Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Mối quan hệ giữa tính độc lập của hội đồng quản trị và hành vi quản trị lợi nhuận tại doanh nghiệp niêm yết việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------

ĐỒN PHƯƠNG NHI

MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH ĐỘC LẬP CỦA
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
TẠI DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT VIỆT NAM

THE RELATIONSHIP BETWEEN BOARD INDEPENDENCE
AND EARNINGS MANAGEMENT
IN LISTED COMPANIES IN VIETNAM
Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh

Mã số

: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 5 năm 2019


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG –TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Hiền ........ Chữ ký: .........................
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Nguyễn Anh Phong ........... Chữ ký: .........................
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Như Hùng ............ Chữ ký: .........................


Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 08 tháng 07 năm 2019.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: PGS.TS Vương Đức Hoàng Quân........................................................
2. Thư ký: TS. Trương Minh Chương. .....................................................................
3. Phản biện 1: TS. Nguyễn Anh Phong. .................................................................
4. Phản biện 2: TS. Nguyễn Như Hùng. ..................................................................
5. Ủy viên: TS. Nguyễn Thu Hiền. ..........................................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: ĐOÀN PHƯƠNG NHI

Ngày, tháng, năm sinh : 15/09/1993

Chuyên ngành

MSHV : 1670028
Nơi sinh : Tiền Giang

: Quản trị kinh doanh

Mã số

: 60 34 01 02

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Mối quan hệ giữa Tính độc lập của Hội đồng quản trị và Hành vi quản trị lợi nhuận
tại Doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính độc lập của HĐQT (cụ thể là hiện tượng Chủ tịch
HĐQT kiêm nhiệm Tổng giám đốc và tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập) và hành vi
quản trị lợi nhuận trong bối cảnh có xét đến động cơ thực hiện hành vi của nhà quản
lý.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 26/11/2018
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/05/2019
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THU HIỀN
Tp. HCM, ngày 01 tháng 08 năm 2019
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO

TẠO

TRƯỞNG KHOA



1

LỜI CẢM ƠN
“Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói: Đố mày làm nên!”
Trong 2 năm học ngắn ngủi của chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, tơi đã học
trò của rất nhiều “người thầy”: những giảng viên tận tụy của Trường Đại học Bách
Khoa nói chung và Khoa Quản Lý Cơng Nghiệp nói riêng, những người bạn thân
thiết đồng hành cùng nhau trong cả việc học tập lẫn đời sống, những anh, chị đã
truyền dạy kinh nghiệm học tập, làm việc hay những lời khuyên hữu ích cho lớp đàn
em để giờ đây, cô tân cử nhân ngày nào đã hoàn thành xong luận văn thạc sĩ, chuẩn
bị đặt những bước đi đầu tiên trên con đường sự nghiệp mà mình đã chọn.
Đầu tiên, tơi tin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến TS. Nguyễn Thu Hiền. Cảm ơn
lòng nhiệt huyết với nghề nghiệp, sự tận tâm, bao dung với học trị của cơ. Cơ đã tận
tình hỗ trợ, hướng dẫn, và cả động viên tinh thần để tơi có thể thuận lợi hồn thành
luận văn này. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Vinh, anh Dương, những
đàn anh khóa trên đã nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm và tài liệu để tơi có thể thực hiện
đề tài của mình. Xin trân trọng cảm ơn cô và các anh!
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể học viên chương trình MBA khóa 2017
của Quản Lý Cơng Nghiệp, cảm ơn sự động viên, hỗ trợ về mặt tinh thần của các anh
chị, chúng ta đã là một tập thể đoàn kết và chia sẻ khó khăn cùng nhau trong suốt
những học kỳ qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, em trai và những người thân, bạn bè
luôn bên cạnh động viên mỗi khi tôi thấy nản chí.
Một lần nữa, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả những “người thầy” của tôi.
Chúc mọi người luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống!



2

TĨM TẮT
Tính độc lập của hội đồng quản trị được thể hiện ở nhiều khía cạnh, trong đó phổ biến
nhất là sự tồn tại các thành viên hội đồng quản tri độc lập và sự tách bạch hai chức
danh Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty. Nghiên cứu nhằm mục
tiêu kiểm định xem liệu một hội đồng quản trị có tính độc lập cao thì có ngăn chặn
nhà quản lý quản trị lợi nhuận khi họ có động cơ để điều chỉnh tăng/giảm lợi nhuận
hay khơng. Khoản dồn tích bất thường được sử dụng làm thước đo mức độ quản trị
lợi nhuận, hiệu quả hoạt động tương đối ở hiện tại và tương lai giúp xác định động
cơ điều chỉnh lợi nhuận. Với mẫu nghiên cứu là 1230 quan sát thuộc 244 công ty
HOSE thuộc rổ VNX Allshare trong thời đoạn 2012-2017, kết quả thực nghiệm cho
thấy khi doanh nghiệp có kết quả kinh doanh kém ở hiện tại và được dự báo sẽ tốt lên
trong tương lai, nếu nhà quản lý đang kiêm nhiệm chức danh chủ tịch hội đồng quản
trị thì họ sẽ thực hiện điều chuyển một phần lợi nhuận của tương lai về hiện tại để
thỏa mãn lợi ích cá nhân. Đáng tiếc, tất cả các biến liên quan đến tỷ lệ thành viên độc
lập trong hội đồng quản trị đều khơng có ý nghĩa thống kê, khẳng định vai trị mờ
nhạt của thành viên độc lập trong việc giám sát, ngăn chặn quản trị lợi nhuận nói
riêng và vấn đề người đại diện nói chung.


3

ABSTRACT
The independence of board is reflected in many aspects, the most common of which
is the existence of independent non-executive directors and the separation of
Chairman and CEO. This study examines whether a highly independent board deters
earnings management by its managers when they have incentives to increase or
decrease reported profits. Discretionary accruals are used to measure earnings
management while current operating cash flow divided by lagged assets of current

and future are used to measure manager's incentives. The sample data has 1230
observations from 244 HOSE companies that belong to VNX Allshare index in the
period 2012-2017, the experimental results show that when current period
performance is poor and expected future period performance is good, and if one
person occupies both board chair and CEO positions, he will carry out the transfer of
a part of the future profits to the present to improve current year’s performance to
satisfy personal interests. Unfortunately, all variables related to independent directors
are not statistically significant, confirming the fuzzy role of independent directors in
monitoring and preventing earnings management in particular and agency problems
in general.


4

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
-

Những nội dung trong luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của cô TS. Nguyễn Thu Hiền.

-

Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên
cơng trình, thời gian, địa điểm cơng bố.

-

Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm.

Tp, Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Người thực hiện

Đoàn Phương Nhi


5

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 1
TÓM TẮT ................................................................................................................... 2
ABSTRACT ................................................................................................................ 3
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 4
MỤC LỤC ................................................................................................................... 5
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... 8
DANH SÁCH BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH ................................................................. 9
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU................................................................................. 10
1.1 TỔNG QUAN .......................................................................................... 10
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................... 14
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................... 15
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 15
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 15
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 16
1.5 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU .......................................................... 16
1.6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN ........................................................................ 17
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN LÝ LUẬN ................ 18
2.1 SỰ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN VÀ VẤN ĐỀ NGƯỜI ĐẠI
DIỆN ................................................................................................................. 18
2.2 HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN VÀ ĐỘNG CƠ CỦA NHÀ QUẢN



.................................................................................................................. 20

2.3 VAI TRÒ CỦA HĐQT TRONG VIỆC GIÁM SÁT NHÀ QUẢN LÝ .. 22
2.4 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................................................. 23
2.4.1 Nghiên cứu nước ngoài ..................................................................... 23


6

2.4.2 Nghiên cứu trong nước ...................................................................... 27
2.5 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT ...................................... 29
2.5.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất .............................................................. 29
2.5.2 Biến phụ thuộc_Các khoản dồn tích bất thường (DA) ...................... 30
2.5.3 Biến độc lập chính ............................................................................. 32
2.5.4 Biến kiểm soát ................................................................................... 35
CHƯƠNG 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 39
3.1 NGUỒN DỮ LIỆU .................................................................................. 39
3.2 MƠ HÌNH VÀ CÁCH ĐO CÁC KHÁI NIỆM, BIẾN NGHIÊN CỨU .. 40
3.2.1 Mơ hình nghiên cứu........................................................................... 40
3.2.2 Cách thức đo các biến........................................................................ 40
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu và các bước kiểm chứng........................... 46
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 48
4.1 MƠ TẢ MẪU DỮ LIỆU.......................................................................... 48
4.1.1 Thống kê mơ tả các biến tài chính ..................................................... 48
4.1.2 Thống kê mơ tả biến tính độc lập của HĐQT, hành vi quản trị lợi nhuận
và một số biến kiểm soát khác ...................................................................... 51
4.2 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ................................................................. 55
4.3 KẾT QUẢ HỒI QUY............................................................................... 59
4.3.1 Thực nghiệm về tác động của động cơ đến hành vi quản trị lợi

nhuận ........................................................................................................... 59
4.3.2 Thực nghiệm về tác động của hiện tượng Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm
CEO đến hành vi quản trị lợi nhuận khi nhà quản lý có động cơ ................. 60
4.3.3 Thực nghiệm về tác động của tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập đến hành
vi quản trị lợi nhuận khi nhà quản lý có động cơ.......................................... 62


7

4.3.4 Thực nghiệm về mối quan hệ giữa tính độc lập của HĐQT và hành vi
quản trị lợi nhuận khi nhà quản lý có động cơ .............................................. 64
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN .................................................................................. 72
5.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 72
5.2 CÁC ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU................................................. 74
5.3 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ............. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 76
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 80
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ....................................................................................... 85


8

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
CEO

Chief Executive Officer – Tổng giám đốc

HĐQT

HĐQT



9

DANH SÁCH BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Bảng 3.1 Cách thức đo các biến trong mơ hình nghiên cứu ..................................... 42
Bảng 3.2 Các mức độ tương quan theo giá trị của hệ số r ........................................ 46
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến tài chính ............................................................ 48
Bảng 4.2 Thống kê mơ tả biến động cơ quản trị lợi nhuận, đặc điểm HĐQT, kiểm
tốn Big4 và báo cáo tài chính hợp nhất ................................................................... 51
Hình 4.2 Tỷ lệ các quan sát có hiện tượng Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm CEO trong
mẫu nghiên cứu ......................................................................................................... 51
Hình 4.3 Tình trạng Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm Tổng giám đốc qua các năm 20122017 ........................................................................................................................... 52
Hình 4.4 Phân bổ giá trị biến B_IND trong mẫu nghiên cứu ................................... 53
Hình 4.5 Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập qua các năm 2012-2017 ......................... 54
Bảng 4.3 Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình ..................................... 56
Hình 4.6 Biểu đồ biểu hiện tương quan giữa biến DUAL và DA ............................ 58
Hình 4.7 Biểu đồ biểu hiện tương quan giữa biến B_IND và DA ........................... 59
Bảng 4.4 Kết quả mô hình hồi quy về tác động của biến động cơ đến hành vi quản trị
lợi nhuận .................................................................................................................... 60
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy về tác động của hiện tượng Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm
CEO đến hành vi quản trị lợi nhuận khi nhà quản lý có động cơ thực hiện hành vi 61
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy về tác động của tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập đến hành
vi quản trị lợi nhuận khi nhà quản lý có động cơ thực hiện hành vi ......................... 62
Bảng 4.7Kết quả hồi quy về mối quan hệ giữa tính độc lập của HĐQT và hành vi
quản trị lợi nhuận khi nhà quản lý có động cơ .......................................................... 64
Bảng 4.8 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết..................................................... 70


10


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1

TỔNG QUAN

Thơng tin tài chính, đặc biệt là lợi nhuận kinh doanh luôn được các doanh nghiệp
xem trọng và thường xuyên được sử dụng làm thước đo hiệu quả quản trị của nhà
quản lý cũng như cơ sở để thiết lập mức thù lao, khen thưởng, phúc lợi. Khơng
những thế, các đối tượng bên ngồi mà trên hết là các nhà đầu tư cũng căn cứ vào
thông tin này để ra quyết định đầu tư. Vì lẽ đó, đơi khi nhà quản lý sẽ thơng qua
một số cách thức để thay đổi nội dung báo cáo tài chính nhằm đạt mục đích riêng
và hành vi này được gọi là quản trị lợi nhuận (Healy & Wahlen, 1999). Theo đó,
nhà quản lý có hai cách cơ bản để thay đổi số liệu kế toán là (1) thay đổi mức độ
hoạt động của doanh nghiệp như tăng chiết khấu để bán được nhiều hàng hóa, tăng
ca sản xuất hoặc giảm chi phí nghiên cứu và phát triển hoặc (2) dùng các phương
pháp xử lý số liệu kế toán trong khn khổ các ngun tắc kế tốn được chấp nhận
chung (GAAP) để ghi nhận doanh thu, chi phí vào các kỳ báo cáo cần thiết vì một
mục đích riêng. Quản trị lợi nhuận nếu được thực hiện theo cách thứ hai thì có thể
là hành vi gây phương hại lợi ích cổ đơng bởi lẽ nó cung cấp cho nhà đầu tư những
thơng tin tài chính sai lệch, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định đầu tư, ngăn
cản họ đưa ra các quyết định sáng suốt. Khi đó, nhà quản lý đạt được mục đích
riêng và có thể gây thiệt hại cho cổ đông (những người làm chủ) nên chúng ta có
thể xem quản trị lợi nhuận là vấn đề người đại diện (Xie và cộng sự, 2003). Hành
vi quản trị lợi nhuận đã được thế giới quan tâm nghiên cứu từ lâu với mong muốn
tìm ra các cơ chế để hạn chế tác động tiêu cực của hành vi này. Một số nghiên cứu
chỉ ra rằng đặc điểm hội đồng quản trị (HĐQT), cụ thể là tính độc lập của HĐQT
có thể giúp làm được điều đó. Cụ thể, các HĐQT có tính độc lập cao – thể hiện là
sự tách biệt giữa vai trò giám sát của Chủ tịch và các thành viên HĐQT, và vai trò
điều hành của các thành viên hội đồng nằm trong ban điều hành của cơng ty - thì

sẽ có thể hạn chế thành công hành vi quản trị lợi nhuận tiêu cực của ban điều hành.
Tính độc lập cao được thể hiện ở nhiều khía cạnh, trong đó phổ biến nhất là sự tồn


11

tại các thành viên HĐQT độc lập trong HĐQT của công và sự tách bạch hai chức
danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc công ty (CEO).
Quan hệ giữa HĐQT và ban điều hành là quan hệ ông chủ và người đại diện. Ban
điều hành, trong đó có Tổng giám đốc, là người đại diện, phải hành động vì lợi ích
của ơng chủ, trong đó có Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, đôi khi người đại diện đặt
mục tiêu cá nhân (thường sẽ mâu thuẫn với mục tiêu của ông chủ) lên trên, đây là
bản chất của vấn đề người đại diện. Việc một cá nhân kiêm nhiệm cả 2 chức danh
trên sẽ tạo ra sự xung đột ngay bên trong cá nhân đó và khi lợi ích cá nhân mạnh
mẽ hơn lợi ích chung, các hành vi sai trái sẽ càng trầm trọng hơn bởi người đó
đang nắm trong tay cả quyền lực điều hành và giám sát. Do đó, tách biệt hai chức
danh này, loại bỏ hiện tượng là cần thiết nhằm đảm bảo tính độc lập của HĐQT.
Trong cơ cấu sở hữu của một công ty cổ phần đại chúng thường có sự phân bổ
khơng đều tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu. Đặc biệt, ở các quốc gia châu Á, đa số cổ đông
lớn là nhà nước, gia đình hay các cổ đơng tổ chức, cịn lại là rất nhiều các cá nhân
hay tổ chức nắm rất ít cổ phần, được gọi là cổ đơng nhỏ. Vì có sự phân hóa như
vậy nên các cổ đơng lớn, thơng qua tỷ lệ sở hữu cổ phần cao, sẽ có tiếng nói, quyền
biểu quyết và dễ dàng tác động đến các quyết định của đại hội cổ đơng, thậm chí
thơng qua vai trò của HĐQT để tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong
trường hợp xấu, các cổ đông lớn có xu hướng hành động vì lợi ích của bản thân và
gây thiệt hại cho cổ đông nhỏ, đây cũng là lý do vì sao chúng ta cần các thành viên
độc lập, những người ln cơng tâm, có mặt trong HĐQT, để bảo vệ quyền lợi cho
nhóm cổ đơng nhỏ.1
Trên thế giới đã có khơng ít nghiên cứu về mối quan hệ giữa HĐQT độc lập và
hành vi quản trị lợi nhuận với kết quả hỗn hợp. Về hiện tượng kiêm nhiệm Chủ

tịch HĐQT và Tổng giám đốc, Peasnell và cộng sự (2005) tìm thấy mối quan hệ
thuận chiều trong khi Xie và cộng sự (2003), Jaggi và cộng sự (2009) và Rahman
& Ali (2006) lại tìm thấy quan hệ ngược chiều với quản trị lợi nhuận, tuy nhiên tất

TS. Nguyễn Thu Hiền (17/04/2017). Thành viên HĐQT độc lập – anh là ai? Truy vấn thông tin ngày
14/11/2018 tại trang web />1


12

cả đều không đạt được mức ý nghĩa thống kê. Mặt khác, một số nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT có mối liên hệ nghịch chiều với quản trị
lợi nhuận (Xie và cộng sự (2003), Peasnell và cộng sự (2005) và Jaggi và cộng sự
(2009)) trong khi một số lại khơng tìm thấy mối quan hệ này (Rahman & Ali
(2006)).
Tại Việt Nam, hành vi quản trị lợi nhuận cũng tồn tại, bằng chứng là không ít
trường hợp doanh nghiệp công bố thông tin tài chính thiếu trung thực. Kết quả
kiểm toán đầu và giữa năm 2018 đã ghi nhận được nhiều doanh nghiệp lớn, có uy
tín trên thị trường bị yêu cầu điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận đáng kể sau
kiểm toán. Cụ thể, Vietjet đã điều chỉnh lợi nhuận trước thuế tăng hơn 546 tỷ đồng
do giá vốn hàng bán mà công ty tự tính khơng chính xác.2 Hay trường hợp PNJ
phải điều chỉnh khoản liên quan đến trích lập dự phịng cho dự án đầu tư dài hạn
vào ngân hàng Đông Á, làm tăng 79 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
sau khi hồn thành kiểm tốn.3 Ngược lại, khơng ít cơng ty bị điều chỉnh giảm lợi
nhuận, điển hình là Chiếu xạ An Phú (APC) với bảng cân đối kế tốn có tài khoản
“tiền và các khoản tương đương tiền” bị giảm 75 tỷ đồng sau kiểm toán và con số
này trùng khớp với khoản trả trước cho một công ty mới thành lập ở Hồng Kông
khiến giá cổ phiếu của APC sau đó lao dốc khơng phanh.4
Nhận thức được u cầu từ thực tiễn, chính phủ đã có một số hành động như ban
hành Nghị định 71 quy định từ ngày 01/08/2020, Chủ tịch HĐQT không được

kiêm nhiệm chức danh giám đốc (Tổng giám đốc) của cùng một công ty, Thông tư
121/2012/TT-BTC, buộc các công ty đại chúng quy mô lớn và niêm yết phải đảm
bảo được tỷ lệ thành viên độc lập tối thiểu là 1/3 HĐQT và đến ngày 1/8/2017,

Thạch Lâm (23/04/2018). Hàng loạt “ông lớn” vừa điều chỉnh tăng lãi đậm sau kiểm toán. Truy vấn thông
tin ngày 31/10/2018 từ trang web />3
Thanh Mai (18/08/2018). PNJ được hồi tố điều chỉnh tăng 79 tỷ đồng LNST chưa phân phối sau kiểm
tốn. Truy vấn thơng tin ngày 31/10/2018 từ trang web />4
Phương Chi (12/04/2018). Hàng loạt “ơng lớn” giảm lãi mạnh sau kiểm tốn. Truy vấn thông tin ngày
31/10/2018
tại
trang
web
/>2


13

theo Khoản 5, Điều 13 của Nghị định 71/2017/NĐ-CP tỷ lệ 1/3 đã được chuyển
sang áp dụng cho tất cả các công ty niêm yết.
Về mặt học thuật, các nghiên cứu về hành vi quản trị lợi nhuận tại Việt Nam chỉ
mới ở mức nhận thức sự hiện diện hành vi như nghiên cứu của Nguyễn & Phạm
(2015), Nguyễn & Nguyễn (2016) đã chứng minh có tồn tại hành vi quản trị lợi
nhuận tại các công ty niêm yết Việt Nam. Ở một khía cạnh khác, Nguyễn & Trần
(2018) thực hiện nghiên cứu mối liên quan giữa quản trị lợi nhuận và hiệu quả hoạt
động của công ty và cho thấy các doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động tăng so với
q khứ thì có khả năng doanh nghiệp đó đã thực hiện quản trị lợi nhuận, ngoài ra
các biến như địn bẩy tài chính hay quy mơ doanh nghiệp cũng có tác động đến
hành vi này. Dang và cộng sự (2017) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành
vi quản trị lợi nhuận trên mẫu là 260 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn

chứng khốn Việt Nam với bộ dữ liệu thu thập từ 2012 đến 2016, qua đó cho thấy
báo cáo tài chính hợp nhất, Tổng giám đốc kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT, hiệu quả
tài chính, quy mơ cơng ty có mối quan hệ tích cực có ý nghĩa thống kê và kiểm
tốn Big 4, địn bẩy tài chính có quan hệ tiêu cực đến hành vi quản trị lợi nhuận.
Bùi & Ngô (2017) đã nghiên cứu dữ liệu các năm 2010-2015 của 430 cơng ty phi
tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, kết quả cho thấy tỷ lệ
thành viên HĐQT độc lập không điều hành lẫn hiện tượng kiêm nhiệm không ảnh
hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận của người quản lý, trái ngược với xu hướng
chung của thế giới.
Quản trị lợi nhuận là một vấn đề lớn, đa chiều. Mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận
và tính độc lập của HĐQT mặc dù đã được nghiên cứu khá nhiều nhưng đa số chỉ
dừng lại ở việc nhận diện các mối quan hệ giữa các yếu tố mà chưa xét đến động
cơ của nhà quản lý. Bởi vì quản trị lợi nhuận được cho là gây phương hại đến lợi
ích cổ đơng, nên HĐQT có mong muốn loại bỏ hành vi này và nhà quản lý có khả
năng bị sa thải nếu bị phát giác. Quản trị lợi nhuận dồn tích mặc dù dễ thực hiện
hơn quản trị lợi nhuận thực thu bằng tiền nhưng lại có nguy cơ bị các đơn vị kiểm
toán phát hiện. Bởi vì thực hiện điều chỉnh lợi nhuận ẩn chứa nhiều rủi ro nên nhà
quản lý cần có những động cơ mạnh mẽ thúc đẩy, thuyết phục họ chấp nhận mạo


14

hiểm. Phản ứng tự nhiên của nhà quản lý là muốn làm mượt lợi nhuận nhằm mục
tiêu lấy được sự tín nhiệm của hội đồng và giữ thời gian nhậm chức lâu dài, đây là
lập luận cơ sở để Chung và cộng sự (2002) phát triển mơ hình đo lường động cơ
quản trị lợi nhuận. Các tác giả dùng giá trị hiệu quả hoạt động tương đối để đánh
giá kết quả kinh doanh tốt hay kém so với trung bình ngành. Mỗi cặp năm hiện tại
và năm tiếp theo sẽ rơi vào một trong bốn tổ hợp tốt-tốt, tốt-kém, kém-tốt và kémkém. Mơ hình của Chung và cộng sự (2002) chỉ cung cấp cơ sở nghiên cứu các
trường hợp tốt-kém và kém-tốt. Cụ thể, khi kết quả hiện tại kém và dự tính tương
lai sẽ tốt thì nhà quản lý có động cơ quản trị tăng lợi nhuận, tức “mượn nhờ” một

phần lợi nhuận của tương lai. Ngược lại, nếu kết quả đang tốt và ước thấy tương
lai có thể gặp khó khăn, họ sẽ có động cơ quản trị giảm bớt lợi nhuận hiện tại và
“để dành” cho tương lai.
Hành vi thì gắn liền với động cơ. Đã có nhiều học giả nghiên cứu mối quan hệ giữa
đặc điểm HĐQT, mà đặc biệt là tính độc lập của HĐQT với hành vi quản trị lợi
nhuận, nhưng lại chưa có ai quan tâm đến động cơ sâu xa thúc giục nhà quản lý
thực hiện điều đó. Khai thác khía cạnh này, nhằm bổ sung cho các nghiên cứu tại
thị trường Việt Nam, cần có một nghiên cứu với góc nhìn mới hơn, gắn liền vai trị
của tính độc lập của HĐQT trong bối cảnh nhà quản lý có động cơ thực hiện quản
trị lợi nhuận. Đó là lý do nghiên cứu “Mối quan hệ giữa Tính độc lập của HĐQT
và Hành vi quản trị lợi nhuận tại doanh nghiệp niêm yết Việt Nam” được hình
thành. Kế thừa thang đo động cơ quản trị lợi nhuận của Chung và cộng sự (2002)
để nghiên cứu mối quan hệ giữa tính độc lập của HĐQT và hành vi quản trị lợi
nhuận trong bối cảnh gắn liền với động cơ của nhà quản lý, đề tài kỳ vọng sẽ cho
thấy các kết quả có ý nghĩa thực tiễn cao, làm phong phú thêm lý thuyết quản trị
công ty cũng như làm cơ sở để đề ra các giải pháp giảm thiểu hành vi quản trị lợi
nhuận nói riêng và vấn đề người đại diện nói chung.
1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu là nghiên cứu mối quan hệ giữa tính độc lập của HĐQT và
hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam khi nhà quản trị có động cơ thực hiện hành vi. Kết quả nghiên cứu là cơ


15

sở cho các đề xuất và giải pháp để hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận nói riêng
cũng như tăng hiệu quả quản trị cơng ty nói chung.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu cần được giải đáp
là:
1. Tình trạng quản trị lợi nhuận tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam hiện nay
ra sao?
2. Tính độc lập của HĐQT có tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận của nhà
quản lý khi có động cơ phát sinh khơng? Tính độc lập của HĐQT có giúp giảm
thiểu hành vi này hay khơng?
3. Có những kiến nghị nào có thể đề xuất để hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận?
1.3

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng được chọn cho nghiên cứu này là doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE
thuộc rổ VNX Allshare, cụ thể là các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên từ
năm 2012 đến năm 2017.
1.3.2
1.3.2.1

Phạm vi nghiên cứu
Về không gian:

Chỉ số chung VNX Allshare được triển khai chính thức vào ngày 24/10/2016 với
388 cổ phiếu từ 2 sàn HNX và HOSE.5 Đến tháng 04/2018, rổ VNX Allshare đã
tăng số lượng lên 485 cổ phiếu, trong đó có 279 cổ phiếu HOSE, đây cũng là thời
điểm các công ty công bố báo cáo tài chính sau kiểm tốn của năm 2017. Do đó,
đề tài sẽ nghiên cứu 279 cổ phiếu HOSE thuộc rổ VNX Allshare tính đến thời điểm

04/2018.

Hải Phong (30/09/2016). VNX Allshare chính thức triển khai từ 24/10 với điểm số cơ sở là 1.000 điểm.
Truy vấn thông tin ngày 01/11/2018 từ trang web />5


16

1.3.2.2

Về thời gian

Dữ liệu nghiên cứu về đặc điểm độc lập của HĐQT từ năm 2012 đến năm 2017 sẽ
được thu thập từ Stock Plus và cafef.vn, dự kiến mất khoảng 2 tháng. Nghiên cứu
được thực hiện từ tháng 01/2019 đến tháng 05/2019.
1.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng dữ liệu thứ cấp được
thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên từ năm 2012 đến năm 2017
do 279 doanh nghiệp thuộc rổ VNX Allshare cơng bố.
1.5

ĐĨNG GĨP CỦA NGHIÊN CỨU

Quản trị công ty là chủ đề thời sự luôn được quan tâm, và quản trị lợi nhuận là một
trong những hành vi gây tác động tiêu cực đến quyền lợi của cổ đông. Mặc dù trên
thế giới đã có khơng ít nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều góc nhìn khác nhau,
song quản trị lợi nhuận vẫn cịn khá mới mẻ tại Việt Nam. Có thể thấy số lượng

nghiên cứu về quản trị lợi nhuận mà cụ thể là tác động của tính độc lập của HĐQT
đến hành vi này như thế nào tại nước ta vẫn cịn rất hạn chế. Hơn thế, các nghiên
cứu dưới khía cạnh xét đến động cơ quản trị lợi nhuận của nhà quản lý lại càng
hiếm hoi. Về mặt lý luận, nghiên cứu này sẽ đóng góp cho giới học thuật thêm một
góc nhìn mới, kiểm chứng mối liên hệ giữa tính độc lập của HĐQT với hành vi
quản trị lợi nhuận khi nhà quản lý có động cơ thực hiện hành vi này. Từ đó, đề
xuất hướng nghiên cứu trong tương lai cũng như làm nghiên cứu tham khảo cho
các đề tài có liên quan.
Về mặt thực tiễn, đầu tiên, nghiên cứu cung cấp cho các cơng ty một góc nhìn về
hành vi quản trị lợi nhuận và các đề xuất để cải thiện “chất lượng” của HĐQT,
thơng qua đó hạn chế tối thiểu hành vi này. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn thơng
tin hữu ích cho các nhà quản trị, nhà đầu tư, các đơn vị ban ngành, sở giao dịch
chứng khốn … để từ đó có những hành động hiệu chỉnh để cải thiện chất lượng
quản trị công ty, ra quyết định đầu tư đúng đắn hơn hay có những chính sách, chủ
trương để kiểm sốt, bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư.


17

1.6

CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Nghiên cứu dự kiến sẽ bao gồm 5 chương:
Chương 1. Giới thiệu: giới thiệu tổng quan về bối cảnh hiện tại, các vấn đề nổi
cộm, qua đó thấy được tính cấp thiết của đề tài, từ đó hình thành các câu hỏi nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng cần được nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa, đóng góp của nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan lý luận: trình bày các khái niệm cơ bản,
tổng quan về các lý thuyết nền phục vụ cho nghiên cứu, điểm qua các nghiên cứu

trong lĩnh vực này trên thế giới và tại Việt Nam, từ đó thiết lập mơ hình nghiên
cứu và các giả thuyết.
Chương 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu: trình bày nguồn dữ liệu, cách thu
thập dữ liệu, cách đo các biến trong mơ hình, phương pháp được sử dụng để kiểm
chứng các giả thuyết, các bước thực hiện kiểm chứng mơ hình.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bình luận: trình bày các kết quả kiểm chứng mơ
hình, bình luận kết quả.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: tóm tắt nội dung nghiên cứu cũng như kết quả
nghiên cứu, bình luận về hàm ý quản trị được rút ra, các ứng dụng, đề xuất có thể
có và đưa ra hạn chế của đề tài đồng thời gợi ý hướng nghiên cứu trong tương lai.


18

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
TỔNG QUAN LÝ LUẬN
2.1

SỰ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN VÀ VẤN ĐỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN

Năm 1970, Akerlof đã đưa ra một khái niệm mới cho kinh tế học gọi là lý thuyết
thị trường “quả chanh”, sau này được khái quát thành lý thuyết về sự bất cân xứng
thơng tin. Theo đó, trong một thị trường mua bán, trao đổi hàng hóa, người mua
và người bán ln khơng có cùng một mức độ hiểu biết về sản phẩm. Người bán
ln ln có đầy đủ thơng tin và hiểu rất rõ món hàng mình đang kinh doanh, trong
khi người mua thì ngược lại, lượng thơng tin họ có thể tiếp cận là rất hạn hẹp và
khơng dễ để kiểm tra mức độ chính xác của chúng. Cục diện này tạo nên sự bất
cân xứng về lượng thông tin mà hai bên nắm giữ và tạo điều kiện cho người bán
trục lợi, cung cấp các hàng hóa kém chất lượng (ví như các “quả chanh”) với giá
cả cao cho người mua. Như một phản ứng tự nhiên, để hạn chế tối đa rủi ro, người

mua sẽ có xu hướng mua hàng giá rẻ và chấp nhận chất lượng thấp dẫn đến hàng
hóa chất lượng cao khơng thể tiêu thụ được và thị trường bị nguy hại (Akerlof,
1970). Vậy, có thể hiểu bao quát sự bất cân xứng thông tin xảy ra khi các bên liên
quan nắm giữ lượng thơng tin khác nhau, hay có sự hiểu biết khác nhau về cùng
một giao dịch, sự vật, sự kiện. Không chỉ xảy ra giữa hai đối tượng bên trong
(người bán) và bên ngoài doanh nghiệp (người mua), ở phạm vi nội bộ, sự bất cân
xứng thông tin vẫn luôn hiện diện và đặc biệt rõ ràng trong mối quan hệ giữa
HĐQT và ban điều hành của các công ty đại chúng và có quan hệ mật thiết vấn đề
người đại diện.
Như chúng ta đã biết, cổ đông là người sở hữu cổ phần của doanh nghiệp, là chủ
sở hữu doanh nghiệp còn nhà quản lý, chẳng hạn như Tổng giám đốc (CEO), là
người được cổ đông thuê để thay mặt cho cổ đông vận hành doanh nghiệp. Trên lý
thuyết, CEO phải toàn tâm toàn ý phục vụ, làm việc vì lợi ích của cổ đơng. Tuy
nhiên, thực tế lại cho thấy nhà quản lý đôi khi lại lạm dụng quyền lực được cổ
đông trao cho để thực hiện tư lợi, gây thiệt hại cho chính ơng chủ của mình. Hiện
tượng này được gọi là vấn đề người đại diện. Có thể hiểu đơn giản “vấn đề người


19

đại diện xuất hiện khi có sự xung đột giữa mục tiêu của cổ đông với mục tiêu của
nhà quản lý” (Brealey, Myers, & Allen, 2011, p. 13). Cũng theo các tác giả trên,
chi phí đại diện phát sinh khi “nhà quản lý khơng cố gắng tối đa hóa giá trị doanh
nghiệp” và “cổ đơng phải chịu chi phí để theo dõi người quản lý và hạn chế hành
động của họ”. Theo nghĩa rộng hơn, “trong tất cả các mối quan hệ mà một bên thuê
một bên làm đại diện cho quyền lợi của mình thì vấn đề người đại diện sẽ xuất
hiện” (Ross, Westerfield, & Jordan, 2008, p. 11). Như vậy, vấn đề người đại diện
sẽ xuất hiện khi hội đủ hai điều kiện là (1) một bên thuê một bên để đại diện cho
quyền lợi của mình và (2) bên được thuê có mục tiêu mâu thuẫn với bên th và
có xu hướng hành động vì lợi ích của chính họ hơn là lợi ích của ơng chủ.

Trong công ty cổ phần đại chúng, CEO là người trực tiếp điều hành, nắm mọi
thông tin của doanh nghiệp để có thể đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.
Đặc thù “sở hữu đại chúng” dẫn đến nhu cầu cần có một nhóm người đại diện cho
tồn bộ cổ đông mà chúng ta vẫn biết đến với tên gọi HĐQT, với vai trò giám sát
ban điều hành (đặc biệt là CEO) để đảm bảo vấn đề người đại diện bị hạn chế tối
đa. Do không trực tiếp tham gia điều hành, HĐQT chỉ nắm được các thông tin về
kết quả hoạt động thơng qua các báo cáo tài chính và một số báo cáo nội bộ khác
mà tổng lượng thơng tin đó là rất ít so với lượng thơng tin mà CEO nắm. Vì vậy,
ln có sự bất cân xứng thơng tin giữa HĐQT và CEO. Ngồi ra, HĐQT thường
có xu hướng dựa vào các báo cáo tài chính, trong đó có chỉ tiêu lợi nhuận kinh
doanh để đánh giá năng lực của CEO cũng như làm căn cứ cho việc khen thưởng,
phúc lợi. Nghịch lý xảy ra khi HĐQT lại đánh giá năng lực của CEO bằng chính
những thông tin do CEO tạo ra. Điều này dẫn đến một phản ứng tự nhiên rằng
CEO sẽ có xu hướng lợi dụng sự bất cân xứng trong thông tin để thay đổi nội dung
các báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho bản thân, làm cho HĐQT nhìn nhận
sai tình hình kinh doanh thật sự của doanh nghiệp, đánh giá sai năng lực của CEO,
từ đó ra các quyết định không sáng suốt, gây nguy hại cho cổ đông, doanh nghiệp.
Hành vi này được gọi là quản trị lợi nhuận.


20

2.2

HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN VÀ ĐỘNG CƠ CỦA NHÀ
QUẢN LÝ

Quản trị lợi nhuận là một biểu hiện của vấn đề người đại diện, được hiểu cụ thể là
“…hành vi người quản lý áp đặt cho quá trình làm báo cáo hoặc điều chỉnh cấu
trúc giao dịch nhằm thay đổi báo cáo tài chính để đánh lừa một số bên liên quan

về hiệu quả kinh tế cơ bản của công ty hoặc ảnh hưởng đến kết quả của các hợp
đồng phụ thuộc vào số liệu kế toán được báo cáo” (Healy & Wahlen, 1999, p. 368).
Cơ sở để nhà quản lý thực hiện quản trị lợi nhuận là tác động vào việc ghi chép sự
kiện kế toán phát sinh. Các tác giả Phan và cộng sự (2017), Nguyễn & Nguyễn
(2016), Nguyễn & Phạm (2015) mặc dù dùng nhiều cụm từ khác nhau để gọi tên
nhưng tất cả đều thống nhất phân quản trị lợi nhuận dựa trên tiêu chí có hay khơng
có tác động đến tiền mặt thành hai nhóm là (1) quản trị lợi nhuận thực thu bằng
tiền và (2) quản trị lợi nhuận dồn tích.
Quản trị lợi nhuận thực thu bằng tiền, hay thay đổi mức hoạt động, là những hành
vi nhằm tác động đến dòng tiền mặt của doanh nghiệp thông qua một số cách thức
điển hình như đưa ra chính sách chiết khấu để khuyến khích khách hàng mua nhiều
nhằm tăng doanh thu ghi nhận trong kỳ, cố tình tăng mức độ sản xuất nhằm giảm
giá thành đơn vị, hay cắt giảm chi phí nghiên cứu và phát triển để tăng lợi nhuận
được báo cáo (Nguyễn & Nguyễn, 2016).
Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) cho phép các cơng ty sử dụng
kế tốn dồn tích để ghi nhận các giao dịch tài chính ở năm tài chính mà nó phát
sinh thay vì ở thời điểm mà công ty thực nhận hay thực trả tiền mặt. Theo đó, bản
chất của kế tốn dồn tích mang lại cho nhà quản lý khả năng quyết định các khoản
phải thu hay khoản phải trả sẽ được ghi nhận ở kỳ báo cáo tài chính nào (Xie và
cộng sự, 2003). Các nhà quản lý chủ yếu sử dụng các thủ thuật kế tốn để phân bổ
lại chi phí, doanh thu như “mượn nhờ” một phần doanh thu của tương lai hoặc “gửi
nhờ” một phần doanh thu của kỳ hiện tại cho tương lai nhằm đạt được số liệu kế
tốn mong muốn. Bởi vì chỉ điều chỉnh thời điểm ghi nhận giao dịch phát sinh nên
quản trị lợi nhuận dồn tích khơng tác động đến dịng tiền mặt của doanh nghiệp.


21

Trên thực tế, nhà quản lý có thể chọn dùng quản trị lợi nhuận thực thu bằng tiền
hoặc quản trị lợi nhuận dồn tích hay thậm chí kết hợp cả hai loại tùy vào tình hình

thực tế của doanh nghiệp. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng.
Quản trị lợi nhuận thực thu bằng tiền giúp doanh nghiệp có thể có ngay lượng tiền
mặt cần thiết, khó bị kiểm tốn viên phát hiện vì đây là những thay đổi thực trong
kinh doanh và doanh nghiệp khơng có nghĩa vụ phải giải thích với đơn vị kiểm
tốn. Tuy nhiên, phương pháp này tác động trực tiếp vào hoạt động thực tế của
doanh nghiệp và có khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng trong tương lai (ví dụ:
lượng dư hàng tồn kho lớn, chậm ra mắt sản phẩm mới do chi phí nghiên cứu và
phát triển bị cắt giảm). Ngược lại, quản trị lợi nhuận dồn tích dễ dàng thực hiện
hơn và không tác động đến tiền mặt hay hoạt động thực tế của doanh nghiệp, tuy
nhiên lại có nguy cơ bị kiểm toán viên phát hiện (Phan, Khieu, & Golec, 2017).
Trong nghiên cứu này, để đại diện cho hành vi quản trị lợi nhuận, tác giả chỉ tập
trung xác định các khoản quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích và được gọi
chung là quản trị lợi nhuận.
Khi thực hiện quản trị lợi nhuận dồn tích, các khoản doanh thu, chi phí được điều
chuyển từ năm này sang năm khác nhưng khi xem xét ở một thời đoạn dài thì tổng
doanh thu, chi phí là khơng đổi. Mặc dù vậy, thời điểm ghi nhận thu nhập đôi khi
lại rất quan trọng đối với nhà quản lý. Khi kết quả kinh doanh trở thành yếu tố
quyết định lợi ích mà nhà quản lý được hưởng, họ có động cơ phù hợp để thực
hiện quản trị lợi nhuận. Teoh và cộng sự (1998) chỉ ra rằng khi doanh nghiệp đưa
các điều khoản về việc dùng số liệu lợi nhuận làm cơ sở để định tiền lương, thù
lao, phúc lợi vào hợp đồng lao động, hầu hết các nhà quản lý sẽ quản trị lợi nhuận
nếu có cơ hội. Chung và cộng sự (2002) đề cập đến việc cho dù không bị ràng buộc
về các điều khoản hợp đồng hay các lợi ích tài chính, nhà quản lý vẫn có xu hướng
thực hiện quản trị lợi nhuận khi có cơ hội nhằm mục tiêu làm mượt kết quả kinh
doanh, tăng sự tín nhiệm của HĐQT và kéo dài nhiệm kỳ công việc. Chung và
cộng sự (2002) đã kế thừa mơ hình nghiên cứu động cơ làm mượt thu nhập bằng
cách thực hiện quản trị lợi nhuận dồn tích được phát triển bởi Fudenberg và Tirole
(1995). Theo đó, nhà quản lý sẽ xem xét tín hiệu thị trường, cảm nhận, dự báo tính



22

hình tương lai của doanh nghiệp (so với ngành), sau đó so sánh với tình hình kinh
doanh hiện tại. Nếu hiện tại xấu và tương lai tốt hoặc hiện tại tốt và tương lai xấu,
họ có động cơ thực hiện quản trị lợi nhuận để cải thiện tình hình. Mặc dù có động
cơ mãnh liệt thúc đẩy, thực hiện quản trị lợi nhuận không phải là một việc đơn
giản bởi lẽ nhà quản lý còn phải chịu sự giám sát chặt chẽ từ cơ chế quản trị công
ty mà trong đó HĐQT đóng vai trị then chốt.
2.3

VAI TRỊ CỦA HĐQT TRONG VIỆC GIÁM SÁT NHÀ QUẢN LÝ

Một trong những sứ mạng của HĐQT là giám sát ban điều hành, hạn chế tối đa
vấn đề người đại diện. Vậy một HĐQT tốt nên có thành phần như thế nào để có
thể hoàn thành nhiệm vụ trên? Trong báo cáo nghiên cứu về thành viên độc lập
bên ngồi tại các cơng ty Asean, HayGroup (2012) đã nhấn mạnh tầm quan trọng
của thành viên HĐQT độc lập. Thực nghiệm cho thấy các quốc gia Asean có năng
lực quản trị cơng ty tốt như Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia đều yêu
cầu tỷ lệ tối thiểu là 1/3 thành viên HĐQT phải độc lập, bởi lẽ sự khách quan của
HĐQT (có được nhờ sở hữu các thành viên độc lập bên ngoài) ảnh hưởng sâu sắc
đến hiệu suất giám sát. Bên cạnh đó, vấn đề kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT và Tổng
giám đốc cũng được báo cáo. Cụ thể, cơ chế kiêm nhiệm này gây ra sự mâu thuẫn
lợi ích ngay bên trong bản thân Chủ tịch HĐQT khi họ vừa phải bảo vệ lợi ích của
cổ đơng vừa phải cân nhắc lợi ích cá nhân dẫn đến giảm hiệu quả giám sát của cả
hội đồng. Trong bốn nước kể trên, Singapore và Malaysia bắt buộc phải tách biệt
hai vị trí này, Thái Lan ngồi việc khuyến khích loại bỏ sự kiêm nhiệm cịn chủ
trương ưu tiên vị trí chủ tịch cho thành viên độc lập bên ngồi đảm nhiệm, riêng
Indonesia có một cơ chế quản trị riêng.
Ngồi tính độc lập của HĐQT thể hiện qua hai phương diện kể trên, một số đặc
điểm khác của HĐQT cũng ảnh hưởng đến khả năng giám sát. Xie và cộng sự

(2003) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa độ lớn của HĐQT với hành vi quản trị
lợi nhuận, ngụ ý rằng HĐQT càng có nhiều thành viên thì càng có khả năng hạn
chế hành vi này. Tuy nhiên, Rahman & Ali (2006) và Bùi & Ngơ (2017) lại tìm
thấy mối quan hệ ngược lại, tức HĐQT càng to thì hiệu quả giám sát càng kém. Ở
một khía cạnh khác, Bùi & Ngơ (2017) cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa


×