á n s ự ír o itỊỊ p h á p lu ậ t Việt N am " T rinh!# D ạ i h ọ c L u ậ t H à NỘ!-2 0 Ki


16

gôm: Tên hàng; Sô lượng; Quy cách, chát lượng; Giá cả; Phương thức thanh
toán; Địa điêm và thời hạn giao nhận hàng; Các bên có thê thoa thuận các nội
dung khác trong hợp đồng. Như vậy, Luật Thương mại năm 1997 cũng xác định
khá rõ nội dung của "chào hàng là một để nghị giao kết hợp đông" trong hợp
đồng mua bán hàng hoá.
Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa có quy định cụ thê nội dung
của đề nghị giao kết hợp đồng dân sự và Luật Thương mại năm 2005 cũng
không quy định nội dung của "chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng
mua bản hàng hoả". Thực tế cho thấy, đề nghị giao kết hợp đồng và một số
hành vi như: lời mời làm chào hàng, báo giá, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu
hàng hố, dịch v ụ ... rất khó phân biệt mà hậu quả pháp lý của đề nghị giao kết
hợp đồng dân sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với bên đề nghị giao kết nên rất
cần phải xác định nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng dân sự.
Theo chúng tôi, nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng dân sự cần có
các yếu tố chính như sau:
Thử nhất, đề nghị giao kết hợp đồng dân sự phải thể hiện rõ ý định giao kết
họp đồng của bên đề nghị giao kết hợp đồng dân sự: Muốn thiết lập một hợp đồng
dân sự với chủ thể khác thì trong nội dung đề nghị, bên đề nghị giao kết phải thế

hiện rõ ý muốn giao kết đó của mình để bên kia có thể nhận biết được và từ đó
mới có thể đi đến việc giao kết hợp đồng dân sự. Ví dụ: Bên đề nghị giao kết phải
thể hiện rõ nội dung mình muốn bán nhà ở (giao kết hợp đồng mua bản nhà ở)
hoặc muốn cho thuê nhà ở (hợp đồng thuê nhà ơ) với chủ thê khác...
Thứ hai, đề nghị giao kết hợp đồng phải có các nội dung chủ yếu của loại
hợp đồng dân sự mà các bên muốn xác lập: Đe nghị giao kết hợp đồng dân sự do
bên đề nghị chủ động đưa ra nội dung (chưa phải là hợp đồng dân sự), nhưng đòi
hỏi phải thể hiện rõ những nội dung chủ yếu của họp đồng dân sự mà bên đề nghị
dự kiến sẽ giao kết để các chủ thể khác biết được và tham gia giao kết họp đồng
(đề nghị giao kết hợp đồng có chứa các nội dung của hợp đồng tương lai). Yêu
cầu này có nghĩa là đề nghị giao kết hợp đồng dân sự phải có đầy đủ nội dung chủ
yếu của loại hợp đồng dân sự để cho phép bên nhận được đề nghị biết được rằng,
Vũ i)ifc ỉ.ịch L u ậ n văn Thạc s ĩ Luật học: "M ộ i sị vàn dẻ

tí/

han \ v ỊỊiao I(ỚI h ợ p ứrìiiỊỊ 'dàn s ự irunịi p h á p líiậl

IVỜ/

N ain " 'ỉrừ ị iiịỉ ỉ h u h ọ c

/

IIỘI H à S ‘

Kế


17


để giao kết hợp đồng chỉ cần họ thể hiện sự đồng ý của mình với đề nghị giao kết
thì hợp đồng dân sự được giao kết.
Nội dung chủ yêu của hợp đông dân sự là những điêu khoản mà không thê
thiếu được đối với từng loại họp đồng; Nếu khơng thoả thuận được những điều
khoản đó thì hợp đồng dân sự không thể giao kết được. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự
năm 2005 hiện nay không quy định về nội dung "chủ yếu" của hợp đồng dân sự mà
chỉ quy định: Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội
dung sau đây: Đổi tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc
không được làm; s ổ lượng, chất lượng; Giả, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa
điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm
do vỉ phạm hợp đồng; Phạt vi phạm hợp đồng; Các nội dung khác (Điều 402). Quy
định này chỉ mang tính chất liệt kê các nội dung thường gặp trong hợp đồng chứ
không phải quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng (Nội dung chủ yếu là những
nội dung mà thiếu nó hợp đồng khơng thể được coi là giao kết). Ví dụ như: các quy
định về thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện ... nếu khơng có thoả thuận thì
cũng đã có quy định của pháp luật. Như vậy, việc xác định nội dung chú yếu của hợp
đồng dân sự cũng như nội dung chủ yếu của đề nghị giao kết hợp đồng dân sự trên
thực tế cũng rất khó khăn, phức tạp.
Thứ ba, đề nghị giao kết hợp đồng dân sự phải hướng tới một (hoặc một
vài) chủ thể khác đã được xác định cụ thể: Đây là nội dung quan trọng giúp
phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng dân sự với một số hành vi tương tự như:
lời mời làm chào hàng, báo giá, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch
vụ... Trong nội dung đề nghị giao kết hợp đồng dân sự phải thể hiện rõ ý định
của bên đề nghị giao kết với bên đã được xác định về việc giao kết một hợp
đồng dân sự cụ thể và phải được "gửi" cho bên được đề nghị biết về đề nghị
giao kết; Bên đề nghị giao kết phải chịu sự ràng buộc về đề nghị này đối với
bên đã được xác định cụ thể trong đề nghị giao kết.
Cơng ước Viên 1980 cũng có quy định: "Một đề nghị gửi cho những người
không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ khi người đề nghị đã

phát biêu rõ ràng điêu trải lại "(Khoản 2 Điêu 14).

THƯ VIF»
Vũ Đ ứ c L ịch L uận văn T h ạ c s ĩ L u ậ t học: "MỘI xổ VOII đẽ c ơ hán về g ia o k é t h ợ p đ ồ n g dãn s ự trong p h á p lu ậ i Việt N am

"

_____


18

Hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ (tại các siêu thị có niêm yêt
giá của các sản phẩm để bán; Niêm yết giá vận chuyển hành khách trên xe khách, xe
buýt...) và tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về hàng hố,
dịch vụ đó, hoạt động quảng cáo.. .khơng được gửi cho chủ thê xác định cụ thê mà
nó chỉ có mục đích thơng báo, giới thiệu cho tất cả những người quan tâm về một
loại sản phẩm, dịch vụ nên không được coi là đề nghị giao kết họp đồng dân sự. Lời
mời chào hàng, tờ gấp giới thiệu sản phẩm ... mặc dù được gửi cho một hay một số
chủ thế xác định, nhưng không thế hiện được sự ràng buộc của bên đề nghị giao kết
họp đồng dân sự thì cũng khơng coi là đề nghị giao kết hợp đồng dân sự.
Thứ tư, đề nghị giao kết hợp đồng dân sự có thề xác định thời hạn trả lời
chấp nhận đề nghị giao kết: Lý thuyết về giao kết hợp đồng dân sự cho thấy có hai
loại đề nghị giao kết hợp đồng dân sự là đề nghị giao kết có quy định thời hạn trả
lời và đề nghị giao kết không quy định thời hạn trả lời. Trong nội dung đề nghị
giao kết hợp đồng dân sự, bên đề nghị giao kết họp đồng dân sự có thể xác định rõ
khoảng thời gian để bên kia trả lời chấp nhận đề nghị. Việc xác định rõ thời hạn
trả lời chấp nhận đề nghị giao kết trong đề nghị giao kết họp đồng sẽ tạo cơ sở
pháp lý quan trọng trong việc xác định tính hợp pháp của chấp nhận đề nghị giao
kết cũng như trách nhiệm của các bên trong quá trình giao kết họp đồng dân sự.

Ở Việt Nam, Bộ luật Dân sự năm 1995 không quy định bắt buộc phải nêu thời
hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự trong nội dung đề nghị giao kết họp
đồng, nhưng có quy định về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết họp đồng dân sự là:
Khi bên đề nghị có ẩn định thời hạn ừ-ả lời thì việc ừ ả lịn chấp nhận chỉ có hiệu lực
khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được
tra lời khỉ đã hết thời hạn chờ trả lời thì lời chấp nhận này được coi là đề nghị mới
của bên chậm trả lời; Hoặc khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong
trườỉig hợp nói qua điện thoại và các phương tiện khác, thì bèn được đề nghị phải
trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường họp củ thoa thuận về
thời hạn trả lời... (Điều 397) đề làm cơ sở cho việc xác định. Luật Thương mại năm
1997 quy định cụ thể hơn: Trong ừường hợp không xác định thời hạn chấp nhận
chào hàng thì thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng là ba mươi ngày, kê từ ngày

Vũ Đ ứ c L ịch L uận vãn T h ạ c s ĩ L uật h ọ c: "M ộ t s ỏ vấn đò



hàn vè g ia o ké t h ợ p đ ồ n g d â n x ự tru n g p h á p lu ậ t Việt N a m

"

T rư ở n g D ạ i h ọ c ì M ậ t H à

N Ộ I- 2 0 I6


19

chào hàng được chuyến đi cho bên được chào hàng (Khoản 1 Điều 53).
Trong “Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tế” do Viện Thống

nhất Tư pháp Quốc tế soạn thảo trên cơ sở nghiên cứu các quy định chung
để điều chỉnh hợp đồng của nhiều hệ thống pháp luật của những nước khác
nhau có đưa ra cách xác định chung: Sự chấp nhận đề nghị cần phải được
tiến hành trong thời hạn bẽn đề nghị ấn định, nếu thời hạn này không được
ấn định, đề nghị giao kết phải được chấp nhận trong khoảng thời gian hợp
lý tuỳ từng trường hợp, có xem xét đến tốc độ truyền tin mà bên đề nghị
dùng. Đe nghị giao kết bằng miệng phải được chấp nhận ngay, trừ khi hồn
cảnh có u cầu khác (Điều 2.7). Công ước Viên 1980 cũng quy định theo
hướng: Nếu người chào hàng không quy định thời hạn trong chào hàng thì
trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó
có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng;
Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay, trừ p hi các tình tiết
bắt buộc ngược lại (Khoản 2, Điều 18).
Nghiên cứu Khoản 2 Điều 390 Bộ luật Dân sự năm 2005 có thể nhận
thấy pháp luật Việt Nam có quy định về trường hợp đề nghị giao kết có nêu rõ
thời hạn trả lời và như vậy cũng sẽ công nhận có trường hợp đề nghị giao kết
khơng nêu rõ thời hạn trả lời trên thực tế. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2005
khơng có quy định bắt buộc phải nêu rõ thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao
kết trong đề nghị giao kết hợp đồng dân sự, nhưng cũng không quy định cụ thể
cách thức xác định thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự trong
trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng dân sự không nêu rõ thời hạn trả lời chấp
nhận giao kết và giá trị pháp lý của đề nghị giao kết này. Đây là vấn đề dễ phát
sinh tranh chấp và rất khó giải quyết trên thực tế.
Như vậy, xác định việc thê hiện ý chí cua một bên có phái là đê nghị giao kêt
họp đồng dân sự hay không cần phải xem xét đến các nội dung thể hiện của nó, nhất
ià các yếu tổ như đã nêu ở trên. Đe nghị giao kết hợp đồng dân sự thể hiện rõ ý định
giao kết hợp đồng cũng như sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên
đã được xác định cụ thể và khi bên được đề nghị chấp nhận đề nghị đó đúng thời hạn

Vũ Đ ứ c L ịch L uận vân T h ạ c s ĩ L u ậ t học: "MỘI s ô vân dề c ơ bán vổ g ia o kêl hự p đồn 1» dàn s ự tru n g p h á p luật Việt N am


"

1'nrònị' Đ ạ i h ọ c l.n á i H à N ội-2010


×