Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Luận văn thạc sĩ so sánh văn hóa phùng nguyên và văn hóa tam tinh đôi (tứ xuyên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRƢƠNG KHẢ HÂN (ZHANG KEXIN)

SO SÁNH VĂN HĨA PHÙNG NGUN
VÀ VĂN HĨA TAM TINH ĐƠI (TỨ XUYÊN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRƢƠNG KHẢ HÂN (ZHANG KEXIN)

SO SÁNH VĂN HĨA PHÙNG NGUN
VÀ VĂN HĨA TAM TINH ĐƠI (TỨ XUYÊN)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60220113

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung

Hà Nội-2018



LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Cô
GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong
suốt q trình làm luận văn. Nếu thiếu sự giúp đỡ của cô Dung, tôi chắc chắn
không thể hồn thành luận văn tốt nghiệp thuận lợi được.
Tơi xin cảm ơn các thầy cô của khoa Việt Nam học và tiếng Việt tận tình
truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho tơi trong suốt q trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài
luận văn. Các cán bộ của Bảo tàng Nhân học và các bạn đồng nghiệp của tủ
sách TS. Nishimura đã giúp đỡ tôi và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn
thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các
bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tơi rất nhiều trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Học viên thực hiện

Trương Khả Hân


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chƣơng 1: VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN ................................................. 4
1.1. Môi trƣờng sinh thái.............................................................................. 4
1.1.1. Điều kiện địa lý .................................................................................... 4
1.2. Khái quát về văn hóa Phùng Nguyên ................................................... 5
1.2.1. Quá trình phát hiện và nghiên cứu ..................................................... 5
1.2.2. Niên đại ............................................................................................... 7
1.3. Đặc điểm của văn hóa Phùng Ngun .................................................. 7
1.3.1. Loại hình di tích .................................................................................. 7

1.3.2. Đặc trưng di vật ................................................................................. 10
1.4. Kinh tế xã hội ....................................................................................... 33
1.4.1. Về đời sống kinh tế sản xuất ............................................................. 33
1.4.2. Nông nghiệp ...................................................................................... 36
1.4.3. Thủ công nghiệp ................................................................................ 38
1.5. Kiến trúc thƣợng tầng ......................................................................... 42
Chƣơng 2: VĂN HÓA TAM TINH ĐƠI (TỨ XUN) ........................... 46
2.1. Mơi trƣờng sinh thái............................................................................ 46
2.1.1. Điều kiện địa lý .................................................................................. 46
2.1.2. Điều kiện khí hậu .............................................................................. 47
2.2. Khái quát về di chỉ Tam Tinh Đôi ....................................................... 47


2.2.1. Di chỉ Tam Tinh Đôi .......................................................................... 47
2.2.2. Tầng văn hóa và niên đại .................................................................. 51
2.2.3. Loại hình di tích ................................................................................ 52
2.3. Đặc điểm của văn hóa Tam Tinh Đơi .................................................. 53
2.3.1. Tên gọi của văn hóa .......................................................................... 53
2.3.2. Phân bố .............................................................................................. 54
2.3.3. Đặc trưng văn hóa ............................................................................. 55
2.3.4. Một số tranh luận về văn hóa Tam Tinh Đơi..................................... 56
2.4. Kinh tế xã hội ....................................................................................... 56
2.4.1. Nông nghiệp ...................................................................................... 57
2.4.2. Thủ công nghiệp ................................................................................ 58
2.5. Kiến trúc thƣợng tầng ......................................................................... 59
2.5.1. Kết cấu tổ chức xã hội ....................................................................... 59
2.5.2. Tôn giáo và tín ngưỡng ..................................................................... 61
Chƣơng 3: SO SÁNH VĂN HĨA PHÙNG NGUN VÀ VĂN HĨA
TAM TINH ĐƠI ......................................................................................... 65
3.1 Khái qt về tình hình giao lƣu văn hóa ............................................. 65

3.2. So sánh hai nền văn hóa ...................................................................... 73
3.3. So sánh một số di vật cụ thể ................................................................ 75
3.3.1. Nha chương ....................................................................................... 75
3.3.2. Qua làm bằng đá ngọc ....................................................................... 80


3.3.3. Vịng tay hình ống có gờ nổi ............................................................... 81
3.3.4. Phù hiệu đá........................................................................................ 82
KẾT LUẬN ................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 87
PHỤ LỤC.................................................................................................... 91


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Cb

Chủ biên

ĐHQG Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội

GS.TS

Giáo Sư. Tiến Sĩ

Nxb

Nhà xuất bản


Tr.

Trang

TH

Trung Hoa

TS

Tiến Sĩ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: So sánh một số di vật của Tứ Xuyên (Trung Quốc) và Việt Nam .... 68
Bảng 2: So sánh một số đồ ngọc thuộc thời đại đồng thau - thời đại đồ sắt
giữa Tứ Xuyên (Trung Quốc) và Việt Nam .................................................. 70
Bảng 3: So sánh một số đồ gốm thuộc thời đại đồng thau - thời đại đồ sắt giưã
Tứ Xuyên (Trung Quốc) và Việt Nam.. ........................................................ 71
Bảng 4: So sánh một số đồ đồng thuộc thời đại đồng thau - thời đại đồ sắt
giữa Tứ Xuyên (Trung Quốc) và Việt Nam................................................... 72
Bảng 5: So sánh đối chiếu văn hóa Tam Tinh Đơi và văn hóa Phùng Nguyên.
..................................................................................................................... 73


LỜI MỞ ĐẦU
Quê hương tôi là tỉnh Tứ Xuyên, nằm ở phía Tây Nam Trung Quốc, một
tỉnh nổi tiếng về ẩm thực cay tê và gấu trúc. Nói đến lẩu Tứ Xuyên, hoặc
nước Thục thời kỳ Tam Quốc, các thầy cô giáo và các bạn chắc hẳn đã nghe.

Bồn địa Tứ Xuyên cũng giống như nhiều vùng khác trên thế giới, có lịch sử
thú vị, lâu dài và phong phú.
Sau khi tiếng Việt và Việt Nam học trở thành chuyên ngành của tơi, tơi
có nhiều cơ hội để tìm hiểu, học tập thêm những tri thức như văn hóa, địa lý,
lịch sử của đất nước Việt Nam. Tôi cũng chưa bao giờ nghĩ rằng, tuy có
khoảng cách rất xa, quê hương mình đã có mối liên hệ với Việt Nam khá lâu
rồi. Trên lớp Khái Lược Việt Nam, lần đầu tiên tơi được nghe câu chuyện về
hồng tử nước Thục (chính là An Dương Vương) dẫn tộc người di chuyển đến
vùng đât (miền Bắc Việt Nam ngày nay) và xây dựng thành Cổ Loa, Đơng
Anh, Hà Nội. Vì vậy, tuy chỉ là một truyền thuyết (đã được nhiều học giả
chứng thực thiếu tính chân thật do có sự chênh lệch lớn về thời gian và khơng
có tài liệu vật chất hỗ trợ), nhưng đã khiến tơi muốn tìm hiểu về tình hình
giao lưu văn hóa giữa vùng Tứ Xun và vùng miền Bắc Việt Nam thời cổ
xưa. Văn hóa Phùng Ngun và văn hóa Tam Tinh Đơi chính là hai nền văn
hóa chứa các dấu tích giao lưu văn hóa sớm nhất giữa hai vùng này.
Ở Đồng bằng Sông Hồng và Bồn địa Tứ Xuyên cách đây ba bốn nghìn
năm trước cư dân đã có lối sống như thế nào? Văn hóa của cư dân hai vùng

1


này có những gì giống nhau, những gì khác nhau? Tơi rất muốn tìm hiểu về
những điều huyền diệu trong đó.
Tất nhiên, nếu thiếu tư liệu khảo cổ học chứng thực, tất cả suy đoán vẫn
chỉ là sự suy diễn thiếu căn cứ. Vì vậy, nhân dịp viết bài luận văn tốt nghiệp, tôi
chọn đề tài này để nâng cao hiểu biết, cũng là để giải đáp nghi vấn của mình.
Lịch sử nghiên cứu về quan hệ giữa văn hóa Tam Tinh Đơi và văn hóa
Phùng Ngun có ít tài liệu, bất kế bằng tiếng Việt hay là tiếng Trung. Ở Việt
Nam, các học giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu Văn hóa Phùng Nguyên,
đã đạt được nhiều thành quả xuất sắc; ở Trung Quốc, các học giả chủ yếu tập

trung vào nghiên cứu văn hóa cổ Thục nói chung và văn hóa Tam Tinh Đơi
nói riêng, và rất nhiều vấn đề về văn hóa Tam Tinh Đơi đều chưa có một ý
kiến nhất trí, đến bây giờ vẫn chưa có một bộ tác phẩm uy tín nào để giới
thiệu văn hóa Tam Tinh Đơi một cách rõ ràng.
Tuy vậy, vẫn có một số nhà khảo cổ học đã phát hiện những liên hệ giữa
hai nền văn hóa này, ví dụ đã có học giả so sánh và nghiên cứu một số di vật
cùng được tìm thấy và xuất hiện nhiều đặc điểm chung như nha chương, bát
bồng gốm, công cụ đá và một số đồ trang sức bằng đá.
Do số lượng các tác phẩm học thuật cùng chủ đề rất hạn chế, hơn nữa, khảo
cổ học không phải là chun ngành của tơi, vì vậy đã gây ra nhiều khó khăn
trong q trình tơi tiến hành nghiên cứu và so sánh để hoàn thành luận văn.
Chương 1 chủ yếu khái quát về văn hóa Phùng Nguyên như loại hình di

2


tích, q trình khai quật và nghiên cứu, đặc trưng di vật, sự phân bố của văn
hóa Phùng Nguyên, cũng như tóm tắt lại xã hội kinh tế của văn hóa Phùng
Ngun. Nội dung chính của chương 2 là khái qt những thơng tin về văn
hóa Tam Tinh Đơi như quá trình khai quật và nghiên cứu, loại hình di tích,
niên đại, tầng văn hóa, phân bố, đặc trưng văn hóa, tình hình xã hội kinh tế và
tơn giáo tín ngưỡng. Chương 3 tập trung so sánh những đặc điểm văn hóa
giữa văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Tam Tinh Đơi, đồng thời khái qt
tình hình giao lưu văn hóa giữa vùng Tứ Xuyên và miền Bắc Việt Nam thời
cổ. Cuối cùng là rút ra một số kết luận về sự khác biệt và sự giống nhau giữa
hai nền văn hóa này.
Trong q trình viết luận văn tơi đã áp dụng những phương pháp nghiên
cứu khoa học như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phân
loại, phương pháp lịch sử, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp
nghiên cứu liên ngành, phương pháp khảo sát thực địa v.v... Tôi cũng đã tham

khảo một số tác phẩm khoa học bằng tiếng Việt, tiếng Trung giới thiệu về văn
hóa Phùng Ngun và văn hóa Tam Tinh Đơi, một số luận văn đã được cơng
bố trên tạp chí học thuật, và đi tham quan khảo sát nhà bảo tàng Tam Tinh Đơi
để hồn thành luận văn tốt nghiệp này.

3


Chƣơng 1: VĂN HĨA PHÙNG NGUN
1.1. Mơi trƣờng sinh thái
1.1.1. Điều kiện địa lý
Bắc Bộ Việt Nam được chia thành vùng đồng bằng và vùng núi, địa thế tây
bắc cao, đông nam thấp. Đồng bằng Sông Hồng là đồng bằng chính, địa thế
thấp, bằng phẳng, có nhiều hồ ao, ruộng đất phì nhiêu, dân số đơng đúc. Sơng
Hồng là một con sông lớn nhất của Bắc Bộ Việt Nam, bắt nguồn từ Đại Lý,
tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đây cũng là một trong những con sơng có lượng
nước nhiều nhất trên thế giới. Sơng Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt
đời sống cũng như trong sản xuất lao động. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm
màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc
hai tỉnh Thái Bình, Nam Định. Nguồn cá bột của sông Hồng đã cung cấp
giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ [18, tr.158].
1.1.2. Điều kiện khí hậu
Bắc Bộ quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, nền khí hậu chịu
ảnh hưởng từ lục địa Trung Hoa chuyển qua và mang tính chất khí hậu lục
địa. Tồn vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm quanh năm với 2 mùa rõ rệt
hè, đông. Đồng thời hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc và gió
mùa Đơng Nam. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ phía bắc xuống phía
nam và có khí hậu giao hồ, là đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ và
ven biển.


4


Có điều kiện khí hậu nhiệt đới, tài ngun động vật, thực vật của Bắc Bộ
Việt Nam rất phong phú và đa dạng, hệ thống sinh thái phức tạp, tạo ra sự ảnh
hưởng rõ rệt đối với hoặt động săn bắn của cư dân, cũng khiến nông nghiệp
vùng này mang đặc điểm khác biệt với vùng nông nghiệp khác. Tùy theo sự
phát triển của nông nghiệp trồng lúa, lương thực sản xuất đứng vai trò quan
trọng trong cuộc sống kinh tế, lúa gạo chính 2 mùa đến 3 mùa một năm [18,
tr.158].
1.2. Khái quát về văn hóa Phùng Nguyên
1.2.1. Quá trình phát hiện và nghiên cứu
Di chỉ văn hóa Phùng Nguyên đã được phát hiện ở Phú Thọ, Bắc Ninh,
Ninh Bình, Hà Nội, Hải Phịng và một vài nơi khác trong lưu vực sơng Hồng
(Hình 1). Tính đến năm 1998, có khoảng 55 địa điểm đã được phát hiện có
dấu vết văn hóa đồng dạng với các di chỉ Phùng Nguyên, trong đó có 3 địa
điểm có di cốt người (Hình 2,3). Ở những nơi đây, trong tất cả các hiện vật
khảo cổ khai quật được thuộc nền văn hóa này, ngồi ít mẩu xỉ đồng, hiện tại
chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào. Công cụ bằng đá phổ biến và
chiếm ưu thế tuyệt đối. Đồ trang sức bằng các loại đá, đá bán quý, ngọc được
tìm thấy nhiều, đặc biệt là các vịng đá. Ngồi đồ đá, cư dân Phùng Nguyên
đã biết chế tạo đồ gốm đặc sắc từ khâu làm đất, tạo dáng cho đến hoa văn
trang trí.
Có thể lấy năm 1959, năm phát hiện di chỉ Phùng Nguyên và đầu năm

5


1971, năm tổ chức nghiên cứu thời Hùng Vương lần thứ IV là mốc mở đầu và
kết thúc lịch sử nghiên cứu nền văn hóa này. Cơng cuộc nghiên cứu văn hóa

Phùng Nguyên đã đạt được những thành tựu xuất sắc. Tư liệu phát hiện và
nghiên cứu về văn hóa Phùng Nguyên đã dày hàng ngàn trang. Vị trí ý nghĩa
và khoa học của văn hóa Phùng Nguyên là rất lớn đối với lịch sử Việt Nam
nói chung và khảo cổ học Việt Nam nói riêng.
Di chỉ Phùng Nguyên được khai quật nhiều lần và nhiều cơ quan tham
gia nghiên cứu di chỉ này. Di chỉ Phùng Nguyên được bộ môn Khảo cổ học
trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội tiến hành khai quật lần thứ ba từ ngày 23/2
đến 13/3 năm 1968. Các cuộc khai quật do Hà Văn Tấn phụ trách. Diện tích
khai quật mỗi hố là 100m2. Di vật thu được gồm 69 hiện vật đá , 19 hiện vật
gốm và trên 5000 mảnh gốm. Như vậy từ năm 1959 đến 1968, các nhà khảo
cổ học đã khai quật trên diện tích rộng ở Phùng Nguyên trên diện tích
3.917m2 khai quật và 41m2 thám sát. Số lượng di vật phát hiện được trong 3
lần khai quật này là hết sức đồ sộ và quý giá, gồm gần 2000 di vật đá, trên
130 di vật gốm và trên 100.000 mảnh gốm lớn nhỏ. Tầng văn hóa ở đây nói
chung là đơn giản, chỉ có một lớp tương đối mỏng (dày 0,1-0,30m). Đây là
nguồn tư liệu có giá trị nhiều mặt giúp cho quá trình điều tra, thám sát và khai
quật hàng loạt các di tích Phùng Nguyên khác. Ngay sau khi phát hiện và có
những đợt khai quật ở di chỉ Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ đã lần lượt tìm
thấy hàng loạt các địa điểm khác cách khơng xa nó, có những đặc trưng văn

6


hóa tương tự. Có thể kể tên những di tích chính như sau: Xóm Rền, Phùng
Ngun, Gị Bơng, Khu Đường, Thành Dền/Cao Xá… tỉnh Phú Thọ; Gị Hện,
Văn Điển, Đình Chiền, Đồi Đồng Dâu… Hà Nội.
Kết quả thu được trong những năm đầu nghiên cứu văn hóa Phùng Nguyên
thật lớn lao. Các nhà khảo cổ học đã có trong tay khối tư liệu rất phong phú,
đa dạng về loại hình văn hóa đủ cơ sở để khẳng định đó là một nền văn hóa sơ
kỳ đồng thau- văn hóa Phùng Nguyên.

1.2.2. Niên đại
Căn cứ vào việc phân tích tổng thể các dấu tích văn hóa vật chất của các địa
điểm thuộc văn hóa Phùng Ngun thì văn hóa này khơng còn ở hậu kỳ đá mới
nữa mà đã ở vào sơ kỳ thời đại đồng thau.
Đa số các nhà nghiên cứu đều theo quan điểm thứ hai. Như vậy văn hóa
Phùng Nguyên có niên đại mở đầu từ cuối thiên niên kỷ thứ III trước công
nguyên - đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên và kết thúc vào khoảng nửa
đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên.
1.3. Đặc điểm của văn hóa Phùng Ngun
1.3.1. Loại hình di tích
Các địa điểm văn hóa Phùng Ngun phân bố tập trung ở khu vực hợp
lưu của các con sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Thao và sông Đáy
tức vùng Nam Phú Thọ, Đông Bắc Hà Tây cũ, Hà Nội, Nam Bắc Ninh. Phần
lớn các di tích nằm ở miền trước núi, dưới chân đồi núi đất, ven sông suối ở

7


vùng trung du. Nhiều địa điểm trên các khu đất cao châu thổ, ven biển.
Loại hình: Trên 50 địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên tập trung phần
lớn ở tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc (34 địa điểm), Hà Nội bao gồm cả Hà Tây cũ
(14 địa điểm), Bắc Ninh (6 địa điểm). Nhìn chung địa bàn phân bố các di chỉ
văn hóa Phùng Nguyên khá rộng lớn, bao gồm cả vùng trung du và đồng bằng
Bắc Bộ.
Văn hóa Phùng Nguyên tồn tại và phát triển trong thời gian cách ngày
nay trên dưới 4000 năm. Những dấu tích cịn lại hầu hết là các làng định cư,
các di chỉ cư trú ngồi trời. Diện tích các làng định cư này nhìn chung khoảng
1 vạn mét vng. Cá biệt có những làng có diện tích khá lớn tới 2 đến 3 vạn
mét vng (Văn Điển, Phùng Ngun, Gị Bơng…)
Người Phùng Ngun thường cư trú trên các đồi gò đất nổi cao hơn mặt

ruộng xung quanh từ 0,5m đến 2-3 m, cá biệt có trường hợp cao đến 5-6m
như di chỉ Gị Bơng, Gị Chè (Tam Thanh, Phú Thọ). Lớp đất văn hóa có độ
kết chặt tùy thuộc vào tính chất thổ nhưỡng của từng vùng, nhưng nhìn chung
cứng rắn có xen lẫn các hạt latêrit kết vón. Đất có màu xám đen và chứa đựng
thuần nhất các di vật khảo cổ học như đồ đá, đồ gốm, ít xương răng và tro
than. Tích tụ tầng văn hóa ở các di chỉ Phùng Ngun nhìn chung khơng dày
lắm, trung bình khoảng 0,7m, dày nhất đến 2m (di chỉ Xóm Rền). Một số di
chỉ có độ dày tầng văn hóa khơng đều, có chỗ dày chỗ mỏng tùy thuộc địa
hình cư trú. Tuy đã phát hiện được 50 địa điểm của văn hóa này, trong đó số

8


di chỉ đã được khai quật cũng hơn 25 địa điểm , song các dấu vết cư trú, nhà
cửa vẫn cịn là vấn đề chưa sáng tỏ.
Căn cứ vào tính chất và đặc điểm các di tích văn hóa Phùng Ngun, có
thể phân chia thành 3 loại hình:
- Di chỉ cư trú
- Di chỉ-xưởng
- Di chỉ cư trú-mộ táng
Phần lớn các di tích cư trú Phùng Nguyên đã được phát hiện và nghiên
cứu thuộc loại hình di chỉ cư trú, loại di chỉ thường gặp có 1 tầng văn hóa
Phùng Nguyên thuần nhất, có thể chỉ thuộc 01 giai đoạn phát triển nhất định
như thuộc giai đoạn sớm hoặc giai đoạn giữa-giai đoạn Phùng Nguyên cổ
điển. Cũng như những di chỉ cư trú tầng văn hóa phát triển qua 02 giai đoạn
sớm và giữa. Đáng chú ý là hệ thống các di chỉ cư trú thuộc giai đoạn muộngiai đoạn Phùng Nguyên sau cổ điển. Đa số các di chỉ này tập trung ở các
vùng đồng bằng cao, mà không phải phân bố ở vùng trung du là chính như 2
giai đoạn trước. Trong các di chỉ này yếu tố văn hóa Đồng Đậu đã xuất hiện
rõ nét.
Các di chỉ xưởng nằm ở giai đoạn cuối văn hóa Phùng Nguyên bước

sang văn hóa Đồng Đậu. Cho đến nay mới tìm thấy 03 di chỉ xưởng với tính
chất cơng xưởng rõ ràng. Điều đặc biệt là tính chun mơn hóa của chúng khá
cao: Di chỉ xưởng Gị Chè chế tác cơng cụ đá là chính-xưởng Bãi Tự chế tác

9


mũi khoan, di chỉ xưởng Tràng Kênh chế tác vòng trang sức là chủ yếu.
Di chỉ cư trú mộ táng, nếu khơng kể địa điểm Xóm Rền với phát hiện
dấu tích 2 ngơi mộ lẻ loi nằm ngay trong di chỉ cư trú, đến nay chúng ta mới
tìm thấy được 1 địa điểm thuộc loại hình này. Đó là địa điểm Lũng Hòa. Tại
Lũng Hòa đã phát hiện được cả một khu mộ tập trung. Trong diện tích hố khai
quật khơng lớn lắm đã tìm thấy 12 ngơi mộ có những đặc điểm tương tự nhau,
chứng tỏ chúng cùng thuộc 1 thời đại, một nhóm cư dân. Khu mộ địa cũng
phân bố trong phạm vi cư trú, đất lấp mộ chứa nhiều di vật giống như các di
vật tìm thấy trong tầng văn hóa và đồ tùy táng được chơn theo người chết.
Địa tầng: Có 5 loại hình di tích theo diễn biến địa tầng:
- Loại có một tầng văn hóa thuộc văn hóa Phùng Nguyên.
- Loại có địa tầng phát triển liên tục từ cuối Phùng Nguyên sang Đồng Đậu
- Loại di chỉ- xưởng phát triển từ cuối Phùng Nguyên sang Đồng Đậu.
- Loại di chỉ xen lẫn mộ táng.
- Loại mộ táng tách riêng khỏi di chỉ cư trú.
1.3.2. Đặc trưng di vật
- Đồ đá: Có người đã nói rằng: Nếu có một nghề thủ cơng nào để lại
nhiều minh chứng nhất về kỹ thuật học, mà không những bằng chứng đó lại
hầu như khơng bị hủy hoại bởi thời gian, thì đó chính là nghề sản xuất đồ đá.
Cũng như vậy, nếu có một nền văn hóa khảo cổ nào hàm chứa nhiều tinh hoa
hơn cả về kỹ thuật chế tác đá và sản phẩm đồ đá, thì đó chính là văn hóa

10



Phùng Nguyên (Hình 5).
Di vật đá Phùng Nguyên hầu hết đều có kích thước nhỏ. Kể cả cơng cụ
sản xuất cũng như đồ trang sức đều được chế tạo bằng các loại đá có độ rắn
cao, màu sắc đẹp.
Đặc trưng về nguyên liệu và loại hình.
*Về vấn đề nguyên liệu đá trong văn hóa Phùng Nguyên:
Những tài liệu khảo cổ học cho biết rằng nguyên liệu dùng để chế tác đá
của cư dân Phùng Nguyên rất đa dạng. Đó là các loại đá: Basalt, spilite,
nephrite, gres, schist, jade,jasper. Họ không những biết lựa chọn các loại đá
tốt mà cịn có ý thức sử dụng từng loại đá sao cho thích hợp với từng loại
cơng cụ hay đồ trang sức. Ví dụ, đá Basalt thường được sử dụng để chế tạo
các loại cơng cụ có số lượng nhiều và kích thước lớn; đá nephrite chủ yếu để
chế tạo đồ trang sức, đá sa thạch cát kết được sử dụng làm dao cưa, bàn mài;
đá silic-jasper dùng làm mũi khoan. Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng, ngồi
đồ trang sức, đá nephrite cịn được sử dụng để chế tạo các loại rìu bôn, đục cỡ
vừa và nhỏ. Như vậy,người Phùng Nguyên phải biết rõ về thuộc tính từng loại
đá thì mới có thể sử dụng chúng để chế tạo từng loại công cụ thích hợp.
* Về cơng cụ sản xuất ở văn hóa Phùng Nguyên rất phong phú. Di vật có
số lượng nhiều nhất là bơn đá hình tứ giác có lưỡi vát lệch một bên. Số lượng
rìu tứ giác cân xứng trong các di chỉ thuộc văn hóa này ít hơn, có những địa
điểm khơng có. Những di vật vẫn gọi là rìu và bơn có thể gồm 3 loại sau:

11


-Rìu: Lưỡi vát chữ V cân xứng.
-Bơn: Lưỡi vát một bên thành chữ V lệch.
-Rìu bơn: Lưỡi vát hai bên không đều nhau.

Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng quy mơ kích thước vừa phải là đặc
trưng nổi bật của cơng cụ sản xuất văn hóa Phùng Ngun. Kích thước bôn
tập trung trong khoảng dài 6-7cm, rộng 3-4cm, dày 1-2cm. PGS.TS Hán Văn
Khẩn thì cho rằng: rìu, bơn và rìu bơn Phùng Ngun gồm 2 loại rõ ràng:
-Loại hẹp ngang và dày.
-Loại rộng ngang và mỏng.
Nếu căn cứ vào quy mơ kích thước thì mỗi loại lại có thể chia ra làm 3
loại sau:
-Loại lớn có kích thước 8 đến trên10 cm.
-Loại vừa có kích thước từ 5 đến 7 cm.
-Loại nhỏ có kích thước từ 4cm trở xuống.
Ba đợt khai quật di chỉ Phùng Nguyên thu được 531 chiếc rìu bơn, 246
chiếc rìu tứ giác lưỡi vát đều 2 bên. Di chỉ Gị Bơng đã tìm thấy 44 chiếc bơn
trong khi rìu đá chỉ thấy có 4 chiếc. Di chỉ Đồng Vơng, số lượng bơn tìm thấy
cũng nhiều hơn rìu 2 chiếc.
Trong số bơn đá tìm thấy ở các địa điểm Phùng Ngun cũng có một số
lượng khơng nhỏ những bơn có kích thước nhỏ,mỏng. Về mặt hình dáng,
những bơn loại này chủ yếu có hình tứ giác, gần vuông hoặc dài, một số chiếc

12


có đầu đốc thon nhỏ hơn phần lưỡi, lưỡi có độ lượn hơi vịng cung, kích
thước trung bình của loại bôn này nằm trong khoảng chiều dài1,8-2,5 cm,
rộng 1,5-2 cm, dày 0,3-0,5 cm, góc lưỡi 30-40 độ, đặc biệt có nhiều chiếc
chiều dài và chiều rộng tương đương nhau.
Những chiếc rìu đá điển hình ở Phùng Nguyên cũng là rìu tứ giác, mặt
cắt ngang hình tứ giác và nhìn trực diện cũng là hình tứ giác. Các địa điểm
thuộc văn hóa này, hầu như khơng thấy sự xuất hiện của rìu đá có mặt cắt
ngang hình bầu dục. Rìu lưỡi cân Phùng Ngun đa số có dáng hình thang,

nhưng phần lưỡi thường chỉ nhỉnh hơn phần đốc một chút. Toàn thân rìu được
mài nhẵn, ở nhiều chiếc rìu thuộc địa điểm Phùng Nguyên còn cho thấy rõ rệt
dấu vết sử dụng mịn vẹt của chúng. Kích thước rìu Phùng Ngun nhỏ nhắn,
xinh xắn; loại rìu có kích thước lớn hơn cũng chỉ tập trung ở khoảng dài 6-7
cm, rộng 4-5 cm ,dày 1,5-2 cm. Trên thân một số rìu cịn sót lại các dấu ghè,
đẽo hoặc mẻ sứt trong quá trình chế tác và sử dụng. Đa số rìu Phùng Nguyên
đều có góc lưỡi sắc (khoảng ở 40 độ-50 độ cho loại kích thước trên).
Đáng chú ý là, trong các địa điểm thuộc văn hóa này khơng có ít rìu đá
được chế tác bằng đá ngọc Nephrite có các màu đẹp: trắng đục, trắng vân
hồng, vân xanh. Loại rìu này có kích thước nhỏ bé, xinh xắn, kích thước trung
bình của loại rìu này có độ dài trên dưới 3 cm, rộng 2 hoặc hơn 2 cm, dày 0,5
cm, cá biệt cịn có những chiếc rìu lưỡi cân xứng, dáng đẹp kích thước nhỏ
hơn. Sự có mặt của những chiếc rìu này khiến chúng ta nghĩ tới 1 nghề thủ

13


công nhẹ nhàng tỉ mỉ hơn là những thao tác sản xuất thơ nặng.
Tại di chỉ Phùng Ngun đã tìm thấy 246 chiếc rìu các loại nhưng khơng
hề có chiếc rìu mài có chiều dài đến10 cm. Loại rìu nhỏ (dài dưới 4 cm,rộng
dưới 2,5 cm) chiếm tới 40% tổng số rìu. Tại di chỉ Văn Điển cũng đã tìm
được 181 chiếc rìu tứ diện, kiểu dáng và kích thước, quy thức chế tác cũng
giống hệt như rìu tìm thấy ở Phùng Ngun. Riêng ở địa điểm Gị Bơng, trên
tổng diện tích 178 m2 khai quật khoa Sử Đại học Tổng Hợp Hà Nội (nay là
Trường ĐHKHXH&NV) đã thu thập được trên 500 hiện vật đá nhưng số
lượng rìu đá chân chính chỉ có 7 chiếc (bên cạnh 108 chiếc bơn đá). Tại địa
điểm Gị Hện, rìu và bơn theo báo cáo khai quật cho biết có số lượng tương
đương nhau (rìu: 9 chiếc, bơn: 9 chiếc) trong tổng số 113 di vật đá. Trong 1
vài địa điểm thuộc văn hóa Phùng Ngun, cịn có mặt loại rìu có vai hay có
nấc như ở Phùng Nguyên, Núi Xây… tuy số lượng rất ít, nhưng sự có mặt của

những loại rìu này cho ta thấy sự giao lưu văn hóa với các cư dân khác đã khá
phát triển.
Trong số công cụ sản xuất của văn hóa Phùng Ngun, ngồi rìu và bơn
ra, cịn phải kể số lượng đến lớn đục đá. Đục đá Phùng Nguyên có đặc điểm
nhỏ nhắn cũng như rìu và bơn, được chế tác từ các loại đá mịn hạt, độ cứng
dáng kể như Spilite, Nephlite, và có những màu sắc đẹp. Loại hình của đục
cũng đa dạng, có thể phân chia thành các loại chính sau: Đục bằng, đục mảnh
vòng, đục nhọn, đục vũm và đột.

14


Đục bằng có số lượng nhiều nhất, có lưỡi bằng, lưỡi mài vát một hoặc cả
2 mặt giống đục sắt hiện nay. Đụa bằng có chiếc khá dày, có chiếc khá mỏng.
Đục bằng có thân dài, hẹp ngang, mặt cắt ngang là hình thang, chữ nhật, hình
vng hay hình thấu kính. Kích thước của loại đục này rất khác nhau: dài từ
3-4cm, rộng 1-3cm, dày 1-3cm. Chiếc đục phát hiện được ở Xóm Rền xứng
đáng được xếp vào loại đục dày, dài và dày nhất của văn hóa Phùng Nguyên.
Đục được làm bằng đá Spilite màu xám, có quy mơ kích thước khá lớn: dài 13
cm, rộng 3,5 cm, dày 2,5 cm, mặt cắt ngang hình chữ nhật. Khác với đục dày,
đục mỏng có lưỡi mài vát 2 hoặc 1 mặt, mặt cắt ngang chủ yếu là hình thang,
chữ nhật cũng đủ kích cỡ từ lớn đến nhỏ. Kích thước loại đục này tập trung
trong khoảng: dài từ 3 đến 10 cm, rộng từ 1-1,5 cm, dày từ 0,5-0,8 cm. Loại
đục này thường được làm bằng đá Nephrite rất đẹp. Rõ ràng, loại đục dày
cũng như đục mỏng có đủ các loại kích thước từ dài đến ngắn, từ rộngđến
hẹp, từ dày đến mỏng. Như vậy với bộ đục gồm nhiều kiểy loại này, người
thợ thủ cơng có thể dễ dàng đục, kht các lỗ vng, chữ nhật, hình tam giác
hay hình thang trên các vật liệu tre gỗ để là khung nhà cửa…
Đục móng (hay cịn gọi là đục vũm) là một loại đục chuyên dụng để đục
khoét các lỗ trịn giống như đục móng của người thợ mộc ngày nay. Đục móng

thường có số lượng ít hơn các loại đục trên nhưng cũng khá phổ biến ở nhiều di
tích Phùng Nguyên, như Phùng Nguyên, Chùa Gio, Văn Điển, Đồng Vơng…
Đục mảnh vịng được làm bằng đá Nephrite với các màu sắc khác nhau,

15


như trắng ngà, hồng nhạt, hay tím mận chín. Đây là công cụ do người Phùng
Nguyên khéo léo tận dụng những mảnh vòng gãy, rộng bản (từ 1-2cm) đem
mài chế thành những đục nhỏ xinh xắn. Gọi là đục nhưng chưa chắc nó được
sử dụng như những đục đá thực thụ. Bởi vì nó nhỏ và mỏng manh có khi lại
cong nên rất có thể đục mảnh vịng cịn được sử dụng như dao để cắt, gọt,
rạch, khắc.
Đục nhọn hay đục đinh được làm từ mảnh đá, mảnh tước hay mảnh công
cụ vỡ. Đục thường được làm bằng đá Nephrite hay Spilite. Tuy nhiên loại
cơng cụ này khơng có nhiều lắm trong các di tích Phùng Ngun.
Đột có mặt trong các di tích Phùng Ngun khơng nhiều, được làm bằng
đá Nephrite, có mặt cắt ngang hình bầu dục, một đầu lớn, một đầu nhỏ, đầu
nhỏ được mài nhỏ dần thành hình trịn. Nhìn chung nó có dạng giống đột sắt
hiện nay. Như vậy đục gồm nhiều loại khác nhau, được làm bằng đá Nephrite
hay Sphilite, có mặt cắt khác nhau (hình thang, hình vng hình chữ nhật…)
có kích thước từ 3-10cm, rộng 1-2 cm, dày từ 1-5cm. Để tiết kiệm nguyên
liệu và công sức, người Phùng Nguyên đã tận dụng các mảnh vịng gãy, mảnh
cơng cụ vỡ để làm cơng cụ.
Tại di chỉ Phùng Nguyên đã tìm thấy 59 chiếc đục, kích thước trung bình
thường có chiều dài 3-4 cm, thân rộng 1 hoặc hơn 1 cm, bề dày của đục thường
chỉ khoảng 0,3-0,5 cm. Có những chiếc đốc bằng, cũng có những chiếc đốc
trịn do sử dụng lâu ngày. Tại Văn Điển đã phát hiện được 20 chiếc đục. Khi

16



khai quật Đồng Vơng và Gị Bơng cũng tìm thấy ở mỗi nơi 7 chiếc…
Tại một số địa điểm, thuộc nhóm cơng cụ sản xuất bằng đá cịn phải kể
đến các loại dao đá, ềm đá. Hình dạng của loại di vật này cũng rất khác nhau,
có những dao đá hình dáng dài, thn, rìa lưỡi sử dụng rõ ràng nằm về một
phía (dao đá ở Tràng Kênh), nhưng cũng có những dao đá chỉ là các mảnh,
phiến tước dài được sử dụng đến mòn vẹt. Tại Gò Hện, đã tìm được 6 chiếc
dao đá có kích thước và rìa lưỡi sử dụng rất khác nhau. Có chiếc dài 7,2 cm,
bản rộng là 4 cm, nhưng cũng có chiếc chiều dài là 4 cm mà rộng bản lưỡi lại
là 5,5 cm.
Đáng chú ý là một số di vật đá được coi là liềm. Liềm có chức năng chuyên
biệt trong việc gặt hái ngũ cốc, cắt cây thân thảo, vì vậy sự có mặt của liềm là
một yếu tố quan trọng để đánh giá trình độ sản xuất lương thực của người xưa.
Một số di vật được xác định là liềm đã tìm thấy trong các địa điểm thuộc văn hóa
Phùng Ngun, trong đó chiếc liềm ở địa điểm Gị Bơng là điển hình. Liềm được
làm bằng một phiến tước dài phần chi liềm có bề rộng nhất 3,5 cm, đây cũng
là phần đáy nhất của liềm. Phần tiếp giáp với sống liềm về phía lưỡi có ngấn trịn
(bị vỡ chỉ cịn một phần cung trịn) có tác dụng để buộc dây, tra cán. Đặc biệt
phần lưỡi liềm tuy bị gãy, phần còn lại dài 4 cm, nhưng vẫn thấy chiều cong
giống hệt liềm cắt hiện đại. Rìa lưỡi rất sắc và bóng nhẵn do sử dụng. Phần sống
lưng của liềm dày 0,3-0,7cm, được mài nhẵn. Thân liềm còn nhiều vết ghè đẽo.
Chiếc liềm này được phát hiện trong lần khai quật thứ hai ở địa điểm Gị Bơng.

17


×