Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.46 KB, 27 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Mozart (1756-1791) </b>
<b>Beethoven (1770-1827) </b>
<b>Schubert (1797-1828)</b>
<b>Chopin (1810-1849) </b>
Việc giải thích nguồn gốc âm nhạc có nhiều ý kiến khác nhau:
Nền văn hóa Hy lạp cổ đại tồn tại từ khoảng năm 3000tr CN đến TK V.
Âm nhạc Hy lạp cổ đại chia làm 3 thời kỳ chính:
+Thơ ca trữ tình (lirikos): TK VII-V tr CN: đơn ca hoặc đồng ca thể hiện nội tâm con người.
2-Athen: (TK V tr CN) bi kịch cổ Hy lạp có nguồn gốc từ Mystery, một loại kịch tơn giáo:
Trong các buổi trình diễn bi kịch, người Hy lạp cổ đại có 1 sân khấu cho diễn viên kịch và 1 sân khấu cho nhạc
công. Nhạc công theo dõi diễn biến trên sân khấu kịch để hát những lời ngợi ca, phê phán hoặc chỉ bảo. Nhạc cơng có thể
hát đồng ca, đối đáp giữa đồng ca và đơn ca hoặc đàn đệm cho đơn ca. Ngoài ra, người Hy lạp cịn trình diễn hài kịch có sự
tham gia của âm nhạc.
3-Alexandri: (TK IV tr CN-TK I) kết hợp văn hóa Hy lạp và văn hóa phương Đơng (chủ yếu là Ai cập). Nghệ
thuật và âm nhạc chủ yếu phục vụ giải trí. Bi kịch và nghệ thuật tổng hợp thơ, nhạc và múa rất phát triển.
<i>Nguyên </i> <i>Hóa </i> <i>Đẳng </i>
Năm 476, Tây La mã bước vào chế độ phong kiến. Thời kỳ này châu Âu tồn tại nhiều tôn giáo như Kitô giáo, Hồi
giáo…Giữa các nước nổ ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lăng và chiến tranh tôn giáo: Thập tự chinh TK XI, chiến tranh của
đế quốc Ả rập (TK VII-VIII), Thổ nhĩ kỳ (TK XI-XIII), Mông cổ (TK XIII-XV)… Nền văn hóa các dân tộc và quốc gia
Slave hình thành và phát triển. Thời Trung cổ nói chung chia làm 2 giai đoạn:
-Thời kỳ này đế quốc La mã đàn áp đạo cơng giáo. Sau đó, đạo cơng giáo phục hồi. Trung tâm văn hóa là các tu
viện. Giáo hội tuyên truyền xóa bỏ những ham muốn trần tục, hướng đến sự linh thiêng, thần bí. Thế giới quan này ảnh
hưởng sâu sắc đến nghệ thuật Trung cổ.
Đây là thời kỳ hưng thịnh của chế độ phong kiến. Nhà thờ mất dần vị trí quan trọng trong xã hội. Trung tâm văn
hóa là các đơ thị lớn. Âm nhạc thế tục phát triển và chiếm vị trí quan trọng. Xuất hiện nền nghệ thuật cổ (Ars Antiqua, TK
XII-XIII) là nền tảng của văn hóa Phục hưng (Ars Nova, TK XIV-XVI).
<i>1) Âm nhạc nhà thờ: </i>
-Phong cách âm nhạc nhà thờ hình thành từ TK IV-VII. Giáo hội sử dụng âm nhạc trong tế lễ. Hát đi kèm với cầu
nguyện. Những bài hát đầu tiên ngắn, bình dị, xuất phát từ âm nhạc cổ Do thái, ảnh hưởng nhạc Hy lạp và nhạc giáo đường
Ai cập du nhập sang La mã từ TK I-IV (từ Psanmos- Psanmodie, antiphonos- đối xướng giữa hai hợp xướng, Responso-
đối thoại giữa đơn ca và hợp xướng).
Tổng giám mục ở Milano là Saint Ambroise chỉnh đốn giáo nhạc, đưa ra loại tụng ca phỏng theo thánh kinh.
Những bài đầu tiên là thánh thi ca (Psaume), bài hát của những người hát dạo Do thái, dùng để đọc, không nhạc đệm.
-Thế kỷ XIV, chế độ phong kiến bắt đầu tan rã. Các phong trào chống nhà thờ, cải cách tôn giáo (Calvin ở Pháp,
Luther ở Đức…), khởi nghĩa nông dân (Anh, pháp…) liên tục nổ ra. Cách mạng tư sản lần thứ nhất nổ ra ở Hà lan (1572-
1579).
<b>I/ Thân thế và sự nghiệp: Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của trường phái cổ điển Vienne. </b>
Ông nổi tiếng là nhạc sĩ thần đồng, biểu diễn thành cơng từ lúc 6 tuổi. Ơng sáng tác hầu hết các thể loại âm
nhạc và trong thể loại nào cũng có tác phẩm nổi tiếng. Ơng tiếp nối truyền thống opéra của Gluck và truyền
thống giao hưởng của Haydn.
-Ông sinh ngày 27/1/1756 tại Salzbourg, Tây Bắc nước Áo, trong 1 gia đình có truyền thống âm nhạc
(cha là nghệ sĩ violon, chị rất giỏi piano). Q hương ơng có nhiều sinh hoạt âm nhạc dân gian và âm nhạc tôn
giáo. 4 tuổi, ông bắt đầu học violon, clavecin, orgue và sáng tác. 6 tuổi, Mozart cùng chị biểu diễn ở cung đình
Vienne rất thành cơng (tác phẩm thuộc lịng, thị tấu nhanh, ứng tác). 1763, gia đình Mozart đến Paris biển diễn.
Mozart được tiếp xúc với sân khấu lớn và các nhạc sĩ danh tiếng. Ông sáng tác 4 sonate cho violon và piano.
Sau đó ơng đến Ln đơn, nghiên cứu opéra Ý, viết giao hưởng số 1 và một số tác phẩm thính phịng. Sang Hà
lan ơng viết thêm 1 số giao hưởng, 6 sonate cho violon + piano và nhiều tác phẩm khác.
-Cuối năm 1766, ông về Salzbourg bắt đầu cuộc đời nhạc sĩ hầu cận. Cuối năm 1769, ông được lãnh
chúa cho phép sang Ý biểu diễn và tại đây ông thành công rực rỡ. 14 tuổi, ông được tặng danh hiệu viện sĩ hàn
lâm Bologne. Cuối 1770, lần đầu tiên nhạc kịch Mozart được trình diễn tại Milano; Mozart tự đệm clavecin, chỉ
huy và dàn dựng. Sau đó lãng chúa Salzbourg gọi Mozart trở về. Tháng 9/1777. Mozart lại cùng mẹ đến Paris.
Đến nơi, mẹ ông qua đời làm ơng rơi vào hồn cảnh khó khăn. Tuy nhiên ơng vẫn sáng tác rất nhiều và có
những tác phẩm nổi tiếng như giao hưởng Paris D dur, sonate violon e moll, 2 sonate piano a moll và A dur.
-Đầu năm 1779, ông trở về Salzbourg. Lãnh chúa đối xử tệ bạc nên ông xin thôi việc. 10 năm cuối đời
là đỉnh cao sáng tác của Mozart. Thời gian này ơng sống ở Vienne. Ơng có những tác phẩm nổi bậc như giao
hưởng 39,40,41, các opéra Don Joan, Đám cưới Figaro, Cuộc đột nhập vào hoàng cung nước Phổ, Cây sáo
thần, bản Requiem. Ông mất ngày 5/12/1791.
-Tính chất âm nhạc: ơng kết hợp âm nhạc dân gian Áo và các nước châu Âu khác. Giai điệu kiều diễm,
nồng nhiệt, giàu chất thơ, mỏng nhẹ nhưng sắc nhọn, hay có những nét bán cung, xác định trưởng thứ rõ ràng.
Tác phẩm thống nhất giữa nội dung và hình thức. Âm nhạc tự nhiên, dễ đi vào lịng người. Tác phẩm thường
mang tính kịch, sự tương phản giữa các nhân tố.
Mozart kế thừa phức điệu của Bach nhưng phát triển theo hướng chủ điệu. Chủ đề giàu hình tượng, có
-Giao hưởng: ông viết hơn 40 giao hưởng. Các giao hưởng đầu mang tính giải trí, thính phịng. Ba bản
cuối 39, 40, 41 lớn và có giá trị hơn cả. Ông sáng tác ngay trên tổng phổ, không qua piano. Bộ dây là cơ sở cho
dàn nhạc. Giai điệu ở violon 1. Ông sử dụng âm lượng dàn nhạc rất dè dặt. Bộ gỗ thường có mặt 2 sáo, 2 oboe,
2 fagotte; clarinette chỉ xuất hiện trong một số bản (3 bản cuối). Bộ đồng thường có 2 cor, thỉnh thoảng có
trompette (Mozart đã đưa trompette vào opéra).
<i><b>Giao hưởng 40: chương I, chủ đề 1: </b></i>
Allegro molto
Chủ đề 2:
Chủ đề chương II, Andante:
Chương III, menuetto, allegro
Chủ đề chương IV
Allegro assai
-Opéra: Ông sáng tác khoảg 24 opéra, trong đó có những vở nổi bật như: Đám cưới Figaro, Don Joan,
Cuộc đột nhập vào hoàng cung nước Phổ, Cây sáo thần. Nhạc kịch của ông thiên về hướng hài nhạc kịch. Ơng
kế tục cơng cuộc cải cách nhạc kịch của Gluck. Nội dung nhạc kịch phong phú, sâu sắc, ca ngợi chân lý. Nhân
vật có cá tính, nội tâm phức tạp, đa dạng, gần với hiện thực. Âm nhạc gắn bó với thơ ca. Aria mang tính kịch và
tính trữ tình của thể loại giao hưởng. Một số aria viết ở hình thức sonate không phần phát triển.
Nội dung opéra phong phú, sâu sắc, ca ngợi chân lý và những tư tưởng tiến bộ.
<i>Chủ đề ouverture opéra Đám cưới Figaro: </i>
-Tác phẩm thính phịng: quan trọng nhất là tác phẩm cho đàn phím gồm các sonate, biến tấu, Fantaisie, rondo…
Ông viết 19 sonate cho piano (nổi bật là sonate 11 A dur).
<b>I/ Thân thế và sự nghiệp: -Beethoven là người cuối cùng của trường phái cổ điển Vienne. Ơng có </b>
khắp nước Đức. 12 tuổi Beethoven đã giỏi ngoại ngữ, clavecin, violon, orgue và được phụ đàn cho một nghệ sĩ
orgue hồng cung. Ơng học thêm hịa âm, đối vị, nghiên cứu các tác phẩm của Bach, Haendel…
-1782, một số tác phẩm của Beethoven được in và ông trở nên nổi tiếng.
-Với ý muốn gặp Mozart, năm 1787, Beethoven đến Vienne. Mozart hứa dạy nhạc cho Beethoven
nhưng vì mẹ Beethoven qua đời bất ngờ, ông phải trở về lo sinh kế cho gia đình.
-Năm 1789, Beethoven vào học khoa triết tại Đại học Tổng hợp Bonn. Sau đó ơng đi hẳn vào ngành
nhạc.
-Trong 10 năm ở Đức, Beethoven viết khoảng 50 tác phẩm gồm nhiều tiểu phẩm, 3 sonate piano, 3 tứ
tấu, nhiều ca khúc, 2 cantate, 1 vở ballet ngắn…Đây là thời kỳ Beethoven hoàn chỉnh kỹ thuật đàn, làm quen
những thể loại sáng tác lớn.
-Cuối 1792, ông đến Vienne học nhạc với Haydn, Albrechtsberger, Salieri…Từ 1795-1803, ông viết
hơn 100 tác phẩm ở nhiều thể loại.
-Năm 1796, Beethoven có triệu chứng điếc. Ông bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Năm 1802, ơng
điếc nặng. Nhưng sau đó ơng lại sáng tác nhiều hơn và hoàn chỉnh hơn. Thời kỳ này ông viết 6 giao hưởng (từ
số 3 đến số 8), opéra "Fidelio", concerto violon, concerto 4 và 5 cho piano…
-Cuối đời ơng có những tác phẩm tiêu biểu như: 5 tứ tấu dây, những sonate cuối cùng cho piano, messa
Solemnis, giao hưởng số 9. Ông mất ngày 26/3/1827 tại Vienne.
<b>II/ Tác phẩm: </b>
-Tính chất âm nhạc: tác phẩm Beethoven thường mang chủ đề đấu tranh, phản ánh những mâu thuẫn xã
hội. Âm nhạc ơng đầy cá tính, nội tâm phong phú, thể hiện tính bi hùng, tư duy triết học, tính lãng mạn sâu sắc.
Các symphonie của ơng mang tính kịch cao, chủ đề anh hùng, sử dụng âm hình chủ đạo, tiết tấu phức tạp, qui
mô tác phẩm đồ sộ.
-Hai thể loại sáng tác tiểu biểu của Beethoven là giao hưởng (symphonie) và sonate cho piano.
<i><b>1) Giao hưởng: Beethoven viết nhiều tác phẩm cho dàn nhạc: 9 giao hưởng (trong đó, nổi bật nhất là </b></i>
giao hưởng 3,5,9), 11 ouverture, hơn 40 vũ khúc và hành khúc, 5 concerto piano, 3 concerto cello, 1 concerto
violon…
Giao hưởng Beethoven mang tầm vóc đồ sộ, nội dung súc tích, đề cao hình tượng anh hùng, dàn nhạc
tăng cường biên chế kèn đồng.
Chủ đề chính chương I giao hưởng số 5 giọng c moll:
Allegro con brio
Chủ đề 2: allegro con brio
Chương II, chủ đề A:
Chủ đề B:
Giao hưởng số 9 (d moll) chương IV, hợp xướng "Khúc khải hòan": allegro
-Giai đọan 1: (từ sonate 1 đến sonate 7) Thời kỳ này Beethoven sống ở Vienne. Tác phẩm còn mang
phong cách của các nhạc sĩ trước.
-Giai đọan 2: (từ sonate số 8 đến 27) bút pháp điêu luyện, đề tài đa dạng. Tác phẩm tiêu biểu thời kỳ
này là sonate 8,14,23.
Chủ đề mở đầu chương I sonate số 8: (c moll) Grave
Chủ đề 1: (c moll) allegro
Chủ đề 2: (es moll -Es dur) allegro
Chủ đề chương II (As dur) Adagio
Chủ đề chính chương III (c moll, rondo sonate) Allegro:
-Giai đọan 3: (từ sonate 28 đến 32) tư tưởng chín chắn, nghệ thuật sáng tác già dặn. Tác phẩm thể hiện nội tâm
phức tạp và mang tính triết học cao.
Ngồi các sonate cho piano, Beethoven cịn viết 10 sonate cho violon, 5 sonate cho cello; Tiêu biểu có
sonate violon số 5 "Mùa xuân" và sonate violon số 9.
<b>I/ Hoàn cảnh xã hội: Trường phái âm nhạc Lãng mạn xuất hiện đầu thế kỷ XIX ở châu Âu. Thời kỳ </b>
này, Napoléon lên ngơi hồng đế, phản bội lại các tơn chỉ của cuộc cách mạng 1789. Sau đó, các chính thể quân
chủ phản động được tái lập, liên kết với nhà thờ đàn áp những tư tưởng tiến bộ, khiến cho giới trí thức, nghệ
thuật hoang mang, thất vọng. Các phong trào giải phóng dân tộc lần lượt nổ ra. Thập niên 20-30, chủ nghĩa xã
hội không tưởng được truyền bá rộng rãi.
<b>II/ Nội dung tư tưởng: -Con người chán nản, hồi nghi nhưng vẫn cịn những ước mơ cao đẹp. </b>
-Đa số tác phẩm mang chủ đề tình u lãng mạn, nỗi cơ đơn, suy nghĩ về cuộc sống. Tác phẩm lãng
mạn đi sâu vào tâm lý cá nhân phức tạp, đề cao tình cảm hơn lý trí.
-Ngồi ra cịn có những tác phẩm mang chủ đề đấu tranh, anh hùng, thần thoại…
<b>III/ Nghệ thuật: -Giải phóng khỏi những nguyên tắc của trường phái cổ điển Vienne. </b>
-Tác phẩm lãng mạn có khuynh hướng phối hợp các tính chất bi, hài, phong tục dân gian… trong cùng
một tác phẩm. Âm nhạc hướng gần đến các loại hình nghệ thuật khác như thơ ca, hội họa, kịch… Các thể loại
âm nhạc như symphonie, opéra, hợp xướng, concerto… xích lại gần nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau.
-Tác phẩm theo hướng phá vỡ sự cân đối câu, đọan, xóa nhịa các ranh giới cấu trúc.
-Thời kỳ này đề cao tính tiêu đề trong âm nhạc. Đa số tác phẩm liên quan đến văn học lãng mạn. Giai
điệu mang tính ca xướng. Các nhạc sĩ khai thác chất liệu âm nhạc dân gian tạo phong cách âm nhạc lãng mạng
dân tộc. Tác phẩm có lối phát triển đơn chủ đề, tạo sự thống nhất về hình tượng âm nhạc.
-Dàn nhạc không chỉ đặc biệt chú trọng bộ dây mà còn phát huy vai trò của các bộ khác trong dàn nhạc.
Tính năng các nhạc cụ phụ được khai thác nhiều hơn (clarinette, fagotte, timpani, harpe...). Nghệ thuật phối khí
thường pha trộn âm sắc để tạo những màu sắc mới.
-Các thể loại âm nhạc mới ra đời như giao hưởng tiêu đề, giao hưởng thơ, ouverture hòa tấu…Các thể
loại nhỏ được nâng cao và hoàn chỉnh như ca khúc, étude, ballade, nocturne, impromptus, prélude, mazurka.
polonaise…
<b>I/ Đặc điểm thân thế và sự nghiệp: Schubert là nhạc sĩ Áo mở đầu trường phái âm nhạc Lãng mạn </b>
châu Âu bằng thể loại ca khúc. Ơng mang tính chất ca khúc vào tất cả các thể loại âm nhạc khác của mình.
-Ơng sinh ngày 31/1/1797 tại Lichtenthal (ngoại ơ Vienne) trong một gia đình nhà giáo đơng con, u
âm nhạc. Từ nhỏ, Schubert đã tiếp xúc với môi trường âm nhạc nhiều dân tộc ở Vienne. Ông học violon và
piano trong gia đình. 1808, ơng đến Vienne vừa học văn hóa, vừa học nhạc. Schubert tham gia dàn nhạc học
sinh, làm quen với những tác phẩm của Mozart, Haydn, Beethoven…Việc tham gia hợp xướng học sinh hỗ trợ
nhiều cho việc sáng tác ca khúc sau này của Schubert. Thời gian này ơng có theo học lý thuyết âm nhạc và sáng
tác với một nhạc sĩ Tiệp khắc và nhạc sĩ Ý Salieri.
-Schubert vào nghề dạy học theo lời cha. 1818 ông bỏ nghề dạy để sáng tác nhạc. Đến năm 1822, ông
đã viết 7 giao hưởng, nhiều sonate cho piano, tứ tấu, ngũ tấu, ouverture… Tuy nhiên, thể loại sáng tác chính
của Schubert là ca khúc. Chỉ trong năm 1815, ông đã viết trên 100 ca khúc.
-Dù sáng tác rất nhiều, Schubert vẫn chịu nghèo đói và sự miệt thị của giới quý tộc. Ông thường sống
nhờ bạn bè. Phần lớn tác phẩm của Schubert bị thất lạc.
-Schubert là nhạc sĩ Vienne đầu tiên sống và sáng tác tự do. Nhưng vì vậy, ơng phải chịu nghèo túng
suốt đời. Cuối đời, ơng có những tác phẩm đồ sộ như giao hưởng số 9, messa As dur, messa Es dur…Ơng mất
ngày 19/11/1828.
<b>II/ Tác phẩm: </b>
-Tính chất âm nhạc: âm nhạc Schubert trữ tình, thơ mộng, gắn bó với thơ ca Đức và âm nhạc dân gian
Vienne. Giai điệu giản dị, chân thật, dễ hiểu.
-Thể loại sáng tác nổi bật của ông là ca khúc và giao hưởng. Ông viết khoảng hơn 600 ca khúc và 9
giao hưởng.
<i><b>1)Thanh nhạc: -Ơng có khỏang 100 tác phẩm thanh nhạc lớn; Nổi bật có messa As dur và Es dur, đại </b></i>
hợp xướng "Khúc hát chiến thắng của Miriam".
-Schubert đã nâng cao những bài ca phong tục Đức-Áo, làm cho nghệ thuật của chúng sánh ngang
những thể loại lớn khác. Hai tập liên ca khúc hay nhất của ông là "Cô thợ xay xinh đẹp" và "Con đường mùa
đơng". Ca khúc Schubert phần lớn nói về tình yêu lãng mạn. Một số bài mang màu sắc triết lý như "Thần chết
và cô gái", "Những ranh giới của lồi người". Chủ đề thiên nhiên có những bài như "Con cá Floren". Nhiều ca
khúc phổ thơ Muller, Schiller, Shakespeare, Heine…
-Ca khúc ông kết hợp nhuần nhuyễn giữa giai điệu và phần đệm piano. Mỗi bài có một giai điệu đặc
sắc, phù hợp nội dung tác phẩm. Schubert thường viết ca khúc ở những hình thức đơn giản như couplet, 3 đọan,
ballade…
Sérénade
<i><b>2)Giao hưởng: -Schubert viết 9 giao hưởng và một số ouverture. 7 giao hưởng đầu còn mang phong cách cổ </b></i>
điển Vienne. Giao hưởng số 8 mở đầu cho thời kỳ giao hưởng lãng mạn. Giao hưởng này chỉ gồm 2 chương
nên còn gọi là giao hưởng "Bỏ dở". Nó liên quan chặt chẽ với ca khúc, mang nhiều tính kịch và tính trữ tình.
Chương I (h moll), chủ đề mở đầu
Chủ đề 1
Chủ đề 2
Chương II (E dur) hình thức sonate không phần phát triển.
<b>I/ Bối cảnh âm nhạc Ý: -Đầu thế kỷ XIX, nước Ý bắt đầu đấu tranh chống phong kiến và sự thống trị </b>
của nước ngòai (Tây ban nha, Áo, Pháp). Các phong trào đấu tranh liên tục nổ ra như: phong trào Carbonara,
phong trào Nước Ý trẻ, phong trào Phục hưng (Garibaldi) thống nhất nước Ý năm 1871.
-Văn học thể hiện lòng yêu nước, yêu tự do. Chủ đề văn học, nghệ thuật gần với cuộc sống thực tại.
Trường phái âm nhạc lãng mạn dân tộc Ý hình thành muộn hơn văn học với thể loại opéra dẫn đầu (Rossini,
Bellini, Donizetti, Verdi).
-Về khí nhạc, phong cách lãng mạn thể hiện rõ trong nghệ thuật violon của nhạc sĩ Paganini.
<b>II/ Đặc điểm thân thế và sự nghiệp của Nikolai Paganini: </b>
-Ông là một trong những nghệ sĩ violon giỏi nhất thế kỷ XIX. Ông đã tạo ra phong cách mới cho
trường phái violon lãng mạn: phong cách ngẫu hứng dân gian với kỹ thuật violon cao. Ông đưa ra những kỹ
thuật violon mới, nâng nghệ thuật violon lên đến đỉnh cao. Phong cách violon của Paganini góp phần trong việc
hình thành phong cách piano lãng mạn.
-Paganini sinh ngày 27/10/1782 tại Gênes. Từ nhỏ ông đã học violon với cha. 9 tuổi, ông biểu diễn một
biến tấu trên chủ đề bài ca cách mạng Pháp. Ông đi học sáng tác trong nửa năm và sáng tác nhiều tác phẩm cho
violon mang phong cách mới.
Năm 1828, Paganini đi biểu diễn ở nhiều nước châu Âu. Từ 1831 đến cuối đời ông đến sống tại Paris.
-Tính chất âm nhạc: Âm nhạc của ông nồng nhiệt, cảm xúc tinh tế, sử dụng chất liệu âm nhạc dân gian
Ý. Ơng có lối chơi violon ngẫu hứng, sử dụng nhiều sắc thái, tốc độ khác nhau.
-Thể loại sáng tác tiêu biểu của Paganini là tác phẩm cho violon và guitare. Ông sáng tác 24 caprice
cho violon, concerto violon D dur op.16, concerto violon h moll op.7, concerto violon E dur, nhạc cho vở kịch
<i>Bão tố (violon + dàn nhạc), khoảng 200 tác phẩm cho guitare, nhiều sonate, tứ tấu, biến tấu. </i>
<b>I/ Thân thế và sự nghiệp: </b>
-Mendelssohn là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng trong thời kỳ phát triển nhất của trường phái âm
nhạc Lãng mạn châu Âu (thập niên 30-40 thế kỷ XIX là thời kỳ hoàng kim của trường phái này).
-Ông là nhà hoạt động âm nhạc nổi tiếng có cơng sưu tầm, tổ chức biểu diễn giới thiệu các tác phẩm cổ
điển và đương thời. Ông còn là nhà chỉ huy (tách người trưởng bè violon 1 ra thành người chỉ huy dàn nhạc
giao hưởng), nhà sư phạm và biểu diễn piano. Ơng có cơng tách người chỉ huy dàn nhạc khỏi vai trò trưởng bè
violon 1. Trong lĩnh vực sáng tác, ơng có cơng sáng tạo thể loại ouverture hịa tấu.
-17 tuổi, ơng hồn thành ouverture hịa tấu đầu tiên "Giấc mộng đêm hè", khẳng định phong cách điển
hình của các tác phẩm về sau.
-Từ 1829-1832, ơng sang nhiều nước châu Âu như Thụy sĩ, Áo, Pháp, Anh, Ý, Scotland.
-Năm 1833-1835 ông trở về Đức lãnh đạo phong trào âm nhạc ở Dusseldorf. Ông giảng dạy, biểu diễn,
tổ chức các hoạt động biểu diễn giới thiệu âm nhạc, sưu tầm, nghiên cứu các tác phẩm cổ điển.
-Thập niên 30 là thời kỳ hoàn thiện trong sáng tác của Mendelssohn. Ơng có những tác phẩm nổi tiếng
như ouverture hòa tấu "Động Fingal", "Nàng Melusine xinh đẹp", giao hưởng số 2 "Cải cách" giọng d moll
(1830), giao hưởng Ý (1833), bắt đầu sáng tác giao hưởng Scotland (hoàn thành năm 1842). Phần lớn tác phẩm
thời kỳ này ơng viết cho đàn phím (nổi bật có Rondo Es, Caprice Rực rỡ, phần đầu tập "Bài ca không lời").
-Năm 1835, ông hoạt động âm nhạc ở Leipzig. Năm 1843, nhạc viện Leipzig thành lập, Mendelssohn
tham gia soạn giáo trình cho nhạc viện.
-Cuối đời ơng có những tác phẩm xuất sắc như: concerto số 2 cho piano d moll (1837), concerto violon
<b>II/ Tác phẩm: </b>
-Tính chất âm nhạc: tác phẩm Mendelssohn kết hợp âm nhạc cổ điển, âm nhạc lãng mạn và âm nhạc
dân gian Đức. Giai điệu đẹp, dễ nghe, liên quan chặt chẽ với phong cách ca xướng và vũ khúc dân gian. Ông
chú trọng sự pha trộn màu sắc trong dàn nhạc. Nội dung âm nhạc thể hiện nội tâm lãng mạn của con người hoặc
miêu tả phong cảnh thiên nhiên. Chủ đề, hình tượng âm nhạc và thể loại âm nhạc liên quan đến văn học Đức.
-Mendelssonh sáng tác nhiều thể loại, nổi bậc nhất là ouverture hòa tấu, tiểu phẩm piano, concerto và
giao hưởng.
<i><b>1)Ouverture hòa tấu: Đây là thể loại âm nhạc độc lập, 1 chương, viết cho dàn nhạc giao hưởng. </b></i>
<i>Mendelssohn có những ouverture hịa tấu tiêu biểu như: Giấc mộng đêm hè, Nàng Mélusine xinh đẹp, Động </i>
<i>Fingal. </i>
<i>Ouverture Giấc mộng đêm hè: </i>
<i><b>2) Tiểu phẩm cho piano: tác phẩm tiêu biểu là tập tiểu phẩm Bài ca không lời. Tập tiểu phẩm này gồm 48 bài, </b></i>
có cấu trúc hình thức và giai điệu như ca khúc. Các hình tượng âm nhạc trong tập tiểu phẩm này được
Mendelssohn đưa vào các thể loại lớn hơn như oratorio, symphonie, sonate…
<i>Bài ca không lời, bài 12: </i>
<i><b>3) Giao hưởng: Mendelssohn tôn trọng các nguyên tắc giao hưởng cổ điển. Ông có 4 giao hưởng, trong đó, nổi </b></i>
tiếng nhất là giao hưởng Ý và giao hưởng Scotland.
<i><b>4) Concerto: Mendelssohn viết 3 concerto (violon, cello, piano) trong đó có concerto cho violon e moll là nổi </b></i>
bật nhất.
Concerto violon e moll, chương I, chủ đề 1:
Chương I, chủ đề 2:
Chủ đề chính chương II:
<b>I/ Đặc điểm thân thế và sự nghiệp: </b>
-Schumann là một trong những đại diện tiêu biểu nhất trong lĩnh vực thẩm mỹ âm nhạc. Ông theo
khuynh hướng đổi mới cả nội dung lẫn hình thức tác phẩm âm nhạc. Ông ủng hộ khuynh hướng hiện thực, dân
tộc, tính tiêu đề trong âm nhạc lãng mạn.
Trong sáng tác, ông là nhà cách tân táo bạo. Nội dung tác phẩm thể hiện rõ những mâu thuẫn xã hội.
Tác phẩm mang tính trữ tình, phức tạp, đột khởi.
-Ông vừa là nhà sáng tác, vừa là nhà hoạt động xã hội, phê bình âm nhạc, chỉ huy dàn nhạc.
-Ông sinh ngày 8/6/1810 tại Zwickau (Đức) trong một gia đình có tiệm in sách. Từ nhỏ, Schumann tỏ
ra có năng khiếu về piano, văn học, triết học. 7 tuổi, Schumann bắt đầu sáng tác theo kiểu ngẫu hứng rất nhanh
các tác phẩm ngắn cho piano. Các tác phẩm âm nhạc về sau của ông có sự gắn bó chặt chẽ với văn học.
-Năm 1826, theo ý muốn của gia đình, Schumann vào học trường luật ở Leipzig. Sau đó ơng chuyển
hẳn sang con đường âm nhạc. Thời kỳ đầu, Schumann tập trung học piano với nghệ sĩ Wieck. Đến khi bị hư
tay, ông hướng sang con đường sáng tác và lý luận phê bình. Ơng chú ý nghiên cứu các tác phẩm cổ điển, nhất
là tác phẩm của Bach. Thời kỳ này, ông sáng tác chủ yếu cho piano (Étude cho piano theo caprice của Paganini,
Les Papillons, Vũ hội hóa trang, Toccata op.7, Étude giao hưởng, Kreisleriana, Fantaisie C dur…). Các tác
<i>-Năm 1834, Schumann làm tổng biên tập tạp chí Âm nhạc mới. Ơng họat động cho tạp chí này khoảng </i>
10 năm, giới thiệu các tác giả, tác phẩm cổ điển và đương đại mang tư tưởng tiến bộ.
<i>-Thập niên 40 Schumann sáng tác nhiều ca khúc. Nổi tiếng nhất là liên ca khúc Tình yêu thi sĩ dựa theo </i>
<i>thơ của Heine. Ngồi ra, ơng có những tác phẩm nổi tiếng khác như: giao hưởng Muà xuân (1841), giao hưởng </i>
<i>d moll, concerto piano a moll, concerto piano Es dur (1842), ba tứ tấu dây (1842), oratorio Le Paradis et La </i>
<i>Peri (1842). </i>
-Cuối đời, ông bệnh thần kinh ngày càng nặng, phải về sống ở Dresden. Các tác phẩm nổi tiếng cuối
đời có: opéra Geneviève (1848), nhạc cho vở Faust, nhạc cho vở Malfred, concerto cello a moll, sonate cho
violon và piano, fantaisie cho violon và dàn nhạc… Ông mất ngày 29/7/1856.
<b>II/ Tác phẩm: Hai thể loại sáng tác nổi bật nhất của Schumann là tác phẩm cho piano và thanh nhạc. </b>
<i><b>1) Tác phẩm piano: Những cải cách của Schumann thể hiện nhiều nhất trong các sáng tác cho piano. </b></i>
Ông đã tạo ra 2 kiểu liên khúc mới cho piano là liên khúc tổ khúc biến tấu và liên khúc sonate giao hưởng.
Trong cả hai kiểu liên khúc, Schumann nhấn mạnh tính tương phản và lối phát triển đơn chủ đề. Điển hình cho
<i>thể loại liên khúc tổ khúc biến tấu là các tác phẩm: Kreisleriana, Những khúc nhạc ảo tưởng, Vũ hội hóa </i>
<i>trang…Ở thể loại này, ông thống nhất những khúc nhạc riêng biệt theo nguyên tắc tổ khúc biến tấu đơn chủ đề. </i>
Liên khúc sonate giao hưởng viết dựa trên nguyên tắc sonate allegro và biến tấu đơn chủ đề; Tác phẩm
điển hình là concerto a moll cho piano (1841-1845).
-Tác phẩm piano của Schumann mang tính tiêu đề rõ rệt. Qua tiêu đề, ông nêu lên những tư tưởng, tình
cảm con người. Âm nhạc thể hiện ước mơ lãng mạn, trữ tình. Chủ đề liên quan chặt chẽ với văn học lãng mạn.
Âm nhạc mang tính chân dung, cá tính độc đáo, cảm xúc thay đổi thường xuyên.
-Giai điệu trải rộng, tinh tế, phức tạp, có những giai điệu ẩn. Cấu trúc giai điệu tự do, thường nhảy xa
và có đảo phách.
-Tiết tấu tự do, phong phú, khơng cần chuẩn bị, có thể chuyển đột ngột.
-Hoà âm và tốc độ thay đổi thường xuyên.
<i><b>2) Thanh nhạc: Tác phẩm thanh nhạc của Schumann là một trong những đỉnh cao của thanh nhạc lãng </b></i>
mạn (Schubert, Schumann, Brahms). Ông sáng tác nhiều thể loại cho thanh nhạc như ca khúc, liên ca khúc,
ballade, hợp ca… Ông thường phổ thơ của các nhà thơ lãng mạn nổi tiếng như Goethe, Heine, Byron,
<i>Schiller… Tác phẩm nổi bật nhất là liên ca khúc Tình yêu thi sĩ. </i>
-Ca khúc Schumann có sự thống nhất cao giữa giai điệu và lời thơ. Ông đi sâu vào từng câu, từng chi
tiết tinh tế của ngôn ngữ. Giai điệu mang tính ngâm vịnh. Ơng tìm ra mầu sắc hòa âm phù hợp cho mỗi lời thơ.
Phần đệm phong phú của piano góp phần thể hiện bài nhạc.
Giao hưởng số 1 “Mùa xuân”, chương I:
Chủ đề mở đầu:
Chủ đề 2:
<b>I/ Hoàn cảnh xã hội Ba lan thế kỷ XIX: -Sau khởi nghĩa 1794, Ba lan bị chia nhiều mảnh do nhiều đế </b>
quốc chiếm đóng (Áo , Nga…). Đầu thế kỷ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều thất bại (1830-1831,
1846, 1863). Nhân dân Ba lan chứng tỏ tinh thần dân tộc trong lĩnh vực văn hóa. Bấy giờ, văn học dẫn đầu
trong nghệ thuật dân tộc Ba lan. Trung tâm âm nhạc thời đó là Varsovie, có các nhà hát, tổ chức âm nhạc và
trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp. Cơ sở nghệ thuật là âm nhạc dân gian; Có nhiều nhạc sĩ nổi tiếng; nghệ
Trong lĩnh vực khí nhạc, nhạc sĩ nổi tiếng nhất là Frédéric Chopin, nghệ sĩ biểu diễn piano và sáng tác
cho piano xuất sắc của thế kỷ XIX.
<b>II/ Thân thế và sự nghiệp Frédéric Chopin: </b>
-Chopin là nhạc sĩ lãng mạn dân tộc Ba lan sáng tác những tác phẩm piano dựa trên cơ sở văn hóa dân
tộc Ba lan và tinh hoa âm nhạc Tây Âu.
-Chopin có cơng nâng cao và hồn chỉnh các thể loại tiểu phẩm cho piano như polonaise, mazurka,
étude, nocturne, scherzo, ballade, impromptus…
-Ông sinh tại Zelazawa Wola, gần thủ đơ Varsovie. Sau đó gia đình Chopin chuyển về Varsovie sống.
Nhà Chopin là một trong những trung tâm tụ họp của giới trí thức yêu nước. Vì vậy Chopin sớm lãnh hội
những kiếm thức văn học, nghệ thuật và lòng yêu nước.
-Từ nhỏ Chopin đã giỏi piano. Năm 1826, ông vào học nhạc viện Varsovie với thầy Elsner và tốt
nghiệp năm 1829. Ông sưu tầm, nghiên cứu âm nhạc dân gian và các truyền thuyết dân gian Ba lan, mang vào
tác phẩm âm nhạc bản sắc dân tộc độc đáo. Ngồi ra ơng còn nghiên cứu các tác phẩm trường phái cổ điển
Vienne và âm nhạc cổ điển Ba lan.
-Năm 1829, ông đến biểu diễn piano tại Vienne rất thành công. Về nước, ông tiếp tục hoạt động âm
nhạc đến tháng 11/1830 ông vĩnh viễn rời khỏi Ba lan.
-Các tác phẩm thời kỳ ở Ba lan của Chopin thể hiện ước mơ tuổi trẻ, tình cảm nội tâm. Ơng lấy giai
điệu và tiết tấu từ âm nhạc dân gian. Giai điệu mang tính du dương, hoa mỹ, điêu luyện. Tác phẩm nổi bậc có
concerto piano f moll và e moll, trio piano+violon+cello giọng g moll, polonaise cho cello+piano giọng C dur,
op.3
-Rời Ba lan, Chopin đến Vienne sống một thời gian nhưng cảm thấy khơng thích hợp nên sau đó ơng
đến Paris. Tại đây, ơng thường gặp gỡ các kiều dân Ba lan và các nhà nghệ thuật nổi tiếng như Liszt, Rossini,
Mendelssohn, Paganini, Bellini, Victor Hugo, Alexandre Dumas… Ơng được cơng nhận là một trong những
nghệ sĩ biểu diễn piano xuất sắc của thế giới.
-Thập niên 30 và 40, ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị cho piano như sonate 2,3, ballade 3,4,
fantaisie f moll… Những năm này ông sống với nữ văn sĩ George Sand. Sau đó hai người chia tay, cuộc sống
của Chopin trở nên nặng nề. Ông đau yếu luôn, phải sang Anh chữa bệnh. Trở về Paris, ông mất ngày
17/10/1849.
-Cuối đời, ơng có những tác phẩm nổi tiếng như các mazurka op.33, 50, 59, 63, 67, 68, polonaise
op.40, 44,, 53, 61, Polonaise fantaisie, nocturne cis, Des, G, c, fis, f, Es, các étude, prélude, ballade, valse,
impromptus…
<b>III/ Tác phẩm: </b>
-Thể loại sáng tác tiêu biểu của Chopin là tác phẩm cho piano. Các tác phẩm tiêu biểu có concerto
piano f moll, e moll, ballade 3,4, sonate 2,3, fantaisie f moll, Polonaise fantaisie…
-Tính chất âm nhạc: Âm nhạc liên quan chặt chẽ với dân ca, dân vũ Ba lan cả hình thức lẫn nội dung.
Chủ đề thơ mộng, trữ tình. Nội dung mang tâm lý sâu sắc. Ông thực hiện nhiều đổi mới trong giai điệu, hịa âm,
tiết tấu, hình thức âm nhạc. Ông chú trọng làm nổi bậc giai điệu piano. Giai điệu thường có những chùm nốt
ước lệ, nốt hoa mỹ. Màu sắc hòa âm thay đổi một cách tự nhiên.
Chủ đề 2:Con anima
Chương III, chủ đề 1: Allegro vivace
<b>I/ Thân thế và sự nghiệp: </b>
-Liszt là nhạc sĩ lãng mạn Hungari sống gần suốt thế kỷ XIX. Ơng có cơng đặt nền móng cho nền âm
nhạc kinh điển Hungari. Trải qua các giai đọan thăng trầm của trường phái âm nhạc lãng mạn châu Âu, âm
nhạc ông mang nhiều nội dung và sắc thái khác nhau.
-Ơng có cơng sáng tạo thể loại giao hưởng thơ 1 chương và củng cố giao hưởng tiêu đề (các loại giao
hưởng tiêu đề từ Berlioz, Glinka, Rimsky Korsakov, Dvorak, Liszt: xây dựng hình tượng và phát triển hình
tượng, hồnh tráng, nhiều chi tiết, mang tính miêu tả).
-Ơng rất giỏi về piano, chỉ huy, tổ chức âm nhạc và sư phạm âm nhạc (ơng có 337 học trị dạy miễn
phí).
-Ơng sinh ngày 22/10/1811 tại Doborian, phía Tây Hungari. Cha ơng là người biết nhạc (violon, cello,
hát, sáng tác) đã dạy ông đàn. Mẹ là người gốc Áo. Liszt ứng tác rất giỏi, nghe và nhớ tốt. 8 tuổi ông đã tham
gia biểu diễn lần đầu với dàn nhạc. Bấy giờ có 5 nhà tài trợ Hungari cung cấp tiền cho Liszt đến Vienne học
nhạc. Tại đây, ông học sáng tác với Salieri và học piano với Carl Czerny. 11 tuổi, ông biểu diễn ở Vienne rất
thành công.
-1823 ông trở về Hungari biểu diễn và trở nên nổi tiếng. Tháng 12/1823, Liszt xin vào học nhạc viện
Paris nhưng bị từ chối (vì ơng là người nước ngồi). Liszt học nhạc tư ở ngồi. 1825, ơng sáng tác opéra đầu
tiên và một số tiểu phẩm cho piano. 1826-1827, ông được mời đi biểu diễn ở Pháp, Anh , Thụy sĩ.
-1827, cha Liszt mất, cuộc sống của ơng trở nên khó khăn. Năm 1830, Liszt viết nhiều tác phẩm ủng hộ
cách mạng Pháp. Bấy giờ, ông say mê chủ nghĩa xã hội không tưởng.
-1833, Liszt gặp gỡ nữ bá tước Marie de Flavigny. 1835, bà bỏ chồng đi theo Liszt và hai người chung
sống 15 năm, có 3 người con. Năm 1835-1848 là thời kỳ sáng tác hay nhất của Liszt. 1839, ông có về thăm
Hungari và biểu diễn góp tiền xây dựng nhạc viện Budapest.
-Năm 1848, ông đến sống ở Weimar, đứng đầu trường phái âm nhạc Weimar chống lại trường phái
Leipzig, bảo vệ nguyên tắc âm nhạc tiêu đề. Thời gian này ông viết nhiều sách về lý luận mỹ học âm nhạc. Tại
Weimar, ông sống với nữ bá tước Caroline 13 năm.
-1861, ông sống cô độc ở Rome. 1865, ông trở thành linh mục. Thời gian này ông nghiên cứu những
tác phẩm cổ, đặc biệt là tác phẩm của Palestrina. Ông sáng tác những tác phẩm lớn cho nhà thờ mang nhiều
màu sắc Hungari. Ông vận động xây dựng nhà hát Bayreuth.
-1875, Paris tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm hoạt động âm nhạc của Liszt. Từ đó, học bổng Liszt được thành
lập hàng năm cấp cho 3 sinh viên giỏi âm nhạc. 1885, ơng làm giám đốc nhạc viện Budapest. Ơng mất ngày
21/7/1886.
<b>II/ Tác phẩm: </b>
-Tính chất âm nhạc: tác phẩm ông mang phong cách hát nói (recitatif). Giai điệu trang hoàng phong
phú, sử dụng thang âm dân gian Hungari (điệu thứ hòa âm với quãng 2 tăng giữa bậc III và IV). Tiết tấu sinh
động, thay đổi thường xuyên. Âm nhạc ông mang tính tiêu đề, nhưng không phải loại giao hưởng có chương
trình như Berlioz. Ơng thể hiện một cách khái qt hình tượng chính của tác phẩm chứ khơng trình bày theo thứ
tự thời gian của sự việc.
-Thể loại sáng tác tiêu biểu của Liszt là giao hưởng thơ, giao hưởng tiêu đề và tác phẩm cho piano. Ơng
có những tác phẩm tiêu biểu như: 13 giao hưởng thơ, 19 rhapsodie, liên khúc piano "Những năm chu du" (gồm
3 tập, mỗi tập 7 bài).
piano của Liszt có qui mô lớn, âm lượng dày, nặng, trang trọng như dàn nhạc. Giai điệu điêu luyện, mang
phong cách ca xướng, ngâm vịnh.
Âm hình tiết tấu đa dạng nhưng vẫn duy trì ngơn ngữ piano. Ơng mở rộng kỹ thuật piano từ kỹ thuật violon của
Paganini (trille, trémolo, chạy lướt, staccato liên tục, nhảy xa…)
-Tác phẩm tiêu biểu là 19 rhapsodie Hungari và liên khúc "Những năm chu du".
Rhapsodie Hungari là những tác phẩm cải biên tự do từ âm nhạc dân gian Hungari. Các bài số 2, 6, 9,
10, 12, 14, 15 có chuyển biên cho nhạc cụ khác.
Rhapsodie Hungari số 2: gồm 2 chương
Chương I, chủ đề mở đầu:
Chủ đề 1:
Chủ đề 2:
Liên khúc "Những năm chu du" gồm 3 tập: tập 1 nói về thiên nhiên và âm nhạc dân gian Thụy sĩ; Tập 2
miêu tả ấn tượng về nghệ thuật thời Phục hưng; Tập 3 nói về tiến trình từ sự say mê chủ nghĩa xã hội không
tưởng đến sự qui phục tôn giáo cuối đời của tác giả.
Ngồi ra Liszt có 5 étude concerto, 2 tác phẩm nổi tiếng cho piano và dàn nhạc (sonate fantaisie và
sonate hmoll, viết theo kiểu giao hưởng thơ 1 chương).
<i><b>2)Giao hưởng: Liszt phát triển thể loại giao hưởng tiêu đề. Ông sáng tác theo kiểu xây dựng một hình </b></i>
tượng trung tâm rồi phát triển tác phẩm một cách tổng quát, cô đọng, nhấn mạnh hình tượng chính. Hai giao
hưởng tiêu đề nổi tiếng nhất là Faust (1854) và Dante (1856).
Ông sáng tạo thể loại giao hưởng thơ 1 chương. Thể loại này có cấu trúc kết hợp nhiều hình thức khác
nhau. Nó là sự cơ đọng của giao hưởng 4 chương cổ điển. Ông phát triển tác phẩm chủ yếu theo nguyên tắc đơn
chủ đề. Trong 13 giao hưởng thơ, tác phẩm nổi bậc nhất là giao hưởng thơ số 4 "Những khúc dạo đầu" (Les
Préludes).
Sau phần trình bày chủ đề, tác phẩm phát triển qua 4 giai đoạn. Phần tái hiện xuất hiện chủ đề phụ
<b>I/ Đặc điểm thân thế sự nghiệp: -Glinka là nhạc sĩ Nga đầu tiên nổi tiếng thế giới. Ông mở đầu nền </b>
âm nhạc kinh điển Nga với 2 thể loại tiêu biểu là opéra và giao hưởng.
-Ông sinh ngày 20/6/1804 tại Novospasskoié, Smolensk, trong một gia đình q tộc. Ơng được học
nhạc từ nhỏ. Năm 1818, ông đến học ở Pétersbourg. Tại đây ông chứng kiến các cuộc khởi nghĩa. Năm 1822,
ông tốt nghiệp học viện sư phạm Pétersbourg và đi hẳn vào ngành nhạc. Thời gian nàu ông sáng tác các liên
khúc biến tấu cho piano, ouverture, các tác phẩm thính phịng, romance, phác thảo giao hưởng B dur… Ông
còn chỉ huy dàn nhạc, biểu diễn violon và piano.
-Năm 1830, ông sang Ý, Áo, Đức thu thập kiến thức âm nhạc. Năm 1834, ơng hồn thành ouverture
giao hưởng dựa trên chủ đề dân ca Nga.
<i>-Trở về nước, ông sáng tác opéra Ivan Soussanine (công diễn lần đầu ngày 27/11/1836). Với thành </i>
<i>công của vở này, ông được công nhận là nghệ sĩ quốc tế. Sau đó, ơng viết opéra thần thoại Rousslan và </i>
<i>Lioudmila (1842). Thời gian này, ơng có những tác phẩm nổi bậc khác như opéra Ơng hồng Kholmsky, liên </i>
<i>khúc romance Tạm biệt Pétersbourg (1840), các romance Tỉnh ngộ, Tôi nhớ phút giây diệu kỳ, Nhìn đêm… </i>
-Từ 1844-1845, ông sống tại Paris. Ông làm quen với các nhạc sĩ danh tiếng như Berlioz, Liszt. Từ
<i>1845-1847, ông đi Tây ban nha sưu tầm dân ca và viết các tác phẩm mang màu sắc Tây ban nha như Jota </i>
<i>Aragonesa (1845), Đêm ở Madrid (1848). Tác phẩm nổi bậc nhất vào cuối đời của ông là Ouverture </i>
<i>Kamarinskaia (1848), gần gũi với văn học, nghệ thuật Nga. Ông mất ngày 3/2/1857 tại Berlin. </i>
<b>II/ Tác phẩm: </b>
-Tính chất âm nhạc: Âm nhạc ông lấy chất liệu dân ca Nga. Nguyên tắc sáng tác giao hưởng chủ yếu là
biến tấu. Âm nhạc ông phản ánh tinh thần độc lập dân tộc, tính anh hùng và lịng u nước nồng nàn.
<i><b>-Opéra: 2 opéra nổi bậc nhất của ông là Ivan Soussanine và Rousslan và Lioudmila, khởi nguồn cho 2 </b></i>
<i>dòng nhạc kịch Nga: nhạc kịch lịch sử và nhạc kịch thần thoại. Vở Ivan Soussanine thuộc loại bi hùng lịch sử, </i>
kể về 1 anh hùng nông dân Nga chống xâm lược Ba lan thế kỷ XVII. Đây là vở nhạc kịch Nga đầu tiên khơng
có đối thoại. Trong vở này, Glinka thực hiện giao hưởng hoá nhạc kịch và áp dụng nguyên tắc âm hình chủ đạo.
<i>Rousslan và Lioudmila là vở nhạc kịch thần thoại dựa trên tác phẩm của Pouchkine. Đây là tác phẩm </i>
mở đầu cho nhạc kịch cổ tích sử thi ở Nga. Vở này có 5 màn. Glinka thể hiện khả năng phối khí tinh tế, âm
nhạc mang màu sắc phương Đơng.
Ouverture Rousslan và Lioudmila, chủ đề 1:
Chủ đề 2:
-
Giao hưởng: tác phẩm viết cho dàn nhạc của Glinka hầu hết là 1 chương. Giao hưởng của ông liên hệ chặt chẽ
<i>với dân ca Nga và mang tính tiêu đề. Ơng có những sáng tác nổi bật như: Fantaisie Kamarinskaia (biến tấu trên </i>
<i>2 chủ đề), Ouverture Tây ban nha, Valse Fantaisie (theo kiểu rondo), Đêm ở Madrid (hồ tấu 3 phần). </i>
-Nửa cuối thế kỷ XIX, tại Pétersbourg (Nga) có nhóm nhạc sĩ 5 người gọi là nhóm "Hùng mạnh" (tên
nhóm do nhạc sĩ Stasov đặt). Nhóm gồm : Balakirev (lãnh đạo), César Cui, Borodine, Moussorgsky, Rimsky
-Đây là nhóm âm nhạc rất nổi tiếng ở Nga và trên thế giới. Nó đặc biệt ảnh hưởng đến trường phái âm
nhạc Ấn tượng của Pháp. Nhóm này tập hợp những người cùng chí hướng sáng tác theo tư tưởng dân chủ, tiến
bộ với khẩu hiệu "Nội dung của nghệ thuật là cuộc sống".
-Ngoài việc sáng tác, họ cịn hoạt động trên lĩnh vực báo chí, lý luận phê bình âm nhạc. Họ có cơng sưu
tầm, biên soạn lại nhiều bài dân ca Nga, đưa ra hệ thống điệu thức, hịa âm, phối khí đặc trưng của Nga. Họ góp
phần xây dựng giáo trình âm nhạc Nga dạy trong các nhạc viện ở Nga và một số nước khác. Họ góp phần tuyên
truyền, giáo dục âm nhạc bằng cách mở trường âm nhạc miễn phí. Họ tổ chức biểu diễn giới thiệu tác phẩm, tác
giả Nga và các nhạc sĩ nổi tiếng nước ngồi (Berlioz, Schumann, Liszt…).
-Âm nhạc của nhóm thường lấy đề tài tổ quốc, đề tài thần thoại dân gian. Âm nhạc mang nhiều tính
nơng thơn Nga. Họ lấy chất liệu âm nhạc dân gian Nga làm nền tảng.
-Balakirev là nhạc sĩ Nga có cơng thành lập nhóm "Hùng nạnh", một nhóm nhạc sĩ Nga rất nổi tiếng
trong nước và trên thế giới nửa sau thế kỷ XIX.
-Năm 1856 ông thành lập nhóm "Hùng mạnh". Năm 1860, ông đi sưu tầm dân ca dọc sông Volga, viết
phần đệm và in thành tuyển tập "40 bài dân ca Nga".
-Thập niên 60, ông hoạt động tổ chức trường âm nhạc miễn phí, chỉ huy dàn nhạc. Đầu thập niên 70,
ông bị khủng hoảng thần kinh và nghỉ các hoạt động âm nhạc cho đến đầu thập niên 80.
<i>-Tác phẩm nổi bậc: Fantaisie cho piano Islamey, giao hưởng thơ "Nước Nga" (1000 năm), giao hưởng </i>
<i>thơ Tamara, ouverture Vua Lia, ouverture dựa trên chủ đề 3 bài dân ca Nga, ouverture dựa trên chủ đề hành </i>
<i>khúc Tây ban nha. </i>
-Ông sinh ngày 18/1/1835 tại Vilna, trong 1 gia đình cựu sĩ quan Pháp. Ơng mất ngày 26/3/1918 tại
Pétersbourg. Ông nổi tiếng trong lĩnh vực lý luận âm nhạc, đấu tranh cho khuynh hướng hiện thực.
-Lúc đầu, ông học trường trung cấp kỹ thuật quân sự rồi chuyển sang viện hàn lâm kỹ thuật quân sự.
Ông là nhà lý luận quân sự có tài, giáo sư chủ nhiệm khoa. Năm 1856 ơng tham gia nhóm "Hùng mạnh". Ông
<i>sáng tác 10 opéra, nổi bật có "Le Prisonnier du Caucase", "William Ratcliff". Ông sáng tác 250 romance, các </i>
hợp xướng, liên ca khúc, tiểu phẩm piano, nhạc thính phịng…
-Ơng là người sáng lập dòng giao hưởng anh hùng ca Nga mang tính sử thi. Ơng tơ điểm cho hình
tượng anh hùng trong những truyện thần thoại, cổ tích hay trong lịch sử bằng bộ gỗ và bộ gõ màu sắc mang
đậm nét dân gian Nga.
-Ơng cịn là nhà hóa học và nhà hoạt động xã hội nổi tiếng.
-Ông sinh ngày 31/10/1833 tại Pétersbourg. Từ nhỏ ông đã học flute, piano, cello, sáng tác. Năm 1850
ông vào học viện thực nghiệm y học thành phố. Sau đó ơng tốt nghiệp tiến sĩ ra giảng dạy mơn hóa tại trường.
-Năm 1862, ơng tham gia nhóm "Hùng mạnh".
-Hai thể loại sáng tác nổi bậc của ông là giao hưởng và opéra. Tác phẩm tiêu biểu có: 3 giao hưởng 4
<i>chương (giao hưởng số 2 mang tên "Dũng sĩ"(1876), giao hưởng số 3 chưa hòan thành, được Rimsky Korsakov </i>
<i>và Glazounov viết tiếp), giao hưởng tiêu đề "Miền Trung Á"(1880), opéra "Hoàng tử Igore", 2 tứ tấu dây số 1 </i>
<i>"Thanh âm lạc lõng"… </i>
-Ông mất ngày 2/5/1887 tại Pétersbourg do bệnh tim.
<b>Giao hưởng 2 (h moll): tác giả vẽ những bức tranh đồ sộ, thể hiện tính anh hùng. </b>
<i>Chương I: sonate allegro có tiêu đề "Cuộc hội tụ các tráng sĩ". Chủ đề 1 ở bè trầm của bộ dây, mang </i>
tính hùng dũng, kiên quyết. Chủ đề 2 trữ tình, du dương, mang âm hưởng dân ca Nga.
Chương II: scherzo, hình thức 3 đoạn phức với đoạn đầu và đoạn cuối mang tính sonate 2 chủ đề (chủ
đề 1 mang tính vũ khúc, chủ đề 2 trữ tình, mang màu sắc phương Đơng).
Chương III: andante, hình thức sonate, phát triển liên tục sang chương IV.
Chương IV: hình thức sonate, mang tính hội hè, vui vẻ.
-Moussorgsky là nhà soạn nhạc hiện thực, phản ánh những mâu thuẫn xã hội trong tác phẩm âm nhạc.
Ông thường sử dụng các đề tài mang tính lịch sử.
-Ơng sinh ngày 9/3/1839 tại làng Karevo, trong 1 gia đình q tộc nhỏ. 4 tuổi ông học piano. 9 tuổi,
Moussorgsky bắt đầu biểu diễn các tác phẩm nhỏ của Liszt. Năm 1849 ông đến Pétersbourg thi vào trường sĩ
quan cận vệ. Năm 1858, ông bỏ nghề sĩ quan cận vệ theo hẳn ngành nhạc.
<i>"Những bức tranh trong phòng triển lãm" (1874), liên ca khúc "Những bài ca và điệu nhẩy của thần chết", </i>
<i>ballade "Bị lãng quên"… </i>
-Những năm cuối đời, ông sống nghèo khổ và bị bạn bè xa lánh vì khơng hiểu được những cải cách của
ơng. Ơng mất ngày 28/3/1881 tại Pétersbourg.
<b>Liên khúc "Những bức tranh trong phòng triển lãm": (1874) tác phẩm được viết sau khi tác giả đi </b>
<i>xem triển lãm tranh của 1 người bạn. Tác phẩm gồm 10 khúc nhạc diễn tả 10 bức tranh với đoạn chen "Đi dạo" </i>
được biến tấu để phù hợp nội dung các bức tranh.
-Khúc 1 "Quỉ lùn"
-Khúc 2 "Lâu đài cổ"
-Khúc 3 "Vườn Tuleries"
-Khúc 4 "Chiếc xe Bydlo"
-Khúc 5 "Vũ khúc bầy gà con"
-Khúc 6 "Hai người Do thái giàu và nghèo"
-Khúc 7 "Chợ Limoges"
-Khúc 8 "Đường hầm mộ cổ La mã"
-Khúc 9 "Túp lều chân gà của phù thủy Babaiga"
-Khúc 10 "Cổng lớn ở Kiev"
<b>I/ Thân thế và sự nghiệp: </b>
-Ơng có cơng hoàn chỉnh opéra và giao hưởng cổ điển Nga thế kỷ XIX. Ông là nhạc sĩ Nga đầu tiên
viết giao hưởng 4 chương. Ơng góp phần sưu tầm và giới thiệu dân ca Nga, hệ thống các thang âm điệu thức
Nga. Ơng có cơng góp phần xây dựng giáo trình giảng dạy âm nhạc trong các nhạc viện Nga.
-Ông sinh ngày 6/3/1844 tại Tikhvin, trong 1 gia đình q tộc. Từ nhỏ ơng đã học piano. 12 tuổi ông
vào học trường hải quân Pétersbourg. Năm 1861, ông kết thân với nhạc sĩ Balakirev và bắt đầu sáng tác. Năm
1862, ông tốt nghiệp trường hải quân và thực tập đi biển vòng quanh thế giới trong 3 năm. Năm 1871, ông được
mời làm giáo sư nhạc viện Pétersbourg.
-Thập niên 80 ông hoạt động chỉ huy rất thành cơng trong và ngồi nước. Thập niên 90, ông bị khủng
hỏang tinh thần do những bất hạnh trong gia đình và biến động ngồi xã hội. Sau đó ơng trở lại sáng tác nhiều,
nhất là opéra. Năm 1905, cách mạng nổ ra, ông tham gia bãi khóa, biểu tình, sáng tác những tác phẩm cho cách
mạng.
-Ngồi sáng tác, ơng cịn là nhà lý luận phê bình âm nhạc đầy tài năng. Ông soạn 2 tuyển tập dân ca
<i>Nga, viết sách "Những điều cơ bản về phối khí", "Sách giáo khoa hòa âm", sách "Biên niên sử về đời hoạt động </i>
<i>âm nhạc của tôi" và nhiều bài báo về nghệ thuật khác. </i>
-Ơng mất ngày 8/6/1908 ở ngoại ơ Pétersbourg.
<b>II/ Sáng tác: -Đặc điểm nghệ thuật của Rimsky Korsakov thể hiện đầy dủ nhất trong thể lọai opéra. </b>
Tác phẩm ơng khai thác hình tượng thần thoại dân gian. Âm nhạc tươi vui, trong sáng. Ơng thường có những
tác phẩm mang nhiều cảm xúc về biển. Ông chú trọng việc pha màu sắc dàn nhạc.
<i>-Ông sáng tác 15 opéra, trong đó có các vở nổi bật như: "Đêm tháng 5" (1879), "Nàng Bạch Tuyết" </i>
<i>(1881), , "Đêm trước lễ giáng sinh" (1894-1895), "Sadko" (1895-1896), "Vợ chưa cưới của Nga Hoàng" </i>
<i>(1898), "Câu chuyện vua Saltan" (1899) "Con gà trống vàng" (1907)… </i>
-Ông viết 15 tác phẩn dàn nhạc, trong đó có 3 giao hưởng 4 chương, các tổ khúc giao hưởng như
<i>Schéhérazade, Alta… nhiều romance, hợp xướng, tác phẩm thính phịng, tác phẩm piano… </i>
<b>I/ Đặc điểm thân thế và sự nghiệp: </b>
-Ông là nhạc sĩ Nga rất nổi tiếng thế giới nửa sau thế kỷ XIX. Ông là một trong những đại diện tiêu biểu nhất
của trường phái âm nhạc Maskva ở Nga. Ơng sáng tác thành cơng ở nhiều thể loại như giao hưởng, nhạc kịch,
vũ kịch, nhạc thính phịng…Ơng cịn là nhà sư phạm, lý luận phê bình âm nhạc, chỉ huy nổi tiếng.
-Năm 1865 ông trở thành giáo sư nhạc viện Maskva. Từ 1865-1877 ơng có những tác phẩm nổi bậtnhư:
3 giao hưởng. 4 opéra (trong đó có opéra Sevevisky, Mazeppa, La Pucelle d’Orléans), vũ kịch Hồ thiên nga,
ouverture Roméo và Juliette (1869), Bão tố (1873), Francesca da Rimini (1876), tập tiểu phẩm piano Bốn
mùa…
-1877-1885 ông trải qua một thời kỳ khủng hoảng tinh thần do xã hội ngột ngạt và hôn nhân không
thành. Thời kỳ này ông thường sống những nơi yên tĩnh và đi chu du nước ngoài. Từ 1878 ông được một bà
triệu phú bảo trợ về kinh tế. Ơng sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị như: giao hưởng số 4, opéra Eugène
Onéguine, Capriccio Italien, Ouverture 1812, Concerto violon, Concerto số 2 cho piano…
<i>-Thập niên 80, ông bắt đầu hoạt động chỉ huy. Thời gian này ông viết giao hưởng tiêu đề Manfred, giao </i>
hưởng số 5. Những năm cuối đời (1885-1893) là thời kỳ ơng viết nhiều nhất; ơng có những tác phẩm nổi tiếng
<i>như: opéra Con đầm bích (1890), giao hưởng số 6 (1893), vũ kịch Người đẹp ngủ trong rừng (1889), Cặp hạt </i>
<i>dẻ, Jolanta (1891)… Ông mất ngày 25/10/1893 tại Pétersbourg. </i>
<b>II/ Tác phẩm: </b>
-Tính chất âm nhạc: Âm nhạc Tchaikovsky mang tính trữ tình, triết lý sâu sắc. Hồ âm, phối khí, cấu
trúc chặt chẽ theo phong cách cổ điển. Giai điệu đẹp.
-Giao hưởng: Giao hưởng Tchaikovsky thường mang tính trữ tình, triết lý, giàu kịch tính. Ơng sáng tác
khoảng 30 tác phẩm cho dàn nhạc, trong đó có 6 symphony, 1 giao hưởng tiêu đề, nhiều ouverture, giao hưởng
thơ, tổ khúc giao hưởng và concerto. Tác phẩm nổi bật nhất là giao hưởng số 5 và số 6.