Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.47 KB, 14 trang )

TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM AGRIBANK
1.1. Q trình xây dựng và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNO&PTNT) Việt Nam được
thành lập ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ), đến nay NHNO&PTNT Việt Nam đã trở thành Ngân hàng thương mại hàng
đầu giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nơng thơn Việt Nam, đồng thời là
Ngân hàng thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng thương mại
tại Việt Nam.
Sở giao dịch Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHN O&PTNT) Việt
Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoái NHNO&PTNT
Việt Nam theo Quyết định số 235/QĐ/HĐQT-02 ngày 16/05/1999 của Chủ tịch HĐQT
NHNo&PTNT Việt Nam. Sở giao dịch là đơn vị hạch toàn phụ thuộc, đại diện theo ủy
quyền của NHNO&PTNT Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện một số chức năng có liên quan
đến các chi nhánh theo phân cấp ủy quyền của NHNO&PTNT Việt Nam, thực hiện một phần
các hoạt động của NHNO&PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối
với NHNO&PTNT Việt Nam đồng thời kinh doanh trực tiếp trên địa bàn Hà Nội. Trong
nhiều năm liền, Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam ln hồn thành tốt các nhiệm vụ
được giao, hoạt động kinh doanh liên tục tăng trưởng ổn định, an toàn và hiệu quả.
Cùng với sự phát triển các dịch vụ, sản phẩm gắn liến với nhiều tiện ích, Sở giao
dịch cịn thường xuyên nghiên cứu cải tiến và hoàn thiện về các quy trình quản lý dịch vụ
theo hướng đơn giản hóa thủ tục, lấy khách hàng làm trung tâm phục vụ giữ vững danh
hiệu và vị thế của một trong những Ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn Hà Nội.
Ngân hàng đã, đang và tiếp tục xây dựng Sở giao dịch thành một Ngân hàng đa
năng, với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Sở giao dịch
cam kết đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng thông qua việc cung ứng các dịch vụ


đạt chất lượng cao, sản phẩm ngân hàng đa dạng, được xây dựng trên nền tảng công nghệ
hiện đại với các tiện ích hồn hảo, giá cả cạnh tranh cùng với sự phục vụ nhiệt tình, chu


đáo của đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ, năng động, chuyên nghiệp.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam.
1.2.1. Chức năng của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam Agribank.
Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam là đơn vị hạch toán phụ thuộc, đại diện theo
ủy quyền của NHNO&PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với
NHNO&PTNT Việt Nam.
Sở giao dịch có chức năng làm đầu mối thực hiện một số nhiệm vụ theo ủy quyền
của NHNO&PTNT Việt Nam và theo lệnh của Tổng giám đốc NHNO&PTNT Việt Nam,
trực tiếp kinh doanh đa năng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Như vậy, Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam có hai chức năng chính, đó là:
*

Thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNO&PTNT Việt Nam.

*

Hoạt động kinh doanh ngân hàng như các chi nhánh của NHN O&PTNT Việt
Nam.
1.2.2. Nhiệm vụ của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam.
 Đầu mối quản lý ngoại tệ mặt của NHNO&PTNT Việt Nam.
 Đầu mối các dự án đồng tài trợ và các dự án ủy thác đầu tư của NHN O&PTNT

Việt Nam khi được Tổng giám đốc giao bằng văn bản.
 Theo dõi, hạch toán kế toán các khoản vốn ủy thác đầu tư của NHNO&PTNT Việt

Nam.
 Huy động vốn.



Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh


toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài
nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Sở giao dịch có 4 điểm giao dịch
chính là Phịng kế tốn tại trung tâm và 3 Phịng giao dịch, ngồi ra cịn có
15 điểm kinh doanh trên địa bàn Hà Nội của Công ty Mỹ nghệ Vàng bạc Đá
quý NHNO&PTNT Việt Nam là các đại lý huy động vốn của Sở giao dịch.


Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và thực hiện các hình thức
huy động vốn khác theo quy định của NHNO&PTNT Việt Nam.



Được vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc
NHNO&PTNT Việt Nam cho phép.



Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá
nhân trong và ngồi nước.

 Cho vay.


Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.




Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước.



Phối hợp với các Ngân hàng Thương mại khác thực hiện cho vay đồng tài trợ
và thực hiện cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.

 Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Gồm:


Cung ứng các phương tiện thanh toán.



Thực hiện các nhiệm dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.



Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ.



Thực hiện các dịch vụ thu và phát triển tiền mặt cho khách hàng.




Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước và của NHNO&PTNT Việt Nam.

 Kinh doanh ngoại hối: Huy động và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc


tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối thao
chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHN O&PTNT Việt
Nam.
 Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng: Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật

các TCTD, bao gồm: thu, chi tiền mặt; mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự động; dịch vụ
thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh tốn; nhận
ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
các dịch vụ Ngân hàng khác được Nhà nước, NHNO&PTNT Việt Nam cho phép.
 Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của

NHNO&PTNT Việt Nam.
 Đầu tư dưới các hình thức như: Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình

thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHN O&PTNT Việt
Nam cho phép.
 Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh của

NHNO&PTNT Việt Nam.
 Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNO&PTNT Việt Nam.
 Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột

xuất của Tổng giám đốc NHNO&PTNT Việt Nam.

 Phối hợp với Trung tâm đào tạo và các Ban chun mơn nghiệp vụ tại Trụ sở

chính NHNO&PTNT Việt Nam và các tổ chức khác có liên quan trong việc đào tạo, tập
huấn nghiệp vụ chuyên đề cho cán bộ thuộc Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc

NHNO&PTNT Việt Nam giao cho.

1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam.
Hệ thống các phịng chun mơn nghiệp vụ của Sở giao dịch bao gồm: Phịng Kế
tốn ngân quỹ, Phịng Kinh doanh ngoại tệ và thanh tốn quốc tế, Phịng Tín dụng, Phịng


Kiểm tra nội bộ, Phịng Tổ chức hành chính nhân sự, Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng
hợp, Tổ Tin học, Tổ Tiếp thị nguồn vốn- sản phẩm- dịch vụ mới và ba phòng giao dịch là
Phòng giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng giao dịch Kim Liên.
Mỗi phịng đều có chức năng, nhiệm vụ riêng theo quy định số 367/SGD-HCSN
ngày 25/06/2004, quy định về các chức năng nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ và quy trình
điều hành hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam.
Với đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ, năng động cùng với cơ
cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, bên cạnh đó là những danh mục sản phẩm dịch vụ tiện ích, đa
dạng, phong phú, Sở giao dịch đang từng bước khẳng định vị thế và vai trị to lớn của mình
trên thị trường tài chính tiền tệ, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược: An tồn, lợi
nhuận, tăng trưởng.

MƠ HÌNH BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA SỞ GIAO DỊCH
NHNO&PTNT VIỆT NAM



Giám đốc Sở giao dịch

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

CÁC PHỊNG NGHIỆP VỤ

Kinh doanh ngoại tệ và thanhTín dụngvốn và kế hoạch tổng hợp quỹhành chính,tra, kiểm toán nội bộ và SPDV mới
toán quốc tế
Nguồn
Kế toán ngân
Tổ chức,
Tổ kiểm nhântiếp thị nguồn vốn Tổ tin học
Tổ sự

CÁC PHỊNG GIAO DỊCH

Cát Linh

Kim Liên

Hai Bà Trưng

1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.


Từ khi thành lập đến nay, kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch
NHNO&PTNT Việt Nam ln có chất lượng và tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững qua
các năm. Thành tích đó được ghi nhận bằng danh hiệu đơn vị lá cờ đầu của hệ thống
NHNO&PTNT Việt Nam và được Chủ tịch nước trao tặng huân chương lao động hạng Ba
năm 2007.
Tính từ năm 2002 đến nay, qua 6 năm, nguồn vốn huy động tại Sở giao dịch
NHNO&PTNT Việt Nam tăng trưởng bình quân 38%/năm; dư nợ tăng trưởng bình quân
72%/năm.
-

Trong những năm qua, Sở giao dịch luôn thực hiện tốt chức năng đầu mối ngoại tệ
mặt, đảm bảo thu chi ngoại tệ mặt kịp thời, đầy đủ, an tồn, duy trì hạn

-

Huy động vốn thơng qua hình thức đi vay của các tổ chức tín dụng, tài chính khác.
Bảng1. 1
Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch NHNO&PTNT
Việt Nam năm 2005-2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

2005

2006

2007


2008

Tổng nguồn vốn huy động

6488

8221

10990

15035

Mức chênh lệch

-

1733

2770

4045

Tỷ lệ (%)

-

26,3%

33,7%


46,03%

Nội tệ

5236

6463

9012

10453

Ngoại tệ

1252

1758

1978

4582

Khơng kì hạn

2479

3491

5606


6390

Có kì hạn

4009

4730

5384

8645

Tiền gửi của dân cư

1823

2482

2859

3244

Tiền gửi của TCKT

4665

5739

8131


11791

Cơ cấu theo đồng tiền

Cơ cấu theo thời hạn

Cơ cấu theo TPKT

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch NHNO&PTNT)


Theo cơ cấu đồng tiền năm 2005, huy động vốn bằng đồng nội tệ là 5236 tỷ đồng, đến
năm 2006 là 6463 tỷ đồng, tăng 23,43%. Huy động vốn bằng đồng nội tệ năm 2008 là 10453
tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2007. Năm 2008 mặc dù tình hình kinh tế khó khăn chung do
ảnh hưởng của cuộc suy thối kinh tế tồn cầu, Sở giao dịch vẫn kết thúc thắng lợi năm tài
chính 2008.
1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn của Sở giao dịch NHNO&PTNT.
Hoạt động của Ngân hàng Thương mại là đi vay để cho vay, với nhiệm vụ chủ yếu là
huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho vay đối với khách hàng có nhu
cầu vay hợp pháp, có dự án hiệu quả, khả thi. Xác định vai trị của cơng tác huy động vốn
và sử dụng vốn, Sở giao dịch luôn chú trọng và đề cao cơng tác bảo tồn vốn, sử dụng
nguồn vốn có hiệu quả.
Sử dụng vốn là nghiệp vụ cơ bản được chú trọng và phát triển nhiều nhất. Kết quả
cho vay thể hiện khá tốt cả về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và chất lượng tín dụng.

Bảng 1. 2
Tình hình sử dụng vốn của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam
2005-2008
Năm

Chỉ tiêu
Doanh số

Năm
2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Giá trị

Giá trị

+/-

Giá trị

+/-

Giá trị

+/-

1596

3060


+81,8%

4960

+61,2%

7774

+56,7%

1043

2192

+91%

3605

+65%

6679

+85,27%

2051

2933

+41,6%


4290

+46,3%

5474

+27,6%

cho vay
Doanh số
thu nợ
Tổng dư nợ

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam)

Về tổng dư nợ, dư nợ tín dụng của Sở giao dịch có xu hướng tăng mạnh qua các


năm, đến 31/12/2008, dư nợ là 5474 tỷ đồng, tăng 27.6% so với năm 2007. Tốc độ tăng
trưởng này tương đối cao so với các chi nhánh khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nguyên nhân là do thực hiện đề án phát triển kinh doanh trên đô thị loại 1, được
NHNo&PTNT Việt Nam giao nhiệm vụ làm đầu mối thu xếp đồng tài trợ cho vay các dự
án trọng điểm lớn như dự án Điện, Xi măng, Khai thác dầu khí, khống sản… vì vậy về
quy mơ tín dụng tăng mạnh. Đặc biệt, thực hiện định hướng đề ra, Sở giao dịch đã và đang
cơ cấu lại dư nợ theo thành phần kinh tế theo hướng giảm dần cho vay doanh nghiệp nhà
nước, tăng cường cho vay doanh nghiệp tư nhân, cho vay cá nhân nhằm tăng tỉ trọng dư nợ
tài sản có đảm bảo, hạn chế khả năng mất vốn khi có rủi ro xảy ra, đồng thời có điều kiện
cho vay ra với lãi suất cao hơn.
Từ khi thành lập đến nay, trải qua gần 10 năm phát triển, Sở giao dịch luôn luôn coi
trọng công tác tín dụng, mở rộng tăng trưởng tín dụng, nhưng phải gắn với tăng cường

công tác thẩm định, công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay nhằm đảm
bảo an toàn vốn vay đồng thời tăng thêm hiệu quả hoạt động tín dụng. Sở giao dịch khơng
ngừng tìm kiếm những cơ hội đầu tư vào khách hàng mới, đối tượng đầu tư, lĩnh vực đầu
tư mới. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực được Sở giao dịch
quan tâm và ưu tiên hàng đầu vì hiệu quả mà nó mang lại, khơng những hiệu quả về mặt
kinh tế đối với ngân hàng, đối với doanh nghiệp mà nó cịn thúc đẩy sự phát triển nền kinh
tế xã hội, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế xã hội.
Sở giao dịch rất quan tâm tới cơng tác tín dụng xuất nhập khẩu. Điều này thể hiện ở
doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước bình quân 72%/năm, đồng thời Sở giao dịch
cũng thực hiện cơ cấu tín dụng, nâng cao dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, từ 55% năm 2005
lên 83,4% năm 2007. Về đối tượng cho vay cũng thay đổi, giảm dần cho vay doanh nghiệp
nhà nước (từ 67,6% năm 2005 xuống còn 29,4% năm 2007), tập trung cho vay doanh
nghiệp ngoài quốc doanh (từ 24,4% năm 2005 lên 44,4% năm 2007) và cho vay cá nhân
(từ 8% năm 2005 lên 26,2% năm 2007). Đặc biệt, Sở giao dịch cũng chú trọng cho vay
xuất nhập khẩu, thể hiện qua doanh số cho vay xuất nhập khẩu tăng từ 1,191 tỷ năm 2005
lên 1,545 tỷ năm 2006 và 2618 tỷ năm 2007. Tốc độ tăng trưởng doanh số bình quân


18,2%/năm.
Song song với việc doanh số cho vay tăng trưởng, doanh số thu nợ của Sở giao dịch
cũng tăng trưởng mạnh qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân năm sau cao hơn năm
trước đến 77,6%/năm, điều đó thể hiện hiệu quả của cơng tác tín dụng khi dịng vốn cho
vay được thu hồi về đầy đủ, nhanh chóng, gần như khơng có rủi ro tồn đọng vốn xảy ra.
1.4.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Sở giao dịch
NHNo&PTNT Việt Nam.
Từ tháng 11/2003, Sở giao dịch thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế như một
chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam, cho đến nay hoạt động này vẫn được duy trì và
phát triển nhanh chóng, tạo nguồn thu đáng kể cho hoạt động của Sở giao dịch.
Thực hiện nhiệm vụ đầu mối mua bán ngoại tệ toàn hệ thống, những năm qua hoạt
động kinh doanh ngoại tệ và thanh tốn quốc tế có sự tăng trưởng cao. Đặc biệt sau khi

thực hiện văn bản 901A của NHNo&PTNT Việt Nam, Sở giao dịch đã khai thác được
ngoại tệ từ khách hàng xuất khẩu, đáp ứng cơ bản nhu cầu ngoại tệ của khách hàng nhập
khẩu với các hình thức mua bán linh hoạt như: mua bán kỳ hạn, giao ngay, hốn đổi…và
đa dạng hóa các loại ngoại tệ nhằm mở rộng thị trường giao dịch trong nước và quốc tế.
Sở giao dịch đã duy trì và mở rộng quan hệ với nhiều Ngân hàng đại lý tại nhiều
nước trên thế giới. Sở giao dịch cũng xây dựng, cài đặt và thực hiện thanh toán quốc tế
trực tiếp qua mạng Swift nội bộ với các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam có hoạt động
kinh doanh đối ngoại lớn, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán quốc tế cho khách hàng của toàn
hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam.
Kể từ khi được thành lập, qua gần 10 năm hoạt động, Sở giao dịch luôn là một trong
những đơn vị có tốc độ phát triển hoạt động kinh doanh cao nhất trong hệ thống
NHNO&PTNT Việt Nam, doanh số hoạt động lớn, lợi nhuận cao, bình quân vốn tăng
trưởng 29,3%/năm, dư nợ tăng bình quân 39%/năm, lợi nhuận tăng bình quân 26,6%/năm.
So với các chi nhánh trong hệ thống thì Sở giao dịch có lợi thế cạnh tranh tốt, có khả năng


tiếp cận, thích ứng sớm với các dịch vụ mới, với khoa học công nghệ hiện đại. Sở giao
dịch cũng là chi nhánh đầu tiên thực hiện việc nối mạng thanh toán trực tiếp với các khách
hàng lớn như Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Citibank Hà Nội, Ngân hàng HSBC, thực
hiện dịch vụ chi trả lương qua tài khoản cho cá nhân, dịch vụ ATM, làm đại lý thanh toán
thẻ quốc tế và thực hiện giao dịch IPCAS…Tuy vậy với thị phần cịn thấp, phạm vi và quy
mơ tín dụng của Sở giao dịch cịn bị bó hẹp cả về hình thức, đối tượng, số lượng, chưa
tương xứng với tốc độ phát triển nguồn vốn và lợi thế so sánh của Sở giao dịch.

1.5. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng
Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam.
1.5.1. Thực trạng tín dụng tại Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam.
 Tình hình huy động vốn


Cơng tác huy động vốn đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc mở rộng và phát
triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xác định được vai trị đó, trong những năm qua,
Sở giao dịch ln chú trọng và làm tốt công tác này. Thực hiện phương châm “Hiệu quả
kinh doanh của khách hàng là mục tiêu của chúng tôi”, Sở giao dịch đã bằng nhiều biện
pháp tích cực, tập trung huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân
cư để đáp ứng các nhu cầu về vốn phục vụ cho phát triển kinh tế của thành phố. Tổng
nguồn vốn huy động tăng trưởng liên tục với tốc độ cao qua các năm, đảm bảo đủ nhu cầu
mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch đồng thời góp phần cung ứng
vốn cho nơng nghiệp nơng thơn thông qua các kênh điều chuyển vốn của NHNO&PTNT
Việt Nam theo chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ, Ngành trong từng thời kì.
Để thu hút tiền gửi, ngồi các loại huy động vốn truyền thống như : huy động tiết
kiệm có kì hạn, tiết kiệm khơng kì hạn, tiền gửi các tổ chức kinh tế, dân cư, Sở giao dịch
cịn đưa ra các cơng cụ, chính sách hợp lý như: lãi suất huy động cạnh tranh, các hình thức
gửi tiền, kì hạn gửi tiền đa dạng, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, phát hành kì
phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi song song với việc cải tạo mặt bằng giao dịch, nâng
cao chất lượng phục vụ khách hàng.


 Tình hình sử dụng vốn

Trong kinh doanh tín dụng của Sở giao dịch, cùng với việc đẩy mạnh huy động vốn
và tăng trưởng nguồn vốn, việc sử dụng vốn được Sở giao dịch xác định là nghiệp vụ kinh
doanh chủ yếu, hàng đầu. Do đó, Sở giao dịch ln chú trọng và đề cao cơng tác bảo tồn
vốn, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Sở giao dịch có những chính sách đối với những khách hàng truyền thống được đánh
giá có tín nhiệm, đối với các tổ chức kinh tế có dự án có tính khả thi cao… Tỷ trọng cho
vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngồi quốc doanh ngày càng tăng
cao. Vốn tín dụng cũng đã góp phần đắc lực trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong ngành và toàn nền kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho
người lao động…

1.5.2. Đánh giá hoạt động tín dụng của Sở giao dịch Ngân hàng Nơng nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam.
 Những thành tựu đạt được

Trong những năm qua, Sở giao dịch đã thực hiện tốt các nhiệm vụ đầu mối theo ủy
quyền của NHNO&PTNT Việt Nam và các hoạt động kinh doanh trực tiếp. So với kế hoạch
được giao, nguồn vốn huy động luôn vượt chỉ tiêu, dư nợ cho vay đạt ở mức cho phép, tiếp
tục phát triển ổn định và toàn diện. Chất lượng kinh doanh của Sở giao dịch luôn được đảm
bảo.
Sở giao dịch đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng như: chỉ đạo mở
rộng hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo các điều kiện, quy trình nghiệp vụ, hiệu quả
kinh tế của khách hàng và ngân hàng; tăng cường công tác tập huấn nâng cao trình độ cho
cán bộ. Nhờ những biện pháp này, chất lượng tín dụng của Sở giao dịch ngày càng nâng
cao. Tổng nợ xấu ở thời điểm 31/12/2008, năm của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và lạm
phát cao trong nước là 52 tỷ đồng, chiếm 1% dư nợ, những năm trước tỷ lệ nợ xấu luôn ở
mức dưới 1%, hầu hết số nợ xấu trên đều có tài sản đảm bảo nên khả năng mất vốn khó có
thể xảy ra…
 Những hạn chế


Bên cạnh những thành tựu đạt được trong những năm qua thì cơng tác tín dụng tại
Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam cũng cịn có những khó khăn, hạn chế nhất định.
Nguồn vốn tuy đạt mức tăng trưởng khá nhưng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tài
chính chiếm tỷ trọng lớn, khoảng trên 70% trong tổng nguồn vốn và tập trung vào một số
khách hàng lớn nên tính ổn định và bền vững của nguồn vốn huy động chưa cao, nguồn
vốn huy động từ dân cư và nguồn ngoại tệ còn thấp. Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp
Nhà nước còn ở mức cao, nợ quá hạn tăng về giá trị tuyệt đối…
Hiệu quả về công tác tiếp thị khách hàng còn hạn chế. Sở giao dịch chưa khai thác
được nhiều khách hàng vừa có nguồn vốn, vừa có nhu cầu thanh tốn, vừa có nguồn ngoại
tệ… Tỷ trọng dịch vụ thấp…

Tốc độ tăng trưởng tín dụng khá nhưng về cơ cấu nợ chưa hợp lý dù đã định hướng
và chú trọng tăng trưởng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng tỷ trọng dư
nợ doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu.




×