Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC QUA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.75 KB, 14 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VAY
VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC QUA NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ
NƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới
Sau 15 năm đổi mới, Việt Nam đã bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài
chính sâu sắc, kéo dài từ cuối thập niên 70 cho đến đầu thập niên 90 và bắt đầu từng
bước tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Chúng ta đã thực
hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra trong giai đoạn 1991 – 2000: kinh tế đạt
được những mức tăng trưởng ngoạn mục, thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng
kể, các chỉ số về xã hội cũng đã ít nhiều được cải thiện. Nhờ vậy, vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế đã được nâng lên một tầm cao mới, đầu tư nước ngoài tăng lên đã
góp phần tạo nên một diện mạo mới cho nền kinh tế. Trong thời gian tới, “phát triển
kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm” và vẫn coi công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là một trọng điểm cần tập trung sự chỉ đạo
và các nguồn lực cần thiết. Với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội trong giai đoạn tới là:
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung xây dựng có chọn lọc một số cơ
sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết
để trang bị và trang bị lại kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các ngành nông nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu quốc phòng, đưa đất nước ra khỏi tình trạng
kém phát triển và xây dựng nền tảng đế đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp. Chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của mọi người dân được
nâng lên một bước đáng kể. Thể chế, kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
được định hình về cơ bản. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghê, tiềm
lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường, vị thế trong quan hệ quốc tế được
củng cố và nâng cao.
3.1.2. Quan điểm hoàn thiện cơ chế tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong
giai đoạn tới


Để thực hiện cho được những mục tiêu đầu tư nói chung, các chính sách về quản lý
tín dụng đầu tư của Nhà nước trong thời gian tới cần thể hiện những quan điểm sau:
Thứ nhất, tín dụng ĐTPT của Nhà nước là hình thức đầu tư trong thời kỳ quá độ
chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Quan điểm này xuất phát từ việc nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước hạn hẹp,
trong khi nhu cầu vốn đầu tư của Nhà nước trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế lại rất
lớn. Chính vì lẽ đó nên nếu chỉ dựa vào nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách thì rất thiếu, cho
nên trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế đòi hỏi phải sử dụng nguồn tín dụng ĐTPT của
Nhà nước để phát triển kinh tế xã hội.
Khi nền kinh tế đã phát triển đến mức độ cao, các định chế của thị trường hoạt động
hoàn hảo thì tín dụng ĐTPT của Nhà nước sẽ thu hẹp dần để chuyển sang hình thức cho
vay thương mại theo cơ chế thị trường.
Thứ hai, tín dụng ĐTPT của Nhà nước góp phần thực hiện chủ trương xóa dần bao
cấp trong đầu tư.
Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xóa bao cấp trong đầu tư, đối
tượng được đầu tư trực tiếp bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước được thu hẹp và mở
rộng dần đối tượng được đầu tư thông qua nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Hình
thức cho vay ĐTPT khiến nhà đầu tư phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng khi đầu tư để đảm
bảo dự án mang lại hiệu quả và khả năng trả nợ cao. Tín dụng ĐTPT thực hiện hỗ trợ một
phần vốn đầu tư, một phần lãi suất vốn vay, nhà đầu tư vẫn phải tự chủ một phần nguồn
vốn. Khi các nhà đầu tư đã thực sự đứng vững trên thị trường thì việc hỗ trợ sẽ giảm dần
và tiến tới xóa bỏ bao cấp trong đầu tư.
Thứ ba, tín dụng ĐTPT của Nhà nước chỉ hỗ trợ những dự án thuộc các ngành, các
vùng Nhà nước ưu đãi.
Vốn cho vay ĐTPT của Nhà nước chỉ hỗ trợ đối với những dự án quan trọng, then
chốt của nền kinh tế nhằm tạo tiền đề, cơ sở hạ tầng cho sự phát triển của nền kinh tế, hoặc
các dự án thuộc các ngành, các vùng có tỷ suất lợi nhuận thấp nhưng rất cần thiết cho sự
phát triển cân đối của nền kinh tế đất nước. Bản chất của nguồn vốn tín dụng ĐTPT là hỗ
trợ để phát triển, do vậy, tín dụng ĐTPT của Nhà nước không đầu tư dàn trải mà chỉ tập
trung vào những khâu then chốt có tính chất xung yếu của nền kinh tế.

Thứ tư, cơ chế cho vay nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước phải linh hoạt và
năng động.
Lãi suất tín dụng ĐTPT của Nhà nước là lãi suất ưu đãi, thấp hơn so với lãi suất của
thị trường nhằm kích thích đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, những vùng cần khuyến
khích đầu tư. Do vậy, lãi suất tín dụng ĐTPT của Nhà nước phải linh hoạt, thay đổi theo
từng thời kỳ, phù hợp với từng lĩnh vực, từng vùng thuộc đối tượng ưu đãi.
Việc sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước phải đảm bảo có hiệu quả, đúng
mục đích, chống lãng phí, thất thoát và tiết kiệm. Do công tác cho vay tín dụng ĐTPT của
Nhà nước gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nên hiệu quả trực tiếp
của đầu tư cần đặc biệt coi trọng lợi ích xã hội. Việc sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà
nước không những phải trả được vốn vay mà còn phải sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và
tiết kiệm.
3.1.3. Định hướng cho vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong giai đoạn
2001 – 2010
Xuất phát từ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các quan điểm hoàn thiện cơ
chế quản lý cho vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước, định hướng hoạt động tín dụng ĐTPT
của Nhà nước trong giai đoạn tới cần tập trung vào những ngành, những lĩnh vực có vai trò
quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước.
 Tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với phát triển năng lượng
Trong thời gian tới, phát triển năng lượng phải đi trước một bước, đảm bảo an toàn
năng lượng để phát triển sản xuất và tiêu dùng dân cư. Nhưng đầu tư phát triển năng lượng
đòi hỏi vốn rất lớn, thời gian thu hồi vốn chậm. Việc cho vay thương mại gặp nhiều khó
khăn do huy động vốn trong nước thông thường là ngắn hạn. Vì vậy, cần phải có sự tham
gia của cho vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với các dự án ĐTPT.
 Tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với phát triển ngành cơ khí trọng điểm
Nếu so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, ngành cơ khí nước ta đang
ở trình độ rất thấp, công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ và chưa được đầu tư ở mức
thích đáng. Chính vì lẽ đó, đầu tư phát triển ngành cơ khí ở nước ta trong thời gian tới phải
có trọng tâm, trọng điểm, phải có thứ tự ưu tiên, ưu đãi. Trong thời gian tới tín dụng ĐTPT
của Nhà nước nên tập trung cho các dự án đầu tư thuộc những lĩnh vực trọng điểm sau:

- Phát triển ngành cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu biển;
- Cơ khí phục vụ nông nghiệp;
- Chế tạo các dây chuyền thiết bị có trình độ tiên tiến của các thành phần kinh tế;
- Nội địa hóa phần lớn phụ tùng lắp ráp các loại.
Ngoài những định hướng cơ bản, trong từng thời kỳ cụ thể, tín dụng ĐTPT của
Nhà nước sẽ hỗ trợ kịp thời cho ngành cơ khí phát triển. Đối với những ngành cơ khí
cần có cơ chế đặc biệt ưu đãi, nhất là đối với những sản phẩm mang tính “cách mạng”
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với phát triển nông – lâm – ngư
nghiệp và kinh tế trang trại
Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo
hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, hình thành nền
nông nghiệp hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái trên từng
vùng, ngoài việc đầu tư của khu vực tư nhân để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, kinh
tế trang trại còn có sự đầu tư của Nhà nước. Trong thời gian tới, tín dụng ĐTPT của
Nhà nước chỉ đầu tư đối với các dự án thuộc các ngành:
- Trồng và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, cây công nghiệp, cây lâu năm, cây
ăn quả, trồng rừng nguyên liệu tập trung, chăn nuôi gia súc lớn.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với định hướng phát triển đất
nước, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nhằm giải phóng sức lao động trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Phát triển kinh tế trang trại.
- Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh.
- Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ.
- Xây dựng cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, xây dựng cơ sở làm muối,
đặc biệt chú trọng chế biến hải sản, chế biến lương thực, thịt sữa, dầu thực vật.
 Tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với phát triển các khu công nghiệp
Để khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thì cần phải mở rộng để cơ cấu lại nền kinh tế. Vì
vậy, tín dụng ĐTPT của Nhà nước ngoài việc hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sản xuất,

kinh doanh trong khu công nghiệp, cần tham gia đầu tư vào các công trình hạ tầng kinh tế -
kỹ thuật ngoài hàng rào như đường giao thông, điện, nước, và các dự án cơ sở hạ tầng
khác.
 Tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với sản xuất, chế biến, kinh doanh
xuất khẩu
Để nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho một
số mặt hàng nông sản, thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh thực
hiện chiến lược sản xuất hướng vào xuất khẩu. Trong những năm tới, tín dụng ĐTPT
của Nhà nước cần tập trung hỗ trợ đối với các dự án sản xuất chế biến, kinh doanh
những nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Những mặt hàng này phải thực sự là những
mặt hàng tiềm năng của đất nước và có thị trường tiêu thụ. Nếu có sự trợ giúp từ nguồn
vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước thì những mặt hàng này sẽ đem lại nguồn thu lớn
hoặc kích thích sản xuất các mặt hàng phục vụ trong nước. Trong giai đoạn hiện nay,
Nhà nước cần chú trọng hỗ trợ đối với các dự án đầu tư chế biến, nâng cao chất lượng
gạo, cà phê, cao su, thủy sản, lâm sản; các dự án sản xuất, kinh doanh hàng dệt may, da
giầy; các dự án sản xuất động lực, hàng điện tử và linh kiện điện tử, phần mềm máy
tính xuất khẩu.
 Tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với phát triển khoa học công nghệ
Phát triển khoa học công nghệ, trong thời gian tới, cần phải có sự tham gia của tín
dụng ĐTPT của Nhà nước để tạo bước đột phá mới, chuyển đổi cơ cấu công nghệ theo
hướng hiện hóa từng khâu, từng ngành. Một mặt, tín dụng ĐTPT cần hướng cho vay vào
những công nghệ cơ bản có vai trò quyết định đối với việc nâng cao trình độ công nghệ
của nhiều thành phần kinh tế, phát huy lợi thế của đất nước về tài nguyên nông nghiệp
nhiệt đới và lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn; mặt khác, tín dụng ĐTPT khi cho vay
cần đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, hiện đại, hàm lượng trí tuệ chất xám cao.
Để góp phần tạo đà cho sự phát triển khoa học, công nghệ trong thời gian tới, tín
dụng ĐTPT của Nhà nước nên chỉ tập trung hỗ trợ đối với các dự án nghiên cứu, phát
triển khoa học công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ vi sinh, công nghệ
tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, bảo quản sau thu hoạch và chế biến nông sản, dịch
vụ khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ.

 Tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội các
vùng có điều kiện khó khăn và thực hiện công bằng xã hội
Các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, có trình độ phát triển còn ở mức
thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nghèo nàn, lạc hậu nên đã không thu hút được nguồn
vốn đầu tư để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải
quan tâm hỗ trợ những vùng đặc biệt này để đảm bảo phát triển cân đối, hài hòa giữa các
vùng địa phương với nhau. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Nhà nước không nhất thiết phải
tập trung đầu tư vào những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn mà trong điều kiện
nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, chúng ta nên chú trọng đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh
vực, khu vực kinh tế năng động làm “đầu tàu” lôi kéo các vùng kinh tế khác cùng phát
triển cùng phát triển. Như vậy kết quả của quá trình phân phối lại vốn đầu tư có thể sẽ cao

×