Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.5 KB, 19 trang )

Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn Thanh Xuân
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới
3.1.1. Kế hoạch kinh doanh năm 2009
Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh của chi nhánh năm 2009
(Đơn vị: triệu đồng)
TT Chỉ tiêu
Thực hiện
năm 2008
Kế hoạch
năm 2009
So sánh
Số tuyệt đối
∆%
I Tổng nguồn 930.503 897.679 (32,824) -3.53%
1 Nội tệ 849.101 800.000 (49,101) -5.78%
2 Ngoại tệ quy đổi VND 81.399 97.679 16,280 20.00%
II Tổng dư nợ 379.222 600.000 220,778 58.22%
1 Cho vay ngắn hạn 227.284 400.000 172,716 75.99%
2 Cho vay trung dài hạn 151.938 200.000 48,062 31.63%
III Tài chính
A Tổng thu
83.670
118.000 34,330 41.03%
B Tổng chi
87.940
110.000 22,060 25.09%
C Thu nhập – chi phí
-1.401
8.000 9,401 671.02%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh NHN


o
& PTNT Thanh
Xuân 2006-2008)
Năm 2009, NHNo & PTNT Thanh Xuân phấn đấu đạt các chỉ tiêu theo định hướng
phát triển kinh doanh đã được đề ra, đó là:
- Tập trung huy động nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư, các tổ
chức kinh tế và tổ chức xã hội khác. Chú trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn cả nội
và ngoại tệ.
- Mở rộng cho vay các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả, dự án khả thi, tình hình
tài chính lành mạnh, đáp ứng đầy đủ quy định… Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, tập
trung thu hồi nợ xấu.
- Tập trung triển khai nâng cao chất lượng phục vụ các loại hình dịch vụ, sản phẩm
dịch vụ toàn diện có hiệu quả, nhanh chóng chính xác và thuận lợi, thị hiếu trong cơ chế thị
trường.
- Tập trung triển khai toàn diện có hiệu quả, chất lượng cao công tác quảng cáo,
quảng bá toàn diện kịp thời các loại hình dịch vụ, sản phẩm công nghệ hiện đại có hiệu
quả, thị hiếu nhằm nâng cao thương hiệu uy tín của NHNo & PTNT Thanh Xuân nói riêng
và NHNo & PTNT Việt Nam nói chung.
- Kiện toàn và ổn định bộ máy tổ chức. Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại toàn diện các mặt
nghiệp vụ tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế... đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ,
tin học...
- Công tác thi đua, phát động phòng trào thi đua của cơ quan, các đoàn thể công
đoàn, Đoàn thanh niên cần thường xuyên gắn liền với từng đợt, kỳ hoạt động kinh doanh
quý năm. Song phải đánh giá kết quả thông báo đến toàn thể cán bộ nhân viên biết từ đó
nhân điển hình tốt trong toàn chi nhánh học tập.
3.1.2. Kế hoạch kinh doanh tín dụng năm 2009
Dự kiến kế hoạch dư nợ năm 2009 là 600 tỷ VND quy đổi, tăng 220 tỷ so năm 2008
trong đó:
- Dư nợ ngắn hạn là 400 tỷ tăng 160 tỷ so năm 2008.
- Dư nợ trung, dài hạn là 200 tỷ tăng 60 tỷ so năm 2008.

Thực chất tổng dư nợ ngắn hạn tăng chủ yếu để phục vụ các đơn vị truyền thống vay
trả sòng phẳng như công ty Contresim 1, công ty Thanh Phương… và các doanh nghiệp
nhỏ và vừa mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, các thanh toán L/C nhập
khẩu…
Đối với dư nợ trung và dài hạn (tăng 60tỷ) đây là phần dư nợ tăng chủ yếu để giải
ngân các dự án đã được NHNo & PTNT Thanh Xuân phê duyệt từ tháng 12 năm 2008 như:
- Dư án xây căn hộ cao cấp cho thuê của doanh nghiệp tư nhân Duy Hoàng Minh 40
tỷ đã giải ngân 10 tỷ, dự kiến giải ngân Quý III năm 2009 là 30 tỷ.
- Dư án xây dựng Trạm Thu phát sóng BTS của công ty cổ phần đầu tư phát triển Hạ
tầng viễn thông Quốc tế, tổng nhu cầu 40 tỷ đã giải ngân 15.4 tỷ, dự kiến giải ngân năm
2009 là 24 tỷ.
Ngoài ra để thực hiện tốt công tác tín dụng chi nhánh tiếp tục áp dụng các giải
pháp sau:
- Mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Công ty Cổ phần, Công ty
trách nhiệm hữu hạn, tư nhân và cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên, lực
lượng vũ trang.
- Rà soát lại tình hình tài chính, kinh doanh của các thành phần kinh tế còn dư nợ vay
nhằm xác định và thực hiện cơ cấu lại nợ, đồng thời áp dụng các biện pháp cụ thể để thu
hồi nợ đã được cơ cấu.
- Thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng như thẩm định dự án, kiểm tra trước, trong
và sau khi cho vay.
- Phân tích tài chính doanh nghiệp định kỳ 6 tháng để phân loại và lựa chọn doanh
nghiệp có cơ sở mở rộng đầu tư tín dụng đúng hướng hạn chế nợ quá hạn.
- Rà soát toàn bộ dư nợ hiện hành hàng tháng nhằm đánh giá đúng thực trạng dư nợ
theo quyết định 493/2005 nhằm phân loại nhóm nợ chính xác có giải pháp kịp thời để thu
hồi nợ và trích xử lý rủi ro theo kế hoạch Trung Ương giao.
- Tiến hành triển khai khoán tiền lương triệt để đến đội ngũ cán bộ tín dụng, vừa mở
rộng tín dụng vừa thu lãi đối với nợ lưu hành từ 98% – 100% lãi phải thu, kiên quyết thu
hồi nợ quá hạn đã xử lý rủi ro, năm 2009 phấn đấu thu hồi 2 tỷ, mặt khác trích rủi ro của số
nợ tiềm ẩn.

Về lãi suất kinh doanh: NHNo & PTNT Thanh Xuân phấn đấu thực hiện được mục
tiêu chênh lệch lãi suất theo định hướng NHNo & PTNT Việt Nam đã đề ra.
3.2. Giải pháp tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân
Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng đồng thời cũng là
hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Để kinh doanh thuận lợi, việc phòng ngừa rủi ro tại
chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân là rất cần thiết.
Ngoài những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng mà Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn Thanh Xuân đang triển khai thực hiện, với mong muốn góp phần ý kiến
nhỏ của bản thân sau quá trình thực tập tại ngân hàng, tôi xin đưa ra một số ý kiến nhằm
tăng cường công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng.
3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng
a. Tiếp tục hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một trong những nội dung quan trọng
của chính sách tín dụng, được coi là khâu quyết định trước khi đưa đến việc chấp nhận cho
vay. Tuy nhiên, bất kể một hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng nào cũng không thể bao quát
được hết các tình huống xảy ra trong thực tế, chưa thực sự cụ thể và áp dụng được cho tất
cả các khách hàng. Việc đánh giá này chủ yếu dựa trên các báo cáo tài chính khi mà chất
lượng các báo cáo tài chính tại Việt Nam hiện nay chưa được bảo đảm. Một số doanh
nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được tầm quan trọng của báo cáo tài chính, chưa có
những báo cáo được kiểm toán chất lượng. Điều đó làm cho hệ thống xếp hạng khách hàng
dựa trên các báo cáo tài chính chưa đem lại hiệu quả thực sự, phản ánh đúng chất lượng
của dự án khi cho vay. Ngoài ra còn có sự tác động của các yếu tố vô hình như khả năng
quản lý, vị thế của người vay, lĩnh vực hoạt động của người vay còn mới chưa có trong
danh mục chấm điểm của ngân hàng… Để khắc phục các nhược điểm trên, ngân hàng cần
xây dựng các chỉ tiêu cụ thể, khoa học, các chỉ số thể hiện năng lực của khách hàng như
tình hình vay và trả nợ, khả năng thanh toán của khách hàng.
Hệ thống chấm điểm khách hàng cần được thường xuyên điều chỉnh trước sự biến
động của nền kinh tế cũng như theo yêu cầu cụ thể của quản lý trong từng thời kỳ. Khi có
bất kỳ nhân tố mới nào xuất hiện như ngành nghề mới hay loại hình doanh nghiệp mới,

ngân hàng cần nhanh chóng xây dựng và thay đổi hệ thống chấm điểm phù hợp với tình
hình mới. Ngoài ra, ngân hàng cần sử dụng các đánh giá chuyên môn của cán bộ tín dụng
trong quá trình ra quyết định về mức độ rủi ro của các khoản cho vay. Các đánh giá định
tính (như chất lượng quản lý) được làm cho dễ dàng hơn thông qua một số các câu hỏi với
các tiêu chí định lượng. Tuy nhiên, cần đảm bảo độ tin cậy của thông tin cao bởi lẽ nếu các
thông tin không đáng tin cậy, lợi ích của việc tính điểm sẽ bị giảm đi một cách đáng kể.
Các cán bộ tín dụng cần sử dụng linh hoạt hệ thống chấm điểm tín dụng, tùy theo đối
tượng khách hàng cụ thể.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân nên áp dụng mô hình
đánh giá rủi ro dựa trên 6 yếu tố (6C)
Tính cách (Character)
Với tiêu chí này, cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng để làm
gì, có hợp pháp hay không và khách hàng có thiện chí trả cả gốc lẫn lãi khi dự án kết thúc
hay không. Mục đích đó có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay
không. Đồng thời cán bộ tín dụng cần xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách
hàng, uy tín trên thương trường với các bạn hàng, đối tác. Nếu thấy có vấn đề thì cán bộ tín
dụng ngay lập tức dừng việc thẩm định cho vay. Đặc biệt đối với khách hàng mới thì các
cán bộ tín dụng cần thu thập thông tin từ bên trong cũng như bên ngoài để có cái nhìn toàn
diện về khách hàng. Trách nhiệm với khoản vay, tính trung thực khi cung cấp thông tin
cũng như khi sử dụng khoản vay, mục đích vay rõ ràng hợp pháp và thiện chí khi có khả
năng trả nợ của người vay sẽ tạo nên tư cách của người vay.
Năng lực của người vay (Capacity)
Tại mỗi quốc gia khác nhau, quy định này sẽ biến đổi để phù hợp với luật pháp của
quốc gia đó. Tại Việt Nam, đối với cá nhân, trên 18 tuổi có đủ năng lực hành vi à năng lực
pháp lý sẽ đảm bảo đủ tư cách ký hợp đồng tín dụng. Đối với doanh nghiệp còn phải đáp
ứng đủ các điều kiện có phải là người đại diện hợp pháp hay không.
Tiền mặt (Capital)
Đây là yếu tố thể hiện tình hình tài chính của người vay. Yếu tố này bao gồm đóng
góp của chủ sở hữu trong công ty là bao nhiêu, tỷ số nợ hiện giờ của họ ở mức nào để nắm
được tổng nợ trên tổng đầu tư, chủ sở hữu sẽ thua lỗ bao nhiêu khi công ty phá sản. Nguồn

vốn chủ sở hữu đối chiếu với mức vốn pháp định đối với các ngành nghề kinh doanh của
khách hàng, nhận xét sự tăng giảm vốn chủ sở hữu (nếu có). Kết quả sản xuất kinh doanh
các năm trước, quý trước và nhận xét nguyên nhân lãi, lỗ. Đặc biệt ngân hàng cần quan
tâm đến tình hình công nợ (nợ các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác) và tình hình
thanh toán với người mua, người bán.
Bảo đảm tiền vay (Collateral)
Bảo đảm tiền vay là việc khách hàng vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn Việt Nam dùng các loại tài sản của mình hoặc bên thứ ba để cầm cố, thế
chấp, bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng. Tài sản bảo đảm là cơ
sở để xác lập trách nhiệm người vay; giảm thấp rủi ro tín dụng, mặc dù đây không phải là
điều kiện duy nhất để quyết định cho vay; không xem là phương tiện duy nhất để đảm bảo
an toàn vay vốn. Do vậy khi xem xét tài sản đảm bảo cần hết sức nhạy cảm với tình trạng
của tài sản tại thời điểm xem xét như thời gian, nguyên giá, khấu hao. Khía cạnh công nghệ
cũng cần đặc biệt quan tâm, một số tài sản có các yếu tố công nghệ mới sẽ không tránh
khỏi hao mòn vô hình. Do vậy hợp đồng cho vay nên xác định cẩn thận những mục được
coi là khoản thế chấp.
Các điều kiện (Conditions)
Liên quan đến môi trường kinh tế của từng ngành, từng địa phương, từng quốc gia.
Doanh số của công ty ảnh hưởng thế nào đến toàn bộ nền kinh tế? Nếu nền kinh tế bị suy
thoái, liệu doanh số của công ty có giảm mạnh hay không, hoặc có thể không bị ảnh hưởng
(ví dụ, giống như một chuỗi cửa hàng buôn bán tạp phẩm). Những công ty có doanh số ổn
định không bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế thì thông thường sẽ được các ngân hàng ưu
ái hơn. Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ
như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi
chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước theo quy định từng thời kỳ.
Kiểm soát (Control)
Nhân tố cuối cùng luôn hiện hữu từ khi xuất hiện khoản vay đến khi khoản vay được
đưa vào thực hiện là nhân tố kiểm soát. Nhân tố này tập trung vào những vấn đề. Yêu cầu
tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng tín dụng của ngân hàng và
cơ quan quản lý nhà nước hay không.

Ngân hàng nên đưa vào sử dụng các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng như: mô hình
chất lượng, mô hình Moody’s và Standard & Poor’s, mô hình điểm số Z và mô hình điểm
số tín dụng tiêu dùng. Đây sẽ là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị ngân
hàng có những quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng.
b. Nâng cao tỷ trọng tài sản bảo đảm so với khoản vay
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi thực hiện những hợp đồng tín dụng
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân phải thỏa thuận với khách
hàng về tài sản bảo đảm với mức tỷ lệ so với khoản vay, mức độ đảm bảo của tài sản thế
chấp này cần tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro tín dụng. Bởi đảm bảo bằng tài sản thế chấp là
công cụ đắc lực nhất để ngân hàng có thể phòng ngừa được rủi ro tín dụng xảy ra. Rủi ro
chứa đựng trong tài sản đảm bảo là rất cao, như sự biến động giá của tài sản bảo đảm theo
thị trường, tài sản bị giảm giá do tác động của môi trường, tài sản cố định bị tác động
mạnh của hao mòn vô hình cũng như các tác động khác gây hư hại cho tài sản. Vì thế ngân
hàng cần tăng cường quản lý tài sản bảo đảm kết hợp với các biện pháp nhằm hạn chế rủi
ro trong cho vay có tài sản bảo đảm. Khi tài trợ dựa trên bảo đảm bằng cầm cố, ngân hàng
kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, an toàn của vật cầm cố như quyền sở hữu của khách hàng,
khả năng chi trả của người cam kết đối với vật cầm cố, giá trị thị trường khi phát mại…
Ngân hàng phải có các nhà chuyên môn đủ khả năng đánh giá bảo đảm, không nên định giá

×