Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.37 KB, 36 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK
2.1. Tổng quan về VPBank
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1990, Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về Ngân hàng
Thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành đã tạo dựng
một khung pháp lý cho hoạt động Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong bối
cảnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt
Nam, tên quốc tế là Việt Nam Joint-Stock Commercial Bank for Private
Enterprises, viết tắt là VPBank được thành lập theo giấy phép số 0042/NH-GP do
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt
động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 với lĩnh
vực hoạt động như sau:
_Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân;
_Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước;
_Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác;
_Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân;
_Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;
_Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành;
_Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
_Thực hiện kinh doanh ngoại tệ;
_Huy động nguồn vốn từ nước ngoài;
_Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán
quốc tế;
_Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình
thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union.
Trong giai đoạn đầu mới thành lập (1994-1996), mặc dù nhận thức từ phía
nhà nước cũng như từ phía người dân về các doanh nghiệp cổ phần còn hạn chế,
ban lãnh đạo ngân hàng cũng rất lúng túng khi đưa ra đường lối phát triển chung
song không vì thế mà cán bộ nhân viên ngân hàng chịu lùi bước. Với tinh thần
nhiệt tình và khả năng vốn có của cán bộ nhân viên ngân hàng, VPBank đã thu


được những kết quả khả quan: tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần đạt 35% /năm,
trong hai năm 1995, 1996; chất lượng tín dụng đảm bảo và các hoạt động dịch vụ
phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, bước sang năm 1997, cùng với cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ của khu vực châu Á và sự khó khăn của nền kinh tế trong
nước, VPBank cũng rơi vào khủng hoảng do những sai lầm trong quản lý. Điều đó
đã đẩy VPBank rơi vào tình trạng không đủ năng lực tài chính để thực hiện nghĩa
vụ thanh toán của mình. Ngân hàng gần như không tìm được lối thoát, đứng bên bờ
vực của sự phá sản khi các hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nợ quá hạn trên 300
tỷ đồng, giá trị L/C trả chậm của khách hàng còn tồn đọng với nước ngoài lên đến
40 triệu USD, mất uy tín trong thanh toán với khách hàng trong nước và đặc biệt là
các đối tác nước ngoài. Vì vậy, trong thời gian từ năm 1997-2000 là giai đoạn
củng cố, cải tổ và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn mới. Để lành mạnh hoá tình
hình tài chính, Ngân hàng đã tập trung vào công tác thu hồi nợ để giải quyết các
khoản nợ còn tồn đọng từ giai đoạn trước đồng thời tăng cường hoạt động với
những khoản vay đảm bảo nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Ngoài ra, Ngân hàng cũng
đã nỗ lực giải quyết các khoản L/C trả chậm để cải thiện tình hình tài chính và khôi
phục lại uy tín của mình ở nước ngoài. Thời gian này, VPBank chịu sự kiểm soát
chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, các hoạt động đều bị hạn chế. Trong điều kiện
khó khăn như vậy, Hội đồng quản trị và Ban điều hành VPBank đã nỗ lực, linh
hoạt đưa ra các giải pháp hữu hiệu cải tổ VPBank. Một trong những quyết định táo
bạo, mang tính đột phá đã được đưa ra tại cuộc họp Hội đồng quản trị ngày
16/9/2000 là chiến lược "xây dựng VPBank trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu
của Việt Nam và khu vực". Khách hàng tiềm năng quan trọng nhất của VPBank sẽ
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể và phục vụ tiêu dùng của nhân
dân. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Hội đồng quản trị, tinh thần làm việc tích cực,
sáng tạo của Ban điều hành cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, VPBank đã lấy lại
được hình ảnh và uy tín của mình. Đến tháng 6 năm 2004, VPBank chính thức thoát
khỏi kiểm soát đặc biệt, chấm dứt 7 năm khủng hoảng của mình.
Trải qua bao thăng trầm, dù khó khăn hay thuận lợi, VPBank vẫn luôn cố
gắng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, một trong những biện pháp quan

trọng nhất đó là tăng vốn điều lệ. Nếu như ban đầu mới thành lập vốn điều lệ của
VPBank chỉ là 20 tỷ VND, thì đến ngày 12/09/1994 vốn điều lệ của VPBank đã lên
tới 70 tỷ VND. Sau đó do nhu cầu phát triển, theo thời gian, VPBank tiếp tục tăng
vốn điều lệ, tính đến tháng 11/2006 số vốn điều lệ của VPBank đã đạt 750 tỷ VND.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc
mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm
1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở chi nhánh tại thành phố Hồ
Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm chi nhánh Hải Phòng và
tháng 7/1995, được mở thêm chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, VPBank được
phép mở thêm 3 chi nhánh mới đó là chi nhánh Hà Nội; chi nhánh Huế; chi nhánh
Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
cho mở thêm 8 chi nhánh cấp 1 và nâng cấp 5 phòng giao dịch thành chi nhánh cấp
2. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm 10 phòng giao
dịch. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006,
VPBank cũng đã mở thêm hai công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ & khai
thác tài sản và Công ty Chứng khoán. Tính đến tháng 8 năm 2006, hệ thống
VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 chi
nhánh và 16 phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng
Ninh, Vĩnh Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc.
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 1.000
người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại
học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh
của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là
trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc
tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng
công tác quản trị nhân sự.
Trong năm 2006 và những năm tới, với phương châm “Hoàn thiện trên từng
bước tiến”, VPBank luôn không ngừng hoàn thiện mình, không chỉ trong công tác
chuyên môn mà còn không ngừng hoàn thiện nhân cách, tác phong của từng nhân

viên để ngày càng nâng cao được chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao được
sức cạnh tranh của Ngân hàng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
của đất nước.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Đại hội cổ đông
Ban Kiểm soát
Hội đồng Quản trị
Hội đồng tín dụng
Ban Điều hành
Các Ban tín dụng
Phòng Kiểm tra KTNB
Hội sở
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh HCM
Chi nhánh Sài Gòn
Chi nhánh Hải phòng
Chi nhánh Huế
Chi nhánh Đà nẵng
Chi nhánh Cần thơ
Chi nhánh Quảng ninh
Chi nhánh Vĩnh phúc
Chi nhánh Bắc giang
Chi nhánh Thăng long
Phòng Kế toán
Phòng Ngân quỹ
Phòng Tổng hợp và Quản lý Chi
nhánh
Phòng Thanh toán Quốc tế &Kiều
hối
Phòng Thu hồi nợ

Văn phòng VPBank
Trung tâm Tin học
Trung tâm Kiều hối phát chuyển
tiền nhanh Western Union
Trung tâm đào tạo
Các Chi nhánh cấp
II và Phòng Giao
dịch
Sơ đồ tổ chức năm 2006



2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Trong những năm qua hoạt động huy động vốn đã được VPBank đặc biệt quan
tâm, do đó đã đạt được kết quả khả quan.
Vốn huy động của VPBank các năm qua tăng cao, tính đến cuối năm 2004 là
3.872.813 triệu đồng, đến 31/12/2005 là 5.645.307 triệu đồng. Tính đến thời điểm
30/6/2006, tổng vốn huy động đạt 6.277.407 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn
huy động duy trì ở mức cao, nhưng có xu hướng giảm dần, đạt 75.01% (tương
ứng1.659.849 triệu đồng) trong năm 2004; 45,76% (tương ứng 1.772.494 triệu
đồng) trong năm 2005 và đạt 11,19% (tương ứng 632.100 triệu đồng) trong 6
tháng đầu năm 2006.
Kết quả huy động vốn của VPBank được thể hiên qua bảng tổng hợp số liệu
sau :
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn 31/12/2004 đến 30/06/2006
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2004 31/12/2005 30/06/2006
Tổng số

Tỷ
trọng
Tổng số
Tỷ
trọng
Tổng số
Tỷ
trọng
Tổng vốn huy
động 3.872.813 100% 5.645.307 100% 6.277.407 100%
Thị trường I 1.820.223 47,0% 3.178.389 56,3% 4.346.246 69,2%
-Tiền gửi tiết kiệm 1.560.161 40,3% 2.704.660 47,9% 3.704.590 59,0%
-Tiền gửi thanh
toán
260.062 6,7% 473.729 8,4% 641.656 10,2%
Thị trường II 2.052.590 53,0% 2.466.918 43,7% 1.931.161 30,8%
(Nguồn:Báo cáo thường niên VPBank 2004, 2005 và báo cáo tình hình hoạt
động VPBank 6 tháng đầu năm 2006)
Qua bảng số liệu có thể thấy rằng, nguồn vốn huy động trên thị trường I của
VPBank tăng nhanh qua các năm và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cơ
cấu vốn của VPBank. Điều này chứng tỏ rằng trong thời gian qua, các hoạt động
Marketing của VPBank tương đối tốt và hiệu quả. Nếu như trong năm 2004, nguồn
vốn huy động trên thị trường I chỉ chiếm 47,0% thì đến năm 2005 nó đã chiếm tới
56,3%,và lên đến 69,2% trong 6 tháng đầu năm 2006. Trong nguồn vốn huy động
trên thị trường I, thì tiền gửi tiết kiệm chiếm luôn chiếm trên 80%, là nhân tố quyết
định sự gia tăng của tổng nguồn vốn huy động (chiếm 40,3% tổng nguồn vốn huy
động năm 2004, chiếm 47,9% năm 2005 và chiếm 69,2% sáu tháng năm 2006). Tỷ
trọng tiền gửi thanh toán trong tổng nguồn vốn huy động cũng liên tục tăng qua các
năm, từ 6,7% (tương ứng 260.062 triệu) năm 2004 thì trong năm 2005 con số này
là 8,4% (tương ứng 473.729 triệu đồng) và 10,2% (tương ứng 641.656 triệu đồng)

trong 6 tháng đầu năm 2006. Những con số ấn tượng đó đã cho thấy hình ảnh và uy
tín của VPBank trong lòng khách hàng ngày càng nâng cao.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Trong các năm qua, hoạt động tín dụng của VPBank luôn đạt mức tăng trưởng
tốt. Tính đến 30/06/2006, dư nợ tín dụng trên toàn hệ thống đạt 3.581 tỷ đồng, tăng
567 tỷ đồng (tăng 19%) so với 31/12/2005, tăng 4% so với kế hoạch. Tổng doanh
số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2006 trên toàn hệ thống đạt 2.446 tỷ đồng (tăng
gần 400 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước). Để giữ mức tăng trưởng khả quan như
trên, các bộ phận nghiệp vụ của VPBank đã tích cực chủ động tiếp thị, khai thác
thêm các đối tượng khách hàng mới, triển khai các nghiệp vụ cho vay đối với các
hộ kinh doanh ở các đô thị lớn, phát triển nghiệp vụ cho vay cầm cố cổ phiếu của
các ngân hàng thương mại…Về chất lượng tín dụng trong thời gian qua vẫn được
duy trì ở mức an toàn, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 13,2% dư nợ năm 2003 xuống còn
0,5% dư nợ năm 2004 và 0,42% dư nợ tại thời điểm 30/06/2006 (số dư nợ xấu
giảm xuống còn 15 tỷ đồng vào 30/06/2006).
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng trên toàn hệ thống VPBank tính đến
30/06/2006.
Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu
31/12/2004 31/12/2005 30/06/2006
Tổng
số
Tỷ
trọng
Tổng
số
Tỷ
trọng
Tổng

số
Tỷ
trọng
Tổng dư nợ 1.865 100% 3.014 100% 3.581 100%
_Dư nợ ngắn hạn 1.004 53,8% 1.407 46,7% 1.641 45,8%
_Dư nợ trung & dài hạn 861 46,2% 1.607 53,3% 1.940 54,2%
(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2004.2005 & báo cáo tình hình hoạt
động VPBank 6 tháng đầu năm 2006)
Biểu 2.1:Tăng tưởng dư nợ tín dụng của VPBank qua các năm.
2.1.3.3.Các hoạt động dịch vụ khác
Hoạt động dịch vụ là một mảng nghiệp vụ quan trọng mà các ngân hàng đều
chú ý phát triển. Trong thời gian qua, VPBank đã đưa ra nhiều biện pháp để phát
triển các dịch vụ, như: Điều chỉnh biểu phí dịch vụ ở mức rất hấp dẫn so với các
ngân hàng thương mại khác; Triển khai các chính sách khuyến khích khách hàng
sử dụng dịch vụ như tính điểm thưởng, miễn giảm phí; Tổ chức Hội thảo chuyên
đề về phát triển hoạt động dịch vụ… nên hoạt động dịch vụ có xu hướng tăng trưởng
tốt..
 Họat động thanh toán quốc tế
Các hoạt động thanh toán quốc tế trong những năm qua có xu hướng tăng:
_Doanh số mở L/C nhập khẩu tăng liên tục, nếu như năm 2004 doanh số nhập
khẩu đạt gần 27 triệu USD (tăng 3,8 triệu USD so với năm 2003) thì đến năm 2005
đã lên tới 38,8 triệu USD (tăng 11,1 triệu USD so với năm 2004) và trong 6 tháng
đầu năm 2006 con số đó là 35,3 triệu USD (tăng 15,2 triệu USD so với cùng kỳ
năm trước).
_Doanh số thông báo L/C xuất mặc dù có tăng xong tăng rất chậm. Năm
2004, doanh số thông báo L/C xuất toàn hệ thống thực hiện được 6 triệu USD,
nhưng sang đến năm 2005 thì doanh số này mới chỉ là 6,2 triệu USD, và đến
30/06/2006 nó mới đạt khoảng 36% so với kế hoạch.
_Chuyển tiền thanh toán quốc tế tăng với tốc độ khá nhanh: Năm 2004, doanh
số chuyển tiền toàn hệ thống đạt 29 triệu USD tăng 31,5% (tương ứng 7 triệu

USD) so với năm 2003; sang năm 2005 doanh số chuyển tiền toàn hệ thống đã lên
tới 44,6 triệu USD, tăng 53,8% (tương ứng 15,6 triệu USD) so với năm 2004; còn
theo báo cáo tính đến 30/06/2006 thì con số này 31,2 triệu USD tăng 57,4% so với
cùng kỳ năm trước.
_Tổng số phí dịch vụ thanh toán quốc tế toàn hệ thống thu được năm 2004 là
3,7 tỷ đồng (tăng 500 triệu đồng so với năm 2003); năm 2005 là 4,5 tỷ đồng (tăng
800 triệu đồng so với năm 2004) và 6 tháng đầu năm 2006 là 2,5 tỷ đồng (thấp hơn
14% so với kế hoạch nhưng vẫn cao hơn 524 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2005).
 Hoạt động kiều hối
Trong thời gian qua, doanh số chi trả kiều hối các loại toàn hệ thống của
VPBank liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004, doanh số chi trả
kiều hối toàn hệ thống đạt 11,6 triệu USD và 6,2 tỷ đồng, phí dịch vụ thu được là
1,2 tỷ đồng; năm 2005 là 24,6 triệu USD và 15 tỷ đồng, phí dịch vụ thu được là 2,9
tỷ đồng; trong 6 tháng đầu năm 2006 là 14,9 triệu USD và 8,2 tỷ đồng, phí dịch vụ
thu được là 2,3 tỷ đồng.
 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VPBank bao gồm các nghiệp vụ giao ngay,
kỳ hạn và hoán đổi. Trong năm 2004, tổng doanh số mua ngoại tệ của VPBank là
265 triệu USD (tăng 138 triệu USD so với năm trước), doanh số bán là 277 triệu
USD (tăng 121 triệu USD so với năm trước). Đến năm 2005, con số đó lần lượt là
385 triệu USD (tăng 120 triệu USD), 364 triệu USD (tăng 87 triệu so với năm
trước) và trong 6 tháng đầu năm 2006 nó là 137,6 triệu USD & 126,2 triệu USD.
 Các hoạt động kinh doanh khác
_Hoạt động đầu tư: Tổng số tiền góp vốn mua cổ phần tính đến ngày
30/06/2006 là 14,28 tỷ đồng. Thu nhập tiền từ cổ tức 6 tháng đầu năm 2006 từ hoạt
động đầu tư là 1,45 tỷ đồng.
_Chuyển tiền trong nước: Doanh số chuyển tiền toàn hệ thống trong 6 tháng
đầu năm 2006 đạt 4.215 tỷ đồng tăng 1.210 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Phí
dịch vụ chuyển tiền trên toàn hệ thống thu được 1,02 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với
cùng kỳ năm 2005.

2.1.3.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
VPBank đang dần khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống các ngân
hàng thương mại cổ phần, từng bước trở thành ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam
trong hoạt động cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp vừa
và nhỏ& khách hàng cá nhân. Trong những năm qua tình hình tài chính và kết quả
kinh doanh của VPBank đã gặt hái được những thành công vượt bậc.
a. Tình hình tài chính
 Nguồn vốn
Tổng nguồn vốn của VPBank liên tục tăng qua các năm. Năm 2004 là 4.149
tỷ đồng, tăng 1.658 tỷ đồng so với năm 2003; đến năm 2005 thì tổng nguồn vốn đã
lên tới 6.090 tỷ đồng, tăng 1.941 tỷ đồng so với năm 2004. Tính đến 30/06/2006
tổng nguồn vốn là 7.066 tỷ đồng, tăng 976 tỷ đồng so với cuối năm trước, trong đó:
- Tiền gửi từ thị trường I (Tổ chức kinh tế và dân cư) là 4.346 tỷ đồng, tăng
1.136 tỷ đồng so với cuối năm trước. Trong đó, tiền tiết kiệm đạt 3.705 tỷ đồng so
với cuối năm trước, tiền gửi thanh toán đạt 642 tỷ đồng so với cuối năm trước.
- Tiền gửi từ thị trường II (tổ chức tín dụng) 1.931 tỷ đồng, giảm 521 tỷ đồng
so với cuối năm trước.
- Tiền kí quỹ, chờ thanh toán với nước ngoài, tiền gửi khác là 54 tỷ đồng.
-Vốn chủ sở hữu: 577,2 tỷ đồng, tăng 242 tỷ đồng so với cuối năm trước.
-Nguồn khác 157,8 tỷ đồng
 Sử dụng vốn
Trong những năm qua số vốn sử dụng của VPBank tăng liên tục. Nếu như
trong năm 2004, tổng sử dụng vốn của VPBank mới chỉ là 4.149 tỷ đồng thì sang
năm 2005 nó đã là 6.090 tỷ đồng và đến 30/06/2006 là 7.066 tỷ đồng, tăng 976 tỷ
đồng so với cuối năm trước, trong đó:
-Tiền mặt tại quĩ: 403,56 tỷ đồng;
-Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 117,68 tỷ đồng;
-Tiền gửi thanh toán tại các tổ chức tín dụng là 771,87 tỷ đồng.
-Cho vay các tổ chức tín dụng khác là 21,89 tỷ đồng.
-Chứng từ có giá đang quản lý tại kho VPBank là 350,63 tỷ đồng.

-Chứng từ có giá đang mang đi cầm cố tại tổ chức tín dụng khác là 1.652 tỷ
đồng.
-Hùn vốn mua cổ phần 14,28 tỷ đồng.
-Cho vay và có tính chất như cho vay là 3.581 tỷ đồng, tăng 567 tỷ đồng so
với cuối năm trước.
-Tài sản cố định và công cụ lao động là 41,6 tỷ đồng.
-Tài sản có khác là 111,49 tỷ đồng.
 Các tỷ lệ an toàn
Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng thương mại có trách nhiệm duy trì
tỉ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tính đến 30/06/2006, các tỷ
lệ an toàn của VPBank như sau:
_Tỷ lệ an toàn vốn là 22% (mức qui định của Ngân hàng Nhà nước tối thiểu
là 8%).
_Tỷ lệ về khả năng chi trả là 223% (mức qui định của Ngân hàng Nhà nước
tối thiểu là 100%);
_Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn là 0% (mức qui
định của Ngân hàng Nhà nước tối đa là 40%)
Trong thực tế, dư nợ trung hạn và dài hạn của VPBank chiếm trên 54% tổng
dư nợ (1.940 tỷ đồng), tuy nhiên riêng tổng số dư nợ cho vay trung dài hạn nói
trên, nên coi như VPBank chưa phải dùng đến nguồn vốn huy động ngắn hạn để
cho vay trung dài hạn.
b. Kết quả kinh doanh
Vượt qua giai đoạn khủng hoảng kéo dài (1997 – 2004), VPBank đã vượt lên
khẳng định được mình, với uy tín thương hiệu ngày càng vững mạnh, tình hình tài
chính lành mạnh và chất lượng hoạt động được kiểm soát tốt. Kết thúc năm tài

×