Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Vài nét về tiền gửi và quản lý tiền gửi ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.01 KB, 15 trang )

Vài nét về tiền gửi và quản lý tiền gửi ở Việt Nam
IV.1. Tình hình huy động và quản lý tiền gửi tại các NHTM Việt Nam
Tiền gửi là một bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguổn
vốn của ngân hàng. Huy động được lượng tiền gửi càng nhiều, ngân hàng sẽ có cơ
sở để cho vay nhiều hơn. Tuy nhiên, quyết định đến lợi nhuận ngân hàng là sự
chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Thông thường, ngân hàng huy
động lãi suất tiền gửi thấp và cho vay với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch.
Yêu cầu tìm kiếm được nguồn tiền gửi lớn với lãi suấ thấp là một trong những mục
tiêu của quản lý tiền gửi.
Lãi suất là một trong những công cụ tài chính quan trọng nhấ của ngân hàng.
Lãi suất huy động tiền gửi, còn gọi là lãi suất huy động vốn hay tiết kiệm, và lãi
suẩ cho vay là hai công cụ chính của các ngân hàng dùng để nâng cao thế mạnh tài
chính của họ và giúp đóng góp vào việc ổn đỉnh và phát triển kinh tế quốc dân.
Công cụ tài chính này thường được các NHTW của các quốc gia thường suyên sử
dụng để ổn định nền kinh tế trong nước. Khi nền kinh tế của họ có dấu hiệu chậm
lại, NHTW đưa ra một lãi suất cho các ngân hàng thương mại vay rất thấp để
khuyến khích việc họ vay và cho vay lại để tiêu dùng hay đầu tư phát triển giúp
hâm nóng nề kinh tế trở lại. Khi tốc độ phát triển của nền kinh tế tăng quá nhanh
dẫn đến tình trạng lam phát, NHTW sẽ đưa ra lãi suất cao để giảm thiểu số lượng
tiền vay của các NHTM và qua đó gialr nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Ỏ Việt Nam, các NHTM đều chịu sự chi phối của Ngân hàng nhà nước
(NHNN). Một cách nào đó, việc tăng hay giảm lãi suất tiết kiệm hay cho vay đều
phản ánh chính sách của NHNN, chiến lược riêng của từng ngân hàng và có sự tác
động của nền kinh tế thị trường.
Mỗi ngân hàng đều có chiến lược hay lý do riêng khi quyết định tăng lãi suất
tiền gửi. Điểm mấu chốt là khi tăng lãi suất này, các ngân hàng đều nhằm vào việc
thu hút thêm lượng tiền hiện đang luân chuyển trong thị trường để phục vụ một
mục đích tài chính nào đó. Tùy vào nhu cầu tiền mặt của ngân hàng, của Chính phủ
hay các khách hàng lớn cần vay để mua bán, đầu tư vào dự án trọng điểm, các
ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất thấp hay cao để thu hút dân chúng bỏ tiền vào tài
khoản hoặc quỹ tiết kiệm. Với các nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu sử dụng


tiền mặt hay đầu tư vào dự án tăng cao, ngân hàng thường không đủ tiền để cho
vay nên phải tìm cách huy động tiền gửi sau đó cho vay lại với một lãi suất cao
hơn.
Việc tăng hay giảm lãi suất tiền gửi cho vay là những sinh hoạt thường xuyên
của các ngân hàng, và giúp chúng ta thấy được sức mạnh của ngành ngân hàng
cũng như nền kinh tế. Không có lý do gì để chúng ta lo ngại mỗi lần ngân hàng
thay đổi lãi suất, nhất là khi mức tăng hay giảm vừa phải theo thị trường hay được
NHNN giám sát và cho phép.
Có những lý do khách quan do thị trường tác động và có những lý do riêng
biệt khác mang tính chấp hay nhu cầu nội bộ của việc tăng lãi suất tiền gửi. Nhiều
ngân hàng vì cần số lượng cho vay lớn và gấp rút đáp ứng nhu cầu của Chính phủ
hay doanh nghiệp ( đầu tư, nhập khẩu…) nên phải huy động tiền gửi qua việc tăng
lãi suất tiết kiệm ngắn hạn hay dài hạn. Các ngân hàng khác, vì vị thế và nhu cầu
cạnh tranh không muốn mất khách hàng, tuy không có nhu cầu tiền mặt lớn,
thường vẫn phải tăng lãi suất để cùng đứng chung với các ngân hàng khác. Việc
các ngân hàng theo nhau tăng lãi suất hay giảm lãi suất cũng là việc bình thường.
IV.1.1. Thực trạng huy động tiền gửi tại các NHTM
Tình trạng chạy đua lãi suất
Lãi suất là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất, quyết định đến khối lượng tiền
huy động được của ngân hàng để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. Thông
thường, các khách hàng hay người gửi tiền sẽ lựa chọn các ngân hàng có độ an
toàn nhưng đồng thời lãi suất cũng phải cao để bù đắp cho những chi phí cơ hội họ
bỏ ra. Ngược lại, khi đưa ra một mức lãi suất huy động tiền gửi, ngân hàng phải
cân nhắc giữa các lựa chọn sao cho có thể huy động được khối lượng tiền nhiều
nhất và lãi suất thấp nhất có thể để tối đa hóa lợi nhuận ròng của mình. Để có thể
thắng thế trong cạnh tranh, các ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất hấp dẫn cho
khách hàng trên cơ sở so sánh với mức lãi suất của các ngân hàng khác và khả
năng thanh toán của ngân hàng mình. Chính vì vậy, ở Việt Nam trong thời gian gần
đây đã liên tiếp diễn ra những cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM, điển hình là
vào năm 2006 và đầu năm 2008.

Trong 6 tháng đầu năm 2006, lãi suất huy động và cho vay của các NHTM
tăng nhẹ, đối với lãi suất VNĐ tăng khoảng 0,12% - 0,24% /năm,còn lãi suất đồng
USD tăng khoảng 0,1% - 0,3% / năm. Tuy nhiên, lãi suất tăng trong khi nguồn vốn
khả dụng của các tổ chức tín dụng vẫn dư thừa, cung – cầu vốn ở mức bình thường,
lãi suất VNĐ chênh lệch dương so với lạm phát ( cao hơn lạm phát) khoảng 2%.
Đến đầu tháng 7/2006, sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) điều chính lãi suất
cơ bản đồng USD từ mức 5% - 5,25% /năm, nhiều ngân hàng đã không thể “kìm”
được áp lực, tiếp tục tăng lãi suất huy động. Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8
(2006), người ta chứng kiếm tin hình nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, ngân
hàng liên doanh tăng lãi suất huy động cả VNĐ và USD. Chúng ta hãy xem xét từ
thực tiễn ở Hà Nội và Tp. HCM ( hai địa bàn chiếm đến 70% tổng vốn huy động
và hơn 50% dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân háng). Đến cuối tháng 7/2006,
số dư vốn huy động từ các tổ chức kinh tế - xã hội và dân cư của các tổ chức tín
dụng tại Hà Nội đạt trên 175.000 tỷ đồng nhưng dư nợ cho vay chủ gần 92.000 tỷ
đồng. Còn tại Tp.HCM, liên tục trong 7 tháng đầu năm hoạt động tăng trưởng tín
dụng trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so vơi các năm trước đây trong
khi huy động vốn tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tỷ lệ sử dụng vốn cho vay
trực tiếp nền kinh tế trên vốn huy động của các NHTM tại Tp.HCM chỉ trên 80%
( trước đâu có lúc lên trên 90%).
Ta có thể xem xét lãi suất huy động tiền gửi dân cư của VCB làm ví dụ
Bảng 1:Lãi suất huy động tiền gửi dân cư của VCB – 08/11/2006
(đơn vị: %/năm)
1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng Không kỳ hạn
VND 6.24 6.84 7.44 7.8 8.04 8.4 2.4
USD 3.7 3.8 4.2 4.4 4.55 4.85 1.25
EUR 1.2 1.4 1.6 1.8 1.8 1.9 0.5
Cuộc chạy đua lãi suất của các NHTM đầu năm 2008 diễn biến hết sức gay
cấn và quyết liệt. Trong những ngày gần đây hàng loạt ngân hàng thương mại
(NHTM) công bố tăng lãi suất huy động vốn Đồng Việt Nam với mức lãi suất tăng
khá, tăng thêm từ 0,12% - 0,48%/năm so với trước đó. Mức tăng lớn nhất vẫn

thuộc về các ngân hàng thương mại cổ phần, kể cả các NHTM cổ phần quy mô còn
khiêm tốn mới chuyển từ nông thôn lên đô thị, như SHB, An Bình,…đến các
NHTM hạng trung bình khá như: SeABank, VPBank, Phương Nam, Phương Đông,
NHTM CP Sài Gòn… ngay cả những NHTM cổ phần có thương hiệu khá hay quy
mô lớn, như: Eximbank, Techcombank, Đông Á, ACB hay những ngân hàng
thương hiệu lớn như Incombank, BIDV….Đến tháng 2/2008, lãi suất huy động
vốn VND tăng cao nhất của một số NHTM cổ phần lên tới 0,85%/tháng hay
10,20%/năm cho kỳ hạn 24 tháng, lên tới 0,80%/tháng, hay 9,6%/năm cho kỳ hạn
12 tháng,…Lãi suất huy động vốn VND kỳ hạn 12 tháng của NHTM CP Sài Gòn
lên tới 9,72%/năm, tương đương 0,81%/tháng; của Techcombank lên tới
9,6%/năm. Thậm chí lãi suất huy động của nhiều Quỹ tín dụng nhân dân kỳ hạn 12
tháng lên tới 0,90%/tháng, hay 10,80%/năm. Và lãi suất tăng kịch trần lên mức hơn
20 % vào những tháng sau đó.
Trước tình hình đó, để kìm hãm lại tốc độ tăng nhanh của lãi suất, NHNN đã
phải quy định mức trần lãi suất huy động 12%/năm nhưng một số ngân hàng đã
lách luật bằng cách đưa ra các hình thức khuyến mãi, tiền gửi dự thường như: quay
số dự thưởng với trị giá các giải thưởng bằng hiện vật lên tới hàng tỷ đồng, triển
khai hình thức gửi tiền với lãi suất linh hoạt, khách hàng được rút tiền bất kỳ lúc
nào có nhu cầu nhưng được hưởng lãi suất có kỳ hạn, lãi suất luỹ tiến theo số tiền
gửi…Đặc biệt đánh vào tâm lý khách hàng trong điều kiện chỉ số giá tăng cao, từ
ngày 18/2/2008, có ngân hàng còn đưa ra hình thức huy động vốn VND: “Lãi suất
bù lạm phát”. Ngoài lãi suất thông thường, khách hàng gửi tiền kỳ hạn 12 tháng
được ngân hàng này cam kết bù một phần hoặc toàn bộ chênh lệch giữa lãi suất và
tỷ lệ lạm phát thực tế, nhằm đảm bảo cho khách hàng gửi tiền được hưởng lãi suất
không bị thiệt khi lạm phát tăng cao.
Sau đây chúng ta sẽ xét biểu lãi suất của ngân hàng công thương làm một ví
dụ
Bảng 2: Lãi suất huy động tiền gửi VNĐ của NH Công thương chi nhánh Nghệ
An áp dụng từ ngày 29/09/2008
Loại kỳ hạn (tháng) Lãi suất huy động (%/năm)

Không kỳ hạn 3.0
1 tuần 13.0
1 tháng 17.0
2 tháng 17.0
3 tháng 17.5
6 tháng 17.5
9 tháng 17.0
12 tháng 17.0
18 tháng 16.0
24 tháng 15.0
36 tháng 15.0
48 tháng 15.0
60 tháng 15.0
Lãi suất huy động tiền gửi của ngân hàng Công thương lên mức cao nhất là
17.5%/năm trong khi trước đó, vào cuối năm 2007, lãi suất cao nhất cũng chỉ giữ ở
mức 8%/năm.
Nguyên nhân
Ngoài những nguyên nhân khách quan từ tình hình kinh tế, chính trị trong
nước, thế giới và những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô bất hợp lý của NHNN
thì sau đây, em xin đưa ra những nguyên nhân chủ quan từ việc điều hành lãi suất
và quản lý tiền gửi của các NHTM
- Cơ cấu tiền gửi của các NHTM chưa vững chắc. Cơ cấu vốn huy động
Đồng Việt Nam của các NHTM có sự thay đổi theo hướng tiền gửi ngắn hạn và
tiền gửi không kỳ hạn tăng lên nhanh hơn tiền gửi trung và dài hạn. Đây là loại tiền
gửi không những có tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao tới 11%, mà tỷ lệ sử dụng thấp do
khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Trong số đó có những khoản tiền gửi lớn

×