Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.39 MB, 87 trang )


p _



B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




B ộ T ư PHÁP



m



TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








NHÂM THUÝ LAN

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÈ
VỆ SINH ẤN TOAN THựC p h ẩ m ở


NAM HIỆN NAY

v iệ t

Ihuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ LỊCH s ử NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: 603801

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC








Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS NGUYỄN MINH ĐOAN
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VlẻiV
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÒNG DỌC

- \

HÀ NỘI 2012

B l—

- ... — ......


-i

- ...........

. rffi


LỜI CẢM ƠN
Tôi xỉn chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại
học Luật Hà Nội và các bạn bè, đồng nghiệp đã
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành
luận văn.
Tơi cũng xỉn bày tỏ lịng biết ơn chân thành của
mình tới PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan - người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tơi hồn thiện được
luận văn này.

Tác giả luận văn

Nhâm Thuý Lan


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
2 ATTP: An toàn thực phẩm
3 WHO: Tổ chức Y tế thế giới
4FAO: Tổ chức lương thực thế giới



MỤC LỤC

Mở đầu
Chương” 1. NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN
• c ơ BẢN VỀ THựC
• HIỆN

PHÁP LUẬT
PHẨM
• VỆ
• SINH AN TỒN THựC

1.1 Khái niệm, đặc điểm và các hình thức thực hiện pháp luật vệ sinh an
tồn thực phẩm
1.2 Vai trị của thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến vịêc thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn
thực phẩm tại Vịêt Nam
Chương II. THựC TRẠNG THựC HIỆN PHÁP LUẬT VỆ SINH













AN TOÀN THựC PHẨM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THựC
HIỆN
PHÁP LUẬT
VỆ• SINH AN TỒN THựC
PHẨM Ở




NUỚC TA HIỆN NAY
2.1 Thực trạng thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực
phẩm ở nước ta hiện nay
Kết luân
Phụ lục
Tài liêu tham khảo


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết
để con người tồn tại và phát triển. Nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền
bệnh nguy hiểm nếu không được bảo đảm vệ sinh và an tồn. Chính vì vậy,
vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm ln là một vấn đề cấp bách có tính chất
tồn cầu chứ khơng chỉ là sự quan tâm của riêng quốc gia nào. Theo báo cáo
gần đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 1/3 dân số các nước phát

triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm. Đối với các
nước đang phát triển, bệnh do thực phẩm hàng năm gây tử vong hơn 2,2 triệu
người, trong đó hầu hết là trẻ em. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trở
thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất của bất cứ quốc gia nào
nhằm đảm bảo sức khoẻ người dân, sự ổn định kinh tế - xã hội và sự phát
triển của giống nòi.
Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo
VSATTP đối với sức khoẻ nhân dân, sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội
của đất nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, pháp
luật đối với vấn đề VSATTP. Các chương trình quốc gia về an tồn thực
phẩm, về dinh dưỡng đã được đưa ra. Nhiều văn bản luật được ban hành quy
định các vấn đề cơ bản về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm nhằm
bảo đảm quyền lợi cho mỗi cá nhân người tiêu dùng và của toàn xã hội.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai, thi hành, áp dụng pháp luật vệ
sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế, bất cập. Các vụ việc vi phạm pháp
luật VSATTP khơng những giảm mà cịn tiếp tục tăng và có diễn biến phức
tạp hơn trong những năm gần đây. Người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng
thực phẩm vẫn chưa thực sự tiếp cận cũng như nhận thức và thi hành các quy
định của pháp luật về vấn đề này. Đe bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng,


2

bảo vệ tính mạng, sức khoẻ và tương lai giống nòi của đất nước, việc tổ chức
thực hiện triệt để pháp luật VSATTP có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Tại thời điểm này, đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về thực hiện
pháp luật nói chung, thực hiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng nói riêng
song riêng trong lĩnh vực VSATTP chưa có một cơng trình nào nghiên cứu
đầy đủ và có hệ thống về vấn đề này. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài
“Thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay” đã

được chọn làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề thực hiện pháp luật đã được các nhà khoa học nghiên cứu ở
nhiều góc độ khác nhau, từ góc độ lý luận chung về thực hiện pháp luật đến
góc độ thực hiện pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể. Các cơng trình này đã
làm phong phú thêm lý luận chung về nhà nước và pháp luật, giải quyết được
nhiều vấn đề của thực tiễn cuộc sống phong phú, đa dạng và phức tạp.
Các cơng trình đã nghiên cứu về vấn đề này bao gồm: “Khảo sát tình
hình thực hiện pháp luật ở cơ sở và giải pháp nâng cao năng lực thực hiện”
(Sở Tư pháp Ben Tre); “Tổ chức thực hiện pháp luật và tăng cường pháp chế
trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện n a y (Viện Nhà nước và pháp luật,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh); “Tinh hình thực hiện pháp luật ở
nước ta hiện nay” (Dự án điều tra cơ bản của Viện nghiên cứu nhà nước và
pháp luật); Luận án tiến sĩ luật học: “Thực hiện pháp luật trong hoạt động của
lực lượng công an nhân dân để bảo vệ trật tự an toàn xã hội ở nước ta hiện
n a y ' “Thực hiện pháp luật ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta hiện nay thực trạng và các phương hướng, giải pháp” (Luận văn thạc sĩ luật học của
tác giả Lê Thanh Bình), “Một số vắn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp
luật ở thành phổ Hà Nội hiện n a y (Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Trần
Thị Xuân); “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải
phóng mặt bằng và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một sổ dự án trên


3

địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phổ Hà N ộ r (Luận văn thạc sĩ luật học của
tác giả Trần Tuấn Nghĩa); “Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ở nước ta
hiện nay (Từ thực tiễn của thành phố Hải Phòng) ” (Luận văn thạc sĩ luật học
của tác giả Đào Thị Mai), “Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khỉ nhà nước thu hồi đất ở tỉnh Hà Nam hiện n a y (Luận văn thạc sĩ
luật học của tác giả Đinh Thị Huê), ''''Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi

của người tiêu dùng ở Việt Nam’'’ (Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Lê
Thanh Bình); “Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam” (Sách chuyên
khảo của tác giả Nguyễn Minh Đoan) ; “Áp dụng pháp luật” (Sách chuyên
khảo của tác giả Nguyễn Thị Hồi), “ Thực hiện pháp luật ở Việt Nam - lý luận
và thực tiễn” (Kỷ yếu hội thảo khoa học, Khoa Hành chính - Nhà nước, Đại
học Luật Hà Nội)
Các cơng trình trên đã đề cập tới thực hiện pháp luật nói chung cũng như
thực hiện pháp luật ở các lĩnh vực khác nhau, tại các địa phương khác nhau.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu cụ thể việc
thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm tại nước ta trong giai đoạn gần
đây. Chính vì vậy, đề tài “Thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở
nước ta hiện nay” sẽ là đề tài đầu tiên nghiên cứu vấn đề triển khai pháp luật
vệ sinh an tồn thực phẩm trên thực tế.
3.Mục• đích và nhiệm
• vụ•của luận
• văn
- Mục đích của luận văn.
Luận văn có mục đích làm rõ một số vấn đề lý luận chung về pháp luật
vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thông qua thực trạng thực hiện pháp luật vệ sinh an toànthực phẩm hiện nay,
luận văn cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động này ở nước ta.
- Nhiệm vụ của luận văn.


4

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn có các nhiệm vụ cơ
bản sau:
+ Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận chung về thực hiện pháp luật

vệ sinh an tồn thực phẩm.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực
phẩm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
+ Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề
thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta dưới góc độ của
chuyên ngành lý luận, lịch sử nhà nước và pháp luật.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của đề tài, luận văn sử dụng phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm, tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam về nhà
nước và pháp luật trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, đồng
thời đặt vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng
khác trong xã hội và bối cảnh, giai đoạn phát triển hiện nay của xã hội.
Ngoài ra, để đảm bảo nội dung nghiên cứu của luận văn cũng như tính
khoa học, lơ gíc giữa các vấn đề, luận văn cịn sử dụng một số phương pháp
cụ thể như: hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh...
6. Những đóng góp về khoa học và ý nghĩa của luận văn.
- Luận văn nghiên cứu nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về thực
hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực
phẩm tại nước ta hiện nay : những việc đã làm được cũng như những hạn chế,

À


5


tồn tại trong công tác thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta
hiện nay.
-

Trên cơ sở thực trạng thực hiện pháp luật VSATTP, luận văn kiến nghị

nhưng giải pháp nhàm nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật
VSATTP ở nước ta hiện nay.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung luận văn gồm 2 chương
Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện pháp luật vệ sinh
an toàn thực phẩm
Chưong 2. Thực trạng thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm và
những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực
phẳm ở nước ta hiện nay.


6

CHƯƠNG I. NHŨNG VẤN ĐÈ LÝ LƯẬN
• c ơ BẢN VỀ THựC
• HIỆN

PHÁP LUẬT
• VỆ
• SINH AN TỒN THỤC
• PHẨM
1.1. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức thực hiện pháp luật vệ
sinh an toàn thực phẩm

1.1.1. Vệ sinh an toàn thực phẩm và pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm
Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm : “Vệ sinh an tồn thực phẩm”
khơng cịn là khái niệm xa lạ đối với đa số người dân song không phải ai cũng
hiểu hồn tồn chính xác và đầy đủ khái niệm này cũng như tầm quan trọng
của nó đối với sức khoẻ, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
Vậy chúng ta phải hiểu đầy đủ thế nào về VSATTP? Theo Từ điển tiếng
Việt của Nhà xuất bản Đà Nang, thực phẩm là “các thứ dùng làm món ăn như
thịt, cá, trứng...”.[32, tr.947]; vệ sinh là “những biện pháp phịng bệnh, giữ
gìn và tăng cường sức khỏe” [32, tr.l 111]; an toàn là “yên ổn, tránh được tai
nạn, tránh được thiệt hại”. Như vậy “vệ sinh an toàn thực phẩm” hiểu theo
nghĩa thông thường nhất là việc sử dụng đồ ăn để giữ gìn và tăng cường sức
khỏe, đảm bảo khơng gây hại cho con người:
Theo Giáo' trình Vệ sinh an tồn thực phẩm thì “an tồn thực phẩm”
(food safety) “là sự đảm bảo rằng thực phẩm không gây hại cho người tiêu
dùng khi nó được chế biến hay ăn uổng theo mục đích sử dụng đã định
trước”, “vệ sinh thực phẩm” ‘7à tất cả những điều kiện và biện pháp nhằm
đảm bảo sự an tồn và tính hợp lý của thực phẩm trong toàn bộ dây chuyền
thực phẩm''' [27, tr.3].
Tuy nhiên, trong lĩnh vực pháp luật thực định, “thực phẩm” được hiểu
theo nghĩa rộng hơn, bao gồm mọi sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng
tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm
mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm. Đồng thời, “vệ sinh


7

an toàn thực phâm” cũng phải được hiêu là sự đảm bảo thực phâm sạch sẽ,
không gây hại cho con người trong cả quá trình từ lúc sản xuất tới khâu phân
phối, kinh doanh cũng như tiêu dùng chứ không chỉ ở khâu cuối cùng là sử

dụng như các tài liệu trên đã định nghĩa.
Bảo đảm chất lượng VSATTP giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo
vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nịi
giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn
hóa xã hội và đảm bảo điều kiện để hội nhập với thế giới.
Trước hết, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát
triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn
có thể gây bệnh nếu khơng đảm bảo vệ sinh. Khơng có thực phẩm nào được
coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó khơng đảm bảo vệ sinh,

về lâu dài thực

phẩm khơng những có tác động thường xun đối với sức khỏe mỗi con
người mà còn ảnh hưởng đến nịi giống dân tộc.
Vệ sinh an tồn thực phẩm cịn tác động đến kinh tế và xã hội. Đối với
nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một
loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế cịn có ý nghĩa chính trị, xã
hội rất quan trọng. Những thiệt hại khi không đảm bảo VSATTP gây nên
nhiều hậu quả khác nhau. Đó là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí
do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm... Đối với
nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc
loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo...
và thiệt hại lớn nhất là mất lịng tin của người tiêu dùng. Ngồi ra cịn có các
thiệt hại khác như chi phí điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải
quyết hậu quả... Do vậy, vấn đề đảm bảo VSATTP để phòng các bệnh gây ra
từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và
xã hội cũng như bảo vệ môi trường sống. Những quan điểm nêu trên cho thấy
“vé sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu



8

sản xuât, chê biên, bảo quản, phán phôi, vận chuyên đến sử dụng nhằm bảo
đảm cho thực phảm sạch sẽ, an tồn, khơng gãy hại cho sức khỏe, tính mạng
người tiêu dùng
' Pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm
Một sản phấm thực phẩm hoàn chỉnh phải được thực hiện qua các khâu
khác nhau như sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển, xuất
nhập khẩu và sử dụng. Tương ứng với mỗi khâu đó có các chủ thể khác nhau
bao gồm: người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng. Vì tầm quan
trọng của việc đảm bảo VSATTP, các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực này
đều phải được quy phạm pháp luật điều chỉnh và đây là cơ sở để hình thành
pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm.
Pháp luật VSATTP phải bao quát được tồn bộ quy trình từ ni trồng,
sản xuất, lưu thơng đến phân phối, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm thực
phẩm. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật VSATTP là các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, phân phối và sử dụng thực
phẩm. Pháp luật VSATTP hướng tới chủ thể là các cá nhân, tổ chức sản xuất,
kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Với phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều
chỉnh và chủ thể như trên, có thể định nghĩa pháp luật VSATTP là hệ thống
các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành điều chỉnh hoạt động sản xuất, kỉnh
doanh và sử dụng thực phẩm của các cá nhân, tổ chức với mục đích đảm bảo
thực phẩm sạch sẽ, an tồn, khơng gây hại cho tính mạng, sức khoẻ của
người sử dụng.
Pháp luật VSATTP được biểu hiện bằng hệ thống các quy phạm pháp
luật và được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
Các văn bản quy định trực tiếp có Pháp lệnh vệ sinh an tồn thực phẩm 2003,
Nghị định số 163/2004/NĐ - CP ngày 7/9/2004 quy định chi tiết một số điều
của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật An toàn thực phẩm 2010,
trong đó Luật An tồn thực phẩm 2010 có vai trị quan trọng đặc biệt vì quy



9

định những vấn đề cơ bản nhất về an toàn thực phẩm như quyền và nghĩa vụ
cửa tổ chức, cá nhân trong đảm bảo ATTP; điều kiện bảo đảm ATTP; chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản xuất, kinh doanh; xuất khẩu và nhập
khẩu thực phẩm; quảng cáo và ghi nhãn thực phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm,
phân tích nguy cơ đối với ATTP, phòng ngừa, ngăn ngừa và khắc phục sự cố
về ATTP... Những văn bản quy định trực tiếp về VSATTP tập trung vào việc
giải quyết mọi vấn đề liên quan tới sản xuất, chế biến, vận chuyển, phân phối,
tiêu dùng thực phẩm nhằm bảo đảm an tồn thực phẩm.
Ngồi các văn bản nói trên cịn có các văn bản pháp luật khác quy định
về vệ sinh an toàn thực phẩm như Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010, Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, Luật Chất lượng sản phẩm,
hàng hoá năm 2007, Luật Thuỷ sản 2003, Luật Thanh tra sửa đổi 2010, Pháp
lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2001, Pháp lệnh giống cây trồng 2004,
Pháp lệnh giống vật nuôi 2004... Các văn bản này điều chỉnh q trình sản
xuất nơng, lâm, thuỷ sản, giống cây trồng, giống vật nuôi; quy chuẩn, tiêu
chuẩn của các loại hàng hoá là thực phẩm; các biện pháp bảo vệ người sử
dụng... Ngoài ra, các vấn đề về ATTP còn được quy định trong Bộ luật Hình
sự sửa đổi, bổ sung năm 2009. Chẳng hạn, Điều 158 về Tội sản xuất, buôn
bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn ni, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo
vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi; Điều 244 về Tội vi phạm các quy định
về VSATTP.
Nội dung chủ yếu của pháp luật VSATTP bao gồm:
- Nhóm quy phạm quy định các hoạt động sản xuất thực phẩm như nuôi
trồng nông, lâm, thuỷ, hải sản, chế biến thực phẩm.
- Nhóm quy phạm quy định các hoạt động kinh doanh thực phẩm như:
vận chuyển, phân phối, xuất nhập khẩu thực phẩm.

- Nhóm quy phạm quy định việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực
phấm và khắc phục sự cố khi có sự cố xảy ra.


10

-

Nhóm quy phạm quy định hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi

phạm pháp luật trong lĩnh vực VSATTP.
Pháp luật VSATTP là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh của các cá nhân, tổ chức cũng như hoạt động quản lý của nhà
nước trong lĩnh vực này.
1.1.2.

Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật VSATTP

Thực hiện pháp luật là làm cho các quy định của pháp luật trở thành hiện
thực trong đời sống xã hội, nghĩa là, thành những hành vi pháp lý hợp pháp
của các chủ thể pháp luật. Như vậy, thực hiện pháp luật \là hành vi thực tế
hợp pháp của các chủ thê pháp luật được thực hiện có mục đích, nhăm hiện
thực hố các quy định của pháp ỉuật, làm cho chủng đi vào cuộc sổng'\ Thực
hiện pháp luật là một giai đoạn không thể thiếu và vô cùng quan trọng để
những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành không chỉ tồn tại trên giấy
tờ mà đi vào đời sống xã hội, trở thành hành vi thực tế hợp pháp của các tổ
chức và cá nhân.
Từ khái niệm thực hiện pháp luật nêu trên, có thể hiểu thực hiện pháp
luật về vệ sinh an toàn thực phẩm' là hành vi thực tế hợp pháp của người sản
xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm nhằm hiện thực hoá

các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, ỉàm cho chúng đi
vào cuộc sổng để đảm bảo sức khoẻ, tỉnh mạng người tiêu dùng\
Thực hiện pháp luật theo quan điểm của lý luận chung về nhà nước và
pháp luật có những đặc điểm chung như: là hành vi hợp pháp của các chủ thể;
có mục đích hiện thực hố các quy định của pháp luật; do các chủ thể khác
nhau tiến hành theo nhiều cách thức khác nhau... Ngoài ra, thực hiện pháp
luật VSATTP có những đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, thực hiện pháp luật VSATTP có mục đích nhằm bảo vệ sức
khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng; bảo đảm và nâng cao chất lượng giống
nịij Đây là rnục đích quan trọng nhất mà chúng ta hướng tới khi xây dựng và


tổ chức thực hiện pháp luật VSATTP. Bên cạnh đó, là một quốc gia nông
nghiệp, Việt Nam rất cần xây dựng thương hiệu quốc gia về các sản phẩm
nông nghiệp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩuị Thực hiện pháp luật VSATTP
là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo mục tiêu đó. Ở
một quổc gia mà pháp luật về VSATTP không được thực thi một cách nghiêm
túc, triệt để thì sản phẩm nơng nghiệp và thực phẩm của quốc gia đó rất khó
để thâm nhập được vào các thị trường nhập khẩu trên thế giới, đặc biệt với
' những thị trường khó tính, địi hỏi rất cao về VSATTP như Mỹ và Châu Âu.
Thứ hai, phạm vi chủ thể của thực hiện pháp luật VSATTP rất rộng lớn,
có thể bao trùm lên mọi tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật. Đặc thù của
lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là sự ảnh hưởng của nó tới mọi cá nhân
trong xã hội.Ị Hoạt động kinh doanh, sử dụng thực phẩm là một trong những
hoạt động thiết yếu nhất của con người. Tham gia vào hoạt động đó cũng có
nghĩa là mỗi cá nhân, tổ chức phải có những hành vi nhằm đảm bảo tuân thủ
theo những quy định của pháp luật về lĩnh vực VSATTP.
Thứ ba, theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, thực hiện pháp luật
có bốn hình thức cơ bản là tuân thủ, sử dụng, thi hành và áp dụng pháp luậtỊỊ
Mỗi loại quan hệ xã hội có những nét đặc thù riêng và do đó việc sử dụng các

hình thức thực hiện pháp luật trong mỗi lĩnh vực cũng khơng hồn tồn giống
nhau.ịThực hiện pháp luật VSATTP được các chủ thể thể hiện ở cả bốn hình
thức trên. Tuy nhiên, hình thức phố biến, quan trọng hơn cả là sự chủ động
tuân thủ pháp luật của các chủ thể bao gồm người sản xuất, người kinh doanh
và người tiêu dùng thực phẩm.j Như trên đã đề cập, lĩnh vực pháp luật
VSATTP có phạm vi chủ thể rộng lớn bao gồm gần như toàn bộ các cá nhân
cùng nhiều tổ chức trong xã hội. Hơn thế nữa, các hoạt động liên quan tới
thực phẩm là liên quan tới một trong những nhu cầu thiết yếu nhất của con
người.’\ Chính vì vậy, để pháp luật VSATTP được thực hiện có hiệu quả và
triệt để thì điều quan trọng nhất chính là các chủ thể cần chủ động tiến hành
những hành vi hợp pháp đúng theo yêu cầu của pháp luật.


12

1.1.3. Các hình thức thực hiện pháp luật vệ sinh an tồn thực phẩm
Có nhiều quan điểm khác nhau về các hình thức thực hiện pháp luật. Tuy
nhiên, phổ biến nhất hiện nay vẫn là quan điểm cho rằng tồn tại bốn hình thức
thực hiện pháp lụât cơ bản, bao gồm: Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật;
sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật trong đó áp dụng pháp luật là hình
thức đặc biệt của thực hiện pháp luật vì nó là hoạt động chỉ có thể được tiến
hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo những trình tự, thủ tục
chặt chẽ do pháp luật quy định.
Pháp lụât VSATTP được thực hiện ở cả bốn hình thức nói trên.
Thứ nhất, tn theo (tn thủ) pháp luật VSATTP việc các cá nhân, tổ
chức bao gồm người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng không
thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật VSATTP, tức là không thực hiện
những hành động mà pháp luật VSATTP cấm. Những quy phạm pháp luật về
VSATTP mang tính chất “ngăn cấm” được quy định trong hầu hết các văn
bản pháp luật thuộc lĩnh vực này. Nhìn chung, để tuân thủ pháp luật

VSATTP, người sản xuất phải bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn
nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn; tuân thủ các quy định
của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật ni, phân bón, thức ăn
chăn ni, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng,
chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có
liên quan đến an toàn thực phẩm. Tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm
phải đảm bảo các điều kiện như: Phương tiện vận chuyển thực phẩm được ché
tạo bằng vật liệu không làm ơ nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ
làm sạch; bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận
chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; không vận
chuyển thực phẩm cùng hàng hố độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh
hưởng đến chất lượng thực phẩm. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm
không được kinh doanh những loại thực phẩm khơng có nguồn gốc xuất xứ,
q hạn sử dụng hoặc không đảm bảo chất lượng...


13

Hình thức tuân theo pháp luật là một trong những hình thức thực hiện
pháp luật thơng dụng nhất, phổ biến nhất đối với lĩnh vực VSATTP
Thứ hai, chấp hành (thi hành) pháp luật là việc người sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng thực phẩm thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý mà
pháp luật VSATTP quy định cho họ bằng hành vi tích cực. Theo đó, người
sản xuất thực phẩm chủ động chọn lựa giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo
chất lượng, thực hiện quy trình trồng trọt, chăn ni theo đúng quy định của
pháp luật nhằm sản xuất ra loại thực phẩm sạch phục vụ thị trường. Người
kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm chỉ đưa vào lưu thông những thực
phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng do pháp luật quy định. Nếu thực
phẩm đã quá hạn sử dụng, không được bảo quản tốt hoặc bị biến đổi chất
lượng thì cần có biện pháp tiêu huỷ chứ khơng đưa ra kinh doanh trên thị

trường. Chủ thể kinh doanh thực phẩm cũng cần ghi trung thực các chỉ tiêu,
chất lượng, thành phần của sản phẩm bên ngồi bao bì nhằm để người tiêu
dùng có được sự lựa chọn phù hợp. Khi xảy ra sự cố về ATTP, các bên có liên
quan như người sản xuất hoặc người vận chuyển, kinh doanh thực phẩm cần
có những hành vi khắc phục hậu quả kịp thời. Đối với người tiêu dùng, để thi
hành pháp luật VSATTP, người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ bao bì sản phẩm,
chỉ lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Khi phát hiện
thực phẩm mình mua khơng đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng cần có trách
nhiệm thơng tin cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức, cá
nhân có liên quan nhằm có biện pháp xử lý thích hợp.
Tóm lại, đối với hình thức thi hành pháp luật VSATTP, các chủ thể cần
có sự tích cực, chủ động cả về nhận thức cũng như hành động. Trước hết, họ
phải hiểu các quy định của pháp luật về lĩnh vực VSATTP nói chung cũng
như hoạt động cụ thể mà họ tham gia. Bên cạnh đó, họ có ý thức thực hiện
những hành vi mà pháp luật quy định kể cả trong những trường họp bất lợi
cho họ như tăng thêm chi phí, thời gian, nhân ỉực...


14

Thứ ba, sử dụng pháp luật là vịêc người sản xuất, kinh doanh và tiêu
dùng thực phẩm thực hiện các quyền mà pháp luật quy định cho mình. Chẳng
hạn, người tiêu dùng khi mua phải thực phẩm kém chất lượng hoặc chất
lượng không đúng các hàm lượng ghi trên bao bì sản phẩm thì có thể “u
cầu tổ chức, cá nhản sản xuất, kỉnh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của
mình theo quy định của pháp luật hoặc Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của
pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” [21]. Tuy nhiên, khác với hai
hình thức trên, sử dụng pháp luật là hình thức khơng có yếu tố bắt buộc trong
việc thực hiện. Chủ thể có thể sử dụng hoặc không sử dụng quyền mà pháp

luật đã quy định cho mình. Trong lĩnh vực VSATTP, hình thức thực hiện
pháp luật này thường có chủ thể là người tiêu dùng thực phẩm. Họ có quyền
yêu cầu người sản xuất, kinh doanh thực phẩm cung cấp đầy đủ thông tin về
loại thực phẩm và đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Người tiêu dùng cũng
có quyền khiếu nại, khởi kiện, đòi bồi thường thiệt hại để bảo vệ quyền lợi
của mình khi mua phải thực phẩm kém chất lượng. Hình thức sử dụng pháp
luật tuy khơng đặt ra yếu tố bắt buộc trong hành động của các chủ thể song
cần khuyến khích các chủ thể thực hiện quyền của mình. Việc chủ động sử
dụng pháp luật cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy các hoạt động thực hiện pháp luật
khác của các nhóm chủ thể khác.
Nấu ba hình thức thực hiện trên cần sự chủ động của các chủ thể thì hình
thức áp dụng pháp luật có phần đặc biệt bởi đây là hoạt động của các chủ thể
có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về vệ sinh an
toàn thực phẩm để đưa ra quyết định có tính cá biệt nhằm đảm bảo quyền lợi
của người tiêu dùng, của xã hội và nhà nước. Chủ thể áp dụng pháp luật về vệ
sinh an tồn thực phẩm có thể là các cá nhân có thẩm quyền hoặc các tổ chức
thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan hải quan...
Chẳng hạn, cơ quan hải quan ra quyết định không thông quan đối với lô hàng


15

thực phẩm khơng có đủ giấy tờ về nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp
luật hiện hành. Áp dụng pháp luật thường được biểu hiện bởi các hành động
cụ thể của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền như: kiểm tra, giám sát, thanh
tra điều kiện VSATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực
phẩm; áp dụng các biện pháp cưỡng chế, phạt tiền, buộc bồi thường thiệt
hại... đối với các cơ sở vi phạm các quy định của pháp luật về VSATTP. Tuy
không phải là hình thức thực hiện pháp luật phổ biến trong lĩnh vực VSATTP
song áp dụng pháp ỉuật cũng có ý nghĩa quan trọng đảm bảo hiệu quả của việc

thực hiện pháp luật VSATTP, nhất là trong điều kiện ý thức pháp luật
VSATTP của đa số người dân còn thấp như hiện nay.
1.1.4. Trình tự thực hiện pháp luật VSATTP
Pháp luật VSATTP gồm nhiều quy định pháp luật, được thể hiện ở nhiều
văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nên việc thực hiện chúng được tiến
hành thông qua nhiều hình thức và với những quy trình khác nhau. Hành vi
thực hiện pháp luật VSATTP có thể được các chủ thể tiến hành trên cơ sở
nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải làm như vậy và do vậy chủ thể đã tự
giác thực hiện. Cũng có trường hợp chủ thể tiến hành thực hiện pháp luật
VSATTP do ảnh hưởng của những người khác, do bị áp dụng những biện
pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp đó.
Một số quy phạm pháp luật VSATTP có thể được thực hiện thơng qua
những quy trình giản đơn song cũng có nhiều quy phạm pháp luật để thực
hiện được địi hỏi phải thơng qua những quy trình phức tạp (quy trình áp dụng
pháp luật) với sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau theo những
trình tự, thủ tục chặt chẽ mà pháp luật quy định.
Như trên đã trình bày, một thực phẩm được coi là an tồn chỉ khi nó đáp
ứng được mọi điều kiện mà pháp luật quy định từ sản xuất, vận chuyển, phân
phối tới tiêu dùng. Do vậy, sau khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
quy định các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực VSATTP,


16

các cơ quan nhà nước trong phạm vi chức năng, quyền hạn phải thực hiện
việc tuyên truyền, phổ biến cũng như giải thích, hướng dẫn pháp luật đến với
mọi đối tượng có liên quan... Đây là bước khởi đầu để người dân nhận thức
và hiểu rõ pháp luật, là tiền đề quan trọng cho sự tuân thủ, thực thi pháp luật
VSATTP.
Tiếp theo đó, các chủ thể có liên quan phải nhận thức và thực hiện hành

vi theo quy định của pháp luật. Cụ thể, người sản xuất thực phẩm tiến hành
các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi cần tuân thủ triệt để yêu cầu của pháp luật
từ khâu chọn giống cây trồng, giống vật nuôi được quy định trong Pháp lệnh
giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh giống vật ni số
16/2004/PL-UBTVQH11. Q trình chăm sóc, ni dưỡng cũng cần được
thực hiện theo đúng các điều kiện về nguồn nước, nguồn thức ăn, thuốc tiêm
phòng dịch... được quy định trong các văn bản luật như Luật Thuỷ sản số
17/2003/QH11, Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11, Luật An toàn
thực phẩm số 55/2010/QH12. Ngoài ra, để hướng tới thị trường xuất khẩu và
hướng tới nâng cao mức sống cho người dân, nhà nước cần khuyến khích và
người sản xuất cần phấn đấu đạt được các chứng chỉ của thế giới trong lĩnh
vực VSATTP như GLOBAL GAP, GM P...
Cũng tương tự như quá trình sản xuất thực phẩm, quá trình chế biến, vận
chuyển, phân phối đòi hỏi các chủ thể phải tiến hành theo những cách thức an
toàn nhằm đảm bảo thực phẩm không gây hại cho người sử dụng. Hoạt động
chế biến thực phẩm yêu cầu người thực hiện cần sử dụng nguồn nước sạch, hệ
thống nhà xưởng, bảo hộ lao động sạch sẽ, người lao động được trang bị kĩ
năng thực hành tốt... Các phương tiện để vận chuyển thực phẩm cần là những
phương tiện chuyên biệt, đảm bảo độ kín, độ lạnh, xếp dỡ đúng kỹ thuật...
Các sản phẩm được đưa ra thị trường cần đóng gói và có đầy đủ các thông tin
về nơi sản xuất, ngày sản xuất, các thành phần chính cũng như dấu kiểm dịch
hoặc giấy chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền.


17

Như vậy, một thực phẩm được coi là an toàn nếu nó được sản xuất, chế
biến, vận chuyển, phân phối và sử dụng theo đúng những điều kiện mà pháp
luật đặt ra và phải dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền.
Đối với những trường hợp cần áp dụng pháp luật VSATTP thì các cơ

quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền sẽ tiến hành các công việc cụ
thể phù hợp với chức năng, thẩm quyền của mình như ra quyết định, tiến
hành các biện pháp cần thiết
pháp lt VSATTP

HẾM ĩtịTOií■) nh*m thực thi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Ị

PHỊNG ĐỌC

fj "p

j

1.2 Vai trị của thực hiện pháp luật về vệ sính an roan thực phẩm
1.2.1. Bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng
Xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật đều là những hoạt động có
mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đó là hai q trình có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau. Pháp luật sẽ không có ý nghĩa gì nếu chúng ta có luật thực
định nhưng không triển khai hoặc triển khai không hiệu quả trên thực tế.
Đánh giá được tầm quan trọng của VSATTP đối với sức khoẻ con người,
xác định đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tầm
vóc và thể chất của người Việt Nam, nhà nước ta đã chú trọng xây dựng pháp
luật vệ sinh an tồn thực phẩm nhằm mục đích sử dụng cơng cụ pháp luật để
quản lý các hoạt động liên quan tới nhu cầu sử dụng thực phẩm của con
người. Quá trình thực hiện pháp luật VSATTP chính là q trình hiện thực
hố mục đích đó của nhà nước. Pháp luật VSATTP đặt ra một khung pháp lý
cho các hoạt động như sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng... thực phẩm. Các chủ
thể có liên quan chỉ có thể thực hiện những hoạt động nào mà pháp luật không
cấm hoặc thực hiện các hoạt động theo những điều kiện do pháp luật đặt ra.

Theo đó, một người trồng trọt các sản phẩm nơng nghiệp phải đảm bảo tiến
hành canh tác đúng với quy trình do các cơ quan có thẩm quyền quy định như
sử dụng lượng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng, chủng loại, dùng nguồn
nước đảm bảo chất lượng để tưới tiêu.. một ngưòi kinh doanh thực phẩm chỉ


18

có thể mua, bán những sản phấm được pháp luật cho phép lưu thơng như có
nguồn gốc xuất xứ, có dấu kiểm dịch, còn thời hạn sử dụng... Như vậy, mục
đích quan trọng nhất của pháp luật VSATTP là bảo vệ tính mạng, sức khoẻ,
nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và mục đích này chỉ có thể trở
thành hiện thực khi hoạt động thực hiện pháp luật được triển khai, khi các quy
định của pháp luật VSATTP là căn cứ để các chủ thể có liên quan tiến hành
hoạt động của mình.
Bên cạnh đó, cũng như nhiều quan hệ xã hội khác được điều chỉnh bằng
pháp luật, các nhà làm luật chỉ có thể dự liệu được những tình huống có tính
chất điển hình ở thời điểm hiện tại. Thực tế khách quan luôn rộng hơn, phức
tạp hơn những quy định của pháp luật. Thực tế cũng phát sinh những vấn đề
mới cần pháp luật điều chỉnh mà các nhà làm luật không thể dự liệu được khi
xây dựng pháp lụât. Lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm khơng phải là một
ngoại lệ. Sẽ có những “khoảng trống” pháp luật và “khoảng trống” này chỉ có
thể được phát hiện bằng hoạt động thực hiện pháp luật. Ngày nay, trong điều
kiện khoa học phát triển mạnh mẽ, các nhà khoa học trên thế giới ngày càng
nghiên cứu thêm nhiều loại cây trồng, vật ni, các loại hố chất, phụ gia
dùng trong thực phẩm, các hình thức sản xuất thực phẩm khác nhau... Trong
vòng một vài năm trở lại đây, thực phẩm biến đổi gen luôn là một trong
những vấn đề gây nhiều tranh cãi trên thế giới cả về mặt khoa học cũng như
pháp lý. Trên thực tế, thực phẩm này đã có mặt tại Việt Nam từ khoảng những
năm 2004-2005 dưới những hình thức khác nhau mà chưa hề có luật điều

chỉnh cụ thể, pháp luật mới chỉ dừng lại ở mức độ định nghĩa khái niệm cơ
bản nhất. [10]. Điều này sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý, các cá nhân, tổ
chức kinh doanh các sản phẩm liên quan tới thực phẩm biến đổi gen khi họ
khơng có cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động của mình. Xuất phát từ
thực tế đó, Luật An tồn thực phẩm năm 2010 đã bước đầu đưa ra khái niệm
về thực phẩm biến đổi gen và quy định điều kiện đảm bảo an toàn đối với loại


19

thực phâm này. Tương tự như vậy, thực phâm chức năng hay thực phâm đã
qua chiếu xạ và nhiều loại thực phấm, phụ gia khác đã, đang được tiêu thụ
trên thị trường chưa có những quy định cụ thể về mặt pháp lý để làm cơ sở
thực hiện. Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ điển hình cho thấy từ hoạt động
thực hiện pháp luật trên thực tế, những “lỗ hổng” về mặt pháp luật sẽ được
phát hiện để các nhà quản lý, các nhà lập pháp có kế hoạch xây dựng pháp
luật sát với thực tế hơn.
Ngoài ra, không chỉ phát hiện những vấn đề mới mà pháp luật chưa điều
chỉnh, hoạt động thực hiện pháp luật nói chung, thực hiện pháp luật trong lĩnh
vực VSATTP nói riêng còn là một “kênh” quan trọng để đánh giá sự hợp lý,
phù hợp của hệ thống pháp luật hiện hành. Có thể thấy rõ vai trị này của hoạt
động thực hiện pháp luật về VSATTP qua thực tế xử lý vi phạm. Mức xử phạt
cao nhất đối với hành vi vi phạm về VSATTP trước khi có Luật An tồn thực
phẩm là 30 triệu đồng. Trong quá trình áp dụng pháp luật, nhiều nhà quản lý,
cơ quan chức năng đã phản ánh đó là mức xử phạt q thấp, ít có tác dụng răn
đe đối với hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, khi xây dựng Luật An
tồn thực phẩm 2010, Bộ Y tế đã đề xuất nâng mức xử phạt lên tối đa 100
triệu đồng.
Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng là vai trị đầu tiên và quan
trọng nhất của pháp luật VSATTP cũng như hoạt động thực hiện pháp luật

VSATTP
1.2.2.

Thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển

kình tế,7 đảm bảo sư
xã hơi
• ổn đinh


Có thể coi thực phẩm là một loại hàng hố đặc biệt trên thị trường bởi
tính thiết yếu của nó với cuộc sống con người. Đảm bảo VSATTP ngồi vai
trị bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể chất, tầm vóc của nhân dân cịn có vai trị
thúc đấy mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh
tế, đảm bảo ổn định xã hội.


20

Với một thị trường gần 90 triệu dân chưa tính đến thị trường xuất khẩu,
các ngành sản xuất, kinh doanh liên quan tới thực phẩm chiếm một tỉ trọng
lớn trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, thực phẩm chỉ có thể được người
tiêu dùng chấp nhận nếu đáp ứng được các yêu cầu về VSATTP. Sức tiêu thụ
thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng gia tăng. Yêu cầu của người tiêu
dùng ngày càng khắt khe hơn. Thị trường thực phẩm trong nước không đáp
ứng được chất lượng sẽ bị cạnh tranh ngay trên sân nhà. Điều này thực tế đã
xảy ra trong một vài năm gần đây. Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng
chúng ta liên tục nhập khẩu thịt lợn, thịt bò, gà, sữa và các sản phẩm từ sữa,
hoa quả, thậm chí cả gạo... Ngồi những nguyên nhân về giá cả, sự thiếu hụt
hàng hoá trong nước cịn có ngun nhân người tiêu dùng trong nước cho

rằng các sản phẩm nội địa không đáp ứng yêu cầu VSATTP. Nếu các nhà sản
xuất, kinh doanh trong nước không tiếp tục cập nhật các kiến thức, các kỹ
thuật, tiêu chuẩn mới nhất về ATTP của thế giới thì việc họ thất bại với thị
trường trong nước là điều rất dễ xảy ra.
Bên cạnh đó, những vụ việc vi phạm VSATTP sẽ dẫn đến những hậu
quả khác nhau đối với cả người sản xuất, kinh doanh và với nền kinh tế. Khi
một sản phẩm không đảm bảo yêu cầu VSATTP, nhà sản xuất sẽ đứng trước
nguy cơ thua lỗ hoặc phá sản do sự tẩy chay của người tiêu dùng. Thị trường
trong nước có những xáo trộn, bất ổn và tâm lý người dân hoang mang. Điều
này đã xảy ra với ngành kinh doanh sữa năm 2008 do những thông tin về chất
melamine trong sữa nhập khẩu khiến nhiều nơng dân ni bị sữa khơng bán
được sản phẩm, phải bỏ nghề, nhiều doanh nghiệp tồn đọng sữa trong kho, thị
trường gần như ngưng trệ. Tương tự như vậy, dịch cúm gia cầm và heo tai
xanh xảy ra liên tiếp trong vòng 5 năm trở lại đây khiến nhiều nông dân và
các nhà sản xuất, kinh doanh thua lỗ hoặc phá sản.
Mặt khác, việc khơng đảm bảo VSATTP cịn dẫn đến hệ quả nhà nước,
xã hội và từng gia đình, cá nhân phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối lớn


×