Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.98 MB, 80 trang )



• GIÁO DUC
• VÀ ĐÀO TAO


BƠ• T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐAI
• HOC
• LƯÀT
• HÀ NƠI


v ủ THI• THU HÀ

PHỊNG NGỪA TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VÈ ĐIÊU KHIÊN PHƯƠNG TIÊN
• GIAO THƠNG ĐƯỜNG
BƠ•
TRÊN ĐIA
• BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
CHUN NGÀNH: TỘI PHẠM HỌC
MÃ SỐ: 60 38 70

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
TS BÙI KIẾN QUỐC

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


TRƯỜNG 0ẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PÌÍỊNG 0OG . Aị f j l / - L

HÀ NỘI, 2011


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa sau đại học của
trường Đại học Luật Hà Nội đã động viên, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt
quá trình học tập. Em xin chân thành cảm ơn tới các Giáo sư, Phó Giáo sư,
Tiến sĩ chuyên ngành Luật hình sự và Tội phạm học đã hướng dẫn, truyền đạt
cho em những kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học quý báu để em
nghiên cứu đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành của tỉnh Hải Dương
và các cán bộ đang công tác tại đó đã giúp đỡ và tạo điều tiện cho em trong
q trình hồn thành bản luận văn này.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Kiến Quốc người đã trực
tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ em trong việc nghiên cứu và hoàn thành
bản luận văn này.


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

1-4

CHƯƠNG I Tình hình và nguyên nhân của Tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ trên địa bàn

tỉnh Hải Dưong

5-46

1.1 Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dưcmg từ năm 20052009

6-25

1.1.1 Thực trạng và diễn biến của tình hình tội vi phạm quy định về
điều khiến phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải
Dương từ năm 2005-2009

6-9

1.1.2 Cơ cấu, tính chất của tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương

9-24

1.2 Nguyên nhân của tội vi phạm quy định về điều khiến phương
tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương

24-46

1.2.1 Nguyên nhan tâm lý, thói quen và thái độ chủ quan của người
điều khiển phương tiện giao thông

25-30


1.2.2 Nguyên nhân về cơ sở hạ tầng kỹ thuật hệ thông giao thông
đường bộ và tiêu chuẩn kỹ thuật phương tiện tham gia giao thông ở
Hải Dương

33-37

1.2.3 Nguyên nhân về công tác điều hành, tuần tra, kiểm sốt hoạt
động giao thơng và việc thực thi chính sách pháp luật giao thơng của
các cơ quan chức năng ở Hải Dương

37-43

1.2.4 Nguyên nhân về tuyên truyền, phổ biển, giáo dục pháp luật về
trật tư, an toàn giao thông

43-46


CHƯƠNG II Những giải pháp phòng ngừa tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh
Hải Dương

47-68

2.1 Dự báo tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời
gian tói.

47-48


2.2 Các biện pháp phịng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dưoug

48-68

2.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về an toàn giao thơng và giữ gìn trật tự giao thơng

50-54

2.2.2 Xây dựng văn hố giao thơng

54-59

2.2.3 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng hệ thống giao thông đường
bộ và tiêu chuan kỹ thuật phương tiện tham gia giao thông ở Hải
Dương

59-62

2.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác điều hành, tuần tra, kiểm sốt hoạt
động giao thơng đường bộ của các có quan chức năng tỉnh Hải
Dương và hoàn thiện pháp luật giao thông đường bộ

63-68

KẾT LUẬN

69-71


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT

BLHS

- Bộ luật hình sự

NNCTP - Nguyên nhân của tội phạm
UBND

- ủ y ban nhân dân

CSGT

- Cảnh sát giao thông

TTGT

- Trật tự giao thông


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hải Dương là một trong những tỉnh đầu mối giao thơng quan trọng nối
Hà Nội với Quảng Ninh, Hải Phịng...Với 258 km đường tuyến huyện, 1.448

km đường xã và 163,9 km đường quốc lộ gồm 6 tuyến quốc lộ chạy qua
(quốc lộ 5,18,37,38,183,10), Hải Dương ngày càng đóng góp quan trọng cho
q trình phát triển kinh tế văn hóa chính trị và an ninh quốc phịng tồn
quốc. Sự gia tăng nhanh chóng lưu lượng các phương tiện giao thơng và
người tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh đã tạo ra nhiều thuận lợi cho việc
lưu thơng hàng hóa, vận chuyển hành khách. Tuy nhiên đi liền với quá trình
phát triển kinh tế thì mặt trái của nó là tai nạn giao thông và Tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ luôn là vấn đề nhức
nhối của Hải Dương. Hành vi vi phạm các quy định về điều phương tiện giao
thông đường bộ không chỉ gây ra các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài
sản của nhân dân, của nhà nước mà còn gây ra những tổn thất về tinh thần có
ảnh hưởng lâu dài cho gia đình nạn nhân. Theo thống kê của Ban an tồn
giao thơng tỉnh Hải Dương, từ năm 2005 trở lại đây số vụ tai nạn giao thông
ở Hải Dương liên tục tăng, đỉnh điểm là năm 2007 với 358 vụ tai nạn giao
thông đã xảy ra, làm chết 281 người, bị thương 282 người. Tuy nhiên cũng
trong năm đó việc xử lý về hình sự là 150 trường hợp (chiếm 41,9% số vụ tai
nạn giao thông xảy ra), các hình phạt chưa thể hiện sự trừng trị và giáo dục
nghiêm minh của nhà nước đối với người phạm tội, chủ yếu là áp dụng hình
phạt tù có thời hạn dưới 5 năm, cải tạo không giam giữ, áp dụng án treo. Với
những vi phạm nghiêm trọng như vậy thì bên cạnh biện pháp xử lý hành
chính, việc xử lý về hình sự là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.
Do đó tác giả chọn đề tài Phòng ngừa Tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm
làm rõ nguyên nhân trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, diễn biến, động thái, đặc


2

điểm, cơ cấu của tình hình Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, qua đó dự báo tình hình

và đề xuất các giải pháp phịng ngừa loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh.
2. Tình hình nghiên cứu
Đen nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đề tài Tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ như Các biện pháp đấu
tranh phịng, chổng Tội vi phạm quy định về điều khiển phưomg tiện giao
thông đường bộ ở Hà Nội- Luận án tiến sỹ Luật học năm 2001 tác giả Bùi
Kiến Quốc; Tội vi phạm quy định về an tồn giao thơng vận tải và đẩu tranh
phòng chống vi phạm quy định về an tồn giao thơng vận tải trong qn đội
- Luận văn thạc sỹ luật học năm 1996 tác giả Nguyễn Văn Hạnh; Tội vỉ
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ trong luật
hình sự Việt Nam - Luận văn thạc sỹ luật học năm 2008 tác giả Ngọ Duy
Thi; Đẩu tranh phòng, chổng Tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tây - Luận văn thạc sỹ luật
học năm 2008 tác giả Nguyễn Thị Hương...
3. Phạm vi nghiên cứu
Đe tài được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về Tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải
Dương trong 5 năm từ năm 2005- 2009.
4. Phưong pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa duy vật lịch sử và sử dụng kết họp các phương
pháp pháp nghiên cứu như: phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê hình
sự, phương pháp điều tra, khảo sát thực tế ...
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài


3


Đê tài nghiên cứu thực trạng, diên biên, cơ câu của tình hình Tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn
tỉnh Hải Dương trong thời gian từ năm 2005 - 2009, làm rõ nguyên nhân và
từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội phạm này ở Hải Dương trong thời
gian tới.
Nhiệm vụ cơ bản của việc nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu tình hình Tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Làm sáng tỏ nguyên nhân của Tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Dự báo tình hình Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
- Đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn địa
phương, có tính khả thi cao nhàm nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên
địa bàn tỉnh Hải Dương.
6. Những kết quả nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu toàn diện, khách quan về thực trạng, diễn biến, đặc điểm,
cơ cấu và tính chất cơ bản của tình hình Tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương để đề ra các
giải pháp phòng ngừa khả thi, có hiệu quả. Cụ thể:
- Khái qt tình hình, làm rõ các đặc điểm mang tính đặc thù của Tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa
bàn tỉnh Hải Dương.
- Xác định những nguyên nhân cơ bản của tình hình Tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải
Dương.


4


-

Dự báo tình hình Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ trong thời gian tới và đề xuất các biện pháp cụ thể để
phòng ngừa loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương
Chương 1: Tình hình và nguyên nhân của Tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Chương 2: Những giải pháp phòng ngừa Tội vi phạm quy định về điều
khiên phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.


5

CHƯƠNG I
TÌNH HỈNH VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI VI PHẠM QUY
ĐỊNH VÈ ĐIÊU KHIÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG B ộ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
Hải Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có
điều kiện tự nhiên thuận lợi, nơi trung chuyển của nhiều tuyến giao thơng
quan trọng phía Bắc. Với vị trí địa lý thuận lợi, diện tích 1.662 km2, dân số
1.703.492 người, mật độ 1.044,26 người/km2 (số liệu năm 2009), nguồn lao
động dồi dào, tài ngun du lịch, khống sản khá phịng phú, ...Hải Dương
có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội. Tổng sản phẩm
(GDP) tồn tỉnh năm 2003 đạt 8.350 tỷ đồng, là tỉnh có số thu ngân sách Nhà
nước đứng thứ 12 trong cả nước. Hiện nay Hải Dương được đánh giá là một

trong những tình, thành phố dẫn đầu cả nước về tốc độ thu hút đầu tư. Đe
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế văn hoá xã hội, tỉnh rất chú trọng phát
triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Trong đó Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Hải Dương
khóa XIV (nhiệm kỳ 2005- 2010) xác định phát triển mạng lưới giao thông
đồng bộ với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng các cơng trình
hạ tầng kỹ thuật là một trong những điều kiện quyết định đến sự phát triển
kinh tế-xã hội. Sự đầu tư về cơ sở hạ tầng kỳ thuật cũng như sự phát triển
của sổ lượng phương tiện giao thơng một mặt góp phần tích cực cho phát
triển kinh tể nhưng mặt trái cũng gây ra hệ quả tiêu cực. Đi đôi với với tốc
độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trong đó có hệ
thống giao thơng đường bộ là tình hình tai nạn giao thơng đường bộ và tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gia tăng
nhanh chóng là một trong các vấn nạn xã hội của địa phương.


6

1.1 Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dưong từ năm 2005- 2009
1.1.1 Thực trạng và diễn biến của tình hình tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương
từ năm 2005-2009
Trong 5 năm qua tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Hải
Dương diễn ra khá phức tạp. Theo thống kê của Phòng cảng sát giao thơng
vận tải tỉnh, tồn tỉnh có 1.358 vụ tai nạn giao thông đường bộ (chiếm 97,4%
tổng số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn). Chi tiết xem Bảng 1 (ghi chú:
Tốc độ gia tăng số vụ tai nạn giao thông năm sau so với năm trước)
Bảng 1: Tình hình tai nạn giao thơng đường bộ
rr Á -»A •
Toc đọ gia

Thiêt
• hai

Năm

Số vu• tai

tăng vụ

Số ngưòi

Số người

vât
• chất

nan
• GTĐB

TNGT

chết

bị thương

(triệu
đồng)

(%)
2005


272

2,6

196

221

546

2006

281

3,3

208

238

1.200

2007

358

27,4

281


282

769

2008

215

92

210

3.400

2009

232

117

254

11.000

1.358

894

1.205


16.915

TONG

Nguồn Phịng cảng sát giao thơng đường bộ tỉnh Hải Dương
Trong 5 năm 2005-2009 toàn tỉnh đã xảy ra 1.358 vụ tai nạn giao
thông đường bộ chết 894 người, làm bị thương 1.205 người, gây thiệt hại về
kinh tế gần 17 tỷ đồng. Như vậy, trung bình mỗi năm Hải Dương có 271 vụ
tai nạn giao thơng nghiêm trọng làm 178 người chết và 241 người bị thương,
thiệt hại kinh tế trên 3 tỷ đồng. Mặt khác, trung bình cứ 02 vụ tai nạn giao
thơng lại có 1 người chết, 1 người bị thương. So sánh với dân số Hải Dương


7

( 1,7 triệu người) thì cứ khoảng 10.000 dân có một người chết vì tai nạn giao
thơng mỗi năm.
Tình hình tai nạn giao thơng đường bộ có mối quan hệ chặt chẽ với
tình hình vi phạm Luật giao thơng đường bộ và Tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ (Điều 202 BLHS). Trong đó tai
nạn giao thơng đường bộ có ngun nhân phần lớn là từ các hành vi vi phạm
pháp luật giao thông và là nguồn của Tội vi phạm quy định về điều khiên
phương tiện giao thông đường bộ. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
người phạm Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong 5 năm qua thể hiện như sau:
_

_


Bảng 2: Tình hình xử lý vê hình sự các vi phạm giao thơng đường bộ
Khỏi tơ

Truy tơ

Năm
Vu

Bi cáo





Vu

Xét xử

Bi cáo





Vu

Bi cáo






2005

124

130

123

128

123

128

2006

125

139

123

135

119

127


2007

150

153

147

149

142

145

2008

112

116

111

114

108

109

2009


76

98

74

93

66

85

587

636

578

619

558

594

TƠNG

T----------- ----------- ,

-------------- —^
--------------------------- -----


Ngn Phịng cảng sát điêu tra tội phạm vê trật tự xã hội —Công an tinh
Hải Diỉơiĩg, Viện kiếm sát nhân dân tinh Hải Dương, Tòa án nhân dân tỉnh Hải Diĩơng
Theo thống kê của Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội
cơng an tỉnh Hải Dương thì, từ năm 2005- 2009, đã khởi tố 587 vụ phạm tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (chiếm
43,2% số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra) với 636 bị cáo. Như
vậy, đã có 56,8% sổ vụ tai nạn giao thơng đường bộ được xử lí hành chính,
dân sự. Vấn đề để lọt tội phạm và người phạm tội trong số 56,8 % vụ việc xử
lí hành chính, dân sự ?


8

Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân tỉnh
Hải Dương từ năm 2005- 2009, đã truy tố 578 vụ/ 587 vụ án bị khởi tố về tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (đạt 98,5%
về vụ ) với 636 bị cáo (đạt 97,3%). Tòa đã xét xử 558 vụ/578 vụ đã thụ lý
(đạt 96,5%) với 594 bị cáo (đạt 96%), trả hồ sơ cho Viện kiểm sát là 13 vụ
với 15 bị cáo, số còn lại chưa xét xử là 7 vụ với 10 bị cáo. Như vậy chỉ có
558 vụ/1.358 vụ tai nạn giao thơng đường bộ bị đưa ra xét xử theo Điều 202
BLHS (chiếm 41,1%). Đẻ đánh giá vấn đề bỏ lọt tội phạm trong việc xử lý
hình sự các vụ tai nạn giao thơng đường bộ, chúng ta cần tìm hiểu mối tương
quan giữa tình hình tai nạn giao thơng đường bộ và việc xử lý hình sự các vi
phạm về giao thơng đường bộ theo Điều 202 thể hiện qua đồ thị sau
Biểu 1: Diễn biến tình hình tai nạn giao thơng và Tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hải Dương

số vụ TNGTĐBNT
số vụ khởi tố theo Đ202


Nguồn Phịng cảnh sát giao thơng đường bộ, Phòng cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội - Công an tỉnh Hải Dương
Đồ thị trên phản ánh tình hình gia tăng tội phạm về Điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 BLHS) trong 5 năm 2005- 2009
nhìn chung tỷ lệ thuận với sự gia tăng tai nạn giao thơng đường bộ. Trong đó
sự gia tăng tai nạn giao thông với tốc độ nhanh hơn so với sự gia tăng tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và tăng đột


9

biến vào năm 2007 . Trung bình tai nạn giao thông tăng 11,1%/năm, Tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tăng
7,3%/năm. Đặc biệt trong 02 năm, 2008-2009, tai nạn giao thông tăng rất
nhanh nhưng loại Tội phạm này có xu hướng giảm (Xem đồ thị trên). Chỉ
riêng năm 2009, tai nạn giao thông đường bộ tăng nhưng số vụ án được giải
quyết về hình sự lại giảm, khởi tố về hình sự 76 vụ/232 bằng 1/3 số vụ tai
nạn giao thông đường bộ đã xảy ra. Trong khi đó việc xét xử hình sự các vi
phạm về giao thông đường bộ chỉ chiếm 28,4% tổng số vụ tai nạn giao
thơng, q trình xét xử còn để đọng án 1 vụ chiếm 1,5% tổng số vụ án thụ lý
theo loại tội này. Điều này phản ánh xu hướng dân sự hóa, hành chính hóa
các vụ án hình sự về tội phạm này ở Hải Dương và vấn đề có bỏ lọt tội phạm
và người phạm tội là thực tế cần được lưu tâm, xử lý.
1.1.2

Cơ cấu, tính chất của tình hình tội vi phạm quy định về điều

khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Tội phạm là hiện tượng pháp lý-xã hội diễn ra trong không gian và

thời gian nhất định, do đó việc đánh giá phân tích tội phạm cần nhìn nhận
theo hai hướng cơ bản. Trục thời gian phản ánh diễn biến, động thái, sự thay
đổi, phát triển của tội phạm, trục không gian phản ánh cơ cấu, sự phân bổ,
tính chất, đặc điểm của tội phạm. Để nắm rõ quy luật, đặc điểm của Tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn
tỉnh Hải Dương, ngoài các đặc điểm về diễn biến, thực trạng, khuynh hướng
phát triển cần hiểu rõ về cơ cấu, tính chất của loại tội phạm này.
Cơ cấu Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường
bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong 5 năm từ 2005-2009 được phân tích
trên các tiêu chí sau:
-

về tỷ trọng Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ trong tổng số vụ án hình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh.


10

Trong 5 năm từ năm 2005-2009, trong tổng số 3.647 vụ án hình sự sơ
thẩm với 7.729 bị cáo trên địa bàn tồn tỉnh thì số vụ án xét xử theo Điều
202 BLHS là 558 vụ (chiếm 15,3%), với 594 bị cáo (chiếm 7,7%). Điều này
phản ánh Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu các loại tội phạm trên địa bàn tỉnh Hải
Dương đã bị phát hiện, xử lý. Quý 4 năm 2009 Tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ là là loại tội phạm chiếm sổ lượng
lớn (đứng thứ 2 sau Tội trôm cắp tài sản Điều 138BLHS) với 25 vụ (chiếm
13,4%), 25 bị cáo (chiếm 7,0%). Quý I năm 2010 số vụ án xét xử theo Điều
202 BLHS là 23 vụ (chiếm 14,2%) với 25 bị cáo (chiếm 7,5%), điều này

phản ánh tình hình Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thơng đường bộ có xu hướng gia tăng trong cơ cấu các loại tội phạm trên địa
bàn tỉnh Hải Dương.
Biểu 2: Cơ cấu các loại tội phạm trên địa bàn tỉnh Hải Dương 5 năm
2005-2009

15,3%

□ Điều 202
■ Điều 138
■ Điều 104
□ Điều 133
□ khác

11,9%

Nguồn Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương
- Theo địa bàn phạm tội: Sự phân bố Tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương không
đồng đều trên 12 huyện, thành phố. Đặc biệt tập trung tại các huyện có các
tuyến quốc lộ, đường tỉnh lộ lớn chạy qua và thành phố Hải Dương. Xem
bảng 3


11

Bảng 3: Tội vi phạm quy định về điều khiển phưong tiện giao thông
đường bộ trên địa bàn 12 huyện thành phố của Hải Dương
từ năm 2005- 2009
2005

STT

2006

2007

2008

2009

TỎNG

Đon vị
Vụ

BC

Vụ

BC

Vụ

BC

Vụ

BC

Vụ


BC

Vụ

BC

18

18

20

22

16

17

11

11

6

7

71

75


8

9

5

5

6

6

6

6

3

3

28

29

26

30

25


26

26

27

15

15

9

14

101

112

1

Nam Sách

2

Gia Lộc

3

tp HD


4

Ninh Giang

2

2

4

4

4

4

6

6

4

7

20

23

5


Chí Linh

9

9

9

10

9

9

6

6

7

9

40

43

6

Câm Giàng


22

22

16

17

23

24

20

21

12

16

93

100

7

Bình Giang

7


7

5

5

4

4

8

8

2

2

26

26

8

Kim Thành

9

9


12

12

18

18

15

15

7

10

61

64

9

Thanh Miện

1

1

3


3

5

5

2

2

3

3

14

14

10

Kinh Mơn

13

13

12

15


18

18

11

11

9

9

63

66

11

Tứ Kỳ

5

5

4

4

6


6

4

4

2

3

21

22

12

Thanh Hà

3

3

4

4

7

7


4

4

2

2

20

20

128

119

127

142

145

108

109

66

85


558

594

TỎNG

123


-- , — —

---------------------------------------------------------

— —J

——

-----

Ngn Tịa án nhân dân tỉnh Hải Dương
Phân tích bảng biểu trên, chúng ta thấy rằng các vụ án xét xử theo
Điều 202 BLHS tập trung tại địa bàn các huyện Nam Sách, Kim Thành, cẩm
Giàng, Kinh Mơn, thành phố Hải Dương, Chí Linh, thưa thót hơn tại các
huyện Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện, Thanh Hà, Gia Lộc, Bình Giang.
Nguyên nhân là do các huyện Nam Sách, cẩm Giàng, Chí Linh đều là các
huyện có các tuyến quốc lộ chạy qua, hoạt động giao thông sơi động, đơng
đúc, ngồi các phương tiện trên địa bàn huyện là hàng nghìn các phương tiện
của nhiều địa bàn khác trong tỉnh cũng như ngồi tỉnh lưu thơng qua các
luyến đường huyết mạch này. Các vi phạm trên các địa bàn này thường gây

hậu quả nghiêm trọng do các coteno, oto, moto hoạt động với mật độ cao khi
va chạm với nhau gây nguy hiểm cho xã hội, nhiều vụ án chủ phương tiện


12

còn gây tai nạn dây chuyền. Các huyện này cũng tập trung là các điểm đen
về giao thông trên địa bàn tỉnh như Ngã tư Ghẽ-Tân Trường-Cẩm Giàng, TT
Lai Cách -Cẩm Giàng, cầu Đại Tân (Chí Linh), ngã ba Hàng (Nam
Sách)...Theo thống kê năm 2009, tai nạn giao thông trên quốc lộ 5 chiếm
51% tổng số vụ tai nạn giao thơng trên địa bàn tỉnh. Tại Kinh Mơn tình trạng
ơ nhiễm khói bụi do khai thác khống sản, khói bụi công nghiệp và chất
lượng đường kém là nguyên nhân của nhiều vụ án. Thành phố Hải Dương là
đơ thị có tình hình Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ chiếm số lượng lớn nhất về số vụ và số bị cáo. Tuy khơng có
các tuyến quốc lộ chạy qua nhưng với mật độ giao thơng cao, nhiều điểm
giao cắt giao thơng, có nhiều cơ sở kinh doanh vận tải (xe buýt, taxi), nhiều
bến bãi xe khách đã gây ra tình trạng vi phạm, mất ổn định về trật tự giao
thông. Tại điếm giao cắt với quốc lộ 5 là cửa ngõ đi vào thành phố là điểm
đen về giao thơng. Tại đây chưa có hệ thống cầu vượt trong khi đó lượng
người, xe khách từ trong thành phố, các huyện khác đi qua thành phố để ra
quốc lộ đơng đúc. Ngồi ra các bến xe khách như: bến xe Hải Tân, bến xe
buýt Thanh Bình,... và bến bãi xe dù mọc ngay trong thành phố đã gây ra
tình trạng lộn xộn, mất an tồn giao thơng.
Tại các huyện có sổ vụ và số bị cáo bị xét xử về Tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo Điều 202 BLHS chiếm
số lượng ít hơn đều là các vùng điều kiện kinh tế chưa phát triển, chất lượng
cơ sở hạ tầng thấp, mật độ giao thông thưa thớt hơn, các phương tiện giao
thông hầu hết là nhỏ, thô sơ. Tuy nhiên trong đó có Gia Lộc, Bình Giang là
huyện có số vụ án giao thơng cao hơn các huyện khác Ninh Giang, Thanh

Miện, Thanh Hà. Tại Gia Lộc việc hình thành chợ nơng sản đầu mối cũng
như việc chun chở các loại nông sản (đây là huyện chuyên trồng nông sản
chất lượng cao của tỉnh) làm cho hoạt động giao thơng chun chở hàng hố
nhộn nhịp, tình hình mất trật tự giao thơng diễn ra phức tạp. Tại Bình Giang,
huyện lị thị trấn Kẻ Sặt, thị trấn Phủ có nhiều hoạt động thương mại kinh tế,


13

hình thành tuyến giao thơng từ Qn Gỏi- Kẻ Sặt với các hoạt động giao
thông diễn ra sôi động, liên tục. Trong khi đó các huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ,
Thanh Hà, Thanh Miện đều là các huyện thuần nơng, có sở hạ tầng yếu kém,
sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng dẫn đến tình trạng vi phạm
giao thơng. Các vụ án giao thơng (Điều 202) ít hơn các huyện khác trong
tỉnh, chủ yếu là các vụ án liên quan đến các phương tiện nhỏ như moto, công
nông, xe tải nhỏ... Tại các địa bàn này do mật độ giao thông thưa thớt gây ra
tâm lý và thói quen phóng nhanh vượt ẩu của nhiều đối tượng tham gia giao
thông. Xe công nông mặc dù đã bị cấm nhưng lén lút lưu hành vào thời điểm
đêm khuya, trưa vắng tránh các lực lượng chức năng.
- Theo phương tiện giao thông trong các vụ án
Trong các vụ tai nạn giao thơng trên địa bàn tỉnh Hải Dương có tới
97,6% số vụ liên quan đến phương tiện giao thông đường bộ. Trong đó chủ
yếu là các phương tiện xe tải, oto, xe máy, các loại xe chuyên dụng. Đây
cũng là nguyên nhân chủ yếu trong các vụ án giao thông xét xử theo Điều
202 BLHS.
Biểu 3: Cơ cấu các phương tiện giao thông đường bộ ở Hải Dương

14.5%

□ xe máy


■ oto
□ xe tải
□ xe chuyên dụng
■ xe thô sơ

y

_

Nguôn Sở giao thông vận tải tỉnh Hải Dương


14

Biểu 4:



cấu các phương tiện giao thông trong các vụ tai nạn giao
thông năm 2009 ở Hải Dương

9,1%

□ xe máy
■ oto
□ conteno
51,5%

□ khác


33,3%

Ngn Phịng Cảnh sát giao thơng- Cơng an tỉnh Hải Dương
Trong năm 2009, số vụ án xét xử theo Điều 202 BLHS liên quan đến
phương tiện giao thông là xe tải là 4 vụ chiếm 6,1%, ôtô là 22 vụ chiếm
33.3%, xe máy là 34 vụ chiếm 51,5%, 6 vụ liên quan đến các phương tiện
khác 9,1%. Trên thực tế ở Hải Dương oto, xe máy là loại phương tiện giao
thông đường bộ phổ biến, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân và sử
dụng dễ dàng, tiện lợi, thường xuyên nên các vi phạm gắn với loại phương
tiện này cũng chiếm tỷ trọng cao. Đến năm 2009 tổng số xe đã đăng ký ữên
địa bàn tỉnh 375.544 xe máy và 20.115 oto, gây khó khăn cho việc quản lý,
kiểm soát do đây là loại phương tiện dễ dàng sở hữu, sử dụng, tiện dụng và
phù hợp với địa hình và hệ thống giao thơng đường bộ hiện tại của tỉnh. Điều
kiện sử dụng xe máy tương đối đom giản, thông dụng nhưng trên thực tế
người điều khiển loại phương tiện này không đủ tuổi hoặc đủ tuổi nhưng cịn
thiếu kinh nghiệm, nơng nổi, thích thể hiện hoặc tự ý thay đối các yếu tố kỹ
thuật của xe. Việc quản lý, kiểm soát, kiểm định chất lượng các phương tiện
này không chặt chẽ, nghiêm minh đã gây ra tình trạng vụ án giao thơng liên
quan đến oto, xe máy chiếm tỷ lệ cao. Hiện nay số xe oto trọng tải lớn
(conteno) trên địa bàn tỉnh Hải Dương khá cao tập trung tại các khu công
nghiệp của tỉnh và số lượng lớn các xe luân chuyển qua tỉnh trên các tuyến
quốc lộ. Các vi phạm liên quan đến xe coteno lớn, xảy ra íiên tiếp gây ra


15

thiệt hại nghiêm trọng về người và của nhưng việc xử lý hình sự cịn hạn
chế. Hiện nay việc cơng ty đứng ra cam kết bồi thường và chịu toàn bộ chi
phí về thiệt hại do xe của cơng ty gây ra đã gây ra tình trạng thiếu trách

nhiệm, ỉ lại và vô tâm của đa số các lái xe. Ngồi các phượng tiện giao thơng
phổ biến trên, các loại phương tiện khác như xe chuyên dụng (máy xúc, máy
tuốt lúa...), xe đạp điện, xe ba bánh, xe bị cấm lưu hành công nông cũng
tham gia giao thông nhưng chủ yếu tại nông thôn. Các phương tiện này tham
gia giao thông ở phạm vi hẹp, không yêu cầu về giấy phép lái xe nên rất khó
quản lý, kiểm sốt, các lỗi thường gặp là vi phạm về làn đường, dừng đỗ,
tránh vượt...
-

Theo hình phạt tồ án áp dụng đổi với bị cáo

Trong sô 558 vụ án với 594 bị cáo trong 5 năm đã xét xử về Tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn
tỉnh Hải Dương, cơ cấu tội phạm theo hình phạt áp dụng như sau: Dưới 3
năm tù có 354 bị cáo (chiếm 59,6%) trong đó có 275 bị cáo được hưởng án
treo, từ 3-7 năm tù có 165 bị cáo chiếm 27,8%, trên 7 năm tù có 75 bị cáo
chiếm 12,6%.
Biểu 5 Cơ cấu hình phạt Tịa án áp dụng đối với bị cáo
trong các vụ án xét xử theo Điều 202 BLHS

9.4%

3-2%

Ngn Tịa án nhân dân tỉnh Hải Dương


16

Cơ cấu trên phản ánh loại hình phạt chính mà Toà án áp dụng cho bị

cáo chủ yếu là tù có thời hạn, mức hình phạt được áp dụng nhiều nhất là
dưới 3 năm tù trong đó chủ yếu là cho hưởng án treo. Đối chiếu với các quy
định của pháp luật đều cho thấy hình phạt áp dụng đối với loại tội phạm này
chưa cao, chưa thể hiện tính răn đe trừng trị của pháp luật, do đó việc xử
phạt loại tội này trên thực tế cịn mang tính hình thức và có nhiều giảm nhẹ.
Ngun nhân của thực tế này bắt nguồn từ nhiều phía do chủ quan của các
cơ quan tiến hành tố tụng và nạn nhân, gia đình nạn nhân. Trước hết, nhiều
thẩm phán cho rằng tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ là do lỗi vô ý nên chỉ cần xử án treo là tương xứng. Thứ hai
hầu hết các vụ tai nạn đều được các công ty bảo hiểm chi trả thiệt hại cùng
với sự hỗ trợ của chủ phương tiện, công ty sử dụng lái xe nên các bị cáo
thường tự nguyện bồi thường cho gia đình người bị hại những khoản tiền hậu
hĩnh. Trong khi đó, người thân của người bị hại cũng nghĩ rằng dù sao người
thân của họ cũng không thể sống lại, và do bị cáo luôn hứa hẹn nếu được
hưởng án treo sẽ thường xuyên qua lại giúp đỡ. Vì thế, gia đình nạn nhân
thường làm đơn xin cho bị cáo được hưởng án treo và khơng kháng cáo cho
dù tịa án xét xử quá nhẹ. Một số trường hợp do bị cáo có đặc điểm nhân
thân tốt làm cơ sở để Tồ án giảm hình phạt và cho hưởng án treo.
- Theo đặc điểm nhân thân của bị cáo
Các đặc điểm nhân thân của bị cáo phạm Tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương
trong 5 năm qua phản ánh qua các tiêu chí cơ bản sau:

+ về độ tuổi: Trong số 594 bị cáo bị xét xử theo Điều 202 BLHS có
59 bị cáo trong độ tuổi từ 16-18 tuổi bị (chiếm 10%) , 412 bị cáo trong độ
tuổi từ 18-30 tuổi (chiếm 69,2%) và 123 bị cáo có độ tuổi trên 30 (chiếm
20 ,8%).


17


Biểu 6 Cơ cấu Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ theo độ tuổi của bị cáo

10,0%

□ từ 16-18Ỉ
■ từ 18-30Ỉ
□ trên 30t

69,2%

Thực trạng trên phản ánh các bị cáo phạm Tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Hải Dương chủ yếu
trong độ tuổi 18-30 tuổi. Đây tuy là độ tuổi theo quy định của pháp luật đủ
điều kiện được điều khiển và cấp bằng lái xe nhưng còn thiếu kinh nghiệm,
đặc biệt đối với những loại xe yêu cầu về tay lái và trình độ nghề nghiệp cao
(xe tải, xe khách...) Tuy nhiên mức độ trẻ hố loại tội phạm này có xu
hướng gia tăng, nếu năm 2005 mới chỉ có 5 bị cáo trong độ tuổi từ 16-18 tuổi
thì đến năm 2009 đã tăng lên 11 bị cáo (tăng gấp đôi). Độ tuổi có ảnh hưởng
tới q trình phát triển, hồn thiện và sự trưởng thành về tâm sinh lý, khả
năng, mức độ an toàn và ý thức của người điều khiển phương tiện giao
thông. Với các bị cáo trong độ tuổi chưa thành niên thường có biểu hiện tâm
lý dễ xao động, kém ổn định, dễ bị kích động, dụ dỗ, tâm lý đua đòi. Đây là
nguyên nhân và điều kiện dễ dàng dẫn đến phạm tội.
+ về giới tính: Trong 5 năm từ 2005-2009, trên địa bàn tỉnh có tổng số
15 bị cáo là nữ phạm tội theo Điều 202 BLHS (chiếm 2,5%), còn lại các bị
cáo chủ yếu là nam giới (chiếm 97,5%). Cơ cấu này phản ánh ý thức tuân thủ
pháp luật về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ của nữ giới cao
hơn nam giới. Đo đặc điểm của giới nữ là tâm lý bình tĩnh, cẩn thận, ít làm

TRUNG TÂM THƠNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘ; ị
PHÒNG ĐỌC


18

các công việc liên quan đến lái xe, họ tuy idiơng có khả năng xử lý tình
huống nhanh như nam giới nhưng xu hướng íhơng hành động vội vàng, bất
cẩn hay làm liều như nam giới.

+ về nghề nghiệp, trình độ văn hố: Tnng tổng số 594 bị cáo có 11 bị
cáo mù chữ chiếm 1,8 %, tiểu học 82 bị cáo chiếm 13,8%, trung học phổ
thông 227 bị cáo chiếm 38,2%, phổ thơng tung học có 215 bị cáo chiếm
36%, cao đẳng, đại học 59 bị cáo chiếm 10,2%
Biểu 7 Cơ cấu Tội vỉ phạm quy định vè điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ theo trinh độ văn hoá

□ Mủ chữ
■ Tiểu học
□ Trung học cơ sở
□ Phổ thơng trung học
■ Cao đẳng-Đại học

10,2%

36,0%
38,2%

Nguồn Tịa án nhân dân tỉnh Hải Dương

Cơ cấu trên phản ánh Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương phân bố khá đồng đều ở
các bị cáo có trình độ trung học cơ sở và phổ thơng trung học. Với trình độ
dân trí ngày một tăng nên số bị cáo có trình độ cao đẳng- đại học chiếm tới
10,2% song cũng phản ánh ý thức tuân thủ pháp luật của lớp đối tượng này
còn thấp.
Đặc điểm nghề nghiệp của bị cáo phản ánh môi trường sống, làm việc,
điều kiện tiếp cận thông tin, các kiến thức pháp luật và các đặc điểm về tâm
lý, thói quen, thái độ của các chủ thể. Trong tổng số 594 bị cáo đã bị xét xử
theo Điều 202 có cơ cấu về nghề nghiệp như sau: Đảng viên 10 bị cáo chiếm
1,6%, công chức 20 bị cáo chiếm 3,3%, lái xe 282 bị cáo chiếm 47,4%, làm


19

ruộng 42 bị cáo chiếm 7,1%, buôn bán 98 bị cáo chiếm 16,6% và nghề
nghiệp không ổn định 142 bị cáo chiếm 24%.
Biểu 8 Cơ cấu Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ theo đặc điểm nghề nghiệp

1,6% 3.3%

7,1%

Nguồn Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương
Cơ cấu trên phản ánh, bị cáo phạm tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ tập trung chủ yếu vào các đối tượng là lái
xe, nghề nghiệp không ổn định và buôn bán. Đây là các đối tượng có đặc
điểm nghề nghiệp là có hoạt động thường xun liên quan đến giao thơng
đường bộ. Trong đó các lái xe có nghề nghiệp thường xun, gắn bó với việc

vận chuyển hành khách, hàng hố như lái xe tải, xe khách chiếm tỷ trọng cao
nhất. Đặc điểm này phản ánh ý thức, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm
của người lái xe chưa cao, còn coi trọng các lợi ích kinh tế hơn sự an tồn
tình mạng, sức khoẻ, tài sản của hành khách và những người cùng tham gia
giao thơng. Bên cạnh đó các đối tượng chiếm đa số trong cơ cấu là những bị
cáo có nghề nghiệp khơng ổn định, bn bán và làm ruộng. Gắn với đặc
điểm nghề nghiệp của những đối tượng này là khả năng tiếp cận thông tin
kém, điều kiện được hiểu biết, phổ biến các kiến thức về pháp luật giao
thơng cịn hạn chế nên sự nhận thức và ý thức chưa cao. Tuy nhiên bên cạnh
đó có khơng nhỏ số đối tượng có trình độ văn hố cao, có nghề nghiệp ổn
định và có vị trí xã hội nhưng ý thức chấp hành pháp luật còn kém. Đặc biệt


×