Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty tnhh nhựa hữu lộc giai đoạn 2017 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----------------------

NGUYỄN VĂN TỊCH

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH
CHO CÔNG TY TNHH NHỰA HỮU LỘC
GIAI ĐOẠN 2017 – 2019

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số:

60 34 01 02

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2017


ii

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM QUỐC TRUNG
Cán bộ chấm nhận xét 1: …………………………………..
Cán bộ chấm nhận xét 2: …………………………………..

Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM, ngày..... tháng …năm …..



Thành phần hội đồng đánh giá khóa luận thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: ……..
2. Thư ký: ………
3. Ủy viên: ……...

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


iii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------------------------------

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: NGUYỄN VĂN TỊCH

MSHV: 7141114

Ngày, tháng, năm sinh: 12 – 06 – 1989

Nơi sinh: Quảng Ngãi

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Khoá: 2014


1- TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH

NHỰA HỮU LỘC GIAI ĐOẠN 2017 – 2019
2- NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN:

Xây dựng các kế hoạch kinh doanh cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhựa Hữu
Lộc giai đoạn 2017-2019 gồm các nội dung:
Phân tích thực trạng, nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh
nghiệp.
Xây dựng các kế hoạch marketing, vận hành, nhân sự, tài chính. Phân tích các rủi ro
khi thực hiện kế hoạch, đưa ra các hạn chế và đề xuất để thực hiện kế hoạch hiệu quả.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 12 – 06 – 2017
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10 – 10 – 2017
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM QUỐC TRUNG
Tp.HCM, Ngày……tháng……năm……
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


iv


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này trước hết tôi xin chân thành gửi lời cám
ơn đến thầy giáo viên hướng dẫn TS. Phạm Quốc Trung đã tận tình hướng dẫn và chỉ
bảo tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận.
Bên cạnh đó tơi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến các thầy cô khoa Quản
Lý Công Nghiệp, đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức nền tảng để tơi
có thể hồn thành bài khóa luận.
Xin chân thành cám ơn các bạn bè, anh chị em trong khối Quản trị kinh
doanh, niên khóa 2013 – 2015 đã hỗ trợ, cung cấp các tài liệu tham khảo để tơi có thể
hồn thành bài khóa luận này.
Xin cảm ơn các anh chị em, đồng nghiệp trong Công ty Trách Nhiệm
Hữu Hạn Nhựa Hữu Lộc đã nhiệt tình cung cấp những thơng tin cần thiết trong q
trình tơi làm khóa luận: các số liệu, kế hoạch, chính sách của công ty…
Trân trọng!
TP.HCM, ngày

tháng

năm 2017

Nguyễn Văn Tịch


v

TĨM TẮT
Đề tài thực hiện nhằm phân tích thực trạng kinh doanh trong cơng ty để tìm ra được
các tồn tại và các nguyên nhân hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp xây dựng kế hoạch nhằm
giúp công ty thâm nhập và mở rộng thị trường.
Việc thực hiện xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa trên việc thu thập và phân tích

thị trường và hiện trạng hoạt động của doanh nghiệp hiện nay. Từ đó đề xuất các kế hoạch
nhân sự, marketing, tài chính, vận hành nhằm giúp doanh nghiệp đạt các mục tiêu đã đề ra
trong giai đoạn 2017-2019. Các số liệu được lấy từ dữ liệu của công ty trong 3 tháng gần
đây, các báo cáo ngành và thông tin xuất nhập khẩu và các quan sát thực tế hoạt động kinh
doanh của công ty trong thời gian gần đây. Điều này giúp công ty xem xét các cơ hội và
thách thức trong hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời nhận diện, đánh giá điểm
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu thâm nhập và mở rộng thị trường.
Hạn chế của đề tài là những phân tích, đánh giá trên chủ yếu dựa vào các dữ liệu
hạn chế trong quá khứ, sự suy đoán thị trường trong tương lai. Trong quá trình hoạt động,
vận hành của doanh nghiệp sẽ có những biến động từ mơi trường bên ngồi và nội bộ doanh
nghiệp nên cần có sự điều chỉnh các kế hoạch cho phù hợp với các giai đoạn.


vi

ABSTRACT
This study is to analyze the business situation in the company to find out the shortcomings
and the causes, then to offer the solution to develop the plan to help company to penetrate
and expand the market. .
The implementation of the business plan is based on the collection and analysis of the
market and the current state of the enterprise. Hence, author proposes personnel, marketing,
financial and operational plans to achieve the goals set for 2017-2019 period. The data is
taken from the company's data from the past three months, Plastic reports and importexport data and from real observations of the company's business. This helps the company
to look at opportunities and challenges in its business. At the same time, to identify and
evaluate the strengths and weaknesses of enterprises compared to competitors. From there,
author proposes solutions to achieve the goal of penetrating and expanding the market.
The limitation of the study is the analysis rely primarily on limited data in the past, future
market forecast. In the process of enterprise’s operation, there will be changes in the
external and internal environment, so it is necessary to adjust the plans to suit the stages of

its development.


vii

LỜI CAM ĐOAN
Để hồn thành khóa luận này tơi có kham khảo một số tài liệu liên quan đến
việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, quản trị chiến lược, các báo cáo ngành nhựa và thông
tin xuất nhập khẩu. Những thơng tin kham khảo trong khóa luận đều được trích dẫn nguồn
sử dụng.
Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tơi thực hiện, các số liệu hồn tồn trung thực
và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này chưa từng được công bố trước đây.
TP.HCM, Ngày……tháng……..năm 2017.
Người thực hiện

NGUYỄN VĂN TỊCH


viii

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ .............................................................................iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... iv
TÓM TẮT.......................................................................................................................... v
ABSTRACT ..................................................................................................................... vi
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................vii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................xii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... xiii

DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................... xiv
Chương I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1
1.1 Lý do hình thành đề tài ............................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 3
1.3 Đối tượng của đề tài ................................................................................................. 3
1.4 Phương pháp tổng hợp ............................................................................................. 3
1.5 Phạm vi thực hiện .................................................................................................... 3
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHÓA LUẬN ....................................................... 4
2.1 Lập kế hoạch kinh doanh ......................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm về lập kế hoạch kinh doanh ............................................................. 4
2.1.2 Vai trò của lập kế hoạch kinh doanh ................................................................. 4
2.1.3 Phân loại kế hoạch kinh doanh.......................................................................... 6


ix

2.1.4 Nội dung của kế hoạch kinh doanh ................................................................... 7
2.1.5 Quá trình lập một bảng kế hoạch kinh doanh ................................................... 7
2.1.6. Phân tích rủi ro ............................................................................................... 10
2.1.7. Giai đoạn hồn tất........................................................................................... 10
2.2 Các loại chiến lược kinh doanh ............................................................................. 11
2.2.1 Chiến lược dẫn đầu về chi phí ......................................................................... 11
2.2.2 Chiến lược khác biệt hóa ................................................................................. 12
2.2.3 Chiến lược tập trung ........................................................................................ 12
2.3. Lý thuyết về các cơng cụ phân tích thị trường ..................................................... 13
2.3.1 Phân tích mơi trường bên ngồi ...................................................................... 13
2.3.2 Phân tích mơi trường bên trong....................................................................... 16
2.3.3 Giai đoạn kết hợp thơng qua việc phân tích ma trận SWOT (Strengths –
Weaknesses – Opportunities – Threats) ................................................................... 16
Chương III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP ..................................... 19

3.1 Giới thiệu về công ty TNHH Nhựa Hữu Lộc ........................................................ 19
3.2 Mô tả sản phẩm ...................................................................................................... 23
3.3 Khó khăn của doanh nghiệp .................................................................................. 25
3.4 Phân tích mơi trường.............................................................................................. 25
3.4.1 Mơi trường vĩ mô ............................................................................................ 25
3.4.2 Môi trường tác nghiệp ..................................................................................... 29
3.5 Xây dựng ma trận SWOT ...................................................................................... 37
Chương IV: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ......................................................................... 40
4.1 Chiến lược và mục tiêu .......................................................................................... 40


x

4.1.1 Chiến lược........................................................................................................ 40
4.1.2 Mục tiêu ........................................................................................................... 40
4.2.Kế hoạch nhân lực ................................................................................................. 41
4.2.1. Mục tiêu .......................................................................................................... 41
4.2.2 Yêu cầu nhân lực ............................................................................................. 42
4.2.3 Đào tạo ............................................................................................................. 43
4.3 Kế hoạch Marketing............................................................................................... 43
4.3.1 Về sản phẩm .................................................................................................... 43
4.3.2 Về giá ............................................................................................................... 43
4.3.3 Kế hoạch chiêu thị ........................................................................................... 44
4.3.4 Tổ chức bán hàng ............................................................................................ 45
4.3.5 Kế hoạch doanh thu ......................................................................................... 45
4.4 Kế hoạch vận hành. ................................................................................................ 47
4.4.1 Kế hoạch kho xưởng ....................................................................................... 48
4.4.2.

Kế hoạch dự trữ hàng hóa ........................................................................... 48


4.5 Kế hoạch tài chính ................................................................................................. 48
4.5.1 Kế hoạch thanh tốn ........................................................................................ 48
4.5.2 Kế hoạch chi phí .............................................................................................. 49
Chương V: ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI, MỘT SỐ RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG
NGỪA.............................................................................................................................. 54
5.1. Điều kiện triển khai............................................................................................... 54
5.2 Một số rủi ro và biện pháp phòng ngừa ................................................................. 54
5.2.1 Rủi ro từ nhân sự ............................................................................................. 54


xi

5.2.2 Rủi ro từ áp lực nhà cung cấp ......................................................................... 55
5.2.3 Rủi ro từ áp lực khách hàng ............................................................................ 55
5.2.4 Rủi ro từ Đối thủ.............................................................................................. 56
5.2.5 Rủi ro trong quá trình vận hành ...................................................................... 57
Chương VI: KẾT LUẬN ................................................................................................. 58
6.1 Đánh giá ................................................................................................................. 58
6.2 Một số hạn chế chưa làm được. ............................................................................. 58
6.3 Một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện kế hoạch ................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 60
PHỤ LỤC 01: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TNHH
NHỰA HỮU LỘC GIAI ĐOẠN 06/2017-08/2017 ....................................................... 62
PHỤ LỤC 02: TỔNG HỢP NGUYÊN LIỆU HẠT NHỰA NHẬP KHẨU NĂM 2016
.......................................................................................................................................... 63
PHỤ LỤC 03: TỔNG HỢP NGUYÊN LIỆU NHỰA NHẬP KHẨU TỪ 2010 – 2015
.......................................................................................................................................... 65
PHỤ LỤC 04: YÊU CẦU VỀ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA HỮU LỘC
.......................................................................................................................................... 66

PHỤ LỤC 05: HỢP ĐỒNG THUÊ KHO ...................................................................... 69
PHỤ LỤC 06: BẢNG NHU CẦU THÔNG TIN CỦA DỰ ÁN.................................... 74
PHỤ LỤC 07: LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .................................................................... 75


xii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Ma trận kết hợp SWOT ................................................................................... 18
Bảng 3.1 Các sản phẩm chính của cơng ty TNHH Nhựa Hữu Lộc ............................... 24
Bảng 3.2 Một số chỉ số ngành nhựa giai đoạn 2012-2016 ............................................. 31
Bảng 3.3 Một số đối thủ với tiềm lực mạnh trong ngành nhựa kỹ thuật ....................... 32
Bảng 3.4 Ma trận SWOT công ty TNHH Nhựa Hữu Lộc .............................................. 38
Bảng 4.1 Nhu cầu về nhân sự cho công ty TNHH Nhựa Hữu Lộc qua từng giai đoạn. 42
Bảng 4.2 Chi phí tiền lương cho nhân viên công ty TNHH Nhựa Hữu Lộc ................. 42
Bảng 4.3 Dự báo chi phí lương cho nhân viên cơng ty qua các năm ............................. 45
Bảng 4.4 Kế hoạch sản lượng công ty bán hàng cho các nhà cung cấp theo hàng tháng
(khơng tính hình thức bán hàng trực tiếp)....................................................................... 45
Bảng 4.5 Dự báo sản lượng, giá vốn hàng bán và doanh thu dự kiến của công ty trong
năm 2017(hàng tháng) ..................................................................................................... 46
Bảng 4.6 Dự báo sản lượng, giá vốn hàng bán và doanh thu dự kiến của công ty trong
năm 2018 (hàng tháng) .................................................................................................... 47
Bảng 4.7 Dự báo sản lượng, giá vốn hàng bán và doanh thu dự kiến của công ty trong
năm 2019 (hàng tháng) .................................................................................................... 47
Bảng 4.8 Bảng phân tích hiệu quả kế hoạch kinh doanh, dự kiến lãi – lỗ ..................... 50
Bảng 4.9 Bảng kế hoạch vay và trả nợ ........................................................................... 51
Bảng 4.10 Dòng tiền và hiện giá thu nhập thuần NPV của kế hoạch kinh doanh ......... 53


xiii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mơ hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter ........................................... 14


xiv

DANH MỤC VIẾT TẮT
COA

: Certificate of Analysis

HĐKD

: Hoạt động kinh doanh

FCL

: Full Container Load

NVKD

: Nhân viên kinh doanh

PA

: Polyamide

PBT


: Polybutyltetraphtalate

PC

: Polycarbonate

PE

: Polyethylene

PEEK

: Polyetheretherketones

PEI

: Polyetherimide

PETG

: Polyethylene terephthalate glycol-modified

PP

: Polypropylene

PPS

: Polyphenylene sulfide


POM

: Polyoxymethylene (Polyaxetal)

TB

: Trung bình

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

XNK

: Xuất nhập khẩu

VPAS

: Hiệp hội Nhựa Việt Nam


1

Chương I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Chương này trình bày lý do hình thành đề tài nghiên cứu. Từ đó, xác định mục tiêu,
phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài nghiên
cứu.
1.1 Lý do hình thành đề tài
Phân phối nhựa là một lĩnh vực hỗ trợ rất cần thiết cho sự hoạt động và phát triển của
các ngành công nghiệp điện, điện tử, truyền thông, hàng gia dụng,… Sự phát triển của

lĩnh vực phân phối nhựa cho các đơn vị sản xuất, gia cơng nhựa sẽ góp phần to lớn thúc
đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp bởi sự cải tiến chất lượng, cải tiến công
nghệ giúp giảm giá thành sản phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của
thị trường góp phần làm phát triển xã hội, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy phát triển
kinh tế.
Ngành công nghiệp Nhựa của Việt Nam là một ngành cịn khá non trẻ so với các ngành
cơng nghiệp lâu đời khác như cơ khí, điện tử, hóa chất, dệt may,… nhưng đã có sự phát
triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Giai đoạn 2010-2015, ngành nhựa là ngành có
tốc độ tăng trưởng cao nhất nước với mức tăng trưởng hàng năm từ 16-18%/năm (chỉ
sau ngành viễn thông và dệt may), đặc biệt có những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng đạt
gần 100%. (Phịng Phân tích nghiên cứu VCBS, 2017)
Việt Nam là một nước nhập siêu, với lượng nhập khẩu về hóa chất và nhựa lên đến 80%.
Và tỷ lệ này sẽ còn tăng lên trong bối cảnh chính phủ Việt Nam mở cửa cho các doanh
nghiệp nước ngoài đến tham gia thị trường đầu tư sản xuất bên cạnh sức hút từ chi phí
lao động thấp. Hiện tại, một số cơng ty tồn cầu như Microsoft, Samsung, Panasonic, …
định hướng Việt Nam như một môi trường tốt để đặt các nhà máy của họ cũng như tìm
các đối tác gia cơng nhựa tại đây. Kéo theo đó, có rất nhiều các cơng ty phân phối nhựa
kỹ thuật của Việt Nam lẫn nước ngoài như Toàn Đại Hưng, Behn Meyer, BASF, Bayer,


2

Nagase, Toyota Tsusho,… đến tham gia thị trường ngành Nhựa. Sự phát triển này làm
cho sự cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối nhựa ngày càng trở nên gay gắt.
Công ty TNHH Nhựa Hữu Lộc là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư của Việt Nam, hoạt
động trong lĩnh vực phân phối nguyên liệu hạt nhựa kỹ thuật. Là một doanh nghiệp mới
thành lập với danh sách khách hàng còn hạn chế, doanh nghiệp cần những bước đi vững
vàng để thâm nhập ngành.
Xét về tổng quan, số lượng các khách hàng trong ngành cơng nghiệp nhựa kỹ thuật vẫn
còn ít, và kì vọng từ phía nhà cung ứng đặt ra cho cơng ty TNHH Nhựa Hữu Lộc khá

cao. Do đó, những hỗ trợ mà công ty nhận được từ nhà cung cấp cũng hạn chế và giá cả
chưa thực thực sự cạnh tranh so với thị trường. Đây là một hạn chế rất lớn trong việc
phân phối nhựa của công ty. Vì giá thành là một yếu tố mà tất cả các doanh nghiệp sản
xuất đều quan tâm trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. Một trong những mong đợi của
nhà sản xuất là giảm giá thành trên một đơn vị sản xuất và đầu vào trước hết là nguyên
liệu với giá vừa phải và chất lượng tốt.
Các nhà cung ứng của công ty TNHH Nhựa Hữu Lộc hầu hết là doanh nghiệp mới vào
thị trường, do đó thương hiệu chưa được thị trường đánh giá tốt. Bên cạnh đó, tiếng vang
của cơng ty trên thị trường chưa có do lượng hàng cung ứng ít và các chế độ hậu mãi còn
thiếu. Công ty bước đầu quảng bá sản phẩm thông qua các trang mạng và chỉ mới thực
hiện niêm yết các sản phẩm của đơn vị phân phối lên trang web của mình.
Để tồn tại và phát triển trên thị trường ngành Nhựa, công ty TNHH Nhựa Hữu Lộc cần
phải gắn kết hơn nữa với khách hàng hiện tại, và phát triển thêm nhiều khách hàng mới.
Để thực hiện điều này, cơng ty cần phải rà sốt lại các hoạt động kinh doanh hiện tại và
xây dựng kế hoạch kinh doanh mới. Đây là lý do đề tài “Xây dựng kế hoạch kinh doanh
cho công ty TNHH Nhựa Hữu Lộc giai đoạn 2017 - 2019” được chọn để đưa ra các giải
pháp nhằm đóng góp vào sự phát triển của công ty trên thị trường nhựa kỹ thuật.


3

1.2 Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
Phân tích hiện trạng thực hiện kinh doanh tại doanh nghiệp, phân tích mơi trường vĩ
mô, môi trường vi mô và xây dựng chiến lược giúp doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng
thị trường.
Đề xuất kế hoạch kinh doanh, phân tích rủi ro của bản kế hoạch kinh doanh.
Đánh giá kế hoạch, một số hạn chế chưa làm được, kiến nghị.
1.3 Đối tượng của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công ty TNHH Nhựa Hữu Lộc.

1.4 Phương pháp tổng hợp
Đề tài này chủ yếu sử dụng các lý thuyết về xây dựng kế hoạch kinh doanh trong một
doanh nghiệp như các yếu tố môi trường doanh nghiệp, môi trường vi mô, môi trường
vĩ mô, ma trận SWOT để vận dụng vào xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty
TNHH Nhựa Hữu Lộc giai đoạn 2017 - 2019.
Nguồn thông tin sử dụng để tổng hợp là các thông tin nội bộ công ty, các báo cáo ngành
Nhựa Việt Nam qua các năm, thông tin xuất nhập khẩu, các chỉ số về ngành công nghiệp
cao su và chất dẻo từ Tổng cục thống kê, Hiệp hội Nhựa Việt Nam.
1.5 Phạm vi thực hiện
Về nội dung nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng kế hoạch kinh
doanh của doanh nghiệp Nhựa Hữu Lộc giai đoạn 2017 - 2019.
Phạm vi không gian: Tại Doanh nghiệp Nhựa Hữu Lộc.
Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2017 - 2019.


4

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHÓA LUẬN
Chương này gồm có các khái niệm về việc lập kế hoạch kinh doanh, các bước lập một
bản kế hoạch kinh doanh và các chiến lược, ma trận SWOT được vận dụng trong việc
xây dựng kế hoạch kinh doanh.
2.1 Lập kế hoạch kinh doanh
2.1.1 Khái niệm về lập kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh là bản tổng hợp các nội dung chứa trong các kế hoạch bộ phận bao
gồm kế hoạch tiếp thị, kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính mà doanh
nghiệp dự kiến thực hiện trong đời đoạn từ 3-5 năm. Nội dung kế hoạch kinh doanh
nhằm mơ tả, phân tích hiện trạng hoạt động bên trong doanh nghiệp và bên ngồi doanh
nghiệp (mơi trường kinh doanh), trên cơ sở đó đưa ra các hoạt động dự kiến cần thiết
trong tương lai nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Với các phân tích về nguồn lực của
doanh nghiệp, về môi trường kinh doanh, về đối thủ cạnh tranh, kế hoạch kinh doanh sẽ

đưa ra các chiến lược/kế hoạch thực hiện cùng các dự báo kết quả hoạt động trong khoảng
thời gian kế hoạch (Phạm Ngọc Thúy, 2012).
Kế hoạch kinh doanh là một báo cáo bằng văn bản mơ tả và phân tích cơng việc kinh
doanh, cũng như đưa ra các dự đốn, tính tốn chi tiết về tương lai của nó. Đồng thời nó
cũng bao gồm các vấn đề tài chính trong việc khởi sự hay mở rộng kinh doanh
(Mckeever, 2012).
2.1.2 Vai trò của lập kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ một nhà doanh nghiệp nào
cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ nào.
Các nhà quản lý cần phải lập kế hoạch bởi vì lập kế hoạch cho biết phương hướng hoạt
động trong tương lai, làm giảm sự tác động của những thay đổi từ môi trường, tránh được
sự lãng phí và dư thừa nguồn lực, và thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận tiện cho công


5

tác kiểm tra. Hiện nay, trong cơ chế thị trường có thể thấy lập kế hoạch có các vai trị to
lớn đối với các doanh nghiệp. Bao gồm:
Kế hoạch là một trong những cơng cụ có vai trị quan trọng trong việc phối hợp nỗ
lực của các thành viên trong một doanh nghiệp. Lập kế hoạch cho biết mục tiêu, và cách
thức đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Khi tất cả nhân viên trong cùng một doanh
nghiệp biết được doanh nghiệp mình sẽ đi đâu và họ sẽ cần phải đóng góp gì để đạt được
mục tiêu đó, thì chắc chắn họ sẽ cùng nhau phối hợp, hợp tác và làm việc một cách có tở
chức. Nếu thiếu kế hoạch thì quỹ đạo đi tới mục tiêu của doanh nghiệp sẽ là đường zic
zăc phi hiệu quả.
Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ởn định của doanh nghiệp hay tổ chức.
Sự bất ổn định và thay đổi của môi trường làm cho công tác lập kế hoạch trở thành tất
yếu và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, và mỗi nhà quản lý. Lập kế hoạch buộc
những nhà quản lý phải nhìn về phía trước, dự đốn được những thay đởi trong nội bộ
doanh nghiệp cũng như mơi trường bên ngồi và cân nhắc các ảnh hưởng của chúng để

đưa ra những giải pháp ứng phó thích hợp.
Lập kế hoạch làm giảm được sự chồng chéo và những hoạt động làm lãng phí nguồn
lực của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch thì những mục tiêu đã được xác định, những
phương thức tốt nhất để đạt mục tiêu đã được lựa chọn nên sẽ sử dụng nguồn lực một
cách có hiệu quả, cực tiểu hố chi phí bởi vì nó chủ động vào các hoạt động hiệu quả và
phù hợp.
Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra
đạt hiệu quả cao. Một khi doanh nghiệp không xác định được là mình phải đạt tới cái gì
và đạt tới bằng cách nào, thì đương nhiên sẽ khơng thể xác định đựợc liệu mình có thực
hiện được mục tiêu hay chưa, và cũng khơng thể có được những biện pháp để điều chỉnh
kịp thời khi có những lệch lạc xảy ra. Do vậy, có thể nói nếu khơng có kế hoạch thì cũng
khơng có cả kiểm tra.


6

Như vậy, việc lập kế hoạch trong kế hoạch kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với
mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản lý. Nếu khơng có kế hoạch thì nhà quản lý có thể khơng
biết tở chức, khai thác con người và các nguồn lực khác của doanh nghiệp một cách có
hiệu quả, thậm chí sẽ khơng có được một ý tưởng rõ ràng về cái họ cần tổ chức và khai
thác. Khơng có kế hoạch, nhà quản lý và các nhân viên của họ sẽ rất khó đạt được mục
tiêu của mình.
Tóm lại, chức năng lập kế hoạch là chức năng đầu tiên, là xuất phát điểm của mọi quá
trình quản lý. Bất kể là cấp quản lý cao hay thấp, việc lập ra được những kế hoạch hiệu
quả sẽ là chìa khố cho việc thực hiện một cách hiệu quả những mục tiêu đã đề ra của
doanh nghiệp. (Trần Bình Minh, 2013).
2.1.3 Phân loại kế hoạch kinh doanh
Phân loại theo qui mơ doanh nghiệp: gồm có hai loại là kế hoạch kinh doanh cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ và kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp lớn.
Phân loại theo tình trạng doanh nghiệp khi lập kế hoạch kinh doanh, gồm có kế hoạch

kinh doanh khi khởi sự doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp đang
hoạt động.
Phân loại theo mục đích lập kế hoạch kinh doanh, gồm có kế hoạch kinh doanh để vay
vốn/bán doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh dùng định hướng/quản lý hoạt động.
Phân loại theo đối tượng đọc bản kế hoạch kinh doanh, gồm hai loại là kế hoạch kinh
doanh viết cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh viết cho đối
tượng bên trong doanh nghiệp.
Đối tượng bên ngồi doanh nghiệp có thể là nhà cung cấp, cở đơng, nhà đầu tư tương lai
hoặc chính phủ. Kế hoạch kinh doanh viết trong trường hợp này thường nhằm kêu gọi
đầu tư hoặc xin giấy phép. Do vậy, kế hoạch kinh doanh phải nêu bật được tính khả thi
của dự án, cho biết tổng số vốn cần bổ sung và lượng vốn cần tại các thời điểm.


7

Đối với kế hoạch kinh doanh dùng để định hướng hoạt động/quản lý chủ yếu dành cho
đối tượng bên trong doanh nghiệp. Đối tượng bên trong doanh nghiệp có thể là các nhà
quản lý doanh nghiệp. Trong trường hợp này, kế hoạch kinh doanh được xem là công cụ
nhằm hỗ trợ các nhà quản lý đó là chức năng hoạch định, là nền tảng để thực hiện những
chức năng còn lại bao gồm tổ chức lãnh đạo và kiểm tra. (Phạm Ngọc Thúy, 2012)
2.1.4 Nội dung của kế hoạch kinh doanh
Một bản kế hoạch kinh doanh thường bao gồm những phần sau:
- Giới thiệu cơng ty: lịch sử hình thành, hiện trạng, mục tiêu của công ty, các kế
hoạch tương lai và các sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang cung cấp.
- Phân tích mơi trường kinh doanh: xác định thị trường tổng thể, thị trường mục
tiêu, đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, nguy cơ và
thách thức từ mơi trường bên ngồi.
- Các kế hoạch về tiếp thị, kế hoạch vận hành, kế hoạch nhân sự và kế hoạch tài
chính để đạt các mục tiêu mà bản kế hoạch kinh doanh đề ra. (Phạm Ngọc Thúy,
2012)

2.1.5 Quá trình lập một bảng kế hoạch kinh doanh
Quá trình lập một bản kế hoạch kinh doanh có thể chia ra làm các giai đoạn như sau:
2.1.5.1 Chuẩn bị
Bao gồm việc hình thành nhu cầu, ý tưởng, mục đích và xác định người chịu trách nhiệm
thực hiện và các nguồn lực cần thiết. Nhu cầu và ý tưởng lập kế hoạch kinh doanh có thể
phát sinh do nhu cầu bên ngoài khi doanh nghiệp cần vay hay huy động vốn, khi cần
thuyết minh hay thông tin với các tở chức hoặc cá nhân bên ngồi doanh nghiệp. Nhu
cầu lập kế hoạch kinh doanh cũng có thể phát sinh từ nội bộ doanh nghiệp để phục vụ
cho mục đích quản lý. Khi đó, kế hoạch kinh doanh được dùng như một công cụ để định
hướng/chỉ đạo hoạt động và dự báo kết quả tương lai. Khi xác định nhu cầu lập kế hoạch
kinh doanh thì doanh nghiệp cũng hình thành rõ mục đích sử dụng kế hoạch kinh doanh


8

để làm gì. Có thể có nhiều mục đích khác nhau, tuy nhiên cần phải xác định rõ đâu là
mục đích chính đâu là mục đích kết hợp.
Sau khi đã quyết định xây dựng kế hoạch kinh doanh nhằm phục vụ cho một mục đích
nào đó, việc kế tiếp cần phải quyết định là doanh nghiệp tự làm lấy (xác định người nào
chịu trách nhiệm triển khai) hay mời tư vấn thực hiện. Cuối cùng là dự kiến và chuẩn bị
những nguồn lực cần thiết để triển khai công việc. (Phạm Ngọc Thúy, 2012)
2.1.5.2 Thu thập thông tin
Đây là công việc mất rất nhiều thời gian và công sức, thường được tập trung thực hiện
trong giai đoạn đầu và đôi khi còn kéo dài sau đó trong trường hợp có u cầu thu thập
thơng tin bở sung cho q trình phân tích và tính tốn. Cơng việc thu thập thơng tin càng
được chuẩn bị chu đáo trước khi triển khai thì hiệu quả cơng việc càng cao. Cần liệt kê
chi tiết nhu cầu thông tin và cách thu thập của từng loại thơng tin. Ngồi ra, người lập
kế hoạch kinh doanh cũng cần phải ước lượng mức độ chính xác cần có của mỗi thơng
tin mà họ sẽ thu thập vì yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến chi phí, thời gian và cách thu
thập thơng tin. (Phạm Ngọc Thúy, 2012)

2.1.5.3 Tổng hợp và phân tích thông tin
Sau khi thu thập phần lớn các dữ liệu cần thiết từ nhiều nguồn khác nhau, người lập kế
hoạch kinh doanh sẽ tởng hợp chúng lại và hình thành một bức tranh mơ tả tồn cảnh về
doanh nghiệp, sản phẩm, thị trường và môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang
hoặc sắp hoạt động.
Có được các thơng tin cần thiết vẫn chưa đủ. Để có được một bản kế hoạch kinh doanh
tốt, giai đoạn này đòi hỏi người lập kế hoạch phải biết tận dụng những kĩ năng, kinh
nghiệm và công cụ hỗ trợ để phân tích thơng tin và diễn dịch ý nghĩa hay ẩn ý của các
thơng tin. Ngồi ra cần dự báo một số thay đổi trong tương lai về thị trường, nhu cầu,
yếu tố cạnh tranh,... bởi vì kế hoạch kinh doanh được dùng để giúp triển khai các hoạt


9

động trong tương lai, trong khi hầu hết các thông tin mô tả chỉ được xem xét ở thời điểm
hiện tại. (Phạm Ngọc Thúy, 2012)
2.1.5.4 Hình thành chiến lược và kế hoạch hoạt động
Đây là phần công tác nội bộ quan trọng, đòi hỏi người lập kế hoạch phải có khả năng tư
duy chiến lược và các kỹ năng, kinh nghiệm về lập kế hoạch kinh doanh. Thực tế, phần
này phụ thuộc rất nhiều vào kết quả phân tích và diễn dịch thông tin ở phần trước cùng
với khả năng vận dụng kinh nghiệm thực tiễn và các nguyên tắc, lý thuyết của người lập
kế hoạch.
Một yếu tố quan trọng trong giai đoạn này là phải đảm bảo tính nhất quán giữa chiến
lược chung và các kế hoạch hoạt động chức năng (tiếp thị, sản xuất, nhân sự, …) mà
người lập kế hoạch kinh doanh sẽ cụ thể hóa tiếp theo bằng các kế hoạch ngắn hạn.
(Phạm Ngọc Thúy, 2012)
2.1.5.5 Lượng hóa và tổng hợp yêu cầu về nguồn lực
Để có thể đánh giá hiệu quả và triển khai thực hiện các hoạt động chức năng đề
ra trong kế hoạch kinh doanh, cần phải xác định nhu cầu về nguồn lực cho từng hoạt
động chức năng, sau đó tởng hợp nhu cầu về các nguồn lực cho toàn bộ kế hoạch kinh

doanh. Từ đó, doanh nghiệp xác định được nhu cầu bổ sung và chuẩn bị huy động nguồn
lực. Ở giai đoạn này, những người lập kế hoạch có kinh nghiệm thực tế và kiến thức cụ
thể về các lĩnh vực chức năng sẽ có nhiều ưu thế hơn trong việc nhận dạng, sử dụng
thông tin và số liệu để lượng hóa các loại nguồn lực. Một số định mức hoặc các số liệu
kinh nghiệm cũng được sử dụng trong công việc này. (Phạm Ngọc Thúy, 2012)
2.1.5.6 Phân tích và đánh giá kết quả
Các nguồn lực cần sử dụng và các khoản thu nhập (doanh thu) dự kiến được tính
bằng tiền cùng với các chi tiết về thời gian thu, chi cụ thể sẽ là cơ sở thiết lập các báo
cáo tài chính. Ngồi ra, các phân tích về hiệu quả kinh doanh, về cấu trúc vốn và tình


10

trạng tài chính trong tương lai cũng sẽ được thực hiện để có thể đưa ra các nhận định
chung. Để thực hiện phần này, người lập kế hoạch cần có các kiến thức về kế tốn, tài
chính và các kỹ năng tính tốn nhất định. Khối lượng tính tốn trong phần này khá lớn
và đơi khi phải tính lặp nhiều lần để hiệu chỉnh các thông tin đầu vào cho thích hợp. Do
vậy các doanh nghiệp có thể thực hiện trên máy tính cùng với các phần mềm chuyên
dùng hỗ trợ cho việc tính tốn. Tuy nhiên, phần phân tích sau khi có kết quả đặc biệt
quan trọng trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng kế hoạch kinh doanh để định hướng
phát triển, khi đó người đọc là lãnh đạo doanh nghiệp chứ khơng phải là các chun gia
tài chính. (Phạm Ngọc Thúy, 2012)
2.1.6. Phân tích rủi ro
Các tính tốn tài chính chủ yếu dựa vào các thơng tin và các quyết định thực hiện
từ các phần trước. Tuy nhiên, do đặc điểm của kế hoạch là căn cứ vào các thông tin thu
thập từ quá khứ, hiệu chỉnh cho phù hợp với các điều kiện dự kiến xảy ra trong tương lai
nên khả năng xảy ra những khác biệt so với kế hoạch là không thể tránh khỏi. Do vậy,
một kế hoạch kinh doanh được đánh giá tốt khi có tính linh hoạt cao, có dự kiến những
rủi ro và có hướng khắc phục những rủi ro đó.
Trong giai đoạn này cần phân tích, nhận dạng, đo lường các rủ ro và dự kiến

phương pháp quản lý rủi ro. Các rủi ro kinh doanh nên nhận dạng là rủi ro giá, rủi ro tín
dụng và rủi ro thuần túy. Lưu ý, ngồi kỹ năng sử dụng các cơng cụ phân tích, người
thực hiện cần phải có kinh nghiệm và khả năng phân tích. (Phạm Ngọc Thúy, 2012)
2.1.7. Giai đoạn hoàn tất
Để hoàn tất, người lập kế hoạch kinh doanh viết và trình bày tồn bộ kết quả thành
một bản kế hoạch kinh doanh với đầy đủ các nội dung yêu cầu. Tuy nhiên, đó mới chỉ là
bản dự thảo. Bước tiếp theo là tở chức trình bày cho lãnh đạo doanh nghiệp, những người
có trách nhiệm hoặc các chuyên gia nghe và góp ý. Một bản kế hoạch kinh doanh càng
được nhiều người có trách nhiệm đồng tình và ủng hộ thì quá trình triển khai thực hiện
càng thuận lợi.


11

Nên xem xét các góp ý thật cẩn thận để có những thay đởi – điều chỉnh cần thiết.
Q trình này có thể được thực hiện vài vòng khi cần. Lưu ý rằng tất cả các góp ý có
được chỉnh sửa hay không tùy theo lựa chọn cuối cùng của lãnh đạo doanh nghiệp, là
những người có quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp.
Sau đó, người lập kế hoạch kinh doanh sẽ hồn chỉnh bản chính thức và đệ trình lãnh
đạo doanh nghiệp. Quá trình lập kế hoạch kinh doanh được xem là kết thúc khi lãnh đạo
doanh nghiệp chấp nhận chất lượng và đồng ý nhận bản kế hoạch kinh doanh đã giao
nộp.(Phạm Ngọc Thúy, 2012).
2.2 Các loại chiến lược kinh doanh
Theo Michael Porter, các chiến lược giúp cho các công ty giành được lợi thế cạnh
tranh dựa trên ba nền tảng sau: dẫn đầu về chi phí, khác biệt hóa và tập trung, đây còn
gọi là “các chiến lược nền tảng thông dụng” theo Porter.
2.2.1 Chiến lược dẫn đầu về chi phí
Nhấn mạnh tới việc sản xuất các sản phẩm được chuẩn hóa với mức chi phí thấp
nhất trên mỗi đơn vị sản phẩm, nhắm tới người tiêu dùng nhạy cảm về giá.
Đặc điểm:

- Tập trung vào công nghệ và quản lý để giảm chi phí
- Khơng tập trung vào khác biệt hóa sản phẩm
- Khơng đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, đưa ra tính năng mới, sản phẩm
mới
- Nhóm khách hàng mà cơng ty phục vụ thường là nhóm “khách hàng trung bình”.
Những thuận lợi và khó khăn của chiến lược:
Thuận lợi: Đối phó được với các áp lực của mơi trường cạnh tranh.
Khó khăn:


×