Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài 5 nước đại việt thời trần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.34 KB, 3 trang )

Cô xin trân trọng giới thiệu với cả lớp về dự với tiết lịch sử của các em hơm
nay có các thầy cô giáo là Ban giám khảo hội thi GV dạy giỏi cấp thành phố năm
học 2020 – 2021. Cả lớp chúng ta nhiệt liệt chào đón các cơ giáo.
Sau đây cô mời HĐTQ lên làm việc.
HS giới thiệu về lớp và cho cả lớp hát 1 bài
Các em vừa cùng nhau hát rất hay. Để tiết học thêm phần thú vị cơ trị chúng
ta cùng chơi trị chơi mang tên “Bông hoa sử học tài ba”. Trên màn hình cơ có 5
mảnh ghép được xếp thứ tự từ 1 đến 5, đằng sau mỗi mảnh ghép là nội dung câu
hỏi có liên quan đến kiến thức về lịch sử. Bạn nào trả lời đúng câu hỏi ở mỗi cánh
hoa bạn ấy sẽ được vinh danh là “Bông hoa sử học của lớp”. Các em đã sẵn sàng
chinh phục trò chơi chưa? Bạn nào xung phong mở cánh hoa đầu tiên?
Qua trị chơi cơ thấy lớp mình đã nhớ và nắm được kiến thức giờ học trước,
cô mong các em tiếp tục phát huy.
Các em ạ! Nhà Trần trải qua 12 đời vua với ba lần đánh bại quân xâm lược
Mông - Nguyên thống nhất đất nước, ghi dấu ấn vào trang sử vàng của dân tộc Việt
Nam ta trong những năm đầu của thiên niên kỉ thứ 2. Ba lần đánh bại đó được sử
sách ghi lại như thế nào cơ trị chúng mình cùng tìm hiểu trong bài học.
Bài 5: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (Từ năm 1226 đến năm 1400) (tiết 2)
- GV ghi đầu bài –Mời các em thực hiện các bước học tập (HS đọc mục tiêu)
- Gv gọi HS đọc mục tiêu cả bài
- GV giới thiệu mục tiêu tiết học -> học sinh nhắc lại
+ Để hoàn thành tốt mục tiêu giờ học các em cần làm gì?
Bài học hơm nay cơ trò chúng ta cùng thực hiện các hoạt động 4, 5, 6
Mời các em thực hiện HĐ 4
- GV chiếu tranh và giới thiệu
Triều Trần thành lập đúng lúc nhiều nước châu Á và châu Âu đang phải đối
phó với sự xâm lược, bành trướng của đế chế Mông Cổ (Người Mông Cổ rất giỏi
phi ngựa và bắn cung tên nên chúng đi đến đâu là tàn sát đau thương đến đó. Nhà
thơ Ác-mê-ni từng viết. “khơng có một dịng suối, một con sông nào không tràn
đầy nước mắt chúng ta, khơng cịn một ngọn núi, một cánh đồng nào không bị
quân Mông Cổ giày xéo” Ngay cả Trung Quốc 1 đất nước to lớn và hùng mạnh


cũng bị xâm lược và sáp nhập vào đế chế này thành đế quốc Đại Nguyên. Mạnh
mẽ nhường vậy nhưng 3 lần chúng kéo quân sang xâm lược nước ta là 3 lần chúng
phải chấp nhận thất bại ê chề. Vì sao chúng thất bại các sự kiện trong ý b sẽ cho
chúng ta biết điều đó. Mời các em thực hiện nhóm ý b hoạt động 4
Qua kiểm tra cô thấy cả lớp đã thực hiện xong, cô muốn mời ý kiến chia sẻ
của các em.
- Gv mời 2 -3 nhóm báo cáo kết quả: Học sinh hỏi đáp được các câu hỏi
trong ý c của hoạt động
+ Mô tả bức tranh cảnh các bô lão trong hội nghị Diên Hồng. (Trong hội
nghị có vua và rất nhiều các bơ lão trong cả nước được vua Trần mời về
thành Thăng Long đang bàn bạc kế sách đánh giặc. Mọi người đều thể hiện
ý chí quyết chiến với giặc)


GV: Hội nghị Diên Hồng được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong
lịch sử nước ta. Các bô lão có thể coi là những đại biểu của dân. Sau hội nghị,
chính các bơ lão là những người truyền đạt lại chủ trương của chính quyền đến
người dân, kêu gọi mọi người đoàn kết cùng đứng lên chống giặc.
+ Những chi tiết nào trong đoạn văn nói lên tinh thần quyết chiến đấu với quân
Mông – Nguyên của quân và dân ta dưới thời nhà Trần? (Nên đánh hay nên hịa?
điện Diên Hồng vang lên tiếng hơ đồng thanh của các bơ lão: “Đánh”. Trần Hưng Đạo có
nói : “Dẫu cho trăm thân ta phơi ngồi nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng
nguyện xin làm…”. Các binh sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát thát”. Căm giận
quân xâm lược, Trần Quốc Toản tay cầm quả cam mà bóp nát lúc nào khơng biết)

Gv: Đứng trước sự lâm nguy của đất nước vua tôi nhà Trần đã đồng lòng, quyết
tâm đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Vậy cách tổ chức và kết quả của 3
lần đó như thế nào cơ trị mình cùng tiếp tục tìm hiểu hoạt động 5.
-


GV mời HS thực hiện hoạt động theo logo.
Mời đại diện các nhóm báo cáo

+ Cách đánh giặc của quân dân nhà Trần như thế nào? ( Cả 3 lần vua tôi nhà Trần
dều chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long, biến Thăng Long thành nơi khơng
một bóng người, khơng một chút lương ăn.
+ Sự tài giỏi trong cách đánh giặc của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế
nào? (Đúng lúc quân giặc đang mệt mỏi, đói khát quân ta tấn công quyết liệt vào
Thăng Long và các địa điểm trọng yếu khác)
+ Những chi tiết nào nói đến kết quả của từng cuộc kháng chiến? (Lần thứ nhất,
chúng cắm cổ rút chạy, khơng cịn hung hăng cướp phá như khi mới vào xâm lược.
Lần thứ hai, tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn thoát. Lần thứ
ba, quân ta chặn đường rút lui của giặc, dùng để cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng
để tiêu diệt chúng.
Gv: Đứng trước thế giặc mạnh như chẻ tre nhưng quân và dân nhà Trần vẫn
đồng lòng, đồng sức chung tay đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Để
tổng kết lại kiến thức cần nhớ trong bài học này cô mời các em thực hiện hoạt
động 6 theo logo.
Qua quan sát cô thấy các em đã thực hiện xong cô mời 1 bạn đọc to cho cả
lớp nghe.
Hình ảnh về các vị vua được lưu truyền mãi mãi trong sử sách, để củng cố
thêm kiến thức và sự hiểu biết về lịch sử và con người Việt Nam cô mời các em
tham khảo thêm sách ở thư viện và trên tivi.
Để ghi nhớ công ơn của những anh hùng trong bài học nhân dân ta đã làm
gì? (xây dựng tượng đài, lập đền thờ ông ở nhiều nơi, đặt tên cho trường học và
đường phố)
-


GV chiếu 1 số tranh.

+ Khi được đến các khu di tích lịch sử em cần làm gì? (bảo vệ, giữ gìn ….)
Cơ đồng ý với các em.
+ Noi gương những người anh hùng có cơng dẹp loạn giữ vững hịa bình cho
dân tộc là học sinh em cần làm gì? (ngoan ngỗn, học giỏi, thực hiện 5 điều Bác
Hồ dạy, giữ gìn, bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của ơng cha đã để
lại …)
Cơ hồn tồn nhất trí với các ý kiến của các em. Chúng ta những thế hệ đi sau
muôn đời ghi nhớ công lao to lớn của các thế hệ anh hùng đi trước. Nguyện sẽ cố
gắng hết mình trong học tập và cơng tác góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng
giàu đẹp, văn minh, sánh vai với các cường quốc 5 châu theo lời Bác Hồ dạy. Các
em có đồng ý không?
Giờ học lịch sử hôm nay xin sẽ tạm dừng ở đây. Chúc các thầy cô giáo và các em
mạnh khỏe, công tác tốt.
-



×