Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.49 MB, 103 trang )


30 GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYÊN THỊ TU QUYÊN

HỢP ĐÒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ - NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ
THựC TIẺN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
CHUVÊN NGÀNH: LUẶT QUÓC TÉ
MÃ SỐ: 60 38 60

LUẬN
• VĂN THẠC
• s ĩ LUẬT
• HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS NƠNG QUỐC BÌNH
TRUNG TÂM THƠNG TIN THƯ VI.'
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘ.
PHÒNG BỌC _
2)

HÀ N Ộ I -2011



LỊÌ CẢM ƠN
Tơi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, Tiến sỹ Nơng Quốc Bình đã
hướng dẫn tận tình, nghiêm túc và khoa học cho tơi trong suốt q trình
thực hiện Đe tài này.
Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo tại Khoa sau đại
học, đặc biệt là các thầy cô giáo đã giảng dạy lớp cao học khóa XVII, khoa Pháp
luật Quốc tế - Trường đại học Luật Hà Nội, cảm ơn các anh chị em học viên
khóa XVII đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Nguyễn Thị Tú Quyên


DANH MỤC VIÉT TẮT

CIF

Insurance and Freight

Tiên hàng, phí bảo hiêm và
cước phí.

CISG

United Nations Convention
on Contracts for the

Cơng ước qc tê vê hợp đơng

mua bán hàng hóa quốc tế.

International Sale of Goods
FOB

Free On Board

Giao trên tàu
Hợp đơng mua bán hàng hóa

HĐMBHHQT

quốc tế
ICC

International Chamber of

Phịng thương mại qc tê

Commerce
INCOTERMS

International Commerce

Các điêu kiện thương mại

Terms
quốc tế
PECL


Principles on International
commercial Contract

Châu Âu
Đông đô la Mỹ

USD
UNIDOIT

Nguyên tăc Luật Hợp đông

International Institute for

Viện quôc tê thông nhât pháp

the Unification of Private

luật tư pháp.

Law
Trung tâm trọng tài Quôc tê

VIAC

Việt Nam.
Đông Việt Nam

VNĐ
VCCI


Vietnam Chamber o f
Commerce and Industry

WTO
XNK

World Trade Organization

Phịng Thương mại và Cơng
nghiệp Việt Nam
Tơ chức thương mại thê giới
xuât nhập khâu


Nguyễn Thị Tú Quyên - CHQT17

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đê tài......................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài............................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.............................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn.............................................. 4
7. Cấu trúc của luận văn............................................................................................. 4
CHƯƠNG I: LÝ LƯẶN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MƯA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TÉ (HĐMBHHQT)...................................................................................... 6
1. Khái niệm và đặc điểm HĐM BHHQT................................................................6
1.1. Khái niệm H Đ M B H H Q T.............................................................................6

1.2 Đặc điểm HĐM BHHQT............................................................................... 8
2. Hình thức của HĐMBHHQT.............................................................................. 1,3
3. Nội dung chủ yếu của HĐM BHHQT............................................................... 15
4. Điều kiện có hiệu lực của H Đ M BHHQT......................................................... 19
5. Luật áp dụng đối với HĐMBHHQT.................................................................24
5.1 Luật quốc g ia .................................................................................................25
5.2 £)iều ước quốc t ế ......................................................................................... 26
5.3 Tập quán thương mại quốc t ế ................................................................... 27
6. Vai trò và ý nghĩa của HĐMBHHQT................................................................29
6.1 HĐMBHHQT thể hiện ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng.
........................................................................................... ................................. 29
6.2 HĐMBHHQT là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của các bên..................................................................................................30
6.3 HĐMBHHQT giúp quốc gia kiểm soát hoạt động kinh doanh mua
bán hàng hoá.........................................................................................................30
CHƯƠNG II: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM, PHÁP
LUẬT QUỐC TỂ VÀ TẬP QUÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÈ
HĐMBHHQT......................... .................................................................... ............. 33
1. Các quy định của pháp luật Việt N am .............................................................. 33
1.1 Các văn bản pháp luật điều chỉnh về HĐMBHQT tại Việt N am .....33
1.2. Nội dung một số quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh
HĐM BHHQT.................. ................................ ....... ..........................................38
1.2.1 Những quy định về hình thức hợp đồng..............................................38
Luận văn tốt nghiệp


Nguyễn Thị Tú Quyên - CHQT17

1.2.2 Những quy định vê nội dung hợp đông............................................... 39
2. Các quy định của pháp luật quốc tế về HĐMBHHQT................................... 42

2.1 Các điều ước quốc tế ..................................................................................42
2.2 Nội dung một sổ quy định của pháp luật Quốc tế điều chỉnh về
HĐMBHHQT.... ..................................... ...... ....... ...... ...................................45
2.2.1 Nhũng quy định về hình thức hợp đồng.............................................. 45
2.2.2 Những quy định về nội dung hợp đồng...............................................47
3. Các tập quán thương mại quốc tế ..............................................................

48

CHƯƠNG III: THỤC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐIÈU CHỈNH
HĐMBHHQT TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN................53
1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về HĐM BHHQT.............................................53
1.1 Những lỗi doanh nghiệp hay gặp phải khi ký kết HĐM BHHQT.....53
1.2 Những khó khăn trong q trình áp dụng pháp luật về HĐMBHHQT

...... ........... .7.............. .................. 55
2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật............................................................58
2.1 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật luật
Việt Nam........................................................................................................... 58
2.1.1 Đối với các quy định của pháp luật về hàng hóa là đổi tượng của
HĐMBHHQT:...... ........ ...............................................................................58
2.1.2
Đối với các quy định của pháp luật về nội dung HĐMBHHQT 59
2.1.3 Đối với việc ban hành quy định pháp luật thơng qua hình thức
cơng văn.........................................................................................................59
2.1.4 Ban hành những quy định thống nhất về mối quan hệ giữa luật
quốc gia và luật quốc tế trong việc điều chỉnh HĐMBHHQT.................59
2.1.5 Nên sửa đổi, bổ sung điều 769 Bộ luật Dân sự 2005................... 60
2.2 Các khuyến nghị đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia
HĐMBHHQT...................................................................................................63

2.2.1 Những rào cản Doanh nghiệp Việt Nam cần vượt qua khi tham gia
HĐMBHHQT................................. .................................. ..........................63
2.2.2 Những kiến thức Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm vững..........65
•2.3 Doanh nghiệp Việt Nam nên áp dụng một số loại HĐMBHHQT
thích hợp trong q trình kinh doanh........................................................... 67
2.4 Việt Nam nên tích cực gia nhập điều ước quốc tế về HĐMBHHQT 71
KÉT L U Ậ N .............................................................................................................. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Luận văn tốt nghiệp


1_________ Nguyễn Thị Tú Quyên - CHQT17

LỜI NÓI ĐẢU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong xu hướng tồn cầu hố hiện nay, thế giới đang có sự thay đổi lớn
lao về nhiều mặt,để hoà nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới thì việc
trao đổi hàng hố, dịch vụ đang được mở rộng, không nằm trong phạm vi của
một quốc gia nào cả. Việt nam cũng không là một ngoại lệ đặc biệt kể từ khi
Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến nay, các quan hệ
thương mại quốc tế giữa thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài
được thiết lập ngày càng nhiều và tỷ lệ thuận với nó là số lượng hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế tăng lên nhanh chóng. Để đảm bảo việc trao đổi hàng hố,
dịch vụ giữa các nước mà khơng xâm phạm đến lợi ích của các bên tham gia.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ra đời và ngày một hoàn thiện để điều
chỉnh mối quan hệ xoay quanh việc trao đổi đó. Vậy hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế là gì? về mặt lý luận loại họp đồng này được quy định ra sao theo
quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế cũng như cho tới nay

việc áp dụng nó trong thực tế đang diễn ra như thế nào? những thành tựu đạt
được cũng như mặt hạn chế còn tồn tại?
Trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ như hiện nay thì việc tìm hiêu, nghiên
cứu cơ chế pháp lý về loại họp đồng này làm sao để có cái nhìn hồn chỉnh và
sâu sắc hơn nữa một mặt giúp cho các thương nhân có thể tích lũy thêm cũng
như phần nào đó tự rút ra kinh nghiệm cho doanh nghiệp của mình, bên cạnh đó
khơng cịn tỏ ra lúng túng khi tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Bên cạnh đó việc đi sâu tìm hiểu về các quy định pháp luật
hiện hành cũng để chỉ ra những điều khoản cịn chưa phù họp với thơng lệ quốc
tế hiện nay. Từ những bất cập, mâu thuẫn và chưa phù hợp này nhằm đưa ra
những đề xuất nhằm sửa đổi, bổ sung những quy định sao cho ngày một hoàn
thiện hơn nữa nhất là hiện nay khi cả nước ta đang lấy ý kiến để sửa đổi bộ luật
dân sự 2005 cho kỳ họp Quốc hội trong năm nay. Vì những lý do trên tác giả đã
chọn đề tài: “Hợp đồng m ua bán hàng hóa quốc tế - những vấn đề lỷ luận và
thực tiễn áp dụng tại Việt N a m ” làm đề tài bảo vệ luận văn thạc sỳ.

Luận văn tốt nghiệp


2

Nguyễn Tltị Tú Quyên - C H O T17

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐMBHHQT tại Việt Nam tuy
không phải là vấn đề mới nhưng là vấn đề cấp thiết hiện nay, do xu hướng tự do
thương mại và nhu cầu ký kết Hợp đồng mua bán ngày càng cao. Chúng ta có
thể tìm đọc những nội dung về vấn đề này khá nhiều ở các bài báo, tạp chí, khóa
luận, luận văn. Mồi một cơng trình nghiên cứu đều tập trung ở những khía cạnh
khác nhau, có cơng trình tập trung nghiên cứu về chủ thể hợp đồng, đối tượng

hợp đồng, luật điều chỉnh của họp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng...Cụ
thể như sau:
Thạc sỳ Nguyễn Bá Bình với cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố năm
2008 như: “HĐMBHHQT’ Vài suy nghĩ về nội hàm khái niệm cũng như việc xác
định tỉnh hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ”; tác giả Minh Đức
có bài trên Trang thơng tin pháp luật dân sự ngày 01 tháng 10 năm 2009
“HĐMBHHQT - những nội dung doanh nghiệp cần quan tâm

tác giả Cao

Thanh Hồng - giảng viên Đại học Đà Nằng có bài “Một số vấn đề cần ỉưu ỷ
nhằm đảm bảo hiệu lực pháp ỉỷ của HĐMBHHQT”;
Tiến sỹ Nguyễn Minh Hằng với một số công trình nghiên cứu đã cơng bố
trên các tạp trí chun ngành như: “Giải quyết HĐMBHHQT”, Tạp chí Diễn
đàn doanh nghiệp năm 2007; “ Sửa đổi điều 769, bộ ỉuật dân sự 2005”, tạp chí
nghiên cứu lập pháp số 15(176) tháng 8/2010;
Tiễn Sỹ Nguyễn Vũ Hoàng năm 2008 “Pháp luật Việt Nam về giao kết
HĐMBHHQT với thương nhân nước ngoài ”, Viện Nhà nước & pháp luật; Thạc
sỹ Thái Tăng Bang năm 2008

“ Giải quyết tranh chấp phát sinh từ

HĐMBHHQT; Thạc sỹ Vũ Tiến Đức “Trác nhiệm do vi phạmHĐM BHHQT”
...Những cơng trình này đã tiếp cận vấn đề ở các góc độ khác nhau tuy nhiên các
cơng trình đều chưa đi vào khai thác những lỗi hoặc những khó khăn doanh
nghiệp gặp phải khi tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng, chưa đưa ra được
các khuyến nghị cần thiết phải làm ngay đối với doanh nghiệp và những nội
dung pháp luật cần hoàn thiện trong giai đoạn mới nhằm tạo ra một hành lang
Luận văn tốt nghiệp



3

Nguyễn Thị Tú Quyên - CHQT17

pháp luật hoàn chỉnh bảo vệ các thương nhân Việt Nam khi tham gia mua bán
với thương nhân nước ngồi.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.






o

Bằng việc phân tích và nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam
và luật pháp quốc tế, mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ một sổ vấn đề cơ bản
về các quy định theo pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật Quốc tế về
HĐMBHHQT; phân tích những lỗi doanh nghiệp hay gặp phải trong thực tiễn
kinh doanh tại Việt Nam; phân tích những vướng mắc còn tồn tại của pháp luật
Việt Nam so với các quy định của pháp luật quốc tế, từ đó đưa ra khuyến nghị
cùng như phương hướng hồn thiện pháp.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận văn được
đặt ra là:
Nghiên cứu, đưa ra những quy định về mặt lý luận về HĐMBHHQT tại
Việt Nam và những quy định cơ bản của pháp luật một số nước trên thế giới.
Phân tích, lập luận, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam và một
số quy định cơ bản của pháp luật trên thế giới từ đó chỉ ra những khó khăn
doanh nghiệp chúng ta cịn hay gặp phải khi tham gia loại hình kinh doanh này

tại Việt Nam.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những đánh giá các quy định cơ bản của
pháp luật Việt Nam từ đó đưa ra các khuyến nghị dành cho doanh nghiệp và một
vài phương hướng hoàn thiện pháp luật về HĐMBHHQT.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bên cạnh việc nêu ra những vấn đề cơ bản
về HĐMBHHQT, mặc khác việc quan trọng nhất luận văn đã làm và mong
muốn đạt được là đi sâu phân tích những vướng mắc các doanh nghiệp gặp phải
khi áp dụng pháp luật Việt Nam, pháp luật Quốc. Bên cạnh việc phân tích đó thì
bản luận văn đồng thời chỉ ra một số loại hợp đồng doanh nghiệp nên áp dụng
trong quá trình kinh doanh và những công ước quốc tế nên áp dụng nhằm tạo ra
hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ các doanh nghiệp của chúng ta tránh được
những tổn hại trong giao lưu quốc tế.
Luận văn tốt nghiệp


4

Nguyễn Thị Tú Quyên - CH QT17

5. Phưong pháp nghiên cứu.
Đe hồn thành luận văn, Trong q trình nghiên cứu, tác giảcó sử dụng
tơng hợp các phương pháp: phương pháp duy vật biệnchứng, phương pháp duy
vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh.
v ề các nguồn tài liệu được sử dụng, luận văn quan tâm đến các nguồn
tham khảo chính thống như các Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư theo quy
định của pháp luật Việt Nam...Bên cạnh đó là các văn kiện pháp luật quốc tế như
Công ước Viên

1980, Incoterms 2000, ƯCP 600, các quy định của


UNIDROIT...ngoài ra tác giả cũng sử dụng các cơng trình nghiên cứu của các
tác giả và những bài báo có giá trị khác.
6. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn.
a. Ý nghĩa khoa học của luận văn.
Qua q trình nghiên cửu, luận văn góp phần làm rõ hơn các vấn đề cơ
bản về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tạo cơ sở khoa học để nghiên cứu
chi ra những hạn chế mà pháp luật còn tồn tại, đồng thời rút ra kinh nghiệm cho
các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, bước đầu hồn thiện pháp luật về
HĐMBHHQT của Việt Nam.
b. Đóng góp mói của luận văn
Một số đóng góp mới và nhỏ của luận văn được thể hiện qua việc nghiên
cứu thực tiễn những khó khăn, những lỗi doanh nghiệp Việt Nam cịn gặp phải
khi tham gia HĐMBHHQT từ đó rút ra kinh nghiệm trong giao kết hợp đồng
giữa các doanh nghiệp nước ta với thương nhân nước ngồi.
Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra những những hạn chế mà pháp luật
Việt Nam cịn tồn tại, phương hướng hồn thiện pháp luật Việt Nam về mua bán
quốc tế trên cơ sở so sánh các quy định giữa luật pháp Việt Nam và pháp luật
quốc tế.
7. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, và một số phụ lục đi kèm. Phần nội dung của luận văn bao gồm ba chương:

Luận văn tốt nghiệp


5

Nguyễn Thị Tú Quvên - CHQT17


Chương 1: Lý luận chung vê Hợp đơng mua bán hàng hố qc tê.
Chương 2: Các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế về
HĐMBHHQT
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh HĐMBHHQT tại Việt
Nam và giải pháp hoàn thiện

Luận văn tốt nghiệp


6

N guyễn Thị Tú Quyền - C H Q T Ỉ7

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VÈ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUÓC TẾ
(HĐMBHHQT)
1. Khái niệm và đặc điểm HĐMBHHQT
1.1. Khái niệm HĐMBHHQT
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hố có
tính chất quốc tế (có yếu tố nướ c ngồi, có nhân tố nước ngồi). Tính chất quốc
tế của hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế được hiểu khơng giống nhau tuỳ theo
quan điểm của luật pháp từng nước.
Theo Công ước Lahaye năm 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu
hình: Tính chất quốc tế thể hiện ở các tiêu chí như: các bên giao kết có trụ sở
thương mại ở các nước khác nhau và hàng hoá, đối tượng của hợp đồng, được
chuyển qua biên giới một nước, hoặc là việc trao đổi ý chí giao kết hợp đồng
giữa các bên được lập ở những nước khác nhau [33, Điều 1].
Nếu các bên giao kết khơng có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú
thường xuyên của họ. Yếu tổ quốc tịch của các bên khơng có ý nghĩa trong việc
xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế [21].

Theo Cơng ước Viên năm 1980 của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng Mua bản
Quốc tể Hàng hoả (gọi tắt là Công ước Viên năm 1980): tính chất quốc tế được
xác định chỉ bởi một tiêu chuẩn duy nhất, đó là các bên giao kết hợp đồng cỏ trụ
sở thương mại đặt ở các nước khác nhau [33, Điều 1]. Và, giống như Công ước
Lahaye năm 1964, Công ước này cũng không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của
các bên khi xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế.
Khác với Cơng ước Lahaye năm 1964, Cơng ước Viên năm 1980 khơng
đưa ra tiêu chí hàng hoá phải được chuyển qua biên giới của một nước để xác
định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Theo quan điểm của Pháp: khi xác định yếu tổ quốc tế của hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế, người ta căn cứ vào hai tiêu chuẩn kinh ti và pháp lý.
Theo các tiêu chuẩn kinh tế, một hợp đồng quốc tế là hợp đồng tạo nên sự di
chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa hai nước, nói cách
Luận văn tốt nghiệp


7

N guyễn Thị Tú Quyên - CHQT17

khác, hợp đồng đó thể hiện quyền lợi của thương mại quốc tế. Theo tiêu chuẩn
pháp lý, một hợp đồng được coi là họp đồng quốc tế nếu nó bị chi phối bởi các
tiêu chuấn pháp lý của nhiều quốc gia như quốc tịch, nơi cư trú của các bên, nơi
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguồn vốn thanh toán [30]
Theo quan điêm của Việt Nam: Luật Thương mại Việt Nam năm 2005
không đưa ra tiêu chí để xác định tính chất quốc tế của HĐMBHHQT mà liệt kê
những hoạt động được coi là mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 27 nêu rõ mua bán
quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái
xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu.
Sau khi liệt kê như vậy Luật Thương mại năm 2005 đã xác định rõ thế nào

là xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập tái xuất; tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu:
“Xuất khâu hàng hoả là việc hàng hoả được đưa ra khỏi lãnh thô Việt
Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Điều 28 Khoản 1).
“Nhập khâu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam
từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Điều 28 Khoản 2).
“Tạm nhập, tái xuất hàng hoá là việc hàng hố được đưa từ lãnh thỏ
nước ngồi hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thỏ Việt Nam được coi
là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục
nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khâu chính hàng hố đỏ ra khỏi
Việt Nam” (Điều 29 Khoản 1).
“Tạm xuất, tái nhập hàng hoá là việc hàng hố được đưa ra nước ngồi
hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra
khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khấu lại chính hàng hố đó vào Việt Nam”
(Điều 29 Khoản 2).
“Chuyển khẩu hàng hoá là việc mua hàng từ một nước, vừng lãnh thổ để
bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ

Luận văn tốt nghiệp


8

Nguyễn Tltị Tú Quyên - CHQT17

tục nhập khâu vào Việt Nam và không làm thủ ĩực xuất khâu ra khỏi Việt Nam”
(Điều 30 Khoản 1).
Với năm khái niệm về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất

tái nhập và chuyển khẩu nêu trên, có thể thấy Luật Thương mại Việt Nam năm
2005 đã sử dụng tiêu chí hàng hóa phải là động sản; hàng có thể được di chuyển
qua biên giới của Việt Nam hoặc qua biên giới của một nước (vùng lãnh thô);
hoặc di chuyển qua khu chế xuất, khu vực hải quan riêng... để xem xét tính
quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Như vậy, nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là bất bộng sản thì họp
đồng đó khơng phải là HĐMBHHQT cho dù bất động sản được bán cho người
nước ngoài. Mua bán bất động sản với người nước ngoài phải theo một cơ chế
pháp lý riêng.
Quan niệm về HĐMBHH của Việt Nam và Pháp có nhiều nét tương đồng
giống nhau. Điều này cũng xuất phát từ truyền thống pháp luật của hai nước
theo dân luật.
1.2 Đặc điểm HĐMBHHQT
So với hợp đồng mua bán trong nước, H D M B iniQ T có những đặc điểm
sau đây:

về chủ thể: Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên,
người bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau.
HĐMBHH là một thoả thuận quan trọng mang tính nền tảng pháp lý cho
giao dịch mua bán hàng hoá. Chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hoá là
thương nhân với thương nhân hoặc một bên tham gia là thương nhân. Thương
nhân có thể bao gồm là cá nhân hoặc tổ chức.
Đối với cá nhân, mặc dù có những quy định cụ thể khác nhau, nhưng nhìn
chung khi đề cập đến việc xác định tư cách thương nhân của cá nhân trong quan
hệ HĐMBHHQT, luật pháp của hầu hết các nước đều dựa trên hai tiêu chuẩn
pháp lý liên quan trực tiếp. Đó là tiêu chuẩn đối với các điều kiện về nhân thân
và tiêu chuẩn dối với các điều kiện về nghề nghiệp của cá nhân.

Luận văn tốt nghiệp



9

Nguvễn Tlíị Tủ Quyên - C H 0T 17

Thứ nhất về điều kiện nhân thân, việc xem xét điều kiện nhân thân của
một người để trở thành thương nhân sẽ căn cứ vào năng lực pháp luật và năng
lực hành vi của người đó. Trên thực tế đế xem xét năng lực pháp luật và năng
lực hành vi của một cá nhân, người ta thường dựa vào các tiêu chí: tuổi tác, tình
trạng sức khoẻ, tình trạng tư pháp.

về tuổi tác, pháp luật của hầu hết các nước đều quy định một người muốn
trở thành thương nhân phải ở một độ tuổi nhất định. Với một độ tuổi như vậy
con người mới có thể phát triển được đầy đủ và về thể lực lẫn trí lực để thực
hiện những hành vi mà mình mong muốn.
Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì cá nhân đủ 18 tuổi trở lên
có thể trở thành thương nhân nếu thoả mãn một số điều kiện nhất định. Cá nhân
đó phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để trở thành thương
nhân. Để cấp giấy chứng nhận thì cá nhân đó phải có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật,
và có yêu cầu hoạt động thương mại.
Bên cạnh việc đưa ra tiêu chuẩn về tuổi tác, pháp luật của hầu hết các
nước còn đưa ra các tiêu chuẩn về tình trạng sức khoẻ để làm cơ sở pháp lý xác
định tư cách thương nhân của cá nhân. Những người mặc dù đủ tiêu chuẩn về độ
tuổi nhưng tình trạng sức khoẻ khơng bình thường cũng khơng được phép tham
gia vào các hoạt động mua bán hàng hoá với tư cách là thương nhân. Những
người này có thể vì bị thương tật hoặc bệnh tật về tinh thần ... mà khơng thể
hiện được đầy đủ ý chí một cách độc lập. Việc pháp luật quy định về điều kiện
sức khoẻ là để loại trừ những người thiếu năng lực hành vi hoặc hạn chế năng
lực hành vi tham gia vào HĐMBHHQT.

Tình trạng tư pháp của một người là một điều kiện pháp lý bắt buộc cần
phải được xem xét để xác định người đó có đủ tư cách là thương nhân hay
không, về vấn đề này pháp luật của các nước đều quy định: những người đang
bị phạt tù, bị Tồ án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấm tham gia các
hoạt động thương mại sẽ không thể trở thành thương nhân.
Luận văn tốt nghiệp


10

Nguyễn Thị Tú Quyên - CHQT17

Liên quan tới thương nhân là cá nhân, Điều 18 Luật Thương mại 2005
quy định ba trường hợp không được công nhận trở thành thương nhân. Đầu tiên
là nhũng người khơng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người bị mất năng lực
hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trường hợp thứ hai là
người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hành hình
phạt tù. Trường hợp cuối cùng liên quan đến những người bị toà án hạn chế
những ngành nghề về kinh doanh. Những người đó bị tồ án tước quyền về hành
nghề vì phạm các tội bn lậu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả, buôn
bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác
theo quy định của pháp luật.
Thứ hai về điều kiện về nghề nghiệp, theo quy định của pháp luật các
nước, đặc biệt là các nước Châu Âu thì những người đang làm một số nghề nhất
định sẽ khơng thể trở thành thương nhân. Ví dụ, theo Luật Thương mại Pháp thì
những người đang là cơng chức, luật sư, bác sỹ, công chứng viên ... sẽ không
được tham gia vào các hoạt động thương mại với tư cách là thương nhân.
Pháp luật Việt Nam không quy định trường hợp cụ thể những nghề không
được đồng thời làm thương nhân. Chỉ liên quan đến trường hợp là công chức,
cán bộ thì Pháp lệnh cán bộ, cơng chức khơng cho phép đồng thời thực hiện

những hành vi kinh doanh của thương nhân.
Đối với tổ chức là thương nhân thì tổ chức đó có thể là pháp nhân, tổ hợp
tác, hộ gia đình. Các tổ chức này phải hội đủ các điều kiện pháp lý theo quy định
của pháp luật. Pháp nhân là thương nhân được tồn tại dưới nhiều hình thức như
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn... Việc phân loại này tuỳ thuộc
vào quy định của mỗi nước mà có các tiêu chuẩn khác nhau về mặt pháp lý đối
với từng loại hình.
Nhìn chung, các quy định về tiêu chuẩn pháp lý để xác định tư cách
thương nhân của cá nhân trong HĐMBHHQT chỉ được áp dụng cho các công
dân mang quốc tịch của quốc gia nước sở tại. Trên thực tế việc các tiêu chuẩn
pháp lý này có được áp dụng cho những người có quốc tịch nước ngồi hoặc
r

Luận văn tơt nghiệp


N guyễn Thị Tú Quyên - C H Q T17

những người khơng có quốc tịch tại quốc gia nước sở tại hay khơng, cịn phụ
thuộc vào pháp luật của từng quốc gia tuỳ theo tùng trường hợp.
về đối tượng của hợp đồng: í ĩàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua
bán, tuy nhiên đổi với HĐMBHHQT thì hàng hóa đó thường được dịch chuyển
qua biên giới, v ấn đề đặt ra là những hàng hóa nào có thể là đối tượng của
HĐMBHHQT? Công ước Viên 1980 không đưa ra định nghĩa mà chỉ đưa ra
phạm vi những hoạt động mua bán khơng áp dụng CISG, đó là: Hàng hóa dùng
cho cá nhân, gia đình, nội trợ...; Bán đấu giá; Đe thi hành án hoặc thực hiện bởi
cơ quan công quyền; Các cổ phiếu, cổ phần, chứng chỉ đầu tư, các công cụ
chuyến nhượng hoặc tiền; Tàu thủy, máy bay, phương tiện chạy trên đệm khơng
khí; Điện [33, Điều 2].
Như vậy, những hàng hóa khơng nằm trong phạm vi trên là đối tượng của

hợp đồng mua bán thuộc phạm vi điều chỉnh của Cơng ước. Qua đó có thể thấy
hàng hóa thuộc phạm vi của Cơng ước là động sản hữu hình, khơng bao gồm các
quyền tài sản.
Theo đạo luật mua bán của Anh thì “hàng hóa bao gồm tất cả những
động sản khác hơn các quyền vơ hình và tiề n ”. Còn theo bộ luật thống nhất của
Hoa Kỳ thì hàng hóa có nghĩa là: “ Tất cả các vật (bao gồm nhũng hàng hóa
được sản xuất đặc biệt) mà động sản tại thời điểm tham gia hợp đồng mua bản ,
khác hơn tiền mà giả cả phải được trả, chủng khoản, đầu tư và những quyền vơ
hình khác. Hàng hóa cũng bao gồm súc vật chưa ra đời, cây trồng và nhũng vật
được nhận biết khác gắn liền với động sản như được mô tả trong phần nói về
hàng hóa được tách rời từ bất động sản ”[40]. Tóm lại theo pháp luật các nước
trên thế giới thì hàng hóa là động sản hữu hình.
Theo pháp luật Việt Nam, hàng hóa được định nghĩa tại khoản 2, Điều 5,
luật Thương Mại 2005 gồm: ‘Ya) tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình
thành trong tương lại; (b) những vật gắn liền với đất đ a i”. Tuy nhiên chỉ những
hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu, không thuộc danh mục cấm lưu
thông, cấm xuất khẩu, được ban hành kèm theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP quy
Luận văn tốt nghiệp


12

Nguyễn Thị Tú Quyên - CHQT17

định chi tiết thi hành Luật thương mại 2005 và các văn bản luật chuyên ngành
mới cỏ thê trở thành đôi tượng của HĐMBHHQT.
Mặt khác mồi quốc gia lại có những quy định khác nhau về những loại
hàng hóa được phép mua bán, căn cứ vào chính sách kinh tế - xã hội, chu trương
phát triển, mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước, chính sách khuyến khích
xuất khẩu...ví dụ như khi Việt Nam tham gia WTO thì những mặt hàng xuất

khẩu - nhập khẩu mà Nhà nước kiểm soát phải thay đổi cho phù họp với các
quy định chung của tổ chức này và càng tham gia nhiều tổ chức quốc tế thì mỗi
quốc gia lại càng phải tuân thủ những điều kiện, tiêu chuẩn về hàng hóa xuất
nhập khẩu nhiều hơn nữa.
Tóm lại, hàng hóa là đối tượng của HĐMBHHQT là động sản hữu hình,
và phải thuộc danh mục được phép mua, bán, xuất, nhập khẩu theo pháp luật của
nước bên mua và bên bán, khơng thuộc nhóm hàng bị hạn chế xuất khẩu,
nhập khẩu hoặc phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về điều kiện vệ sinh an
toàn thực phẩm ...
về đồng tiền thanh toán: Đồng tiền được dùng thanh toán trong
HĐMBHHQT rất đa dạng. Đồng tiền phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên
trong hợp đồng. HĐMBHHQT thông thường sẽ có thoả thuận quy định cụ thể về
vấn đề đồng tiền thanh toán được dùng cho hợp đồng đó. Trong một quan hệ
mua bán hàng hố quốc tế, chủ thể có thể thoả thuận đồng tiền thanh tốn trong
hợp đồng là đồng tiền của một trong các bên tham gia hoặc có thể dùng đồng
tiền của một quốc gia thứ ba. Đồng tiền này có thể được sử dụng trong khu vực
hav loại đồng tiền được sử dụng thơng dụng trên thế giới.
Đồng tiền được sử dụng có thể đồng tiền là vàng. Hiện nay đồng tiền
thanh toán là vàng không được sử dụng nhiều. Đồng tiền thanh tốn có thể là
các đồng tiền thuộc cộng đồng thống nhất như đồng Euro. Đồng tiền cũng có thể
là tiền quốc gia. Các chủ thể thống nhất sử dụng tiền của một quốc gia nhất định
để thanh toán hợp đồng, ví dụ như đồng Việt Nam (VNĐ), đồng đơ la Mỹ
(USD), đồng nhân dân tệ (NDT) ...
Luận văn tốt nghiệp


13

Nguyễn Thị Tú Quyên - C H Q T Ỉ7


Hình thức thanh tốn có thể là dùng tiền mặt hoặc dùng hình thức chun
khoản, hoặc có thể dùng hổi phiếu, séc. Việc dùng tiền mặt để thanh tốn thơng
thường được sử dụng đối với bn bán hàng hố theo con đường tiêu ngạch.
Có một thực tế trong HĐMBHHQT là các bên đa phần muốn sử dụng
đồng tiền trong hợp đồng là của nước mình. Bởi khi dùng đồng tiền của nước
mình thì việc thanh tốn có thể tránh được rủi ro tỷ giá gây ra bất lợi. Hơn thế
nữa, khi phai chuyển đổi một số lượng tiền lớn sang ngoại tệ thì phải mất
chi phí chuyển đổi. Tất cả những phụ trội đó sẽ tạo nên chi phí tăng cao
trong giá mua hàng.
Với những lý do vừa được trình bày trên đây, đồng tiền dùng để thanh
toán chứng minh là một đặc điểm quan trọng của HĐMBHHQT.
về ngôn ngữ của hợp đồng: HĐMBHHQT thường được ký kết bằng tiếng
nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh. Điều này đòi hỏi các
bên phải giỏi ngoại ngữ để hiểu hết được nội dung của hợp đồng tránh những
trường hợp gây ra tranh chấp hoặc hậu quả không đáng có.

về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và
thực hiện HĐMBHHQT có thể là toà án hoặc trọng tài nước ngoài do các bên
lựa chọn hoặc tịa án, trọng tài nước ngồi mặc nhiên liên quan tới
HĐMBHHQT Và một lần nữa, vấn đề ngoại ngữ lại được đặt ra nếu muốn chủ
động tranh tụng tại tịa án hoặc trọng tài nước ngồi.
2. Hình thức của HĐMBHHQT
Hình thức của HĐMBHHQT cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt
Nam cần đặc biệt chú ý.
Khi nói đến hình thức của HĐMBHHQT thường có hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất: HĐMBHHQT có thể được ký kết bằng lời nói, bằng
văn bản, bằng hành vi hay bằng bất kỳ hình thức nào khác do các bên tự do thoả
thuận. Các nước theo quan điểm này hầu hết là các nước có nền kinh tế thị
trường phát tri en, như Anh, Pháp, M ỹ ...
Quan điểm thứ hai: HĐMBHHQT phải được ký kết dưới hình thức văn


Luận văn tốt nghiệp


14

Nguyễn Thị Tú Quyên - CHQT17

ban. Những nước nêu ra quan điểm này là một sổ nước có nền kinh tế đang
chuyên đổi như Việt Nam. Điều 27 Khoản 2 Luật Thương mại Việt Nam năm
2005 quy định: “Mua bán hàng hoả quốc tể phải được thực hiện trên cơ sở hợp
đồng bằng vãn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị pháp ỉỷ tương đương”.
Các hình thức có giá trị pháp lý tương đương ở đây bao gồm điện báo, telex, fax,
thơng điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (Điều 3
khoản 15 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005). Tuy nhiên, trong một số
trường hợp pháp luật Việt Nam quy định ngồi việc hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế phải được lập thành văn bản thì cịn phải được đăng ký, phê duyệt của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có hiệu lực (như hợp đồng chuyển nhượng
quyền sở hữu cơng nghiệp có yếu tố nước ngồi). Sự bất đồng quan điểm này
làm cho Công ước Viên năm 1980 về HĐMBHHQT phải lựa chọn sự dung hòa
bằng cách đưa vào Công ước những quy định theo hướng công nhận cả hai điều
khoản liên quan đến hình thức của hợp đồng. Điều 11 của Cơng ước quy định
rằng HĐMBHHQT có thể được ký kết bàng lời nói và khơng cần thiết phải tuân
thủ bất kỳ yêu cầu nào khác về mặt hình thức của hợp đồng. Cịn Điều 96 thì lại
cho phép các quốc gia bảo lưu, không áp dụng Điều 11 trên nếu luật pháp của
quốc gia đó quy định hình thức văn bản là bắt buộc đối với HĐMBHHQT. Điều
này có nghĩa là, nếu Việt Nam tham gia vào Cơng ước thì Việt Nam được quyền
bảo lưu khơng áp dụng Điều 11 của Cơng ước vì pháp luật Việt Nam quy định
HĐMBHHQT phải được ký kết bằng văn bản
Bên cạnh đó, khi nói đến hình thức HĐMBHHQT, cũng cần lưu ý đến cái

gọi là: “hình thức có giá trị pháp lý tương đương văn bản” như Điều 3 khoản 15
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định. Thực chất điều này là nói về
hình thức của HĐMBHHQT được ký dưới dạng hợp đồng điện tử. Điều 33 Luật
Giao dịch điện tử năm 2005 quy định: “Họp đồng điện tử là hợp đồng được thiết
lập dưới dạng thông điệp dữ liệu”. Nói cách khác, hợp đồng điện tử là hợp đồng
được ký kết thông qua các phương tiện điện tử như thư điện tử, điện báo, fax,
telex, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Luận văn tốt nghiệp


15

Nguyễn Thị Tú Quyên - CH O T17

Điều này có nahTa là pháp luật thương mại Việt Nam đã thừa nhận những hợp
đồng ký bằng íầx, thư điện tử .. .có giá trị pháp lý như ký bàng văn bản.
Một hợp đồng được hình thành khi một đề nghị giao kết hợp đồng
(thường được gửi dưới dạng một đơn chào hàng) được chấp nhận. Đối với hợp
đồng điện tử, các vấn đề có thể phát sinh khi một đon chào hàng hoặc một sự
chấp nhận bị mạo danh bởi một người nào đó khơng có thẩm quyền về mặt pháp
lý để ràng buộc công ty với hợp đồng. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp
có thể nhận được đơn chào hàng hay đơn đặt hàng được ký bởi một chữ ký
khơng đảm bảo an tồn, ví dụ như loại chữ ký gồm các ký tự đơn giản, chữ ký là
một bản quét chừ ký viết tay v .v ... Trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp cần
có một thư điện tử yêu cầu đối tác xác nhận thông tin đã nêu nhằm tránh những
rủi ro có thể phát sinh.
Bên cạnh đó, đối với hợp đồng điện tử, vấn đề về lưu trữ chừ ký điện tử
cũng là vấn đề phức tạp. Doanh nghiệp sử dụng chữ ký điện tử cần phải có sự
đảm bảo về việc bảo mật cho các chữ ký dạng này được lưu giữ trong các máy

vi tính vì trong trường hợp bất kỳ, nếu một người nào tiếp cận được với chữ ký
đó và dùng nó để ký hợp đồng thì doanh nghiệp khơng cịn cách nào khác là
phải công nhận hiệu lực của hợp đồng điện tử đã ký kết trước đối tác của mình*
về mặt pháp lý, dù điều đó bất lợi cho mình. Hoặc nếu doanh nghiệp để lọt mật
mã vào tay người khác, người này có thể giả mạo doanh nghiệp để giao kết hợp
đồng điện tử với đối tác. Trong những trường hợp như vậy, doanh nghiệp có thể
sẽ chịu rất nhiều rủi ro như: mất danh tiếng, phải thực hiện những hợp đồng
khơng phải do mình ký, đối tác khơng tin tưởng v .v ...
3. Nội dung chủ yếu của HĐMBHHQT
Một hợp đồng mua bán quốc tế thường gồm có hai phần: Những điều
trình bày và các điều khoản và điều kiện
Thứ nhất, phần những điều trình bày thơng thường bao gồm những nội dung sau:
Sổ hợp đồng (contract No.).
Địa điểm và ngày tháng kỷ kết hợp đồng. Điều này có thể được ghi ngay
trên cùng
Luận văn tốt nghiệp


16

Nguyễn Tlìị Tú Qun - CHQT17

hoặc cũng có nhiều trường hợp, người ta lại ghi địa điểm và ngày tháng ký kết ở
phần cuối hợp đồng.
Tên và địa chỉ của cúc bên (bên mua và bên bán) trong hợp đồng.
Nhũng định nghĩa dùng trong hợp đồng. Những định nghĩa này có thể rất
nhiều, ví dụ hàng hố có nghĩa là; thiết kế có nghĩa là....
Cơ sở pháp lý để kỷ kết hợp đồng. Đây có thể là hiệp định chính phủ ký
kết, ngày tháng, cũng có thể là Nghị định thư ký kết giữa Bộ của nước với
Bộ của nước. Chí ít, người ta cũng nêu ra sự tự nguyện của hai bên khi ký

kết hợp đồng.
Đây là những nội dung không thể thiếu trong một hợp đồng mua bán nói
chung cũng như HĐMBHHQT nói riêng, thiếu nó thì khơng được gọi là họp
đồng cũng như khơng có hiệu lực pháp lý.
Thứ hai, trong phần các điều khoản tùy vào nội dung HĐMBHHQT có thể
có thêm hoặc bớt các điều khoản khác nhau, thơng thường phần này có những
điều khoản chủ yếu sau:
Điều kiện về tên hàng: Tên hàng là đổi tượng mua bán của hợp đồng, có
tác dụng hướng dẫn các bên dựa vào đó để xác định các mặt hàng cần mua bán,
trao đổi. Vì vậy đây. là điều, khoản quan trọng.không thể thiếu giúp cho các .bện.
tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp sau này, đồng thời dễ dàng
phân biệt những sản phẩm khác cùng loại. [56].
Điều kiện về số lượng/khổi lượng'. Đây là một điều khoản không thể thiếu,
do vậy trong hợp đồng cần phải thể hiện rõ số lượng hàng hoá được mua bán.
Nhưng vì trên thị trường thế giới người ta sử dụng các hệ đo lường rất khác nhau
cho nên trong họp đồng cần thống nhất về đơn vị tính số lượng, cách ghi số
lượng/ khối lượng. Tuỳ theo từng thương vụ và đối tượng của họp đồng mà chọn
cách ghi khối lượng/ trọng lượng cho phù hợp [56].
Điều kiện về chắt lượng/ phẩm chất hàng hoả: Điều khoản này cho biết
chi tiết về chất lượng hàng hố; nói một cách khác điều khoản này mô tả về quy
cách, kích thước, cơng suất và các thơng số kỳ thuật .v.v của hàng hố được mua
bán. Mơ tả chi tiết và đúng chất lượng hàng hoá là cơ sở xác định chính xác giá
Luận văn tốt nghiệp


17

Nguyễn Thị Tú Quyên - C H Q TI7

cả của nó, đồng thờ buộc ngưịi bán phải giao hàng theo yêu cầu của họp đông.

Neu mô tả không kỹ, thiếu chi tiết có thể sẽ dần đến thiệt thịi rất lớn cho một
trong hai bên [56].
Điều khoản về giá cả: Đây có thể nói là điều khoản quan trọng nhất của
HĐMBHHQT, mọi điều khoản khác có thể dễ ràng nhượng bộ hoặc bị thuyết
phục nhưng với điều khoản này hầu hết các bên đối tác đều khơng muốn nhượng
bộ. Chính vì vậy khi thương thảo hợp đồng các bên thường rất thận trọng
đối với điều khoản này. Thông thường các bên phải thống nhất những nội
dung sau đây [56].
Đồng tiền tính giá: Trong HĐMBHHQT giá cả hàng hố có thể được tính
bằng tiền của nước người bán, có thể được tính bằng tiền của nước người mua
hoặc có thể được tính bằng tiền của nước thứ ba. Đối với người bán ln chọn
đồng tiền có xu hướng tăng giá trị trên thị trường hối đối, với người mua thì
ngược lại. Do vậy người ta thường thống nhất chọn đồng tiền nào có giá ổn định
trên thị trường hối đối, đó là những đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao, hay
gọi là đồng tiền mạnh, hiện nay nếu sắp xếp theo mức độ chuyển đổi thì những
đồng tiền sau đây được sử dụng phổ biến hơn cả: đồng đô la Mỹ, đồng Euro,
đồng n Nhật [56].
Phương pháp tính giá: Có rất nhiều cách xác định giá cả hàng hoá. Các
bên càn phải thống nhất phương pháp tính giá ngay khi đàm phán để khơng xảy
ra tranh chấp trong q trình thực hiện hợp đồng và khơng để xảy ra tình trạng
bên có lợi nhiều và bên bị thiệt hại lớn, như vậy, ảnh hưởng đến sự phát triển
của hoạt động thương mại quốc tế [56].
Điều kiện về giao hàng'. Đây là điều khoản rất quan trọng của
HĐMBHHQT, vì nó sẽ quy định nghĩa vụ cụ thể của bên bán đồng thời cũng là
ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm của mình đối với đối phương. Chỉ khi
nào bên bán giao hàng xong mới có thể nhận được tiền và bên mua mới có cơ
sở để nhận hàng như mong muốn. Nếu khơng có điền khốn này, HĐMBHHQT
.

,


,, A

~

coi như khơng có hiệu lực [56].

I TRUNG TÂM THƠNG TIN THƯ V lị
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘ,
PHÒNG DỌC

Luận văn tốt nghiệp


18

N guyễn Tlìị Tú Ouyên - CHQT17

Điều kiện về thanh toán: Incoterms quy định nghĩa vụ người bán phải
giao hàng đúng như họp đồng và được thanh toán, nghĩa vụ của người mua là
phải nhận hàng và thanh toán cho người bán. Vì vậy cũng như điêu khoản giao
hàng, điều khoản thanh tốn giữ vị trí rất quan trong trong HĐMBHHQT, vì
nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của ca hai bên. Do vậy khi đàm phán ký
kết HĐMBHHQT về điều khoản thanh toán các bên cần phải thống nhất
nhừng nội dung càng cụ thể càng tốt về đồng tiền thanh toán và phương thức
thanh toán [56].
Điều kiện về chứng từ giao hàng'. Mục này yêu cầu người bán phải cung
cấp cho người mua những chứng từ chứng minh việc đã giao hàng cho người
vận tải như hai bên đã thoả thuận. Nếu bộ chứng từ người bán xuất trình là đầy
đủ và hợp lệ mới được thanh tốn bởi người mua hoặc ngân hàng phục vụ

người mua . Trong nhiều trường hợp, do không thống nhất trước với nhau về
việc chuẩn bị bộ chứng từ. người bán cung cấp cho người mua không đủ những
chứng từ cần thiết, gây khó khăn cho người mua trong việc nhận hàng; ngồi ra
cịn gây tốn kém thời gian và tiền bạc của hai bên do phải điều chỉnh, bổ sung
chứng từ sau khi giao hàng [56].
Điều kiện về Bảo hiểm:. Bảo hiểm (kinh tế) là một hoạt .động .kinh tế nhằm,
mục đích phân chia tổn thất và bảo đảm vốn kinh doanh cho chủ đối tượng được
bảo hiểm. Trong kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu hầu hết hàng hoá được
chuyên chở bằng đường biển, nên càng cần phải có biện pháp hữu hiệu nhằm
bảo vệ quyền lợi của chủ hàng. Vì vậy, bạn nên mua bảo hiểm cho hàng hố của
mình. Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam do thiếu vốn và chưa hiểu rõ tác
dụng của bảo hiểm nên chưa chú trọng lắm đến công tác bảo hiểm. Ngày nay, có
nhiều người nhận thấy tác dụng của bảo hiểm nên đã thay đổi quan niệm
“nhường quyền mua bảo hiểm” cho đối tác nước ngồi. Vì vậy trong hợp đồng
cần ghi rõ ai là người mua bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm cần mua [56].
Điều kiện về Khiếu nại: Khiếu nại là phương pháp giải quyết các tranh
chấp bằng thương lượng trực tiếp giữa các bên có liên quan với nhau nhằm thoả
mãn (hoặc không thoả mãn) yêu cầu của bên khiếu nại. Khiếu nại có ý nghĩa rất
Luận văn tốt nghiệp


19

Nguyễn Thị Tú Quyên - C H QT17

lớn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khấu. Thứ nhất: khiếu nại kịp thời sẽ
bảo vệ quyền lợi cho người khiếu nại; Thứ hai: thơng qua khiếu nại có thể đánh
giá được uy tín của đối phương để làm cơ sở cho quá trình xây dựng mối quan
hệ sau này; Thứ ba: khiếu nại cịn là cơ sở để tồ án hoặc trọng tài chấp nhận
đon kiện để xét xử nếu trong hợp đồng qui định khiếu nại là bước bắt buộc trước

khi đưa ra trọng tài [56].
Điều kiện về trọng tài: Nếu giải quyết tranh chấp giữa các bên bàng
thương lượng, khiếu nại khơng thành, có thể đưa vụ việc ra Trọng tài để được
phân xử. Phán xét của trọng tài sẽ là quyết định cuối cùng mà các bên phải chấp
hành. Vì vậy điều khoản trọng tài cũng nên đưa vào họp đồng để một mặt các
bên thấy rõ trách nhiệm hơn trước pháp luật; mặt khác có cơ sở để bảo vệ quyền
lợi nếu xảy ra tổn thất, tranh chấp [56].
Điều kiện về bất khả kháng: Trong thực tế khi thực hiện hợp đồng có
những tình huống xảy ra ngoài khả năng dự kiến của các bên, gây nên những tổn
thất khơng thể tránh khỏi cho hàng hố; chẳng hạn như thiên tai bất ngờ, hoả
hoạn hoặc những hành vi của con người, của chiến tranh làm thiệt hại hàng
ho á.. .Những tổn hại ngồi dự phịng này được coi là Bất khả kháng và các bên
có thi-được.miễn, trách. Tuy. nhiên jCần. thống nhẩt về-Tổ.chức, cấp chứng, chỉ
giám định Bất khả kháng để dễ phân xử khi xảy ra tổn thất [56].
Những điều khoản, điều kiện bên trên không phải là đầy đủ tất cả đối với
một HĐMBHHQT tuy nhiên đó là những điều khoản quan trọng và cơ bản nhất,
trong những hợp đồng khác khác nhau sẽ có thêm các điều khoản khác như:
kiềm tra; bảo đảm, bảo hành, bảo trì; đào tạo; lắp đặt, thử nghiệm; bảo mật; vi
phạm bản quyền...
4. Điều kiện có hiệu lực của HĐMBHHQT
Theo Điều 81 luật Thương mại Việt Nam 2005. HĐMBHHQT có hiệu lực
khi có đủ các điều kiện sau đây:
(a) Chủ thể của họp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.
(b) Hàng hố theo họp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của
pháp luật.
Luận văn tốt nghiệp


×